LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Thuế 2
1. Nguồn gốc của thuế 2
2. Khái niệm về thuế 3
3. Phân loại thuế 3
4. Hệ thống thuế ở nước ta 4
II. Thuế GTGT 6
1. Định nghĩa 6
2. Ưu điểm và sự cần thiết áp dụng VAT ở nước ta 6
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa VAT và thuế Doanh thu 7
4. Đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế 8
5. Giá tính thuế và thuế suất 11
6. Phương pháp tính thuế 13
7. Đăng ký và kê khai thuế 15
8. Nộp và quyết toán thuế 16
9. Giảm thuế và hoàn lại thuế 17
10. Khiếu nại và xử lý vi phạm 18
11. Những thách thức khi áp dụng thuế VAT ở Việt Nam 19
III. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế VAT và thuế
nói chung 22
1. Các nguyên tắc tránh thuế cơ bản 22
2. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế nói chung 24
3. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế VAT. 26
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
31 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thuế giá trị gia tăng và một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng tránh trốn thuế VAT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ tùng thay thế, phương tiện vận tảI chuyên dùng và vật tư thuộc loạI trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí;
Nhà ở thuốcở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê;
Chuên quyền sử dụng đất;
Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán;
Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôI, bảo hiểm cây trồng và các loạI bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh;
Dịch vụ y tế;
Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao không nhằm mục đích kinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi - đI - ô tàI liệu;
Dạy học, dạy nghề;
Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn ngân sách nhà nước;
Xuất bản, nhập khẩu và phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động; in tiền;
Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ;
Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hoá, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo;
Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe đIện;
Điều tra,thăm dò địa chất; đo đạc, lập bản đồ thuộc loạI đIều tra cơ bản của Nhà nước;
Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nước sạch do tổ chức, cá nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hảI đảo, vùng sâu, vùng xa;
Vũ khí, khí tàI chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lạI; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoàI theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
Hàng hoá bán cho tổ chức quốc tế, người nước ngoàI để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lạI cho Việt Nam;
Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hành tạm nhập khẩu, táI xuất khẩu và tạm xuất khẩu, táI nhập khẩu;
Vận chuyển quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tảI quốc tế và dịch vụ táI bảo hiểm ra nước ngoàI;
Chuyển giao công nghệ; phần mềm máy tính;
Dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ;
Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác;
Sản phẩm xuất khẩu là tàI nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định;
Sản phẩm là bộ phận nhân tạo dùng đề thay thế cho bộ phận của người bệnh : nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật;
Hàng hoá, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp. Mức thu nhập thấp do Chính phủ quy định.
Hàng hoá dịch vụ không thuộc diện chịu thuế VAT quy định tạI ĐIều này không được khấu trừ vào hoàn thuế VAT đầu vào, trừ trường hợp được áp dụng mức thuế suất 0% quy định tạI đIều này.
Giá tính thuế và thuế suất.
– Giá tính thuế.
Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế VAT phảI nộp. Giá tính thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc người nhập khẩu.
– Thuế suất.
Mức thuế suất thuế GTGT được quy định như sau:
Mức thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế VAT xuất khẩu, trừ các trường hợp sau: vận tảI quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tảI quốc tế; dịch vụ táI bảo hiểm ra nước ngoàI; dịch vụ tín dụng, đầu tư tàI chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoàI và sản phẩm xuất khẩu là tàI nguyên khoáng sản chưa khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định.
Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:
Nước sách phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, trừ trường hợp quy định tạI khoản 18 ĐIều 4 của Luật này;
Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôI, cây trồng;
Thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng vệ sinh y tế; thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; sản phẩm hoá dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập;
In các loạI sản phẩm quy định tạI khoản 13 ĐIều 4 của Luật này, trừ in tiền;
Đồ chơI trẻ em, sách các loạI, trừ sách quy định tạI khoản 13 ĐIều 4 của Luật này; băng từ, đĩa đã ghi hặc chưa ghi chương trình;
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôI, thuỷ sản, hảI sản chưa qua chế biến, trừ đối tượng quy định tạI khoản 1 ĐIều 4 của Luật này;
Thực phẩm tươI sống, lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và đối tượng quy định tại khoản1 ĐIều 4 của Luật này;
Đường; phụ phẩm trong sản suất đường gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá;
Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước;
Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôI khác;
Dịch vụ khoa học – kỹ thuật;
Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp;
Than đá, đất, đá, cát, sỏi;
Hoá chất cơ bản;sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; khuôn đúc các loạI; vật liệu nổ; đá màI; giấy in báo; bình bơm thuốc trừ sâu; mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; ván ép nhân tạo; sản phẩm bê tông công nghiệp gồm dầm cầu bê tông, dầm và khung nhà bê tông, cọc bê tông, cột đIện bê tông, ống cống tròn bê tông, hộp bê tông các loạI, pa – nen và các loạI cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn phi tiêu chuẩn, bê tông thương phẩm; lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900 – 20 trở lên; ống thuỷ tinh trung tính; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
Sản phẩm luyện, cán, kéo kim loạI đen, kim loạI màu, kim loạI quý, trừ vàng nhập khẩu quy định tạI khoản 15 ĐIều 4 của Luật này;
Máy sử lý dữ liệu tự động và các bộ phận phụ tùng của máy;
Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử - văn hoá, bảo tàng, trừ trường hợp quy định tạI khoản15 ĐIều 4 của Luật này;
Vận tảI, bốc xếp; nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứu hộ;
Phát hành và chiếu phim vi - đI - ô, trừ phát hành và chiếu phim vi - đI - ô tàI liệu quy định tạI khoản 10 ĐIều 4 của Luật này.
Mức thuế 10% đối với hàng hoá, dịch vụ:
Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác;
Điện thương phẩm;
Sản phẩm đIện tử, sản phẩm cơ khí tiêu dùng,đồ đIện;
Hoá chất, mỹ phẩm;
Sợi, vảI, sản phẩm may mặc, thêu ren;
Giấy và các sản phẩm bằng giấy, trừ giấy in báo quy định tạI đIểm q khoản 2 ĐIều này;
Sữa, bánh, kẹo, nước giảI khát và các loạI thực phẩm chế biến khác;
Sản phẩm gốm, sứ, thuỷ tinh, cao su, nhựa; gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác;
Dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet, trừ dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ quy định tạI khoản 24 ĐIều 4 của Luật này;
Cho thuê nhà, kho, bến bãI, nhà xưởng, máy móc, thiết bị phương tiện vận tảI;
Dịch vụ tư vấn pháp luật;
Chụp ảnh, in ảnh, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; quay vi - đI - ô; sao chụp;
Khách sạn, du lịch, ăn uống;
Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
Xây dựng, lắp đặt;
Vàng, bạc, đá quý, trừ vàng nhập khẩu quy định tạI khoản 25 ĐIều 4 của Luật này.
ĐạI lý tàu biển;
Dịch vụ môI giới;
Hàng hoá, dịch vụ khác không quy định tạI khoản 1 và khoản 2 ĐIều này;
Phương pháp tính thuế gtgt.
Có hai phương pháp tính, đó là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
– Phương pháp khấu trừ thuế.
Các đơn vị, tổ chức kinh doanh khi áp dụng phương pháp này yêu cầu phảI sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập háo đưn phảI ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ: Giá bán chưa có thuế, kể cả phụ thu và phiếu ngoàI giá bán nếu có, thuế GTGT, tổng giá thanh toán với người mua.
Số thuế GTGT phảI nộp được tính theo công thức:
Số thuế Thuế GTGT Thuế GTGT
GTGT phảI nộp = đầu ra - đầu vào
Thuế GTGT đầu ra: Được xác định như sau:
Thuế GTGT Giá tính thuế Thuế suất thuế
đầu ra = của hàng hoá, x GTGT của
dịch vụ chịu hàng hoá, dịch
thuế bán ra vụ tương ứng.
Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phảI ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế VAT và tổng số tiền mà người mua phảI thanh toán.
Thuế GTGT đầu vào.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế VAT đầu vào như sau:
Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế VAT thì được khấu trừ toàn bộ;
Thuế đầu vào của hàng hoá , dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế VAT và không chịu thúe VAT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản suất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế VAT;
Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số phảI nộp của tháng đó; thời gian kê khai tối đa là ba tháng, kể từ thời đIểm kê khai thuế của tháng phát sinh; đối với tàI sản cố định, nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của Chính phủ;
Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào phảI được cơ quan hảI quan xác nhận là hàng hoá đã thực xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu; phảI có hợp đồng bán hàng hoá , gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên nước ngoàI; phảI có hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cho bên nước ngoàI; phảI được thanh toán qua ngân hàng, trừ trường hợp thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước và một số trường hợp thanh toán đặc biệt khác.
