Hiện nay vốn NSNN cấp bổ sung cho công ty rất ít, lại không liên tục, vốn vay từ ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn, trước tình hình đó công ty cần nghiên cứu hình thức huy động vốn trung và dài hạn bằng cách phát triển hình thức chính sách vay từ cán bộ công nhân viên công ty. Đây được xem là biện pháp huy động vốn có hiệu quả nhất bởi nó tránh được thủ tục phiền hà khi đi vay, cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết mà lại huy đọng vốn kịp thời, phát huy nội lực bên trong công ty. Muốn vậy công ty cần xây dựng một mức lãi suất hợp lý, thời gian thanh toán linh hoạt. đảm bảo lợi ích người cho vay.
Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu và huy động kịp thời nguồn vốn là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng vấn đề quan trọng là quản lý và sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để có hiệu quả. Trong những năm qua, quản lý vốn còn lãng phí, không hiệu quả, thu nhập mang lại chưa tương xứng với nguồn vốn bỏ ra. Vì vậy, Công ty cần :
- Quản lý chặt chẽ vốn cố định bao gồm hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, văn phòng Công ty .Tiết kiệm chi phí văn phòng, chỗ làm việc sắp xếp khoa học các cửa hàng, sử dụng có hiệu quả nhà xưởng kho tàng. Quản lý có hiệu quả vốn cố định sẽ giảm 10% khoản chi phí này cho Công ty .
- Quản lý vốn lưu động, công tác kế hoạch thu mua và dự trữ hàng hoá một cách khoa học, vừa tiết kiệm chi phí lưu kho đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cần nhanh chóng giải quyết các khoản phải thu. Tuy chính sách cung cấp tín dụng cho khách hàng cũng là biện pháp tài chính của công ty để đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá. Nhưng với tỷ lệ khoản phải thu rất lớn hiện nay (chiếm 10% doanh thu thuần) trong đó 70% là phải thu từ khách hàng, đã làm giảm kỳ luân chuyển vốn, giảm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và vòng quay vốn lưu động. Vì vậy công ty cần có biện pháp tích cực vận động nhằm giảm khoản phải thu xuống 5% doanh thu thuần.
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty điện máy - Xe đạp - Xe máy Bộ Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n doanh nghiệp.
- Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận.
- Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.
1.4. Nội dung, phương pháp và nguồn tài liệu phân tích lợi nhuận
1.4.1. Nội dung phân tích lợi nhuận
Phân tích hoạt động kinh tế là một công việc không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Do lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, nên việc phân tích lợi nhuận doanh nghiệp là rất cần thiết cho nhà quản trị để đề ra phương hướng, đường đi đúng đắn cho các hoạt động trong kì kinh doanh tới. Việc phân tích lợi nhuận phải đi từ bao quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, bóc tách, mổ xẻ từng vấn đề để thấy bản chất vấn đề thì lúc đó công tác phân tích mới có tác dụng, có hiệu quả. Khi tiến hành phân tích lợi nhuận doanh nghiệp thông thường người ta thường phân tích những nội dung cơ bản sau:
1.4.1.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận
Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp là việc đánh giá kết quả kinh doanh theo nguồn hình thành. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta có lợi nhuận theo nguồn hình thành bao gồm:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chinh
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường
Phân tích chung tình hình lợi nhuận là tiến hành đánh giá sự biến động mức lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kì các kinh doanh để thấy được mức đọ tăng giảm cả về số tuyệt đối và cả về tỉ lệ, tỉ trọng trong từng bộ phận lợi nhuận. Qua đó đánh giá chung các nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến lợi nhuận, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng chung để giải quyết.
1.4.1.2. Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Trong doanh nghiệp, kinh doanh là hoạt động chính, là hoạt động đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì và phát triển, là hoạt động đem lại bộ phận lợi nhuận chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích lợi nhuận của hoạt động này là rất cần thiết, rất quan trọng và còn quan trọng hơn nữa vì chỉ tiêu này liên quan đến rất nhiều mặt khác trong doanh nghiệp.
Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh để thấy được sự biến động của lợi nhuận qua các kì kinh doanh, tiến hành so sánh kết quả của các kì cả về số tuyệt đối và tỉ lệ. Đồng thời cũng xác định được các nguyên nhân trực tiếp làm biến động mức lợi nhuận của doanh nghiệp.
