Đề tài Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU

PHỤ LỤC

 

Chương I: Cơ sở lý luận

1. Nội dung xuất khẩu

1.1. Thị trường xuất khẩu

1.2Gía cả xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU

1.3 Gía cả xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU

Chương II: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU.

I. Thị trường EU và những quy định của thị trường EU đối với hàng dệt may sang thị trường EU.

1. Thị trường EU

2. Những quy định của thị trường EU đối với hàng dệt may xuất khẩu

2.1. Những quy định về xuất xứ hàng hóa

2.2. Những quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

2.3. Những quy định khác

2.4. Quy định mà bộ Thương mại với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU.

II. Thực trạng xuất khẩu dệt may vào thị trường EU.

III.Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU.

1. Biện pháp từ phía chính phủ

2. Biện pháp từ phía doanh nghiệp

IV. Đánh giá về khẳ năng xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang thị trường EU.

1. Thành tựu

1.1. Đối với ngành dệt

1.2. Đối với ngành may

1. Hạn chế

Đối với ngành dệt

Đối với ngành may

3. Đánh giá về tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38,133.45 USD/Tấn 22 Cat.90 Tấn 68.20 122,808.07 1,800.79 USD/tấn 23 Cat.112 Tấn 0.03 626.62 18,988.48 USD/tấn 24 Cat.120 Tấn 4.66 176,530.24 37,918.64 USD/tấn 25 Cat.136 Tấn 1.01 20,734.89 20,564.21 USD/tấn 26 Cat.141 Tấn 0.11 1,906.00 17,171.17 USD/tấn 27 Cat.142 Tấn 0.38 5,760.00 15,000 USD/tấn 28 Cat.154 Tấn 0.04 390.00 9,750 USD/tấn 29 Cat.156 Tấn 0.05 667.58 13,351.23 USD/tấn 30 Cat.157 Tấn 67.59 399,959.27 5,917.23 USD/tấn 31 Cat.159 Tấn 163.25 6,149,148.32 37,666.87 USD/tấn 32 Cat.160 Tấn 0.64 25,904.40 40,198.01 USD/Tấn Tổng kim ngạch xuất khẩu 652,365,744.64 Chương II: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU i. Thị trường EU và những qui định của thị trường EU đối với hàng dệt may xuất khẩu vào EU. Thị trường EU. EU là một thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may, chiếm 49% tổng giá trị nhập khẩu của toàn thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU vào khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẳn và hàng dệt các loại. Các nước EU lại đang có xu hướng chuyển nguồn nhập khẩu sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động giá rẻ của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tỷ trọng mậu dịch 43% trong nội bộ khối và 17% nhập từ các nước đang phát triển dang dần được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các nước Châu á- khu vực sản xuất hàng dệt may lớn nhất, chiếm tỷ trọng 60% khối lượng hàng dệt may xuất khẩu của toàn thế giới. Các nước thuộc EU là thị trường nhập khẩu dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng lên đến trên 23%/năm. Trong EU thì Đức là nước nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam lớn nhất, chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Pháp( 14% ), Hà Lan( 12% ), Italia( 9% ) các nước khác chiếm 8%. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU bắt đầu tăng mạnh từ khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký tắt vào tháng 12-1992 và tiếp tục được điều chỉnh bổ sung cho từng giai đoạn. Các sản phẩm chủ lực chiếm tới 70% giá trị kim ngạch là những hàng quen làm, dể thu lợi nhuận như: áo Jacket( 51,7%), áo len và dệt kim( 3.9%), quần âu(5%), T- shirt và Polo shirt ( 3.4% ). Các sản phẩm có yêu cầu kỷ thuật phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam vẩn chưa san xuất được hoặc sản xuất với tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, thị trường EU là một thị trường có sức tiêu thụ lớn. Bên cạnh đó thì tính cạnh tranh cũng rất cao . Do đó ma hàng Việt Nam muốn cạnh tranh được trên thị trường rộng lớn này thì phải không ngừng đổi mới chất lượng, cải thiện mẩu mã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường này Những quy định của EU đối với hàng dệt may xuất khẩu. 2.1. Những quy định về xuất xứ hàng hóa Trước đây đánh giá nguồn gốc xuất xứ xủa nguyên vật liệu sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm dệt may trên quy mô lảnh thổ Việt Nam. Nhưng hiện nay, liên minh Châu âu( EU ) quy định nguồn gốc xuất xứ của nguyên vật liệu sản xuất ra các thành phẩm trên quy mô khu vực ASEAN. Các nước ASEANcó thể mua nguyên vật liệu của nhau để sản xuất ra các hàng dệt may thành phẩm, sau đó xuất khẩu sang thị trường EU và những nước này vẩn được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam. 2.2. Những quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Các sản phẩm dệt may tiêu thụ trên tthị trường EU bao gồm: áo T-shirt, áo len, áo nỉ, quần dài, quần short, sơ mi nữ, sơ mi nam, khăn bông, găng tay, bít tất, quần lót nhỏ, áo khoác nam, áo khoác nữ, bộ pyjama, ga trải giường, áo jacket, áo dài nữ, quần dệt kim, bộ quần áo nữ, áo lót nhỏ vải tổng hợp, khăn trải bàn thêu, sợi tổng hợp quần áo khác, lưới sợi, khăn trải giường lanh đều phải đặt tiêu chuẩn của hệ thống quản lý ISO 9000-2000. 