Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.1-Khái niệm và ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực :
1.1.1- Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1. 1.2- ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.2- Các giai đoạn của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1.2.1- Xác định nhu cầu đào tạo:
1.2.2- Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1.2.3- Các hình thức đào tạo:
1.2.4- Lập kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1.2.5- Đánh giá hiệu quả đào tạo:
Chương 2 : phân tích tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Tổng công ty lắp máy việt nam
2.1- Đặc điểm của Tổng công ty lắp máy việt nam ảnh hưởng đến qua trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
2.1.1- Qúa trình hình thành và phát triển .
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ ,đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty lắp máy Việt Nam.
2.1.3 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Tổng công ty lắp máy Việt Nam .
2.1.4- Đặc điểm về đội ngũ lao động
2.2 - Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
2.2.1 – Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
2.2.2- Xác định mục tiêu đào tạo .
2.2.3 - Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
2.2.4 – Công tác lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam
2.2.5 – Công tác đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam
2.3 –Những tồn tại và nguyên nhân của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty lắp máy việt nam.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
3.1 – Lập kế hoạch và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam
3.1.1- Xác định nhu cầu , mục tiêu , đối tượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
3.1.2- các hình thức đào tạo
3.2 - Nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
3.2.3 - Nâng cao chất lượng đội ngũ giao viên
3 .2.4- Tăng kinh phí cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực .
3.2.5 – Bố trí , sử dụng lao động sau đào tạo một cách hợp lý .
54 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc đào tạo. Phân tích so sánh kết quả thực hiện công việc giữa hai nhóm với chi phí đào tạo sẽ cho phép xác định mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo.
1.2.5.2- Đánh giá những thay đổi của học viên :
Đánh giá những thay đổi của học viên theo các tiêu thức: phản ứng, học thuộc, hành vi và mục tiêu.
Phản ứng: Trước hết cần đánh giá phản ứng của học viên đối với các chương trình đào tạo. Họ có thích chương trình không? Nội dung chương trình có ohù hợp với công việc thực tế của họ không? Có xứng đáng với những chi phí về tiền bạc, thời gian của doanh nghiệp và cá nhân họ hay không?
Học thuộc: Các nhân viên tham dự các khoá học nên được kiểm tra để xác định liệu họ đã nắm vững các nguyên tắc, kỹ năng, các vấn đề theo yêu cầu của khoá đào tạo chưa.
Hành vi thay đổi: Nghiên cứu hành vi của nhân viên có thay đổi gì do kết quả tham dự khoa học.
Mục tiêu: Cuối cùng và là vấn đề quan trọng nhất, học viên có đạt được mục tiêu của đào tạo không? Dộu cho học viên có ưa thích khoá học và nắm vững hơn các vấn đề về lý thuyết, kỹ năng theo yêu cầu, có thay đổi hành vi trong thực hiện công việc nhưng nếu cuối cùng học viên vẫn không đạt được mục tiêu của đào tạo, năng suất chất lượng tại nơi làm việc không tăng thì đào tạo vẫn không đat được hiệu quả.
1.2.5.3- Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo.
Đào tạo cũng là một hình thức đàu tư, giống như việc đầu tư cải tiến, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần tính toán đến hiệu quả của đầu tư. Do đó, khi thực hiện các chương trình đào tạo, các doanh nghiệp nên có dự tính đánh giá hiệu quả của đào tạo về mặt định lượng thông qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí và tổng lợi ích do đào tạo mang lại.
Chi phí vật chất trong đào tạo bao gồm các khoản:
* Chi phí cho các phương tiện vật chất kỹ thuật cơ bản như xây dựng trường sở, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu, tài liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy.
* Chi phí cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên.
* Học bổng hoặc tiền lương trả cho nhân viên trong thời gian đi học ( nếu có )
* Chi phí cơ hội do nhân viên tham dự các khoá đào tạo, không thực hiện dược các công việc thường ngày của họ.
Khi quá trình đào tạo kéo dài nhiều năm, tổng chi phí đào tạo cần được quy về giá trị hiện thời. Lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại được xác định bằng khoảng chênh lệch giữa lợi ích hằng năm do nhân viên mang lại cho doanh nghiệp lúc trước và lúc sau đào tạo. Thông thường, có thể sử dụng hai cách tính chi phí, hiệu quả của đào tạo và giáo dục.
