Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Cầu Ngang - Tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC

 

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài 9

II. Mục tiêu nghiên cứu 10

III.Phương pháp nghiên cứu 10

IV. Phạm vi nghiên cứu 10

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

I. Khái quát về các nguồn vốn huy động của NHTM 12

1.Vốn huy động 12

2. Vốn vay từ các ngân hàng khác 12

II. Khái quát về Tín dụng 13

1. Khái niệm tín dụng 13

2. Chức năng - vai trò của Tín dụng 14

3. Nguyên tắc cho vay 15

4. Điều kiện cho vay 16

5. Đối tượng cho vay 18

6. Thủ tục và hồ sơ cho vay 20 7. Phương thức cho vay 21

8. Thời hạn cho vay 22

9. Mức cho vay 22

10. Lãi suất cho vay 23

III. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động

vốn và cho vay vốn 24

1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn: 24

1.1 Tỷ trọng các loại tiền gửi 24

1.2 Vốn huy động / Vốn tự có 24

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: 25

2.1 Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động 25

2.2 Tổng dư nợ / Tổng tài sản 25

2.3 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 25

2.4 Doanh số thu nợ / dư nợ bình quân 26

2.5 Dư nợ ngắn ( trung ) hạn / tổng dư nợ 26

Chương II: PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP MỞ RỘNG - NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT HUYỆN.

