Đề tài Phân tích thực trạng về kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ ở công ty kính mắt Hà Nội

Lời mở đầu 1

Mục lục 3

Chương I: Một số lý luận về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp.

6

1.1. Sản phẩm hàng hoá và thị trường sản phẩm của các doanh nghiệp.

6

1.1.1. Quan niệm về sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế thị trường

6

1.1.2. Thị trường sản phẩm hàng hoá và cơ chế hoạt động của thị trường sản phẩm.

7

1.2. Các nhân tố tác động dến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.

12

1.2.1. Tiêu thụ sản phẩm và các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.

12

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

14

1.3. Nội dung và một số yêu cầu chủ yếu về tiêu thụ và tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp.

17

1.3.1. Một số nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 18

1.3.2. Một số yêu cầu cơ bản về tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp.

32

Chương II: Phân tích thực trạng về kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ ở công ty kính mắt Hà Nội.

37

2.1. Những đặc điểm chung của công ty kính mắt Hà Nội liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

37

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội.

37

2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội. 41

2.1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. 43

2.2. Phân tích kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần kính mắt Hà Nội.

48

2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua.

48

2.2.2. Thực trạng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua.

51

2.3. Những tồn tại chủ yếu và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội.

55

2.3.1. Hoạt động mở rộng thị trường còn yếu kém. 55

2.3.2. Hệ thống mạng lưới bán hàng chưa hiệu quả. 57

2.3.3. Hoạt động hỗ trợ bán hàng chưa phát huy hiệu quả. 57

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng về kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ ở công ty kính mắt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Các dịch vụ đó là : _ Bảo hành sản phẩm. _ Lắp đạt, hướng dẫn sử dụng sản phẩm. _ Chuyên chở, đóng gói, sửa chữa miễn phí ... 1.3.1.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch và các chính sách tiêu thụ sản phẩm. Hàng hoá sau khi sản xuất ra cần phải được đưa vào tiêu thụ qua các kênh phân phối khác nhau. Nguyên nhân của việc không bán được hàng, nhiều khi không phải là do chất lượng, giá cả sản phẩm mà do phân phối sai lệch. Nhân viên bán hàng không đủ trình độ thuyết phục khách hàng với mục đích bán được nhiều hàng nhất. Hoạt động tiêu thụ cần chú ý mấy nội dung sau: Hoạt động giao dịch, ký kết hợp đồng. Bán hàng theo hợp đồng đã ký kết giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, cho phép doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ một khối lượng sản phẩm lớn, đồng thời đây là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sau quá trình bàn bạc, thảo luận, hai bên đi đến thống nhất và ký kết hợp đồng trong đó có đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận giữa hai bên về: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả hàng hoá, thời gian giao nhận và trách nhiệm các bên khi thực hiện hợp đồng . Tổ chức mạng lưới phân phối. Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm, năng lực hiện có của doanh nghiệp cũng như địa điểm của thị trường mà trong khi thực hiện công tác tiêu thụ doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một mạng lưới phân phối thích hợp,với nguyên tắc phân phối có hiệu quả nhất. Tổ chức yểm trợ bán hàng. Để đẩy mạnh việc bán hàng,doanh nghiệp phải tổ chức các hoạt động yểm trợ bán hàng, bao gồm: ã Tổ chức hội nghị khách hàng: Trong hội nghị, doanh nghiệp phải gợi ý cho người tiêu dùng thấy được những ưu điểm của sản phẩm , những vướng mắc trong mua bán, những thiếu sót trong quan hệ mua bán...đồng thời khai thác và tiếp thu những ý kiến trực tiếp từ khách hàng để hoàn thiện sản phẩm cũng như các hoạt động tiêu thụ. ã Phát hành tài liệu liên quan đến tiêu thụ sản phẩm: cataloge, tờ quảng cáo, giới thiệu bao bì, hướng dẫn sử dụng sản phẩm... ã Triển lãm và hội chợ thương mại. ã Tổ chức chào hàng: nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng . ã Tổ chức bán thử: Thông qua bán thử để biết được qui mô, nhu cầu, cường độ bán hàng, phản ứng của khách hàng về chất lượng hàng hoá, giá cả...làm căn cứ quyết định tung sản phẩm ra thị trường. Tổ chức bán hàng. Đây là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động bán hàng là hoạt động có tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhằm mục tiêu là bán được nhiều hàng hoá nhất. Quá trình bán hàng bao gồm nhiều giai đoạn có quan hệ mật thiết với nhau theo qui luật vì quá trình bán hàng gắn liền với quá trình mua của người tiêu dùng, là hoạt động hai chiều (đổi hàng thành tiền và đổi tiền thành hàng). Do đó người bán hàng phải đặc biệt quan tâm đến quá trình diễn biến tâm lý khách hang, nó trải qua bốn giai đoạn: Chú ý Quan tâm hứng thú Nguyện vọng mua Quyết định mua Hình 3: Các giai đoạn thay đổi tâm lý khách hàng Quá trình này luôn tiến chứ không có ngược lại, do đó tác động của công tác tiếp thị rất quan trọng đòi hỏi phải tạo được sự chú ý của khách hàng, phải làm chủ được quá trình bán hàng. Muốn vậy, phải thực hiện đầy đủ và theo trình tự việc xúc tiến bán hàng, trình tự bán hàng được cụ thể hoá như sau: Nghiên cứu tâm lý khách hàng Chọn vị trí đặt cửa hàng Tổ chức đặt nội thất cửa hàng Tiếp xúc với khách hàng Giao hàng và thanh toán Bảo hành sản phẩm Thu thập thông tin phản hồi Xử lý ý kiến phản hồi Kết thúc bán hàng Hình 4: Trình tự việc xúc tiến bán 1.3.1.4. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động công tác tiêu thụ. Sau mỗi chu kỳ nhất định, công tác tiêu thụ sản phẩm cần phải được đánh giá, phân tích nhằm rút ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân làm cơ sở cho các hoạt động tiêu thụ trong thời gian tới. Tuỳ thuộc vào điều kiện cho phép của mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu đánh giá sau: ã Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ thực tế so với kế hoạch: _Về hiện vật: Số lượng sp tiêu thụ thực tế %hoàn thành kế hoạch tiêu thụ = ---------------------------------------*100% Số lượng sp tiêu thụ kế _Về gi trị: Q1*P0 % thực hiện giá trị tiêu thụ =---------------- *100% Q0*P0 Trong đó: Q1: Kối lượng sản phẩm thực tế tiêu thụ. Q0 : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo kế hoạch. P1 : Giá bán thực tế. P0 : Giá bán kế hoạch. Chỉ tiêu này nói lên tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm về mặt giá trị Đánh giá khả năng tiêu thụ: Để đánh giá tiến độ tiêu thụ sản phẩm so với sản xuất, người ta thường dùng chỉ tiêu: Q thực tế Hệ số tiêu thụ sản phẩm= ----------------------------------*100% Q