Mục lục
Lời mở đầu Trang 01
Phần thứ I: Cơ sở lý luận chung về Chiến lược kinh doanh Trang 05
I- Một số khái niệm về chiến lược kinh doanh Trang 06
1-Khái niện chung về Chiến lược Trang 06
2- Vấn đề cốt lõi của Chiến lược Trang 06
3- Mục đích và vai trò của Chiến lược Trang 07
4-Một số khái niệm khác có liên quan đến Chiến lược Trang 07
II- Chính sách Trang 08
1- Khái niệm Chính sách Trang 08
2- Tác dụng và đặc điểm của Chính sách Trang 08
III- Quản trị Chiến lược Trang 10
1- Khái niệm quản trị Chiến lược Trang 10
2- Các giai đoạn của quá trình quản trị Chiến lược Trang 10
3- Mô hình quản trị Chiến lược Trang 11
4- Lợi ích cả quản trị Chiến lược Trang 12
IV Tiến trình hoạch định Chiến lược Trang 13
1- Xác định chức năng nhiệm vụ Trang 13
2- Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh Trang 14
3- Phân tích các yếu tố bên trong Trang 19
4- Xác định mục tiêu Chiến lược Trang 21
5- Các yêu cầu đối với mục tiêu Trang 22
6- Phân tích lựa chọn chiến lược Trang 22
Phần thứ II : Phân tích tình hình hoạt động và công tác
hoạch định Chiến lược tại Công ty TM huyện Hiệp Đưc Trang 26
I- Tổng quan và quá trình hình thành Công ty thương mại
huyện Hiệp Đức Trang 27
1-Đặc điểm tình hình Trang 27
2-Điều kiện tự nhiên -kinh tế xã hội Trang 27
II- Sự hình thành và phát triển của Công ty thương mại
huyện Hiệp Đức Trang 27
1- Chức năng nhiệm vụ Trang 28
2- Cơ cấu tổ chức của Công ty Trang 29
3- Môi trường hoạt động của Công ty Trang 31
III Thực trạng việc xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty
thương mại huyện Hiệp Đức Trang 39
1- Những thuận lợi và khó khăn Trang 39
2- Hiệu quả kinh doanh của Công ty thương mại
trong 3 năm 2000-2002 Trang 40
3- Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty Trang 42
4- Những căn cứ để hoàn thiện chiến lược kinh doanh Trang 43
5- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực
hiện chiến lược kinh doanh của Công ty thương mại Trang 44
6- Nhận xét chung về chiến lược kinh doanh của Công ty Trang 45
phần thứ iii: một số giải pháp để góp phần hoàn thiện
CLKD của Công ty thương mại huyện Hiệp đức Trang 47
I- Kiến nghị về việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của
Công ty thương mại huyện Hiệp đức Trang 48
1- Phương pháp dự báo xây dựng chiến lược kinh doanh Trang 48
2- Phân tích những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu Trang 51
3- Xác định mục tiêu chiến lược Trang 55
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức của Công ty Trang 56
1- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty Trang 56
2- Công tác đào tạo Trang 57
3- Các bước thực hiện Trang 58
4- Soát xét lại các mục tiêu hằng năm Trang 64
5- Thông báo chiến lược cho cán bộ chủ chốt Trang 64
6- Thông báo các tiền đề xây dựng chiến lược Trang 65
7- Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh chiến lược Trang 65
III- Một số kiến nghị Trang 66
1- Đối với Nhà nước Trang 66
2- Đối với Công ty Trang 67
Kết luận Trang 69
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động và công tác hoạch định Chiến lược tại Công ty thương mại huyện Hiệp Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ta còn nhiều khó khăn. Công ty thương mại Hiệp Đức đương nhiên cũng nằm trong bối cảnh kinh tế chung của đất nước.
Năm 1996 với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta các cơn sốt do hậu quả của cơ chế quan liêu bao cấp dần dần hạ bớt, làm triệt tiêu các nguyên nhân tiềm ẩn của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 nền kinh tế Việt Nam đã từng bước khôi phục và phát triển, tốc độ lạm phát ngày càng được kìm hảm và giảm xuống đáng kể.
