Đề tài Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000 - 2005

Lời mở đầu 1

Chương I: Khái quát về công ty cổ phần may Thăng long 2

1. Điều kiện và hoàn cảnh ra đời: 2

2.Các giai đoạn phát triển của công ty: 3

3. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty 8

3.1.Nhiệm vụ: 8

3.2 Chức năng: 8

3.3 Quyền hạn: 9

3.4 Phạm vi hoạt động: 10

Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Thăng Long 11

I. Các đặc điểm của Công ty có Liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh 11

1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 11

2. Đặc điểm về đội ngũ lao động 13

3. Đặc điểm sản phẩm của công ty 16

4. Đặc điểm về quy trình sản xuất sản phẩm 17

5. Đặc điểm nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng Long 18

6. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty 20

II. Phân tích một sô chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty may Thăng Long giai đoạn 2000 - 2005: 22

1. Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2000 – 2005 22

2.Tình hình chung về doanh thu của công ty giai đoan 2000-2005: 25

2.1. Nghiên cứu tình hình sử dụng lao động ảnh hưởng đến biến động của doanh thu: 29

2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh tác động đến biến động của doanh thu: 33

2.2.1. Tình hình sử dụng nguồn vốn cố định ảnh hưởng đến biến động của doanh thu: 33

2.2.2.Tình hình sử dụng nguồn vốn lưu động ảnh hưởng đến biến động của doanh thu: 35

2.3.Chính sách tiền lương ảnh hưởng đến biến động của doanh thu: 37

2.4.Tình hình hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng đến doanh thu: 39

3.Tình hình chung về lợi nhuận của công ty cổ phân may Thăng Long giai đoạn 2000-2005 41

3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho một lao động 42

3.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định. 43

3.3.Sức sinh lợi của một đồng vốn lưu động: 44

4. Dự báo một số chỉ tiêu cho những năm tiếp theo 45

5. Những kết quả đạt được và những hạn chế 46

5.1. Những kết quả đạt được 46

5.2. Những tồn tại cần được khắc phục 46

6. Nguyên nhân 48

Chương III: Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may thăng long 50

I. Những thuận lợi và khó khăn 50

1. Những thuận lợi 50

2. Những khó khăn 51

II. Mục tiêu sản xuất kinh doanh trong những năm sắp tới 53

III. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty may Thăng Long 55

* Biện pháp thứ nhất: Sử dụng tốt nhất nguồn nhân lực lao động hiện có 55

1. Thực hiện tốt ngay từ khâu tiến hành công tác tuyển dụng 56

2. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của lao động 57

3. Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động 58

4. Tạo động lực trong lực lượng lao động 59

Biện pháp 2: Sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh 61

1. Huy động nguồn vốn 61

2. Sử dụng vốn 62

3. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn 63

3.1. Nguồn vốn cố định 63

3.2. Nguồn vốn lưu động: 64

Biện pháp 3: Giảm chi phí sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận 65

