MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM 12 3
CHƯƠNG I: MỞ BÀI 4
CHƯƠNG II: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 5
1.Lịch Sử Hoạt Động Của Công Ty VINARE 5
2.Lĩnh Vực Hoạt Động Của VINARE : 7
3.Định Hướng Phát Triển Của Tổng Công Ty Đến 2010: 7
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 7
1.Mục Tiêu 7
3.Yêu Cầu Của Phân Tích Tài Chính 9
4.Các nguyên tắc lập báo cáo tài chính : 9
5.Các Báo Cáo Tài Chính Căn Bản 11
6.Phân Tích Các Tỷ Số Tài Chính 11
6.1 Lợi nhuận biên tế: 13
6.2 Suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA): 13
6.3 Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): 13
6.4 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn: 16
6.5 Đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn: 17
6.6 Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu: 18
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VINARE NĂM 2007 19
1.Tình Hình Tài Chính Của Công Ty VINARE Năm 2007: 19
2.Phân Tích 20
3.Bảng So Sánh VINARE Và Bảo Minh 21
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
BCĐKT TCT CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM 24
BCĐKT TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH 27
28 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động của tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thị trường chứng khoán trở nên phổ biến. Một số công ty chỉ nhận được nhiều sự đầu tư khi nó hoạt động có hiệu quả. Vậy dựa vào đâu mà ta các nhà đầu tư có thể biết được mình nên đầu tư vào công ty nào để có lợi nhuận và tránh được những rủi ro. Đó chính là dựa vào việc phân tích các tỷ số tài chính và các chỉ số đó nói lên điều gì mà có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư như vậy. Chính vì những lí do đó mà nhóm đã quyết định chọn đi sâu vào việc phân tích các chỉ số tài chính và đây cũng chính là đề tài của buổi thuyết trình…
Cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Tấn Minh nhóm đã hoàn thành bài tiểu luận này. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn.
CHƯƠNG II: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
Tên tổ chức niêm yết: Tổng công ty cổ phần Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam
Tên viết tắt: VINARE
Năm báo cáo: 2007
Lịch Sử Hoạt Động Của Công Ty VINARE
Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1994. theo quyết định 920/TC/QĐ/TCCB ngày 27/09/2004 của bộ tài chính, được phép hoạt động thep giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100104 ngày 06/10/1994. công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1995.
Theo quyết định số 3089/QĐ-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ Tài Chính về việc cổ phần hóa công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam, trong năm 2004 công ty đã thực hiện cổ phần hóa thành công. Ngày 15/11/2004 Bộ Tài Chính đã chính thức cấp giây phép thành lập và hoạt động tổng công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2005, là doanh nghiệp cổ phần. trong đó vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối (56,5%), VINARE hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật kinh doanh bảo hiểm và các qui định khác có liên quan.
Vốn điều lệ của tổng công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam là 500 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đã góp tại thời điểm thành lập là 343 tỷ đồng. cơ cấu vốn góp của công ty như sau:
+ vốn nhà nước: 56,5%
+ vốn góp của các cổ đông chiến lược:40,5%
+ vốn góp của các cổ đông thể nhân:3%
Thực hiên nghị quyết của đại hội đồng cổ đông tổng công ty ngày 27/12/2005, về việc đăng ký giao dịch cổ phiếu, Tổng Công Ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam đã thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Cổ phiếu tổng công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam đã chình thức niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 13/03/2006.
Thực hiên nghị quyết của đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2007 về việc phát hành cổ phần bổ sung vốn năm 2007, đến 24/09/2007, tổng công ty đã hoàn thành việc phát hành tăng vốn vay đợt I. vốn điều lệ thực hiện góp đến 31/12/2007 là 504138300000 đ. Giai đoạn II của đợt phát hành (bán cổ phần cho đối tác chiến lược) đã hoàn tất ngày 31/01/2008. VINARE đã chọn được đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất là tập đoàn tái bảo hiểm SwissRe- tập đoàn tái bảo hiểm số 1 thế giới. tổng số vốn điều lệ góp thực sau khi kết thúc đợt phát hành là 672148400000 đ. Với cơ cấu vốn như sau:
+ vốn nhà nước: 40,36%
+ vốn góp của các cổ đông chiến lược trong nước: 29,09%
+ vốn cổ đông chiến lược nước ngoài:25%
+ vốn góp của các cổ đông khác:5,55%
Toàn bộ cổ tăng vốn của VINARE đã được giao dịch chính thức tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 13/03/2008.
