Đề tài Phân tích tình hình doanh thu bán hàng và các biện pháp không ngừng tăng doanh thu bán hàng ở Công ty Vàng Bạc Đá Quý Hà Nội

Mục lục

Lời mở đầu

Chương I

Phần I: Cơ sở lý luận phân tích doanh thu bán hàng ở tại Doanh nghiệp kinh doanh Vàng bạc đá quý

I. Khái quát thị trường Vàng bạc đá quý ở Việt Nam và vai trò doanh thu bán hàng trong các doanh nghiệp kinh doanh Vàng bạc đá quý

1. Khái quát thị trường Vàng bạc đá quý

2. Khái niệm, nội dung kết cấu và ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu bán hàng của Doanh nghiệp kinh doanh Vàng bạc đá quý ở Việt Nam

3. Mục đích, ý nghĩa phân tích tình hình doanh thu bán hàng trong Doanh nghiệp

II. Nội dung phân tích doanh thu bán hàng trong Doanh nghiệp

1. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh nghiệm

2. Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu

3. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán và phương thức thanh toán

4. Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc

5. Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, theo quý

6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp

6.1. Phân tích các nhân tố định lượng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng

6.2. Nhóm nhân tố không lượng hoá được

7. Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

III. Các phương pháp phân tích doanh thu bán hàng và nguồn tài liệu phân tích

1. Phương pháp so sánh

2. Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

3. Phương pháp liên hệ cân đối

4. Nguồn tài liệu phân tích doanh thu bán hàng

Phần II. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng tại Công ty Vàng bạc đá quý Hà Nội

I. Đặc điểm, tình hình chung của Công ty Vàng bạc đá quý

1. Quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Vàng bạc đá quý Hà Nội

3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý Hà Nội

4. Kết quả kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý Hà Nội qua 2 năm gần đây

5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Vàng bạc đá quý

6. Tổ chức bộ máy tài chính kế hoạch của Công ty Vàng bạc đá quý

7. Chế độ báo cáo kế toán

8. Mặt hàng kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý Hà Nội

II. Phân tích doanh thu bán hàng tại Công ty Vàng bạc đá quý Hà Nội

1. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh

2. Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu

3. Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc

4. Phân tích theo tháng, theo quý

5. Phân tích theo phương thức bán hàng

6. Phân tích ảnh hưởng của các khâu lưu chuyển hàng hoá đến doanh thu bán hàng

7. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý

qua 2 năm 1998-1999

Phần III. Giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu tại Công ty Vàng bạc đá quý Hà Nội

Phần kết luận

 

 

 

