Đề tài Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG - TIỀN THƯỞNG 3

I. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG 3

1. Khái niệm về tiền lương 3

2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 3

2.1. Trả công ngang nhau cho người lao động như nhau 3

2.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân 3

2.3. Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân 4

2.4. Khuyến khích vật chất và tinh thần trong lao động tạo động lực phát triển kinh tế 4

II. CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG HIỆN NAY CỦA NHÀ NƯỚC 4

1. Chế độ tiền lương theo cấp bậc 5

2. Chế độ tiền lương chức vụ - chức danh 7

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUỸ LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 8

1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 8

2. Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 9

3. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương(6) 10

3.1. Đơn giá tiền lương tính trên 1 đơn vị sản phẩm 11

3.2. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu 11

3.3. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ đi tổng chi phí 11

3.4. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận 12

4. Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch của doanh nghiệp (6) 12

4.1. Khái niệm 12

4.2. Phân loại quỹ lương của doanh nghiệp 12

4.3. Kết cấu quỹ lương của doanh nghiệp 13

4.4. Thành phần của tổng quỹ lương chung năm kế hoạch 13

IV. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 14

1. Hình thức trả lương theo sản phẩm (4) 14

1.1. Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp 14

1.2. Lương sản phẩm tập thể (Lspt.thể) 14

1.3. Lương sản phẩm gián tiếp 15

1.4. Lương sản phẩm có thưởng 16

1.5. Lương sản phẩm lũy tiến 16

2. Hình thức trả lương theo thời gian(4) 17

2.1. Tiền lương thời gian giản đơn 17

2.2. Tiền lương theo thời gian có thưởng 18

V. TIỀN THƯỞNG 18

1. Chỉ tiêu tiền thưởng 18

2. Điều kiện thưởng 18

3. Mức thưởng 18

CHƯƠNG II 20

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ 20

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ 20

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy 20

2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghệ, kết cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức quản lý 21

2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 21

2.2. Hàng hoá hiện tại nhà máy đang kinh doanh 21

2.3. Công nghệ sản xuất của sản phẩm xi măng 21

2.4. Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy 24

2.5. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 24

2.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy 26

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp 29

3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 29

3.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp 32

3.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 33

3.2.2. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 34

3.3. Đánh giá nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp 39

II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA NHÀ MÁY 39

1. Tình hình lao động của nhà máy 40

1.1. Số lượng, chất lượng lao động 40

1.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động 42

1.3. Năng suất lao động 43

2. Xác định quỹ lương kế hoạch và xây dựng đơn giá tiền lương 44

2.1. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch 44

2.1.1. Xác định lao động định biên 45

2.1.2. Xác định mức lương tối thiểu của nhà máy (Lgmin) 46

2.1.3. Xác định hệ số lương cấp bậc bình quân 47

2.1.4. Xác định hệ số lương phụ cấp bình quân 48

2.1.5. Xác định quỹ lương kế hoạch 48

2.2. Đơn giá tiền lương theo doanh thu 49

2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện tổng quỹ lương kế hoạch 50

2.4. Phương pháp xác định quỹ tiền lương thực hiện 51

2.4.1. Xác định tổng quỹ lương thực hiện cả năm 2005 của nhà máy 51

2.4.2. Xác định quỹ lương thực hiện một tháng của các bộ phận 51

2.4.2.1. Quỹ lương khối trực tiếp 52

2.4.2.2. Quỹ lương của khối gián tiếp và phụ trợ 54

2.4.2.3. Quỹ tiền thưởng để cuối năm 54

III. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY 55

1. Trả lương cho bộ phận trực tiếp 55

1.1. Trả lương cho các phân xưởng 55

1.2. Trả lương cho quản lý phân xưởng 58

2. Trả lương cho khối gián tiếp và phụ trợ 59

3. Phân phối tiền thưởng 63

IV.ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI NGUYÊN 63

- Việc tính tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên ở xí nghiệp còn mang tính chất bình quân, không đánh giá theo mức độ đóng góp của từng người về sức lực và trí tuệ, đồng thời không đánh giá được ý thức của từng cá nhân. Điều đó dẫn đến sự không công bằng giữa các cá nhân trong tập thể, không khuyến khích được người lao động theo đúng ý nghĩa của tiền thưởng. Vì vậy Nhà máy phải xem xét lại phương pháp chia thưởng. 65