Lĩnh Vực Hoạt Động Của VINARE :
Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ phi nhân thọ và nhân thọ thị trường trong và ngoài nước.
Đầu tư vào các lĩnh vực trái phiếu chính phủ, trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, kinh doanh bất động sản và các hoạt động đầu tư khác theo luật quy định.
Định Hướng Phát Triển Của Tổng Công Ty Đến 2010:
Tầm nhìn chiến lược: xây dựng VINARE là một doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm trong nước và khu vực, trung tâm điều tiếc dịch vụ và bảo hiểm, trung tâm thông tin của thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhà đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực.
Mục tiêu 2010:
Mô hình tổ chức hoạt động: tổ chức mô hình bộ máy theo công ty cổ phần, các cổ đông sáng lập là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động trên thị trường. mô hình tổ chức đảm bảo gọn nhẹ và hiệu quả.
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Tiềm năng tài chính mạnh, đủ sức đảm nhận vai trò đứng đầu nhận tái bảo hiểm trong nước và khu vực, đảm bảo khả năng thanh toán, đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính.
Phương châm hành động:” an toàn-hiệu quả-ổn định”
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1..Mục Tiêu
Phân tích tài chính đối với nhà quản trị:
Đánh giá chính sách tài chính trên cơ sơ quyết định kinh doanh của công ty .Nhằm nhận biết tiềm năng tăng trưởng phát triển của công ty
Qua phân tích tài chính có thể nhận biết được những mặt tồn tại về tài chính của công ty.
Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập nhu cầu vốn cần thiết cho năm kế hoạch.
Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư:
Để nhà đầu tư biết được tình hình thu nhập chủ sở hữu- lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư.
Để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp .
Đó là những căn cứ giúp họ quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
Phân tích tài chính đối với người cho vay:
Để nhận biêt khả năng vay và trả nợ của khách hàng.
Phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư…
1.Phương Pháp Phân Tích Tài Chính
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao vời các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện vì:
Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn.
Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số.
Phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hay từng giai đoạn.
Ngoài ra người ta còn sử dụng một số các phương pháp khác như: phân tích điểm hòa vốn, chiết khấu dòng ngân lưu và dự đoán tài chính.
Các yếu tố cần để phân tích tài chính là các dữ liệu cơ sở về hoạt động tài chình của doanh nghiệp:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Bảng báo cáo ngâng lưu.
+ Bảng báo cáo vốn cổ phần(cho đối tượng là công ty cổ phần)
Phân tích báo cáo tài chính là giải thích các báo cáo tài chính, thiết lập 1 hệ thống thông tin nhằm làm cơ sở cho việc ra các quyết định hợp lý về quản lý tài chính, các quyết định về đầu tư, quyết định về tài trợ vốn, quyết định về cơ cấu vốn hay quyết định về chia lợi nhuận,...
Bước thứ hai của phân chia tài chính là tính toán các tỷ số tài chính dựa trên các dữ liệu cơ sở về tài chính của doanh nghiệp
3.Yêu Cầu Của Phân Tích Tài Chính
- Phải đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phải đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của từng loại vốn khác nhau trong sản xuất kinh doanh.
- Phải lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
4.Các nguyên tắc lập báo cáo tài chính :
a. Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản ký cược, ký quỹ, các khoản đầu tư ngắn hạn dưới 3 tháng.
Phương phàp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: tổng công ty áp dụng tỷ giá hạch toán nội bộ 1 USD=16000VNĐ. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ khác được qui đổi ra USD theo tỷ giá hạch toán nội bộ. chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giá hạch toàn nội bộ và tỷ giá thực tế bình quân liên ngâng hàng do ngâng hàng nhà nước công bố được hạch toán vào kết quả kinh doanh.
Số dư tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ được chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngâng hàng do ngâng hàng nhà nước công bố tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình:
Nguyên tắc ghi nhân tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên tắc giá trị còn lại trừ khấu hao lũy kế.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình: khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Tài sản cố định vô hình:
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định vô hình: tài sản cố định vô hình là chênh lệch giữa giá trị xác định lại và giá trị sổ sách khi cổ phần hóa doanh nghiệp.
Phương pháp khấu hao: khấu hao theo đường thẳng và được trích khấu hao trong vòng 20 năm.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
Các khoản góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiển soát được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, báo cáo tài chính kèm theo là báo cáo riêng của tổng công ty
Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác:
Chi phí trả trứơc: là khoản chi phí tái bảo hiểm đã trả trước cho các nhà nhận tái bảo hiểm.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng
Dự phòng chi phí: đối với loại hình bảo hiểm vận chuyển hàng hóa được tính bằng 25% phí giữ lại đối với các loại hình phí bảo hiểm khác.
Dự phòng bồi thường: dự phòng bồi thường được trích theo nguyên tắc từng hồ sơ
Dự phòng tổn thất lớn: trích bằng 3% tổng chi phí giữ lại
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán: trích lập theo hướng dẫn tại thông tư số 13/2006/TTBTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 27/2/2006. khoản dự phòng này được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ.
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu: vốn thực góp của các cổ đông, được theo dõi theo từng đối tượng góp vốn.
Thặng dư vốn là khoản chênh lệch giữa số tiền thu được sau các đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn năm 2007 và giá trị cổ phiếu phát hành tính theo mệnh giá và chi phí phát hành.
Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: là lợi nhuận còn lại từ hoạt động kinh doanh ( sau khi đã phân phối vào các quỹ và chia cổ tức) và phần lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư tiền và các khoản phải thu, phải trả khác không liên quan đến hach toán doanh thu chi phí trong kỳ có gốc ngoại tệ cuối kỳ. phần lợi nhuận từ việc đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ này không được dùng để chia cho các cổ đông và được ghi nhận riêng vào khoản mục “ lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá” trên bảng cân đối kế toán
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Doanh thu hoạt động kinh doanh nhận, nhượng tái bảo hiểm được ghi nhận khi bảng thanh toán của khách hàng được xác nhận.
Doanh thu hoat động tài chính được ghi nhận khi phát sinh.
5.Các Báo Cáo Tài Chính Căn Bản
Bảng cân đối kế toán
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo ngâng lưu
Bảng báo cáo vốn cổ phần
6.Phân Tích Các Tỷ Số Tài Chính
Phân tích các tỷ số tài chính là một công cụ được sử dụng rộng rãi trong phân tích báo cáo tài chính. Các nhà phân tích khảo sát các mối liên hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính dưới hình thức các tỷ số tài chính, so sánh chúng với nhau và cho chúng ta thấy được lợi ích của chúng trong đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro của một công ty.
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính:
Phân tích báo cáo tài chính khảo sát một vài khía cạnh về khả năng sinh lời và mức rủi ro của một công ty.
Mối liên hệ giữa phân tích báo cáo và quyết định đầu tư
+ Chiều thời gian
Quá khứ Hiện tại Tương lai
Khả năng sinh lợi lợi nhuân dự kiến
rủi ro
Rủi ro(khả năng thanh
toán ngắn và dài hạn)
Quyết định đầu tư
Khái niệm tỷ số tài chính
Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối liên hệ giữa hai hay nhiều số liệu tài chính với nhau.
