Công tác quản lý chất lượng có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . Công ty nào có hệ thống quản lý chất lượng tốt thì sẽ đạt được những thành công đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm . Vì vậy, để đánh giá chất lượng sản phẩm của bất kỳ một công ty nào cũng cần phải xem xét đến hệ thống quản lý chất lượng của công ty, để tìm những ưu điểm đã đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm .
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5626 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm sợi ở công ty Dệt- May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong kin doanh không có gì đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được tiếp nhận là sản phẩm sẽ tiếp tục thành công. Trừ khi chất lượng của nó luôn được cải tiến, nâng cao và các bước tiến hành được tổng kết, đánh giá kịp thời. Do vậy các nhà kinh doanh muốn giữ vững uy tín của sản phẩm và muốn chiếm vị trí độc quyền trong sản xuất một loại sản phẩm nào đó, không còn con đường nào khác là luôn nâng cao chất lượng của mình. Nâng cao chất lượng làm tăng giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm , tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm , tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao doanh lợi của Doanh nghiệp.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với mỗi Doanh nghiệp.
2. Hướng nâng cao chất lượng sản phẩm
- Huấn luyện, đào tạo, nâng cao nhận thức về chất lượng cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty
- Cải tiến và đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị
- Tăng cường sự kiểm tra, khắc phục phòng ngừa
- Tăng cường sự quản lý trong suốt quá trình hình thành nên chất lượng sản phẩm từ nghiên cứu- thiết kế - sản xuất - tiêu dùng.
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI
I-ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Dệt- May Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX
Địa chỉ : Số I - Mai Động - HBT - HN
Do xu thế phát triển chung của thế giới và tránh tụt hậu quá lâu. Nhà nước ta đã có sự chuyển đổi mạnh dạn, kịp thời từ nền kinh tế có cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Điều này có nghĩa là mỗi Doanh nghiệp trở thành một chủ thể kinh tế độc lập có quyền tự chủ trong kinh doanh và phải chịu trách nhiệm với mọi hoạt động kinh doanh của mình nhưng không được vượt ra ngoài luật pháp Việt Nam.
Cơ chế mở đã mở ra cho các Doanh nghiệp nhiều cơ hội mới nhưng cũng không ít rủi ro. Để tồn tại và phát triển được Doanh nghiệp luôn phải nắm bắt đựơc tình hình kinh tế thị trường và đưa ra những phương sách sản xuất kinh doanh hợp lý.
Công ty Dệt- May Hà Nội cũng không vượt ra ngoài những vấn đề trên. Là một Doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh doanh độc lập, thuộc Tổng Công ty Dệt- May Việt Nam.
Sự hình thành và phát triển của Công ty Dệt- May Hà Nội có thể chia ra làm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn I: Từ 1979 đến 1984 là gia đoạn xây dựng, lắp đặt thiết bị công nghệ và phụ trợ.
Giai đoạn II: Từ 1984 đến 1990 là giai doạn vừa sản xuất vừa hoàn thiện đồng thời mở rộng sản xuất
Giai đoạn III: Từ năm 1990 đến nay là giai đoạn củng cố và phát triển sản xuất.
-Ngày 7/4/78: Hợp đồng xây dựng nhà máy được kí chính thức giữa Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX ( Cộng hoà Liên Bang Đức).
-Tháng 2/79: Khởi công xây dựng nhà máy
- Tháng 1/82: Lắp đạt thiết bị sợi và phụ trợ.
- Tháng 11/84: Hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành ( Gọi tên là nhà máy Sợi Hà Nội)
- Tháng 12/87: Toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ đưa vào sản xuất, các công trình còn lại trong thiết kế của toàn xí nghiệp tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng.
Ngay từ khi mới thành lập , Công ty đã vấp phải khó khăn là sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và một số quốc gia Đông Âu. Điều này cũng có nghĩa là Công ty mất đi một thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn và tương đối dễ tính. Đứng trước tình hình đó Công ty đã phải chủ động tìm kiếm bạn hàng mới và thay đổi hướng sản xuất kinh doanh phù hợp, đặc biệt Công ty đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu quản lý và nhân sự cho phù hợp với tình hình mới của xã hội và của Công ty.