Biện pháp 4: Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường: 66

IV. Một số kiến nghị với nhà nước: 69

Kết luận 70

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ST1 ; ST0: tổng số lao động kỳ báo caó và kỳ gốc Bảng 8: Biến động của tổng doanh thu do tác động của nhân tố:năng suất lao động BQ và tổng số người lao động Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng doanh thu (pq) (tr.đ) 112.170 130.378 160.239 203.085 198.750 236.578 Năng suất lao động bình quân (Trđ/ng) 51,79 56,69 63,66 64,15 71,31 73,54 Tổng số lao động (người) 2.166 2.300 2.517 3.166 2.787 3.217 DIpq (%) - 16,23 22,9 26,74 -2,13 19,03 DIpq ( (%) - 9,46 12,29 0,77 11,16 3,18 DIpq (ST) (%) - 6,18 9,43 25,78 -11,97 15,43 Dpq (Tr.đ) - 18.208 29.861 42.846 -43.35 37.828 Dpq ( (Tr.đ) - 11.270 17.543,49 1.551,31 19.954,92 7.173,91 Dpq (ST) (Tr.đ) - 6.938 12.317,51 41.294,66 -15.619,92 30.654,09 Qua những tính toán ở trên ta nhận thấy: trong giai đoạn(2000 - 2005) thì có tới 3 giai đoạn 2001/2000; 2002/2001; 2004/2003 sự tăng lên trong tổng doanh thu do sự đóng góp chủ yếu của việc gia tăng năng suất lao động, còn sự đóng góp của việc tăng lên trong số lượng lao động chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, trong 2 giai đoạn 2003/2002 và năm 2005/2004 thì tăng trưởng của doanh thu lại do sự đóng góp chủ yếu của yếu tố tăng lượng lao động.Nguyên nhân là do trong 2 giai đoạn đó, tốc độ tăng năng suất nhỏ hơn tốc độ tăng số lượng lao động . Cũng qua bảng số liệu trên chỉ ra, năng suất lao động của công ty trong 6 năm (2000 - 2005) đều có xu hướng tăng lên. Có thể nói năng suất lao động của công ty tương đối cao. Nếu như năm 2000, năng suất lao động đạt 51,79 triệu đồng/người, điều này có nghĩa là năm 2000 hiệu quả của lao động là lớn nhất mỗi lao động tạo ra được 51,79 triệu đồng doanh thu. Tiếp đó đến năm 2002 mỗi lao động tạo được 63,66 triệu đồng tăng 1,23 lần; năm 2005 mỗi lao động đạt 73,54 triệu đồng tăng gấp 1,42 lần so với năm 2000.Nhưng nhìn chung có thể thấy việc tăng trưởng của công ty cũng có phần nào theo chiều hướng phát triển theo chiều sâu. Một nền kinh tế nói chung hay cụ thể là công ty may Thăng Long muốn phát triển mạnh thì phải dựa vào sự đóng góp của các nhân tố chiều sâu mà thể hiện ở đây chính là năng suất lao động bình quân. Điều này cũng khẳng định lại một lần nữa, sự phát triển của công ty tuy còn mang một chút ảnh hưởng của yếu tố phát triển về số lượng nhưng cũng đã phần nào chú trọng đi sâu vào chất lượng. Đây chính là cơ sở, là tiền đề để cho sự phát triển bền vững. Như vậy, qua phần phân tích trên giúp ta thấy được tầm quan trọng của nhân tố năng suất lao động đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đóng vai trò là một nhân tố chiều sâu trong quá trình phát triển, việc không ngừng cải thiện năng suất lao động là một mục tiêu quan trọng mà công ty luôn hướng tới.Cũng như chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu năng suất lao động được tăng lên do ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác nhau, đâu là những nhân tố chính để dựa vào đó công ty có thể đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy năng suất lao động cao hơn.