Các tỷ số tài chính khi đứng một mình cung cấp rất ít thông tin hoặc hầu như không có ý nghĩa. Chúng có ý nghĩa khi chúng được so sánh với nhau. Chính vì vậy phương pháp phân tích tỷ số tài chính chủ yếu là phương pháp so sánh:
so sánh các tỷ số tài chính của năm phân tích với các tỷ số của năm báo cáo.
So sánh các tỷ số tài chính của năm phân tích với trung bình ngành.
So sánh các tỷ số tài chính của năm phân tích với một tỷ số tài chính của một công ty khác cùng ngành(lưu ý phải có cùng qui mô với doanh nghiệp đang phân tích)
Phân tích khả năng sinh lời:
Yêu cầu thứ nhất của phân tích tỷ số tài chính là phân tích khả năng sinh lời. hình thức phân tích khả năng sinh lợi đơn giản nhất là liên hệ với lợi nhuận thuần báo cáo( laic thuần) với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán hoặc tài sản thực
Công thức:
Hoặc:
Dù hai tỷ số trên đều là chỉ số của khả năng sinh lợi chung, nhưng các kết quả có thể khác nhau nghiêm trọng do các thay đổi trong cơ cấu vốn của công ty, qui trình tái cấu trúc và thu mua, những thay đổi về thuế,…
Các tỷ số đo lương khả năng sinh lời
Lợi nhuận thực tế.
Suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA)
Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường(ROE)
6.1 Lợi nhuận biên tế:
Là tỷ số đo lường lãi ròng có trong 1 đồng doanh thu thu được:
Công thức:
Trong đó: LR: Lợi nhuận ròng
DT: Doanh thu
6.2 Suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA):
Công thức:
6.3 Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
- Đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông thường (hay còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư). Nếu công ty có nhiều loại cổ phiếu thì nên tính riêng lợi nhuận trên cổ phần thường giá trị lợi nhuận trước hết được trừ đi phần trả cổ tức ưu đãi và các khoản nợ bắt buộc khác như phân phối cho những người nắm lợi ích thiểu số. tương tự tổng vốn cổ đông cũng được khấu trừ phần vốn ưu đãi và các yếu tố tối thiểu.
- Tỷ số này chỉ tập trung vào phần sở hữu chủ của cơ cấu vốn, lợi nhuận trên vốn cổ phần thường của công ty có các tỷ lệ nợ dài hạn trong cơ cấu vốn khác nhau xa không thể so sánh được với nhau, vì đòn bẩy nợ sẽ làm tăng lợi nhuận cao hơn so với các công ty không sử dụng nợ. tuy nhiên tính chính xác của giá trị ghi trên bảng cân đối kế toán và các quá trình tính toán lợi nhuận cũng là một vấn đề của tỷ số này và các nhà phân tích có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết nếu thấy có nhiều mâu thuẫn. những mâu thuẫn này có giá trị kinh tế khá lớn không được phản ánh trong bảng cân đối kế toán do đó kê thiếu vốn cổ đông.
Công thức: ROE =
Trong đó: : Lợi nhuận sau thuế và lãi vay
TE: Vốn chủ sở hữu
ROE: Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Phân tích mức quay vòng tài sản
Trong số những tài sản cua công ty, các khoản vốn lưu động chủ yếu, hàng tồn kho và các khoản phải thu thường được quan tâm đặc biệt. những tỷ số để phân tích chúng thường thể hiện tính hiệu quả của việc quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu. Chúng hỗ trợ cho nhà phân tích phát hiện ra các dấu suy giảm về giá trị hoăch sự tích lũy quá mức hàng tồn kho và các khoản phải thu.
+ Vòng quay các khoản phải thu:
Cho ta thấy doanh nghiệp thu được tiền mặt nhanh hay chậm khi sử dụng phương thức bán hàng tín dụng.
công thức: =
Trong đó: DSO: kỳ thu tiền bình quân(ngày)
Kỳ thu tiền bình quân: đo lường thời gian trung binh thu tiền từ khách hàng theo phương thức tín dụng.