CHƯƠNG III 66

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 66

TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ 66

I. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG NHÀ MÁY 66

1. Hoàn thiện quy chế trả lương cho bộ phận lao động trực tiếp 66

2. Hoàn thiện quy chế trả lương cho cán bộ quản lý phân xưởng, khối gián tiếp và phụ trợ 68

3. Hoàn thiện công tác tiền thưởng 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

 

 

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Dưới đây là bảng tổng kết báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004 và năm 2005 của Nhà máy. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Tổng số % 1 2 3 4 5 6 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 57.447.067.027 57.653.230.611 206.163.584 +0,36 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 53.867.757 53.867.757 +100 - Chiết khấu thương mại 04 53.867.757 53.867.757 +100 - Giảm giá hàng bán 05 - Hàng bán bị trả lại 06 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp TT phải nộp 07 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03) 10 57.393.199.270 57.653.230.661 260.031.391 +0,45 2. Giá vốn hàng bán 11 50.809.606.422 50.715.120.553 94.485.869 +0,19 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 6.583.592.848 6.938.110.058 354.517.210 +5,38 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 98.952.305 52.549.781 (46.402.524) -46,9 5. Chi phí tài chính - Trong đó: Lãi vay phải trả 22 1.445.581.906 1.390.876.153 54.705.753 +3,78 6. Chi phí bán hàng 24 1.364.138.110 1.228.726.291 135.411.819 +9,93 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.512.922.132 2.95.954.625 (433.032.493) -17,23 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21-22)-(24+25) 30 1.359.903.005 1.425.102.770 65.199.765 +4,8 9. Thu nhập khác 31 258.944.964 107.756.003 (151.188.961) -58,4 10. Chi phí khác 32 257.351.013 36.279 257.314.734 +100 11. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 1.593.951 107.719.724 106.125.773 +6658 12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 1.361.496.956 1.532.822.494 171.325.538 +12,58 13. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 1.361.496.956 1.532.822.494 171.325.538 +12,58 Qua bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy ta thấy doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 206.163.634 đồng, với tốc độ tăng là 0,36%. Ta thấy tuy tốc độ tăng doanh thu không cao nhưng tổng mức lợi nhuận của Nhà máy năm 2005 so với năm 2004 tăng 171.325.538 đồng, với tốc độ tăng là 12,58% do các yếu tố sau: * Các yếu tố làm tăng: + Tổng doanh thu tăng, làm tổng mức lợi nhuận tăng: 206.163.584 đồng + Chiết khấu thương mại không có, làm tổng lợi nhuận tăng: 53.867.757 đồng. + Giá vốn hàng bán giảm, làm tổng lợi nhuận tăng: 94.485.869 đồng. + Chi phí tài chính, chi phí bán hàng giảm, làm tổng mức lợi nhuận tăng: 190.117.572 đồng. + Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác tăng, làm tổng lợi nhuận tăng: 106.125.773 đồng. Tổng cộng: 206.163.584 + 53.867.757 + 94.485.869 +190.117.572 + 106.125.773 = 650.760.555 đồng. * Các yếu tố làm giảm: + Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm, làm tổng lợi nhuận giảm: 46.402.524 đồng. + Chi phí QLDN tăng, làm tổng lợi nhuận giảm: 433.032.493 đồng Tổng cộng: 46.402.524 + 433.032.493 = 479.435.017 đồng Vậy DLN = 650.760.555 - 479.435.017 = 171.325.538 đồng 3.