Để hiểu thêm vấn đề này, chuyên đề xin đi vào phân tích các yếu tố cấu tạo nên năng suất lao động bình quân qua mô hình phân tích sau: Mô hình: Trong đó: W: năng suất lao động năm Wh1; Who: năng suất lao động giờ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc h1,ho: số giờ bình quân ngày kỳ nghiên cứu và kỳ gốc n1;n0: số ngày làm việc trong năm của một lao động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Bảng 9: Một số chỉ tiêu về tình hình sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2000-2005: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tổng doanh thu Tr. đ 112.170 130.378 160.239 203.085 198.750 236.578 2. Số lao động bình quân Người 2.166 2.300 2.517 3.166 2.787 3.217 3. Tổng số ngày-người làm việc Ngày 604.314 648.600 719.862 905.476 802.656 920.062 4. Số ngày làm việc BQ 1 lao động Ngày 279 282 286 286 288 286 5. Tổng số người - giờ làm việc Giờ 4.532.355 5.046.600 5.866.875,3 7424.903 6.822.576 8.004.539,4 6. Số giờ BQ ngày Giờ 7,5 7,78 8,15 8,2 8,5 8,7 7. Năng suất lao động năm Tr.đ 51,79 56,69 63,66 64,15 71,31 73,54 8. Năng suất lao động ngày Tr.đ 0,186 0,201 0,223 0,224 0,248 0,257 9. Năng suất lao động giờ Tr.đ 0,025 0,026 0,027 0,0273 0,029 0,03 Bảng 10: Kết quả tính toán Chỉ tiêu 2001/2000 2002/2001 2003/2002 2004/2002 2005/2004 IW(Wh) 2,3263 3,438 0,092 4,340 1,072 IW(h) 1,955 2,734 0,391 2,363 1,666 IW(n) 0,5571 0,8041 0,000 0,4485 -0,495 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, sự tăng trưởng của năng suất lao động năm là do tác động chủ yếu của yếu tố năng suất lao động theo giờ, đây là yếu tố theo chiều sâu, còn ảnh hửơng của nhân tố chiều rộng là số giờ làm việc bình quân 1 ngày của 1 lao động và tổng số ngày làm việc trong năm của lao động là tương đối nhỏ.Đây là một điều đáng mừng bởi như vậy công ty đã phần nào hướng sự phát triển của mình theo phương hướng chiều sâu, đây là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty bởi số ngày lao động trong 1 năm là có giới hạn, điều này tương tự với số giờ làm việc của lao động trong 1 ngày vì vây để năng suất năm tăng lên phải phụ thuộc vào năng suất lao động theo giờ mà ở đây chính là yếu tố người lao động tạo lên, không phụ thuộc vào ảnh hưởng của các yếu tố bên ngòai. 2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh tác động đến biến động của doanh thu: 2.2.1. Tình hình sử dụng nguồn vốn cố định ảnh hưởng đến biến động của doanh thu: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là giá trị của nó chuyển dần vào giá trị của sản phẩm và nó tham gia vào sản xuất theo mức độ hao mòn khác nhau; dưới hình thức khấu hao và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định đó hết thời hạn sử dụng. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên nguồn vốn kinh doanh. Quy mô của vốn cố định cũng như trình độ quản lý, sử dụng vốn cố định có vai trò hết sức lớn, tác động trực tiếp lên trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của vốn cố định với hoạt động của doanh nghiệp ta có thể nghiên cứu qua chỉ tiêu sau: . Chỉ tiêu năng suất của vốn cố định. Năng suất của vốn cố định = Chỉ tiêu này giúp ta nhận thấy với một đồng vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh giúp ta đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Bảng 11: Năng suất của vốn cố định của công ty (2000 - 2005) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu (Tr.đồng) 112.170 130.378 160.239 203.085 198.750 236.578 Vốn cố định (Tr.đ) 34.313 38.563 47.101 57.674 54.632 63.054 Năng suất của vốn cố định 3,269 3,381 3,402 3,521 3,638 3,752 Qua các số liệu trên ta thấy năng suất của vốn cố định của công ty luôn tăng hàng năm. Nếu như năm 2000, 1 đồng vốn cố định tạo ra được 3,269 đồng doanh thu thì trong những năm sau đó nó tạo ra được lần lượt là 3,381 đồng năm 2001; 3,402 đồng năm 2002; 3,521 đồng năm 2003; 3,638 đồng năm 2004 và cuối cùng là 3,752 đồng năm 2005.Việc tăng lên của chỉ tiêu năng suất của 1 đồng vốn cố định là một tín hiệu đáng mừng. Nó thể hiện việc sử dụng nguồn vốn cố định trong những năm qua là tương đối hiệu quả.Tuy nhiên, muốn biết được việc nguồn vốn cố định đó đã có đóng góp như thế nào vào doanh thu nói chung của công ty, ta có thể nghiên cứu qua mô hình sau: Mô hình Trong đó: H1, Ho: hiệu suất sử dụng vốn cố định kỳ báo cáo và kỳ gốc : mức trang bị vốn cố định cho một lao động kỳ báo cáo và kỳ gốc : tổng số lao động kỳ báo cáo và kỳ gốc Bảng 12: Biến động của doanh thu do tác động của 3 nhân tố: H, ; ST Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng doanh thu (tr.