Trong lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu việc kiểm tra chất lượng sản
phẩm là vấn đề rất quan trọng. Ở Mỹ, HACCP là qui định bắt buộc áp dụng đối với
thủy sản và sản phẩm thủy sản bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 1997.
Nhận thức được điều đó, từ năm 1997 Agifish đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn)”.
Năm 2002, tổ chức SGS cấp chứng nhận ISO 9001:2000 và gần đây công ty được cấp chứng
nhận BRC và SQF 2000 trong năm 2005. Đây là những công cụ hữu ích và quan trọng để
đánh giá mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát tập trung vào việc phòng ngừa
thay cho việc chỉ kiểm tra thành phẩm. Nhờ vậy các sản phẩm thủy sản đông lạnh của
Công ty Agifish đã đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng Mỹ và Châu Âu. Đến nay sản
phẩm của Công ty đã được cấp 3 mã số (code) vào Châu Âu thuộc nhóm 1.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình kinh doanh và tình hình tài chính Công ty AGIFISH AN GIANG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy mô, cả về tỷ lệ so với xuất khẩu. Nhập siêu cả về hàng hoá, cả về dịch vụ. Riêng về hàng hoá, năm 2007 lớn gấp 2,5 lần năm 2006, năm nay mới qua 3 tháng mà đã gấp 3,8 lần cùng kỳ, khả năng cả năm có thể gấp rưỡi hoặc cao hơn so với năm trước.
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái: Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có sự điều tiết của nhà nước, nhằm có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Kỳ họp thứ II Quốc hội khóa XII đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế: Tốc độ tăng GDP đạt từ 8,5% - 9%; tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng GDP; tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 42% GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20 - 22%... Các mục tiêu đó tuy có cao hơn năm 2007 nhưng hoàn toàn có thể đạt được vì các lý do sau đây: - Với kết quả tăng trưởng kinh tế và thu chi ngân sách như năm 2007, thế và lực của nền kinh tế Việt Nam khi bước vào năm 2008 đã tăng lên. Quy mô nền kinh tế đã đạt mức 1.144 tỉ đồng (giá thực tế) tương đương 71,3 tỉ USD. - Thực ra, nếu không có thiên tai, dịch bệnh lớn gây thiệt hại nặng nề với giá trị ước tính gần bằng 1% GDP cả năm 2007 thì mục tiêu tăng trưởng 9% đã đạt được trong năm nay. Các chỉ tiêu khác cũng có xu hướng tương tự. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt 21% và tỷ lệ vốn đầu tư phát triển xã hội/GDP năm nay cũng lên tới 42,5%. Tuy nhiên gốc so sánh năm 2008 cao hơn năm 2007, nên muốn đạt được mục tiêu đề ra, mức độ phấn đấu của từng ngành, từng doanh nghiệp phải cao hơn. - Nhiều công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đang được khẩn trương hoàn thiện để đưa vào phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ năm 2008. Ngay cả một bộ phận không nhỏ kim ngạch nhập khẩu tăng cao năm 2007 cũng là để thực hiện kế hoạch đầu năm 2008, như máy móc, thiết bị nhà máy lọc dầu, mua máy bay, nhập phôi thép, sắt thép, vải sợi.- Nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2008 dồi dào do sự gia tăng vốn FDI đăng ký và bổ sung trong năm 2007. Cùng với vốn FDI, nguồn vốn ODA do các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008 là 5,4 tỉ USD, đạt mức kỷ lục sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Vốn kiều hối 5,5 tỉ USD năm 2007 của người Việt Nam gửi về cùng với nguồn vốn của Nhà nước, của các doanh nghiệp và vốn dân cư trong nước sẽ là nguồn lực rất lớn cho đầu tư phát triển kinh tế.- Những bài học kinh nghiệm về tổ chức, quản lý kinh tế trong năm 2007 sau 1 năm gia nhập WTO cũng rất bổ ích đối với Chính phủ và các bộ, ngành trung ương cũng như các địa phương và các doanh nghiệp trong điều hành, chỉ đạo phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo hướng bền vững và hiệu quả. Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam thực hiện các cam kết WTO nên thời cơ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và hợp tác bình đẳng với 150 nước thành viên chắc chắn được mở rộng. Đó là cơ hội để kinh tế Việt Nam tăng tốc và đạt các mục tiêu đề ra.
