Đề tài Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành may mặc thỉ nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất được nhập khẩu về ngày càng nhiều. Thực tế hiện nay của ngành dệt may Việt Nam là 70% nguyên phụ liệu dệt may phải nhập khẩu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản (những năm gần đây phải nhập khẩu tới 90% bông, 70% vải và 50 – 70% các loại phụ liệu cho may xuất khẩu ) , cả một ngành công nghiệp dệt may gần như phụ thuộc vào nước ngoài .Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam tăng hàng năm , năm sau luôn cao hơn năm trước.

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạ/ha . Trong khi đó năng suất ngô (cây trồng cạnh tranh chính với bông ) tăng đều đặn mỗi năm 140 kg/ha . Đối với bông có tưới , năng suất bông có tưới trong 7 năm qua tăng liên tục từ 9.9 tạ trong niên vụ 2001/02 lên 15.01 tạ trong niên vụ 2003/04 và hiện nay đạt bình quân 20 tạ/ha, nhiều hộ gia đình đạt 30 – 35 tạ/ha Bảng 16 : Năng suất bông , đay hàng năm Nam Bông Đay Năng suất (tạ/ha) Chỉ số phát triển (năm trước =100%) Năng suất (tạ/ha) Chỉ số phát triển (năm trước = 100%) 2000 10.1 96.2 20.5 89.5 2001 12.1 119.8 18.7 91.2 2002 11.7 96.7 20.8 111.2 2003 12.6 107.7 25.8 124.0 2004 10.0 79.4 25.7 99.7 2005 13.0 129.8 22.5 87.5 2006 13.7 105.5 16.8 74.7 2007 13.3 97.1 23.4 139.3 (Nguồn : Tổng cục Thống Kê Việt Nam) +Về sản lượng : do diện tích bông giảm nên kéo theo sự giảm sút của sản lượng .Sản lượng cao nhất là niên vụ 2002/03 đạt 40 nghìn tấn, từ niên vụ 2003/04 bắt đầu giảm sút , vụ 2006/07 giảm còn 28.6 nghìn tấn ,vụ 2007/08 còn 16.1 nghìn tấn bằng hơn 40% vụ 2002/03 Bảng 17 : Sản lượng bông , đay hàng năm Năm Bông Đay Sản lượng (nghìn tấn) Chỉ số phát triển (năm trước =100%) Sản lượng (nghìn tấn) Chỉ số phát triển (năm trước =100%) 2000 18.8 84.7 11.3 120.2 2001 33.6 178.7 14.6 129.2 2002 40.0 119.0 20.4 139.7 2003 35.1 87.8 12.4 60.8 2004 28.0 79.8 12.6 101.6 2005 33.5 119.6 12.6 100.0 2006 28.6 85.4 10.6 84.1 2007 16.1 56.3 25.7 242.5 (Nguồn : Tổng cục Thống Kê Việt Nam) b. Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh nội địa Về tiềm năng nhu cầu của thị trường nội địa thì với dân số 86 triệu dân là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác. Theo ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Vinatexh thì tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tại thị trường nội địa hiện đang đạt 4,5 tỷ USD Theo như kết quả nghiên cứu và khảo sát thị trường của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) vừa mới tiến hành trong tháng 10/2008 được công bố mới đây thời trang là sản phẩm mà người tiêu dùng chịu chi đứng sau mặt hàng lương thực , thực phẩm. Về hàng may mặc người tiêu dùng sẵn sàng mua sắm từ 150.000-500.000 đồng/tháng, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng tháng. Trong đó, người tiêu dùng ở độ tuổi từ 20-25 tuổi mua quần áo nhiều nhất với 46,4%, tiếp đến là độ tuổi từ 26-35 tuổi chiếm 23,8%. 70% người mua sắm thời trang hằng tháng. Con số lượng người mua sắm khoảng 2-3 tháng một lần cũng chiếm số đông Với những con số này, có thể khẳng định rằng sức tiêu thụ của thị trường rất lớn. Tuy nhiên, lâu nay các doanh nghiệp đang bỏ trống thị phần, còn sản phẩm ngoại nhập vẫn chiếm ưu thế và áp đảo. Hàng may mặc Việt Nam đang bị hàng Trung Quốc lấn sân ở phân khúc bình dân, bị hàng Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, hàng hiệu tranh giành từ phân khúc trung đến cao cấp . Các doanh nghiệp đang gặp rất nhiểu khó khăn khi kinh doanh sản phẩm của mình