đ) 112.170 130.378 160.239 203.085 198.750 236.578 H (%) 3,37 3,48 3,48 3,57 3,70 3,82 (Trđ/ng) 15,38 16,30 18,28 17,98 19,26 19,27 ST (người) 2.166 2.300 2.517 3.166 2.787 3.217 D Ipq (%) - 16,23 22,9 26,74 -2.13 19,03 DIpq(H) (%) - 3,26 0 2,59 3,64 3,24 DIpq (%) - 5,98 11,12 -4,46 7,12 0,05 DIpq ( ST) (%) 6,18 9,43 25,78 -11,97 15,43 Dpq (Tr.đ) - 18.208 29.861 42.846 -4.335 37.282 Dpq(H) (Tr.đ) - 4.036,7 0 4.987,11 7.120,9 7.209,12 Dpq (Tr.đ) - 7.130,62 17.343,13 -3.305,3 12.735,47 119,03 Dpq ( ST) (Tr.đ) - 7.040,68 12.517,87 41.164,19 15.521,37 30.499,85 Qua bảng số liệu tính toán trên cho thấy: tốc độ tăng doanh thu chủ yếu mới chỉ tập trung vào 2 nhân tố: tăng số lượng lao động và tăng đầu tư vốn cố định cho một lao động, còn yếu tố hiệu suất sử dụng vốn cố định chưa được chú trọng đến nhiều. Đặc biệt là năm 2002, tỷ trọng đóng góp của hiệu suất sử dụng vốn vào tăng doanh thu là 0 %.Tuy nhiên ở những năm sau đó công ty đã có sử thay đổi trong các chính sách sử dụng nguồn vốn cố định của mình vì vậy tỷ trọng đóng góp của nhân tố này vào tổng doanh thu của công ty đã tăng lên 3,64 % năm 2004 và 3,24 % năm 2005, điều này cũng phù hợp với kết luận của phần phân tích trên là việc sử dụng nguồn vốn cố định ngày càng có hiệu quả hơn. 2.2.2.Tình hình sử dụng nguồn vốn lưu động ảnh hưởng đến biến động của doanh thu: Nguồn vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Trong sản xuất kinh doanh vốn lưu động luôn vận động không ngừng, thường xuyên trải qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng việc tăng nhanh tốc độ lưu chuyển của nó sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh nói chung. Để đánh giá được trong giai đoạn 2000 - 2005 vừa qua, hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn lưu động như thế nào đối với doanh thu của công ty, ta xem xét qua bảng số liệu sau: Bảng 13: Hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn lưu động Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu (Tr.đồng) 112.170 130.378 160.239 203.085 198.750 236.578 Vốn lưu động (Tr.đồng) 18.988 21.913 26.706 33.292 32.056 36.965 Năng suất của vốn lưu động 5,907 5,949 6,000 6,100 6,200 6,400 Năng suất của vốn lưu động = Qua bảng số liệu tính toán cho thấy, sức sản xuất của vốn lưu động tăng đều qua từng năm. Với một đồng vốn lưu động bỏ vào đầu tư cho sản xuất thì càng ngày càng thu được nhiều doanh thu hơn cho doanh nghiệp.Biểu hiện cụ thể như: Năm 2000, với một đồng vốn lưu động đầu tư sẽ đem lại 5,907 đồng doanh thu; năm 2003, một đồng vốn lưu động đem lại 6,1 đồng doanh thu và đến năm 2005 con số này là 6,4 đồng. Như vậy tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty có thể được đánh giá là đem lại hiệu quả cao. Để có được những kết quả khả quan như trên đã đòi hỏi công ty phải thực hiện nhiều biện pháp dựa trên cơ cấu của nguồn vốn cố định như: hạn chế, giảm đến mức tối đa lượng nguyên vật liệu; công cụ, thành phẩm, hàng hóa tồn kho; nhanh chóng thu hồi doanh thu từ lượng hàng đem gửi bán; giảm dần các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; tối đa các tài sản lưu động; giảm dần chi phí sự nghiệp; tăng nhanh lượng tiền của công ty bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Tóm lại, qua các chỉ tiêu đã tính toán ở trên cho thấy, công ty may Thăng Long đã sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinh doanh của mình trong giai đoạn 2000 -2005. Từ việc tăng hiệu quả sử dụng trong từng nguồn vốn cố định, nguồn vốn lưu động đã làm cho tổng doanh thu của công ty không ngừng tăng lên qua từng năm. 2.3.Chính sách tiền lương ảnh hưởng đến biến động của doanh thu: Tiền lương là một phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất sự tác động của tiền lương đến kết quả hoạt động kinh doanh là tương đối lớn. Một mặt, tiền lương là động lực mạnh mẽ tác động trực tiếp lên người lao động, thúc đẩy họ tăng năng suất từ đó thúc đẩy sản xuất nói chung phát triển, ngược lại tiền lương không hợp lý sẽ có tác động xấu, làm kìm hãm sự phát triển, kìm hãm sức sản xuất. Mặt khác, trong quản lý của doanh nghiệp, nội dung quản lý phức tạp và khó khăn nhất chính là quản lý con người mà nguyên nhân sâu xa của sự khó khăn đó chính là việc phân phối sao cho công bằng. Điều này đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng là làm sao để có được một chế độ lương hợp lý nhất. Đặc biệt với công ty may Thăng Long, với đặc thù xây dựng bảng lương chấm công thành phần ở từng công đoạn từng loại mẫu hàng sản xuất sao cho hợp lý nhất sẽ góp phần khuyến khích được tinh thần lao động cần cù, hăng say của người lao động, nâng cao được tính sáng tạo, kích thích lòng nhiệt tình với công việc của họ. Điều này không chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề giữ chân được những lao động cũ, để họ thật sự chuyên tâm vào việc phục vụ công ty mà còn thu hút được rất nhiều lao động có tay nghề cao vào làm việc cho công ty. Trong giai đoạn 6 năm (2000 - 2005), lượng lao động vào công ty luôn gia tăng; lương bình quân một lao động cũng tăng. Tất yếu sẽ dẫn đến việc tổng quỹ lương của công ty sẽ tăng. Việc quỹ lương chưa thể đảm bảo rằng tình hình sản xuất kinh doanh đang có chiều hướng tốt, đạt hiệu quả cao. Để đánh giá được vấn đề này phải xét đến chỉ tiêu kết quả kinh doanh trên 1 đồng chi phí tiền lương. = Bảng 14: Kết quả sản xuất kinh doanh trên 1 đồng chi phí Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu (triệu đồng) 112.170 130.378 160.239 203,085 198.750 236.578 Quỹ lương (triệu đồng) 25.992 30.360 34.734,6 45.590,4 43.477,2 54.045,6 Kết quả sản xuất kinh doanh trên 1 đồng chi phí tiền lương 4,316 4,2944 4,6132 4,455 4,571 4,377 Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh trên 1 đồng chi phí tiền lương tăng giảm không đều, biến động không lớn. Năm 2000, một đồng chi phí tiền lương tạo ra 4,316 đồng doanh thu nhưng đến năm 2001, 1 đồng chi phí tiền lương chỉ tạo ra 4,2944 đồng doanh thu giảm 0,0216 đồng. Sang năm 2002, 1 đồng chi phí tiền lương lại tạo ra được 4,6132 doanh thu, tăng 0,3188 đồng. Sự tăng giảm thất thường này có thể được giải thích đó là tốc độ tăng doanh thu hàng năm nhỏ hơn tốc độ tăng tiền lương hàng năm và vì vậy làm cho kết quả sản xuất kinh doanh trên 1 đồng chi phí tiềnlương giảm sút. Điều này ở một khía cạnh nào đó tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty.Tăng lương cho mỗi một lao động là điều kiện tốt để thúc đẩy quá trình sản xuất tốt hơn nhưng tỷ lệ tăng trưởng cũng cần phải phù hợp với tỷ lệ tăng doanh thu. Một mức lương hợp lý với kết quả doanh thu mang lại kích thích người lao động hăng say với công việc hơn. Tuy nhiên, nếu mức lương đó lại cao hơn kết quả sản xuất họ đem lại cho doanh nghiệp sẽ dẫn đến hậu quả người lao động không tích cực làm việc hết mình mà vẫn mặc nhiên được hưởng lương cao. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý trong những năm sắp tới phải xây dựng được một chế độ lương hợp lý. Vừa có ý nghĩa thúc đẩy tinh thần lao động sản xuất của người lao động, vừa phải phù hợp với tốc độ phát triển của doanh nghiệp để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa bởi việc tăng tiền lương sẽ làm cho chi phí sản xuất cao hơn dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên. Như vậy việc tăng tiền lương đồng nghĩa với việc tăng quỹ lương phải đảm bảo được những yêu cầu sau: +Đảm bảo chi phí tái sản xuất sức lao động + Đảm bảo vai trò động lực kích thích người lao động + Vai trò quản lý lao động thông qua việc trả lương mà kiểm tra theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo ý của doanh nghiệp. 2.4.Tình hình hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng đến doanh thu: Từ khi mới thành lập, mục đích của công ty chủ yếu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước trên thế giới. Phần phân tích trên cũng đã chỉ ra cho ta thấy doanh thu của công ty có sự đóng góp rất lớn từ doanh thu của xuất khẩu.Để có thể hiểu rõ hơn về họat động này ta có thể nghiên cứu qua bảng số liệu sau: Bảng 15: Tình hình xuất khẩu của công ty giai đoạn 2000-2005 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu (Tr.đ) 112.170 130.378 160.239 203.085 198.750 236.578 Doanh thu do xuất khẩu (tr.đ) 90.720 108.699 138.656 176.487 173.747 211.193 Tỷ trọng (%) 80,88 83,37 86,53 86,90 87,42 89,27 Trong đó: Thị trường Mỹ (Trđ) 60.382 105.728 129.431 169.138 160.387 183.174 Thị Trường EU (Tr.đ) 11.735 15.264 19.440 20.120 19.322 20.128 Thị trường Nhật (Tr.đ) 4.231 4.785 6.483 7.532 8.210 10.642 Các thị trường khác (trđ) 4.975 4.601 4.885 6.295 10.831 22.634 Mặt hàng xuất khẩu (chiếc) Quần các loại 364.742 365.428 369.780 370.962 368.413 369.755 Jacket các loại 285.898 285.993 286.350 287.983 285.931 286.40 áo dệt kim các loại 1.115.059 1.116.327 1.117.568 1.119.983 1.118.201 1.119.456 áo sơmi các loại 769.761 770.734 771.128 774.584 773.233 774.056 áo file các loại 6.269 6.280 6.379 6.549 6.500 6.599 Váy bò (Nga) 18.591 18.600 19.541 20.032 19.783 20.000 Bộ quần áo 22.000 22.783 23.127 25.749 25.000 26.530 Quần bò các loại 60.571 60.683 61.445 63.786 62.915 63.489 Sơmi bò các loại 65.282 65.321 65.415 65.782 64.989 65.120 Bảng số liệu đã chỉ cho thấy, doanh thu do hoạt động xuất khẩu đem lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong công ty, xấp xỉ khoảng 85% tổng doanh thu. Việc tổng doanh thu hàng năm không ngừng tăng có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động xuất khẩu đem lại. Nhìn vào các thị trường xuất khẩu lớn có thể thấy, công ty chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ là lớn nhất, sau đó đến thị trường EU và Nhật các thị trường khác chưa được khai thác hết vì vậy tỷ trọng doanh thu còn tương đối thấp, tuy có cải thiện đôi chút nhưng chưa đáng kể nhiều. Tại mỗi một thị trường xuất khẩu đều có những khó khăn, hạn chế riêng mà công ty gặp phải, nó tác động đồng thời lên cả hiệu quả và quy mô giá trị xuất khẩu của công ty. Thị trường Mỹ là một thị trường khó tính; nơi đây cũng là nơi nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, thường đặt hàng và thanh toán đảm bảo khối lượng lớn, thường mua trực tiếp chứ không ký hợp đồng. Tuy nhiên, công ty xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu qua các trung gian như: Hồng Kông, Đài Loan nên hiệu quả đem lại chưa cao. Hơn nữa, trong một vài năm gần đây, Mỹ đang tiến hành siết chặt chính sách hạn ngạch với những nước chưa là thành viên của WTO. Vì vậy đây cũng sẽ là một rào cản lớn mà công ty cần phải vượt qua. Còn đối với thị trường Eu, đây là một thị trường đầy tiềm năng có nhu cầu về may mặc lớn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hạn ngạch, phí hạn ngạch lại cao là khó khăn cơ bản