II_ phân tích ngành thủy sản Việt nam:
Việt Nam trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới
Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm trở lại đây. Năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó, khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến thủy sản VN đã được trang bị những dây chuyền chế biến hiện đại, trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, có thể ngang tầm khu vực và thế giới, vì vậy ngành chế biến hoàn toàn có khả năng NK nguyên liệu thô để chế biến và tái xuất các mặt hàng GTGT phù hợp với thị trường quốc tế nhằm khai thác triệt để tiềm năng thiết bị máy móc, đồng thời tạo việc làm ổn định cho người dân. Xu hướng này đã phát triển khá mạnh từ nhiều năm nay ở Trung Quốc, Thái Lan và một vài nước ở Châu Âu, những nước có giá trị XKTS lớn trên thế giới. Việt Nam có 470 DN chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP, trong đó 245 DN được phép xuất khẩu sang EU, 34 DN được xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.
Đáng chú ý, dù là năm đầu tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại.
Nhà nước đã thay đổi rất nhiều điểm trong hệ thống luật pháp, tạo cơ hội thuận lợi cho các DN xuất khẩu. Thứ hai, cách hành xử của các cơ quan Nhà nước chuyển động theo hướng ngày càng minh bạch, công khai. Đây là cơ hội để DN tham gia phản biện và chủ động tác động đến việc ban hành các chính sách của Nhà nước có liên quan đến cộng đồng DN. VASEP cũng đã ký kết một thoả thuận hợp tác với Bộ NN&PTNT, khẳng định vai trò đối tác với cơ quan quản lý Nhà nước.
Tuy nhiên các doanh nghiệp thủy sản cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt khi chúng ta ra nhập tổ chức WTO, ví dụ như: các rào cản thương mại quốc tế thường gặp đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu như: rào cản thuế quan (thuế phần trăm; thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung) và rào cản phi thuế quan (biện pháp cấm, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật...)
Từ năm 1994 đến tháng 8-2006, đã có 28 vụ kiện đối với các sản phẩm xuất khẩu của nước ta; trong đó có 23 vụ chống bán phá giá, năm vụ tự vệ; 20 vụ có kết luận cuối cùng. Ngành thủy sản nước ta đã gặp nhiều khó khăn khi xảy ra hai vụ kiện chống bán phá giá phi-lê đông lạnh cá tra, ba sa (năm 2003) và tôm (2005).Ngành thủy sản phải đối mặt với thực trạng sản xuất còn manh mún; hệ thống quy hoạch và cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản yếu kém; thiếu các liên kết trong sản xuất; công tác quản lý chất lượng giống còn bất cập; rủi ro do dịch bệnh; quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản nguyên liệu chưa đồng bộ; chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao; khả năng cạnh tranh giảm. Bên cạnh đó, ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với xu hướng giá giảm đối với sản phẩm thủy sản nuôi; yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các yêu cầu về bảo vệ môi trường; các vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại; cạnh tranh ngày càng khốc liệt.Sự phát triển nóng của ngành chế biến một mặt nào đó cũng tạo ra một sức ép khá lớn đối với khả năng tự cân đối nguồn nguyên liệu trong nước. Mấy năm gần đây, vấn đề NK nguyên liệu đã được ngành chế biến quan tâm và trong thực tế nhiều nhà máy đã tìm cách tự cân đối nguồn nguyên liệu cho cho mình bằng con đường này. Vừa qua, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phát triển trong ngành thủy sản, trong đó có đề nghị lộ trình giảm thuế NK nguyên liệu thủy sản xuống 0%. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến đồng ý. Kiến nghị trên xuất phát từ thực tế trong mấy năm gần đây hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản phát triển nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng về sản lượng khai thác và nuôi trồng. Năm 2006, năng lực chế biến thủy sản của các nhà máy tăng khoảng 20%, trong khi sản lượng khai thác và nuôi trồng chỉ tăng 7,6% so với năm 2005. Rất nhiều nhà máy chỉ hoạt động được từ 30-50% công suất thiết kế nên đã gây lãng phí lớn trong đầu tư phát triển. Tình hình thiếu nguyên liệu xảy ra trầm trọng nhất là các nhà máy chế biến ở miền Trung và miền Bắc, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Hơn nữa, ngành thủy sản mang tính thời vụ cao, do vậy khi vào thời điểm giáp vụ tình trạng khan hiếm nguyên liệu càng nặng nề gây ảnh hưởng lớn đến các mặt kinh tế và xã hội. Theo số liệu Hải quan, đến nay VN đã NK nguyên liệu thủy sản từ trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Từ năm 2004 trở về trước, giá trị nhập đạt khoảng 90 - 100 triệu USD/năm. Giai đoạn 2005 - 2006, giá trị nhập đạt khoảng 200 triệu USD/năm. Theo dự kiến năm 2007, giá trị đạt khoảng 220 triệu USD. Hiện tại, các loại thủy sản nguyên liệu được NK chủ yếu là các loài mà Việt Nam không có hoặc có nhưng nguồn lợi không dồi dào như tôm đông lạnh (chiếm khoảng 27%), cá đông lạnh (cá hồi, cá biển, cá hộp... 38%), mực, bạch tuộc (6%), các loại thủy sản khác (tôm hùm, nghêu sò... 28%). Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho VN gồm : Trung Quốc - Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Asean, Thái Lan và các nước khác. Theo dự báo của Bộ Thủy sản cũ, từ nay đến năm 2010, NK nguyên liệu thủy sản của VN sẽ tăng từ 8-10%/năm, với giá trị khoảng 190 triệu USD/năm. Trong xu hướng số lao động thiếu việc làm ngày càng tăng ở phạm vi cả nước, thì việc mỗi ngành tự tạo ra việc làm và thu hút lao động vào ngành của mình là tác động đáng kể tới giải quyết lao động, việc làm nói chung. Sự tác động như vậy không những làm tăng thu nhập cho ngành, cho đất nước mà còn làm giảm sức ép của nạn dư thừa lao động. Sự phát triển của ngành Thuỷ sản đã tạo ra hàng loạt chỗ làm việc và đã thu hút được một lực lượng lao động đáng kể tham gia vào các công đoạn sản xuất.
Do đặc tính kỹ thuật của ngành, ngành Thuỷ sản cũng đóng góp một phần quan trọng vào giải quyết việc làm cho lao động nữ. Lao động nữ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các phân ngành nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, dịch vụ hậu cần thuỷ sản. Lao động trong nuôi trồng thuỷ sản: Trong thời kỳ từ 1995 đến 2002 đặc biệt từ năm 2000 sau khi có Nghị quyết 09/2000 NQ - CP ngày 15 - 06 - 2000 của Chính phủ về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản diễn ra rất mạnh và đã thu hút được lực lượng lao động từ thiếu việc làm trong ngành Thuỷ sản hoặc từ sản xuất nông nghiệp chuyển sang. Tỷ lệ lao động nữ trong nuôi trồng thuỷ sản theo điều tra chiếm khoảng 64%.Ngoài ra, vừa phải đầu tư để tự kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và sản phẩm, DN thủy sản vừa phải chịu toàn bộ chi phí cho các hoạt động của cơ quan thẩm quyền nhà nước trong kiểm tra điều kiện sản xuất của DN và kiểm tra các lô hàng trước khi XK. Các chi phí này hiện nay đã lên đến mức quá cao, khoảng trên dưới 1.000 USD cho mỗi lô hàng, vượt quá khả năng chịu đựng của DN. Vì vậy, mới đây, VASEP đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quy định rõ trách nhiệm của DN và các cơ quan nhà nước trong công tác đảm bảo chất lượng VSATTP. Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm xây dựng lại các quy định về lấy mẫu, thu phí và lệ phí kiểm tra, kiểm soát VSATTP theo mức hợp lý và thực tế hơn. Trong đó cơ quan thẩm quyền của Chính phủ chỉ thu phí kiểm tra các lô hàng trước khi XK và tiêu thụ nội địa căn cứ trên các chỉ tiêu đã kiểm nghiệm, chấm dứt việc thu phí theo đầu tấn rất bất hợp lý như hiện nay.
