Tín dụng là doanh từ luôn gắn liền với hoạt động của ngân hàng, thật vậy đối với hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT huyện Bình Minh nói riêng, hoạt động tín dụng là không thể thiếu cho sự tồn tại phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng chi ta thấy tính hữu ích của nguồn vốn tín dụng đối với việc sản xuất kinh doanh và đời sống tinh thần của nhân dân của huyện, đồng thời thấy được tác dụng của nó đối với hoạt động và phát triển của Ngân hàng.
Trong thời gian qua chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Minh đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp huyện nhà, góp phần to lớn trong việc đổi mới bộ mặt nông thôn. Lấy nông nghiệp nông thôn làm thị trường chính, đặc biệt là hổ trợ vốn cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao mức sống của người dân đưa nông thôn của huyện ngày càng phát triển, ngân hàng cũng không ngừng đổi mới để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh và ngày càng phát triển.
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn của NHNo&PTNT Bình Minh. Năm 2001 doanh số cho vay là 3.032 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,7% tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Con số này đã đạt được 4.901 triệu đồng vào năm 2002 tăng 1.869 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng là 61,6%. Sang năm 2003 doanh số cho vay chăn nuôi tiếp tục tăng đạt 6.355 triệu đồng tăng 1.454 triệu đồng ứng với tốc độ tăng tăng 29,7% so với năm 2002. Sự tăng trưởng liên tục trong cho vay để chăn nuôi là một dấu hiệu đáng mừng cho nền nông nghiệp Huyện nhà dần dần xoá bỏ thế độc canh cây lúa vốn mang lại hiệu quả thấp.
@ Kinh tế tổng hợp.
Là mô hình kinh tế dựa trên sự kết hợp của nhiều đối tượng khác nhau nhưng có sự bổ sung cho nhau như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ, mô hình này được NHNo&PTNT tỉnh và chính sách phát triển kinh tế của Huyện. Chi nhánh ngân hàng Bình Minh khuyến khích đầu tư và thu hút được đa số bà con nông dân. Tuy chỉ được áp dụng trong những năm gần đây nhưng mô hình này lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Khi áp dụng mô hình kinh tế tổng hợp, bà con có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn bởi thời hạn sử dụng vốn là 12 tháng, hơn nữa khi đầu tư vào mô hình này sẽ hạn chế rủi ro trong sử dụng vốn, bà con có thể linh hoạt hơn trong đầu tư sản xuất.
Doanh số cho vay mô hình kinh tế tổng hợp năm 2001 là 92.375 triệu đồng chiếm 81,6% tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2002 doanh số cho vay là 107.600 triệu đồng tăng 15.225 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 16,5%. Sang năm 2003 con số này đạt 124.395 triệu đồng tăng 16.795 triệu đồng ứng với tốc độ tăng15,6%so với năm 2002.
Nhìn chung, việc cho vay mô hình kinh tế tổng hợp giúp cho ngân hàng có được đầu ra cho nguồn vốn huy động ngày càng tăng, thực hiện tốt chủ trương của các cấp chính quyền địa phương. Đối với các hộ nông dân thì chủ dộng hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn vốn vay sao cho đạt được lợi nhuận tối đa.Tuy nhiên, chính sự linh hoạt và đa dạng trong mô hình kinh tế tổng hợp mà ngân hàng rất khó kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không, để có biện pháp xử lý các trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
@ Máy nông nghiệp ngắn hạn.