2.3. Ngoài ra còn có những quy định khác về: nhãn hiệu hàng hóa dệt may, quy định về môi trường, quy định về bao bì và phế thải bao bì sản phẩm… 2.4. Bên cạnh những quy định của EU thì Bộ Thương Mại cũng có những quy định mang tính chất hướng dẩn việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU là: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:  1. Phạm vi áp dụng hạn ngạch Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU, Thổ Nhĩ Kỳ cat 29 chủng loại hàng (Cat.) và sang thị trường Canada cú 14 chủng loại hàng (Cat.) được quy định tại phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 2. Đối tượng được giao và thực hiện hạn ngạch Thương nhân được giao và thực hiện hạn ngạch phải có đủ các điều kiện sau: - Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đó đăng ký mó số kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc cú Giấy phộp đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; - Có năng lực sản xuất hàng dệt may; đối với các thương nhân kinh doanh thương mại (không có cơ sở sản xuất) phải có hợp đồng hợp tác sản xuất, hợp đồng cung ứng sản phẩm xuất khẩu với các nhà sản xuất; - Không vi phạm các quy định hiện hành cũng như các quy định của Hiệp định trong năm 2003. 3.Thực hiện cấp giấy phép xuất khẩu ( Export Licence) tự động đối với: - Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU; - Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ (trừ chủng loại hàng- Cat. 6, 35, 41). Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu tự động thực hiện tại các phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực của Bộ Thương mại ( hoặc đơn vị được Bộ Thương mại uỷ quyền) tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. 4. Thực hiện việc giao hạn ngạch đối với: + Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Canada; + Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Thổ Nhĩ Kỳ các chủng loại hàng (Cat.) 6, 35, 41. Thương nhân thực hiện hạn ngạch theo Thông báo giao hạn ngạch của Bộ Thương mại hoặc của Sở Thương mại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chớ Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng ( cơ quan được UBND cỏc thành phố uỷ quyền giao hạn ngạch).  II. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO HẠN NGẠCH  1- Quy định về cấp Giấy phép xuất khẩu (E/L) và giao hạn ngạch hàng xuất khẩu sang thị trường EU, Thổ Nhĩ Kỳ Hàng tuần, Bộ Thương mại sẽ thông báo tình hình cấp Giấy phép xuất khẩu tự động và số lượng hạn ngạch còn lại trên báo Thương mại và địa chỉ Website của Bộ Thương mại ( www.moi.gov.vn ) và tại các phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực, đồng thời có hướng dẫn giải quyết đối với những chủng loại hàng có khả năng xuất khẩu hết hạn ngạch để thương nhân biết và thực hiện, cụ thể: - Trong quý I hoặc quý II/2004 khi cấp Giấy phép xuất khẩu tự động đạt mức 70% hạn ngạch cơ sở và đạt mức 85% trong quý III hoặc trong quý IV/2004 đối với từng chủng loại hàng (Cat.), Bộ Thương mại sẽ ngừng cấp giấy phép xuất khẩu tự động. Phần hạn ngạch còn lại sau khi ngừng cấp giấy phép xuất khẩu tự động Liên Bộ sẽ giao về các Sở Thương mại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng và giao trực tiếp cho các thương nhân khác. - Việc giao hạn ngạch còn lại dựa trên cơ sở: + Tỷ lệ phần trăm số lượng hạn ngạch thực hiện của từng Cat. đến thời điểm thông báo ngừng cấp giấy phép tự động. + Các đơn hàng đó sản xuất chờ xuất khẩu, đó nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất + Các hợp đồng gia công xuất khẩu ký với khách hàng là nhà công nghiệp châu Âu, do Uỷ ban châu Âu giới thiệu hoặc ký trực tiếp với khách hàng Cộng đồng châu Âu ( EU). + Các hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may sử dụng vải nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam. 2- Quy định về giao hạn ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada, Thổ Nhĩ Kỳ ( Các Cat. 6, 35, 41) - Hạn ngạch được