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp cho người lãnh đạo biết được thực trạng của doanh nghiệp, nắm vững được tiềm năng, thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp là tốt hay xấu đồng thời cũng thấy được những rủi ro hoặc triển vọng của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo giá trị nguồn hình thành tài sản. Thông qua bảng cân đối kế toán của Nhà máy giúp ta đi sâu vào phân tích đánh giá tình hình tài chính của Nhà máy. Bảng 2: Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tài sản A. Tài sản lưu động 15.589.140.977 55,10 14.606.494.181 52,32 (982.646.796) -6,30 I. Tiền 3.943.805.170 13,94 4.811.324.239 17,23 867.519.069 +22,0 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu 7.037.007.136 24,87 5.955.250.853 21,33 (1.081.756.283) -15,37 IV. Hàng tồn kho 4.117.393.599 14,55 3.762.636.403 13,47 (354.757.196) -8,62 V. Tài sản lưu động khác 490.935.072 1,74 77.282.686 0,28 (413.652.386) -84,26 B. Tài sản cố định 12.704.554.765 44,90 13.318.555.048 47,69 614.000.283 +4,83 I. Tài sản cố định 12.685.941.481 44,84 12.160.196.382 43,55 (525.745.099) -4,14 II. Chi phí XDCB dở dang 11.613.284 0,04 1.158.358.666 4,15 1.146.745.382 +9,874,4 III. Các khoản đầu tư TCDH 7.000.000 0,02 0,00 (7.000.000) -100,00 Tổng tài sản 28.293695.742 100 27.952.049.229 100 (368.646.513) -1,30 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 24.139.952.739 85,32 22.129.976.828 79,25 (2.009.975.911) -8,33 I. Nợ ngắn hạn 16.504.817.231 58,33 16.323.533.918 58,45 (181.283.313) -1,10 II. Nợ dài hạn 6.843.100.000 24,19 4.579.500.000 16,40 (2.263.600.000) -33,08 III. Nợ khác 792.035.508 2,80 1.226.942.910 4,39 434.907.402 +54,91 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 4.153.743.003 14,68 5.795.072.401 20,75 1.641.329.398 +39,51 I. Nguồn vốn, quỹ 4.125.451.558 14,58 5.652.493.956 20,24 1.527.042.398 +37,02 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 28.291.445 0,10 142.578.445 0,51 114.287.000 +403,96 Tổng nguồn vốn 28.293.695.742 100 27.925.049.229 100 (368.646.513) -1,30 (Nguồn: Phòng TC-KT) 3.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Qua bảng cân đối kế toán cho thấy Tổng tài sản của nhà máy năm 2005 so với năm 2004 giảm đi 368.646.531 đồng (giảm 1,3%). Điều đó cho thấy khả năng huy động vốn của nhà máy là chưa tốt, không thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất. - TSCĐ của nhà máy năm 2005 so với năm 2004 giảm 525.745.099 đồng với số tương đối giảm 4,14%. Điều đó cho thấy sự đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh giảm. Để đánh giá tình hình đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị cần tính và phân tích chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất đầu tư = x 100% Tại thời điểm 2004: Tỷ suất đầu tư = (12.704.554.765/28.293.695.742) x 100% = 44,9% Tại thời điểm 2005: Tỷ suất đầu tư = (13..318.555.048/27.925.049.229) x 100% = 47,7% Kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm năm 2005 so với năm 2004 tỷ suất đầu tư của nhà máy tăng 2,8% là do tăng chi phí xây dựng cơ bản mà thực tế năng lực sản xuất kinh doanh của nhà máy chưa được mở rộng. Do giảm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nên vốn bằng tiền của doanh nghiệp năm 2005 tăng so với năm 2004 là 867.519.069 đồng (tăng 22%). - Khoản phải thu năm 2005 so với năm 2004 giảm 1.081.756.283 đồng (giảm 15,37%). Điều này thể hiện tình hình nợ đọng, chiếm dụng vốn của khách hàng đã giảm, khả năng thu hồi vốn của nhà máy được cải thiện hơn. - Hàng tồn kho của nhà máy năm 2005 so với năm 200 giảm 354.757.196 đồng (giảm 8,62%). Điều này thể hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn nợ phải trả là cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của