Công thức: DSO =
Trong đó: KPT: khoản thu từ khách hàng
DT: doanh thu tín dụng
+ Vòng quay hàng tồn kho:
Đo lường mức luân chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho (dự trữ) trong một năm của doanh nghiệp (cho thấy doanh nghiệp đã bán hàng trong kho nhanh hay chậm)
Dù mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho thường đủ là thước đo tổng quát của thành quả liên hệ hàng tồn kho với giá trị hàng bán sẽ chinh xác hơn. Chỉ khi đó cả hai yếu tố mới nêu trên cùng một mặt bằng so sánh về chi phí. Việc sử dụng doanh thu sẽ làm sai lệch vì doanh thu ghi sổ sách bao gồm cả lợi nhuận mà không đưa vào giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán.
Công thức:
Hoặc :
Trong đó: GVHB: Chi phí giá vốn hàng bán
: Giá trị tồn kho bình quân
Các doanh nghiệp đều muốn có số vòng quay hàng tồn kho cao ( có nghĩa thời gian tồn kho ngắn, lượng tồn kho ít). Mặt khác, doanh nghiệp luôn muốn có đủ lượng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi vòng quay tồn kho tăng có nghĩa lượng hàng dự trữ giảm. các doanh nghiệp phải kết hợp để lượng tồn kho tối ưu và có số vòng quay hợp lý nhất.
+ Vòng quay tài sản cố định:
Đo mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để tạo ra được 1 đồng doanh thu.
Công thức:
Trong đó: DT: Doanh thu
TSCD: Tài sản cố định bình quân
Phân tích rủi ro:
Các yếu tố tác động gây nên rủi ro của một doanh nghiệp có thể là:
Các yếu tố kinh tế như: tăng lạm phát, tăng lãi suất hoặc suy thoái kinh tế.
Các yếu tố ngành như: tăng cạnh tranh, thiếu nguyên liệu thô, công nghệ thay đổi, các chính sách chống độc quyền và bảo vệ môi trường.
Các yếu tố nội bộ công ty: đình công, bãi công, tổn thất máy móc thiết bị do cháy nhà hoặc các nguyên nhân khác như bộ phận quản lý kém.
Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn:
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngằn hạn(CR): cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn phải trả.
Công thức:
Trong đó: TSLĐ: tài sản lưu động
NNH: nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động thanh khoản cao của một doanh nghiệp.
Công thức:
Trong đó: TM : Tiền mặt
KPT : Khoản phải thu
TK : Tồn kho
Một số có thể chuyển đối hàng tồn kho nhanh hơn là thu hồi các khoản phải thu. Do vậy tùy trường hợp mà đưa vào khoản phải thu hay loại trừ tồn kho khi tính tỷ số thanh toán nhanh (QR).
Tỷ số ngâng lưu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đối với nợ ngắn hạn:
Cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trung bình băng ngâng lưu hoạt đông sản xuất kinh doanh.
Công thức:
Tỷ số vòng quay các khoản phải trả:
Đo lường số vòng quay các khoản phải trả cho hàng mua tín dụng của công ty trong 1 năm.
Công thức:
Hoặc:
Các nhà phân tích có thể dự đoán giá trị mua tín dụng bằng công thức sau:
Giá trị mua = Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu kỳ
6.5 Đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn:
Các nhà phân tích dung chỉ tiêu thanh toán dài hạn để đánh giá khả năng chi trả vốn gốc và lãi vay các khỏan nợ dài hạn đáo hạn.
Công thức:
Tỷ số nợ dài hạn / vốn chủ sở hữu (D/E)
Cho ta thấy tỷ lệ vốn vay dài hạn so với vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh của 1 doanh nghiệp.
Công thức:
Số lần thanh toán lãi vay từ thu nhập: tỷ lệ này cho ta thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập của một doanh nghiệp nó còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn.
Công thức:
Trong đó: EBIT : thu nhập trước thuế và lãi
I : lãi vay phải trả.