Bởi vậy, các DN thuỷ sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và DN để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản. Có làm tốt được điều này, năm 2008 mới có thể đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,25 tỷ USD. Ngành thủy sản cũng phải đẩy mạnh sử dụng các tiến bộ công nghệ sinh học để phát triển nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn, giảm thuế nhập khẩu thủy sản để tạo điều kiện cho các DN giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu, đa dạng mặt hàng và tăng cường chế biến hàng có giá trị gia tăng cao. Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững.
III_ phân tích tình hình công ty AGF:
1_ phân tích tình hình chung.
Vị thế của Công ty trong ngành
Công ty Agifish có vị thế đặc biệt trong ngành thủy sản (sản xuất cá Tra, cá Basa), là đơn vị đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất, chế biến và xuất khẩu
cá Basa, cá Tra fillet. Quá trình phát triển của Agifish gắn liền với sản phẩm độc đáo là
cá Tra, cá Basa Việt Nam nổi tiếng trên thị trường thế giới với chất lượng thịt cá trắng,
vị thơm ngon.
Hiện nay trong cả nước có trên 20 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá Tra, cá Basa
đông lạnh theo quy trình sản xuất mà Agifish áp dụng hơn 15 năm qua. Agifish là
doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu
vào sản xuất giống nhân tạo cá Basa và cá Tra thành công, tạo ra bước ngoặt phát triển
nghề nuôi và chế biến cá Tra và cá Basa trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Công ty Agifish hiện là doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra và cá Basa fillet đông lạnh
đứng hàng thứ 2 trong năm 2005 (14.489 tấn). Lợi thế cạnh tranh của Agifish là ổn
định được nguồn nguyên liệu đầu vào, có trang thiết bị máy móc hiện đại, và đã tạo
được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn ở các thị trường nhập khẩu.
Nguyên vật liệu
- Cá Basa và đặc biệt là cá Tra là nguyên liệu chính trong hoạt động chế biến thủy sản
đông lạnh của Agifish. Nghề nuôi cá, từ chỗ hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn cá giống
khai thác tự nhiên đã chuyển sang hoàn toàn chủ động về giống và mở rộng từ nuôi bè
sang nuôi ao và nuôi trong quầng đăng, hồ ở các cồn trên sông. Với những ưu thế về
đặc tính sinh học như khỏe, dễ nuôi, ít bệnh, dễ sinh sản nhân tạo, thêm vào đó điều
kiện thời tiết của vùng đầu nguồn sông Cửu Long khá phù hợp, đảm bảo việc nuôi cá
có thể thực hiện quanh năm. Hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông
Tiền và sông Hậu với những ưu đãi của thiên nhiên, môi trường sinh thái phù hợp đã
trở thành trung tâm của hoạt động nuôi cá. Biểu đồ sau sẽ cho thấy sự tăng trưởng của
sản lượng cá nuôi trong khu vực:
Sản lượng cá nuôi trong khu vực
ĐVT: tấn
Chi phí sản xuất
- Tỷ trọng chi phí sản xuất trên giá bán của Agifish (năm 2005) cá Tra, cá Basa là 87%.