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình doanh thu bán hàng và các biện pháp không ngừng tăng doanh thu bán hàng ở Công ty Vàng Bạc Đá Quý Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảm là 4%, sự giảm lợi nhuận là do thuế phải nộp cho Nhà nước tăng 132 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 32%. Ngoài ra, tổng chi phí năm 1999 so với năm 1998 cũng giảm xuống 425 triệu đồng với tỷ lệ 9%. 5. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty VBĐQ Cơ cấu quản lý hiện nay của công ty bao gồm một giám đốc và ba phó giám đốc. - Giám đốc là người quyết định các phương án kinh doanh, các nguồn tài chính và chịu trách nhiệm về mọi mặt trước cấp trên và trước công ty. - Một phó giám đốc trực tiếp phụ trách công tác kế toán - tài chính. - Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh cầm đồ và dịch vụ thương mại tổng hợp khác. - Một phó giám đốc chủ trì các hội chợ, tham gia các hội chợ theo định kỳ và giúp các mặt hoạt động của trung tâm I. Phòng hành chính tổ chức: Có nhiệm vụ tham mưu, giúp đỡ cho ban giám đốc và biên chế của công ty và thực hiện các công việc sự vụ. Phòng kinh doanh, tổng kiểm soát, kiểm toán nội bộ: đây là nơi nghiên cứu thị trường vàng bạc đá quý nội địa và thị trường quốc tế, giúp các trung tâm, cửa hàng kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn vốn và điều hoà vốn nội bộ ngành. Phòng kế toán tài chính: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí phó giám đốc, phòng có nhiệm vụ hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Hệ thống các trung tâm, cửa hàng. Hiện nay công ty có 4 trung tâm và2 cửa hàng hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Giám đốc công ty Các phó giám đốc công ty Phòng hành chính tổ chức Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài chính Các cửa hàng VBĐQ và thương mại tổng hợp Các trung tâm VBĐQ và thương mại tổng hợp 6. Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Công ty VBĐQ Hà Nội Bộ máy quản lý tài chính của các doanh nghiệp đứng đầu là ban giám đốc. Bộ máy kế toán của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Hình thức kế toán tại Công ty VBĐQ Hà Nội được tổ chức vừa tập trung vừa phân tán. Một số công việc do kế toán của các trung tâm, cửa hàng đảm nhận từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán. Trên cơ sở báo cáo cùng với số liệu tập hợp được phòng kế toán Công ty sẽ tổng hợp số liệu hạch toán rồi lập bảng cân đối tài sản và báo cáo toàn Công ty. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty VBĐQ Hà Nội: Giám đốc Kế toán trưởng Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận kế toán chi tiết Kế toán vốn bằng tiền, lương, BHXH, CP, tiêu thụ Kho quỹ Tổng hợp kiểm tra đối chiếu Tổng hợp số liệu trên máy tính Kế toán CCLĐ, TSCĐ, thanh toán hàng hoá Bộ phận kế toán các trung tâm Bộ phận kế toán các cửa hàng Tổ trưởng kế toán Kế toán viên Hình thức kế toán đang được áp dụng trong toàn Công ty VBĐQ Hà Nội là hình thức chứng từ ghi sổ. Nhiệm vụ chính của công tác kế toán là ghi chép thông tin kế toán và chuẩn bị các báo cáo tài chính. Bộ máy kế toán tạ khối VPCT Công ty gồm 6 người được bố trí công việc theo khối lượng công tác và mức độ phức tạp của nghiệp vụ. + Kế toán trưởng là người phụ trách chung làm nhiệm vụ kiểm tra tổng hợp cân đối mọi số liệu phát sinh trong các tài khoản. Đôn đốc mọi kế toán chấp hành quy định, chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Đồng thời là người báo cáo thông tin kế toán lên ban giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo. Ngoài ra, kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức tập huấn và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong công ty. + Kế toán tổng hợp là người giúp việc trực tiếp cho kế toán trưởng và làm công tác tổng hợp lên báo cáo quyết toán quý, năm. + Kế toán tiền gửi ngân hàng, giải quyết các mối quan hệ giữa ngân hàng và công ty. + Kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra tính chính xác của các số liệu. + Một kế toán làm nhiệm vụ cập nhật số liệu vào máy vi tính. + Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt và ngoại tệ tại công ty. 7. Chế độ báo cáo kế toán: Báo cáo tài chính là những bản báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn và tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý. Nó cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay và các cơ quan tổ chức chức năng. Công ty VBĐQ Hà Nội sử dụng các báo cáo tài chính như sau: 1. Báo cáo tháng: Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh Cân đối chi tiết tài khoản ngoại bảng Sao kê chi tiết dư nợ cầm đồ Báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng hoá Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Báo cáo diễn giải chi phí Ghi chú: 3 loại báo cáo đầu máy tính trên công ty thực hiện. Các TT và CH chỉ việc đối chiếu lại và ký. 2. Báo cáo quý: Ngoài các báo cáo như báo cáo tháng phải lập thêm sao kê chi tiết các tài khoản tạm ứng, phải thu, phải trả. 3. Báo cáo năm: Ngoài các báo cáo như các báo cáo tháng, quý phải lập thêm biên bản kiểm kê tiền mặt, tài sản công cụ hàng hoá. 8. Mặt hàng kinh doanh của Công ty VBĐQ Hà Nội Hiện nay Công ty đang kinh doanh các mặt hàng bao gồm vàng, bạc, các loại đá quý trong đó vàng là mặt hàng mang lại doanh thu chủ yếu cho Công ty. Mặt hàng vàng của Công ty được mua bán dưới 2 dạng: Vàng nguyên liệu và vàng trang sức. - Vàng nguyên liệu: gồm có vàng bìa, vàng lá, nhẫn tròn. + Vàng bìa là loại vàng nhập khẩu còn nguyên dạng tiêu chuẩn quốc tế với trọng lượng 1 kg/bìa. + Vàng lá GOSICO được Công ty tung ra thị trường từ năm 1994 với trọng lượng là 37,5 gam/lá (1 lượng). + Vàng nhẫn tròn: Vẫn thường được nhân dân ta quen dùng vừa làm đồ trang sức vừa với mục đích dự trữ và tích luỹ của cải. - Vàng trang sức: Gồm các loại nhẫn, lắc, kiềng cổ, dây chuyền, hoa tai... được gia công chế tác từ các loại vàng từ 18K đến 24K, có gắn hoặc không có gắn đá quý. Hiện nay Công ty đang kinh doanh chủ yếu là vàng 18K và vàng 24K. + Vàng 24 K: Với nguồn hàng từ các xưởng gia công chế tác trong nước và xưởng sản xuất của Công ty nên nguồn hàng cũng như chủng loại mẫu mã đều ra đa dạng và phong phú. + Vàng 18K: Là vàng 24K có pha thêm một số kim loại quý nhằm làm tăng vẻ đẹp của mặt hàng. Loại vàng trang sức 18K nay trong nước có thể sản xuất được song mẫu mã kém đa dạng, chất lượng không đồng đều cho nên hiện nay nguồn hàng này vẫn phần lớn là được sản xuất tại các xí nghiệp thuộc hệ thống Tổng Công ty hoặc các đơn vị sản xuất trong nước, Công ty nước ngoài ra còn có các loại hàng nữ trang cao cấp 18K của nước ngoài như Italy, Nga, Pháp, Hàn Quốc... * Các loại khác: - Bạc: Thực tế cho thấy doanh thu và lợi nhuận từ bạc mang lại rất nhỏ cơ cấu tổng doanh thu của Công ty nên được coi như mặt hàng bình dân và hàng bán kém. - Đá quý và các loại ngọc: Hiện nay, nhu cầu mặt hàng này tăng lên đáng kể so với vài năm trước. Tuy nhiên Công ty chỉ tiến hành kinh doanh đá quý và ngọc đã qua sơ chế, đã được chế tác kinh doanh cùng trang sức vàng bởi vì làm như vậy sẽ có lãi hơn là bán đá thô. II. Phân tích doanh thu bán hàng tại Công ty Vàng bạc đá quý Hà Nội Để phân tích doanh thu bán hàng tại Công ty một cách toàn diện, cụ thể, chính xác, ta cần đi vào phân tích một số nội dung như sau: 1. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh: Phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh nhằm nhận thức và đánh giá chính xác doanh thu bán hàng và qua đó xác định kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời, phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh còn giúp cho Công ty có những cơ sở, căn cứ đề ra chính sách, biện pháp đầu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đây là số liệu thực tế về nghiệp vụ kinh doanh của Công ty 2 năm gần đây. Biểu phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh 2 năm 1998, 1999 Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 So sánh ± 99 so với 98 Tiền TT % Tiền TT % Tiền TL TT % - Doanh thu bán VB 71413,85 99,47 45365,01 99,46 -26048,84 -36,47 -0,01 - Doanh thu bán hàng hoá 256,2 0,36 213,363 0,16 -42,84 -16,72 +0,1 - DT cung cấp dịch vụ 119,1 0,16 33,679 0,08 -82,421 -69,20 -0,8 Tổng doanh thu 71789,72 100 45598,14 100% 26161,58 36,48 Qua biểu phân tích, cho thấy tổng doanh thu bán hàng năm 1999 so với năm 1998 giảm mạnh 26191,58 (trđ), tỷ lệ tương ứng giảm 36,48%. Và cả 3 nghiệp vụ kinh doanh năm 1999 so với năm 1998 đều giảm. Trong ba nghiệp vụ kinh doanh của Công ty VBĐQ Hà Nội thì nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc đá quý chiếm tỷ trọng cao nhất hàng năm (năm 1998 chiếm 99,47%, năm 1999 chiếm 99,46%), doanh thu bán vàng bạc giảm 36,47% ứng với số tiền giảm 26048,84 (trđ), tỷ trọng cũng giảm 0,01%. Nguyên nhân giảm là do sức mua vàng bạc năm 1999 của Công ty giảm mạnh, đồng thời Công ty cũng còn phải cạnh tranh với các công ty TNHH và các cửa hàng cùng kinh doanh mặt hàng vàng bạc trên địa bàn hà Nội hoạt động rất mạnh. Ngoài ra năm 1998, Công ty có nhiều đơn đặt hàng bạc có khối lượng rất lớn của các đơn vị sản xuất kinh doanh như Nhà máy điện dùng để thay thế những so sánh có chứa bạc đã dùng lâu, năm 1999, các đơn vị này không cần nữa nên Công ty mất đi một khoản doanh thu lớn v.v... - Nghiệp vụ kinh doanh bán hàng hoá khác của Công ty chiếm tỷ trọng trong năm nhỏ (năm 1998 chiếm 0,36%, năm 1999 chiếm 0,46%) tuy tỷ trọng năm 1999 tăng so với năm 1998 là 0,1% nhưng doanh thu bán hàng hoá khác của Công ty năm 1999 so với năm 1998 giảm 42,84 (trđ), tỷ lệ giảm là 16,72%. Nguyên nhân là do các mặt hàng này thường có khi kèm với vàng bạc,khi sức mua vàng bạc giảm làm cho các mặt hàng này cũng giảm đi. - Nghiệp vụ kinh doanh cung cấp dịch vụ có tỷ trọng rất thấp hằng năm (năm 1998 chiếm 0,16%, năm 1999 chiếm 0,06%) doanh thu cung cấp dịch vụ năm 1999 so với năm 1998 giảm 82,42 (trđ), tỷ lệ giảm 69,2%, tỷ trọng giảm 0,08%. Nguyên nhân do lượng vàng bạc năm 1999 giảm so với năm 1998 giảm mạnh, làm cho các dịch vụ gia công, chế tác, bảo quản vàng cũng giảm dẫn đến doanh thu giảm. Việc phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ trên ta thấy Công ty thực hiện việc kinh doanh của mình chưa tốt, Công ty cần có biện pháp, chính sách đẩy mạnh doanh thu bán hàng vàng bạc cao hơn năm 1998, để các doanh thu khác lần lượt cũng tăng lên. 2. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu: Để thấy được sự ảnh hưởng từ doanh thu bán hàng của các chủng loại hàng hoá vàng bạc đá quý đến sự tăng giảm của tổng doanh thu bán hàng qua hai năm 1998 và năm 1999 theo các loại hàng hoá vàng bạc đá quý. Biểu phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng qua 2 năm 1998 và 1999. Đơn vị: kg - triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 So sánh ± 99 với 98 Tiền TT (%) Tiền TT (%) Tiền Tỷ lệ TT 1) Vàng: 63823 88,9 42679,664 95,3 -21144 -33,13 6,4 - 9999% 35751 49,8 14140,440 31,6 -21611 -0,15 -18,2 - 999% 15889 22,1 15554 34,7 -335 -2,1 11,9 - 75% 12183 17 12984 29 801 6,57 12 2) Hàng hoá khác 7967 11,1 2088 4,7 -5879 -73,79 -6,4 Tổng doanh thu 71790 100% 44767 100% -27023 -37,64 - Nhìn vào biểu phân tích, ta thấy hầu hết những nhóm hàng kinh doanh của Công ty VBĐQ Hà Nội đều có doanh thu năm 1999 giảm nhiều so với năm 1998. Cụ thể là: Nhóm hàng vàng doanh thu bán hàng năm 1999 giảm 21144 (trđ) với tỷ lệ giảm 33,13% trong đó: + Loại vàng 9999% giảm mạnh 60,45 (%) doanh thu giảm 21611 triệu đồng. + Loại vàng 999% giảm ít 2,1 (%) doanh thu giảm 335 triệu đồng. + Loại vàng 75% có xu hướng tăng 6,57 (%) doanh thu vượt 801 (trđ). Nhóm hàng khác bao gồm bạc, đá quý giảm mạnh 73,79% làm doanh thu bán hàng cũng giảm mạnh 5879 (trđ). Xét về tỷ trọng của doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng loại vàng 9999% chiếm tỷ trọng lớn thứ nhì, giảm xuống so với năm 1998 là 18,2%. Doanh thu bán hàng loại vàng 999% có tỷ trọng lớn thứ hai năm 1998 của nhóm hàng vàng, sang đến năm 1999 tỷ trọng của nó lớn thứ nhất tăng 11,9%. Tỷ trọng doanh thu của loại vàng 75% cũng tăng 12%. Còn tỷ trọng doanh thu của hàng hoá khác (bao gồm bạc, đá quý) giảm rất mạnh 6,4 (%). Qua các số liệu trên cùng với việc đánh giá tình hình doanh thu của 2 năm 1998 và 1999 ta thấy nguyên nhân doanh thu bán hàng năm 1999 giảm mạnh so với năm 1998 là: - Tình hình khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Châu á năm 1998 gây cho người dân lo sợ làm ăn thua lỗ, đầu tư không có hiệu quả, họ sẽ lấy tiền mà trước đây kinh doanh để mua vàng nên sức mua tăng mạnh. Còn năm 1999 tình hình kinh doanh Châu á ổn định nên lúc này người dân yên tâm kinh doanh do vậy họ cần tiền để kinh doanh vì thế sức mua năm 1999 giảm mạnh. Mặt khác vào năm 1999, nhà nước hạn chế cấm nhập vàng làm lượng vàng của Công ty giảm xuống bên cạnh đó lại phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn những người có vốn lớn, kỹ thuật cao trên địa bàn khu vực Hà Nội nên doanh thu của Công ty giảm mạnh. - Các loại hàng hoá khác bao gồm bạc, đá quý năm 1999 so với năm 1998 cũng giảm mạnh. Do năm 1998, Công ty có các hợp đồng cung ứng bạc với số lượng lớn cho các đơn vị sản xuất thay thế cho lượng bạc đã dùng quá lâu hay hao mòn, nhưng đến năm 1999 thì các hợp đồng này giảm mạnh, bên cạnh đó loại bạc gia cố cho khách du lịch năm 1998 bán rất nhiều, nên năm 1999 thì mặt hàng này đều do tư nhân cung cấp hầu như cho khách du lịch. - Chỉ có loại vàng 75% tăng, vì loại vàng này chủ yếu sử dụng để chế tác nữ trang, khi đời sống và thu nhập của người dân cao thì nhu cầu làm đẹp người dân nâng lên, do đó doanh thu bán hàng tăng lên. 3. Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc Do đặc điểm sản xuất gia công và buôn bán VBĐQ cho nên Công ty phân phối vàng bạc đá quý về các Trung tâm, cửa hàng. Tiếp theo đó các trung tâm, cửa hàng có nhiệm vụ kinh doanh VBĐQ để thu lợi nhuận. Công ty chỉ là nơi theo dõi, chỉ đạo, quản lý mọi hoạt động của các trung tâm, cửa hàng phân bố trên địa bàn Hà Nội. Mục đích của việc phân tích doanh thu bán hàng này nhằm xem xét, đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của từng trung tâm, so sánh kết quả giữa các trung tâm, cửa hàng để từ đó có những quyết định đúng đắn trong chiến lược kinh doanh, khen thưởng, khuyến khích, động viên những trung tâm, cửa hàng kinh doanh tốt đồng thời giải thể, sát nhập nếu cửa hàng, trung tâm làm ăn thua lỗ. Công ty VBĐQ Hà Nội năm 1999 có tất cả 4 trung tâm và 2 cửa hàng, văn phòng 2 cửa hàng số 9 và