tại thị trường nội địa. Nguyên nhân do đặc diểm tiêu dùng thị trường nội địa rất phức tạp khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn ở cả 2 phân khúc thị trường thời trang trung -cao cấp và thị trường bình dân Về thị trường thời trang trung và cao cấp đặc điểm tiêu dùng của là hiện nay dân cư ở đô thị không nhiều, khoảng 24 -25 % dân cư ở đô thị , trong đó chỉ có 10 - 20 % tiêu thụ hàng cao cấp , nhưng cách tiêu dùng của họ cũng chưa theo cách tiêu dùng của người dân phương tây tức là theo thời trang sau khi mua về , mặc một thời gian rồi bỏ. So về giá cả, hàng thời trang trong nước rẻ hơn nhiều so với hàng ngoại , nhưng mẫu mã thiết kế còn thua kém so với hàng hiệu nước ngoài nên người chuộng hàng hiệu không tiếc tiền mua sắm vì họ thích kiểu dáng bắt mắt tinh xảo, chất liệu vải, màu sắc đẹp . Các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi đưa sản phẩm cao cấp vào thị trường nội địa là do tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt. Xã hội ngày càng phát triển, tầng lớp người thành đạt ngày càng nhiều, nhu cầu về hàng thời trang cao cấp của họ vẫn hướng đến các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như :Valentino Rydy, Guess, Ungaro, Levis's, Gucci, Calvin Klein, Bossini, Giordano….. Hiện tại, các trung tâm thương mại lớn ở các thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội là nơi tập trung đông đảo của hầu hết các thương hiệu thời trang nước ngòai này. Không ít các sản phẩm của những nhãn hiệu này có giá bán không dưới 1 triệu đồng/sản phẩm, và doanh thu bán hàng của các trung tâm mua sắm vẫn giữ được mức tăng trưởng đều đều hàng năm. Trong thời gian qua, trên thị trường cũng đã nổi lên một số thương hiệu như Nino Maxx, Foci, Nem, Việt Tiến, PT 2000, Blue, An phước, Phương Đông...Để có được tên tuổi trên thị trường, các doanh nghiệp đã phải nỗ lực rất lớn, nhưng các chuyên gia nhìn nhận rằng nếu xét về góc độ phổ biến thì hàng may mặc thời trang cao cấp trong nước còn đang ở phân khúc đại trà. Bởi lẽ Việt Nam còn rất thiếu những nhà thiết kế. Thời gian qua cũng đã nổi lên một vài nhà thiết kế có tên tuổi nhưng không thể thực hiện thương mại hóa sản phẩm bởi lượng ít và hạn chế về lực. Sản phẩm may mặc của Việt Nam chưa thể hiện được các thuộc tính về thời trang . Vì vậy, với thị trường thời trang trung và cao cấp thì việc doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải làm ngay là xây dựng thương hiệu và đầu tư vào khâu thiết kế Vì thế thị trường tiềm năng nhất là thị trường hàng bình dân ở nông thôn , chiếm trên 70% dân cư. Tuy nhiên, tại thị trường này các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về giá và khâu phân phối. Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển và mức thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Nhìn chung, đại đa số người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập chưa cao, họ chưa thực sự cần hàng dệt may có thương hiệu nổi tiếng, mà chủ yếu là giá cả hợp lý, kiểu dáng chấp nhận được, chất liệu phù hợp là được. Chính vì vậy, đối với thị trường nội địa, ngành dệt may phải giải quyết được hai vấn đề. Một là giá thành hợp lý hơn nữa để mang đến cho người tiêu dùng một mức giá cả cạnh tranh. Hai là mạng lưới phân phối phải phát triển rộng khắp hơn. Một lãnh đạo của Vinatex phân tích yếu tố tiên quyết để chiếm lĩnh thị trường trong nước là giá thành hợp lý và hệ thống phân phối tốt hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng một hệ thống phân phối tới tay người tiêu dùng là không hề dễ dàng Ông Vương Quang Ngọc, Giám đốc