nhà máy (năm 2004 là 85,32%; nưam 2005 là 79,25%). Trong đó chủ yếu là do sự gia tăng của nợ vay ngắn hạn và nợ dài hạn, đi kèm theo là tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm mạnh. Như vậy là mức độ tự chủ về tài chính của nhà máy đã giảm đi, nhà máy phải luôn chú ý đến kết quả sử dụng các khoản vốn vay, đặc biệt là khoản nợ ngắn hạn để đảm bảo được khả năng thanh toán với các cơ quan tín dụng. Để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, cũng như mức độ tự chủ, chủ động kinh doanh của nhà máy cần xác định và phân tích tỷ suất tự đầu tư: Tỷ suất đầu tư = (Nguồn vốn (loại B)/Tổng nguồn vốn) x 100% Tại thời điểm 2004: Tỷ suất đầu tư = (4.153.743.003/28.293.695.742) x 100% = 14,7% Tại thời điểm 2005: Tỷ suất đầu tư = (5.795.072.401/27.925.049.229) x 100% = 20,75% Ta thấy tỷ suất đầu tư năm 2004 là 14,7%, năm 2005 là 20,75% điều này cho thấy tài chính của nhà máy là phụ thuộc, bởi vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn đi vay. Tỷ suất đầu tư năm 2005 lớn hơn tỷ suất đầu tư năm 2004 là do tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu (39,51%), trong khi đó tốc độ giảm của nợ phải trả thấp hơn (8,33%). Điều này thể hiện khả năng tự tài trợ của nhà máy được cải thiện hơn. 3.2.2. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản * Các tỷ số thanh khoản + Tỷ suất thanh toán nhanh: Tỷ suất thanh toán thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao hơn tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. = = = 0,71 = = 0,66 Tỷ suất thanh toán nhanh năm 2004 là 0,71; năm 2005 là 0,66. Tỷ suất này qua các năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy nhà máy không có khả năng để thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh). Nếu không sử dụng đến một phần hàng tồn kho. + Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. = = = 0,25 = = 0,33 Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động năm 2004 là 0,25; năm 205 là 0,33; mặt khác nhà máy không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nên chứng tỏ nhà máy không đủ tiền để thanh toán. + Tỷ suất thanh toán tức thời: = = = 0,24 = = 0,29 Tỷ suất thanh toán tức thời năm 2004 là 0,24; năm 2005 là 0,29; Tỷ suất này qua các năm đầu nhỏ hơn 0,5 (mức tiêu chuẩn của ngành). Cho thấy nhà máy rất khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành (đến hạn, quá hạn). Vì thế nàh máy phải nhanh chóng có biện pháp thu hồi công nợ, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của nhà máy. * Các tỷ số hiệu suất + Số vòng quay và thời gian của một vòng quay vốn lưu động (VLĐ) = = = 4,03 = = 3,82 Số vòng quay vốn lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau giảm hiệu quả sử dụng vốn, để đồng vốn ứ đọng, không sinh lợi. + Thời gian của một vòng luân chuyển (VLĐ): = = = 89 = = 94 Năm 2005 so với năm 2004, thời gian quay vòng vốn tăng. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2005 sử dụng vốn không hiệu quả so với năm 2004. + Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = = = 3,92 = = 4,43 Ta thấy cứ một đồng tài sản cố định trong năm 2004 tham gia tạo ra 3,92 đồng doanh thu thuần; năm 2005 tham gia tạo ra 4,43 đồng doanh thu thuần. Như vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2005 cao hơn so với năm 2004. * Các tỷ số về đòn cân nợ: + Tỷ số nợ: Tỷ số nợ = Tỷ số nợ năm 2004 = = 0,85 Tỷ số nợ năm 2005 = = 0,79 Từ tỷ số này ta thấy gánh nợ nần của nhà máy là khá nặng nề, với tỷ lệ này nhà máy khó có thể vay mượn thêm từ các nhà tài trợ. + Khả năng thanh toán lãi vay: Khả năng thanh toán lãi vay = = = 0,94 = = 1,1 Nhìn vào tỷ số trên ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của nhà máy năm 2005 có xu hướng thuận lợi hơn so với năm 2004. * Các tỷ số lợi nhuận + Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh (VKD) = = = 0,047 = = 0,054 Năm 2005 so với năm 2004, hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh tăng. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau hiệu quả cao hơn năm trước. + Hệ số doanh lợi vốn tự có Hệ số doanh lợi VCSH = = = 0,28 = = 0,31 Năm 2005 so với năm 2004, hệ số doanh lợi của vốn tự có tăng. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau hiệu quả hơn so với năm trước. + Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần (DTT): = = = 0,024 = = 0,027 Năm 2005 so với năm 2004, hệ số doanh lợi của doanh thu thuần tăng. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau hiệu quả hơn so với năm trước. 3.3. Đánh giá nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở phân tích khái quát tình hình tài chính của nhà máy, thể hiện bằng việc phân tích tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân bổ vốn và nguồn vốn có thể rút ra một số nhận xét sau: + Quy mô của tài sản của nhà máy không tăng, các khoản nợ có chiều hướng giảm, nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, tình hình đầu tư của nhà máy còn hạn chế. + Nguồn vốn chủ sở hữu của nhà máy có xu hướng tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn, điều đó cho thấy việc đầu tư của nhà máy phụ thuộc, thiếu chủ động. + Tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán vốn lưu động của nhà máy còn thấp, điều đó thể hiện nhà máy còn gặp nhiều khó khăn trong thanh toán. Nhà máy cần có sự điều chỉnh để tăng khả năng thanh toán. + Tổng lợi nhuận của nhà máy do tổng doanh thu tăng, lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác tăng, cắt chiết khấu thương mại, giá vốn hàng bán giảm, chi phí tài chính, chi phí bán hàng giảm. Tóm lại: Tình hình tài chính của nhà máy trong thời gian qua là tương đối khả quan. Vốn cố định thường xuyên chiếm trên 45%, đây là hiện tượng bình thường đối với một doanh nghiệp sản xuất. Mức độ độc lập về mặt tài chính của nhà máy không cao, nhà máy không có khả năng thanh toán các nợ ngắn hạn trong vòng một năm/một chu kỳ kinh doanh song cũng rất khó khăn trong việc thanh toán các khoản viện nợ hiện hành đến hạn/quá hạn do lượng tiền quá ít. II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA NHÀ MÁY 1. Tình hình lao động của nhà máy 1.1. Số lượng, chất lượng lao động Lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lao động là điều cơ bản quyết định sự thành công của mọi hoạt động của nhà máy. Nó là yếu tố quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh, nếu thiếu yếu tố này hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tiến hành được. Muốn quản lý lao động tốt nhà quản lý phải phân chia lực lượng lao động của mình ra từng nhóm theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là bảng cơ cấu lao động của Nhà máy qua 2 năm 2004-2005. Bảng 3: Cơ cấu lao động của nhà máy Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) 1. Tổng số lao động 594 100 567 100 - Lao động gián tiếp 42 7,1 41 7,2 - Lao động trực tiếp 483 81,3 453 79,9 - Lao động phục vụ 69 11,6 73 12,9 2. Độ tuổi lao động 594 100 567 100 18 đến dưới 30 267 44,9 262 46,2 30 đến 40 173 29,1 174 30,7 40 đến 50 108 18,2 105 18,5 > 50 46 7,8 26 4,6 3. Trình độ lao động 594 100 567 100 - Đại học 65 10,9 68 12 - Cao đẳng, trung cấp 61 10,3 58 10,2 - CNKT, sơ cấp 290 48,8 289 51 - Lao động