số 12 đã bị giải thể. Để hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình doanh thu bán hàng ta đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện doanh thu của các trung tâm, cửa hàng qua 2 năm 1999 và 1998. Biểu phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc Đơn vị: triệu đồng Đơn vị trực thuộc Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 So sánh ± 99 với 98 Tiền TT (%) Tiền TT (%) Tiền Tỷ lệ % TT (%) TT VBĐQ số 1 47911,74 66,7 28833,28 64,4 -19078,46 -39,8 -2,3 TT VBĐQ số II 4450,41 6,2 5456,4 12,2 +1005,99 +22,6 +6 TT VBĐQ số III 6544,23 9,1 2495,22 5,6 -4049,01 -61,9 -3,5 TT VBĐQ số IV 3141,99 4,4 2003,98 4,5 -1138,01 -36,2 0,1 Cửa hàng 12 5143,06 7,2 4217,26 9,4 -925,8 -18 +2,2 Cửa hàng 9 921,67 1,3 0 0 - Cửa hàng 19 1226,32 1,7 0 0 Cửa hàng 22 1963,41 2,7 1534,12 3,4 -429,29 -21,9 +0,7 Văn phòng 387,17 0,6 223,98 0,5 -163,19 -42,2 -0,1 Tổng doanh thu 71790,0 100 44767,61 100 -27022,39 -37,6 Nhìn vào biểu, ta thấy tình hình thực hiện tổng doanh thu bán hàng của Công ty năm 1999 giảm mạnh so với năm 1998, số tiền giảm 27022,39, tỷ lệ giảm 37,6%. Để hiểu rõ mức độ giảm doanh thu của toàn Công ty, ta sẽ đi phân tích tình hình doanh thu bán hàng tại các trung tâm, cửa hàng của Công ty: Trung tâm VBĐQ I - 89 Đinh Tiên Hoàng có vị trí kinh doanh lý tưởng cho hoạt động kinh doanh vàng bạc, có truyền thống, uy tín 40 năm hoạt động, nơi tập trung hầu hết mọi hoạt động mua bán VBĐQ của Công ty, nơi diễn ra các đợt hội chợ hàng nữ trang trong nước, có cơ sở vật chất đầu tư tương đối hiện đại, đội ngũ cán bộ có trình độ, cho nên tỷ trọng doanh thu bán hàng hàng năm của trung tâm I chiếm cao nhất toàn Công ty (năm 1998 chiếm 66,7%, năm 1999 chiếm 64,4%), nhưng doanh thu năm 1999 giảm so với năm 1998 là 19078,46 (trđ), tương ứng tỷ lệ giảm 39,8%, tỷ trọng cũng giảm 2,3%. Nguyên nhân: thứ nhất do năm 1999 sức mua VBĐQ so với năm 1998 giảm, thứ hai năm 1998 Công ty mở nhiều hội chợ vàng trang sức nữ trang có quy mô, thu hút được nhiều khách hàng hơn năm 1999, thứ ba, là năm 1999 trên địa bàn Hà Nội các cửa hàng, trung tâm kinh doanh VBĐQ của tư nhân, công ty ngoài nước kinh doanh cạnh tranh nhiều hơn. Do vậy, Công ty cần có những chính sách, chiến lược phát triển, mở rộng kinh doanh hơn nữa ở trung tâm I nhằm khai thác triệt để những ưu thế của địa điểm này và nâng cao doanh thu của toàn Công ty. Trung tâm VBĐQ II chiếm tỷ trọng doanh thu hàng năm thấp (chiếm 6,2% năm 1998, 12,2% năm 1999), là trung tâm kinh doanh vàng bạc có doanh thu tăng duy nhất năm 1999 so với năm 1998 của toàn Công ty, doanh thu tăng 1005,99 (trđ), tỷ lệ tăng 22,6%, tỷ trọng tăng 6%. Công ty cần có biện pháp, chính sách nhằm nâng cao doanh thu bán hàng, tăng hơn nữa. Trung tâm VBĐQ IV nằm ở 516 Bạch Mai cũng có địa thế kinh doanh thuận lợi, nhưng do chưa kinh doanh hết công suất, và có quy mô nhỏ nên doanh thu chiếm tỷ trọng hàng năm nhỏ (năm 1998 là 9,1%, năm 1999 là 5,6%). Do năm 1999 cơ sở vật chất xuống cấp, chưa được đầu tư, sức mua giảm nên doanh thu năm 1999 so với năm 1998 giảm 4049,01 (trđ), tỷ lệ tương ứng giảm 61,9%, tỷ trọng cũng giảm 3,5%. Với tình hình như vậy, Công ty cần phải có giải pháp như đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, quy mô trung tâm, đa dạng nguồn hàng... nhằm tăng doanh thu bán hàng. Trung tâm V nằm ở 40 Bùi Thị Xuân, có vị trí kinh doanh cũng thuận lợi, nhưng có 1 phòng tầng hai hiện cho NHCT khu vực II - Hai Bà Trưng thuê làm quỹ tiết kiệm số 53 (theo lịch sử cũ để lại), nên công việc kinh doanh chưa khai thác hết thuận lợi, hiệu quả kinh doanh còn thấp do vậy tỷ trọng doanh