giao căn cứ tỷ lệ phần trăm số lượng thực hiện hạn ngạch của từng chủng loại hàng (cat.) trong năm 2003. - Thời gian giao hạn ngạch + Đợt 1: vào khoảng tháng 11/2003, giao hạn ngạch cho Thương nhân trên cơ sở thành tích xuất khẩu sang Canada và Thổ Nhĩ Kỳ ( Cat. 6, 35 và 41) của 9 tháng đầu năm 2003. + Đợt 2: vào khoảng cuối tháng 01/2004, giao hạn ngạch còn lại cho thương nhân có thành tích xuất khẩu trong 3 tháng cuối năm 2003. - Thủ tục đăng ký hạn ngạch Thương nhân có nhu cầu sử dụng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Canada và Thổ Nhĩ Kỳ (Cat. 6, 35 và 41) năm 2004 gửi đăng ký (theo mẫu đánh kèm) về Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu) 21 Ngô Quyền, Hà Nội và gửi về Sở Thương mại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng (nếu là những thương nhân trực thuộc thành phố) trước ngày 15/11/2003 và phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của việc kê khai các tiêu chí trong đơn đăng ký hạn ngạch.  III. QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN HẠN NGẠCH  1- Hiệu lực thực hiện: Hạn ngạch năm 2004 cú hiệu lực thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2004 đến ngày 31 tháng 12 năm 2004. 2- Hoàn trả Thương nhân không có khả năng thực hiện hạn ngạch được giao phải có văn bản hoàn trả lại Bộ Thương mại. - Hạn ngạch hoàn trả trước tháng 9/2004, sẽ được tính vào hạn ngạch tiêu chuẩn năm sau. - Hạn ngạch hoàn trả từ tháng 9/2004 trở đi sẽ không tính vào hạn ngạch tiêu chuẩn năm sau. Hạn ngạch được giao nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không hết mà không hoàn trả sẽ bị trừ 3 lần số lượng hạn ngạch không sử dụng vào tiêu chuẩn hạn ngạch năm sau. 3- Chuyển đổi hạn ngạch Trong trường hợp có nhu cầu chuyển đổi hạn ngạch giữa các chủng loại hàng (Cat.) thương nhân có văn bản gửi Bộ Thương mại hoặc các Sở Thương mại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng đề nghị xem xét, giải quyết phù hợp với quy định của Hiệp định. Tỷ lệ chuyển đổi giữa các Cat. như phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. 4- Uỷ thác và nhận uỷ thác Việc uỷ thác và nhận uỷ thác được thực hiện theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31tháng 7 năm 1998 và Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ. 5- Phí hạn ngạch Mức thu phí han ngạch từng chủng loại hàng (cat.) được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1698/TM-XNK ngày 01 tháng 10 năm 2002 của Bộ Thương mại, cụ thể như phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Thương nhân nộp phí hạn ngạch cho từng lô hàng xuất khẩu. Khi làm thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, thương nhân xuất trình với Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực chứng từ đó nộp phí hạn ngạch vào tài khoản của Bộ Thương mại số 920.90.023 tại kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội. IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH  1- Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện các điều khoản của Hiệp định đó ký và các quy chế đó ban hành, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong nước và nước ngoài giải quyết kịp thời những phát sinh trong qúa trình thực hiện. Kết quả việc giao hạn ngạch và tình hình thực hiện hạn ngạch được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang web: www.mot.gov.vn của Bộ Thương mại. 2- Thương nhân thực hiện đúng các quy định của Thông tư Liên tịch và các quy định của Hiệp định buôn bán hàng dệt may ký với EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong trường hợp vi phạm, tuỳ mức độ sẽ bị xử lý từ thu hồi hạn ngạch đến đình chỉ phân giao hạn ngạch hoặc theo quy định của pháp luật. Cụ thể: 2.1- Thương nhân chuyển tải bất hợp pháp hàng hoá, làm và sử dụng Giấy phép xuất khẩu (E/L) giả, C/O giả, giả mạo hồ sơ bị thu hồi hết hạn ngạch, không phân hạn ngạch năm sau và chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý. 2.2- Thương nhân khai không đúng nội dung đơn xin hạn ngạch, đơn xin Giấy phộp xuất khẩu, lẩn tránh việc kiểm soát hạn ngạch của Liên Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp bị thu hồi hết hạn ngạch, không giao hạn ngạch bổ sung. 2.3- Thương nhân khai sai năng lực sản xuất, sai kim ngạch xuất khẩu để được giao hạn ngạch bổ sung thỡ thu hồi phần hạn ngạch được cấp do khai báo sai và phạt 30% hạn ngạch theo tiêu chuẩn được cấp. Thông tư Liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Như vậy những sản phẩm dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU chịu rất nhiều những quy định khắt khe. Do vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải tuân thủ để thành công trên thị trường này. II. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU của Việt Nam. Hàng dệt may- mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. EU là thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ những năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa dệt may sang một số nước của EU như Đức, Pháp, Anh… Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may. Cụ thể, sau khi hiệp định này được ký ngày 15 tháng 12 năm 1992 và có hiệu lực năm 1993, từ chổ hầu như bị cấm vận, nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu vào EU đến năm 2000 đạt 609 triệu USD, năm 2006 đạt 5,2 tỷ USD( theo số liệu thống kê của cục hải quan Việt Nam ). Hiện nay, xuất khẩu dệt may sang thị trường này chiếm 34%- 38% tống kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hiệp định buôn bán hàng dệt may từ khi có hiệu lực cho đến nay đã có 4 lần được gia hạn và điều chỉnh tăng ngạch. Theo hiệp định này, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường EU với lượng hàng 21. 938 tấn – 23. 000 tấn. Năm 2006 được coi là năm rất thành công của ngành dệt may Việt Nam, đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của ngành dệt mat tại thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các nước thành viên, từ các nước thành viên cũ như Đức, Anh, Pháp… đến thành viên mới như CH Séc, Aó, Ba Lan, Hungary… đều có sự tăng trưởng mạnh. Kết quả này thể hiện sự tăng trưởng ở tất cả các nước EU, chứ không chỉ tập trung vào một vài thị trường. Điều này chứng tỏ khẳ năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại EU. Theo số liệu thống kê của tổng cục Việt Nam sang thị trường năm 2006 dạt 1,243 tỷ USD, tăng 37,46% so với năm 2005. Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức đạt kim ngạch cao nhất trong cácnước thành viên EU, đạt 321 triệu, tăng 35,68% so với năm 2005. Tiếp đến là Anh với tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là 43%, đạt 220 triệu USD và Pháp với tốc độ tăng 37%, kim ngạch xuất khẩu 142 triệu USD. Xuất khẩu sang Hà Lan đạt được 116 triệu USD, tăng 46% và xuất khẩu sang Tay Ban Nha đạt 109 triệu USD, tăng 30%... Tiếp theo những kết quả xuất khẩu tốt đẹp trong năm 2006, dự đoán xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong năm 2007 tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong năm 2006, các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic… và giảm xuất khẩu ở một vài mặt hàng như áo len, đồ lót, caravat, khăn, quần áo jacket… Xét về trị giá, mặt hàng quần là chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất, tăng tới 81 triệu USDso với năm 2005, đạt 205 triệu USD. Đứng thứ hai là mặt hàng áo jacket với mức tăng 63 triệu. Tuy nhiên, xét theo tổng kim ngạch xuất khẩu thì áo jacket là mặt hàng có kim ngạch xuất cao nhất đạt 246 triệu USD. Đứng thứ ba là áo thun, với mức chênh lệch kim ngạch xuất khẩu lên tới 50 triệu USD, tăng 81% so với năm 2005, đạt 112 triệu USD. Trong khi xuất khẩu áo sơ mi lại tăng thấp, chỉ tăng 9 triệu USD, tương đương với 8,32% so với năm 2005 , đạt 117 triệu USD – là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng cao thứ ba. Trong khi đó, xuất khẩu đồ lót và mặt hàng áo len lại giảm so với năm 2005. Bên cạnh đó, các mặt hàng như áo gió, áo ghilê, khăn, màn… cũng giảm xuất khẩu sang EU. Các mặt hàng như túi ngủ, quần áo mưa, găng tay, áo Kimono có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng rất cao trong năm 2006. Cùng với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, xuất khẩu các chủng loại mặt hàng xuất khẩu truyền thống, xuất khẩu các chủng loại mặt hàng này tiếp tục tăng trong năm 2007. Trong năm 2006, có 1. 300 doanh nhiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Trong đó, Công ty Cổ phần May 10 và Công ty may Việt Tiến là 2 đơn vị có kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất, hơn 30 triệu USD. Đứng thứ hai là công ty TNHH Triumph International và công ty May mặc Quảng Việt với hơn 18 triệu USD. Vị trị xuất khẩu lớn thứ 3 là Công ty may Đức Giang với 17 triệu USD và đưngs thứ tư là Công ty May Nhà Bè với hơn 16 triệu USD. Tuy nhiên , việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đang gặp một số khó khăn: Một là, thiếu hạn ngạch hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU,mà phải thông qua trung gian nên gần 80% hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU phải gia công qua nước thứ ba, hiệu quả kinh tế thấp. Hai là, số lượng hàng hóa EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với các nước nhập khẩu sang thị trường EU, chỉ bằng 5% Trung Quốc, 10 – 20% của các nước ASEAN. Ba là, Số hạn ngạch bị hạn chế thành nhiều nhóm hàng so với các nước khác. Thái Lan có 20 nhóm hàng, Singapore có 8 nhóm hàng, Việt Nam có 29 nhóm hàng ( năm 1998 ). Bốn là, sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm có yêu cầu kỷ thuật phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam chưa sản xuất được với một tỉ lệ rất thấp Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu là theo hình thức gia công ( chiếm tỷ trọng gần 80% ) nên hiệu quả thực tế vẩn còn thấp. Nguyên nhân: Một là, Ngạnh dệt may vẩn còn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu của nhành may. Hai là, Sự dể dải và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển nhanh nhưng vẩn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khă năng cạnh tranh. Bên cạnh đó thì thị trường EU đòi hỏi chất lượng và mẩu mã rất cao, hàng dệt may Viêt Nam phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia… Ba là, phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý nên không phát huy được hết tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp. Bốn là, Những rào cản trong Thương mại dệt may tại thị trường EU. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, ngoài nổ lực của chính phủ tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc, các nước ASEAN khác trên thị trường này khi EU hủy bỏ chế độ hạn ngạch. Xét về mặt chủ quan, với những điểm yếu cố hữu như sức cạnh tranh yếu, khẳ năng đáp ứng đơn hàng chậm, mẩu mả đơn giản, nguyên phụ liệu phải nhập khẩu nhiều, các doanh nghiệp Việt Nam khó lòng cạnh tranh được với cả hàng dệt may của các nước trong khu vực- NHững nước được EU xem xét bải bỏ thuế nhập khẩu. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ) thì sự cạnh tranh sẻ công bằng hơn và hạn ngạch sẻ được bải bỏ đối với hàng dệt may Việt Nam. Do đó hàng dệt may Việt Nam phải không ngừng đổi mới cả về chất l]ợng và số lượng để đảm bảo chổ đứng của Việt Nam trên thị trường EU. Tuy vậy, hàng dệt may Việt Nam đã được bải bỏ hạn ngạch trên thị trường EU, nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng không tăng như dự báo bân đầu Việt Nam vẩn bị áp đặt thuế nhập khẩu lên tới 12%. Như vậy trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn nắm giũ thị phần của mình trên thị trường EU, đồng thời phát triển trên thị trường này thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải không ngừng nắm bắt thông tin thị trương, dựa vào những lợi thế sẳn có của Việt Nam là gia nhân công rẻ để có thể cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp dệt may của các nước trong khu vực và Trung Quốc. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên thị trường EU. III. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. 1. Biện pháp từ phía Chính phủ. Thứ nhất, hổ trợ các doanh nghiệp dệt may trong nước tìm hiểu thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại. Với thị trường EU, Việt Nam sẻ có điều kiện sử dụng tốt hơn số hạn ngạch công nghiệp ( 30% tổng hạn ngạch ) bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tránh bị tồn đọng hạn ngạch công nghiệp vào cuối năm cũng như sử dụng tốt hơn số hạn ngạch được tính thêm khi thực hiện gia công xuất khẩu thuần túy mà hiện nay chưa sử dụng tốt. Thứ hai, chính phủ nên đẩy mạnh việc hợp tác với các nước ASEAN để xác định lợi điểm của từng bước nhằm tăng khẳ năng cạnh tranh chung trước hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc và chống cạnh tranh lẩn nhau. Việc liên kết được với các nước ASEAN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam có thể sử dụng hạn ngạch của các nước này không dùng tới để xuất khẩu vào thị trường EU. Hợp tác ASEAN có thể giúp tránh được việc bị các nước phát triển ép giá hoặc giảm hạn ngạch. Thứ ba, chính phủ cần có các biện pháp hổ trợ doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Sử dụng có hiệu quả quỷ hổ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp có thể vay vốn với lải suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng thành công các thành tựu khoa học kỷ thuật cao tạo ra các sản phẩm dệt may có chất lượng làm đà phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. Thứ tư, chính phủ phải cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mại, hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trước hết là Luật Thương mại. Tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu, nhất là thủ tục hải quan. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn nữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Thứ năm, chính phủ nên cho phép đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ từ EU. Đặc biệt trong ngành công nghiệp dệt, máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm tạo ra. Mặt khác, nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ của EU sẻ làm cân bằng cán cân thanh toán vì từ trước tới nay trong giao thương với EU, Việt Nam được xem là nước xuất siêu vào thị trường này. Thứ sáu, chính phủ cần tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước theo phương châm gắn vùng công nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác nhằm tận dụng lao động, mối quan hệ liên ngành. Gắn công nghiệp dệt may thành khu công nghiệp liên hoàn: nguyên liệu, sợi, dệt, nhuộm, may, dịch vụ, … để giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm… nâng cao một bước công nghiệp hóa và có điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trên đây là một số biện pháp mà chính phủ áp dụng để nâng cao khẳ năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. 2. Biện pháp từ phía doanh nghiệp. Một là, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nên đầu tư quy hoạch vùng trồng bông và sản xuất bông cho ngành dệt. Nếu như các nguyên phụ liệu được cung cấp tại chổ thì ngành công nghiệp nghiệp dệt may sẻ có điều kiện để phát triển sản xuất cũng như cung cấp ra thị trường. Hai là, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cần đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dệt, đáng lưu ý là các nhà máy hóa chất, vì nó là cơ sở cho nghành công nghiệp dệt sản xuất ra các loại sợi tổng hợp, sợi hóa học, các loại thuốc nhuộm… Ba là, chúng ta phải lựa chọn phương thức xuất khẩu thích hợp và có những giải pháp marketing hiệu quả, xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu một cách đúng đắn: đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu, đổi mới phương thức xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU ( từ xuất khẩu gián tiếp sang xuât khẩu trực tiếp ). Bốn là, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp với các nhập khẩu EU, giảm bớt việc xuất khẩu vào thị trường EU thông qua trung gian: Thứ nhất, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể liên kết với cộng đồng người Việt Nam tại EU để đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào thị trường này. Hai bên cùng góp vốn để thành lập liên doanh; có thể sử dụng lao động, nguyên liệu, nhà xưởng của phía Việt Nam và sử dụng pháp nhân, sự hiểu biết thị trường, kênh phân phối, sư nhạy bén kinh doanh của phia nước ngoài. Phía Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm hàng hóa theo thiết kế, phía nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hoa. Bằng cách này sản phẩm dệt may được sản xuất ra sẽ đáp ứng tốt hơn thị luôn thay đổi và thâmnhập được vào kênh phân phối trên thị trường EU. Thứ hai, đối với các doanh nghiệp lớn, thường là các doanh nghiệp nhà nước, có tiềm lực tài chính mạnh hơn có thể liên doanh để trở thành công ty con của các công ty xuyên quốc gia EU. Bằng cách này các doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU vì các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ đạo trong các kênh phân phối này. Các nhà nhập khẩu ( các công ty thương mại ) thuộc các công ty xuyên quốc gia thường nhập hàng từ các xí nghiệp, nhà máy thuộc tập đoàn và từ cac nhà thầu có quan hệ bạn hàng lâu dài; ít khi nhập hàng từ các nhà xuất khẩu không quen biết; sau đó đưa hàng vào mạng lưới tiêu thụ; hệ thống các siêu thị, cửa hàng, các công tybán lẻ độc lập… nếu trở thành một công ty con của tập đoàn thì đương nhiên hàng xuất khẩu sẽ được đưa vào kênh phân phối của tập đoàn… Năm là, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tích cực tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm sản phẩm, nghiên cứu khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp dệt may nước ngoài của các nước phát triển. Đồng thời, nâng cao vai trò của Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam trong tổ chức xúc tiến xuất khẩu, phối hợp giữa lĩnh vực dệt và may; tìm kiếm mở rộng thị trường, tổ chức các hội chợ triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc84.doc
Tài liệu liên quan