Công ty mạnh dạn đầu tư, không ngừng mở rộng phạm vi sản xuất, mở rộng chủng loại sản phẩm sản. Đầu tư các dây chuyền hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, nhằm chiếm lĩnh thị trường .
Tháng 12/89: Đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số một với công xuất 1500 tấn nguyên liệu một năm
- Tháng 4/90: Bộ kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ( có tên giao dịch là Hanosimex)
- Tháng 4/91: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định tổ chức và hoạt động của nhà máy sợi Hà Nội thành Xí nghiệp liên hợp Sợi- Dệt kim Hà nội.
-Tháng 6/93: xây dựng dây chuyền dệt kim số II và tháng 3/94 đưa vào hoạt động.
- Tháng 10/93: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy Sợi Vinh thuộc tỉnh Nghệ An vào xí nghiệp liên hợp.
- Ngày 19/5/94: Khánh thành nhà máy dệt kim ( gồm cả 2 dây chuyền I và II)
- Tháng 1/95: Khởi công xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ
- Tháng 3/95: Xát nhập thêm nhà máy Dệt Hà Đông vào xí nghiệp liên hợp.
- Tháng 6/95: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp liên hợp thành công ty Dệt Hà Nội
- Tháng 9/95: Khánh thành nhà máy May- Thêu Đông Mỹ.
- Tháng 6/2000: Đổi tên thành Công ty Dệt- May Hà Nội
Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty Dệt- May Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về mọi mặt. Từ một nhà máy với quy mô nhỏ, hiện nay Công ty Dệt- May Hà Nội đã mở rộng quy mô, với nhiều đơn vị thành viên trực thuộc.
+ Nhà máy sợi
+ Nhà máy sợi Vinh
+ Nhà máy Dệt Hà Đông
+ Nhà máy Dệt- Nhuộm
+ Nhà máy may I + II + III
+ Nhà máy cơ điện
+ Nhà máy May- Thêu Đông Mỹ
+ Nhà máy may thời trang
+ Và các đơn vị dịch vụ ( gọi là các đơn vị thành viên)
Công ty có chi nhánh văn phòng trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
Năng lực sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên bao gồm:
- Năng lực kéo sợi: Tổng số 150.000 cọc sợi / 2 nhà máy
Sản lượng trên 10.000 tấn/ năm
Chi số sợi trung bình Ne 36/1
- Năng lực dệt kim: Vải các loại: 4000 tấn/ năm
Sản phẩm may: 7 triệu sản phẩm mỗi năm
- Năng lực dệt khăn bông: 6,5 triệu chiếc/ năm
- Tổng kim nghạch XNK: 24,012 triệu USD/năm
- Tổng diện tích mặt bằng là 24 ha ( Tại HN là 14 ha)
- Tổng số lao động hơn 5000 người, trong đó lao động nữ chiếm đa số (khoảng 70%), lao động trực tiếp sản xuất chiếm 93%.
Với sự đi lên bằng năng lực của chính mình và đạt được những kết quả như vậy, ngoài sự giúp đỡ của các Bộ ngành, cơ quan chức năng phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã dành nhiều tâm huyết để lao động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Những năm qua Công ty Dệt- May Hà Nội đã vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng, đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam.