thu bán hàng hàng năm nhỏ (chiếm 4,4% năm 1998, chiếm 4,5% năm 1999), doanh thu năm 1999 so với năm 1998 giảm 1138,01 (trđ), tỷ lệ giảm 36,2%, tỷ trọng tăng 0,1%. Để nâng cao doanh thu bán hàng Công ty cần nhanh chóng phối hợp NHCK II giải quyết vấn đề cơ sở vật chất của Công ty, sau đó cải tạo trang trí nội thất toàn bộ nhà 40 Bùi Thị Xuân để đưa vào kinh doanh. Cửa hàng 12 chiếm tỷ trọng doanh thu hàng năm thấp (năm 1998 là 7,2%, và năm 1999 là 9,4%), doanh thu năm 1999 so với năm 1998 thấp hơn 1138,01 (trđ), tỷ lệ tương ứng giảm 36,2%. Cửa hàng này cũng có vị trí thuận lợi, cho nên Công ty cần có biện pháp, chính sách tìm cách nâng cao doanh thu bán hàng. Cửa hàng số 22, do chuyển hướng kinh doanh nâng cao dịch vụ cầm đồ, giảm kinh doanh vàng bạc để thu được lợi nhuận cao, nên tỷ trọng doanh thu bán hàng của cửa hàng 22 hàng năm rất thấp, doanh thu năm 1999 so với năm 1998 giảm 163,19 (trđ) tương ứng tỷ lệ giảm 42,2%, tỷ trọng giảm 0,1. Tuy doanh thu bán hàng giảm nhưng lợi nhuận kinh doanh tăng cao nên cửa hàng 22 có thể duy trì việc kinh doanh này. Còn các cửa hàng số 19, 89 do làm ăn thua lỗ nên đã bị giải thể, sáp nhập vào năm. Chính do sự thay đổi cơ cấu này đã phần nào làm doanh thu của toàn Công ty năm 1999 giảm so với năm 1998. 4. Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, theo quý - Nội dung phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, theo quý không những xác định được mức độ, tiến trình hoàn thành kế hoạch mà còn cho ta thấy được vào thời điểm nào Công ty bán được hàng nhiều hơn để có chiến lược kinh doanh, biện pháp nhằm nâng cao những thời điểm tiêu thụ được nhiều hàng hoá, đồng thời cũng để khắc phục, khuyến mại những thời điểm bán được hàng ít nhằm tăng doanh thu, điều chỉnh lượng hàng phù hợp. Biểu phân tích doanh thu bán hàng theo tháng năm 1999 Đơn vị: trđ Chỉ tiêu Vàng 9999% (miếng) Nữ trang (99,9%,75%) Loại hàng hoá khác (Bạc, đá quý) Tháng Số tiền TL % Số tiền TT % Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh thu mỗi tháng Tỷ trọng % Tháng 1 2629.62 7.45 2056.3 26,4 90 5,2 4775.92 10,67 Tháng 2 2439.56 6,9 1200 15,4 98.3 5,7 3737.86 8,34 Tháng 3 3155.67 8,9 1221 15.7 93 5,4 4469.67 9,98 Tháng 4 3285 9,3 209,96 3,7 85,5 4,97 3640.46 8,13 Tháng 5 2515 7,1 264,96 3,4 70.5 4,09 2850.46 6.36 Tháng 6 3142.4 8,9 358.7 4,6 80.2 4,7 3581.57 7,99 Tháng 7 1756.2 4,9 283.97 3,6 39.41 2,3 2079.58 4,64 Tháng 8 29312 8,3 325.2 4,2 44.1 2,56 3300.5 7,37 Tháng 9 3000.4 8,5 289.2 3,7 73.55 4,3 3324.5 7.42 Tháng 10 2208.74 6.2 372.5 4,8 34.8 2,02 2616.04 5,84 Tháng 11 4688.23 13.2 448.4 5,8 249.5 14,5 5386.13 12,02 Tháng 12 3523.8 10.1 665.5 8,5 447.9 26.04 4637.2 10.35 Cả năm 35276.82 100% 7776.36 100 1719.96 100 44773.14 100% Nhìn vào biểu trên cho thấy: Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp năm 1999, tiêu thụ hàng hoá vàng 9999% (vàng miếng), nữ trang của Công ty tập trung vào các tháng 3, 4, 11, 12 trùng hợp với thời điểm cuối năm dương lịch và sau tết âm lịch, chiếm gần phần nửa nhu cầu tiêu thụ của cả năm. Điều này có thể lý giải theo tập quán mua bán của người Việt Nam. Cuối năm là thời điểm thanh toán, kết sổ, giao dịch và mua sắm chuẩn bị cho dịp tết. Còn sau tết thì người dân, những nhà doanh nghiệp mua vàng cất giữ, sau khi đã thu về khối lượng lớn tiền mặt qua đợt bán hàng cao điểm. Cho nên, lượng vàng 9999% (vàng miếng) tiêu thụ vào tháng 3, 4, 11, 12 chiếm tỷ lệ lớn dẫn đến doanh thu bán hàng vào tháng này cũng cao. Do vậy, Công ty cần có chính sách, biện pháp như có nhiều hàng để bán được nhiều hàng hơn, đồng thời cũng có chính sách để sức mua vào các