Không chỉ xem xét sự biến động của lợi nhuận mà còn phân tích các ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh, đó là sự phân tích các nhân tố doanh thu thuần, tổng chi phí bỏ ra để có được lợi nhuận đó. Tiến hành phân tích các nhân tố này biến động như thế nào và ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh với mức độ ra sao. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận có nhân tố ảnh hưởng tích cực, có nhân tố ảnh hưởng tiêu cực, việc phân tích các nhân tố này cũng rất quan trọng để từ đây đưa ra các biện pháp giải quyết, khắc phục những bất hợp lý, tồn đọng nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận kinh doanh và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.4.1.3. Phân tích lợi nhuận hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính ở mỗi doanh nghiệp có thể có hoặc không, nhưng trong nền kinh tế thị trường nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận nên ít nhiều có thu nhập từ hoạt động này. Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, lập bảng phân tích kết quả hoạt động tài chính để thấy được sự biến động tăng giảm của chỉ tiêu này qua các năm. Dựa vào kết quả phân tích để nhận xét hiệu quả đầu tư tài chính tốt hay xấu.
Phân tích kết quả hoạt động tài chính còn phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động, đó là các nhân tố: vốn đầu tư tài chính, thu nhập hoạt động tài chính và chi phí đầu tư. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động cho nên cần phân tích sự biến động của chúng để đánh giá thực chất hiệu quả đầu tư từ đó đi đến quyết định có nên tiếp tục đầu tư nữa hay không.
1.4.1.4. Phân tích lợi nhuận hoạt động bất thường
Lợi nhuận bất thường là giữa thu và chi được hình thành từ những hoạt động bất thường ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Vì tính chất bất thường của nó nên thu nhập cũng như các khoản chi phí không nằm trong dư tính của doanh nghiệp, chỉ tổng kết vào cuối kì kinh doanh khi các nghiệp vụ đã phát sinh.
Phân tích lợi nhuận hoạt động này để thấy được sự tăng giảm kết quả cả về số tuyệt đối và tỉ lệ qua các kì kinh doanh, thu nhập có được chủ yếu từ lĩnh vực nào và chi phí bất thường tập trung nhiều nhất ở đâu. Đồng thời qua phân tích thấy được ảnh hưởng của kết quả hoạt động bất thường đến lợi nhuận chung thế naò. Nói chung hoạt động này khó biết trước được nhưng doanh nghiệp cũng nên có biện pháp hạn chế kết quả xấu để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.4.1.5. Phân tích lợi nhuận các đơn vị trực thuộc
Muốn phân tích nội dung này thì doanh nghiệp phải có quy mô lớn gồm nhiều đơn vị trực thuộc và các đơn vị trực thuộc có đủ điều kiện hạch toán riêng doanh thu và chi phí.
Kết quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc hình thành nên kết quả của công ty. Vì vậy phân tích tình hình lợi nhuận cần phân tích cả kết quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Phân tích lợi nhuận các đơn vị trực thuộc nhằm mục đích đánh giá tình hình cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp. Ngoài ra còn phân tích các yếu tố như doanh thu, giá vốn, chi phí liênquan đến kết quả đó và nhận xét hiệu quả của đơn vị thông qua chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận. Việc phân tích lợi nhuận đơn vị trực thuộc giúp doanh nghiệp thấy được thực trạng các đơn vị để từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tăng lợi nhuận các đơn vị nói riêng công ty nói chung.
1.4.1.6. Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận
Toàn bộ lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh được phân phối theo chế độ, chính sách tài chính của nhà nước và kế hoạch phân phối của doanh nghiệp. Nội dung phân phối bao gồm:
- Nộp thuế thu nhập theo luật thuế
- Nộp thu sử dụng vốn của Nhà nước
- Phân phối cho cán bộ công nhân viên, nếu doanh nghiệp áp dụng cơ chế khoán thu nhập
- Chia lãi cho các bên liên doanh hoặc chia lãi cổ tức cho cổ đông
- Trích lập các quỹ doanh nghiệp, bao gồm: quỹ đầu tư phát triển, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi theo mức trích lập quy định.
Phân tích phân phối lợi nhuận nhằm mục đích đánh giá sự biến động về số tiền, tỉ lệ tăng giảm, tỉ trọng của từng khoản mục qua các thời kì thông qua so sánh giữa số liệu thực hiện với số được phép. Không chỉ đánh giá mức biến động mà phân tích còn để xem xét doanh nghiệp đã chấp hành đúng chế độ phân phối lợi nhuận hay chưa, thựchiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước chưa.