* Theo tổng giá trị hiện thời ( NPV) Với lãi suất (r) cụ thể, doanh nghiệp cần xác định giá trị của tổng lợi ích gia tăng do kết quả của hoạt động đào tạo lớn hơn hay bằng tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đào tạo theo công thức:
1 ( Bt – Ct )
NPV = ∑ ----------------------
t ( 1+ r )t
trong đó :
Bt : Lợi ích gia tăng do kết quả đào tạo năm t
Ct : Chi phí tăng thêm do đào tạo năm t
Nếu NPV > 0 doanh nghiệp nên áp dụng các chương trình đào tạo. Khi đó, đào tạo không những mang lại các giá trị tâm lý, xã hội nâng cao mà còn là một hình thức đầu tư có lời nhiều hơn khi đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khkác.
* Theo hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
NPV1
IRR = r1+ ( r2- r1 )----------------------
NPV1- NPV2
Trong đó :
NPV1 : tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu r1
NPV2 : tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu r2
R1 : Lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 có giá trị dương gần bằng không
R2 : Lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 có giá trị âm gần bằng không
So sánh chỉ số hoàn vốn nội tại trong đào tạo với chỉ số hoàn vốn nội tại chung tronh doanh nghiệp sẽ có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi đầu tư vào trong đào tạo có hiệu quả cao hay không. Thông thường, doanh nghiệp chỉ nên đào tạo khi giá trị biên tế và chỉ số hoàn vốn nội tại trong đào tạô cao hơn trong các hình thức đầu tư khác.
Việc xác định chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã khó, nhưng việc xác định lợi ích do nó đem lại còn khó hơn nhiều, bỏ ra một khoản tiền lớn cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhưng khó xác định lợi ích do nó đem lại, đây chính là điều làm cho các doanh nghiệp phải đắn đo suy nghĩ, tính toán kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể manng lại hiệu quả cao hơn hẳn so việc đầu tư đổi mới máy móc trang bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó chính là lý do tại sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Mỹ và Nhật đều chú trọng hàng đầu công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Chương 2 : phân tích tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Tổng công ty lắp máy việt nam
2.1- Đặc điểm của Tổng công ty lắp máy việt nam ảnh hưởng đến qua trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
2.1.1- Qúa trình hình thành và phát triển .
Tổng công ty lắp máy việt nam ( tên gọi tắt là LILAMA , có trụ sở ở 124 Minh khai –Hai bà trưng – Hà Nội . Tel : (84-4) 8.633.067 , 8.632.059 , 8.637.747 . Fax : (84-4) 8.638.104 , 8.633.068 ) là một doanh nghiệp nhà nước , hoạt động trong lĩnh vực xây lắp , chế tạo thiết bị cho các công trình công nghiệp và dân dụng công ty có đội ngũ cán bộ , kỹ sư , công nhân lành nghề , trình độ khoa học kỹ thuật cao , với những kỹ thuật dụng cụ thi công chuyên nghành tiên tiến .
Qúa trình hình hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy việt nam có thể chia thành những giai đoạn sau :
Giai đoạn 1960-1975 : Ngày 1-12-1960 công ty lắp máy được ra đời với tên gọi là Công ty Lắp máy Hà Nội được hình thành từ 3 đơn vị lắp máy lớn nhất ở Miền Bắc lúc đó là công ty Lắp Máy Hà Nội ( Tiền thân là cục cơ khí điện nước ) , công trường Lắp Máy Hải Phòng , công trường Lắp Máy Việt Trì .Được hợp nhất thành với 591 cán bộ công nhân viên (CBCNV) , trong đó 2 kỹ sư cơ khí và 8 kỹ thuật viên lắp máy với phương tiện thô sơ , thiết bị lạc hậu đã thực hiện lắp đặt thành công nhiều công trình công nghiệp , dân dụng và quốc phòng quan trọng như nhà máy nhiệt điện : Vinh , Hàm Rồng( Thanh Hoá ) , Việt Trì ( Phú Thọ ) , nhà máy Phân Đạm Hà Bắc , xi măng Hải Phòng , khu công nghiệp điện,đường,giấy,hoá chất Việt Trì .