sản xuất Mục tiêu của doanh nghiệp là hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất đạt mức 100% 1.3.2 Một số yêu cầu cơ bản về tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng, hoạt động này phải không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với qui mô tốc độ phát triển và hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm. Việc thực hiện các nội dung của hoạt động tiêu thụ cần phải đáp ứng ngày một tốt hơn một số các yêu cầu chủ yếu như: Lấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm, thì sản phẩm của doanh nghiệp chính nó chứ không phải cái gì khác phải ní lên được, phải thể hiện được, phải tự phát ra được là chất lượng sản phẩm phải cao và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Đây là mục tiêu quan trọng nhất mang tính dài hạn đối với doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thương trường thì doanh nghiệp phải không ngần ngại, rụt rè khi quyết định đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực tế khi một doanh nghiệp chiếm được lòng tin của người dân về chất lượng sản phẩm của mình, nghe mội người nói về sản phẩm của công ty thuộc loại tốt nhất thì sự thành công của doanh nghiệp là điều không phải lo nghĩ thêm nữa. Chất lượng sản phẩm và giá cả là hai mục tiêu không đồng thuận, muốn chất lượng cao thì dĩ nhiên giá cả phải cao. Nhưng một doanh nghiệp đưa ra thị trường một sản phẩm có chất lượng khá tốt nhưng giá rất cao thì doanh nghiệp đó không có sức cạnh tranh, để trở thành doanh nghiệp có sức cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp phải rất tốt và giá phải cạnh tranh. Như vậy phải doanh nghiệp phải tính đến điều này, không thể vì chất lượng mà tập trung toàn bộ sức lực để sản xuất ra sản phẩm mà không ai mua được. Cũng như không thể vì giá cả mà sản xuất ra thứ sản phẩm không ai dùng được! Tức là phải có sự kết hợp giữa giá cả và chất lượng sản phẩm. Theo các quan niệm về chất lượng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm là các thông số kỹ thuật của sản phẩm, các tác động của sản phẩm… Tương ứng với chất lượng sản phẩm là các bậc nhu cầu của khách hàng, có thể phân chia nhu cầu khách hàng theo ba cấp sau: Nhu cầu thứ cấp, nhu cầu rõ ràng, nhu cầu tiềm ẩn. Tới đây ta quay lại với khái niệm về chất lượng sản phẩm, một sản phẩm thoả mãn được kỳ vọng của khách hàng trước khi họ mua sản phẩm một cách khá tốt thì có thể coi là sản phẩm đạt chất lượng, nhưng một sản phẩm nào đó còn đạt được trên cả mức kỳ vọng của khách hàng khiến khách hàng cảm thấy “thích thú” thì sản phẩm đó có chất lượng cực tốt, tức là sản phẩm đó đã vươn tới bậc nhu cầu cao nhất “nhu cầu tiềm ẩn”. Chính vì vậy nhà kinh tế Amanda Bennett đã nói: “Cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn không khó bằng việc tìm ra họ muốn cái gì”. Như vậy trong quá trình sản xuât sanr phẩm, doanh nghiệp phải luôn luôn cải tiến sản phẩm của mình sao cho sản phẩm có nhiều giá trị sử dụng hơn, hay nói cách khác là doanh nghiệp phải luôn mở ra nhu cầu đối với người tiêu dùng, đó là điều khó nhất đối với mọi doanh nghiệp. Một thí dụ rất thực tế như trong quá trình phát triển sản phẩm là chiếc vô tuyến, đầu tiên vô tuyến chỉ có hai màu là đen và trắng, sau đó các doanh nghiệp đã cải tiến thành vô tuyến màu, như vậy là đã mở ra nhu cầu cho người tiêu dùng đối với loại vô tuyến này, sau đó các doanh nghiệp lại cải tiến có thêm bộ điều khiển từ xa… Tóm