Công ty cổ phần May Sài Đồng phân tích : “Khó khăn nhất là xây dựng hệ thống phân phối. Nếu như xử lý tổ chức sản xuất nhanh thì mất khoảng 1 năm, chậm thì cũng chỉ mất khoảng 2 năm. Nhưng, để xây dựng được một kênh phân phối hàng hóa, DN phải mất 5 đến 10 năm”. Tuy nhiên, gần đây một số doanh nghiệp lớn đã từng bước xây dựng hệ thống phân phối của mình và đã có doanh thu khả quan Ði đầu trong quá trình này là Tổng Công ty may Việt Tiến với hệ thống 2.000 cửa hàng phân phối, doanh thu nội địa năm 2008 đạt 500 tỷ đồng, tiếp đến là May 10, May Nhà Bè, May Ðức Giang cũng đạt doanh thu 50 - 100 tỷ đồng/năm. Tổng doanh thu nội địa cả hệ thống phân phối của toàn Vinatex mỗi năm đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng 10 - 15%/năm. Ðể cùng các DN dệt may thuộc các thành phần kinh tế tăng sản lượng tiêu thụ nội địa, bù đắp cho doanh thu xuất khẩu, Vinatex đặt mục tiêu năm 2009 doanh thu từ thị trường nội địa đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 35 - 40% so với năm 2008. Đáng chú ý, hệ thống siêu thị của Công ty kinh doanh hàng thời trang VN (Vinatex Mart) qua 8 năm hoạt động đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng ở các đô thị bởi hàng hóa có chất lượng, với mẫu mã và kích cỡ phù hợp với người Việt. Sau nhiều năm bền bỉ đầu tư phát triển mạng lưới, đến nay Vinatex Mart đã có hệ thống 60 siêu thị tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, khẳng định vai trò chủ đạo trong hệ thống phân phối hàng may mặc nội địa, trở thành cầu nối tiêu thụ sản phẩm cho các DN dệt may. Tại đây, hàng hóa đều là “made in VN”, hướng tới diện rộng các đối tượng tiêu dùng. Đây là hệ thống phân phối xương sống, góp phần lan tỏa ra thị trường nội địa, với doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng/năm. Tổng giám đốc Vinatex Mart, bà Nguyễn Thị Hồng Hương cho biết: Theo chiến lược phát triển thị trường trong nước, hệ thống siêu thị này sẽ bán hàng trực tiếp, chiếm lĩnh thị trường đô thị (phấn đấu đến năm 2010, các tỉnh, thành phố đều có siêu thị Vinatex), đồng thời là kênh phân phối cho các hộ bán lẻ, bán sỉ để đưa hàng về các vùng nông thôn. Thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, trong quý I vừa qua, Vinatex Mart bắt đầu thí điểm việc đưa hàng về nông thôn. Thử nghiệm hệ thống hai điểm bán lẻ trực tiếp ở tỉnh An Giang cho thấy, việc đưa hàng về cơ sở phục vụ nhu cầu mua sắm tại chỗ có doanh thu bán hàng khá. Từ đây, lãnh đạo Công ty đã tính toán xây dựng và mở rộng hệ thống đại lý, xây dựng điểm bán tại các thị trấn, thị tứ; phối hợp với địa phương và đại lý thuộc các thành phần kinh tế khảo sát, xây dựng các cửa hàng theo hướng tự chọn. Công ty cũng đưa vào hoạt động hai siêu thị tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, đang xây dựng siêu thị thứ ba để kịp đáp ứng nhu cầu mua sắm của công nhân. Tại tỉnh Cà Mau, qua tiếp cận nhu cầu của người dân, khảo sát các điểm bán hàng, Vinatex Mart đã cung cấp đến bà con sản phẩm quần áo bảo hộ lao động mà người làm nghề biển đang cần. Thực hiện chương trình kích cầu tiêu dùng, Công ty đang chỉ đạo triển khai chương trình khuyến mãi trong toàn hệ thống dưới các hình thức mua hàng giảm giá, thi mặc đẹp, tham gia quảng bá, bán hàng tại các hội chợ… Bện cạnh nguyên nhân khó khăn do nhu cầu thị trường thì còn có nguyên nhân khó khăn do cơ chế chính sách của nhà nước và chính bản thân doanh nghiệp. Thay vì sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ nội địa , doanh nghiệp thường chọn xuất khẩu vì vừa có lãi nhanh , lại ít phải bỏ ra các khoản