- Việc tăng giảm chí phí sản xuất sẽ ảnh hưởng đến giá bán và hiệu quả kinh doanh của
Công ty. Chi phí sản xuất chịu tác động của mùa vụ và sản lượng nuôi của ngư dân.
Đặc điểm của Agifish là sản xuất theo đơn đặt hàng, do đó việc thương lượng giá bán
và giá mua nguyên liệu theo nguyên tắc đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.
Chi phí sản xuất hiện tại của Công ty Agifish thấp hơn so với các doanh nghiệp trong
cùng ngành. Nguyên nhân là do Công ty chủ động về nguồn nguyên liệu, có ưu thế về
công nghệ, có đội ngũ công nhân lành nghề, có nhiều khách hàng truyền thống và chất
lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của những thị trường lớn như Mỹ, Hồng Kông, Châu
Âu, v.v…
Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển đã được Công ty Agifish quan tâm và đầu tư xuyên
suốt từ nhiều năm nay. Hàng năm, công ty tham gia đầy đủ các đợt hội chợ, triển lãm
trong và ngoài nước, thông qua đó có thể tìm hiểu, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới.
Trong những năm từ 2003 – 2007, Công ty đã cho ra đời nhiều mặt hàng GTGT phù
hợp với yêu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, áp dụng các công nghệ mới để
làm ra những sản phẩm có giá trị cao hơn, đa dạng hơn.
Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu việc kiểm tra chất lượng sản
phẩm là vấn đề rất quan trọng. Ở Mỹ, HACCP là qui định bắt buộc áp dụng đối với
thủy sản và sản phẩm thủy sản bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 1997.
Nhận thức được điều đó, từ năm 1997 Agifish đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn)”.
Năm 2002, tổ chức SGS cấp chứng nhận ISO 9001:2000 và gần đây công ty được cấp chứng
nhận BRC và SQF 2000 trong năm 2005. Đây là những công cụ hữu ích và quan trọng để
đánh giá mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát tập trung vào việc phòng ngừa
thay cho việc chỉ kiểm tra thành phẩm. Nhờ vậy các sản phẩm thủy sản đông lạnh của
Công ty Agifish đã đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng Mỹ và Châu Âu. Đến nay sản
phẩm của Công ty đã được cấp 3 mã số (code) vào Châu Âu thuộc nhóm 1.
Về nhân sự, Agifish đã có 100 cán bộ nhân viên có chứng chỉ quản lý chất lượng do
các tổ chức trong và ngoài nước cấp. Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên cử cán bộ
kỹ thuật (KCS) đi dự các lớp đào tạo về chương trình quản lý chất lượng do SEAQIP
(Dự án hỗ trợ nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu) và NAFIQAVED (Cục quản lý
chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản) tổ chức; bên cạnh đó cũng đã mời các chuyên
gia tư vấn của FDA (Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ) đến làm việc tại Công ty
để góp ý về chương trình HACCP của Công ty.
- Cung cấp những sản phẩm chất lượng cao phù hợp với yêu cầu khách hàng và những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Luôn cải tiến có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng và chấp hành tự giác quy chế quản lý chất lượng đề ra. - Xem uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm là mục tiêu hành động của Agifish.
Agifish đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP, ISO9001:2000, SQF1000, Halal, BRC vào sản xuất để bảo đảm chất lượng tốt nhất cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Hai nhà máy chế biến chính đã được trang bị với các thiết bị tiên tiến, dây chuyền chế biến hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện để nâng cao tay nghề của công nhân.