2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ của Công ty
2.1 Lĩnh vực hoạt động và mặt hàng chủ yếu
Với một dây chuyền đồng bộ và khép kín cùng với trang thiết bị máy móc của Đài Loan, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Italia... công ty chuyên sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có chất lượng cao như:
Bảng : Một số sản phẩm chủ yếu của công ty Dệt- May Hà nội
Nhà máy sản xuất
Tên sản phẩm
Nhà máy sợi + Sợi Vinh
- Sợi đơn từ Ne 1- Ne 60
- Sợi xe từ Ne 1- Ne 60
Nhà máy Dệt- nhuộm
- Vải bò
- Vải dệt kim
Nhà máy may I,II,III
- áo Poloshirt
- áo T- shirt Hineck
- Bộ quần áo thể thao trẻ em
- Bộ quần áo trẻ em
- áo sơ mi dài tay
- áo sơ mi ngắn tay
Nhà máy Dệt Hà đông
- Sản phẩm khăn các loại
- Sản phẩm mũ
- Sản phẩm lều bạt
2.2 Chức năng của Công ty
- Công ty thực hiện việc sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực sợi, may mặc
- Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sợi và các mặt hàng may mặc
- Thực hiện việc hạch toán kinh doanh độc lập, có hiệu quả, có tài khoản, con dấu riêng để thực hiện giao dịch theo đúng pháp luật
2.3 Nhiệm vụ của Công ty Dệt- May Hà Nội
- Phải sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển các nguồn lực
- Xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với mục tiêu của Công ty và nhiệm vụ do Tổng công ty giao
- Ký kết và thực hiện hợp đồng với bên đối tác
- Đổi mới hiện đại hoá công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý.
-Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động
- Thực hiện các báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Tổng Công ty dệt may Việt Nam và Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó.
- Công ty có nghĩa vụ nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước
- Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, môi trường, giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn xã hội, làm nghĩa vụ quốc phòng.
3. Quy trình công nghệ một số sản phẩm chủ yếu
Công ty Dệt- May Hà Nội sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. Các sản phẩm của Công ty có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục. Sản phẩm được đưa qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau.
3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sợi đơn
Nguyên vật liệu bông, xơ được nhập về kho nguyên liệu của nhà máy sợi theo chủng loại, chất lượng yêu cầu để đưa vào sản xuất. Nói chung để tạo thành sợi đơn thành phẩm phải qua các công đoạn sau:
- Công đoạn máy bông: Nguyên liệu là các kiện bông, xơ được đưa vào máy bông để xé tơi và loại bỏ một phần tạp chất.
- Công đoạn cúi chải: Sau đó được đưa sang máy cúi chải để loại bỏ tiếp tạp chất và tạo thành cúi chải.
- Công đoạn cúi ghép : Cúi chải được đưa sang máy ghép để tạo thành cúi ghép
- Công đoạn sợi thô: Cúi ghép được đưa sang máy thô, qua bộ kéo dài tạo thành sợi thô.
- Công đoạn sợi con : Sợi thô được đưa sang máy sợi con rạo thành sợi con
- Công đoạn ống: Sợi con được đưa sang máy ống quấn thành ống, tại máy ống sợi tiếp tục được loại bỏ nốt tạp chất , làm đều điểm dầy, điểm mỏng, điểm Neps.
Quả sợi ống là công đoạn cuối cùng của sơ đồ sản xuất sẽ, được kiểm tra trước khi bao gói, đóng tải nhập kho để bán hoặc tiếp tục đưa vào sản xuất sợi xe.
Bông
Xơ PE
Bông CT
Bông PE
Chải CT
Chải PE
Ghép CT
Cuộn cúi
Chải kỹ
Ghép trộn
Ghép băng I
Ghép băng II
Sợi thô
Sợi con
ống
Quả sợi ống
Hình 6: Quy trình sản xuất sợi đơn PE/CO chải kỹ
3.2 Quy trình sản xuất sợi xe
Quả sợi ống đơn
Đậu
Xe
ống
Quả sợi ống xe
Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sợi xe chính là sợi đợn. Vì vậy, sợi đơn phải đảm bảo chất lượng mới được đưa vào sản xuất sợi xe
Hình 7: Quy trình sản xuất sợi xe
Giải thích quy trình:
Quả sợi ống đơn là nguyên liệu đầu vào của công đoạn sợi xe được đưa vào máy đậu chập 2 hoặc 3 sợi vào với nhau tạo thành quả sợi đậu.