Nhược điểm của tỷ số này là dùng lợi nhuận đánh giá rủi ro mất khả năng thanh khoản dài hạn chứ không phải dùng ngâng lưu để đánh giá doanh nghiệp vẫn có thể dùng tiền mặt để trả lãi vay và các khoản nợ khác không bằng các khoản mục sinh lãi.
6.6 Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu:
Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu (P/E)
công thức:
Trong đó: P0 : Tỷ số thị giá cổ phiếu
EPS : Thu nhập trên 1 cổ phiếu
Tỷ số P/E cho nhà đầu tư biết mình phải mất bao lâu mới có thể thu lại vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận của doanh nghiệp ( giả sử lợi nhuận là không đổi qua các năm)
Kết quả là 1 hệ số. các gia số thu nhập thay đổi giữa các ngành và giữa các công ty và thật sự là một sự đánh giá gần đúng phán đoán gần đúng về ngành của thị trường và rủi ro của công ty với thành quả thu nhập trước đây và trong tương lai.
P/E còn được gọi là chi phí phải trả để có được 1 đồng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngược lại: nghịch đảo của P/E là suất sinh lời tương đối trên vốn đầu tư.
Tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu(M/B)
Nhóm này được sử dụng để phân tích và ra quyết định đối với các loại chứng khoán (của công ty khác) được công ty đầu tư ( ngắn hạn hoặc dài hạn).
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VINARE NĂM 2007
1..Tình Hình Tài Chính Của Công Ty VINARE Năm 2007:
Tổng giá trị tài sản: 1215,275 tỷ VNĐ
Trong đó:
Nợ phải trả : 601,393 tỷ VNĐ
Vốn chủ sở hữu : 613,882 tỷ VNĐ
Lợi nhuận trước thuế : 83,8 tỷ VNĐ
Lợi nhuận sau thuế : 73 tỷ VNĐ
2..Phân Tích
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007. số liệu đã được kiểm toán bởi công ty TNHH Deloitte Việt Nam.
Bảng cân đối kế toán: ( bổ sung ở cuối bài )
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của năm 2007 so năm 2006 tăng 175 tỷ đồng tương đương tăng 18,8%.
Chi phí năm 2007 so năm 2006 tăng 162 tỷ đồng tương đương tăng 19%.
Lợi nhuận thu được năm 2007 so năm 2006 tăng 12,6 tỷ đồng tương đương tăng 20,8%.
Khả năng sinh lời của công ty VINARE :
Stt
Tỷ số khả năng sinh lời
Đơn vị
2006
2007
1
Lợi nhuận biên tế PM
%
6,5
6,61
2
Suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA
%
6,91
6,01
3
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
%
14,63
11,9
Từ 1 đồng trong tổng doanh thu thu được 0,06 đông lợi nhuận ròng.
Từ 1 đồng tài sản công ty thu được 0,06 đồng lợi nhuận
Từ 1 đồng vốn chủ sở hữu công ty thu được 0,12 đồng lợi nhuân ròng.
Các tỷ số thuộc nhóm khả năng sinh lời của năm 2007 thấp hơn so với năm 2006, điều này cho thấy hiệu quả tài chính của công ty năm 2007 đã giảm nhẹ so với năm 2006.
3.Bảng So Sánh VINARE Và Bảo Minh
Năm 2007
Chỉ số
Tên công ty
PM (%)
ROA(%)
ROE(%)
VINARE
6.61
6.02
11.9
Bảo Minh
2.8
0.6
0.9
Nhận xét:
Qua các chỉ số trên ta thấy công ty Vinare hoạt động hiệu quả hơn công ty Bảo Minh
Lợi nhuận biên công ty VINARE lớn hơn công ty Bảo Minh là 3.81% , điều này có nghĩa là cùng trong 1đ doanh thu thì phần lợi nhuận công ty vinare lớn hơn công ty Bảo Minh là 0.0381đ
ROE của công ty Vinare lớn hơn công ty Bảo Minh là 5.42% có nghĩa là lợi nhuận trên cùng 1đ vốn bỏ ra Vinare lớn hơn Bảo Minh là 0.0542đ
ROE của Vinare lớn hơn của công ty Bảo Minh là 11% có nghĩa là trên cùng 1đ vốn chủ sở hữu , lợi nhuận thu được của công ty vinare lớn hơn công ty Bảo Minh là 0.11đ
è Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của công ty Vinare hiệu quả hơn công ty Bảo Minh.