*. Lãi suất:
Lãi suất ngân hàng là một trong các yếu tố luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Trong nền kinh tề hiện nay, vốn vay là nguồn vốn chủ yếu cho các hoạt động của Công ty. Vì vậy lãi suất ngân hàng luôn được các nhà quản lý tài chính quan tâm và theo dõi. Lãi suất ngân hàng càng lớn thì chi phí cơ hội của Công ty càng cao. Hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng là 1,2%, với chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
*. Tỷ lệ lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát giảm xuống tạo điều kiện cho Công ty bỏ vốn vào đầu tư kinh doanh, tỷ lệ lạm phát làm cho chi phí cơ hội vốn giảm xuống.
Sự khủng bố ngày 11/9/2001 đã làm cho một số nước mất cân bằng về thương mại, may mắn thay cho sự tuyên đoán và chuẩn bị của Chính phủ ta nên điều này ảnh hưởng không lớn đến nền kinh tế Việt nam, làm ổn định cho việc kinh doanh của Công ty thương mại Hiệp đức nói riêng và các Công ty khác nói chung.
* Tỷ giá hối đói:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng bố tại Mỹ đã làm biến động tỷ giá ở một số nước. Đồng tiền Việt nam tuy có ảnh hưởng nhưng tỷ giá so với đồng USD không đáng kể. Sự biến động tỷ giá hối đói ảnh hưởng rất lớn đến giá cạnh tranh, đặc biệt nó được quan tâm ở các doanh nghiệp thương mại.
Từ đó nền kinh tế của huyện cũng dần dần được phát triển theo chiều hướng chung của cả nước.
a.2. Môi trường chính trị- Pháp luật và xã hội:
*Về chính trị: Tình hình chính trị của nước ta trong những năm qua có xu hướng đều và ổn định đảm bảo cho mọi Công ty và mọi người an tâm sản xuất kinh doanh.
Thực hiện sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước . Các Công ty đã được giao quyền chủ động kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự lựa chọn hình thức kinh doanh, liên kết với các Công ty, đơn vị kinh tế khác không bị hạn chế.
* Về pháp luật: Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống luật pháp đầy đủ như: Luật Công ty, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật lao động, Luật đất đai, Luật thuế, Luật đầu tư nước ngoài v.v…Các luật đều qui định chặt chẽ, cụ thể và hợp lý đói với các tổ chức, đơn vị, cá nhân kinh doanh bảo đảm mọi công dân cũng như mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Nói cách khác hệ thống pháp luật của Nhà nước ta ban hành trong thời gian qua đã đi vào thực tế cuộc sống tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty thương mại huyện Hiệp Đức đã vận dụng đúng các luật liên quan vào lĩnh vực kinh doanh của Công ty, nhờ vậy mà trong những năm qua Công ty phát triển không ngừng và bền vũng.
*Về xã hội: Nền kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng cao, dân trí phát triển, sự hiểu biết của con người về nền kinh tế thị trường ngày càng sâu. Xã hội đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, vận chuyển hàng hoá ngày càng cao, tạo điều kiện cho cac Công ty phát triển nói chung, trong đó có Công ty thương mại huyện Hiệp Đức đóng vai trò quan trọng. Song với nhu cầu của khách hàng tăng lên quá nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh.
a.3. Môi trường công nghệ: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ kỷ thuật diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nó tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội, nó luôn luôn đổi mới tiên tiến, thế hệ sau ưư việt hơn thế hệ trước, người tiêu dùng nhận thức rất nhanh nhạy về vấn đề này.
Xu hướng phát triển liên tục của công nghệ kỷ thuật kéo theo sự thay thế máy móc thiết bị, mẫu mã, nguồn hàng. mặt hàng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thương mại, nhưng nó cũng đòi hỏi có một sự linh hoạt nhạy cảm của từng con người làm công tác kinh doanh. Nếu không biết nhạy cảm phân tích xu hướng phát triển này thì nó sẽ tác động ngược lại dẫn đến thất bại.
a.4. Điều kiện tự nhiên: Là huyện miền núi mới được thành lâp năm 1986 và được tách ra từ 3 vùng khó khăn của 3 huyện: Quế Sơn, Thăng Bình và Phước Sơn, nằm về phía tây và cách tỉnh Quảng Nam 80 km, cách quốc lộ 1A khoảng 40 km, có đường quốc lộ 14 E đ ngang qua địa phận của huyện.