Chính phủ quy định cụ thể thủ tục, đIều kiện thanh toán đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào;
Việc khấu trừ thuế đầu vào đối với một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
* Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số thuế VAT ghi trên hoá đơn VAT khi mua hàng, hoá dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế VAT đối với hàng hoá nhập khẩu; trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn VAT hoặc có hoá đơn VAT nhưng không đúng quy định của pháp luật thì cơ sở kinh doanh không được kháu trừ thuế.
– Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Số thuế GTGT phảI nộp được xác định như sau:
Số thuế GTGT Giá trị gia tăng Thuế suất thuế
phảI nộp = của hàng hoá, x GTGT của hàng
dịch vụ chịu hoá, dịch vụ
thuế bán ra tương ứng
Căn cứ tính thuế ơ đây là phần giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định theo công thức.
Giá trị gia tăng Giá thanh toán Giá thanh toán
của hàng hoá dịch = của dịch vụ - của hàng hoá
vụ chịu thuế hàng hoá bán dịch vụ mua vào
GTGT ra tương ứng
Đăng ký và kê khai thuế.
Đăng ký nộp thuế:
Mỗi một cơ sở sản xuất, kinh doanh, sau khi thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế, đều được cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế theo chế độ quy định.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phảI đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế về địa đIểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơI nộp thuế, phương pháp tính thuế và các chỉ tiêu khác có liên quan theo sự hướng dẫn thống nhất của cơ quan thuế.
Đối với cơ sở mới thành lập, sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, chậm nhất 10 ngày phảI đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký thuế nếu có sự thay đổi ngành nghề kinh doanh, sát nhập, hợp nhất, giảI thể, phá sản, chia tách, hay tổ chức thêm các cửa hàng chi nhánh Thì phảI đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi có sự thay đổi đó.
Kê khai thuế :
Hàng tháng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phảI lập tờ khai tính thuế GTGT
theo quy định của Nhà nước cho cơ quan thuế chậm nhất là trong 10 ngày của tháng tiếp theo. Các cơ sở phảI chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
Nộp thuế và quyết toán thuế.
8.1. Nộp thuế GTGT .
- Về số thuế phảI nộp : căn cứ vào số thuế trong thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
- Về thời hạn nộp thuế : Số thuế của tháng nào thì phảI nộp chậm nhất là không quá 25 ngày của tháng tiếp theo.
- Về địa đIểm nộp thuế : cơ sở có thể trực tiếp nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước ( tạI kho bạc nhà nước ), hoặc trích tiền gửi ngân hàng ( nếu cơ sở đó có ) để nộp vào ngân sách nhà nước.
- Về đơn vị tiền tệ dùng để nộp thuế : Đồng Việt Nam là đơn vị tiền tệ dùng để nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước.
8.2. Quyết toán thuế.
Sau khi kết thúc năm dương lịch, các đối tượng nộp thuế đều phảI quyết toán thuế với cơ quan thuế, thời gian chậm nhất là 60 ngay kể từ ngày 30-12 của năm quyết toán thuế.
Dựa vào quyết toán thuế, cơ sở có trách nhiệm nộp số thuê GTGT vào ngân sách nhà nước ( thời gian chập nhất là 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo kết toán ). Nếu còn thừa thì còn trừ vào kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế nên cơ sở đuợc hoàn thuế.
Miễn giảm thuế và hoàn thuế.
9.1. Miễn giảm thuế.
- Số thuế GTGT xin miễn giảm không quá số lỗ phát sinh của năm xin miễn giảm, mà nguyên nhân là số thuế GTGT phảI nộp lớn hơn số thuế doanh thu trước đây.
- Số thuế GTGT xin giảm không quá 50% số thuế GTGT phảI nộp trong năm xin miễn giảm.
- Số thuế GTGT phảI nộp đối với các cơ sở áp dụng tinh thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xác định bằng số thuế đầu ra trừ số thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế được hoàn và số thuế được hoàn lạI của năm xin giảm thuế.
9.2. Hoàn thuế GTGT.
Trong các trường hợp sau đây thì cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nhập khẩu được hoàn thuế GTGT.
Cơ sở thuế GTGT đầu vào các tháng trong quý thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh các tháng trong quý.
Cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu theo thời vụ, hoặc theo từng lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế GTGT theo từng kỳ hoặc tháng.
Cơ sở kinh doanh đầu tư mới ( đã đăng ký nộp thuế GTGT, và tính thuế theo phương pháp khấu trừ ), chưa phát sinh doanh thu, chưa có thuế đầu ra, đã tính khấu trừ thuế đầu vào của TSCĐ đầu tư, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở nên thì được xem xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm.