- Quả sợi đậu tiếp tục được đưa sang máy xe để xe các sợi đã được chập với nhau thành sợi xe và đựơc quấn ống tạo thành quả sợi xe.
- Quả sợi xe sẽ được đánh ống trên máy đánh ống tạo ra quả sợi ống xe. Sản phẩm quả sợi ống xe là sản phẩm cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất sợi xe, sẽ được kiểm tra phân cấp và bao túi, đóng gói nhập vào kho công ty để bán.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dệt- May Hà Nội
Việc tổ chức quản lý là rất quan trọng đối với các Doanh nghiệp, nó giúp cho việc dảm bảo sản xuất kinh doanh và đặc biệt là việc nâng cao chất lượng sản phẩm được thực hiện và hoàn thiện hơn. Doanh nghiệp nào thực hiện công tác quản lý được thực hiện một cách nghiêm túc và có hệ thống thì ở đó có hiệu quả sản xuất và sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao.
Ở Công ty Dệt- May Hà Nội , do sản phẩm chủ yếu xuất khẩu , đòi hỏi chất lượng cao nên công tác tổ chức quản lý chất lượng được các cán bộ lãnh đạo đặc biệt quan tâm.
Công ty Dệt- May Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng. Công ty áp dụng mô hình hệ thống chất lượng từ Tổng giám đốc đến các phòng ban, và đến các công nhân sản xuất . Mọi thành viên trong Công ty đều hướng về chất lượng, đảm bảo mọi việc đều làm đúng ngay từ đầu.
Chức năng và nhiệm vụ
Tổng giám đốc: Có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các nhà máy thành viên.
- Chịu trách nhiệm cao nhất trước khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty .
- Đề ra chính sách chất lượng và phê duyệt sổ tay chất lượng và các quy trình, quy định trong hệ thống chất lượng
- Thiết lập và tạo điều kiện cần thiết để cán bộ công nhân viên tuân thủ, thực hiên chính sách chất lượng
Phó tổng giám đốc sản xuất : đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống chất lượng .
- Thay mặt Tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002
- Chỉ đạo việc ban hành, sửa đổi, phê duyệt các tài liệu về kỹ thuật và chất lượng trong hệ thống chất lượng
- Xây dựng các biện pháp quản lý chất lượng và mục tiêu chất lượng cụ thể trong từng giai đoạn. Chỉ đạo việc khắc phục và phòng ngừa nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo ISO- 9002.
- Điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng và được uỷ quyền. Chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực được phân công trước Tổng giám đốc.
Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Quản lý, điều hành lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu.Chỉ đạo việc mua sắn vật tư, thiết bị phụ tùng thay thế. Chỉ đạo công tác tiêu thụ nội địa, tổ chức dịch vụ bán hàng
- Chỉ đạo các công việc trong phạm vi phân công liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm .
Phó Tổng giám đốc nhân sự: Quản lý, điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, chế độ, chính sách, đời sống
- Chỉ đạo công tác kế hoạch sản xuất của các nhà máy sợi
- Chỉ đạo các công việc có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm .
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TY
DỆT- MAY HÀ NỘI
TỔNG GIÁM ĐỐC
PTGĐ NS
PTGĐ KD
PTGĐ SX
KTT
Đại diện CL
P.TCHC
P.XNK
P.KTĐT
P.ISO
P. KHTT
TTTN
NM.Sợi
P. KD
NM.DN
TTYT
NM. M1
NM.M2
NM.M3
NM.ĐM
NM.DHĐ
NM.DENI
NM.MTT
Ghi chú:
: Điều hành trực tuyến
: Điều hành hệ thống chất lượng
Các phòng ban thuộc khối điều hành của Công ty sẽ làm các công tác nghiệp vụ, triển khai các nhiệm vụ đã được cơ quan Tổng giám đốc duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên quan, đồng thời làm công tác tham mưu cho Tổng giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , giúp cho Tổng giám đốc ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó các phòng ban có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi. Thực hiện các công việc được phân công trong hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Cụ thể:
- Phòng sản xuất kinh doanh : Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn( các chiến lược sản xuất). Nhận và kí kết các hợp đồng với khách hàng khi đã được Tổng giám đốc uỷ quyền. Tổ chức thực hiện các định mức lao động. Chỉ đạo hệ thống tiêu thụ sản phẩm , nắm chắc giá cả đầu vào cũng như đầu ra và những biến động trên thị trường. Làm tham mưu cho Tổng giám đốc khi đàm phán với bạn hàng, đảm bảo mua với giá cả hợp lí. Quản lí hàng hoá xuất, nhập, tồn.