Đến 1975 : công ty lắp máy đã có gần 10000 CBCNV với tay nghề cao , tham gia lắp đặt hầu hết các công trình trọng điểm lớn nhỏ ở Miền Bắc ví dụ như Đài phát thanh , nhà máy thuỷ điện Thác Bà , chế tạo xà lan , xây dựng sân bay , các bể ngâm phục vụ quốc phòng , cầu phao quân dụng
Giai đoạn 1975-1995 : từ 1975-1979 là giai đoạn công ty lắp máy điều chỉnh sắp xếp lại lực lượng , phát triển lực lượng lao động và thành lập thêm 1 số xí nghiệp mới .
Năm 1979 công ty lắp máy chuyển thành Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy . Đến năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường , cạnh tranh gay gắt thì Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy gặp nhiều khó khăn nhưng Liên hiệp các xí nghiếp Lắp máy đã thi công được nhiều công trình dáp ứng được sự phát triển của đất nước như nhà máy giấy Bãi Bằng ,lắp trạm biến áp và trạm bù hệ thống đuờng dây 500kv như trạm BA Hoà Bình , Đà Nẵng, Plâycu,.
Thành tích nổi bật trong giai đoan này của LILAMA là bên cạnh việc lắp đặt trọn gói nhiều công trình đã chế tạo hàng ngàn tấn thiết bị các loại cho các dự án lớn, hiện đại như nhà máy xi măng Chinh Phong,nhà máy điện Yaly,.Đặc biệt là chế tạo được các bình, bồn chứa khí gas,dầu,đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho các dự án như Shell Gas Hải Phòng,Sài Gòn PETRO, PETRO Việt Nam,
Giai đoạn 1995 đến nay : Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, ngày 1/12/1995 nghành lắp máy lại 1 lần nữa chuyển đổi mô hình hoạt động, theo đó liên hiệp các xí nghiệp lắp máy được đổi thành Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Đây là bước ngoặt, một sự thay đổi lớn về chất cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước nói chung và của Tổng công ty lắp máy Việt Nam nói riêng. Nhà nước đã trao quyềnnhiều hơn để các Tổng công ty chủ động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn.
Giai đoạn này là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất,tăng cường năng lực lắp máy . Khẳng định ưu thế của lắp máy trong nước và trong khu vực .Kết quả mà lắp máy đạt được lớn nhất trong những năm vừa qua là từ lắp máy đơn thuần đến nay đã chế tạo và lắp đạt đuọc các thiêt bị một cách đồng bộ. LILAMA trở thành nhà tổng thầu EPC đàu tiên của Việt Nam khi trúng thầu các gói thầu số 2&3 nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1.Đây cũng chính là sự kiện đánh dấu sự đổi ngôi từ làm thuê sang lam chủ ,từ chỗ làm thầu phụ cho các tập đoàn nước ngoài trở thành nhà thầu chính
Hiện nay số cán bộ công nhân viên cua LILAMA đã lên tới gần 20.000 người và số cán bộ công nhân viên phần lớn là nắm vững khoa học kỹ thuật , tay nghề cao. Có khả năng đáp ứng được công việc.Ngoài việc phát triển kỹ thuật thì hiện nay Tổng công ty cũng đang tích luỹ vốn để hình thành tổ chức tài chính có khả năng chủ động điều phối các nguồn vốn trong và ngoài Tổng công ty.
Hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo Tổng công ty là trở thành một tập đoàn công nghiệp của đất nước và khi có đủ năng lực về tài chính để mở rộng đầu tư các dự án trong mọi lĩnh vực của ngành kinh tế, từng bước trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp , tiến tới phát triển thành một tập đoàn kinh tế.
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn ảnh hưởng đến chiến lược nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy Việt Nam .Giai đoạn từ 1996 đến nay là giai đoan ổn định và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty, tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mà công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chịu sức ép lớn do sự phát triển của sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đòi hỏi .
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ ,đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty lắp máy Việt Nam.
2.1.2.1chức năng
Chức năng của Tổng công ty lắp máy, chế tạo một số thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép và lắp đặt toàn bộ các thiêt bị công nghệ mà nhà nước giao cho cũng như công ty thầu được.
Tổng công ty được phép đàm phán ký kết với các doanh nghiệp nước ngoài các hợp đồng kinh tế về xuất nhập khẩu các thiết bị công nghiệp.