1.4.1.7. Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối vào các chế độ, chính sách tài chính của nhà nước và kế hoạch phân phối của doanh nghiệp. Ngoài ra lợi nhuận doanh nghiệp được phân phối tuỳ theo loại hình sở hữu và đặc điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung phân phối lợi nhuận doanh nghiệp có thể bao gồm:
- Nộp thuế thu nhập theo luật thuế
- Chia các bên liên doanh nếu là công ty liên doanh chia cổ tức nếu là công ty cổ phần.
- Phân phối cho cán bộ công nhân viên nếu doanh nghiệp áp dụng cơ chế khoán.
1.4.2. Phương pháp sử dụng trong phân tích
Phân tích hoạt động kinh tế là một công cụ cần thiết trong quản lý kinh tế, là môn khoa học xác hội nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích kinh tế phải dựa vào những cơ sở lí luận khoa học của các môn khoa học kinh tế liên quan, đồng thời phải dựa vào các đường lối chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước về kinh tế. Việc phân tích phải đi từ cái chung đến cái riêng, phải đo lường được ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. Phânt ích hoạt động kinh tế lấy phương pháp duy vật biện chứng làm cho sở cho những phương pháp khác, đặt sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển, trong tổng thể các mối quan hệ để thấy được bản chất vấn đề.
Có nhiều con đường để đi đến đích, việc phân tích hoạt động kinh tế cũng vậy. Sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau để bóc tách, phân chia (hay là phân tích) một sự vật hiện tượng. Sau đây ta xem xét một số phương pháp phân tích mà nhà phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thường dùng.
1.4.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Là phương pháp lâu đời và được sử dụng rộng rãi, qua so sánh người ta thấy được sự giống nhau, khác nhau của các sự vật hiện tượng, thấy được xu hướng của sự vật, hiện tượng.
Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích kinh tế để so sánh số thực hiện với số kế hoạch của kì báo cáo nhằm thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu bằng tỉ lệ phần trăm (%) hay số chênh lệch tuyệt đối.
Phân tích kinh tế còn so sánh giữa số liệu thực hiện kì báo cáo với số liệu thực hiện cùng kì năm trước. Qua đó thấy sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua các thời kì khác nhau và xu hướng phát triển của chúng trong tương lai.
Ngoài ra sử dụng phương pháp này để tiến hành so sánh kết quả kinh doanh giữa các đơn vị. Lấy một đơn vị (tiên tiến) làm gốc tiến hành so sánh để thấy được sự khác nhau và mức độ, khả năng phấn đấu của từng đơn vị.
Trong phân tích hoạt động kinh tế người ta còn so sánh hai chỉ tiêu khác nhau có mối quan hệ với nhau để tạo nên một chỉ tiêu mới phục vụ cho việc phân tích. Ví dụ để phân tích kết quả kinh doanh ta phải so sánh doanh thu với chi phí, doanh thu với lợi nhuận; để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản ta phải so sánh doanh thu, lợi nhuận với vốn kinh doanh, giá trị tài sản,
Khi so sánh các chỉ tiêu với nhau ta có thể so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, So sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế, kết quả này cho ta thấy số lượng, quy mô biến đổi của hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kì phân tích với kì so sánh, kết quả này biểu hiện kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển của chỉ tiêu. Còn so sánh bằng số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính đặc trưng chung về số lượng cho một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể có cùng tính chất.
Qua nội dung xem xét trên ta thấy ngoài ưu điểm là dễ thực hiện, đơn giản thì hạn chế của phương pháp là khi phân tích theo phương pháp này chỉ mới biết sự tăng giảm chung của chỉ tiêu mà chưa biết được sự ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu, vì thế biện pháp đề xuất chưa cụ thể.
Trong phân tích lợi nhuận, phương pháp so sánh được dùng để so sánh số lợi nhuận thực hiện với số kế hoạch của kì báo cáo, số thực hiện kì này với số thực hiện cùng kì năm trước, để thấy tình hình biến động của chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm kinh doanh thông qua số tuyệt đối và tốc độ (hay tỉ lệ). Đồng thời cũng sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến lợi nhuận, đó là doanh thu, chi phí, giá vốn hàng bán, so sánh các chỉ tiêu được lợi nhuận phân phối
1.4.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn (loại trừ)
Như ta đã biết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, các chỉ tiêu kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố. Nếu như chỉ phân tích bằng phương pháp so sánh thì ta không thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để khắc phục hạn chế của phương pháp so sánh trong phân tích kinh tế người ta đã sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hay còn gọi là phương pháp loại trừ. Thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố.
