Đề tài Phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội

Thực tế của công ty năm 2006, cho thấy vốn cố định chỉ chiếm 9,5% trong vốn kinh doanh, ngược lại vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn là 90,5% (gấp gần 9 lần vốn cố định). Trong vốn lưu động, vốn lại nằm chủ yếu trong khâu lưu thông (chiếm 74% vốn lưu động). Trong khi đó cơ cấu nguồn vốn cũng có những biểu hiện không hợp lý. Nợ phải trả chiếm 78,3% trong tổng nguồn vốn ở năm 2005 và đã giảm xuống còn 75,3% trong tổng nguồn vốn ở năm 2006. Tương ứng, vốn chủ sở hữu năm 2005 là 21,7% trong tổng vốn kinh doanh đã tăng lên 24,7% trong tổng vốn kinh doanh ở năm 2006. Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn này đang có chiều hướng tốt, làm giảm rủi ro tài chính, tăng khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu này vẫn còn quá thiên về nợ phải trả. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, công ty cần chú ý đến các vấn đề:

- Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó có biện pháp tổ chức huy động đáp ứng vốn đầy đủ và hợp lý, tránh tình trạng thiếu hoặc lãng phí vốn một cách không cần thiết, làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân.

- Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ. Do mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng khác nhau, công ty cần cân nhắc tính toán kỹ giữa hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ với chi phí sử dụng nguồn tài trợ đó, từ đó xây dựng một cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu. Cụ thể công ty có thể lựa chọn huy động từ các nguồn sau:

 Lợi nhuận để lại: huy động vốn từ lợi nhuận để lại thông qua các quỹ chuyên dùng, đặc biệt từ quỹ đầu tư phát triển. Lợi nhuận để lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn kinh doanh, thể hiện sự độc lập và khả năng vững vàng về tài chính của doanh nghiệp.

 Huy động vốn thông qua quỹ khấu hao cơ bản: công ty có toàn quyền sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, mức vốn huy động từ nguồn này mỗi năm là khá khiêm tốn (khoảng 1 - 2 tỷ đồng).

 Huy động từ việc phát hành cổ phiếu: Xét tình hình thực tế của công ty, việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn là hoàn toàn hợp lý. Nếu phát hành cổ phiếu thì một mặt công ty sẽ giải quyết khó khăn về vốn, làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm thấp hệ số nợ, tăng khả năng vững chắc của công ty. Mặt khác điều này góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cuả công ty bằng việc không phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn. Đồng thời, kênh huy động này sẽ góp phần giảm bớt sức ép về vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp.

 

docx79 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất của công ty tuân thủ theo đúng quy trình chung của ngành xây dựng. - Đặc điểm quy trình tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội: Bảng II.1:Quy trình tổ chức sản xuất Bước Nội dung công việc Bước 1 + Tập hợp hồ sơ, thực hiện công tác đấu thầu, hồ sơ bao gồm: Hồ sơ mời thầu do bên chủ đầu tư (bên A) cung cấp Hồ sơ dự thầu thi công do bên nhận thầu (bên B) tính toán lập ra, mà cụ thể là phòng kế hoạch của công ty. Trong đó bao gồm cả biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động sao cho công trình được thi công nhanh gọn, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn lao động. Mỗi công trình sẽ có biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động cụ thể, phù hợp với đặc tính của từng công trình (cả về máy móc thực hiện và nguyên vật liệu sử dụng cho công trình) Bước 2 + Tiếp nhận hồ sơ trúng thầu: Dựa vào hồ sơ trúng thầu (đã được bên A chấp nhận và phê duyệt), hai bên sẽ lập ra hợp đồng giao nhận thầu thi công xây lắp công trình. Bước 3 + Khảo sát mặt bằng thi công Công việc khảo sát mặt bằng thi công là do đơn vị thi công phối hợp với