phổ thông 178 30 152 26,8 4. Trình độ bậc thợ 493 100 479 100 Trong đó bậc 1 đến 3 279 56,6 272 56,8 4 đến 5 162 32,9 154 32,2 6 đến 7 52 10,5 53 11 (Nguồn: Phòng TC-HC) Qua bảng ta nhận thấy, qui mô lao động của nhà máy có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2005 so với năm 2004 giảm 27 người, điều này cho thấy qui mô sản xuất của nhà máy không được mở rộng. Trình độ cán bộ công nhân viên của nhà máy tương đối cao. Tỷ lệ đội ngũ gián tiếp của nhà máy chiếm 7,2% là tương đối hợp lý với thực trạng của nhà máy. Trong tương lai nếu không xây dựng và mở rộng sản xuất thì không cần tăng đội ngũ này thêm nữa. + Đại học: Năm 2004 chiếm 10,9%; năm 2005 chiếm 12%, chủ yếu bố trí vào công tác quản lý tại các phòng ban, phân xưởng. + Cao đẳng, trung cấp: chiếm tỷ lệ 10,2%, chủ yếu làm công tác chuyên môn tại các phònng ban, phân xưởng. + Công nhân kỹ thuật, sơ cấp: Do đặc thù của nhà máy đội ngũ công nhân kỹ thuật, sơ cấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với lực lượng khác. Năm 2004 chiếm 48,8%; năm 2005 chiếm 51% bố trí làm việc tại các phân xưởng sản xuất chính (PX nguyên liệu, lò nung, thành phẩm). Ngoài ra bố trí làm kỹ thuật viên tại các phòng ban, phân xưởng. + Lao động phổ thông: Năm 2004 chiếm 30%; năm 2005 chiếm 26,8%, bố trí làm việc tại các phân xưởng sản xuất chính trong các công đoạn đồng nhất sơ bộ nguyên vật liệu đầu vào, đóng vào, bốc bao xi măng. Số lao động phổ thông năm 2005 so với năm 2004 giảm do nghỉ chế độ. Trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên nhà máy tương đối ổn định có hệ số bậc thợ bình quân là 3,02, đáp ứng được dây truyền công nghệ hiện tại của nhà máy. Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo giới tính Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Tổng Nữ % Tổng Nữ % Tổng lao động 594 222 37,4 567 211 37,2 Lao động gián tiếp 42 23 54,8 41 24 58,5 Lao động trực tiếp 483 142 29,4 453 129 28,5 Lao động phục vụ 69 57 82,6 73 58 79,5 (Nguồn: Phòng TC-HC) Lao động trực tiếp phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại nên tỷ lệ lao động trực tiếp là nữ mặc dù còn chiếm tỷ lệ cao nhưng có xu hướng giảm dần, năm 2004 là 29,4%; năm 2005 giảm xuống còn 28,5%. Nhà máy cũng cần có chủ trương chuyển dần số lao động nữ này sang làm việc khác qua nhiều phương án: Mở rộng sản xuất có công việc đòi hỏi lao động nhẹ. 1.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động Bảng 5: Tình hình sử dụng thời gian lao động của nhà máy TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 Tỷ lệ % I Số lao động bình quân năm Người 539 II Ngày công bình quân 1 tháng trong năm Công 1 Ngày công theo lịch dương (1x30,42) Công 16.396 2 Ngày nghỉ lễ, tết (1x5) Công 2.695 3 Ngày làm việc danh nghĩa theo chế độ (1-2) Công 13.701 III Số ngày nghỉ bình quân 1 tháng trong năm Công 4 Tổng số Công 1534 12,6 5 Trong đó: Nghỉ phép Công 673 5,5 6 Nghỉ thai sản Công 80 0,7 7 Nghỉ hội họp, học tập Công 427 3,5 8 Nghỉ ốm Công 294 2,4 9 Nghỉ tai nạn lao động Công 60 0,5 IV Số ngày làm việc thực tế BQ 1 tháng theo chế độ (3-4) Công 12.167 100 V Số ngày làm việc thực tế BQ 1 tháng trong năm Công VI Số ngày làm việc thực tế BQ 1 tháng trong năm (IV+V) Công 12.167 VII Số ngày làm việc thực tế BQ của 1 CNV/tháng (VI:I) Công 22,5 (Nguồn: Phòng TC-HC) Sử dụng thời gian lao động của người lao động là yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua bảng sử dụng thời gian lao động của nhà máy ta thấy ngày công vắng mặt năm 2005 chiếm 12,6%, chủ yếu là công nghỉ phép (chiếm 5,5%), do đặc thù là