Diện tích tự nhiên là 49177 ha, trong đó đất trồng là 3952 ha, chiếm 8,03% còn lại là đất lâm nghiệp, gò đồi
Hướng đông: giáp huyện Thăng Bình, hướng nam: giáp huyện Tiên phước
Huớng tây: giáp huyện Phước Sơn, hướng bắc: giáp huyện Quế Sơn.
Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa, hướng gió thịnh hành nhất là Đông nam-Tây bắc.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 2500 mm.
Độ ẩm không khí trung bình là 80%.
b. Môi trường ngành kinh doanh
b.1. Đặc điểm khách hàng:
Sản phẩm chủ yếu của Công ty thương mại hyện Hiệp Đức là các loại hàng hoá phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ thương mại như: Xăng dầu, hàng bách hoá tổng hợp, muối Iốt, vật liệu xây dựng, hàng nông sản thực phẩm.
Khách hàng của Công ty bao gồm các đơn vị như Công ty xi măng Hoàng thạch, Công ty xi măng Hải vân, Sở xây dựng và Sở giao thông Quảng Nam, Công ty xăng dầu khu vực 5 và các Công ty, Xí nghiệp cung cấp hàng bách hoá tổng hợp tại Đà Nẵng, kho muối Sa huỳnh v.v…nói chung khách hàng của Công ty hầu hết là các Công ty, Xí nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước
Khách hàng đã tác động rất lớn đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty.
b.2. Điều kiện nhà cung cấp:
Sự quan hệ với nhà cung cấp đã là một thành công cho bất kỳ Công ty nào, hiện tại Công ty đang quan hệ với Công ty xăng dầu khu vực 5, Công ty xi măng Hoàng thạch, Công ty xi măng Hải vân các Công ty, xí nghiệp cung cấp hàng bách hoá tổng hợp tại Đà Nẵng, kho muối Sa Huỳnh bởi vì đây là những nhà cung cấp có uy tín, hàng có chất lượng cao họ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khi khách hàng cần thiết, vì vậy đòi hỏi Công ty phải có một sự quan hệ ngoại giao và tạo sự ràng buộc với các Công ty xí nghiệp này. ở đây thể hiện rõ sự tương quan về thế lực cần thiết phải tạo lập được mối quan hệ lâu dài, cần tránh bị gây sức ép đối với đối tượng nhà cung cấp đặc biệt này. Công ty cần phải có chiến lược ràng buộc đặc biệt và thực tế. Công ty đã dành được nhiều ưu thế hơn các đối thủ của mình. Mặt khác Công ty có mối quan hệ tốt với Sở thương mại Quảng Nam, UBND huyện, Phòng Tài chính, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện v.v…Đây là một lực lượng cung cấp vốn cho Công ty khi cần thiết.
b.3. Đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu vì mỗi đơn vị kinh doanh đều phải trang bị cho mình một vũ khí cạnh tranh cho nên những chiến lược hay chính sách đưa ra đều phải phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.
Chiến lược kinh doanh là một trong những công cụ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh của Công ty, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một sự dự đoán nên chưa có chính sách cụ thể rỏ ràng. Cũng như các Công ty khác, Công ty thương mại huyện Hiệp Đức là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, Công ty được giao vốn, giao quyền tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Là một Công ty buôn bán nên đương nhiên phải chịu sự tác động của qui luật thị trường, do vậy cạnh tranh là tự nhiên. Việc cạnh tranh giữa Công ty và các đối thủ buôn bán cùng ngành hàng cũng diễn ra không kém phần gay gắt, nhất là trong công cuộc đổi mới và cơ chế thị trường hiện nay. Ngoài ra còn có một số cá nhân cũng đã xâm nhập vào thị trường này để kinh doanh, nhưng trong sự cạnh tranh đó Công ty thương mại cũng có những lợi thế hơn là có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c. Môi trường bên trong:
- Tình hình tổ chức bộ máy của công ty chưa đủ mạnh và trình độ khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn còn thấp kém nên chưa dám mạo hiểm để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh và xây lắp các công trình có giá trị lớn
- Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty hoạt động bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu trên Thế giới, hàng trợ giá trợ cước bán giá thấp và chi phí vận chuyển nhiều.