Phòng kế toán tài chính: Quản lý nguồn vốn và quỹ Doanh nghiệp , thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ trách cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, tính và trả lương cho công nhân viên. Thực hiện thanh quyết toán với khách hàng và thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước.
Phòng kĩ thuật đầu tư: Lập nên các dự án đầu tư, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, xác định các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Hướng dẫn cho công nhân sử dụng công nghệ mới. Thiết kế các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm , quy trình công nghệ, kỹ thuật nhằm dảm bảo chất lượng sản phẩm .
Phòng xuất nhập khẩu: Nghiên cứu thị trường nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Công ty, đồng thời nhập khẩu các thiết bị để đáp ứng nhu cầu của Công ty .
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lí lao động trong Công ty . Tuyển dụng, đào tạo, bố trí xắp xếp lao động. nhiệm vụ quan trọng là hướng dẫn các nhà máy thực hiện việc trả lương và lập kế hoạch về lương, thưởng theo tháng, năm của toàn Công ty .
Phòng ISO: Thực hiện các công việc nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm
Như vậy do đặc điểm của Công ty mang tính chất sản xuất công nghiệp, sản xuất thường xuyên biến động theo thị trường và địa điểm cố định nên cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty đựơc thực hiện theo cơ cấu trực tuyến- chức năng.
Đây là cơ cấu quản lý có hiệu quả, phù hợp với Công ty . Cơ cấu này chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén, kịp thời đảm bảo phát huy được chế độ một thủ trưởng, phát huy được thế mạnh của các bộ phận chức năng. Thống nhất mệnh lệnh.
Tuy nhiên, cơ cấu này cũng có nhược điểm là người lãnh đạo thường xuyên phải giải quyết nhiều công việc với nhiều bộ phận khác nhau, phải thông qua các cuộc họp để giao nhiệm vụ nên mất nhiều thời gian. Việc thực hiện mệnh lệnh giữa các phòng ban là độc lập nên có thể tiến độ thực hiện mệnh lệnh là không đồng đều. Vì vậy để thực hiện tốt công tác quản lý theo hình thức này thì các phòng ban phải phối hợp nhịp nhàng với nhau, thông tin cho nhau để quá trình quản lý đạt hiệu quả hơn.
II- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2 .Tình hình lao động của Công ty
Lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định dến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để nâng cao được chất lượng sản phẩm trước hết phải nâng cao được chất lượng lao động. Xác định được tầm quan trọng đó nên trong những năm qua Công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất.
Bảng 3: Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp năm 2001
(trang bên)
Qua bảng bên cho thấy Công ty có tỷ trọng lao động nữ rất lớn, chiếm tới 68% tổng số lao động. Lao động nữ nhiều hơn nam là 1573 người, lực lượng lao động nam của Công ty tập trung chủ yếu ở bộ phận kĩ thuật , bộ phân bảo toàn, bảo dưỡng, ở các nhà máy như nhà máy cơ khí, nhà máy cơ điện. Vì đặc điểm có nhiều lao đông nữ nên lao động của Công ty luôn có những biến động phức tạp vì phải giành nhiều thời gian cho việc gia đình, thai sản, ốm đau... và chỉ thích hợp với những công việc không đòi hỏi sức lực quá nhiều.