Vị thế của công ty VINARE so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
STT
Doanh nghiệp
Phí bảo hiểm gốc (triệu VND)
Thị phần
(%)
1
Vinare
1,215,275
27%
2
Bảo Minh
1,178,266
26%
4
PJICO
710,595
16%
5
PVI
710,589
16%
6
Các công ty khác
767,491
17%
TỔNG
4,582,216
100,00
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình phân tích cho thấy công ty Vinare năm 2007 hoạt động khá hiệu quả. Công ty có xu hướng đang ngày càng mở rộng quy mô của mình như đầu tư vào tài sản cố định hữu hình, phát hành thêm cổ phiếu…
Công ty tạo được uy tín với khách hàng( chủ yếu là doaanh nghiệp).
Kiến nghị:
Khách hàng chủ yếu của công ty Vinare là các doanh nghiệp nên chưa được người dân biết đến nhiều. Vì vậy mà công ty nên mở rộng thêm khách hàng của mình như các cá nhân, hộ gia đình…
Hướng đến việc tạo nên thương hiệu kinh doanh bảo hiểm có uy tín và thị phần lớn nhất trong ngành ở Việt Nam. Từ đó hướng ra thị trường nước ngoài.
Chi nhánh của công ty đặt tại các tỉnh ( Thành phố )
a- Thành phố Hà Nội:
Công ty Cổ phần Chứng khoán NHTM Cổ phần Đông Nam Á
Địa chỉ: 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội;
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương
Địa chỉ: Tầng 2, số 168 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
b- Thành phố Hồ Chí Minh:
Chi nhánh Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
Địa chỉ: số 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp.HCM;
Chi nhánh Nguyễn Công Trứ - Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn
Địa chỉ: 180-182 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
c- Thành phố Hải Phòng:
Chi nhánh Hải Phòng - Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn
Địa chỉ: Số 22 Lý Tự Trọng,Hồng Bàng,Hải Phòng
TCT CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM Mẫu CBTT – 03
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CUỐI NĂM 2007
Ban hành theo thống tư số 57/2004/TT - BTC ngày 17/04/2004 của bộ trưởng BTC hướng dẫn về
việc công bố thông tinh trên thị trường chứng khoán
2006
2007
II. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Đơn vị: VNĐ
2006
2007
+ Bảng cân đối kế toán của đối thủ cạnh tranh
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH Mẫu số CBTT-03
Ban hành theo QĐ số 38/200t/TT – BTC
Ngày 18/04/2007 của Bộ Tài Chính
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CUỐI NĂM 2007
I.A. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Nội Dung
2006
2007
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN
833,970,030,058
1,823,716,652,146
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
153,282,843,840
233,707,992,164
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
334,536,061,375
1,125,411,589,374
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
331,979,831,472
451,127,823,482
4. Hàng tồn kho
5,180,090,980
1,840,895,029
5. Tài sản ngắn hạn khác
8,991,202,391
11,628,352,097
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
605,240,948,911
1,165,069,601,135
1. Các khoản phải thu dài hạn
5,324,813,997
5,324,813,997
2. Tài sản cố định
118,991,526,362
177,211,631,083
- Tài sản cố định hữu hình
71,633,199,966
66,687,469,039
- Tài sản cố định vô hình
15,073,586,418
15,604,324,539
- Tài sản cố định thuê tài chính
-
-
- Chi phí XDCBDD
32,284,739,978
94,919,837,505
3. Bất động sản đầu tư
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
465,501,916,972
970,734,804,972
5. Tài sản dài hạn khác
15,422,691,580
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hân tích tình hình hoạt động của công ty vinare năm 2007.doc