lại một doanh nghiệp muốn thành công thì phải luôn là người đầu tiên đưa ra các sản phẩm có giá trị sử dụng mới thích hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Phải tổ chức một mạng lưới bán hàng hợp lý bảo đảm hoạt động tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc tổ chức một mạng lưới bán hàng hiệu quả là điều phải quan tâm. Qúa trình tái sản xuất gồm 4 khâu: Sản xuất-phân phối-trao đổi-tiêu dùng. Trong đó khâu trung gian phân phối-trao đổi quyết định đến tốc độ quay vòng của một quá trình sản xuất. Các công cụ kinh tế mà các doanh nghiệp áp dụng để tổ chức bán hàng được tốt đó là: Quảng cáo, tổ chức các hội nghị khách hàng, khuyến mại… Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt này quảng cáo là một hình thức khá hay để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng từ đó có thể kỳ vọng số lượng khách hàng tăng lên. Một số chính sách Marketing mà doanh nghiệp thường áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm: +Đối với khách hàng đến lần đầu, cần phải phục vụ một cách chu đáo và thật tốt để từ đó họ có thể quảng cáo miễn phí cho doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cần phải tránh trường hợp là khi thất khách vãng lai thì bán thật đắt vì nghĩ rằng họ chỉ đến một lần thôi, ý nghĩ đó thật là quá lạc hậu và không còn thích hợp trong cơ chế thị trường. +Đối với khách hàng mua với số lượng lớn thì phải giảm giá hoặc chiết khấu cho họ, từ đó mới có thể lôi kéo và giữ được khách hàng. Biện pháp tương tự được áp dụng đối với khách hàng chung thân, vì họ mua hàng đều đặn của ta nên cần phải có giá cả mềm mỏng hơn mới mong giữ được khách hàng. Các khách hàng trên có thể xếp thành một nhóm mà doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm vì chính họ chứ không ai khác là “thượng đế” mà doanh nghiệp phải quan tâm, phục vụ. Ngoài ra doanh nghiệp cần mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, biến thị trường tiềm năng thành thị trường thực tế của doanh nghiệp. Chương II.Phân tích thực trạng về kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ ở công ty cổ phần kính mắt Hà Nội 2.1 Những đặc điểm chung của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội liên quan đến hoạt đông tiêu thụ sản phẩm 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội tiền thân là xí nghiệp kính mắt Hà Nội,xí nghiệp kính mắt Hà Nội dựoc thành lập ngày 20 tháng 11 năm 1992 theo quyết định số 294/QĐ_UB của UBND thành phố Hà Nội, theo quyết định trên, xí nghiệp kính mắt Hà Nội tổ chức trên cơ sở sáp nhập các bộ phận: _ Dây chuyền gia công kính ở Thịnh Hào. _ Dây chuyền gia công kính ở tràng Tiền. _ Cửa hàng kính 48 Tràng Tiền. Việc thành lập xí nghiệp kính mắt Hà Nội là bước phát triển của phân xưởng kính nguyên thuộc xí nghiệp dựoc phẩm Thịnh Hào nằm trong xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nội . Phân xưởng kính thành lập từ lúc đó đã bao gồm xưởng kính và cửa hàng. Tuy thời gian sau này cửa hàng kính đưa về cửa hàng thuốc 54 Tràng Tiền quản lý, song nó vẫn hạch toán độc lập và quan hệ chặt chẽ với phân xưởng kính. Nhìn chung phân xưởng và cửa hàng đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về kính cho nhân dân thủ đô trong những năm qua. Không những vậy nhờ sự giúp đỡ của xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nội và bằng vốn tích luỹ, xưởng kính và cửa hàng đã phát triển thêm cả về qui mô và chất lượng phục vụ, nhất là từ khi