LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Thuế 2
1. Nguồn gốc của thuế 2
2. Khái niệm về thuế 3
3. Phân loại thuế 3
4. Hệ thống thuế ở nước ta 4
II. Thuế GTGT 6
1. Định nghĩa 6
2. Ưu điểm và sự cần thiết áp dụng VAT ở nước ta 6
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa VAT và thuế Doanh thu 7
4. Đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế 8
5. Giá tính thuế và thuế suất 11
6. Phương pháp tính thuế 13
7. Đăng ký và kê khai thuế 15
8. Nộp và quyết toán thuế 16
9. Giảm thuế và hoàn lại thuế 17
10. Khiếu nại và xử lý vi phạm 18
11. Những thách thức khi áp dụng thuế VAT ở Việt Nam 19
III. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế VAT và thuế
nói chung 22
1. Các nguyên tắc tránh thuế cơ bản 22
2. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế nói chung 24
3. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế VAT. 26
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
14 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích thuế giá trị gia tăng, một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng tránh trốn thuế VAT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Nộp thuế, đó là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân.Nếu đánh thuế quá cao như thời kỳ trước đây, khi mà một số vua chúa còn lộng hành hay thờI kỳ pháp thuộc thì dân tình đói khổ, đời sống không được nâng cao từ đó đất nước không phát triển, nhân dân luôn phảI sống trong cảnh lầm than. Đánh thuế ít hay đánh thuế vừa phảI, nhưng trốn tránh thuế nhIều, nhà nước thu được quá ít tIền thuế thì đân có thể gIàu, nhưng nhà nước rát khoát sẽ nghèo, yếu, vì không có tIền chI tIêu cho các hoạt động của nhà nước như : quân sự, y tế, gIáo dục, văn hoá, khoa học kỹ thuật,và các hoạt động khác nữa.Mà trong thời buổi hiện nay, kẻ thù của chúng ta có thể tấn công chúng ta trên mọI mặt trận, chứ không riêng gì trên mặt trận quân sự mà thôi. Lúc đó đất nước của chúng ta cũng chỉ giống như một cơ thể sống đầy khoẻ mạnh mà lại có bộ óc không phát triển “Hữu dũng Vô mưu”. Và kẻ thù của chúng ta có thể đập tan chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì lẽ đó mà việc tìm ra những phương pháp thu thuế phù hợp, hay lấp đầy các kẽ hở nhằm hạn chế việc trốn tránh thuế là công vIệc cần thIết của nhà nước ta hiện nay. Là một sinh viên đang còn ngồi trên gIảng đường, em không dám tự mình nghĩ ra các điều luật, mà chỉ giám đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình, một lần nữa nói tới công việc cần thIết này của nhà nước ta. Đây là đề tài tương đối rộng và khó nên trong phạm vi của bài viết em chỉ dám đi sâu vào phân tích một loại thuế đó là thuế giá trị gia tăng(GTGT). Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thày trưởng khoa và tất cả các thày cô giáo trong khoa hết sức thông cảm cho em. Sau đây em xin đi vào nội dung chính của bài viết.
Đề tài:
phân tích thuế giá trị gia tăng và một số giải pháp
nhằm hạn chế hiện tượng tránh trốn thuế vat
I. Thuế gIá trị gIa tăng
Định nghĩa:
Là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sInh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tIêu dùng (dưới đây viết tắt là VAT – Value Added Tax).
VAT là loại thuế gián thu, đã được nhiều nước áp dụng để thay cho thuế doanh thu.
Được gọI là thuế VAT vì thuế chỉ đánh trên phần gIá trị tăng thêm qua mỗI khâu của quá trình sản xuất – kInh doanh, và tổng số thuế thu được ở mỗI khâu bằng chính số thuế tính trên gIá bán cho ngườI tIêu dùng cuốI cùng. Về bản chất, thuế VAT do các nhà sản xuất kInh doanh nộp hộ ngườI tIêu dùng thông qua vIệc tính gộp thuế này vào gIá bán mà ngườI tIêu dùng phẩI thanh toán.Do vậy, thuế VAT là một loạI thuế gIán thu.