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố nhưng giữa các nhân tố có mối liên hệ với nhau được phản ánh qua các công thức toán học mang tính chất hàm số. Ví dụ doanh thu bán hàng chịu ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ, giá cả hàng bán mà 2 nhân tố này liên hệ với nhau bởi phép nhân, năng suất lao động chịu tác động của doanh thu và số lao động và hai nhân tố này liên hệ với nhau bằng phép chia, Các nhân tố ảnh hưởng có thể là ảnh hưởng càng nhiều thì số điều chỉnh càng lớn, tính toán càng nhiều lần việc phân tích càng cụ thể càng chính xác hơn.
Phương pháp thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc bằng số liệu muốn so sánh của các nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo một lôgic nhất định. Khi thay thế một nhân tố phải giả định các nhân tố khác cố định.
Phương pháp này ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp so sánh. Tuy nhiên phương pháp cũng không tránh được những hạn chế của nó, đó là phạm vi áp dụng hẹp, điều kiện áp dụng nghiêm ngặt, trình tự tính toán phức tạp. Vì thế để hạn chế những khuyết điểm của phương pháp thì trong phân tích nên kết hợp với các phương pháp khác.
Lợi nhuận là chỉ tiêu có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp so sánh ta mới chỉ thấy được tình hình chung mà chưa thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận như thế nào. Phương pháp thay thế liên hoàn sẽ giúp chúng ta phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận cả về mức độ và sự chi phối của chúng.
1.4.2.3. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch thực chất là dạng rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu kinh tế phân tích. So với phương pháp thay thế liên hoàn phương pháp số chênh lệch đơn giản trong tính toán, cho ngay kết quả cuối cùng.
Phương pháp số chênh lệch xác định được ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố vì vậy việc đề xuất biện pháp phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu là rất cụ thể. Là phương pháp rút gọn của phương pháp liên hoàn nên phương pháp này mang những ưu, nhược điểm của phương pháp liên hoàn.
Cũng như phương pháp loại trừ, phương pháp số chênh lệch được sử dụng trong phân tích lợi nhuận để xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận cả về số tuyệt đối và tỉ lệ.
1.4.2.4. Phương pháp cân đối
Phương pháp cân đối được dùng trong phân tích dựa trên cơ sở sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Ví dụ sự cân bằng tổng tài sản và tổng nguồn vốn; sự cân bằng giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn; với hàng hoá trong kho là sự cân đối giữa tồn đầu kì, nhập kho trong kì và xuất kho trong kì, tồn kho cuối kì; Từ những liên hệ mang tính cân đối một chỉ tiêu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của một hay nhiều chỉ tiêu khác, khi phân tích theo phương pháp cân đối ta lập công thức cân đối, thu nhập số liệu, để tiến hành phân tích.
Phương pháp cân đối được sử dụng rộng rãi trong công tác phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá toàn diện các quan hệ cân đối để từ đó phát hiện sự mất cân đối, những hiện tượng vi phạm chế độ chính sách, nhằm có biện pháp giải quyết.
Trong phân tích lợi nhuận phương pháp cân đối sử dụng để xác định các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận cũng như để xác định lợi nhuận trên cơ sở sự cân đối. Qua đó ta thấy được một sự thay đổi của bất kì yếu tố nào trong công thức ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận như thế nào.
2.5. Các phương pháp khác
Ngoài các phương pháp đã nói trên trong phân tích hoạt động kinh tế đôi khi còn kết hợp thêm các phương pháp khác như: phương pháp chỉ số, phương pháp dùng biểu đồ, sơ đồ phân tích, phương pháp tương quan, Trong đó:
- Phương pháp chỉ số: được dùng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố dựa trên công thức chỉ số giá và chỉ số lượng hàng bán để từ đó xác định doanh thu kì báo cáo tính theo giá kì gốc làm cơ sở tính ảnh hưởng của lượng hàng bán và đơn giá bán tác động đến sự tăng giảm doanh thu.
- Phương pháp dùng biểu, sơ đồ phân tích: phương pháp này dùng để phản ánh một cách trực quan qua các số liệu phân tích sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mang tính chất hàm số giữa các chỉ tiêu.
- Phương pháp tương quan: là phương pháp sử dụng các phương trình quy hoạch tuyến tính hoặc phi tuyến tính để phân tích các chỉ tiêu kinh tế có mối liên hệ với các chỉ tiêu khác bằng các phương trình đó.