Nếu cơ sở kinh doanh có đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầu vào của TSCĐ đã khấu trừ trong ba tháng mà chưa hết thì được hoàn lạI số thuế chưa được khấu trừ này.
Khi quyết toán thuế của các cơ sở sát nhập. Hợp nhất, giảI thể, phá sản, chia tách có thuế GTGT nộp thừa, thì cơ sở đó đề nghị cơ quan thuế hoàn lạI số thuế GTGT nộp thừa.
Thời hạn xét hoàn thuế là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ ( Nếu cần thời gian để xác minh thì cũng không được quá 30 ngày). Khi nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền, kho bạc có trách nhiệm hoàn thuế cho cơ sở trong thời gian 5 ngày.
Khiếu nại và xử lý vi phạm.
10.1. Xử lý vi phạm về thuế.
Cơ sở kinh doanh cố định khi vận chuyển hàng hoá mà không có đủ chứng từ hoá đơn đối với hàng lưu thông trên thị trường thì phảI nộp thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hoá đó. Đối với hàng hoá nhập khẩu còn phảI truy thu thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu.
Nếu thực hiện không đúng quy định về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, chứng từ, hoá đơn liên quan tới việc tính thuếthì tuỳ theo nặng nhẹ mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Nộp chậm ( tiền thuế phảI nộp, tiền phạt phảI nộp) thì ngoàI việc phảI nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt còn phảI nộp phạt 0,1% /ngày trên số tiền nộp chậm
Khai man, Trốn thuế ngoàI việc phảI nộp đủ số thuế GTGT phảI nộp, còn bị phạt tiền từ 1đến 5 lần tiền thuế gian lận, hoặc bị truy tố trước pháp luật, (nếu trốn lậu thuế với số lượng lớn ).
Nếu cơ sở không nộp thuế, nộp phạt thì cơ qua thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đề nghị ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng trích tiền gửi của đối tượng ( nếu có ) để nộp thuế, nộp phạt; hoặc gửi hàng hoá, tang vật để đảm bảo thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, hoặc kê biên tàI sản theo quy định của luật pháp hiện hành.
10.2. Khiếu nạI.
Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nạI về việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế GTGT đối với cơ sở. Chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo thuế, lệnh thu hay quyết định xử lý thì cơ sở gửi đơn khiếu nạI ( nếu có khiếu nạI ). Thủ tục, trình tự khiếu kiện hay khởi kiện phảI thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong thời gian chờ giảI quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phảI nộp đúng, đủ số tiền thuế, tiền phạt đã được thông báo.
Những thách thức khi áp dụng thuế VAT ở Việt Nam.
Thuế VAT được đánh giá là “ một sắc thuế tiến bộ nhất ”. Tuy vậy đối với VIệt Nam đây là một sắc thuế mới, nên trong bước đầu triển khai chắc chắn sẽ phát sinh nhiều khó khăn thách thức đối với nhà nước, doanh nghiệp cũng như xã hội. Những thách thức chủ yếu là:
Về thuế suất : Trong luật thuế VAT, một ngành nghề kinh doanh và sản phẩm hàng hoá được áp dụng theo 3 thuế suất ( theo chính sách mới – văn bản mới ) và một số trường hợp được miễn không áp dụng thuế VAT. Theo tinh thần của đIều luật này lĩnh vức được ưu tiên có mức thuế thấp là hàng suất khẩu, hàng hoá được tạo ra từ sản phẩm nông nghiệp, từ hoạt động y tế giáo dục. Tuy vậy trong luật và nghị định 28/198/NĐ/CP về thuế VAT chưa có quy định thật rõ ràng trong việc phân biệt đối tượng không phảI nộp thuế VAT và mặt hàng chịu thuế suất khac nhauví dụ : thế nào là nông sản, thuỷ sản chỉ mới qua sơ chế thông thường ( không phảI nộp thuế ) với loạI chưa qua chế biến 5% hoặc đã qua chế biến 10%. ĐIển hình là gạo đã qua xay xát, tôm cá phơI khô, dưa cà muốiđều có thể hiểu theo suy nghĩ chủ quan của từng người. Và còn rất nhiều quy định khác nữa mà việc phân chia đối tượng rất khó lượng hoá mang tính khách quan. Quy địng như trên tạo ra kẽ hở cho một số doanh nghiệp có sản phẩm phục vụ các lĩnh vực có thuế suất khác nhau có đIều kiện “nhập nhằng” để trốn thuế thông qua gian lận thuế suất.