ưu điểm và sự cần thIết áp dụng thuế VAT ở VIệt Nam.
Ưu đIểm:
- Không thu trùng lặp như thuế doanh thu cho nên góp phần khuyến khích chuyên môn hoá sản xuất.
- Không đánh vào vốn nên khuyến khích đầu tư.
- Hàng hoá xuất khẩu chẳng những không phảI nộp thuế VAT ở khâu xuất khẩu mà còn đựơc hoàn trả lạI toàn bộ số thuế VAT đã nộp ở các khâu trước, do đó khuyến khích vIệc đẩy mạnh xuất khẩu.
- VAT hạn chế được thất thu vì thu thuế ở khâu sau còn kIểm tra được vIệc nộp thuế ở khâu trước.
- VAT khuyến khích sử dụng hoá đơn bán hàng.
Sự cần thIết áp dụng thuế vat ở vIệt nam.
Bước vào thờI kỳ hộI nhập vớI các nước trên thế gIớI, hệ thống thuế hIện hành, trong đó có thuế doanh thu bộc lộ rõ những nhược đIểm vốn có của nó, khIến cho môI trường đầu tư kém hấp dẫn.
Theo kinh nghiệm của các nước đang áp dụng VAT thì điều kiện trước tIên là mọi việc bán hàng hoá, dịch vụ phải có hoá đơn. (Cũng có nước áp dụng VAT mà không dựa vào hoá đơn như Nhật Bản). áp dụng rộng rãI bIện pháp phải đi liền với việc tổ chức sản xuất lớn, chuyên môn hoá tập trung cao.
ở Việt Nam hiện nay, đIều kiện về hoá đơn tuy chưa thật tốt (chưa được áp dụng phổ biến, rộng rãI, việc quản lý sử dụng hoá đơn còn nhiều sai sót), nhưng không vì thế mà không thể áp dụng VAT. PhảI có hình thức áp dụng và bước đI thích hợp , vừa áp dụng vừa tạo dần các đIều kiện để thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn.
Sự giống nhau và khác nhau giữa VAT và thuế doanh thu.
Giống nhau:
- Đều là thuế gián thu tính vào giá hàng hoá, dịch vụ, do người tiêu dùng chịu. Người bán hàng hoá, dịch vụ chỉ là người thu hộ thuế này từ người mua hàng và nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Đều tính trên giá bán hàng hoá, dịch vụ.
Khác nhau:
- VAT chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trong mỗi lần bán hàng, còn thuế doanh thu thì đánh trên tổng giá bán hàng hoá, dịch vụ trong mỗi lần bán hàng.
- Thuế doanh thu không khấu trừ số thuế đã nộp ở những khâu trước, VAT khi tính thuế ở từng khâu bán hàng thì khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước (tính thuế đầu ra được khấu trừ thuế đầu vào).
Khiếu nại và xử lý vi phạm.
4.1. Xử lý vi phạm về thuế.
Cơ sở kinh doanh cố định khi vận chuyển hàng hoá mà không có đủ chứng từ hoá đơn đối với hàng lưu thông trên thị trường thì phảI nộp thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hoá đó. Đối với hàng hoá nhập khẩu còn phảI truy thu thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu.
Nếu thực hiện không đúng quy định về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, chứng từ, hoá đơn liên quan tới việc tính thuếthì tuỳ theo nặng nhẹ mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Nộp chậm ( tiền thuế phảI nộp, tiền phạt phảI nộp) thì ngoàI việc phảI nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt còn phảI nộp phạt 0,1% /ngày trên số tiền nộp chậm
Khai man, Trốn thuế ngoàI việc phảI nộp đủ số thuế GTGT phảI nộp, còn bị phạt tiền từ 1đến 5 lần tiền thuế gian lận, hoặc bị truy tố trước pháp luật, (nếu trốn lậu thuế với số lượng lớn ).