chi phí như : phí giá trị gia tăng (VAT ) ….theo quy định của nhà nước. Từ trước đến nay , các doanh nghiệp đều cố gắng đến xuất khẩu vì họ được hưởng những ưu đãi dưới nhiều hình thức từ mọt số chính sách của nhà nước về thuế , tín dụng …làm cho hàng hóa xuất khẩu có tỷ suất lợi nhuận cao hơn là hàng bán trong nước Nguyên nhân khác quan trọng hơn là chính phủ chưa chú trọng phát triển thị trường nội dịa do sức ép của xuất khẩu để thu ngoại tệ và để giải quyết một số lượng lớn lao động của đất nước . Chính bản thân doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được vai trò của thị trường nội địa trong chiến lược kinh doanh của mình. Doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu cơ hội ăn sẵn , thiếu một chiến lược và tư duy tổ chức kinh doanh . Theo phân tích của ông Phan Văn Kiệt, phó tổng giám đốc công ty may Việt Tiến: “Có doanh nghiệp ở hội chợ chuyên ngành dệt may mà vẫn còn mang hàng tồn xuất khẩu ra bán, chỉ chăm chăm đến doanh thu bán lẻ, không hề đưa ra được xu hướng thời trang để dẫn dắt người tiêu dùng thì làm sao phát triển được thị trường”. Ở mức độ cụ thể hơn, bà Nguyễn Thị Hồng Hương, tổng giám đốc hệ thống Vinatexmart chỉ ra năm điểm yếu của các nhà sản xuất nội địa: giao hàng không đúng thời hạn hợp đồng; không thống nhất về kích cỡ, cùng size mà mỗi nhãn hiệu đều có số đo khác nhau; vẫn còn tình trạng tận dụng vải tồn xuất khẩu để sản xuất hàng nội địa nên màu sắc, hoa văn và chất liệu vải không hợp; chưa có chuẩn định giá cho sản phẩm rõ ràng dẫn đến tình trạng đẩy giá mẫu hàng bán chạy lên cao một cách vô lý; và cuối cùng là chất lượng sản phẩm còn thiếu tính ổn định.” Về hướng đi lâu dài cho các doanh nghiệp dệt may kinh doanh ở thị trường nội địa. Lãnh đạo Vinatex bà Nguyễn Thị Hồng Hương khẳng định ” Việc mở rộng tiêu thụ nội địa là hướng đi mang tính lâu dài để tăng trưởng bền vững của ngành dệt may. Thực hiện chiến lược tăng tốc, song song với tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu sang thị trường khu vực, các DN dệt may VN thời gian qua đã chú trọng xúc tiến thương mại, đẩy mạnh thị trường trong nước, đưa doanh thu nội địa ngày càng tăng” . Nhưng vốn, các doanh nghiệp nội địa khó có khả năng điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh hướng vào thị trường nội địa trong một sớm một chiều do đã quen với thị trường nước ngoài hơn là thị trường trong nước .Muốn chuyển sang thị trường nội địa , các doanh nghiệp phải nắm vững tâm lý tiêu dùng của người Việt nên các doanh nghiệp phải cân nhắc để chuyển cơ cấu cho phù hợp.. Hiện có nhiều công ty coi thị trường nội địa là thị trường chính , ví dụ An Phước , Ninomax, Foci, NEM… Kết quả kinh doanh xuất khẩu Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước , sản phẩm của ngành dệt may việt nam đã bắt đầu hòa nhập được vào thị trường thế giới . Hàng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được sang các thị trường khó tính như Eu , Nhật ,Mỹ , Canada,…Hiện nay hàng dệt may xuất khẩu là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta , kim ngạch xuât khẩu của mặt hàng này tăng lên với tốc độ cao Trong gần 9 năm qua từ năm 2000 đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đã tăng gần 5 lần, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may bình quân trên 17.4%/năm. Từ năm 2000 trở lại đây, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có những mốc lịch sử quan trọng: Bảng 18 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới giai đoạn 2000-2008 ĐTV: Triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Tăng