- Hàng nông sản, sản xuất không tập trung, thu mua với giá qui định của Nhà nước, trong khi đó chi phí vận chuyển lại lớn nên lợi nhuận không cao.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thô sơ nghèo nàn, cơ sở hạ tầng thấp kém, nguồn vốn cũng có hạn, vốn vay thì lãi suất quá cao, nợ dài hạn quá lớn.
Ngoài ra môi trừng bên trong còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Kinh tế, chính trị pháp luật, văn hoá xã hôi, tự nhiên, công nghệ… nhưng với sự cố gắng và nổ lực của Ban Giám đốc, cán bộ Công ty đã khắc phục được khó khăn để vươn lên kinh doanh và có uy tín trên thị trường .
c.1 - Tuyển dụng
- Xác định nhu cầu thiếu hụt nhân viên: Xác định Công ty thiếu hụt nhân viên ở bộ phận nào? xem xét có thể bố trí qua lại giữa các bộ phận không, nếu không thì tuyển dụng.
- Các nguồn ứng viên chủ yếu của Công ty thường tuyển.
. Người quen của nhân viên hiện tại đang làm trong Công ty.
. Nguồn từ quảng cáo.
Cách lựa chọn ứng cử viên dựa vào hồ sơ xin việc là chủ yếu, sau đó thử việc một thời gian nếu được thì trở thành nhân viên chính thức. Với cách lựa chọn qua hồ sơ thì có ưư điểm là giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí, thời gian. Nhưng với hồ sơ thì không giúp cho Công ty lực chọn nhân viên một cách chính xác
c.2. Lực lượng lao dộng tại các phòng ban.
Công ty có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc đều có trình độ Đại học, tuổi đời của những người này trên 40 tuổi, với trình độ cao như vậy tạo cho ban Giám đốc có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như những quan hệ để điều hành các hoạt động của Công ty một cách hiệu quả.
Tổng số cán bộ của công ty là 80 người và trên 150 công nhân lao động, số cán bộ được bố trí ở các phòng như sau:
+ Phòng tài chính kế toán: Gồm có 4 người, 2 nam và 2 nữ, 1 người có trình độ Đại học, 3 người có trình độ trung cấp, tuổi đời bình quân là 27 tuổi. Phòng này được bố trí nhiều như vậy là do yêu cầu công việc ở đây khá nhiều bên cạnh đó được bố trí 2 người nữ thì rất phù hợp với công việc tỉ mỉ và cẩn thận của kế toán.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: Gồm 15 người, có 4 nam và 11 nữ, có 1 người Đại học, 4 người trung cấp còn lại sơ cấp với sự bố trí này rất phù hợp với công việc kinh doanh của phòng, vì phòng này nhiều hoạt động.
+ Phòng kế hoạch: Gồm 2 người là nam, 1 người có trình độ Đại học và 1 trung cấp, trưởng phòng có tuôỉ đời trên 40, với 2 người nam được bố trí ở phòng này là hợp lý vì công việc của phòng này không nhiều, hơn nữa với 1 người lớn tuổi có kinh nghiệm trong công việc kết hợp với 1 nhân viên trẻ năng động thì tạo ra một cách hiệu quả trong công việc.