Lực lượng lao động của Công ty còn rất trẻ . Tổng số lao động dưới 35 tuổi là 3502 người chiếm 75,7% tổng số lao động. Với lao động trẻ như vậy Công ty sẽ có khả năng phát triển đội ngũ kỹ sư, nhân viên, công nhân lành nghề...Lao động trẻ có ưu điểm là khoẻ mạnh, dễ nắm bắt những cái mới, dễ tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Song bên cạnh đó, nhược điểm của lao động trẻ là thiếu kinh nghiệm do đó cần phải được đào tạo nhiều.
Trình độ của công nhân viên trong Công ty chưa cao. Tuy qua từng năm đã nâng cao dần nhưng không đáng kể. Cụ thể: Số người trên đại học chỉ có 2 người, trình độ đại học có 260 người chiếm 5,62%, số còn lại là công nhân kỹ thuật chiếm 91%, trong đó số công nhân bậc 5 trở lên chỉ chiếm 37,9%. Vấn đề hiện nay của Công ty là trình độ của công nhân trực tiếp sản xuất còn rất thấp, chưa đồng đều. Do đó để đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty cần có chính sách đào tạo tay nghề cho lao động. Nâng cao nhận thức về chất lượng cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty .
Bảng 4: Chất lượng lao động của Công ty năm 2001
CNSX
1-2
3
4
5
6
Sợi
250
472
360
178
200
Dệt
153
124
136
120
100
May
248
138
472
120
97
Điện
12
15
51
24
10
Cơ khí
10
15
42
14
5
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty )
3 Tình hình máy móc, thiết bị
Máy móc, thiết bị của Công ty Dệt- May Hà Nội bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh . Chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kĩ thuật do đó có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm .
Toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty nói chung và máy móc thiết bị để sản xuất sợi nói riêng, được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Italia, Nhật.., một số thiết bị được trang bị năm 92 trở lại đây còn lại được trang bị những năm 79 nên đã cũ và lạc hậu. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty luôn chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại. Cụ thể năm 2000 Công ty đã đầu tư một số máy ống tự động, máy ghép, máy đậu xe, máy nhuộm, máy thêu..Các máy móc thiết bị của Công ty có số giờ làm việc bình quân là 7,6 giờ ( kế hoạch là 8 giờ) trong đó thời gian sử dụng có ích là 7,4 giờ đạt 92,5%
Hầu hết các máy móc thiết bị trên dây chuyền sản xuất của Công ty được trang bị và nhập từ Italia sản xuất vào những năm 78-79, chất lượng máy móc thiết bị chỉ đạt ở mức tương đối. Hơn nữa do kế hoạch xây dựng và nhập kho thiết bị là không ăn khớp, sự bảo quản không tốt nên khi đưa vào hoạt động thường bị xuống cấp nhanh chóng, bên cạnh đó phụ tùng thay thế lại thiếu nên một số thiết bị không được huy động vào sản xuất . ( Dây chuyền sợi pha Peco 20 máy móc dở dang do thiếu phụ tùng thay thế). Do vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra với Công ty trong thời gian này là tìm cách khắc phục tình trạng trên để nhằm sử dụng tối đa số máy móc hiện có. Cải tiến, đổi mới máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất sợi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm .
Bảng : Giá trị máy móc thiết bị của công ty năm 2001
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Tiền
- Nguyên giá
533.927.875.061
- Hao mòn luỹ kế
320.964.074.057
- Giá trị còn lại
213.008.801.004
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
4. Tình hình nguyên vật liệu của Công ty
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm . Muốn làm ra được sản phẩm có chất lượng cao thì nguyên vật liệu đưa vào sản xuất phải đạt yêu cầu về chất lượng và số lượng.
Nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt- May Hà Nội gồm : bông, xơ cho sản phẩm sợi, hoá chất, sợi, thuốc nhuộm, thuốc tẩy cho nhà máy sản phẩm vải; vải, các loại phụ liêu may cho sản phẩm may.