Nếu cơ sở không nộp thuế, nộp phạt thì cơ qua thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đề nghị ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng trích tiền gửi của đối tượng ( nếu có ) để nộp thuế, nộp phạt; hoặc gửi hàng hoá, tang vật để đảm bảo thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, hoặc kê biên tài sản theo quy định của luật pháp hiện hành.
4.2. Khiếu nại.
Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại về việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế GTGT đối với cơ sở. Chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo thuế, lệnh thu hay quyết định xử lý thì cơ sở gửi đơn khiếu nại ( nếu có khiếu nại ). Thủ tục, trình tự khiếu kiện hay khởi kiện phảI thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong thời gian chờ giảI quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phảI nộp đúng, đủ số tiền thuế, tiền phạt đã được thông báo.
II. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế VAT và thuế nói chung.
Các nguyên tắc tránh thuế cơ bản.
Có bốn nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc tránh thuế, đó là chuyển dịch thu nhập, hoãn thuế, trung gian thuế và thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
Chuyển dịch thu nhập : Theo nguyên tắc này, với hệ thống thuế suất cận biên tăng hoặc hệ thống thuế suất phân biệt thì người nộp thuế với thuế suất cao hoặc thuế suất cận biên cao luôn muốn “ chuyển dịch “ thu nhập cho người chịu thuế suất thấp hoặc thuế suất cận biên thấp. Ví dụ những người anh em có thể chuyển dịch thu nhập cho nhau nếu họ là chủ kinh doanh hai công ty khác nhau, thuộc những ngành nghề hoặc khu vực khác nhau nên được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp khác nhau, một ngươI chịu thuế suất cao ( người X ) còn người kia thì thấp ( người Y ).Người X có thể tránh thuế băng cách bán cho người Y với giá thấp hơn bình thường. Khi đó đương nhiên làm cho doanh thu bán hàng của người X thấp đI, dẫn đến giảm thu nhập chịu thuế, còn thu nhập của người Y tăng tương ứng, nhưng tổng thuế giảm đI.
Hoãn thuế : Nguyên tắc nay xuất phát từ cơ sở kinh tế là tiền có giá trị theo thời gian : một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng năm sau. Vì thế, Nếu được lựa chọn thì tốt hơn là khất thuế lạI. Có một số hoãn thuế chủ yếu sau :
- Sử dụng những thủ thuật kế toán : Việc này liên quan đến thời gian xác định doanh thu. Chẳng hạn như khi bán hàng vào cuối năm nay, kế toán có thể cứ cho giao hàng trước nhưng chưa làm ngay thủ tục mua bán, rồi ghi hoá đơn, vào sổ kế toán vào đầu năm sau. Hoặc chẳng hạn như sử dụng những phương pháp xác định giá trị sản phẩm này thấp đI, tức là làm tăng giá thành sản xuất năm nay và giảm giá thành sản xuất năm tiếp theo.
- LãI vốn và khất thuế : thông thường, lãI vốn chỉ bị đánh khi thực hiện, tức là khi bán tàI sản đó đI. Nếu mọt người mua tàI sản và tàI sản đó tăng giá trị, thì người đó có thể hoãn trả thuế bằng cách là không bán tàI sản đó đI. Nếu người đó định bán đi một phần tài sản để mua hàng hoá tiêu dùng chẳng hạn, thì tốt hơn là sử dụng tài sản đó để thế chấp đi vay tiền. Phương pháp này còn có một lợi thế nữa là : nếu khất được đến lúc chết thì không phải nộp bất kỳ một khoản thuế lãi vốn nào, ngay cả người thừa kế cũng không phải nộp.