đơn vị quản lý và chủ đầu tư. Bước 4 + Tổ chức thi công: Quá trình thi công được tổ chức theo các biện pháp đã lập trong hồ sơ dự thầu và trong hồ sơ mời thầu đối với mỗi công trình thi công. Bước 5 + Nghiệm thu: Nghiệm thu được tiến hành sau khi công trình hay hạng mục công trình được hoàn thành. Thành phần nghiệm thu bao gồm : chủ đầu tư (bên A), tư vấn thiết kế, đơn vị thi công (bên B) và các thành phần khác có liên quan. Bước 6 + Thanh quyết toán công trình: Hai bên tiến hành thanh quyết toán công trình sau khi đã nghiệm thu bàn giao công trình. Khi qyuết toán công trình đã được thống nhất, bên A sẽ thanh toán phần còn lại cho bên B. Hình II.1: Quy trình xây lắp cột anten (cột Viba) Nguyên vật liệu Xi măng,cát, đá sỏi Sắt thép Bu lông, sơn Đổ bê tông móng cột Pha trộn Vẽ thiết kế bản mã Đo cắt, hàn Lắp thử tại xưởng Mạ Lắp dựng tại công trường Hiệu chỉnh, sơn (nguồn: phòng kỹ thuật) Ống nhựa, gạch đá sỏi, xi măng Cáp thông tin, tủ cáp, măng sông, dệp mối Nguyên vật liệu Đào rãnh, đào hố ga, bể cáp Đặt ống nhựa, xây bể Hiệu chỉnh Kiểm tra đo thử cáp Kéo luồn cáp vào ống ngầm Hàn nối hiệu chỉnh Hình II.2:Quy trình thi công hệ thống cáp thông tin (cáp ngầm) (nguồn: phòng kỹ thuật) II.4: Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: II.4.1: Hình thức tổ chức sản xuất của công ty: - Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội là một trong những đơn vị thi công xây lắp có quy mô lớn trong ngành Bưu chính viễn thông với hình thức chuyên môn hoá các bộ phận. II.4.2: Kết cấu sản xuất của công ty: a) Bộ máy quản lý và lao động bao gồm: Tổng giám đốc công ty. Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật. Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh. Nhân viên các phòng ban. b) Công ty gồm bốn bộ phận: Phòng kế hoạch kinh doanh. Phòng tài chính. Phòng kỹ thuật. Phòng tổng hợp. II.5: Số cấp quản lý của doanh nghiệp: - Là một công ty cổ phần có quy mô khá lớn nên bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội được bố trí bao gồm: Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát. Ban lãnh đạo của công ty. Khối các phòng ban. II.5.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban kiểm soát ĐH cổ đông HĐ quản trị Giám đốc PGĐ phụ trách khối quản lý Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng tổng hợp Đội xe Phòng kế hoạch kinh doanh Đội xây lắp BCVT số 1 Đội xây lắp BCVT số 2 Khối chủ nhiệm công trình Xưởng sản xuất NVL XN thiết kế công ty CP XLBĐ XN xây lắp BCVT PGĐ phụ trách khối sản xuất Hình II.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: II.5.2: Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: - Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần, mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần thông qua báo cáo tài chính hàng năm, được phép xửa đổi bổ xung điều lệ công ty, tổ chức lại hoặc giải thể công ty. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định chính sách thị trường, công nghệ; Bổ nhiệm , miễn nhiệm, quyết định mức lương và một sô lợi ích khác đối với tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của công ty. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị và nhiệm kỳ Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ trong 3 năm. - Ban kiểm soát: của công ty gồm 3 thành viên do Đại hội đại biểu cổ đông bầu, trong đó ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán.Ban kiểm soát bầu 1 thành viên làm trưởng ban và trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông của công ty. Ban kiểm soát có quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty kiểm tra vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý điều hành hoạt đông của công ty. - Ban giám đốc công ty bao gồm : Tổng giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giúp đỡ tổng giám đốc, cố vấn và điều hành hoạt động sản suất kinh doanh về các mặt kỹ thuật. Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: là người giúp đỡ tổng giám đốc, cố vấn và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Khối văn phòng chia thành các phòng ban: phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật, phòng tổng hợp... Phòng kinh doanh: là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc tổ chức quản lý, xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi công trình đầu tư theo từng chủ đầu tư ; phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ; dự thảo hợp đồng kinh tế trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt. Phòng tài chính kế toán: là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụ thực hiện và hướng dẫn các xí nghiệp, đội, ban điều hành dự án thực hiện phương pháp kế toán, các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành. Đồng thời xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn, quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo luôn bảo toàn và phát triển vốn. Cuối kỳ phòng kế toán phải tổng hợp báo cáo kế toán trong toàn công ty để phục vụ báo cáo cấp trên và quyết toán theo đúng chế độ hiện hành. Phòng kỹ thuật: phòng kỹ thuật là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc tổ chức quản lý và giám sát kỹ thuật thi công, hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện đúng các quy trình quy phạm . Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kỹ thuật là: xin giấy phép làm thủ tục ban đầu trong XDCB , thăm dò khảo sát thi công, lập thiết kế dự toán cho công trình được giao, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị sản xuất thi công theo đúng quy trình kỹ thuật và các đề án thiết kế, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, tham gia nghiệm thu công trình... Phòng tổng hợp: là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc công ty quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, hành chính, tổng hợp của công ty. Nhiệm của phòng tổng hợp là tổ chức lao động tiền lương, công tác tổng hợp, công tác hành chính. Khối sản xuất chia thành: Xí nghiệp xây lắp BCVT số 1, 2, các chủ nhiệm công trình, xí nghiệp thiết kế, xí nghiệp xây lắp BCVT phía nam và xưởng sản xuất NVL. Các đội sản xuất, chủ nhiệm công trình, các xí nghiệp xây lắp là các đơn vị trực thuộc công ty. CHƯƠNG III PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI –—–—–—–—–—–—–—–—–— III.1: Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội hai năm 2005 - 2006. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt do vậy đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là biểu hiện của việc kết hợp theo một tương quan xác định về chất lượng của các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh như tư liệu lao động, đối tượng lao động vì vậy ta có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh qua các chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, nghĩa là phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí nhỏ nhất. - Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng của mình, phát huy những mặt tích cực hạn chế những mặt còn yếu kém, tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục - Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 - 2006 tại phòng kế toán - thống kê - tài chính ta có số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 - 2006. - Căn cứ vào bảng tình hình thực hiện lao động tiền lương năm 2005 – 2006 ta có được số liệu về tổng quỹ lương, tổng số lao động thực tế và mức lương bình quân đầu người của hai năm. - Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2005 - 2006 ta có được tổng số vốn của hai năm. Từ các báo cáo trên ta rút ra bảng phản ánh hiệu quả. Bảng III.