+ Phòng tổ chức hành chính: Gồm 3 người, tuổi đời bình quân trên 30 , 1 người có trình độ Đại học và 2 người trung cấp, vì tính chất phòng này công việc không nhiều chủ yếu tham mưu cho Lãnh đạo quản lý và tổ chức cán bộ, ngoài ra còn giãi quyết công việc nội bộ và công việc bên ngoài liên quan đến Công ty
+ Phòng kỷ thuật-xây lắp: Gồm 16 người, 14 nam và 2 nữ, 1 người có trình độ Đại học, 6 người trung cấp, 9 ngưới sơ cấp. Việc bố trí cán bộ đông như vậy là vì công việc phòng này rất nhiều bên cạnh đó được bố trí là nam rất phù hợp với công việc xây dựng, kỷ thuật.
Nói chung tình hình nhân sự của Công ty tương đối tốt nó phù hợp với hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó là sự phối hợp một cách hiệu quả giữa các nhân viên trẻ năng động, sáng tạo cùng với những người có kinh nghiệm trong công việc.
c.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Hiện nay Công ty có một tài sản tương đối lớn : đó là Công ty thương mại huyện Hiệp đức đóng tại thị trấn Tân an: Gồm có 3 phòng của ban Giám đốc, 5 phòng chuyên môn, các cửa hàng bán sỉ và lẽ xăng dầu, kinh doanh tổng hợp, kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác cát, đá, sỏi, đội xe cơ giới để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá và phục vụ cho các công trình. Tổng giá trị tài sản của Công ty là rất lớn cụ thể như sau:
- Công ty đóng tại Thị trấn Tan an
- 3 cửa hàng bán xăng dầu: 1 ở Thị trấn, 1 ở Bình Lâm, 1 ở Sông trà.
- 5 cửa hàng bán hàng bách hoá ở 5 khu vực của huyện.
- 1 Đội xe cơ giới, và các phương tiện thi công, kho bãi…
c.4. Hệ thống bán hàng: Hệ thống bán hàng của Công ty được sắp xếp bố trí ở các cửa hàng bách hoá tổng hợp, đa dạng nhiều chủng loại phong phú bán sỉ và lẻ tại 5 khu vực của huyện rất phù hợp với nhu cầu và điều kiện đi lại của khách hàng, các cán bộ công nhân viên phục vụ là những người có uy tín và năng động nhờ vậy mà việc buôn bán của Công ty ngày càng phát triển mạnh và chiếm lĩnh được thị trường.
c.5. Nguồn vốn của công ty.
Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
tài sản
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
1.360.141
2.250.185
5384842
1.Tiền mặt
73.254
314015
428007
2. Khoản phải thu
1.087.374
1697887
4845649
3. Tồn kho
75.896
148476
111116
4. Tài sản lưu động
123.617
89780
70
B. Tài sản cố định
279.511
276867
3116231
Tài sản cố định
244.628
299757
231222
Các khoản đầu tư dài hạn
2.500
434083
2797703
Chi phí xây dựng dỡ dang
32.383
43027
87306
tổng tài sản
1.639.652
3027025
56921073
nguồn vốn
A. Nợ phải trả
1.008428
2391082
6918874
1 Nợ ngắn hạn
974243
1960003
253302
2 Nợ dài hạn
20262
242812
2204697
3 Nợ khác
13923
188297
4460875
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
631233
635943
1575824
1. Nguồn vốn quỹ
611164
598098
518345
2. Nguồn kinh phí quỹ khác
20069
37845
1057479
tổng nguồn vốn
1639652
3027025
56921073
Tình hình tài sản của Công ty tăng rất nhanh qua các năm, từ năm 2000 tổng tài sản chỉ 1639652 đến năm 2002 tăng lên 56921073 đồng. Như vậy qua 3 năm tài sản của công ty tăng lên gấp 2 lần, tài sản tăng nhanh như vậy là vào những năm này Công ty đầu tư vào xây dựng, nguồn tài sản tăng nhanh thì nguồn vốn cũng tăng theo để cân đối vào tài sản đó. Nhưng nguồn vón tăng mạnh để đầu tư cho tài sản chính là các khoảng nợ là chính, năm 2000 nợ phải trả 1008428 đồng đến năm 2002 là 6918874 đồng. trong đó các khoảng khác và nợ dài hạn tăng khá mạnh
c.6. Về Tài chính: Từ ngày mới thành lập Công ty còn khó khăn về vốn, nhưng sau một thời gian kinh doanh có lãi nguồn vốn của Công ty thể hiện như sau:
Bảng các thông số tài chính
Thông số
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Khả năng thanh toán hiện thời
0,94
0.92
1.24
Khả năng thanh toán nhanh
0.88
0.77
2.39
Vòng quay tồn kho
0.06
0.06
0.05
Tổng nợ trên giá ròng
3.76
4.39
0.48
Thu nhập trên tài sản (%)
0.73%
0.51%
0.36%
Vòng quay tài sản
0.89
0.77
0.34
Thông số khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này cho thấy khả năng trang trải nợ của Công ty là rất thấp, biểu hiện ở năm 2000 Công ty có 0.94 đồng, để dảm bảo cho 1 đồng ngắn hạn, nhưng đến năm 2001 con số này còn 0.92 đồng. Nhưng đến năm 2002 con số này tăng lên 1.24 đồng cho thấy rằng Công ty đã có 1.24 đồng nợ ngắn hạn để đối phó với 1 đồng nợ ngắn hạn.