Trung gian thuế : trung gian thuế là việc lợi dụng chênh lệch thuế suất đối với các mức thu nhập hoặc với các cá nhân phải nộp thuế; hay thậm chí là một số trường hợp khác có tính chất tương tự, chẳng hạn như việc miễn thuế đối với trái phiếu chính phủ : giả định răng chính phủ phát hành một loại trái phiếu có lãi suất 15%/ năm và lãi suất ngân hàng 18%/năm. Nếu công ty đó thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp họ giám vay ( chẳng hạn 10 tỷ đồng) để mua trái phiếu miễn thuế. Hàng năm công ty này phải trả lãi ngân hàng 1,8 tỷ đồng nhưng chi phi sau thuế của việc này chì là : 1,8 tỷ đồng – ( 1,8 tỷ đồng x 32% ) = 1,224 tỷ đồng, vì lãi vay ngân hàng được tinh vào chi phí hợp lý dẫn đến làm giảm thu nhập chịu thuế tương ứng với số lãi vay. Mặt khác, trái phiếu chính phủ đem lại cho công ty này số lãi là 1,5 tỷ đồng. Tông hợp lại công ty này có lãi sau thuế là 276 triệu đồng. Tất nhiên, chính phủ không cho phép vay lãi để mua trái phiếu. Nhưng tiền là cái có thể thay thế được. Cơ quan thuế, trong nhiều trường hợp , không thể phân biệt rõ đâu là tiền vay cho hoạt đông kinh doanh bình thường, đâu là tiền vay cho mua trái phiếu.
Thay đổi cơ cấu tiêu dùng : nguyên tắc tránh thuế này hết sức đơn giản. ở các nước áp dụng các sắc thuế tiêu dùng đa thuế suất, để giảm bớt số thuế phải chịu người ta chỉ cần tiêu dùng nhiều hàng hoá ở nhóm thuế suất thâp hơn là các hàng hoá thuộc nhóm thuế suất cao, tức là thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Điều này có thể thực hiện ở những chừng mực nhất định bởi vì có thể có nhiều hàng hoá có thể thay thế nhau về chức năng và công dụng mà chúng lại thuộc các nhóm khác nhau. Ví dụ thay vì ăn cá đã qua chế biến thuộc nhóm thuế suất GTGT 10%, người ta có thể ăn món cá sơ chế có thuế suất 5%.
2. Một số biện pháp nhằm tránh trốn thuế nói chung.
Từ những dạng tránh thuế trên và thực trạng hệ thống chính sách thuế của Việt Nam, cho thấy các chính sách thuế của chúng ta cần hoàn thiện theo các hướng sau:
áp dụng cơ chế một thuế suất ( ngoài thuế suất 0% cho xuất khẩu, chỉ còn một mức thuế suất cho tất cả các loại hàng hoá) thay vì cơ chế đa thuế suất của thuế GTGT hiện nay (3 mức thuế suất) . Làm như vậy sẽ trừ dạng tránh thuế qua thay đổi cơ cấu tiêu dùng.Thực ra khi thiết lập cơ cấu 4 mức thuế suất (như trước đây) trong đó các hàng hoá thiết yếu có thuế suất thấp (5%), chúng ta mong muốn điều tiết nhiều hơn vào người giàu để thực hiện yêu cầu công bằng. Song như trên đã phân tích, người giàu hoàn toàn có thể lụa chọn tiêu dùng hàng hoá có thuế suất thấp để tránh thuế. Trong khi đó việc áp dụng, tính toán thuế trở nên phức tạp, nói chung không đảm bảo tính hiệu quả.
Giảm bớt các ưu tiên, ưu đãi, miễn giảm trong các sắc thuế để chống việc lợi dụng các quy định này tránh thuế. Chẳng hạn như, miễn giảm liên quan đến việc thực hiện các chính sách xã hội đối với người tàn tật, người dân tộc tiểu sốtrong thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), trường hợp này người ta có thể trốn thuế bằng cách phân bổ chi phí kinh doanh cho hoạt động dạy nghề cho người tàn tật ít hơn so với các hoạt động khác vì thu nhập từ hoạt động này được miễn thuế TNDN. Các đối tượng thuộc chính sách xã hội nên chuyển sang hoạt động trợ cấp để tránh bị lợi dụng.