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH PHẦN I: LÃI, LỖ Mã số Chỉ Tiêu Thuyết Minh Năm 2005 Năm 2006 01 Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ 12 72.841.740.715 92.330.712.802 03 Các khoản giảm trừ - - 05 + Chiết khấu thương mại - - 06 + Giảm giá hàng bán - - 07 + Giá trị hàng bán bị trả lại - - 08 + Thuế TTDB, thuế xuất nhập khẩu phải nộp - - 10 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp DV 72.841.740.715 92.330.712.802 11 2. Giá vốn hàng bán 13 60.010.668.474 77.895.181.498 20 3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp DV 12.831.072.241 14.435.531.304 21 4. Doanh thu hoạt động tài chính 14 39.612.116 28.470.717 22 5. Chi phí tài chính 15 268.004.423 648.858.088 23 - Trong đó chi phí lãi vay 268.004.4230 648.858.088 24 6. Chi phí bán hàng 11.489.761 - 25 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 16 7.047.461.201 6.921.763.795 30 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.543.728.972 6.893.380.138 31 9. Thu nhập khác 17 6.454.839 82.282.024 32 10. Chi phí khác 18 2.843.246 9.949.387 33 11. Lợi nhuận khác 3.611.593 72.332.637 40 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.547.340.565 6.965.712.775 41 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp - - 50 14. Lợi nhuận sau thuế 5.547.340.565 6.965.712.775 Bảng III.2. Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội hai năm 2005 - 2006. (ĐVT: 1000đ) TT Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 So Sánh Chênh lệch () Tỷ lệ (%) 1 Tổng doanh thu 72.841.740 92.330.712 19.488.972 126.76 2 Doanh thu thuần 72.841.740 92.330.712 19.488.972 126.76 3 Giá vốn hàng bán 60.010.668 78.268.535 18.257.867 129.80 4 Chi phí tài chính 268.004 648.858 380.854 242.11 5 Chi phí QLDN 7.047.461 6.921.764 -125.697 98.22 6 Chi phí bán hàng 11.490 -11.490 7 Chi phí khác 2.843 9.949 7.106 349.9 8 Tổng chi phí 67.069.619 .84.816.945 17.418.325 125,97 9 Lợi nhuận thuần 5.543.728 6.893.380 1.349.652 124.35 Ø Phân tích doanh thu: Qua bảng III.2 tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty năm 2005 - 2006 ta thấy: Năm 2006 doanh thu của công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội tăng thêm 19.488.972 nghìn đồng tương ứng 126,76%. Đây là một dấu hiệu tốt, tuy nhiên tốc độ tăng giá vốn hàng bán năm 2006 tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu vì thế nó tác động không tích cực tới hiệu quả kinh doanh. Bảng III.3: Kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ năm 2005 - 2006 (ĐVT: 1000đ) TT Mặt hàng Doanh thu So sánh Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch () Tỷ lệ (%) 1 Xây lắp BCVT 69.341.400 89.297.330 19.955.930 128,78 2 Nhượng bán cột 1.132.200 1.058.300 -73900 93,47 3 Thiết kế thi công 2.367.140 1.975.700 -391440 83,46 Cộng 72.840.740 92.331.330 Qua bảng III.3: tổng hợp về kết quả doanh thu ta thấy dịch vụ xây lắp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, như vậy tổng doanh thu của công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội năm 2006 tăng so với năm 2005 là do những nguyên nhân chính sau: Số lượng công trình xây lắp mà công ty trúng thầu ngày một tăng và đây là phần đóng góp nhiều nhất trong tổng doanh thu của công ty. Do sự phát triển không ngừng của ngành Bưu Chính Viễn Thông vì thế công ty đã mở rộng thêm một số loại dịch vụ như thiết kế thi công hay sản xuất cột điện, cáp ...phục vụ cho các công trình xây lắp thuộc ngành. Ø Phân tích lợi nhuận: Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của công ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội là 5.547.340.565 đồng, đến năm 2006 lợi nhuận sau thuế của công ty là 6.965.712.775 đồng. Như vậy so với năm 2005 lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 đạt 125,5 %. Lợi nhuận của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội những năm gần đây đều tăng với tốc độ tương đối ổn định chứng tỏ công ty hoạt động ổn định và có hiệu quả. Để thấy rõ hơn các nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình tăng lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại ta đi tìm nguyên nhân của các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, cụ thể như sau: So với năm 2005 năm 2006 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên một lượng là: 6.893.380 - 5.543.728 = 1.349.652 (1000 đồng), do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Do thay đổi doanh thu thuần: trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, lợi nhuận của doanh nghiệp quan hệ tỷ lệ thuận với tổng doanh thu. Trong năm 2006 tổng sản lượng dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp tăng là nguyên nhân làm doanh thu tăng lên, làm tăng lợi nhuận của công ty. LD = 92.330.712 - 72.841.740 = 19.488.972 (1000 đồng) Do giá vốn hàng bán thay đổi: giá vốn hàng bán ảnh hưởng tới lợi nhuận theo quan hệ tỷ lệ nghịch, giá vốn hàng bán tăng tương đương lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống. -LGVHB = 78.268.535 - 60.010.668 = 18.257.867 (1000 đồng) LGVHB = - 18.257.867 (1000 đồng) Do chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi: Cũng tương tự như các khoản chi phí khác của doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một đại lượng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. ở Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 lại giảm so với chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005. - LCFQLDN = 6.921.763 - 7.047.416 = - 125.653 (1000 đồng) LCFQLDN = 125.653 (1000 đồng) Do chi phí khác thay đổi: chi phí khác năm 2006 so với năm 2005 là: - LCFK = 9.949 - 2.843 = 7.106 (1000 đồng) LCFK = - 7.106 (1000 đồng) ð Tổng hợp các nguyên nhân trên, năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội thay đổi một lượng so với năm 2005 là: L = LD + LGVHB + LCFQLDN + LCFK L = 19.488.972 - 18.257.867 + 125.653 - 7.106 = 1.349.652 (1000 đồng) Ø Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Trong các năm 2005 - 2006 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội luôn đạt hiệu quả nên công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với nhà nước, số thuế phải nộp năm 2005 là 2.380.169 (1000 đồng) và năm 2006 là 3.813.110 (1000 đồng). BẢNG III.4.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC (Đơn vị tính: đồng) Mã số Chỉ Tiêu Số còn phải nộp đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số còn phải nộp cuối kỳ Phải nộp Đã nộp 10 I. Thuế 179.704.363 3.813.110.829 2.717.790.268 1.275.024.924 11 1. Thuế GTGT hàng bán nội địa 27.159.159 3.523.212.169 2.513.958.531 1.036.412.797 12 2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu - - - - 13 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt - - - - 14 4. Thuế xuất nhập khẩu - - - - 15 5. Thuế thu nhập doanh nghiệp - - - - 16 6. Thu trên vốn - - - - 17 7. Thuế tài nguyên - 1.058.000 1.058.000 - 18 8. Thuế nhà đất - - - - 19 9. Tiền thuê đất - - - - 20 10. Các loại thuế khác 152.545.204 88.563.060 2.496.137 238.612.127 30 II. Các khoản phải nộp khác - - - - 31 1. Các khoản phải thu - - - - 32 2. Các khoản phí, lệ phí - - - - 33 3. Các khoản khác - - - - 40 Tổng cộng 179.704.363 3.813.110.829 2.717.790.268 1.275.024.924 III.2: Phân tích hiệu quả sử dụng lao động: Về số lượng và cơ cấu lao động Bảng III.5: Cơ cấu lao động theo số lượng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Số tương đối Tổng số lao động 200 100 230 100 30 15 Lao động trực tiếp 158 79 180 78,2 22 19,9 Lao động gián tiếp 42 21 50 21,8 8 19 Theo bảng III.5 thì số lượng lao động của công ty năm 2006 tăng 30 người tương ứng với 15% so với năm 2005. Trong đó lao động trực tiếp tăng 22 người, lao động gián tiếp tăng 8 người, số lượng lao động trực tiếp tăng nhanh là do trong năm 2006 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Bảng III.6: Cơ cấu lao động theo chất lượng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số tuyết đối Số tương đối Tổng số lao động 200 100 230 100 30 15 Trong đó: - Đại học 36 