Nguyên vât liệu của Công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài, do đó tình hình sản xuất của Công ty phụ thuộc nhiều vào tình hình nhập nguyên vật liệu. Chất lượng của nguyên vật liệu phụ thuộc vào tình hình dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu của Công ty.
Hiện nay, Công ty đang dần dần thay thế nguyên vật liệu nhập ngoại bằng cách đặt mua nguyên vật liệu taị các cơ sở sản xuất trong nước. Tuy nhiên, bông xơ trong nước còn lẫn nhiều tạp chất, bẩn nên đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng sợi của Công ty.
III- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2001
1. Những kết quả đạt được
Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt- May Hà Nội trong một số năm
(trang sau)
Hiện nay Công ty đã có quan hệ kinh doanh với gần 20 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 96 đại lý đặt khắp các tỉnh thành trong và ngoài nước
Trong những năm qua công ty đã khẳng định mình qua việc gia tăng không ngừng sản lượng, quy mô sản xuất, mở rộng vởi tổng nguồn vốn chủ sở hữu lên tới hơn 160 tỷ đồng. Hiệu quả hoạt động cũng tăng lên không ngừng.
- Giá trị tổng sản lượng: tăng 17.4% co với năm 2000
- Doanh thu : tăng 19.6% so với năm 2000
- Kim nghạch xuất khẩu : Tăng 17.4%
Sản phẩm chủ yếu
+ Sợi : tăng trưởng 22% so với năm 2000
+ Sản phẩm dệt kim : Tăng trưởng 22 % so với năm 2000
Lợi nhuận : Tăng 8.8% so với năm 2000
Thực hiện đạt và và vượt mức các chỉ tiêu trên trong năm 2001 là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Lãnh đạo công ty nhạy bén, chỉ đạo thống nhất – nắm vững tình hình diễn biến thị trường xuất khẩu và nội địa , đề ra các đường lối chiến lược đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Cán bộ công nhân viên có quyết tâm cao, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ và cơ quan Tổng giám đốc. An ninh chính trị luôn được giữ vững, thu nhập không ngừng được cải thiện.
Mặt khác do Công ty chú trọng đến chất lượng sản phẩm có những biện pháp, chính sách phù hợp nên chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên, và đững vững trên thị trường trong và ngoài nước.
Thị trường sợi xuất khẩu và khăn xuất khẩu phát triển tốt, sản lượng xuất khẩu tăng 20,4% so với năm 2000, kim nghạch xuất khẩu khăn tăng 43,1% so với năm 2000.
Thị trường sản phẩm dệt kim xuất khẩu tuy gặp nhiều khó khăn về giá cả, số lượng mẫu mã nhiều nhưng kim nghạch xuất khẩu vẫn tăng 28%.
Công ty đã tập trung nâng cấp thiết bị kéo sợi như máy ghép, máy đánh ống nối vê tự động …chất lượng sợi được nâng cao, thu hút nhiều khách hàng nước ngoài.
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 cho toàn bộ các khu vực trong công ty đã tạo ra một nền nếp làm việc khoa học , có sự phối hợp, kiểm soát chặt chẽ giữa các đơn vị trong công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm .
Ngoài những thành công nói trên, Công ty Dệt- May Hà Nội cũng còn một số tồn tại cần được khắc phục để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng
2. Những tồn tại của Công ty
- Năng suất lao dộng ở một số nhà máy còn thấp
- Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất chưa cao
- Máy móc thiết bị còn lạc hậu so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay.
- Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nước ngoài.
PHẦN III
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI Ở CÔNG TY DỆT- MAY HÀ NỘI
Công tác quản lý chất lượng có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . Công ty nào có hệ thống quản lý chất lượng tốt thì sẽ đạt được những thành công đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm . Vì vậy, để đánh giá chất lượng sản phẩm của bất kỳ một công ty nào cũng cần phải xem xét đến hệ thống quản lý chất lượng của công ty, để tìm những ưu điểm đã đạt được cũng như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qt144_4618.doc