Vòng quay tồn kho của Công ty là không lón lắm , năm 2002 chỉ có 0.05, điều này không ảnh hưởng đến hoạt đông của Công ty vì hoạt động của Công ty chủ yếu là hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên tồn kho này là do mặt hàng VLXD và tồn kho thấp không phải là dấu hiệu đáng mừng vì tồn kho thấp có thể dẫn đến tình trạng cạn dự trữ.
Thông số nợ trên giá trị ròng lớn điều này ta thấy khoản nợ chiếm tỷ lệ khá lớn trong tài sản năm 2001 có 4.39 đồng nợ trên 5,39 đồng tài sản
IIi- Thực trạng việc xây dựng Chiến lược kinh doanh ở công ty Thương mại huyện Hiệp Đức:
1- Những thuận lợi và khó khăn:
Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp, năm 1993 công ty Thương mại huyện Hiệp Đức chuyển đổi hình thức kinh doanh từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập tự thu tự chi, không còn hình thức phân phối như trước đây hàng hóa nhập kho theo giá bán buôn cấp I, cấp II rất thấp từ đó Công ty phân phối theo giá bán lẻ. Chuyển sang hình thức hạch toán kinh doanh độc lập với bộ máy phân phối và mạng lưới như trước đây sẽ không còn thích ứng được nữa. Lúc này đội ngũ cán bộ biểu hiện vừa yếu lại vừa thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn cao có năng lực kinh doanh, trong cơ chế kinh doanh mới thừa những cán bộ, nhân viên yếu về nghiệp vụ chuyên môn, yếu về năng lực quản lý.
Đây là một khó khăn đối với công ty với bộ máy cồng kềnh, điểm bán hàng nhiều nhưng chủ yếu là hình thức phân phối. Ban Giám đốc suy nghĩ nếu duy trì bộ máy và các điểm bán hàng như cũ thì chi phí cho việc kinh doanh sẽ lớn và hiệu quả mang lại sẽ không cao. Công ty đưa một số cán bộ tiếp tục đào tạo để tiếp tục làm việc phù hợp với nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Mạng lưới phân phối, bán lẻ trước đây chỉ là những điểm bán lẻ làm việc theo giờ hành chính, mang tính chất phân phối theo chỉ tiêu. Các cửa hàng bách hóa tổng hợp và cửa hàng dịch vụ ăn uống lúc này cũng gặp rất nhiều khó khăn: về nguồn hàng, về vốn, hiệu quả kinh doanh không cao. Doanh số bán ra ít bộ máy của các cửa hàng bách hóa và dịch vụ ăn uống nhiều, hàng hóa thì nghèo nàn không phong phú, đa dạng như ngoài thị trường tự do. Chính điều đó năm 1994, công ty sắp xếp lại hệ thống bán hàng chuyển những cửa hàng nhỏ doanh số không cao cho tư nhân, mở rộng quy mô cả về cơ sở vật chất và lượng hàng bán với những điểm tập trung dân cư, phục vụ theo nhu cầu của thị trường. Trong 3 năm đổi mới doanh số mua vào và bán ra của Công ty như sau:
TT
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Doanh số mua vào
2600
3678
8720
2
Doanh số bán ra
2990
4146
9980
3
Số điểm bán hàng
06
06
07
Những chỉ tiêu đó cho ta thấy sau những thay đổi kể từ năm 1994 doanh số mua vào và bán ra tiếp tục tăng qua các năm. Năm 2000 doanh số mua vào chỉ có 2600 triệu, đến năm 2002 doanh số đã tăng lên 8720 triệu đồng đó là thành công rất lớn của Công ty trong những năm đầu chuyển đổi kinh doanh.