Ngoài các hợp đồng tín dụng trong những lĩnh vực truyền thống, ngân hàng còn giải quyết cho vay để bà con nông dân sửa chữa máy, chủ yếu là máy nông nghiêp, đáp ứng nhu cầu cơ giới hoá nông nghiệp của các hộ nông dân ngày càng tăng. Năm 2001 doanh số cho vay chỉ đạt 1.516 triệu đồng nhưng sang năm 2002 doanh số tăng lên đáng kể, đạt 2.106 triệu đồng tăng 590 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với tốc độ tăng 38,9%. Đến năm 2003 con số này là 2.410 triệu đồng tăng 304 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 14,4% so với năm 2002. Sự gia tăng doanh số cho vay liên tục qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã có sự đầu tư thoả đáng vào việc sửa chữa máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân.
b. Tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ và đời sống
@ Đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp – thương mại - dịch vụ
Riêng ngành tiểu thủ công nghiệp – thương mại - dịch vụ thì chỉ phát triển ở mức độ tương đối vì đây không phải là lĩnh vực chuyên môn của ngân hàng nên thị phần của ngân hàng trong lĩnh vực này là tương đối. Mặc dù trong huyện cũng có khá nhiều cơ sởsản xuất, doanh nghiệp tư nhân Năm 2001 doanh số chỉ đạt 14.991 triệu đồng đến năm 2002 doanh số cho vay đạt 15.450 triệu đồng tăng 459 triệu đồng ứng tốc độ tăng 3,1% so với năm 2001. Sang năm 2003 doanh số tăng lên đáng kể đạt 67.823 triệu đồng tăng 52.373 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 338,9%. Nguyên nhân tăng này là do năm 2001 NHTW có chính sách cho cán bộ công nhân viên vay để làm kinh tế gia đình, cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ Nhà nước, cùng với việc khuyến khíchlàm kinh tế phụ đối với các hộ dân cư của các cấp chính quyền địa phương. Ngày nay đời sống người dân trong huyện cũng được cải thiện đáng kể, mức thu nhập ngày càng tăng nên trong tương lai thương nghiệp và dịch vụ là hai lĩnh vực lý tưởng có thể sẽ phát triển mạnh, ngân hàntg sẽ tận dụng thời cơ đầu tư cho vay nhiều hơn nữa.
Tóm lại, doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh trong ba năm 2001-2003 tăng nhanh. Ngân hàng thực hiện ngày càng tốt vai trò của mình trong việc cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, mạng lưới hoạt động của ngân hàng ngày lớn mạnh rộng khắp đến bà con nông dân, doanh số cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay, còn các ngành tiểu thủ công nghiệp – thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều. Điều này thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho các ngành này, đòi hỏi ngân hàng phải cân đối lại cơ cấu đầu tư hợp lý hơn để phát huy thế mạnh các nhành nghề truyền thống ở địa phương. Nhưng nhìn chung thì doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng qua ba năm, đây là dấu hiệu chứng minh rằng ngân hàng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và nâng cao uy tín của mình đối với các ngân hàng khác trên địa bàn huyện.
1.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế.
Theo số liệu điều tra tại phòng thống kê, cho đến nay trên địa bàn huyện Bình Minh gồm 53 doanh nghiệp tư nhân, 43 cơ sở sản xuất sản phẩm các loại và 3 công ty TNHH. Trong đó các thành phần kinh tế đang hoạt động kinh doanh, chỉ có tư nhân cá thể hộ sản xuất, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là có tham gia vay vốn ngân hàng. Còn đối với kinh tế quốc doanh và hợp tác xã thì không phát sinh cho vay. Chúng ta cùng xem bảng số liệu sau:
BẢNG 6: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA BA NĂM.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
%
Số tiền
%
+ Tư nhân và cá thể hộ SX
107.589
95
120.582
92
185.181
91
12.992
12,1
64.599
53,6
+ CSSX và DNNQD
5.663
5
10.485
8
18.314
9
4.823
85,2
7.829
74,7
Tổng
113.252
100,0
131.067
100,0
203.495
100,0
17.815
15,7
72.428
55,3
Nguồn: phòng kế toán
+ Cá thể hộ SX: cá thể hộ sản xuất.