khi xuất hiện sang thị trường này. Những thị trường xuất khẩu khác có những trở ngại riêng đối với công ty. Vì vậy, tùy từng thị trường mà công ty có chính sách sao cho phù hợp để ngày càng cải thiện, phát triển hơn kim ngạch xuất khẩu của mình. Để có được doanh thu do hoạt động xuất khẩu đem lại ngày một tăng, công ty không chỉ đơn thuần chú trọng đến đặc tính của các thị trường xuất khẩu mà còn phải quan tâm đến mặt hàng tham gia xuất khẩu. Qua bảng 15 ta thấy, các mặt hàng may mặc như: áo dệt kim, áo sơ mi, quần chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá cả các mặt hàng này rất thấp có khi chỉ 10 USD/tá. Đây sẽ là một giá vô cùng hấp dẫn đến với các nhà nhập khẩu của các nước. Với các mặt hàng còn lại như áo jacket, váy bò, bộ quần áo Chiếm tỷ trọng còn thấp do các loại mặt hàng này đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao hơn; giá gia công lại lớn hơn. Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của công ty trong 6 năm qua (2000 - 2005) là tương đối khả quan. Tỷ trọng đóng góp từ hoạt động này đem lại ngày một gia tăng chứng tỏ được công ty có những chính sách rất hợp lý nhằm gây được uy tín của mình trên trường quốc tế. Bằng những thay đổi trong sản xuất kinh doanh giảm giá thành, tăng chất lượng, thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký kết về số lượng, thời hạn giao hàng nhờ vậy công ty ngày một ký kết được với nhiều bạn hàng quốc tế nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình lên đồng thời thực hiện đúng mục tiêu ban đầu đề ra là hoạt động xuất khẩu là chính yếu. 3.Tình hình chung về lợi nhuận của công ty cổ phân may Thăng Long giai đoạn 2000-2005 Bên cạnh việc doanh thu của công ty giai đoạn 2000-2005 không ngừng tăng lên là lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng lên tương ứng với từng năm (bảng 5).Năm 2000 lợi nhuận (sau thuế) của công ty đạt 5.120 triệu đồng, năm 2003 đạt 10.102 triệu đồng tăng gần 2 lần so với năm 2000 và đến năm 2005 đạt 23.000 tăng gần 4 lần so với năm 2000.Qua đó cho thấy công ty đã có sự tính toán hợp lí các chi phí kinh doanh sản xuất và tiêu thụ sao cho giảm được đến mức tối đa để thu được lợi nhuận.Có thể nói rằng lợi nhuận là mục đích cuối cùng, mục đích lớn nhất của từng doanh nghiệp, quyết định sự sống còn cho doanh nghiệp đó.Nếu như công ty không có sự tính toán cẩn thận nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ so với tổng nguồn vốn, nguồn vốn đi vay lớn làm cho các khoản tiền trả lãi vốn sản xuất,kinh doanh cao;sản xuất sản phẩm tràn lan không có sự thăm dò thị trường, mở rộng quy mô sản xuất khi chưa mở rộng được thị trường tiêu thụthì hậu quả tất yếu sẽ là thua lỗ, không có được lợi nhuận.Để thực hiện mục tiêu lâu dài của mình là tối đa hóa lợi nhuận; công ty đã đề ra các phương án sản xuất như:sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội, không ngừng nâng cao khâu quản lí, tay nghề của công nhân;khai thác tối đa nguồn lực hiện có, phải nắm vững mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường, giảm mức sự trữ vốn ứ đọng, tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm bớt sản phẩm dở dangmà vẫn đảm bảo quy mô không ngừng mở rộng.Trong khâu lưu thông, phải quan tâm đến hoạt động tiếp thị, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng; nghiên cứu thị trường và các kênh tiêu thụ.Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng là vô cùng cần thiết để nhằm đề xuất các giải pháp hạ thấp chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh đều nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho các doanh nghiệp.Vì vậy sau đây ta sẽ đi vào phân tích một vài chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty 3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho một lao động Lợi nhuận bình quân đầu người = Bảng 15: Lợi nhuận bình quân một lao động của công ty (2000 - 2005) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Lợi nhuận bình quân 1 lao động (tr.