Các thiết bị quản lý chất lượng mới nhất cũng được lắp đặt để có thể phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp ngay từ khâu thu mua nguyên liệu. Công ty cũng có chương trình hỗ trợ các ngư dân về phương pháp nuôi trồng là để loại trừ việc sử dụng các chất độc hại và luôn đặt việc sản xuất sản phẩm sạch lên hàng đầu. Để bảo đảm điều này Agifish kết hợp ứng dụng các thiết bị hiện đại phát hiện dư lượng kháng sinh cùng với chương trình huấn luyện và khuyến khích ngư dân có giải pháp xử lý môi trường tốt nhất cho phương pháp nuôi của họ. Agifish đã áp dụng qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và được chứng nhận bởi SGS, đồng thời đã đưa chương trình quản lý chất lượng SQF1000 áp dụng cho người nuôi. Điều này chứng minh rằng công ty đã có hướng đi đúng về chất lượng và an toàn thực phẩm. Đặc biệt, Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc lô hàng, đó là sự khởi đầu cho quá trình đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, thực hiện phương châm “Đảm bảo an toàn chất lượng từ vùng nuôi đến bàn ăn”.
Tình hình đầu tư và phát triển
Thành lập công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng DELTA AGF.
AGF- DREAM HOUSES- VINATABA kí hợp đồng cùng kinh doanh trên lĩnh vực BĐS.
Đầu tư 100 tỷ đồng vào Quỹ Tầm Nhìn SSI.
Phát hành 5,1 triệu cổ phiếu, tăng vốn thêm 300 tỷ đồng.
Đầu tư xây dựng phân xưởng cấp đông IQF cho xí nghiệp đông lạnh AGF7.
Tình hình khách hàng và thị trường xuất khẩu:
Công ty có một hệ thống khách hàng truyền thống ổn định tại các thị trường Đức, Thụy
Sỹ, Anh, Bỉ, Pháp, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Úc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Ba Lan, Nga, Nhật, v.v... Hiện nay, số lượng khách hàng hiện thời là 40 doanh nghiệp,
các khách hàng này đã gắn bó với công ty trong một thời gian dài nên mặc dù có những
biến động và ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như vụ khủng bố vào nước Mỹ ngày
11/09/2001 hay vụ tranh chấp về thương hiệu cá Basa và cá Tra vừa rồi tại thị trường
Mỹ nhưng sản lượng xuất khẩu của Agifish vào các thị trường này không bị biến động
đáng kể.
Ngoài các khách hàng hiện thời, Công ty cũng nỗ lực tìm kiếm các khách hàng mới,
các tiếp xúc gần đây với các tập đoàn siêu thị lớn ở Mỹ đã có hứa hẹn tiêu thụ khoảng
9.000 tấn cá/năm (fillet, cắt sợi, nguyên con). Tháng 6/2005 vừa qua, Công ty đã được
Sysco - nhà phân phối thực phẩm lớn nhất Bắc Mỹ chấp nhận các xí nghiệp của Công
ty Agifish đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh để có thể bán sản phẩm vào Mỹ. Điều này là
rất thuận lợi, nếu Sysco mua sản phẩm cá Basa hay cá Tra của Công ty Agifish thì vấn
đề nhãn hiệu hàng hoá sẽ không còn quan trọng nữa bởi vì Sysco sẽ sử dụng nhãn hiệu
của mình để bán các sản phẩm của Agifish trên thị trường Bắc Mỹ.
Hiện nay hợp đồng với các khách hàng truyền thống của Công ty trung bình chiếm
80% sản lượng, phần còn lại là các khách hàng mua lẻ.
Ở các thị trường chính Công ty đều có khách hàng truyền thống: thị trường Mỹ có 3
khách hàng, Châu Âu 2 khách hàng, Hồng Kông 5 khách hàng và Singapore 1 khách
hàng.
Tin tưởng và quyết tâm gắn bó với tương lai phát triển của Agifish, 3 khách hàng
truyền thống đã mua cổ phần của Công ty ngay khi cổ phần hóa.