Jackeline Kennedy Onaissis một trong những đệ nhất phu nhân duyên dáng và có sức quyến rũ nhất của Nhà trắng, đã mở rộng lợi tức hưởng suốt đời qua C & J Foundation ( Caroline và John), một tập đoàn uỷ thác từ thiện hàng đầu được đặt tên theo tên các con của bà. Theo các điều khoản của tập đoàn, tập đoàn của Jackie được giảm thuế, thực thể từ thiện lên tới 8% mỗi năm so với giá trị gốc của tập đoàn trong 24 năm. Cũng giống như Jackie, Howard Hughes người sáng lập ra Hughes Aicraft ( Công ty máy bay Hughes) đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu về điện tử và viễn thông. Năm 1953, Hughes kết hợp những quan tâm của mình về nhân đạo với niềm say mê kế hoạch hoá thuế má với việc thành lập Viện y khoa Howard Hughes. Bằng sáng chế, nhãn hiệu đăng ký, toàn bộ cổ phần của công ty máy bay Hughes và nhiều tài sản của công ty công cụ Hughes đều được cho, bán hoặc cho Viện Y khoa thuê. Việc lập ra cơ sở từ thiện là một động tác tài chính lỗi lạc. Thực chất của vấn đề là nếu không đem tặng tiên mặt, Viện Y khoa Hughes có thể trừ đi chi tiêu như là chi tiêu từ thiện và mang lại cho Hughes hàng triệu tiền miễn thuế lợi tức. Hughes nắm lại toàn bộ quyền kiểm soát khi ông là người được uỷ nhiệm độc nhất ở viện. Từ năm 1953 cho đến 1970. Viện chi tiêu một năm trung bình không hơn 0,6% số tài sản có được cho việc nghiên cứu y khoa khi tài sản được tích luỹ đến mức choáng ngợp.
Giảm mức thuế suất cận biên trong biểu thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân mà hiện ở Việt Nam đang áp dụng dưới dạng thuế thu nhập với người có thu nhập cao. Nếu mức thuế suất cận biên không quá cao thì sẽ làm giảm động cơ chuyển thu nhập để tránh thuế; đơn giản là vì số thuế tránh được không đủ lớn so với những rắc rối có thể gặp phải.
Hạn chế tối đa những điêù kiện của trung gian thuế. Chẳng hạn như nếu muốn khuyến khích mua trái phiếu Chính phủ thì nên tăng lãi suất chứ không nên cho áp dụng loại trái phiếu miễn thuế. Ngoài ra cần chú ý hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thương mại trong nền kinh tế thị trường, ví như áp dụng rông rãi quy tắc “Arm’s length price” (giao dịch theo giá thi trường) không chỉ với các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,mà tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, và sự hiểu biết về các loại thuế. Cần phải cho họ hiểu rõ rằng, nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi người, có những doanh nghiệp hay người dân bị mắc vào tội trốn thuế là do sự kém hiểu biết về các loại thuế và tài chính – kế toán.
Cần có chế định pháp luật bắt buộc nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc tài sản của mọi công dân, có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực tài sản và thu nhập của mình,và phải có nghĩa vụ chứng minh tính hợp pháp của tài sản khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Một quy định như vậy cần được chứa đựng trong một văn bản luật, do Quốc hội ban hành để đảm bảo hiệu lực pháp lý cao.
Cần có quy định về nghĩa vụ lưu giữ giấy tờ mua bán tài sản của công dân, kèm theo các chế tài xử lý nghiêm khắc và các giải pháp hay nhằm tăng cường kiểm soát thu nhập của cả công dân nói chung và các tổ chức kinh doanh nói riêng.
Tăng cường hiệu lực thực thi và giám sát thực hiện pháp luật của các cơ quan chức năngđược coi là một khâu đột phá trong kiểm soát thu nhập của các tầng lớp dân cư, cần hết sức chú trọng.
Xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại và một mạng lưới chấp nhận thanh toán các phương tiện thanh toán hiện đại, rộng khắp và các điều kiện khác để hạn chế tối đa phương thức thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch của nền kinh tế.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là, cần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác thanh tra, bổ xung thêm lực lượng và nâng cao chất lượng cũng như phải đổi mới phương thức thực hiện.
3. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế VAT
Để phát huy tính ưu việt và hạn chế những khiếm khuyết của thuế VAT cần phải đánh giá khách quan về thực trạng hiện nay của thuế VAT để từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất, giải quyết những vấn đề phát sinh ngăn cản quá trình đưa luật thuế mới này vào đời sống.
Thống nhất 2 phương pháp tính thuế ( trực tiếp và khấu trừ) thành một phương pháp chung áp dụng cho tất cả các đối tượng. Qua thực tế áp dụng cho thấy, với 2 phương pháp tính thuế GTGT với mức doanh thu như nhau nhưng kết quả nộp thuế lại khác nhau. Điều này cho thấy luật thuế vẫn chưa ổn về phương pháp tính thuế, dẫn đến không công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế. Xuất phát từ kinh nghiệm các nước và nguyên tắc hữu hiệu của một chính sách thuế, mặt khác để thuế GTGT vận hành mang tính liên tục không gián đoạn ( đầu vào khi nào cũng được khấu trừ), thiết nghĩ về cơ bản lâu dài chỉ nên áp dụng một phương pháp duy nhất là phương pháp khấu trừ thuế.Hiện tại, phương pháp trực tiếp chỉ được quy định tồn tại trong giai đoạn quá độ ( nên có thời hạn cụ thể ) để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ. Đồng thời đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nếu đủ các điều ki+ện.
Quản lý tốt việc sử dụng hoá đơn thuế của các doanh nghiệp
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng mua bán, lập và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp bằng cách áp dụng các phương tiện kỹ thuật để kiểm tra chứng từ. Chẳng hạn, quản lý mã số thuê của doanh nghiệp qua mạng vi tính, có thể quản lý được số hoá đơn doanh nghiệp lưu hành trên thị trường, phát hiện nhanh chóng lượng hoá đơn bị bán khống. Bộ Tài chính kết hợp với cơ quan chức năng xây dựng cơ chế quản lý kiểm tra hoá đơn phát hành, kịp thời thu hồi hoá đơn của các doanh nghiệp phá sản, xử lý thật nặng những doanh nghiệp gian lận trong báo mất các hoá đơn bằng các biện pháp kể cả kinh tế lẫn hình sự.
Quản lý tốt công tác thu thuế, hoàn thuế, quản lý hành chính về thuế
- Cần thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ về quả lý thu thuế GTGT từ việc hướng dẫn doanh nghiệp kê khai, nộp thuế, đến việc công khai các thủ tục xét hoàn thuế và giảm thuế GTGT , tạo môi trường pháp lý lành mạnh, tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời những vướng mắc phát sinh để có hướng sử lý giải quyết.
- Chú trọng hơn nữa đến các vấn đề đào tạo, tuyển dụng,sử dụng cán bộ và có biện pháp xử lý đích đáng đối với những cán bộ thuế móc ngoặc với các cơ sở kinh doanh để kiếm lợi bất chính, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước trong việc điều hành chính sách thuế và kì hãm sự phát triển của nền kinh tế.
- Rà soát lại các văn bản hướng dẫn thi hành luật để có hướng dẫn, giải thích những điểm chưa rõ từ đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế; áp dụng thuế suất, vấn đề khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, sử dụng hoá đơn chứng từ.
- Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hành thu : nghành thuế quy định thuế GTGT đầu vào (đối với hàng nhập khẩu) chỉ được khấu trừ khi có hoá đơn của cơ quan hải quan. Hải quan và thuế là hai cơ quan hành thu nên phối hợp đồng bộ để tránh mất thời gian, chi phí đi lại của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng được hoàn thuế.