I. Phân tích tình hình huy động vốn

1. Tình hình huy động vốn qua 2 năm 2006 – 2007 27

2. Phân tích 27

II.Phân tích hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng 31

1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn 31

1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn

a) Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 – 2007 33

b)Phântích 34

1.2 Doanh số thu nợ

a) Doanh số thu nợ năm 2006- 2007 36

b) Phân tích 38

1.3 Dư nợ ngắn hạn

a) Dư nợ ngắn hạn năm 2006 – 2007 39

b) Phân tích 40

1.4 Tình hình nợ quá hạn năm 2006 – 2007

a)Tình hình nợ quá hạn năm 2006 – 2007 42

b) Phân tích 43

2. Phân tích hoạt động cho vay trung hạn

2.1 Doanh số cho vay trung hạn

a) Doanh số cho vay trung hạn năm 2006 – 2007 44

b) Phân tích 45

2.2 Doanh số thu nợ trung hạn năm 2006 – 2007

a) Doanh số thu nợ trung hạn năm 2006 – 2007 46

b) Phân tích 48

2.3 Dư nợ trung hạn

a) Dư nợ trung hạn năm 2006 – 2007 50

b) Phân tích 50

2.4 Tình hình nợ quá hạn trung hạn năm 2006 - 2007

a) Nợ quá hạn trung hạn năm 2006 – 2007 51

b) Phân tích 51

III. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

qua 2 năm 2006-2007 52

1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 2 năm 2006-2007 52

2. Phân tích và đánh giá 54

IV. Những biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng

1. Về huy động vốn 56

2. Về hoạt động tín dụng 56

3. Một số giải pháp khác 58

PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

I. Kết luận 59

II. Kiến nghị 59

1. Đối với Chính phủ 60

2. Đối với các cấp lãnh đạo 60

3. Đối với Ngân hàng 61

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Cầu Ngang - Tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Tín dụng : Nghiệp vụ Tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Thương Mại. Việc phân tích khoản đầu tư tín dụng của Ngân hàng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM. Tùy theo mục tiêu phân tích mà các nhà quản trị đưa ra nhiều phương thức phân bổ khác nhau khi phân loại dư nợ của Ngân hàng như: phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế, theo đối tượng cho vay, theo thời hạn cho vay, ..v..v… để từ đó có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Phân tích Tín dụng là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Ngoài những thông tin từ bảng tổng kết tài sản, các nhà phân tích có thể dùng các chỉ số sau: 2.1 Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động (% , lần) Chỉ số này xác định hiệu qủa đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. 2.2 Tổng dư nợ / Tổng tài sản (%) Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.3 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%) Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. 2.4 Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân (vòng) Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. 2.5 Dư nợ ngắn ( trung ) hạn / tổng dư nợ (%): Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. 2.6 Hệ số thu nợ: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = * 100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, hệ số này càng cao thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP MỞ RỘNG – NÂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CẦU NGANG I. Phân tích tình hình Huy động vốn qua 2 năm 2006 – 2007: Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng rất đa dạng, phong phú với lãi suất ưu đãi nhằm góp phần thúc đẩy mọi cơ quan, cá nhân, các tổ chức Tín dụng, các doanh nghiệp,… trong và ngoài nước hăng hái tham gia gửi tiền. Hiện nay nguồn vốn huy động tại NHNo Huyện đạt được mức khả quan hơn, có số dư bình quân hàng năm tương đối ổn định. Đạt được điều đó một phần là do NHNo Huyện có chính sách huy động vốn phù hợp, lãi suất tương đối ổn định cùng với sự tích cực của các cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã tạo được sự tin tưởng cho khách hàng vào nơi họ gửi tiền. Hiện nay với sự quan tâm chỉ đạo của cấp Ủy, UBND Huyện và chính quyền địa phương cùng với sự nổ lực của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã có chính sách huy động vốn phù hợp, nhằm thoả mãn nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Từ đó NHNo Huyện có nguồn vốn huy động dồi dào hơn, để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Xuất phát từ những yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh với phương châm “đi vay để cho vay” thì công tác huy động vốn và