+ CSSX và DNNQD: cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thực hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong ba năm qua chi nhánh NHNo&PTNT Bình Minh đã tập trung cho vay có hiệu quả các đối tượng tư nhân và hộ sản xuất và có xu hướng nâng dần tỷ trọng cho vay các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2001, trong số113.252 triệu đồng cho vay, thành phần tư nhân và cá thể hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 95% với số tiền 107.589 triệu đồng còn các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 5% với số tiền 5.663 triệu dồng. Doanh số cho vay năm 2002 là 131.067 triệu đồng tăng 17.815 triệu đồng so với năm 2001 trong đó tư nhân và cá thể hộ sản xuất vay số tiền 120.582 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92% tổng doanh số cho vay, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay 10.485 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8% doanh số vay. Năm 2003, tổng doanh số cho vay là 203.495 triệu đồng, trong đó cho vay thành phần kinh tế tư nhân và cá thể hộ sản xuất là 185.1801 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91% tổng doanh số cho vay, thành phần còn lại vay số tiền 18.311 triệu đồng chiếm 9% doanh số vay. Cụ thể như sau:
@ Đối với tư nhân và cá thể hộ sản xuất:
Đối tượng mà chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Minh cho vay chủ yếu là nông dân và kinh tế hộ gia đình. Như theo lời phát biểu của Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam:”Thực tế hoạt động tín dụng trên thương trường 10 năm qua cho phép chúng ta khẳng định: nông dân là khách hàng vay trả rất sòng phẳng, nông dân không chỉ là khách hàng mà còn là người bạn đồng hành có uy tín của NHNo&PTNT VN”. Năm 2001 doanh số cho vay đạt 107.589 triệu đồng chiếm tỷ trọng 95% tổng doanh số cho vay, đây là một tỷ trọng rất cao. Sang năm 2002 doanh số cho vay là 120.582 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, tăng 12.992 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 12,1%. Đến năm 2003 doah số cho vay tiếp tục tăng lên đạt 185.181 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91% tổng doanh số cho vay, tăng 64.598,9 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 53,6%. Đây là điều rất đáng mừng doanh số cho vay qua các năm tăng dần nhờ sự lãnh đạo của ban Giám Đốc và sự nổ lực của tất cả các cán bộ trong ngân hàng. Nhu cầu vay vốn của tư nhân và cá thể hộ sản xuất qua các năm ngày càng tăng chứng tỏ đời sống người dân ngày được nâng cao, phát triển một số nền nông nghiệp mạnh, bền vững được áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới từng bước hiện đại hoá, vươn lên trở thành một ngành sản xuất lớn góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định kinh tế. Đây là mục tiêu của huyện và để thực hiện mục tiêu này có kết quả, đó là sự phối hợp của nhiều ngành nghề nhiều lĩnh vực trong đó vay trò tín dụng ngân hàng với tư cách là trung gian tài chánh lớn, khai thác các nguồn vố trong nền kinh tế và sử dụng có hiệu quả để đầu tư và phát triển nông thôn.
@ Đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế huyện. Năm 2001 doanh số cho vay chỉ đạt 5.663 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5% trong tổng doanh số vay. Đến năm 2002 doanh số cho vay đạt 10.485 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8% trong tổng doanh số cho vay tăng 4.823 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 85,2%. Sự gia tăng này phù hợp với huy hoạch phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Vì vậy, sang năm 2003 con số này tiếp tục tăng đạt 18.314 trịêu đồng tăng 7.829 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 74,7% so với năm 2002.
Đồ thị 4: % doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Qua đồ thị ta thấy rằng tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm. Tuy nhiên, doanh số cho vay đối với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì ngày càng tăng theo thời gian. Sự gia tăng này là dấu hiệu đáng mừng đối với ngân hàng mà còn đối với chính quyền địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Việc đầu tư mở rộng sản xuất của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng có hiệu quả . Họ đã mạng dạng vay vốn để hoạt động kinh doanh và tái sản xuất mở rộng, tạo động lực tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn huyện nhà mà trước tiên là trở thành thị xã Bình Minh trong tương lai không xa.
1.3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo địa bàn.
Phân tích khả năng cho vay ngắn hạn của ngân hàng theo địa bàn để thấy được việc phát triển kinh tế huyện nhà. Từ đó, có kế hoạch đầu tư cho từng xã ở tầm vi mô, tạo điều kiện phát huy thế mạnh của địa phương mình. Qua đó, chi nhánh cũng có thuận lợi trong việc thu hút thêm thị phần cũng như giữ vững được các khách hàng hiện có.