Về phương pháp tính thuế VAT : việc duy trì hai phương phá tính thuế cùng với một số biểu thuế khác nhau đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khi họ áp dụng các phương pháp tính thuế khác nhau.
Nếu gọi : T kt: là số thuế GTGT phảI nộp theo phương pháp khấu trừ.
Ttt: là số thuế GTGT phảI nộp theo phương pháp trực tiếp.
tt: là thuế suất GTGT đầu ra.
tv: là thuế suất GTGT đầu vào
Gr: là giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Gv: là giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào.
GTGT :là giá trị tăng của hàng hoá, dịch vụ.
Thì : Tkt = Gr x tr – Gv x tv
= ( Gv + GTGT ) tr - Gv x tv
= Gv x tr + GTGT x tr - Gv x tv
= GTGT x tr + Gv ( tr – tv )
= Ttt + Gv ( tr – tv )
Nếu : tr > tvị Tkt > Ttt
Đối với các chế biến thực phẩm có sử dụng nguyên liệu đầu và là nông sản, thuế suất thuế GTGT thường ở mức 10%, trong khi nguyên vật liệu đầu vào lạI có thuế suất là 5% ( hoặc được khấu trừ khống 5% nếu có bảng kê ). Chính vì vậy, những đối tượng này khi áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ có số thuế GTGT phảI nộp nhiều hơn nếu họ áp dụng GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Về khấu trừ thuế : việc khấu trừ khống đối với một số trường hợp đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp nhưng lạI không khuyến khích việc thực hiện chứng từ, hoá đơn đối với một số đối tượng nộp thuế. Đây cũng có thể là cơ sở để các doanh nghiệp lợi dụng để khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào, hạch toán tăng chi phí sản xuất kinh doanh để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phảI nộp, gây thất thu thuế cho nhà nước.
Về việc quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ của đối tượng nộp thuế : hiện tạI, đạI bộ phận đối tượng đều đã chấp hành tốt chế độ hoá đơn, chứng từ. Tuy nhiên, thực hiện vẫn còn số ít đối tượng còn có biểu hiện trốn lậu thuế, gây khó khăn cho công tác quản lý và thu thuế của cơ quan thuế, cụ thể là :
- Bán hàng không xuất hóa đơn ( rồi khai báo là hàng tồn kho ) làm giảm số thuế GTGT đầu ra để trốn thuế hoặc hoàn thuế.
- Ghi giá trên hoá đơn bán hàng thấp hơn thực tế : thủ đoạn này đã được sử dụng trong trốn thuế doanh thu trước đây và hiện nay vẫn còn phát triển. Ghi không hoá đơn đầu vào.
Việc tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu là chưa hợp lý và không cần thiết
- Hàng nhập về đến cửa khẩu thì chưa phát sinh giá trị gia tăng.
- Giá tính thuế GTGT trong trường họp này bằng giá mua cộng thuế nhập khẩu nên làm phát sinh hiện tượng thuế đánh lên thuế, một nhược đIểm cơ bản của thuế doanh thu trước đây.
- Thuế GTGT của hàng nhập khẩp đã nộp được xem là thuế GTGT đầu vào và sẽ được khấu trừ khi xác định thuế GTGT phảI nộp
( hoặc được hoàn lạI ). Chính vì vậy, việc tính và thu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu là không cần thiết.
Về công tác hoàn thuế :
Tình trạng gian lận về hoá đơn chứng từ và hoá đơn giả còn xảy ra rất nghiêm trọng. Nếu như năm 1999 chỉ mới phát hiện 3 vụ vi phạm, trong đó có 1 vụ lớn nhất với số tiền chiếm đoạt 7,2 tỷ đồng; năm 2000 phát hiện 17 vụ thì năm 2001 phát hiện được 64 vụ và 6 tháng đầu năm 2002 đã xảy ra 22 vụ,trong đó có nhiều vụ chiếm đoạt từ 10 đến 20 tỷ đồngthậm chí có doanh nghiệp năm 2000 đã vi phạm nay lạI táI phạm với số tiền chiếm đoạt lớn hơn rất nhiều. Những thủ đoạt gian lận thể hiện sự ấu trĩ, kém hiểu biết về thuế GTGT và tàI chính – kế toán hoặc tinh vi vớI trình độ hạch toán kế toán cao hơn :
- Mua hoá đơn GTGT giả hoặc hoá đơn thật để ghi chép giả nhăm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế hoặc đòi được hoàn thuế.