Thị trường xuất khẩu:
Thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa tăng trưởng mạnh nhờ các doanh nghiệp thực hiện tốt các chương trình quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhưng nhờ Công ty đẩy mạnh sản xuất kể cả gia công tại các đơn vị khác nên sản lượng, kim ngạch xuất khẩu lợi nhuận đạt cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2006, công ty AGIFISH đứng thứ hai cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong ngành thủy sản. Tuy nhiên, đến năm 2007 công ty đã tụt xuống vị trí thứ 4:
Thị phần xuất khẩu của công ty có thay đổi đáng kể, thị phần sang thị trường Tây Âu có giảm sút mạnh, trong khi thị trường Đông Âu, Trung Đông và Nam Mỹ có dấu hiệu ra tăng đáng kể. Sau đây là 2 đồ thị miêu tả kim ngạch xuất khẩu của công ty AGIFISH:
Chính sách đối với người lao động
- Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang thực hiện nghiêm chỉnh Bộ Luật
Lao Động của Nhà nước Việt Nam, triển khai cụ thể đến toàn thể cán bộ công nhân
viên. Công ty thực hiện đúng việc nộp và thanh toán đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế; giải quyết đầy đủ các chế độ ốm đau, thai sản v.v… theo quy định
của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên. Công ty đã thành lập phòng y tế cho mỗi
xí nghiệp sản xuất để giải quyết khám bệnh kịp thời cho công nhân viên. Ngoài ra,
Công ty còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
- Công ty luôn làm tốt công tác bảo hộ lao động, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thực
hiện nghiêm các quy định về bảo hộ lao động và các quy chế an toàn lao động. Công ty
có hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt, vệ sinh một cách đầy đủ và an toàn cho cán
bộ công nhân viên.
- Công ty bố trí hợp lý thời gian làm việc, bình quân 41 giờ/tuần (lao động gián tiếp),
48giờ/ tuần (lao động trực tiếp), đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng buổi cơm trưa cho
cán bộ công nhân viên. Hàng năm, cán bộ công nhân viên Công ty được đi tham quan
du lịch, nghỉ mát.
- Công ty thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công nhân
viên. Công ty tổ chức học tập và thi tay nghề định kỳ hàng năm cho công nhân trực tiếp
sản xuất để xét nâng bậc tay nghề và nâng bậc lương. Bình quân hàng năm nâng bậc
lương cho 300 người, trình độ tay nghề trung bình của công nhân hiện nay là bậc 3/6.
- Công ty đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, lương bình quân
của cán bộ công nhân viên trong năm 2005 là 1.459.674 đồng/tháng.
2_ phân tích tình hình tài chính của công ty AGF:
Đánh giá khái quát về tài sản
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I_ TÀI SẢN NGẮN HẠN
237.924.532.706
150.771.452.849
274.879.281.482
362.377.200.296
1. Tiền
919.043.806
1.789.379.719
12.961.401.109
13.706.072.850
2. ĐTTC ngắn hạn
-
3.096.300.600
24.521.727.700
24.216.089.030
3. Phải thu ngắn hạn
141.502.767.574
88.603.727.849
135.820.397.142
140.355.219.602
4. Hàng tồn kho
66.629.686.609
54.364.261.467
96.598.812.752
176.313.202.085
5. Tài sản ngắn hạn khác
28.873.034.717
2.917.783.214
4.976.942.779
7.786.616.729
II_ TÀI SẢN DÀI HẠN
87.272.678.405
100.861.797.272
193.389.943.928
483.048.872.250
1. Các khoản phải thu dài hạn
3.750.000.000
3.750.000.000
-
2. Tài sản cố định
83.422.678.405
95.558.437.792
187.099.564.198
320.262.511.425
3. ĐTTC dài hạn
100.000.000
100.000.000
100.000.000
150.575.000.000
4. Tài sản dài hạn khác
-
1.453.359.480
6.190.379.730
12.211.360.825
TỔNG TÀI SẢN
325.197.211.111
251.633.250.121
468.269.225.410
845.426.072.546
Vào năm 2005 Tài sản của công ty AGF có sự sụt giảm so với năm 2004, đó là từ 325.197.211.111 VNĐ xuống còn 251.633.250.121 VNĐ, nguyên do là tài sản ngắn hạn của công ty có phần giảm nhiều. Cụ thể là hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác có sự giảm mạnh, tuy nhiên điều này không ảnh h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12162.doc