18 45 19,56 9 25 - Cao đẳng 72 36 80 34,78 8 11,11 - Trung cấp 53 26,5 58 25,21 5 9,43 - Công nhân 39 19,5 47 20,45 8 20,51 Nhận xét: năm 2006 số lao động của công ty tăng cả về số lượng và chất lượng, tổng số lao động tăng lên 30 người trong đó số lao động có trình độ đại học tăng lên 9 người, cao đẳng tăng 8 người, trung cấp tăng 5 người và công nhân tăng 8 người. Điều này có thể giải thích là do số lượng công trình xây lắp mà công ty nhận thi công trong năm tăng đột biến do đó số lượng lao động trực tiếp cũng tăng theo và do đặc thù của công việc cần những lao động có trình độ về kỹ thuật và được đào tạo bài bản nên chất lượng lao động cũng tăng lên. Phân tích tình hình năng suất lao động Bảng III.7: Tình hình sử dụng lao động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Số tuyết đối Số tương đối 1. Doanh thu thuần 1000 đ 72.841.740 92.330.712 19.488.972 26,75 2. Lợi nhuận thuần 1000 đ 5.543.728 6.893.380 1.349.625 24,34 3. Số lao động bình quân Người 200 230 30 15 4. Số ngày làm việc bq trong năm Ngày 252 252 - - 5. Số ngày làm việc bq trong tháng Ngày 21 21 - - 6. Số giờ làm việc trong ngày Giờ 8 8 - - 7. Sức sản xuất của lao động 1000đ/người 364.208 401.437 37.229 10,22 8. Năng suất lao động ngày 1000đ/người 1.445 1.593 148 10,24 9. Năng suất lao động giờ 1000đ/người 180 199 19 10,55 10. Sức sinh lời của lao động 1000đ/người 27.719 29.971 2.252 8,12 + Sức sản xuất của lao động năm 2006 tăng 37.229 nghìn đồng/ người so với năm 2005 do ảnh hưởng của hai nhân tố: doanh thu và lao động. Về doanh thu: doanh thu năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 làm cho sức sản xuất của lao động tăng. Doanh thu năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là do công ty đã tăng được sản lượng nhờ trúng thầu rất nhiều công trình lớn mặt khác lĩnh vực sản xuất và thiết kế của công ty cũng phát triển theo chiều hướng tích cực (nghìn đồng / người) Về lao động: số lao động bình quân tăng đã làm cho sức sản xuất của lao động giảm . Số lao động của công ty trong năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là do số lượng công trình tăng lên đột biến và để đáp ứng tiến độ của các công trình thì công ty cần tuyển thêm nhiều lao động trong đó có nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng về mặt kỹ thuật cho các công trình. (nghìn đồng /người) Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sản xuất của lao động năm 2006 tăng: 97.455 - 60.216 = 37.229 (nghìn đồng/người) + Sức sinh lời của lao động năm 2006 tăng 2.252 (nghìn đồng/người) tương ứng với 9,19% so với năm 2005 do ảnh hưởng của hai nhân tố: nhân tố lợi nhuận và nhân tố lao động Lợi nhuận thuần tăng đã làm cho sức sinh lợi của lao động tăng (nghìn đồng/người) Số lao động bình quân tăng đã làm cho sức sinh lợi của lao động giảm. (nghìn đồng/người) Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sinh lời của lao động năm 2006 là: 6.748 - 4.496 = 2.252 (nghìn đồng/người) + Qua việc phân tích cho thấy sức sản xuất của lao động năm 2006 tăng 37.229 (nghìn đồng/người) tương ứng 10,22%. Nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 tăng 19.488.972 nghìn đồng so với năm 2005 nên đã làm cho sức sản xuất của lao động tăng 97.455 (nghìn đồng/người). Nhưng số lao động bình quân năm 2006 tăng 30 người so với năm 2005 nên đã làm cho sức sản xuất của lao động giảm 60.216 (nghìn đồng/người). Như vậy năm 2005 cứ một lao động tạo ra được 343.208 nghìn đồng doanh thu còn năm 2006 cứ một lao động tạo ra được 401.437 nghìn đồng doanh thu. Qua đó cho thấy năng suất lao động năm 2006 cao hơn năm 2005, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty sử dụng lao động có hiệu quả. + Sức sinh lời của lao động năm 2006 tăng 2.252 (nghìn đồng/người) so với năm 2005. Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 làm cho sức sinh lợi của lao động năm 2006 tăng 6.478 (nghìn đồng/người). Trong khi đó lao động năm 2006 tăng 30 người so với năm 2005 đã làm cho sức sinh lời của lao động năm 2006 giảm 4.496 (nghìn đồng/người). Như vậy năm 2005 cứ một lao động tạo ra 27.719 nghìn đồng lợi nhuận ròng còn năm 2006 cứ một lao động tạo ra 29.791 nghìn đồng lợi nhuận ròng, đây là một dấu hiệu chứng tỏ công ty sử dụng lao động có hiệu quả. III.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và chất lượng là tiền đề cho sự liên tục trong quá trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành và tích luỹ cho doanh nghiệp. Bảng III.8: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch % Doanh thu thuần 1000đ 72.841.740 92.330.712 19.488.972 26,75 Lợi nhuận thuần 1000đ 5.543.728 6.893.380 1.349.652 24,35 Chi phí NVL 1000đ 35.485.953 43.465.511 7.979.558 22,48 Sức sản xuất của NVL đ/đ 2,052 2,124 0,072 3,50 Sức sinh lời của NVL đ/đ 0,156 0,160 0,004 2,56 Qua bảng III.8 ta thấy: + Sức sản xuất của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 3,5% so với năm 2005 do các nguyên nhân sau - Doanh thu thuần tăng làm cho sức sản xuất của nguyên vật liệu tăng: (đ/đ) - Chi phí nguyên vật liệu tăng làm cho sức sản xuất của nguyên vật liệu giảm (đ/đ) - Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sản xuất của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 0,549 - 0,477 = 0,072 (đ/đ) + Sức sinh lời của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 2,56% so với năm 2005 do các nguyên nhân: - Lợi nhuận thuần tăng làm cho sức sinh lời của nguyên vật liệu tăng (đ/đ) - Chi phí nguyên vật liệu tăng làm cho sức sinh lời của nguyên vật liệu giảm (đ/đ) - Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sinh lời của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 0,04 - 0,036 = 0,004 (đ/đ) + Qua bảng III.8 cho thấy chi phí nguyên vật liệu của công ty năm 2006 tăng 7.979.558 nghìn đồng tương ứng 22,48% so với năm 2005. Nguyên nhân chính là do tăng sản lượng sản xuất nên chi phí sản xuất cũng tăng lên trong đó chi phí nguyên vật liệu tăng lên đáng kể Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu năm 2006 cũng tăng 3,5% so với năm 2005. Như vậy ở năm 2005 cứ một đồng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra thì tạo được 2,052 đồng giá trị sản lượng, còn năm 2006 cứ bỏ ra một đồng cho chi phí nguyên vật liệu thì tạo ra được 2,124 đồng giá trị sản lượng Sức sinh lời của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 2,56% so với năm 2005. Ở năm 2005 cứ một đồng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra thì tạo ra 0,156 đồng lợi nhuận, còn trong năm 2006 cứ một đồng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra thì tạo ra 0,160 đồng lợi nhuận. III.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn III.4.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua hai chỉ tiêu đó là sức sinh lời và sức sản xuất của vốn cố định Bảng III.9: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch % Doanh thu thuần 1000đ 72.841.740 92.330.712 19.488.972 26,68 Lợi nhuận thuần 1000đ 5.543.728 6.893.380 1.349.652 24,34 Vốn cố định bình quân 1000đ 11.570.354 13.190.807 1.620.453 14.00 Sức sản xuất của VCĐ đ/đ 6,296 7,000 0,704 11,18 Sức sinh lời của VCĐ đ/đ 0,479 0,523 0,044 9,19 Nhận xét: qua bảng III.9 cho thấy sức sản xuất, sức sinh lời của vốn cố định đều tăng do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Sức sản xuất của vốn cố định năm 2006 tăng 0,704 lần tương ứng 11,18% so với năm 2005 do các nhân tố sau: Doanh thu tăng đẫn đến sức sản xuất của vốn cố định tăng (đ/đ) Vốn cố định bình quân tăng làm cho sức sản xuất của tài sản cố định giảm. (đ/đ) Kết hợp hai nhân tố trên ta có: 1,684 - 0,98 = 0,704 (đ/đ) + Sức sinh lời của vốn cố định năm 2006 tăng 0,044 lần tương ứng 9,19% so với năm 2005 do ảnh hưởng của các nhân tố sau: L

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội.docx