cho vay vốn là lẽ sống quan trọng nhất của Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng phải tạo lòng tin đối với người gửi tiền, phải đảm bảo an toàn đồng vốn của họ và có chính sách hợp lý, vừa thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, vừa có có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại địa phương, thực tế cho thấy rằng tổng Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tại địa phương hàng năm đều tăng, cụ thể như sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua 2 năm 2006 -2007. Khoản mục 2006 2007 2007/2006 Chênh lệch % 1. Vốn huy động tại Địa phương + Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền gửi không kỳ hạn + Kỳ phiếu 2. Vốn vay cấp trên 9.752 7.758 1.994 2.237 39.751 11.122 9.320 1.802 2.796 32.404 1.370 1.562 - 192 469 - 7.347 14,05 20,13 9,63 20,15 18,48 Tổng Nguồn vốn huy động 49.503 43.526 - 5.977 12,07 Đơn vị tính: Triệu đồng. Nguồn: Số liệu của Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang. * Phân tích: - Vốn huy động tại địa phương: + Tiền gửi không kỳ hạn: đối với khách hàng, mục tiêu gửi tiền loại này là để đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Mục đích lợi nhuận đối với loại tiền gửi này chỉ đóng vai trò thứ yếu. Đối với Ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 đạt 1.802 triệu đồng, giảm 192 triệu hay giảm 9,63 % so với năm 2006. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của loại tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 không cao, nguyên nhân là do giá cả vật tư, hàng hoá, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng nhanh, để phát triển sản xuất kinh doanh, người dân phải đầu tư một số vốn tương đối khá cao, do đó việc rút dần số tiền nhàn rỗi để phục vụ sản xuất là một việc làm thích đáng. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khách quan như: dịch cúm gia cầm, dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất của người dân. Tuy nhiên, đối với loại tiền gửi có kỳ hạn ở năm 2007 đạt 9.320 triệu đồng, tăng 1.562 triệu tương đương với tăng 20,13 % so với năm 2004. Đây là một điều rất đáng quan tâm, tốc độ tăng trưởng của loại tiền này thật nhanh chóng, chứng tỏ người dân đã đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, tạo khả năng sinh lời cho đồng vốn, với lãi suất tương đối ổn định ở mức cao đã thu hút khá đông khách hàng gửi tiền, một mặt giúp cho khách hàng thu được một lượng tiền lãi ổn định, mặt khác đảm bảo cho họ thật sự an tâm về đồng vốn, dễ dàng nhận được cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định.Bên cạnh đó để bổ sung thêm nguồn vốn, đảm bảo hoạt động cho vay đuợc liên tục, Ngân hàng đã tiến hành huy động vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu với lãi suất khá cao đã thu hút được một lượng khách hàng đáng kể: ở năm 2007 huy động đạt 2.796 triệu đồng chiếm 6,42 % tổng nguồn vốn huy động, tăng 469 triệu so với năm 2004, năm 2004 chỉ đạt 2.327 triệu đồng tương đương tăng 20,15 %. - Vốn vay của cấp trên: Nhằm cung ứng đủ lượng tiền để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của Nhân dân và thanh toán các loại tiền gửi cho khách hàng. NHNo Huyện đã vay của NHNo Tỉnh với số lượng tiền khá lớn. Cụ thể là ở năm 2006 số tiền vay là 39.751 triệu đồng, sang năm 2007 số tiền vay giảm xuống còn 32.404 triệu đồng, giảm 7.347 triệu hay giảm 18,48 % so với năm trước đó. Nguyên nhân là do hiệu quả huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng khá tốt, việc thu hút được nhiều tiền gửi có kỳ hạn trong dân đã giảm bớt phần nào vốn vay của Ngân hàng Tỉnh. Nhìn chung, với phương thức huy động vốn thích hợp như: có nhiều hình thức trả lãi, thời hạn rất thuận tiện cho người thừa vốn dễ dàng lựa chọn hình thức để gửi tiền vào Ngân hàng. Nhờ đó mà Ngân hàng đã thu hút được một phần vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, cụ thể là loại tiền gửi có kỳ hạn rất có hiệu quả, tuy nhiên tổng Nguồn vốn của Ngân hàng không tăng do loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn vay của Ngân hàng Tỉnh giảm xuống. Điều này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải đề ra nhiều biện pháp thích đáng để thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn có kỳ hạn để đưa ra những kế hoạch cụ thể khi cho vay, làm cho nguồn vốn vận động có hiệu quả. Với nguồn vốn của Ngân hàng hiện nay, năm 2006 vốn vay Ngân hàng cấp trên chiếm 80,3 % gấp 4 lần so với vốn huy động chỉ chiếm 19,7 %. Điều này cho thấy hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng còn kém. Nguyên nhân là do đời sống của đa số hộ dân chưa thật sự ổn định, thu nhập thấp, bên cạnh đó việc đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của người dân để tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng là rất khó. Do vậy Ngân hàng cần phải phát huy hết tiềm năng huy động của mình. Cụ thể là Ngân hàng không nên chỉ quan tâm đến những nguồn vốn lớn mà còn phải huy động cả những món nhỏ trên địa bàn Huyện. Tận dụng các quỹ của các cơ sở và các khoản tiền thừa nhàn rỗi của các hộ dân. Nếu làm được điều này thì cơ cấu vốn sẽ đa dạng hơn và hạn chế được việc đi vay của Ngân hàng cấp trên. Kết quả là ở năm 2007, vốn huy động ở địa phương tăng 1.370 triệu tương đương tăng 14,05 % so với năm 2006, còn vốn vay của Ngân hàng cấp trên giảm xuống từ 39.751 triệu ở năm 2006 còn 32.404 triệu ở năm 2007, giảm 7.347 triệu tương đương giảm 18,48%. Điều này khẳng định được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa các tiềm năng huy động vốn để ổn định Nguồn vốn và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong công tác huy động của Ngân hàng, tạo được vị thế, sự tin cậy của người dân trong Huyện an toàn và hiệu quả khi gửi tiền vào Ngân hàng. II. Phân tích hoạt động cho vay vốn tại NHNo Huyện: Với chức năng làm trung gian tín dụng cho nền kinh tế, NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang đã tập tung huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, sử dụng để cho vay. Thông qua hoạt động này thì Ngân hàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bảng 2: Tổng hợp hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 2 năm 2006-2007. Đơn vị tính:Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 /2006 Số tiền Số tiền Số tiền % 1. Doanh số cho vay - Ngắn hạn - Trung hạn 2. Doanh số thu nợ - Ngắn hạn - Trung hạn 3. Dư nợ - Ngắn hạn - Trung hạn 4. Nợ quá hạn - Ngắn hạn - Trung hạn 169.981 125.784 44.197 138.972 114.037 24.935 168.010 104.348 63.662 1.238 1.172 66 181.284 152.117 29.167 167.238 143.602 23.636 185.644 129.250 52.806 2.613 1.658 955 11.303 26.333 -15.030 28.266 29.565 -1.299 17.634 24.902 -10.856 1.375 486 889 6,65 20,94 34,01 20,34 25,93 5,21 10,5 23,86 17,05 111,07 41,47 1.346,97 Nguồn: Số liệu phòng tín dụng NHNo Huyện Cầu Ngang.. Từ bảng số liệu về tình hình cho vay ta có thể thấy doanh số cho vay của Ngân hàng đối với tín dụng ngắn hạn qua các năm đều cao hơn so với tín dụng trung hạn. Năm 2004, Doanh số cho vay ngắn hạn là 125.784 triệu, sang năm 2007 lên đến 152.117 triệu, tăng 26.333 triệu tương đương tăng 20,94 %. Đối với cho vay trung hạn ở năm 2004 là 44.197 triệu sang năm 2007 giảm xuống còn 29.167 triệu, giảm 15.030 triệu tương đương giảm 34,01 %. Việc tăng doanh số cho vay ngắn hạn năm sau cao hơn năm trước là dođa số người dân sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, với thời gian ngắn dễ dàng thu hồi vốn còn đối với cho vay trung hạn doanh số giảm xuống là do qui mô nguồn vốn của Ngân hàng còn khá nhỏ nên rất khó khăn cho việc đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trung hạn của Huyện. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là một cơ cấu cho vay thích hợp của Ngân hàng, Ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác mở rộng cho vay, tranh thủ kịp thời các cơ hội đầu tư trung hạn nhằm mở rộng qui mô hoạt động của Ngân hàng. Cùng với sự tăng trưởng của Doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng cao. Ở năm 2006 doanh số thu nợ là 114.037 triệu sang năm 2007 lên đến 143.602 triệu, tăng 29.565 triệu tương đương tăng 25,93 %. Bên cạnh đó doanh số thu nợ trung hạn lại giảm xuống, năm 2004 đạt 24.935 triệu nhưng đến năm 2007 chỉ còn 23.636 triệu, giảm 1.299 triệu tương đương giảm 5,21 %. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cao chứng tỏ Ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả, điều đó cũng có nghĩa là người dân đã đầu tư đúng hướng, sử dụng vốn đúng mục đích đem lại thu nhập cao tạo điều kiện trả nợ cho Ngân hàng. Mặc dù doanh số thu nợ trung hạn giảm xuống nhưng phần lớn là do các khoản vay ở năm trước chưa đến hạn thu hồi. Dư nợ của Ngân hàng lại tiếp tục tăng qua các năm. Đối với năm 2006, Tổng dư nợ ngắn hạn đạt 104.348 triệu sang năm 2007 đạt 129.250 triệu, tăng 24.902 triệu tương đương tăng 23,86 %. Đối với dư nợ trung hạn năm 2006 đạt 63.662 triệu, đến năm 2007 giảm xuống còn 52.806 triệu, giảm 10.856 triệu tương đương giảm 17,05 %. Theo xu hướng của nền kinh tế Huyện thì đầu tư trong ngắn hạn là mục tiêu chính của Ngân hàng, do đó việc tăng dư nợ ngắn hạn chứng tỏ Ngân hàng đã đầu tư đúng hướng, tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và nâng dần mức sống của người dân trong Huyện. Việc giảm dư nợ trung hạn ở năm 2007 nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay trung hạn giảm xuống. Đáng quan tâm nhất là việc xử lý nợ quá hạn. Trong năm 2006, nợ quá hạn ngắn hạn là 1.172 triệu, con số này không ngừng tăng lên cụ thể là năm 2007 lên đến 1.658 triệu, tăng 486 triệu tương đương tăng 41,47 %. Đối với nợ quá hạn trung hạn năm 2006 chỉ 66 triệu nhưng đến năm 2005 lên đến 955 triệu, tăng khá cao 889 triệu tương đương tăng 1.346,97 %, nguyên nhân nợ qúa hạn ngắn hạn và trung hạn tăng cao là do trong năm dịch cúm gia cầm xảy ra dẫn đến các hộ vay làm ăn thua lỗ, không có nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong việc thu hồi nợ quá hạn, thực hiện tốt các khâu thẩm định dự án, thu nợ và theo dõi nợ vay để giảm thiểu đến mức thấp nhất số dư nợ quá hạn. Nhìn chung qua bảng tổng hợp hoạt động cho vay của Ngân hàng đã giúp ta hiểu được phần nào cơ chế hoạt động cho vay thu nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên để cụ thể hơn ta cần phải đi sâu vào phân tích trong từng lĩnh vực, từng ngành nghề để từ đó rút ra được những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn: 1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn: Kể từ ngày thành lập đến nay, NHNo Huyện ngày càng phấn đấu trong hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong mọi năm. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của nhân dân trong Huyện ngày càng nhiều, đòi hỏi NHNo Huyện phải có biện pháp thích hợp để đáp ứng nhu cầu vay vốn của Nhân dân trong Huyện để họ sản xuất. Đồng thời, NHNo Huyện phải xem xét nhu cầu vay vốn, từ đó xét duyệt mức độ cho vay từng cá nhân sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, đặc biệt phải đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng qua 2 năm 2006 -2007 đều tăng, cho thấy rằng nguồn vốn của Ngân hàng đã đảm bảo được nhu cầu vay vốn cho nhân dân trong Huyện, cụ thể như sau: Bảng 3: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế: Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Trồng trọt - Chăn nuôi - Thuỷ sản - Thương nghiệp dịch vụ - Khác 3.012 86.148 17.655 7.765 11.204 2,39 68,49 14,04 6,17 8,91 3.086 110.415 16.756 9.389 12.471 2,03 72,59 11,02 6,17 8,19 74 24.267 - 899 1.624 1.267 2,46 28,17 5,09 20,91 11,31 Tổng Doanh số cho vay 125.784 100 152.117 100 26.333 20,94 Nguồn: Số liệu từ phòng Tín dụng của NHNo Huyện Cầu Ngang. Biểu đồ 1: Doanh số cho vay ngắn hạn qua 2 năm 2006 – 2007: Đơn vị tính: Triệu đồng. Từ số liệu thực tế của NHNo Huyện Cầu Ngang, ta thấy rằng Nguồn vốn cho vay của NHNo có doanh số cho vay qua 2 năm đều biến động, thực trạng doanh số cho vay chưa đồng đều, có lúc tăng, lúc giảm theo từng ngành nghề, cụ thể là tổng doanh số cho vay năm 2006 đạt 125.784 triệu đồng, sang năm 2007 doanh số cho vay có chiều hướng tăng, đạt 152.117 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 26.333 triệu, tương đương tăng 20,94 %. Trong năm 2006, cho vay chăn nuôi là 86.148 triệu, chiếm 68,49 % tổng doanh số cho vay. Đó là nhờ các hộ dân biết kết hợp việc chăn nuôi theo mô hình VAC để cải tạo kinh tế gia đình. Nắm bắt tình hình thực tế trên, NHNo đã tăng cường việc cho vay để ngành chăn nuôi đạt tỷ lệ cao hơn so với năm 2006, cụ thể là 110.415 triệu trong năm 2007, tăng 24.267 triệu tương đương với tăng 28,17 %. Ngoài ra, các ngành nghề khác như: trồng trọt, thuỷ sản, thương nghiệp dịch vụ,… đều chiếm một tỷ trọng nhỏ, đối với ngành thuỷ sản, doanh số cho vay tương đối tăng so với các năm trước với số lượng 17.655 triệu chiếm 14,04 % doanh số cho vay. Sang năm 2007, doanh số cho vay trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đột ngột giảm, chỉ còn 16.756 triệu đồng, giảm 899 triệu tương đương với 5,09 % so với năm 2006. Đó là do thiên tai mất mùa, nước mặn xâm nhập nội đồng cùng với các dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên cùng với sự tiến bộ của Khoa học-kỹ thuật, nhà nước và nhân dân ta đã nhanh chóng khắc phục được hiện trạng này, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giúp cho việc nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao hơn. Hộ sản xuất ngày càng có nhiều nhu cầu về vốn, hiểu được điều này, NHNo đã tiếp tục mở rộng nghiệp vụ cho vay. Tình hình cho vay đối với hộ sản xuất đều tăng trưởng nhanh qua các năm, về mặt số lượng Ngân hàng đã phát huy việc đầu tư cho vay, đảm bảo an toàn tín dụng, tránh bớt những rủi ro, yêu cầu về tính chính xác trong khách hàng về điều kiện cho vay cao. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tích cực hơn trong công tác, xem xét dự án vay và tài sản thế chấp, ngừng cho vay đối với hộ còn tồn đọng nợ quá hạn để tập trung thu nợ, tránh làm cho nguồn vốn Ngân hàng bị ứ đọng. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải chuyển hướng trong cơ cấu đầu tư, một mặt vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn trong cho vay ngắn hạn đối với hộ có khả năng và nhu cầu thiết yếu. Mặt khác, chuyển qua cho vay trung hạn nhằm giúp đỡ nhiều hộ gặp khó khăn như : thiên tai, hộ nghèo có được nguồn vốn trong thời gian tương đối để tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh, cải tạo kinh tế gia đình, nâng dần mức sống của bà con trong Huyện, giảm bớt số lượng người thất nghiệp và nạn cho vay “nóng” ở nông thôn hiện nay. Doanh số thu nợ ngắn hạn: Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm hơn, doanh số thu nợ thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có đúng hay không. Nếu doanh số cho vay đánh giá khả năng hoạt động của Ngân hàng thì doanh số thu nợ sẽ cho ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể như sau: Bảng 4: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng cho vay: Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 / 2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Trồng trọt - Chăn nuôi - Thuỷ sản -Thương nghiệp dịch vụ - Khác 2.819 80.213 15.196 6.872 8.937 2,47 70,34 13,33 6,03 7,83 2.986 108.421 16.586 7.925 7.684 2,08 75,5 11,55 5,52 5,35 167 28.208 1.390 1.053 -1.253 5,92 35,17 9,15 15,32 14,02 Tổng doanh số thu nợ 114.037 100 143.602 100 29.565 25,93 Nguồn: Số liệu phòng tín dụng NHNo Huyện Cầu Ngang. Biểu đồ 2: Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 2 năm 2006 – 2007: Đơn vị tính: Triệu đồng. Qua chỉ tiêu phân tích ở bảng trên, doanh số thu nợ trong năm 2007 đạt 143.602 triệu, tăng 29.565 triệu so với năm 2006 chỉ 114.037 triệu tương đương tăng 25,93 %. Trong đó đáng quan tâm nhất là ngành chăn nuôi, ở năm 2004 doanh số thu nợ của ngành này đạt 80.213 triệu chiếm 70,34 % tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2007, doanh số thu nợ ở ngành này đạt 108.421 triệu, tăng 35,17 % so với cùng kỳ năm trước. Nguyên hân làm cho doanh số thu nợ ở ngành chăn nuôi tăng là do việc sản xuất kinh doanh của người dân đạt hiệu quả cao, sản phẩm làm ra ngày càng có tính cạnh tranh trên thị trường, dễ tiêu thụ, từ đó đem lại lợi nhuận cho người dân kéo theo việc thu hồi nợ dễ dàng hơn. Ở ngành trồng trọt và thuỷ sản, doanh số thu nợ tăng chậm, năm 2006 doanh số thu nợ ngành trồng trọt đạt 2.819 triệu chiếm 2,47 % tổng doanh số thu nợ, sang năm 2007 tăng lên đến 2.986 triệu tức là tăng 167 triệu tương đương tăng 5,92 %, ngành thuỷ sản doanh số thu nợ năm 2004 đạt 15.196 triệu chiếm 13,33 %, sang năm 2007 đạt 16.586 triệu tăng 1.390 triệu tương đương tăng 9,15 %. Ở hai ngành này, doanh số thu nợ tăng tương đối chậm. Bên cạnh đó ngành thương nghiệp dịch vụ doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng, năm 2006 đạt 6.872 triệu chiếm 6,03 %, sang năm 2007 thu được 7.925 triệu, tăng 1.053 triệu tương đương tăng 15,32 %, đây là một loại hình kinh doanh khá mới mẻ trên địa bàn Huyện, thu hút khá đông hộ dân tham gia, người dân đã không ngừng học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật nên việc đầu tư đã đem lại thu nhập cao, giúp cho Ngân hàng dễ dàng thu hồi vốn. Đối với các ngành nghề khác, doanh số thu nợ giảm qua các năm, cụ thể là năm 2006 thu được 8.937 triệu chiếm 7,83 %, sang năm 2007 thu được 7.684 triệu, giảm 1.253 triệu tương đương giảm 14,02 %. Nguyên nhân là do người dân chỉ chú trọng đầu tư vào các ngành chủ chốt như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,... nên các ngành nghề khác chỉ thu hút ngưòi dân với số lượng nhỏ, tuy nhiên không vì vậy mà làm cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng gặp khó khăn. Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan, một mặt thể hiện được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã tích cực trong công tác thu hồi nợ, đảm bảo cho vay nhiều thu nợ cao, mặt khác cho ta thấy được năng lực sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng tiến bộ, người dân đã phần nào thích ứng được với sự đổi mới của nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên dù việc thu nợ đạt kết quả cao nhưng cũng không thể nào thu hết nợ. Do đó Ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong công tác thu nợ và xem đây là mục tiêu phấn đấu trong tương lai của mình. 1.3 Dư nợ ngắn hạn: Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá cả về doanh số cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó liên quan đến nhiều chỉ tiêu và nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình kinh doanh, Một số dư nợ được gọi là hữu hiệu thì nó phải nhất định, Ngân hàng sẽ thu giảm bớt để xoay chuyển đồng vốn, phản ánh thực tế được tình hình cho vay tại thời điểm mà Ngân hàng cần lập báo cáo trong khi doanh số cho vay chỉ thể hiện số lượng đầu tư và quy mô đầu tư, hay có thể nói dư nợ phản ánh số lượng và chất lượng của tín dụng nói chung. Để đạt được điều đó, NHNo Huyện đã dần mở rộng phạm vi hoạt động của mình, cụ thể như sau: Bảng 5: Tình hình dư nợ ngắn hạn qua 2 năm 2006-2007. Đơn vị tính:Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 / 2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Trồng trọt - Chăn nuôi - Thuỷ sản - Thương nghiệp dịch vụ - Khác 3.506 73.641 13.053 5.347 8.801 3,36 70,57 12,51 5,12 8,44 3.227 90.311 15.732 8.192 11.788 2,5 69,87 12,17 6,34 9,12 - 279 16.670 2.679 2.845 2.987 7,96 22,64 20,52 53,21 33,94 Tổng Dư nợ 104.348 100 129.250 100 24.902 23,86 Nguồn: Số liệu từ phòng tín dụng NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang. Biểu đồ 3: Tình hình dư nợ qua 2 năm 2006 – 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm 2006, Tổng dư nợ là 104.348 triệu đồng, trong đó: + Trồng trọt đạt 3.506 triệu chiếm 3,36 %. + Thuỷ sản đạt 13.053 triệu chiếm 12,51%. + Thương nghiệp dịch vụ đạt 5.347 triệu chiếm 5,12 % . + Ngành khác đạt 8.801 triệu chiếm 8,44 %. Trong năm này, đáng quan tâm nhất là lĩnh vực chăn nuôi, Ngân hàng đã đầu tư vào lĩnh vực này khá nhiều, từ đó dẫn đến việc thu hồi được nợ cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể là dư nợ năm 2006 khá cao 73.641 triệu chiếm 70,57 % trong tổng dư nợ. Sang năm 2007, tổng dư nợ lên đến 129.250 triệu đồng trong đó dư nợ ở các ngành đều tăng lên ở mức khá cao: + Chăn nuôi: 90.311 triệu chiếm 69,87 %, tăng so với năm 2006 là 16.670 triệu tương đương tăng 22,64 %. + Thuỷ sản: 15.732 triệu chiếm 12,17 % tăng so với năm 2006 là 2.679 triệu tương đương tăng 20,52 %. + Thương nghiệp dịch vụ: 8.192 triệu chiếm 6,34 %, tăng so với năm 2006 là 2.845 triệu tương đương tăng 53,21 %. + Các ngành nghề khác: 11.788 triệu chiếm 9,12 %, tăng so với năm 2006 là 2.987 triệu tương đương 33,94 %. Chỉ duy nhất ở ngành trồng trọt, tình hình dư nợ năm 2007 giảm đột ngột chỉ còn 3.227 triệu, so với năm 2006 dư nợ giảm 279 triệu tương đương giảm 7,96 %. Tuy nhiên, dư nợ ở ngành này chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng dư nợ. Đáng quan tâm nhất là ở ngành Thương nghiệp dịch vụ, dư nợ năm 2007 tăng lên hơn gấp đôi so với năm trước đến 53,21 %. Điều này chứng tỏ việc mở rộng sản xuất kinh doanh của người dân đã không còn là vấn đề thiết yếu, người dân đã biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư vào các ngành thương nghiệp dịch vụ ngày càng cao. Tuy nhiên do loại hình kinh doanh này còn quá mới mẻ trong địa bàn Huyện đòi hỏi người dân phải trãi qua một thời gian để thích ứng. Đây cũng là nguyên nhân tăng đột ngột dư nợ trong năm của Ngân hàng. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi được đầu tư khá rộng, doanh số cho vay của ngành này tăng, kéo theo việc thu hồi nợ cũng gặp không ít khó khăn, từ đó làm cho dư nợ tăng theo. Các ngành như: thuỷ sản, ngành nghề khác cũng tăng về dư nợ với số lượng đáng kể. Để khắc phục tình trạng dư nợ ngày một tăng qua các năm, đòi hỏi các cán bộ công nhân viên Ngân hàng phải có biện pháp thích đáng, đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay, đảm bảo nguồn vốn Ngân hàng đầu tư có hiệu quả, đồng thời việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn của Ngân hàng cũng giúp cho các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang - Tỉnh Trà Vinh.doc
Tài liệu liên quan