BẢNG 7: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO ĐỊA BÀN QUA BA NĂM.
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên địa bàn
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
%
Số tiền
%
Thuận An
8.037
7,1
11.406
8,7
18330
9,0
3.369
41,9
6.924
60,7
Mỹ Thuận
8.166
7,2
9.088
7,0
8.682
4,3
922
11,3
-406
4,5
Ng.V.Thảnh
7.310
6,5
9.630
7,3
11184
5,5
2.320
31,7
1.554
16,1
Đông Thành
6.329
5,6
6.240
4,8
9.304
4,6
-89
-1,4
3.064
49,1
Thành Lợi
5.096
5,0
7.448
5,7
9.277
4,6
2.352
46,2
1.829
24,6
Mỹ Hòa
7.959
7,0
8.416
6,4
13124
6,4
457
5,7
4.708
55,9
Thị Trấn
3.520
3,1
10.914
8,3
28519
14,0
9.394
210,1
17.605
161,3
Tân Lược
8.437
7,4
12.283
9,4
20947
10,3
3.846
45,6
8.664
70,5
Tân Qưới
6.394
5,6
6.257
4,8
10323
5,1
-137
-2,1
4.066
64,9
Thành Đông
6.774
6,0
5.645
4,3
9.633
4,7
-1.129
-16,7
3.988
70,7
Thành Trung
5.709
5,0
4.548
3,5
10494
5,2
-1.161
-20,3
5.946
130,7
Tân Hưng
3.441
3,0
3.234
2,5
4.639
2,1
-207
-6,0
1.135
35,1
Tân an Thạnh
7.238
6,4
8.882
6,8
10253
5,0
1.645
22,7
1.371
15,4
Tân Bình
6.409
5,7
6.654
5,1
9.476
4,7
245
3,8
2.822
42,4
Tân Thành
7.471
6,6
6.600
5,0
11829
5,8
-871
-11,7
5.229
79,2
Đông Bình
8.740
7,7
9.251
7,1
12051
5,9
511
5,9
2.800
30,3
Đông Thạnh
6.222
5,5
4.572
3,5
5.700
2,8
-1650
-26,5
1.128
24,7
Tổng
113252
100,0
131067
100,0
203495
100,0
17.815
15,7
72.428
55,3
Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn, ta thấy tất cả các xã đều có lượn tiền vay cao ở năm 2001 đạt 113.252 triệu đồng sang năm 2002 doanh số cho vay đạt 131.067 triệu đồng tăng 17.815 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 15,7% so với năm 2001. Đến năm 2003 doanh số cho vay đạt đến 203.495 triệu đồng tăng 72.428 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 55,3%. Doanh số cho vay phản ánh mức độ đầu tư của ngân hàng tại một địa bàn, tổng doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm tăng dần đây là dấu hiệu vui cho công tác tín dụng tại chi nhánh, cho thấy đồng vốn đã thật sự đi vào các xã trong huyện, được bà con tin tưởng đầu tư vào sản xuất, cải thiện đời sống. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của chi nhánh trong tình hình cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn hiện nay. Theo bảng số liệu trên, doanh số cho vay của ngân hàng vào các xã là khác nhau. Một số xã như: Thuận An, Thị Trấn, Tân Lược... đạt được doanh số cho vay cao trong khi đó một số xã khác như: Tân Hưng, Tân Quới, Đông Thạnh... lại có doanh số thấp. Cụ thể như sau:
@ Thuận An.