trưởng Tuyệt đối Tương đối (%) 2000 1892 +145 +4.75 2001 1975 +83 +4.39 2002 2752 +777 +28.23 2003 3689 +937 +34.05 2004 4430 +741 +20.09 2005 4838 +408 +9.21 2006 5820 +964 +19.91 2007 7800 +1980 +34.01 2008 9130 +1330 +17.05 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam ) Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh khi có thỏa thuận dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may cho Việt Nam vào 1/1/2005 . Việc đạt được thỏa thuận này đồng nghĩa với việc hàng dệt may Việt Nam sẽ được được xuất khẩu tự do hàng dệt may sang thị trường EU tương tự cơ chế sẽ áp dụng với các nước thành viên WTO từ ngày 1-1-2005. Do Trung Quốc cũng đã là thành viên của WTO nên kể từ khi được EU xóa bỏ hạn ngạch dệt, hàng dệt may Trung Quốc đã đổ bộ ồ ạt vào EU cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may Việt Nam . Do đó , kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam có phần giảm sút, tỷ lệ tăng trưởng chỉ ở mức 9.21% trong khi năm 2003 và 2004 luôn đạt mức hai con số . Năm 2006 , xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã có sự hồi phục , tỷ lệ tăng trưởng đạt gần 20% gấp đôi so với năm 2005. Biểu đồ 2 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2000-2008 Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ ngày 11/1/2007 thì mọi biện pháp áp đạt hạn ngạch cho dệt may Việt Nam cũng đã được dỡ bỏ hoàn toàn. Mỹ cũng đã chính thức dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho nước ta sau khi gia nhập WTO. Ngành dệt may sau khi gia nhập WTO, bên cạnh những cơ hội lớn thì cũng bị cạnh tranh gay gắt từ các đới thủ trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Băngladet,, Indonesia, ….và nhất là Trung Quốc nơi có ngành công nghiệp dệt may hùng hậu. Nhưng ngành dệt may đã vượt qua khó khăn và đã có sự tăng trưởng vượt bậc cho dù bị cạnh tranh gay gắt, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 lên trên 7,8 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng ấn tượng 34% so với năm 2006 là 5.8 tỷ USD Do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới , ngành dệt may Việt Nam tiếp tục hứng chịu nhiều rủi ro. Nếu như trong khoảng thời gian đầu năm 2008, ngành dệt may đã đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì cuối năm 2008, đầu năm 2009 , dệt may Việt Nam lại vấp phải những khó khă thách thức do phụ thuộc khá nhiều vào các đơn hàng từ nước ngoài. Năm 2009, ngành dệt may đạt mục tiêu tăng trưởng dương với con số khiêm tốn là 1%. Với 7.5 tỷ USD đã đạt được, 2 tháng cuối năm, nếu các doanh nghiệp đạt mức xuất khẩu bằng với các tháng trước đó là 850 triệu USD/tháng, thì ngành sẽ cán đích với 9.2 tỷ USD, tăng đúng 1% Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính có nhiều khả quan dù cho kinh tế thế giới bị suy thoái. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may trong 10 tháng đầu năm vào 2 thị trường chủ lực là Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) giảm 4.5% và 3.5% so với cùng kỳ năm 2008 Về thị trường Mỹ : hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ từ các nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu lớn đều giảm trong 10 tháng qua. Cụ thể, hàng từ Hồng Ko6ng giảm 21% , từ Thái Lan giảm 25.61%, từ Ấn Độ giảm 7.65%. Trong bối cảnh đó, hàng dệt may Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ vẫn tăng 18% về lượng và giảm 4.5% về kim ngạch, được xem là mức giảm thấp nhất. Tình hình trên cho thấy, ngưới tiêu dùng Mỹ vẫn ưu ái hàng dệt may Việt Nam Về thị trường EU : Tại Châu