Tổng công ty có quyền đầu tư liên doanh liên kết, góp cổ phần mua một phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo qui đinh, đồng thời có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Quản lý sử dung vốn kinh doanh và cơ sở vật chất theo đúng chế dộ cộng sản nhằm đạt được lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế cao nhất .
Chấp hành đầy đủ cơ sở chế độ pháp luật của nhà nước và các qui định của thành phố của ngành .
Thực hiện chỉ đao sản xuất kinh doanh và lưu chuyển hàng hoá trong và ngoài nước , thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu đồng thời áp dụng những khoa học kĩ thuật tiến bộ tham gia xây dựng, đầu tư vào công viêc lắp đặt và chế tạo sao cho hiệu quả hơn.
Hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với cac thanh phần, các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước theo qui đinh của pháp luật Việt Nam để mở rộng thị trường kinh doanh nhằm nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị trường.
Chủ động điều tiết hoạt động kinh doanh và quản lí các đơn vị trực tiếp thuộc theo phương án tối ưu nhất nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra và chính sách chế độ qui định của nhà nước.
Quản lí đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo chế dộ chính sách của nhà nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. bồi dưỡng va nâng cao cho họ vế tinh thần văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ.
2.1.2.3 Đặc diểm kinh doanh
Tổng công ty lắp máy Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn nhất toàn ngành lắp máy . Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty là thi công lắp đặt, chế tạo các thiết bị công nghệ.Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn Tổng công ty đang tiến hành cổ phần hoá một số công ty thành viên , hiện tại đã cổ phần hoá được 3 công ty thành viên .
Để phục vụ cho công việc của mình Tổng công ty cũng đã phải nhập khẩu một số thiết bị, máy móc, vật tư của nước ngoài.Trong một só năm gần đây Tổng công đã xuất khẩu được một số thiết bị công nghệ như lò hơi,thiết bị cơ khí,máy xây dựng,các thiết bị lọc bụi
Hiện nay Tổng công ty lắp máy Việt Nam là một trong những đơn vị đầu đàn trong ngành xây dựng.Luôn ứng dụng khoa học công nghệ mới luôn đổi mới kĩ thuật công nghệ nên Tổng công ty có một đội ngũ lao động giỏi, năng động. Nhưng để đội ngũ này luôn đáp ứng được yêu cầu của công việc thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng
2.1.3 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Tổng công ty lắp máy Việt Nam .
2.1.3.1 - cơ cấu tổ chức quản lí của Tổng công ty lắp máy Việt Nam
Là doanh nghiệp tổ chức theo mô hình Tổng công ty nên cơ cấu bộ máy quản lí của Tổng công ty lắp máy Việt Nam được tổ chức theo kiểu mạng lưới .
Tổ chức bộ máy quản lí là một hệ thống bao gồm bộ phận lãnh đạo, các phòng ban quản lí và đơn vị sản xuất cơ sở được tổ chức ra nhằm thực hiện chức năng quản lí toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất ,kinh doanh và đời sống của công nhân viên trong toàn doanh nghiệp các phòng quản lí chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ các mặt hành chính ,nhân sự, kỹ thuật ,kinh doanh ,tài chính ,kế toán của Tổng công ty dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám Đốc và các Phó Tổng Giám Đốc .Qua đó bộ phận chịu trách nhiệm theo từng chức năng của mình đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho các bộ phận khác về các vấn đề liên quan. Cơ cấu ttổ chức của Tổng công ty lắp máy Việt Nam gồm
*Ban lãnh đạo
- Hội đồng quản trị : là cơ quan cao nhất đứng đầu Tổng công ty hội đồng quản trị quản lí hoạt động của Tổng công ty bằng các qui chế quản lí nhà nước , chịu trách nhiệm về sự phát tiển của Tổng công ty , cùngTổng Giám Đốc chỉ đạo các đơn vị thành viên khai thác mọi nguồn lực, tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Ban kiểm soát :Thường xuyên kiểm tra , giám sat việc chấp hành chế độ của nhà nứơc về sử dụng và bảo toàn vốn, kiến nghị các giải pháp có hiệu quả trong kinh doanh .
- Tổng Giám Đốc :là người điều hành cao nhất của Tổng công ty quản lí hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty và các qui định của pháp luật .