Đây được coi là địa bàn trọng điểm không những đối với chi nhánh mà còn đối với ngân hàng địa phương, hầu hết các món vay được bà con đầu tư vào trồng trọt. Doanh số cho vay năm 2001 là 8.037 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,1% trong doanh số cho vay của ngân hàng. Sang năm 2002 doanh số cho vay xã này đạt 11.406 triệu đồng chiếm 8,7% doanh số cho vay, tăng 3.369 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 41,9%. Đến năm 2003 doanh số này đạt 18.330 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,0% trong doanh số cho vay của ngân hàng, tăng 6.924 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 60,7%. Sự gia tăng tỷ trọng liên tục doanh số vay vốn của xã Thuận An cho thấy ngân hàng chú trọng đầu tư nhiều vào xã này do xã có vùng chuyên canh trồng cải xà lách xoong rất thành công.
@ Mỹ Thuận.
Doanh số cho vay năm 2001 là 8.166 triệu đồng chiếm 7,2%tổng doanh số cho vay, con số này tăng lên vào năm 2002 đạt 9.088 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,0% trong tổng doanh số cho vay, tăng 921,9 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 11,3%. Sang năm 2003 con số này giảm xuống còn 8.682 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,3% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, giảm 406 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 4,5% so với năm 2002.
@ Nguyễn Văn Thảnh.
Cũng như các xã khác doanh số cho vay vào xã này cũng liên tục tăng qua các năm, năm 2001 doanh số cho vay là 7.310 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,5% trong tổng doanh số cho vay, sang năm 2002 doanh số cho vay đạt 9.630 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,3% doanh số cho vay tăng 2.320 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 31,7% so với năm 2001. Đến năm 2003 doanh số này tiếp tục tăng 11.184 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,5% trong tổng doanh số cho vay, tăng 1.554 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 16,1% so với năm 2002.
@ Đông Thành.
Doanh số cho vay xã này vào năm 2001 đạt 6.329 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,6% tổng doanh số cho vay, sang năm 2002 doanh số vay đạt 6.240 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,8% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, giảm 90 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ giảm 1,4%. Đến năm 2003 số lượng tiền vay của xã này là 9.304 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,6%, tăng 3.064 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 49,1% so với năm 2002.
@ Thành Lợi.
Cũng được đầu tư đáng kể, năm 2001 doanh số cho vay là 5.096 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,0% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Sang năm 2002 doanh số cho vay 7448 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,7% trong tổng doanh số cho vay, tăng 2.352 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 46,2% so với năm 2001. Đến năm 2003, doanh số là 9.277 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,6%, tăng 1.829 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 24,6%. Xã Thành Lợi nằm trong dự án phát triển cây hẹ cùng với Tân Quới phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho huyện và chuyển đi các tỉnh khác.
@ Mỹ Hòa.
Ngoài vườn cây đặc sản là bưởi Năm Roi thì chăn nuôi ở xã này cũng phát triển mạnh, do được qui hoạch từ nhiều năm trước nên doanh số cho vay xã này của ngân hàng thay đổi đáng kể qua ba năm. Năm 2001 số vốn mà nông dân xã Mỹ Hoà vay của ngân hàng là 7.959 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,0% trong tổng doanh số cho vay, sang năm 2002 doanh số cho vay đạt 8.416 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,4% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, tăng 457,1 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 5,7%. Đến năm 2003 con số này tăng lên đáng kể đạt 13.124 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,4% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, tăng 4.708 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 55,9%.
@ Thị Trấn.
Với sự phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ năm 2003 cùng với sự thành lập mới của các cơ sở sản xuất kinh doanh nên doanh số được ngân hàng cho vay phát triển mạnh cũng như số lượng cơ sở, doanh nghiệp được giải ngân cũng tăng. Cụ thể năm 2001 doanh số cho vay là 3.520 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,1% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2002, thị trấn đã vay vốn là 10.914 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,3% trong tổng doanh số cho vay, tăng 7.385 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 210,1%. Đến năm 2003 doanh số cho vay là 28.519 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,0%, tăng 17.605 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 161,3%. Doanh số đạt được như thế chứng tỏ rằng người dân khu vực Thị Trấn đã có ý thức hơn trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh tạo thêm lợi nhuận cho mình và cũng góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển.
@ Tân Lược.