xoá bỏ bao cấp. Xưởng kính lúc đầu chỉ có một máy mài kính của Italia viện trợ, đã mua thêm 4 máy 12 trục đưa sản lượng từ 1.000 chiếc lên tới 6.000 chiếc/tháng.. Năm 1991 xưởng kính mở thêm dây truyền sản xuất kính hai tròng.Năm 1992 được hội Hữu Nghị Pháp Việt viện trợ dây chuyền kính Plastic với sản lượng 5.000 chiếc /tháng đã được lắp đặt chạy thử đưa vào hoạt động tại phố Tràng Tiền. Cửa hàng kính trong mấy năm qua đã tiến hành sửa sang lại cơ sở sản xuất kinh doanh và cải tiến hình thức kinh doanh, dịch vụ. Nhờ đó đã đưa doanh thu hàng tháng tăng lên nhiều lần so với thời kì bao cấp. Trong các năm qua, xưởng kính và cửa hàng kính luôn hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, làm đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Điều quan trọng nữa là đã tổ chức tốt sản xuất, dịch vụ , thoả mãn căn bảnnhu cầu về kính mắt chữa bệnh co nhân dân, chấm dứt tình trạng căng thẳng thiếu kính của những năm bao cấp. Trong kế hoạch 1993_1995, được sự quan tâm giúp đỡ của UBND và sở y tế thành phố, với sức vươn lên của một xí nghiệp trẻ mới thành lập, Xí nghiệp kính mắt Hà Nội đã phát triển và đổi mới theo phương hướng sau: _Mở rộng số lượng và chủng loại sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nữa mọi nhu cầu của người cần đeo kính, xí nghiệp sẽ làm thêm các số kính cận cao, kính loạn thị,các loại kính màu, làm thêm gọng kính và lắp kính hoàn chỉnh. _Tiếp tục tăng thêm năng lực sản xuất,đổi mới công nghệ huy động các nguồn vốn, tranh thủ liên kết liên doanh với nhiều đối tượng trong và ngoài nước,xí nghiệp sẽ nâng cấp và đại tu các thiết bị cũ, nhập thêm các loại phôi cho dây chuyền mới, hoàn chỉnh công nghệ gia công kính hai tròng, nâng cao chất lượng kính Plastic đạt trình độ xuất khẩu. _Nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ, mua thêm thiết bị, mở rộng phòng khám mắt, cải tiến cách dịch vụ bán và lắp kính. Mở thêm các điểm bán hàng, liên kết với các cơ sở y tế khác, mở rộng mạng lưới kinh doanh tới cấp huyện và địa phương khác. *Nhiệm vụ năm 1995_2000: Trong 3 năm qua xí nghiệp đã không những đứng vững trên thị trường mà còn không ngừng phát triển để đáp ứng mọi nhu cầu dùng kính ngày một tăng của toàn xã hội. Chất lượng sản phẩm của xí nghiệp không ngừng được nâng cao, phong cách phục vụ khách hàng chu đáo, uy tín ngày một cao hơn đối với khách hàng nhờ đó mà mạng lưới kinh doanh được mở rộng. Tuy nhiên do tính cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thì sự cố gắng đó của xí nghiệp kính mắt Hà Nội vẫn còn gặp khó khăn do chưa phát huy hết nội lực, tiềm lực của mình. Để thích ứng trong cơ chế cạnh tranh đầy năng đông này. Đồng thời để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của xã hội, và của thị trường vì sản phẩm của xí nghiệp được nhà Nước khuyến khích, ngày 29 tháng 12 năm 1999 UBND thành phố Hà Nội đã chuẩn y chuyển xí nghiệp kính mắt Hà Nội thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước thuần tuý thành công ty cổ phần kính mắt Hà Nội. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY Cổ PHầN KíNH MắT Hà NộI. Tên giao dịch quốc tế: HANOI OPTICAL JOINT_STOCK COMPANY (HANOI _ OPTIC). Trụ sở giao dịch: Số 48 _ Tràng Tiền _Hoàn Kiếm _ Hà Nội. Thời gian hoạt động: 30 năm kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh. Vốn điều lệ: 7.200.000.000 đồng. Trong đó vốn Nhà Nước: 2.016.000.000 đồng. Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá. _ Giá trị thực tế: 22.383.232.238 đồng Trong đó phần vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp là: 3.180.119.938 đồng Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội kinh doanh các ngành nghề sau: _Sản xuất và kinh doanh các loại mắt kính, gọng kính và kính mắt hoàn chỉnh. _ Mở các cơ sở khám và điều trị các bệnh về mắt. _ Xuất khẩu _ nhập khẩu các loại mắt kính, gọnh kính thiết bị y tế và các loại vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội tuy mới thành lập, và đi vào hoạt động được 2 năm nhưng công ty đã khẳng định được mình trên thương trường, khẳng định uy tín của công ty qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ. Sự năng động và thích ứng trong cơ chế thị trường là điều kiện đảm bảo thành công cho mọi công ty, công ty kính mắt đang từng bước tạo nièm tin trong lòng người dân,mở rộng qui mô sản xuất, tăng năng suất để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu người dân. 2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội. Để thực hiện được phương hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với loại hình công ty cổ phần. Hệ thống tổ chức quản lý cần được tổ chức lại theo mô hình có tính nguyên tắc sau. 2.1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty,là kết quả tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển phương hướng hoạt động của công ty,em nhận thấy công ty có một số đặc điểm chủ yếu dưới đây có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sẩn phẩm.Cóthể nêu lên một số đặc điểm chủ yếu sau. 2.1.3.1. Những đă diểm về sản phẩm kính mắt của công ty. Mỗi loại sản phẩm đều có đặc điểm riêng (hay chính là các công dụng, tác dụng để phân biệt đối với các sản phẩm khác) mà căn cứ vào đó ta có thể phân biệt sẳn phẩm này vói sản phẩm khác, sản phẩm kính mặt rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên chúng có một số đặc điểm chủ yếu sau. - Đặc điẻm về thông só kỹ thuật: Đó là các đặc điểm về độ tụ của mắt kính, chiết suất của chất làm kính, độ bóng nhẵn của mắt kính, độ dẻo dai cua mắt kính..... +Đặc điểm về độ tụ của mắt kính:Đay là dậc điẻm quan trọng nhất. Mỗi người đều có thị lực (khả năng nhìn) khác nhau, do đó mắt kính phải đảm bảo yêu cầu: độ của kính phải phù hợp với độ mắt của từng người, chính xác hơn là độ của mỗi mắt kính phải phù hợp với độ của mỗi mắt của từng người. Đặc điểm này là yêu cầu đầu tiên của khách hàng về kính mắt, đó là điều dĩ nhiên vì nếu không đúng độ thì làm sao có thể nhìn thấy được +Các đặc điểm khác : chiết suất, độ bóng, nhẵn của kính mắt, độ dẻo dai.... phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chiết suất của mắt kính phải ngang bằng với chiết suất của thuỷ tinh thể của mắt (nếu không sẽ có cảm giác nhìn sai lệch do khúc xạ ánh sáng) Độ bóng, nhẵn ,dẻo dai ....đảm bảo cho kính có thể chịu được một số va chạm nhỏ mà không vỡ.... -Đặc điểm về hình thức: Đặc điểm này chủ yếu là đặc điểm của gọng kính và màu của mắt kính mang lại. Khách hàng của doanh nghiệp rất nhiều với các nhu cầu về kính mắt rất phong phú,khác nhau.Tuy nhiên doanh nghiệp có thể dựa vào đặc điểm này để phán đoán thị trường chính xác và hiệu quả nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Có thể phân chia thị trường thành các nhóm theo các tiêu thức : - Giới tính - Tuổi tác - Nghề nghiệp - ................... Đối với mỗi nhóm thì nhu cầu về hình thức kính mắt là khác nhau. Ví dụ như: Gọng kính và màu mắt kính