tháng khác cao hơn nhằm tăng doanh thu. Về nữ trang (vàng 999%, vàng 75%): ta thấy sức mua vào những tháng 1, 2, 3, 12 rất cao do người tiêu dùng mua để chuẩn bị cho tết Dương lịch và Âm lịch. Vì thế, Công ty cần phải đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại để nâng cao mẫu mã, chất lượng nữ trang hơn nữa nhằm có thể cạnh tranh được nữ trang của doanh nghiệp tư nhân đẩy mạnh việc bán hàng các tháng trong năm để doanh thu bán hàng ngày càng cao. Các loại hàng hoá khác (bạc, đá quý) tăng chủ yếu vào tháng 11, 12, 1, 2, 3 vì các mặt hàng này thường đi kèm với loại vàng 75%, 99% như đá quý để làm nữ trang, khi nữ trang bán được nhiều thì loại hàng này tăng. Cho nên, Công ty cần nâng cao mức tiêu thụ nữ trang để làm tăng doanh thu bán hàng hoá khác. Biểu phân tích doanh thu bán hàng theo quý năm 1999 Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV 1. Tổng doanh thu 12983.45 9857.02 8743.23 11299.36 So sánh định gốc 100% 75,9% 67,34% 87,03% So sánh liên hoàn 100% 75,9% 88,7% 129,23% 2. Doanh thu bán 8224.85 8942.4 7687.8 10420.76 So sánh định gốc 100% 108,72% 93,47% 126,69% So sánh liên hoàn 100% 108,72% 85,97% 135,54 3. DT bán nữ trang 4477.3 913.62 898.37 1486.4 - So sánh định gốc 100% 20,4% 20,06% 33,19 - So sánh liên hoàn 100% 20,4% 98,33% 165,45 4. DT bán hàng hoá khác (bạc, đá quý) 281.3 275.61 157.06 732,2 So sánh định gốc 100% 97,9% 55,83% 260,29% So sánh liên hoàn 100% 97,9% 56,98% 374,03% Qua số liệu ở bảng phân tích trên ta thấy tổng doanh thu bán hàng biến động qua các quý như sau: - Tổng doanh thu bán hàng quý II so với quý I giảm 32,65% tương ứng với số tiền là 3126,43 (trđ). - Tổng doanh thu bán hàng quý III, IV so với quý I cũng giảm lần lượt là 32,65%, 12,97%, số tiền giảm tương ứng lần lượt là 4290,22 (trđ), 1684,09 (trđ). Tổng doanh thu bán hàng biến động như vậy là do sự biến động của các loại hàng hoá của Công ty như sau: - Mặt hàng vàng 9999% (vàng miếng) + Doanh thu bán vàng 9999% quý II so với quý I tăng 8,72% tương ứng với số tiền tăng là 717,55 (trđ). + Doanh thu bán hàng quý III so với quý I giảm 6,52% tương ứng với số tiền 537.05 (trđ) và so với quý II giảm 14,03% ứng với số tiền giảm là 1254,6 (trđ). + Doanh thu bán hàng quý IV so với quý I tăng mạnh 26,69% tương ứng với số tiền tăng là 2195,91 (trđ) và số quý III cũng tăng 2732.96 (trđ, tỉ lệ tăng là 35,54%. - Mặt hàng vàng nữ trang. + Doanh thu bán hàng quý II so với quý I giảm mạnh 79,5% ứng với số tiền là 3563.68 (trđ). + Doanh thu bán hàng quý III so với quý I giảm mạnh 79,94% với số tiền giảm 3578,93 (trđ) và so với quý II cũng giảm 1,67% tương ứng số tiền giảm 15,25 (trđ). + Doanh thu bán hàng quý IV so với quý I giảm 66,8%, số tiền tương ứng giảm 2990,9 (trđ) và so với quý III thì tăng lên 65,45%, tương ứng số tiền tăng 588,03 (trđ). - Mặt hàng hoá khác (bạc, đá quý v.v..) + Doanh thu bán hàng quý II so với quý I giảm 3,1% số tiền giảm 5,69 (trđ). + Doanh thu bán hàng quý III so với quý I giảm đi gần 1 nửa 43,62% tương ứng với số tiền giảm 124,24 (trđ) và so với quý II cũng giảm 43,02% ứng với số tiền 118,55 (trđ0. + Doanh thu bán hàng quý IV so với quý I tăng mạnh 260,29% tương ứng số tiền tăng 450,9 (trđ) và so với quý III cũng tăng mạnh hơn 374,03% ứng với số tiền 575,14 (trđ). Kết luận: Do sức mua các loại hàng hoá vàng bạc trên thị trường thường tập trung vào các quý I, quý IV, nên doanh thu bán hàng của Công ty lớn đặc biệt là loại vàng miếng, nữ trang do nhu cầu cất trữ vàng sau khi kết thúc 1 năm kinh doanh của doanh nghiệp khác tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0033.doc
Tài liệu liên quan