- Phó Tổng Giám Đốc : tham mưu giúp việc cho Tổng Giám Đốc. Các phó Tổng Giám Đốc được Tổng Giám Đốc phân công công việc cụ thể theo mục tiêu thống nhất của công ty.
* Các phòng ban chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo .
- Phòng tổ chức lao động: giúp Tông Giám Đốc trong lĩnh vực tổ chức, biên chế bộ máy quản lí Tổng công ty và các đơn vị thành viên , qui hoạch, cán bộ ,công nhân, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng ,kỷ luật các Giám Đốc ,phó Giám Đốc . Kế toán trưởng, các đơn vị thành viên giám đốc , phó giám đốc các đơn vị hach toán phụ thuộc Tông công ty.Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty qui chế lao dộng , qui chế tiền lương ,khen thưởng kỷ luật , đơn giá tiền lương ,đơn giá vàđịnh mức lao động trong Tổng công ty.
- Phòng kế hoạch và đầu tư: Giúp Tổng Giám Đốc theo dõi lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty , xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn , dài hạn kế hoạch giá thành và xây đựng các kế hoạch đầu tư cho phù hợp .
- Phòng đào tạo ; có nhiệm vụ chỉ đạo công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng như công nhân để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty .
- Phòng thị trường và phát triển dự án : nghiên cứu sự thay đổi của thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch để phát triển các dự án đầu tư và việc khai triển thực hiện dự án .
- Phòng kinh tế kỹ thuật : phụ trách kỹ thuật và thi công của Tổng công ty kiểm tra và xây dựng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm định mức kinh tế kỹ thuật. Xây dựng các chiến lược phat tiển công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm .
- Phòng quản lí máy: Quản lí toàn bộ máy móc và bảo toàn tài sản của Tổng công ty xây dựng qui chế quản lí máy móc , thiết bị an toàn lao động phù hợp với qui định của nhà nước .
- Phòng thi đua tuyên truyền : phát động các phong trào thi đua , sản xuất giữa các đơn vị , công trình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . Tuyên truyền các phong trào hoạt động mới của Tổng công ty và các chính sách , chế độ của nhà nước đến các đơn vị và cá nhân trong Tổng công ty .
- Văn phòng Tổng công ty : giúp Tổng Giám Đốc trong lĩnh vực hành chính pháp chế , quản lí tài sản , phương tiện và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân trong Tổng công ty .
- Phòng tài chính kế toán : có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nguồn thu chi ngoại lệ có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu , nguồn thu chi tiền mặt , tiền séc có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nước . Đồng thời phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài chính và hạch toán như một doanh nghiệp hành động độc lập trực tiếp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tiến hành . Phòng tài chính của Tổng công ty với tư cách là cơ quan quản lý có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra và tổng hợp công tác tài chính của tất cả các đơn vị thành viên , chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty theo qui định hiện hành của nhà nước .
Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty lắp máy việt nam tương đối hoàn chỉnh , đáp ứng được yêu cầu của quản lý và khai thác tối đa được các nguồn lực .
Tổ chức hiện tại của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, gồm có:
15 Công ty hạch toán độc lập.
- 03 Công ty và Viện Công nghệ Hàn hạch toán phụ thuộc tại Cơ quan Tổng công ty.
02 Trường Kỹ thuật & Công nghệ LILAMA.
Sự hình thành và phân bố các Công ty thành viên trên địa bàn cả nước chủ yếu là do sự xây dựng và phát triển tại các khu kinh tế - khu công nghiệp và các thành phố lớn. Cụ thể trụ sở các Công ty ở các địa điểm như sau:
Hà Nội:
Cơ quan Tổng công ty, các Công ty hạch toán phụ thuộc.
Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội.
Công ty Cổ phần Lắp máy & Thí nghiệm Cơ điện.
Công ty Lắp máy & Xây dựng số 10.
Hải Phòng:
Công ty Cổ phần Lilama 69-2.
Công ty Chế tạo Thiết bị & Đóng tàu Hải Phòng.
Hải Dương:
Công ty Lắp máy & Xây dựng 69-3
Thành phố Việt Trì - Phú Thọ:
Công ty Lắp máy & Xây dựng số 3.
Thị xã Ninh Bình - Ninh Bình:
Công ty Cơ khí Lắp máy.
Trường Kỹ thuật & Công nghệ Lilama I.