Bên cạnh những khó khăn khi thành lập Công ty có những thuận lợi sau:
- Được sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ của Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện Hiệp Đức, Sở Thương mại Du lịch tỉnh Quảng Nam tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có đối tác quan hệ kinh doanh.
- Công ty tiếp quản cơ sở hạ tầng cũ khu làm việc, nhà kho mạng lưới bán lẻ gồm 06 điểm bán hàng.
- Là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước duy nhất trên địa bàn huyện kinh doanh trong lĩnh vực thương mại sẽ có thế mạnh về nhiều mặt đó là đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Công ty dễ dàng cạnh tranh với những đơn vị khác trong việc đấu thầu mua và bán hàng hóa. Chẳng hạn như kinh doanh bán lẻ xăng dầu đây là đơn vị duy nhất kinh doanh bán lẻ xăng với quy mô lớn mà không có đơn vị cá nhân nào đầu tư vào đây: Bởi vì đầu tư vào lĩnh vực này cần một khỏan vốn rất lớn nhưng doanh số bán lại thấp dẫn đến lợi nhuận thu lại thấp. Còn công ty thương mại có một thuận tiện là không phải đầu tư ban đầu nhiều mà tiếp quản những thiết bị cơ sở vật chất cũ và tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh. Mặt dù lượng tiền thu chậm ( do thanh toán chậm ) nhưng Công ty có được khách hàng vì không phải cạnh tranh với nhiều đơn vị. Đó là một thuận lợi của Công ty trong việc kinh doanh trong tình hình mới.
2- Hiệu quả trong kinh doanh của Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức trong 3 năm 2000- 2002:
Như đã nói ở trên, khi nói đến kinh doanh thì phải nói đến chi phí đó là những chi phí bất biến và chi phí khả biến, nói cụ thể thì phải đầu tư mua sắm ban đầu những thiết bị tài sản cố định, và những chi phí trong quá trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công... ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực thì và tùy theo nhu cầu sản xuất thì tỉ lệ giữa chi phí bất biến và khả biến có khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chi phí mua hàng chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Điều này mang tính đặc thù của một đơn vị thương nghiệp: lợi nhuận thu được từ doanh nghiệp thương mại là khỏan chênh lệch giữa giá bán với giá mua, khoản lợi nhuận mà đơn vị thương nghiệp này thu được, xã hội thừa nhận đó là khỏan lợi nhuận thương mại. Nhà sản xuất sau khi sản xuất được sản phẩm đem đi tiêu thụ, khi tiêu thụ sản phẩm nhà sản xuất sẽ bán cho Công ty thương mại, đại lý, các đơn vị bán lẻ với giá xuất xưởng. Đối với Công ty thương nghiệp thì giá này là giá mua vào, giá này thấp hơn giá bán. Chênh lệch giữa giá bán và giá mua và một số chi phí trong kinh doanh là lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại.
Trong 3 năm 2000 đến 2002 hoạt động, doanh số mua vào và doanh số bán ra tăng liên tục, năm 2000: doanh số mua vào: 3025 triệu đồng, doanh số bán ra: 3692 triệu đồng chênh lệch 667 triệu đồng.