- Ghi chép không trung thực giữa các liên trong cùng một hoá đơn : liên giao cho khách hàng thì ghi đúng thực tế mua bán, con liên lưu để tính thuế thì ghi rất thất về doanh số và mức thuế đầu ra.
- áp sai thuế suất đối với hàng hoá, dịch vụ, “ nhầm” hàng hoá không chịu thuế với hàng có chịu thuế, nhất là khi vận dụng thuế suất 0%.
- Phân bổ thuế GTGT của vật tư, tàI sản cố định không đúng với đơn vị và sản phẩm, hạng mục công trình : nhiều trường hợp đưa hết thuế GTGT vào giá thành ngay sau khi mua sắm, xây lắp xong TSCĐ để được khấu trừ số thuế lớn ngay trong thời kỳ đó.
- Gian lận khi lập bảng kê mua hàng : chủ yếu là mua nông sản, thuỷ sản, nông sản của nông dân để xuất khẩu.
- Móc lối giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với đơn vị chế biến hoặc đầu lâu mua gom hàng xuất khẩu để làm hoá đơn giúp nhau được khấu trừ thuế GTGT mặc dù thực tế không có mua bán vớI nhau.
III. Một số biện pháp nhằm hạn chế việc tránh trốn thuế VAT và thuế nói chung.
Các nguyên tắc tránh thuế cơ bản.
Có bốn nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc tránh thuế, đó là chuyển dịch thu nhập, hoãn thuế, trung gian thuế và thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
Chuyển dịch thu nhập : Theo nguyên tắc này, với hệ thống thuế suất cận biên tăng hoặc hệ thống thuế suất phân biệt thì người nộp thuế với thuế suất cao hoặc thuế suất cận biên cao luôn muốn “ chuyển dịch “ thu nhập cho người chịu thuế suất thấp hoặc thuế suất cận biên thấp. Ví dụ những người anh em có thể chuyển dịch thu nhập cho nhau nếu họ là chủ kinh doanh hai công ty khác nhau, thuộc những ngành nghề hoặc khu vực khác nhau nên được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp khác nhau, một ngươI chịu thuế suất cao ( người X ) còn người kia thì thấp ( người Y ).Người X có thể tránh thuế băng cách bán cho người Y với giá thấp hơn bình thường. Khi đó đương nhiên làm cho doanh thu bán hàng của người X thấp đI, dẫn đến giảm thu nhập chịu thuế, còn thu nhập của người Y tăng tương ứng, nhưng tổng thuế giảm đI.
Hoãn thuế : Nguyên tắc nay xuất phát từ cơ sở kinh tế là tiền có giá trị theo thời gian : một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng năm sau. Vì thế, Nếu được lựa chọn thì tốt hơn là khất thuế lạI. Có một số hoãn thuế chủ yếu sau :
- Sử dụng những thủ thuật kế toán : Việc này liên quan đến thời gian xác định doanh thu. Chẳng hạn như khi bán hàng vào cuối năm nay, kế toán có thể cứ cho giao hàng trước nhưng chưa làm ngay thủ tục mua bán, rồi ghi hoá đơn, vào sổ kế toán vào đầu năm sau. Hoặc chẳng hạn như sử dụng những phương pháp xác định giá trị sản phẩm này thấp đI, tức là làm tăng giá thành sản xuất năm nay và giảm giá thành sản xuất năm tiếp theo.
- LãI vốn và khất thuế : thông thường, lãI vốn chỉ bị đánh khi thực hiện, tức là khi bán tàI sản đó đI. Nếu mọt người mua tàI sản và tàI sản đó tăng giá trị, thì người đó có thể hoãn trả thuế bằng cách là không bán tàI sản đó đI. Nếu người đó định bán đi một phần tài sản để mua hàng hoá tiêu dùng chẳng hạn, thì tốt hơn là sử dụng tài sản đó để thế chấp đi vay tiền. Phương pháp này còn có một lợi thế nữa là : nếu khất được đến lúc chết thì không phải nộp bất kỳ một khoản thuế lãi vốn nào, ngay cả người thừa kế cũng không phải nộp.
Trung gian thuế : trung gian thuế là việc lợi dụng chênh lệch thuế suất đối với các mức thu nhập hoặc với các cá nhân phải nộp thuế; hay thậm chí là một số trường hợp khác có tính chất tương tự, chẳng hạn như việc miễn thuế đối với trái phiếu chính phủ : giả định răng chính phủ phát hành một loại trái phiếu có lãi suất 15%/ năm và lãi suất ngân hàng 18%/năm. Nếu công ty đó thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7124.doc