Bỉm Sơn - Thanh Hoá:
Công ty Lắp máy & Xây dựng số 5.
Đà Nẵng:
Công ty Lắp máy & Xây dựng số 7.
Tuy Hoà - Phú Yên:
Công ty Lắp máy & Xây dựng 45-3.
Thành phố Hồ Chí Minh:
Công ty Lắp máy & Xây dựng số 18.
Công ty Lắp máy & Xây dựng 45-1.
Văn phòng Đại diện Tổng công ty.
Đồng Nai:
Công ty Lắp máy & Xây dựng 45-4 (Biên Hoà).
Trường Kỹ thuật & Công nghệ Lilama II (Long Thành).
2.1.3.1 :Sơ đồ cấu trúc bộ máy quản lý của Tổng công ty lắp máy việt nam .
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty là trực tuyến chức năng , với số lao động đông đảo với nhiều nghành nghề khác nhau do đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn , phức tạp .
2.1.4- Đặc điểm về đội ngũ lao động
Hiện nay Tổng công ty lắp máy việt nam có 14435 lao động trong đó có 11079 công nhân kỹ thuật ,chiếm 76,7% ; 3356 cán bộ quản lý , cán bộ khoa học kỹ thuật, chiếm 23,3% .
.2.1.4.1 – Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý , cán bộ khoa học kỹ thuật theo trình độ học vấn .
Đội ngũ cán bộ quản lý , cán bộ khoa học kỹ thuật của Tổng công ty lắp máy việt nam ngày càng lớn mạnh và có cơ cấu ổn định .
Bảng 1 : Tổng hợp cán bộ quản lý , cán bộ khoa học kỹ thuật theo trình độ học vấn.
Trình độ học vấn
Năm
2003
2004
2005
Người
%
Người
%
Người
%
Trên đại học
5
0,17
6
0,18
11
0,33
Đại học
1578
53,52
1849
56,58
1967
58,61
Cao đẳng
190
6,45
241
7,37
262
7,81
Trung cấp
1175
39,86
1172
35,87
1116
33,25
Tổng
2948
100,00
3268
100,00
3356
100,00
( Nguồn : Phòng tổ chức và đào tạo lao động của Tổng công ty lắp máy việt nam )
Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng số lao động qua 3 năm tăng dần nhưng tăng với số lượng không nhiều . Số lượng cán bộ Trên Đại học , Đại học , Cao đẳng cũng có số lao động tăng , Trung cấp số lượng đã giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy trình độ cán bộ quản lý , cán bộ khoa học kỹ thuật không ngừng tăng lên .
2.1.4.2- Cơ cấu công nhân kỹ thuật theo trình độ lành nghề
Bảng 2 : Tổng hợp công nhân kỹ thuật theo trình độ lành nghề .
Trình độ tay nghề
Năm
2003
2004
2005
Người
%
Người
%
Người
%
<= Bậc 3
6136
55,56
6330
53,63
6259
46,49
Bậc 4
2259
20,45
2326
19,71
1985
17,92
Bậc5
1362
12,13
1623
13,75
1415
12,77
Bậc 6
1132
10,25
1247
10,56
1161
10,47
Bậc 7
150
1,41
278
2,35
259
2,35
Tổng
11044
100,00
11804
100,00
11079
100,00
(Nguồn : Phòng tổ chức và đào tạo lao động của Tổng công ty lắp máy việt nam)
Đội ngũ công nhân kỹ thuật của Tổng công ty lắp máy việt nam có trình độ tay nghề tương đối cao . Nhìn vào bảng 2 ta thấy trình độ tay nghề bậc cao của công nhân lắp máy vẫn chưa nhiều đặc biệt là công nhân bậc 7 chiếm một tỷ lệ nhỏ 1,41% trong tổng số công nhân kỹ thuật 100% ( Năm 2003 ), 2,35 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 100% (Năm 2004), 2,35 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 100% (Năm 2005) . Do đó cần đào tạo nâng cao trình độ lành nghề cho họ hơn nữa để số lượng thợ nay nhiều hơn , lúc đó số công nhân kỹ thuật này sẽ đáp ứng tốt hơn cho công việc.