công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nên ngày công nghỉ phép được sử dụng tuyệt đối. Do đặc điểm nhà máy là dây chuyền sản xuất liên tục, nhà máy khai thác triệt để về thời gian lao động theo quy định. + Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Các phân xưởng sản xuất chính và phòng công nghệ, thời gian làm việc 3 ca liên tục vào các ngày trong tuần kể cả thứ bảy, chủ nhật trừ các ngày lễ tết, được nghỉ 1 ngày trong tuần. Mỗi ca làm việc 8 giờ trong ngày, thời gian sử dụng 24 giờ/ngày. + Đối với công nhân phục vụ và cán bộ quản lý: thời gian làm việc 48 giờ/tuần, được nghỉ vào ngày chủ nhật. Nhưng do đặc thù hoạt động kinh doanh của nhà máy nên một số bộ phận làm cả chủ nhật (luân phiên) sau đó được nghỉ bù vào các ngày kế tiếp trong tuần. Số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân viên là 22,5 ngày. 1.3. Năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động. Năng suất lao động là "Sức lao động cụ thể có ích". Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian. Bảng 6: Năng suất lao động qua các năm TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 20004 Năm 2005 2005/2004 (%) TH TH 1 Doanh thu Nghìn đồng 57.447.067 57.653.230 100,4 2 Lao động bình quân Người 576 539 93,6 3 Quỹ tiền lương Nghìn đồng 7.788.961 8.774.821 112,7 4 Năng suất lao động Ng.đ/người 99.734 106,963 107,2 5 Thu nhập bình quân đ/tháng/người 1.126.875 1.356.651 120,4 (Nguồn: Phòng TC-HC) Năng suất lao động bình quân của nhà máy được tính bằng giá trị (theo doanh thu). Năng suất lao động được tính theo công thức: Wth = Trong đó: DTth : Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ Lđb: số lao động bình quân trong kỳ Qua bảng năng suất lao động qua các năm ta thấy: Năng suất lao động của năm 2005 tăng so với năm 2004 là 7,5%. Số lao động giảm 37 người (giảm 6,4%). Năng suất lao động năm 2005 tăng là do doanh thu tăng 0,4% so với năm 2004 mặc dù số lượng lao động giảm. Như vậy có thể nói nhà máy đã chú trọng đến khâu định biên lao động, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nên thu nhập bình quân năm 2005 tăng so với năm 2004 là 229.776 đồng/người/tháng (tăng 20,4%). 2. Xác định quỹ lương kế hoạch và xây dựng đơn giá tiền lương 2.1. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch Căn cứ vào tình chất và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy là sản xuất theo dây truyền liên tục, công nghệ khép kín, sản phẩm hàng loạt và cân đối với các yếu tố sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế nhà máy tiến hành xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch áp dụng theo công thức tổng quát sau: Vkh = Lđb x Lgmin x (Hcb + Hpc) x 12 tháng Trong đó: Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch Lđb: Số lao động định biên Lgmin: Mức lương tối thiểu của nhà máy áp dụng Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân Hpc: Hệ số bình quân các khoản phụ cấp. 2.1.1. Xác định lao động định biên Lao động định biên được xác định trên cơ sở định mức lao động tổng hợp được xây dựng theo quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997của Bộ Lao động và Thương binh xã hội. Sản lượng định mức được xác định căn cứ vào công suất thiết kế của máy móc, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của nhà máy trong năm. Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở sản lượng định mức, lượng lao động hợp lý để sản xuất 1 tấn sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật - tâm sinh lý - kinh tế và xã hội của nhà máy thông qua hình thức bấm giờ nguyên công kết hợp với phương pháp thống kê mức lao động của những năm trước. Sau khi xác định được khối lượng sản phẩm cần sản xuất, các thông số kỹ thuật cần đạt được, nhà máy tiến hành xây dựng phương án sản xuất, tổ chức lao động theo những kinh nghiệm tiên tiến đối với từng dây chuyền sản xuất. Trên cơ sở đó tính ra số lượng lao động cần thiết tối đa hợp lý cho từng bộ phận. Công thức tính: Lđb = Trong đó: Q: Sản lượng định mức; ĐMLĐ: Định mức lao động (công/tấn) CCĐ: Ngày công chế độ trong năm. * Ví dụ: Xác định số lao động của phân xưởng lò nung: Ta có: - Sản lượng định mức năm 2005: 80.000 tấn Clinke - Thời gian lao động định mức: 0,4103 công/tấn - Tổng thời gian định mức: 80 tấn x 0,4103 công/tấn= 32.824 công - Công chế độ làm việc của 1 lao động trong năm: 312 công/người Vậy lao động định biên của phân xưởng lò nung là: Lđb = 32.760 công: 312 công/người= 128 người Tổng hợp tất cả lao động của toàn nhà máy ta được số lao động định biên cần xác định. Lđb năm 2005 là 638 người. Bảng 7: Tổng hợp lao động định biên của nhà máy năm 2005 TT Chỉ tiêu Đơn vị Sản lượng ĐM Công ĐM Tổng ngày công ĐM Công chế độ Người ĐM I Khối trực tiếp SX Người 500 1 Nghiền bột liệu Tấn 140.000 0,2229 31.206 312 100 2 Nung clinke Tấn 80.000 0,4103 32.824 312 128 3 Nghiền xi măng Tấn 70.000 0,7628 53.396 312 238 4 Vỏ bao cái 1.000.000 0,01071 10.710 312 34 II Khối gián tiếp Người 18.70 312 60 III Khối phụ trợ Người 2.336 312 78 Cộng 171.192 638 (Nguồn: Phòng TC-HC) 2.1.2. Xác định mức lương tối thiểu của nhà máy (Lgmin) Mức lương tối thiểu của nhà máy được xác định theo công thức: Lgmin = Lmin (1+Kđc) Lmin : Mức lương tối thiểu theo quy định mới của nhà nước là: 350.000đ Kđc = K1 + K2; K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng = 0,1; K2 : Hệ số điều chỉnh theo ngành = 1,2 (áp dụng vào nhóm 1 - xây dựng, sản xuất vật liệu, sản xuất xi măng). Lgmin = 350.000 (1 + 1,3) = 805.000 đồng/tháng. Khung lương tối thiểu của doanh nghiệp là từ 350.000 đồng/tháng đến 805.000 đồng/tháng. Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm liền kề, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch và tình hình tài chính cụ thể của nhà máy, nhà máy tự chọn mức lương tối thiểu:Lgmin= 430.000đ/tháng. 2.1.3. Xác định hệ số lương cấp bậc bình quân Hệ số lương cấp bậc bình quân của nhà máy được tính căn cứ vào hệ thống thang bảng lương quy định cho doanh nghiệp tại nghị định số 26/NĐ-CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ. Bảng 8: Tổng hợp hệ số lương cấp bậc bình quân Đơn vị Phụ cấp trách nhiệm chức vụ Số người Hệ số lương cấp bậc bình quân Tổng hệ số lương Lãnh đạo 3 4,92 14,76 T.trực Đảng đoàn thể 1 3,08 3,08 Phòng TC-HC 0,5 10 2,622 26,22 Phòng KH-KT 0,7 16 2,354 37,66 Phòng KTTC 0,5 8 2,354 17,38 Phòng thị trường 0,3 16 2,173 38,52 Phòng KTCN 0,5 25 2,407 52,96 Ban BVTV 0,2 20 2,118 49,42 Tổ nhà ăn 18 2,471 34,11 Tổ điện 8 1,895 16,6 Ban thu hồi công nợ 3 2,075 10,1 Q.đốc, PQ.đốc, T.Ban 2,8 10 3,367 28,42 CNSX công nghiệp 500 2,84 1.054 Tổng cộng 5,5 638 2,168 1383,24 Tổng hệ số lương cấp bậc theo danh nghĩa của toàn nhà máy là:1383,24 Tổng số lao động của nhà máy là: 638 người Hệ số lương cấp bậc danh nghĩa bình quân của nhà máy được xác định là: Hcb = 1383,24/638 = 2,168 2.1.4. Xác định hệ số lương phụ cấp bình quân Bao gồm các loại phụ cấp: Phụ cấp chức vụ, tổ trưởng, phụ cấp ca 3, phụ cấp độc hại. - Phụ cấp chức vụ: Tổng hệ số phụ cấp chức vụ của 22 cán bộ nhà máy là 5,5. Hệ số bình quân phụ cấp chức vụ là: 5,5 : 638 = 0,01 - Phụ cấp tổ trưởng: Tổng số tổ sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5378.doc
Tài liệu liên quan