Tổng doanh số mua vào, bán ra 3 năm ( 2000- 2002 ) như sau:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Doanh số mua vào
3025
3036
3123
- Doanh số bán ra
3692
3780
3941
- Số nộp NSNN
148
155
173
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số bán ra của công ty Thương mại huyện Hiệp Đức tăng liên tục qua 3 năm 2000-2002. Xét về mặt tổng thể tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng tốt, nghĩa vụ đối với Nhà nước Công ty đã thực hiện tốt qua các năm. Kết quả tăng trưởng của Công ty là lành mạnh.
Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thương mại huyện Hiệp Đức ta xem xét bảng số liệu sau:
ĐVT: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
01
Tổng doanh số mua vào
3.025
3.036
3.123
02
Tổng doanh số bán ra
3.692
3.780
3.941
03
Tổng doanh thu
3.915
4.777
7.180
04
Chi phí đầu tư bỏ thêm vào trong năm.
3.215
3.321
4.618
Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty Thương mại
Ghi chú: Doanh thu bao gồm: bán lẻ thương nghiệp và xây dựng cơ bản.
Theo chỉ tiêu trên ta thấy qua 3 năm tổng doanh thu từng năm tăng lên rất nhanh, trong năm 2002 tổng doanh thu là: 7180 triệu đồng cao hơn tổng doanh số bán ra Chi phí đầu tư bỏ thêm vào trong năm 2002 cũng khá cao: 4.618 triệu đồng.
3- Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty Thương mại:
Vốn là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình kinh doanh. Do vậy, quản lý, sử dụng vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của Công ty. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý, sử dụng vốn và tài sản là đảm bảo cho quá trình kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất.
a) Quản lý Tài sản cố định: Tài sản cố định là những tài sản có giá trị ban đầu trên 5 triệu đồng thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều quá trình sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu đến chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi hết chu kỳ sản xuất.
* Phân loại tài sản cố định: Để quản lý tốt tài sản cố định trong doanh nghiệp. Ta có thể phân chia tài sản cố định thành các loại sau đây:
Tài sản cố định phục vụ cho mục đích kinh doanh loại này bao gồm tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình chia làm 6 loại.
Loại 1: Nhà cửa vật kiến trúc
Loại 2: Máy móc, thiết bị
Loại 3: Phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn.
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác.
Đối với công ty thương mại huyện Hiệp Đức
* Tình hình chung về quản lý tài sản cố định trong 3 năm 2000-2002
Nhìn chung trong 3 năm qua doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều trong việc mua sắm trang thiết bị mới phục vụ kinh doanh, đầu tư xây dựng mở rộng mạng lưới phục vụ bán hàng. Cụ thể trong năm 2002 Công ty đã tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng mua sắm 02 máy bán xăng điện tử trang bị cho cửa hàng xăng dầu huyện Hiệp Đức thay cho 02 máy bán xăng chạy cơ để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Công ty có kế hoạch xây dựng một cửa hàng bán vật liệu xây dựng với quy mô lớn đồng thời cũng để cung cấp nguồn vật liệu xây dựng cho Công ty trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng.
Bảng phân tích kết cấu tài sản cố định theo hình thức biểu hiện như sau.
Loại TSCĐ
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tài sản cố định hữu hình
553.819.689
716.486.081
735.152.473
Tổng cộng TSCĐ
553.819.689
716.486.081
735.152.473
Qua bảng kết cấu tài sản cố định theo hình thức biểu hiện ta thấy TSCĐ hữu hình chiếm toàn bộ 100%, TSCĐ vô hình Công ty chưa đầu tư, điều này cho thấy doanh nghiệp đã không quan tâm trong việc đầu tư TSCĐ vô hình, mà TSCĐ vô hình lại là đòn bẩy để doanh nghiệp tạo uy thế trên thị trường. Từ đó mới có thể nâng cao doanh thu và lợi nhuận, là cơ sở để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
b- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này đôi khi còn gọi là số vòng quay vốn cố định ( vì nó cho thấy khả năng luân chuyển của vốn cố định gián tiếp thông qua tốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình hoạt động và công tác hoạch định Chiến lược tại Công ty thương mại huyện Hiệp Đưc.doc