2.1.4.3- Cơ cấu lao động theo giới tính
Lao động nữ trong Tổng công ty lắp máy việt nam chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động của cả công ty . Năm 2005 lao đông nữ quản lý là 793 người chiếm tỷ lệ 23,63% trong tổng số lao động quản lý 3356 người .Công nhân kỹ thuật nữ là 723 người chiếm 6,53% trong tổng số công nhân kỹ thuật 11079 người .
Bảng 3 : Tổng lao động theo giới tính .
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Người
%
Người
%
Người
%
Lao động nữ
910
6,50
1869
12,40
1516
10,50
Lao đông nam
13082
93,50
13203
87,60
12919
89,50
Tổng
13992
100,00
15072
100,00
14435
100,00
( Nguồn : Phòng tổ chức và đào tạo lao động Tổng công ty lắp máy việt nam )
Nhìn chung lao động nữ vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số lao động của cả Tổng công ty . Lao động nữ chiếm số lượng nhỏ như vậy sở dĩ là do đặc điểm của ngành lắp máy , ngành này chủ yếu làm việc nặng do đó lao động nữ làm việc trong ngành này ít . Thường lao dộng nữ có độ tuổi 40 trở lên ít có nhu cầu đào tạo và phát triển năng lực . Do đó Tổng công ty phải có công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này một cách phù hợp : đảm bảo giờ giấc, cơ sở đào tạo thuận lợi và khuyến khích lao động nữ nâng cao trình độ , kỹ năng.
2.2 - Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty lắp máy việt nam .
2.2.1 – Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
- Căn cứ vào mức tăng trưởng GDP , tốc độ tăng trưởng kinh tế , mức đầu tư các dự án công nghiệp của nhà nước , Tổng công ty lắp máy việt nam xác định nhu cầu trong thời gian tới . Sau đó Tổng công ty căn cứ vào khả năng sản xuất , lắp đặt của các đơn vị thành viên và giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên . Các đơn vị xem xét đánh giá tình hình thực tế đội ngũ lao động của mình , qua đó thấy được số lao động , cơ cấu đội ngũ lao động và tính toán được năng xuất lao động của từng loại lao động trong đơn vị.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình , các đơn vị xác định một cách tương đối cơ cấu , số lượng những kỹ năng trình độ chuyên môn cần có trong tương lai đồng thời tự xem xét đánh giá tình hình thực tế về cơ cấu , số lượng , chất lượng lao động hiên tại của đơn vị mình để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho đơn vị.
Bảng 4 : Tổng hợp nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật .
Đơn vị tính : Ngươì
Nghành nghề đào tạo
Số lượng
2004
2005
2006
1. Lắp đặt thiết bị điện
100
100
100
2. Lắp đặt thiết bị cơ khí
410
450
450
3. Lắp đặt ống công nghệ
170
170
190
4. Vận hành trục máy
50
60
100
5. Sửa chữa thiết bị điện
70
70
100
6. Chế tạo thiết bị và kết cấu thép
200
300
300
7. Hàn
250
450
550
8. Lái cẩu
50
50
50
9. Điện công nghiệp và điều khiển
50
250
150
Tổng
1350
1900
1990
( Nguồn : Phòng tổ chức và đào tạo lao động Tổng công ty lắp máy việt nam )
2.2.2- Xác định mục tiêu đào tạo .
- xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ , quản lý điều hành vững mạnh , linh hoạt .
- Tập trung nguồn lực đào tạo bồi dưỡng chất lượng lao động , đáp ứng tiếp nhân công nghệ hiện đại .
- Phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển
- Xác định đối tượng đào tạo ( cán bộ quản lý hay công nhân kỹ thuật ) .
Đối với là cán bộ quản lý thì tiêu chuẩn được cử đi học cao học , tiến sĩ , đại học tại chức , đại học văn bằng hai là phải có ít nhất 3 năm công tác tại Tổng công ty và 3 năm liền trước khi được cử đi học đạt danh hiệu lao động xuất sắc , tuổi đời không quá 40 .
Đối với công nhân kỹ thuật điều kiện được cử đi học ở nước ngoài là công nhân kỹ thuật có thành tích cao trong lao động , tay nghề từ bậc 3 trở lên có tuổi đời không quá 40 và vượt qua kỳ kiểm tra do Tổng công ty lắp may việt nam tổ chức . Đào tạo công nhân kỹ thuật trong nước thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0037.doc