Âu, trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp đã cố gắng tăng cường chất lượng sản phẩm và mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho nhà nhạp khẩu, cũng như tuân thủ quy chế mới về an toàn cho người tiêu dùn. Nhờ đó, kim nga5hc xuất khẩu dệt may vào EU 10 tháng qua đạt xấp xỉ 1.6 tỷ USD, chỉ giảm 3.5% trong điều kiện nhập khẩu chung vào thị trường này giảm sút đến 11% so với cùng kỳ năm trước Xuất khẩu của dệt may Việt Nam ở hầu hết các thị trường trọng điểm đều giảm , tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nma được đánh giá là thành công nhờ thực hiện nhiều biện pháp trong đó có việc luôn tìm kiếm thị trường mới. Theo số liệu thống kê trong 9 tháng đầu năm nay, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc tăng 50% vao Ảrập Xeut tăng 23%, vào Thụy Sĩ tăng 12.7% vào các nước Asean tăng 7.8%. Hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 700 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng đạt được mức tăng cao… Kết quả này là do Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước Asean , Nhật Bản được ký kết gần đây đã giúp doanh nghiệp các nước giải quyết những khó khăn về thủ tục, nguồn vốn…đẩy cán cân thương mại hai chiều phát triển Các doanh nghiệp dệt may đang hy vọng sẽ có sự bứt phá về đơn hàng xuất khẩu và giá gia công ký được trong hai tháng cuối năm, với mức tăng trung bình khoảng 10%, giúp ngành mang về giá trị xuất khẩu cao hơn. Điều quan trọng, đó sẽ là tiền đề để các doanh nghiệp thêm kỳ vọng vào xuất khẩu trong năm 2010 . Kết quả kinh doanh nhập khẩu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành may mặc thỉ nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất được nhập khẩu về ngày càng nhiều. Thực tế hiện nay của ngành dệt may Việt Nam là 70% nguyên phụ liệu dệt may phải nhập khẩu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản (những năm gần đây phải nhập khẩu tới 90% bông, 70% vải và 50 – 70% các loại phụ liệu cho may xuất khẩu ) , cả một ngành công nghiệp dệt may gần như phụ thuộc vào nước ngoài .Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam tăng hàng năm , năm sau luôn cao hơn năm trước. Bảng 19 : Nguyên vật liệu nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2008 Đơn vị : Triệu USD 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Bông 96.7 105.7 190.2 167 219 268 468 Sợi 313.4 298.3 339 340 544 744 788 Vải 997 1364 1927 2398 2980 3980 4454 Phụ liệu 1711 2033 2253 2282 1952 2152 2376 (Nguốn : Hiệp hội dệt may Việt Nam) Biểu đồ 3 : Nhập khẩu nguyên phụ liệu của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2008 Trong năm 2006, ngành dệt may phải chi 5,65 tỷ USD cho nhập khẩu, chủ yếu là vải (chiếm 52%), nguyên phụ liệu (34%), sợi (10%) và bông xơ (4%). Các mặt hàng này đa phần được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN. 3.1.2 Đánh giá kết quả Những thành tựu Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được sự phát triển hơn cả mong đợi, ngành đã có bước nhảy ngoạn mục cả về lượng và về chất, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam tăng trưởng không ngừng. Vào thời điểm đầu năm 2006, ngành dệt may lúc đó chỉ đứng thứ 16 trong tổng số 152 nước sản xuất và xuất khẩu dệt may trên thế giới thì chỉ trong vòng chưa đầy hai năm đến tháng 9 năm 2007 , ngành dệt may Việt Nam đã lọt vào tốp 10 thế giới các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu sau: Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ…, và cũng trong năm 2007 , lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu dệt may chính thức vượt dầu thô để trở thành mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu của cả nước. Hiện nay sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt hầu hết tại các nước trên thế giới , được người tiêu dùng tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản … tín nhiệm. Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam không ngừng phát triển trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá. Số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may thuộc mọi thành phần kinh tế tăng lên nhanh chóng.Đến nay, ngành dệt may đã có trên 2000 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh , thu hút trên 2 triệu lao động làm việc , góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , góp phần tạo ổn định xã hội. Nhiều doanh nghiệp đã đưa vào sử dụng những trang thiết bị hiện đại. Lực lượng lao động dồi dào, có kỹ năng và tay nghề tốt, có kỷ luật, chi phí lao động còn thấp so với nhiều nước. Có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, được phần lớn khác hàng khó tính chấp nhận Để đạt được những thành tích trên, bên cạnh nỗ lục của chính ngành dệt may , phải kể đến vai trò của nhà nước với một loạt các chính sách, cùng với cơ chế quản lý ngày càng thuận lợi tập trung thu hút mọi nguồn lực trong và ngòai nước đầu tư vào ngành Trong thời gian qua , tại các thị trường chính như Mỹ, EU, .. do sản phẩm dệt may Việt Nam ngày càng được ưa chuộng nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam liên tục khó khăn vì các rào cản thương mại , cùng với các vụ điều tra về việc chống bán phá giá cản trở hàng dệt may Việt Nam .Nhưng với sự tích cực chuẩn bị nhiều doanh nghiệp trong ngành may được tổ chức tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường và xã hội khắt khe do các nước nhập khẩu đặt ra ,vượt qua các đợt kiểm tra chống bán phá giá từ Mỹ. Đồng thời xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, bán lẻ nước ngoài. Góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh sản phẩm dệt may Việt Nam trên trường quốc tế Đầu năm 2009 , thế giới đã trải qua đợt suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Người dân các nước nhập khẩu cắt giảm nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may khiến cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó khăn , thậm chí có nguy cơ bị phá sản , cắt giảm lao động do lượng đơn đạt hàng từ các thị trường trọng điểm đều sụt giảm trầm trọng . Các doanh nghiệp đã tháo gỡ những khó khăn bằng các cố gắng chia sẻ cùng các nhà nhập khẩu trong việc xác định lại cơ cấu giá cả hợp lý  trên cơ sở vẫn giữ vững chất lượng sản phẩm và dịch vụ đồng thời nỗ lực để xúc tiến  các thị trường mới với tinh thần “năng nhặt chặt bị” . Trong 9 tháng qua, về cơ bản  sản xuất tương đối ổn  định, công nhân đủ việc làm, tiêu thụ nội địa tăng trưởng  trên 18%. Kim ngạch xuất khẩu tuy có giảm nhẹ 1% so với năm trước  nhưng với kim ngạch  6,7 tỉ USD trong 9 tháng và dự kiến 9,2 tỉ USD năm nay, dệt may đã trở thành ngành kinh tế xuất khẩu lớn nhất nước. Nhờ những nỗ lực có tính chiến lược của các doanh nghiệp trong ngành, dệt may đã đứng vững trong cơn bão suy thoái toàn cầu. Những tồn tại Dệt may là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may xuất khẩu nước ngoài . Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, số lao động trong ngành may là gần 2 triệu lao động . Tuy ngành may đã thu hút được nhiều lao động , nhưng tính ổn định của nguốn lao động trong ngành lại không cao .Nguyên nhân chính la

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm.doc
Tài liệu liên quan