Năm 2001 nông dân Tân Lược vay ngân hàng với số tiền là 8.437 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,4%, sang năm 2002 doanh số vay là 12.283 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,4%, tăng 3.845 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 45,6% so với năm 2001. Đến năm 2003 doanh số cho vay xã này tiếp tục tăng lên đạt 20.947 triệu đồng chiếm 10,3%, tăng 8.665 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 70,5%.
@ Tân Quới.
Năm 2001 doanh số cho vay vùng này là 6.395 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,6%, sang năm 2002 doanh số cho vay giảm xuống còn 6.257 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,8%, giảm 137 triệu đồng so với năm 2001, ứng với tốc độ giảm 2,1%. Đến năm 2003, con số này tăng lên đạt 10.323 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,1% tăng 4.066 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 64,9% so với năm 2002.
@ Thành Đông.
Doanh số cho vay vào xã này vào năm 2001 là 6.774 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,0% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2002 doanh số vay là 5.645 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,3%, giảm 1129 triệu đồng so với năm 2001 ứng với mức tốc độ giảm16,7%. Đến năm 2003, số tiền mà bà con xã Thành Đông vay là 9.633 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,7% tăng 3.988 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 70,7%.
@ Thành Trung.
Là một trong bốn xã nằm trong dự án phát triển dây khoai lang của huyện, đáp ứng nhu cầu nông dân trong huyện vá các tỉnh bạn. Năm 2001 doanh số cho vay xã này là 5.709 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,0% trong tổng doanh số cho vay, sang năm 2002 doanh số cho vay là 4.548 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,5% giảm 1.161 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ giảm 20,3%. Đến năm 2003 doanh số cho vay vào xã tăng lên đạt 10.494 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,2% tổng doanh số cho vay tăng 5.946 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 130.7% so với năm 2002.
@ Tân Hưng.
Đây là xã có số tiền vay NHNo&PTNT Bình Minh thấp nhất so với các xã khác. Doanh số cho vay năm 2001 là 3.441 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,0% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, sang năm 2002 doanh số cho vay là 3.234 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,5% giảm 207 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ giảm 6,0%. Đến năm 2003 doanh số cho vay tăng lên đạt 4.369 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,1% tăng 1.135 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 35,1% so với năm 2002.
@ Tân An Thạnh.
Đây là trong các xã vùng sâu của huyện, năm 2001 doanh số cho vay vốn của xã là 7.238 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,4% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Sang năm 2002 con số này tăng lên đạt 8.882 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,8% tăng 1.644 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 22,7% so với năm 2001. Đến năm 2003 con số này đạt 10.253 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,0% tăng 1.371 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 15,4%.
@ Tân Bình.
Số vốn vay của bà con nông dân xã này liên tục tăng trong ba năm. Doanh số cho vay năm 2001 là 6.409 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,7% tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2002 doanh số vay của bà con tăng lên đạt 6.654 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,1% tăng 246 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ tăng 3,8%. Sang năm 2003 doanh số cho vay xã này đạt 9.476 triệu đồng tăng 2.822 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 42,4% so với năm 2002.
@ Tân Thành.
Doanh số cho vay vào xã này tăng giảm qua các năm. Năm 2001 doanh số cho vay là 7.471 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,6% trong tổng doanh số cho của ngân hàng. Sang năm 2002 con số này giảm còn 6.600 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,0% giảm 871 triệu đồng so với năm 2001 ứng với tốc độ giảm 11,7%. Đến năm 2003 doanh số này là 11.829 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,8% tăng lên 5.229 triệu đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng 79,2%.
@ Đông Bình.
Doanh số cho vay vào xã này liên tục tăng qua các năm, năm 2001 doanh số cho vay là 8.740 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,7% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Sang năm 2002 doanh số này tăng lên đạt 9.251 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,1% tăng 512 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 5,9% so với năm 2001. Đến năm 2003 số lượng tiền vay của xã là 12.051 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,9% tăng 2.800 triệu đồng so với năm 2002 ứng với tốc độ tăng 30,3%.
@ Đông Thạnh.
Doanh số cho vay xã này thay đổi qua các năm, năm 2001 do