Trong phân tích lợi nhuận người ta cũng sử dụng các phương pháp này để bổ trợ cho các phương pháp khác, nhằm mục đích đánh giá, tìm hiểu, nghiên cứu, lập kế hoạch, cho các kì kinh doanh.
Tóm lại trong phân tích hoạt động kinh tế người ta có rất nhiều phương pháp để tiến hành phân tích các hoạt động. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau vì thế khi áp dụng để phân tích một sự vật hiện tượng nào đó nên kết hợp các phương pháp với nhau nhằm mục đích phân tích một cách chính xác, cụ thể, đúng đắn từ đó nhận thức vấn đề thấu đáo đúng đắn nhất đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.
Cơ sở và nguồn tài liệu phân tích lợi nhuận
Như các phần trước ta đã đề cập đến các phương pháp phân tích, nội dung phân tích và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vậy cơ sở và nguồn tài liệu để phân tích lợi nhuận gồm có:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp, chi tiết cho hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Trong các doanh nghiệp việc cung cấp thông tin về sự lãi lỗ của doanh nghiệp trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có tác dụng quan trọng trong việc phântích hoạt động kết quả hoạt động kinh doanh.
- Đó là các chỉ tiêu kế hoạch, số liệu hạch toán kế toán phản ánh kết quả và phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh chia làm 2 phần:
Phần 1: Báo cáo lãi, lỗ
Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác trên nguyên tắc theo dõi chi tiết từng chỉ tiêu được thanh toán với ngân sách nhà nước.
Mỗi chỉ tiêu được tính theo công thức sau:
= + -
Phần 2 gồm 2 mục:
- Mục 1: Thuế, các khoản phải nộp
- Mục 2: Các khoản phải nộp khác
Tóm lại những số liệu báo cáo kết quả kinh doanh phục vụ đắc lực cho việc phân tích lợi nhuận. Ngoài ra để việc phân tích lợi nhuận được chính xác, sát với tình hình thực tế chung của nền kinh tế còn phải kết hợp sử dụng các thông tin khác nữa.
Chương 2
Phân tích tình hình lợi nhuận kinh doanh
tại Công ty Điện máy - xe đạp - xe máy
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
2.1.1. Quá trình hình thành
Công ty Điện máy - Xe đạp - Xe máy có tên giao dịch quốc tế là TODIMAX, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ thương mại, có trụ sở giao dịch tại 229 phố Vọng - Hà Nội có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập.
Tiền thân của công ty là cục xăng dầu Trung ương thành lập theo QĐ711-NT ngày 28/9/1966. Đến tháng 1/1971 do đòi hỏi của nền kinh tế, Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng công ty điện máy để thực hiện chức năng chủ đạo kinh doanh toàn quốc về mặt hàng điện máy.
Sang tháng 6/1981 Tổng công ty điện máy bị giải thể đồng thời thành lập hai Công ty Trung ương lớn trực thuộc Bộ Thương mại, đó là:
- Công ty điện máy Trung ương đóng tại 163 Đại La - quận Hai Bà Trưng- Hà Nội.
- Công ty xe đạp, xe máy Trung ương đóng tại 21 ái Mộ - Gia Lâm - Hà Nội.
Cả hai công ty cùng chịu sự chỉ đạo của Bộ thương mại cho đến tháng 12/1995, hai Công ty sát nhập thành Tổng công ty điện máy - xe đạp - xe máy. Lúc này thị trường tiêu thụ của Công ty đã được mở rộng ra nước ngoài với nhiều mặt hàng kinh doanh khá đa dạng.
Ngày 22/12/1995 căn cứ vào thông báo số 11/TB ngày 02/2/1995 của Chính phủ về việc thành lập tại Tổng công ty điện máy - xe đạp - xe máy trên cơ sở giải thể Tổng công ty.
Đến nay mạng lưới kinh doanh của Công ty đã phát triển rộng lớn, bao gồm 11 đơn vị trực thuộc trong đó có 3 trung tâm, 5 cửa hàng và hai chi nhánh trải dài từ miền Bắc đến miền Nam.