Kết luận
Hoàn thiện các chính sách về luật thuế nói chung hay luật thuế VAT nói riêng là một trong những việc làm cấp bách của nhà nước ta hiện nay, để tạo ra một môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, và các doanh nghiệp trong và ngoài nước phù hợp với chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu của nước ta. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng phải có những biện pháp thắt chặt hơn các kẽ hở không cho kẻ khác lợi dụng để trốn tránh thuế. Albert Einstein, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới nói rằng: “ điều khó khăn nhất trong thế giới này là thuế lợi tức “. Là một công dân Mỹ, Einstein phải đóng thuế cho chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, Einstein không biết đến cách đầu tư làm giàu. Người ta kể rằng có lần ông dùng tấm séc để đánh dấu trang sách suốt mấy tháng trời, thay vì đem gởi vào tài khoản ngân hàng. Einstein nói rằng “ tôi không thèm thuồng sự giàu sang và cảnh sa hoa, mà còn khinh bỉ các thứ ấy “. Cũng giống như Einstein, Elvis Presley, một nhạc sỹ được hoan nghênh trên khắp thế giới như là vua Rock and Roll tin rằng, trừ thuế cho quà từ thiện có thể đánh bại tinh thần từ thiện. Những món quà từ thiện lên tới hàng triệu đô la không bao giờ được tính giảm thuế. Không giống hai người trên, Howard Hughes người sáng lập ra Hughes Air- craft ( công ty máy bay Hughes ) nay là điện tử Hughes, đã trở thành một trong những công ty hàng đầu về điện tử và viễn thông, vì muốn tránh gánh nặng về thuế của tiểu bang California, Hughes phải chuyển qua ở tại Las Vegas, Neveda. Một tiểu bang không có thuế lợi tức hay thuế về chuyển nhượng tài sản để sống. Bỏ lại hạnh phúc ở sau mình và cuối cùng họ ly dị và chấm dứt cuộc hôn nhân sau 13 năm, mặc dù Hughes vận còn rất yêu vợ, đó quả là một sự trả giá quá đắt. Các ví dụ trên đây cho thấy rằng, không phải ai cũng có những suy nghĩ giống nhau về thuế. Việc trốn tránh thuế nhiều không làm cho ngân khố của nhà nước đầy nên, nhà nước nghèo, nước yếu thì dân mạnh do đâu? do tiền trốn tránh thuế chăng?. Việc làm của họ không thể qua nổi con mắt của pháp luật, nhưng vì những chính sách xã hội mà nhà nước ta miễn thuế cho một số đối tượng và chấp nhận cho một số đối tượng khác lợi dụng để tránh thuế, và chỉ trông chờ vào lòng hối cải của họ mà thôi. Chúng ta cần phải đánh thức lương tâm của họ, giúp họ có ý thức pháp luật hơn, có lương tâm nghề nghiệp và có ý thức với xã hội hơn, cần phải làm cho họ hiểu rằng số tiền họ trốn thuế được có thể nuôi sống được rất nhiều người đói khổ trên đất nước Việt Nam này.
Tài liệu tham khảo
1. Sách thuế NXB thống kê 1998
2. Giáo trình Luật kinh tế 2
3. Tập tài liệu Văn bản mới - Chính sách mới
4. Sách về những nhân vật giàu và nổi tiếng trên thế giới
5. Tạp chí thanh tra Tài chính
Mục lục
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I. Thuế 2
1. Nguồn gốc của thuế 2
2. Khái niệm về thuế 3
3. Phân loại thuế 3
4. Hệ thống thuế ở nước ta 4
II. Thuế GTGT 6
1. Định nghĩa 6
2. Ưu điểm và sự cần thiết áp dụng VAT ở nước ta 6
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa VAT và thuế Doanh thu 7
4. Đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế 8
5. Giá tính thuế và thuế suất 11
6. Phương pháp tính thuế 13
7. Đăng ký và kê khai thuế 15
8. Nộp và quyết toán thuế 16
9. Giảm thuế và hoàn lại thuế 17
10. Khiếu nại và xử lý vi phạm 18
11. Những thách thức khi áp dụng thuế VAT ở Việt Nam 19
III. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế VAT và thuế
nói chung 22
1. Các nguyên tắc tránh thuế cơ bản 22
2. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế nói chung 24
3. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế VAT. 26
Kết luận 28
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LKT178.doc