của nam giới thì phải khác của nữ giới. Kính của cụ già thì phải khác với kính của hạ sinh..... 2.1.3.2 Đặc điểm về nguyên liệu sản xuất sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Do công ty đang thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nên nguyên liệu phải rất phong phú về chủng loại và nguồn gốc. STT Nguyên vật liệu Nguồn cung cấp 1 Phôi cho sản xuất khuân CORNING _Pháp 2 Dao phay các loại UNICORN _ Pháp 3 Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất khuân Wittsburg _Hongkong LOH ASIA_ HongKong 4 Nguyên vật liệu sản xuất Gasket Việt Nam 5 Nguyên vật liệu sản xuất CR 39 PPG _ Mỹ 6 CHPC _ xúc tác cho quá trình polymer hoá chất CR 39 Đức 7 Các chất tẩy rửa chất lượng cao Việt Nam, Thái Lan 8 Phôi thuỷ tinh dùng cho sản xuất và khuân 2 tròng CORNING _ Pháp. 9 NVL khác dùng cho Sx khuân 2 tròng thuỷ tinh Wittsburg _ HongKong LOH ASIA_ HongKong 10 Các loại dầu nhớt sử dụng cho sản xuất Việt Nam, Đức Xuất phát từ đặc điểm trên, đặc điểm về các thông số kỹ thuật đặc biệt là các thông số về chiết suất và độ dẻo dai, một số kính mắt có yêu cầu cao nên nước ta chưa sản xuất được như kính mắt sát tròng, nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài. Vì vậy nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất cho công ty kính mắt là khá phong phú: Pháp, Mỹ, Thái Lan.... như trên đã liệt kê. 2.1.3.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty: Khác với ngành kinh doanh khác, ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kính mắt đòi hỏi mỗi công nhân, nhân viên trong công ty phải có một trình độ, tri thức nhất định về các sản phẩm kính mắt và các tính năng công dụng của nó. Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy tỷ lệ công nhân có trình độ đại học khá cao. Dưới đây là cơ cấu tổ chức vế nguồn nhân lực của nhà máy CR39 Gia Lâm. STT Chức Vụ Số Người Giám Đốc Điều Hành Nhà Máy 01 01 Phân Xưởng Thuỷ Tinh 23(2 Ca) Quản Đốc Phân Xưởng 01 Kỹ Sư Quang Học Kỹ Sư Công Nghệ 02 Kỹ Sư Quang Học Công Nhân(2 Ca) 20 Công Nhân 02 Phân Xưởng CR39_Gia Lâm 86 (2 ca) Quản Đốc Phân Xưởng 01 Kỹ Sư Công Nghệ Khâu Trộn Rửa Tráng Cứng Khuôn 03 Kỹ Sư Hoá Khâu Nhiệt Hoá Khí 02 Kỹ Sư Hoá Nhiệt Công Nhân(2 ca) 80 Khâu Rót Khuôn 08 Khâu Lắp Khuôn 08 Khâu Lắp Kẹp 04 Khâu Nhiệt Hoá Nước 04 Khâu Rửa Cells 04 Khâu Tháo Gas Ket (Mắt Viên) 06 Khâu Tháo Gas Ket (Mắt Cận) 06 Khâu Mở Khuôn (Mắt Cận) 12 Khâu Cắt Ba Via (Mắt Cận) 02 Rửa Mắt CR39 Sau Cắt Ba Via 06 Kiểm Tra Chất Lượng sản Phẩm 12 Kho Khuôn Và Gas Ket 04 Công Nhân Phục Vụ Sản Xuất 04 03 Phân Xưởng 2 Tròng Thuỷ Tinh 13 (2 Ca) Quản Đốc Phân Xưởng 01 Kỹ Sư Công Nghệ Khâu Nhiệt Hoá 02 Kỹ Sư Hoá_Nhiệt Công Nhân (2 Ca) 10 04 Phân Xưởng Cơ ĐiệnBảo Dưỡng 06 (2 Ca) Quản Đốc Phân Xưởng 01 Kỹ Sư Cơ Khí Bảo Dưỡng Hệ Thống Điện 01 Kỹ Sư Điện Công Nhân (2 Ca) 04 05 Bộ Phận Hành Chính& Phục Vụ 10 Nhân Viên Hành Chính, Tạp Vụ 02 Nhân Viên Văn Phòng 01 Kế Toán 01 Tổ Bảo Vệ 06 Tổng cộng: 139 Qua bảng trên, ta có thể rút ra kết luận trong tổng số 139 người gồm có 14 kỹ sư, đây cũng là một tỷ lệ khá cao về số người có trình độ đại học trong tổng số công nhân với tỷ lệ. Đại học: 14 người chiếm 10%. Trung cấp 125 người chiếm 90%. 2.2 Phân tích kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần kính mắt Hà Nội. 2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty được phản ánh khá toàn diện trên nhiều mặt hoạt động. ậ đây em chỉ đi sâu phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm trên các mặt chủ yếu sau. Thứ nhất: Kết quả thực hiện hai chỉ tiêu tổng doanh thu và nộp ngân sách nhà nước của công ty trong năm 2000 và quí I_2001. Được phân theo các tiêu thức bán buôn, bán lẻ và các dịch vụ khác. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu trên được thể hiện ở biểu đồ số 1: Chỉ tiêu Quí I_2000 Quí II_2000 Quí III_2000 Quí IV_2000 Quí I_2001 Tổng doanh thu 9.003.203.155 9.762.845.233 12.642.575.000 14.533.402.633 16.632.200.175 Bán buôn 1.000.456.133 1.800.215.133 2.544.333.000 3.844.686.549 4.112.461.645 Bán lẻ 5.000.000.652 7.500.000.111 7.655.243.000 8.537.113.113 9.612.500.235 Dich vụ khác 3.002.746.370 462.629.989 2.442.999.000 2.151.602.971 2.907.238.289 Nộp ngân sách 999.600.323 1.000.293.000 1.250.345.000 1.374.752.015 1.423.251.000 Biểu số 1: Kết quả thực hiện hai chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách năm 2000 và quí I năm 2001. Đơn vị tính: VNĐ. Để biết chính xác, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước đã tăngtrong từng thời kỳ, em xin tổng kết ở bảng dưới đây. Chỉ tiêu Quí II/I_2000 Quí III/II_2000 Quí IV/III_2000 Quí I_2001/IV_2000 Tỷ lệ % tăng doanh thu 108.44% 129.5% 114.96% 114.44% Tỷ lệ % tăng phần nộp ngân sách 100.06% 124.99% 109.9% 103.52% Biểu số 2: Tỷ lệ % tăng doanh thu và phần nộp ngân sách. Nhận xét : Xét về mặt doanh thu. DTth Kdt = DTt Trong đó : Kdt: tốc độ tiêu thụ quý sau so với quý trớc. DTth: doanh thu quý sau DTt:doanh thu quý trớc kế tiếp. Xin xem trong bảng tổng kết tỷ lệ % tăng doanh thu(Biểu đồ số 2 ) ta nhận thấy. Tốc độ tiêu thụ trong năm 2000 và quý 1 năm 2001 là rấy khả quan. Cụ thể: Doanh thu quý II năm 2000 so với quý I năm 2000 tăng 8,44% Doanh thu quý III năm 2000 so với quý II năm 2000 tăng 29,5% Doanh thu quý IV năm 2000 so với quý III năm 2000 tăng 14,96% Doanh thu quý I năm 2001 so với quý IV năm 2000 tăng 14,4% Đây là một kết quả rất đáng mừng. Tốc độ tăng doanh thu trong quý đạt con số khoảng 15%, đó là kết quả nỗ lực phấn đấu trong toàn bộ công ty. Mặc dù mới được cổ phần hoá song công ty đã từng bước hoàn thiện cơ chế quảnlý, từng cán bộ công nhân viên phong cách làm việc. Với những thành tựu đạt đợc ở trên đây chắc chắn rằng trong tương lai công ty còn phát huy được hơn nữa. Xét về mặt giá trị nộp ngân sách nhà nước. Theo kết quả đã tính toán ở Biểu 2, chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước tăng một cách đều đặn nhịp nhàng so với doanh thu tiêu thụ của công ty. Điều này cho thấy công tác quản lý các nguồn vốn của công ty là ổn định kịp thời chính xác. Năm 2000 khi chính thức bước vào cổ phần hoá, công ty tính thuế nộp ngân sách nhà nước theo hệ thống thuế VAT thay cho thuế doanh thu, nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu doanh thu, thuế nộp ngân sách. Điều này có thể suy rộng ra công tác tài chính, kế toán trong công ty đã bắt đầu đi vào ổn định, nhịp nhàng , chặt chẽ và hiệu quả. Thứ hai: Kết quả thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu QuýI-2000 Quý II-2000 Quý III-2000 Quý IV-2000 Quý I-2001 Lợi nhuận 495.839.000 632.139.000 998.3765.000 1.025.980.000 1.245.363.000 Tốc độ tăng lợi nhuận(lần) 1,275 1,5799 1,027 1,214 Biêu đồ 3: Kết quả thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận. Theo tính toán ở biểu đồ 3. Tốc độ tăng lợi nhuận tong các quý :quý II-2000,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0292.doc
Tài liệu liên quan