1. Chi nhánh điện máy xe đạp xe máy Hà Nam Ninh, trụ sở 11- Quang Trung, Nam Định.
2. Chi nhánh điện máy xe đạp xe máy thành phố Hồ Chí Minh, số 6 Phạm Ngũ Lão - quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng điện máy, trụ sở số 521 ái Mộ- Gia Lâm - Hà Nội
4. Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí 163 Đại La - Hà Nội
5. Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí số 1, trụ sở 229 phố Vọng - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
6. Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí số 5, chợ Mơ - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
7. Cửa hàng kinh doanh sơn, 33 Lê Văn Hưu - Hà Nội.
8. Cửa hàng điện tử điện lạnh trụ sở 92 Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
9. Trung tâm kinh doanh xe đạp xe máy, trụ sở 21 ái Mộ - Gia Lâm- Hà Nội.
10. Trung tâm kho Đức Giang - thị trấn Đức Giang.
11. Trung tâm kinh doanh phố Vọng, trụ sở 229 phố Vọng.
Trải qua thời gian trên 30 năm hoạt động cho đến nay, Công ty đã lớn mạnh về mọi mặt, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Công ty như: tài sản, vốn, lao động, số lượng lao động toàn Công ty có trên 600 cán bộ công nhân viên, nguồn vốn không ngừng gia tăng cho đến năm 2002, vốn kinh doanh của Công ty là 24 tỷ đồng, trong đó:
Vốn lưu động : 16 tỷ đồng
Vốn cố định : 8 tỷ đồng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1. Chức năng kinh doanh
Chức năng kinh doanh của Công ty điện máy - Xe đạp - Xe máy là cung ứng ra thị trường những sản phẩm hàng hoá tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu đi lại và một số mặt hàng đặc trưng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Điều này xuất phát từ chính thực tế nhu cầu của thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân ngày càng tăng doanh nghiệp đã tự mình định hướng mặt hàng kinh doanh thích hợp, chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với đặc điểm cũng như nguồn lực chính của Công ty.
Hiện nay, Công ty không ngừng mở rộng các mặt hàng kinh doanh đáp ứng nhu cầu mà thị trường cần chứ không phải cung ứng những sản phẩm mà doanh nghiệp có.
Từ thực tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải tự mình đi lên bằng chính chất lượng sản phẩm của mình, đây là một yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Khó khăn luôn trước mắt nhưng không vì thế mà doanh nghiệp chịu lùi bước, ngược lại sự tìm tòi sáng tạo, luôn đổi mới trong cách làm đã giúp doanh nghiệp từng bước ra khỏi những khó khăn mà thực tế bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước nào cũng gặp phải. Cho đến nay, doanh nghiệp đã và đang đưa ra thị trường những sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày và dùng trong sản xuất kinh doanh như: kinh doanh hàng xe máy, xe đạp, lắp ráp điện tử, gia công phụ tùng xe máy, lắp ráp xe máy, kinh doanh máy móc thiết bị điện tử, kim loại đèn, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su và các hàng công nghiệp khác.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
Khi bước vào cơ chế thị trường các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đều gặp phải những khó khăn do những khuyết tật mà cơ chế bao cấp để lại. Nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp Nhà nước là không chỉ cùng nhau kinh doanh có lãi mà và còn phải cùng nhau giữ vững sự ổn định kinh tế chung cho đất nước, là tấm gương kinh doanh phát triển cho các Công ty tư nhân và các thành phần kinh tế khác học tập noi theo, xứng đáng là con chim dầu đàn của nền kinh tế đất nước.
Bước sang thiên niên kỷ mới, cũng như tất cả các doanh nghiệp Nhà nước khác Công ty điện máy - Xe đạp - Xe máy Bộ Thương mại quyết tâm cố gắng xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, kinh doanh phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối ra khắp đất nước. Do vậy mà nhiệm vụ mới của Công ty là rất nặng nề.
Đối với doanh nghiệp cần thực hiện từng bước phát triển kinh tế một số các sản phẩm truyền thống đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao và phát huy tính sáng tạo tìm ra những hướng làm ăn mới cho doanh nghiệp, thực hiện tốt các chính sách, chế độ quản lý tài sản và tiền lương do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ - công nhân viên, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và văn minh.
Hiện nay, Công ty chưa có sản phẩm nào có mặt trên thị trường quốc tế, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong những năm tới là phải tìm hướng kinh doanh xuất khẩu ra nước ngoài nơi mà thị trường dồi dào về nhu cầu nhưng cũng rất khó tính. Đây là nguồn thu rất lớn còn tiềm ẩn mà doanh nghiệp đang bỏ ngỏ điều đó làm mất đi những cơ hội kinh doanh với những khách hàng quốc tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước, thực hiện vượt kế hoạch kinh doanh do Bộ Thương mại giao cho Công ty, tuân thủ các chính sách chế độ quản lý kinh tế, quản lý nhập khẩu và giao dịch đối ngoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6705.doc