đồng/người) 2,3638 2,4278 4,0135 4,8797 5,8759 7,1495 Qua các số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng lao động có chiều hướng tốt. Năm 2000 lợi nhuận (sau thuế) bình quân do mỗi lao động tạo ra là 2,3638 triệu đồng. Năm 2002 là 4,0135 triệu đồng tăng 1,6979 lần tức là tăng 1,6497 triệu đồng so với năm 2000. Đến năm 2005, con số này là 7,1495 triệu đồng; tăng 1,7814 lần tương ứng với 3,136 triệu đồng. Lợi nhuận tối đa là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Để có được điều này đòi hỏi trước hết doanh nghiệp phải biết sử dụng tối đa các yếu tố đầu vào lao động là một trong 3 yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.Việc xây dựng là bài toán sao cho sử dụng hợp lý yếu tố đầu vào này là một vấn đề quan trọng để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. Lực lượng lao động bao nhiêu là vừa đủ nhằm tăng được sản lượng, giảm chi phí đưa đến hiệu quả tăng lợi nhuận. Trên thực tế kinh doanh đã chỉ ra rằng, công ty luôn có sự điều chỉnh lượng lao động rất hợp lý để có được tình hình kinh doanh tốt nhất. Các biện pháp sử dụng lao động của công ty ngày càng tỏ rõ hướng đi đúng đắn thời điểm nào cần tăng lực lượng lao động, thời điểm nào cần giảm bớt số lao động dư thừa, công ty đều thực hiện rất tốt nhằm góp phần quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận; nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định. Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định = Chỉ tiêu này chỉ ra với 1 đồng vốn cố định đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Bảng 15: Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định của công ty (2000 - 2005) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Lợi nhuận (Tr.đồng) 5.120 5.584 10.102 15.449 16.376 23.000 Vốn cố định (Tr.đồng) 34.313 38.563 41.101 57.674 54.632 63.054 Tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định 0,149 0,0428 0,214 0,268 0,299 0,365 Qua chỉ tiêu tính toán cho thấy, ngoại trừ năm 2001, tỷ suất lợi nhuận của vốn cố định chỉ đạt 0,0428; giảm so với năm 2000 là 0,149, còn lại những năm kế tiếp, chỉ tiêu này luôn có sự cải thiện đáng kể. Ngay cả năm 2004, khi nguồn vốn cố định giảm do việc ngừng hoạt động sản xuất một cơ sở may, doanh nghiệp đã bán đi một số trang thiết bị máy móc cũ kỹ nhưng tỷ suất lợi nhuận của một đồng vốn cố định vẫn tăng. Như vậy, tăng trưởng đầu tư tài sản cố định của công ty đã tỏ ra tương xứng với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế; chứng tỏ công ty đã dành một tỷ lệ thích đáng của lợi nhuận cho đầu tư phát triển. Như vậy, qua chỉ tiêu trên cho thấy tình hình sử dụng vốn cố định tốt, hiệu quả sử dụng tăng lên rõ rệt trong vòng 6 năm qua thể hiện các biện pháp đúng đắn của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn cố định như quản lý tốt việc sử dụng các tài sản cố định hữu hình, vô hình sao cho phần hao mòn lũy kế tăng nhưng với tốc độ chậm làm cho nguyên giá tài sản cố định gần như giữ nguyên, sử dụng có hiệu quả phần vốn góp để liên doanh liên kết, hoàn thiện nhanh chóng những hạng mục công trình trình xây dựng dở dang dễ làm giảm chi phí cho khoản mục này; tăng trưởng đầu tư thêm trong máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến phù hợp với mặt hàng sản xuất để nâng cao năng suất lao động . 3.3.Sức sinh lợi của một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0314.doc
Tài liệu liên quan