Đề tài Phân tích tình hình quản lý tín dụng ở Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn chi nhánh Thủ Đức quý I/2008

Ngân hàng cũng như bao tổ chức khác khi đã bắt đầu kinh doanh thì mục tiêu luôn là lợi nhuận. Để hướng tới mục tiêu đó một yếu tố quan trọng mà bắt buộc các tổ chức kinh doanh luôn phải chú ý đến đó là khách hàng. Có khách hàng thì tổ chức mới có thể tồn tại; do đó đòi hỏi Phòng kinh doanh phải luôn giữ khách hàng cũ, khai thác tìm kiếm khách hàng mới. Và đối với NHNo & PTNT VN-chi nhánh Thủ Đức, một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ thì khách hàng luôn là một trong các yếu tố phải chú ý hàng đầu. Trong hai quý gần đây nhất tình hình khách hàng của đơn vị có chiều hướng giảm: 147 khách hàng (10/07), 123 khách hàng (11/07)128 khách hàng (12/07), 98 khách hàng (01/08), 76 khách hàng (02/08), 98 khách hàng (3/08) ( Theo bảng 2: Tổng số khách hàng cho vay quý IV/07, quý I/08).

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình quản lý tín dụng ở Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn chi nhánh Thủ Đức quý I/2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài sản và các hình thức đầu tư khác với các DN và các tổ chức tài chính tín dụng. Cầm cố động sản. Kinh doanh xuất nhập khẩu mỹ nghệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Làm đại lý cho các tổ chức tài chính tín dụng trong nước, nước ngoài và quốc tế. Dịch vụ cho thuê tài chính: nhập khẩu máy móc, thiết bị cho thuê, tư vấn, nhận bảo lãnh về những hoạt động dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính. Kinh doanh mua bán chứng khoán, làm mô giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư vốn của khách hàng, tư vấn chứng khoán, lưu ký và dăng ký chứng khoán. Cung ứng các dịch vụ đào tạo cho các tổ chức và cá nhân: giảng dạy, học tập, tham quan, khảo sát nghiên cứu khoa học. Cung ứng các dịch vụ công nghệ thông tin: thiết bị tin học, dịch vụ ITCA như phân tích thiết kế lắp đặt hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa dịch vụ mạng, dịch vụ hỗ trợ hệ thống… Cung ứng các dịch vụ: bảo hiểm; quản lý nợ và khai thác tài sản; cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản chứng khoán, giấy tờ có giá bằng tiền và tài sản quý; chi trả tiền lương tại các tổ chức DN; chi trả kiều hối; ngân hàng tại gia… 3.1.2 Sơ lược về tổ chức: NHNo & PTNT Quận Thủ Đức xây dựng cấu trúc về tổ chức theo chức năng và xác định quyền hạn của các bộ phận phòng ban trực thuộc rõ ràng cụ thể. Thực hiện dựa trên nguyên tắc phân chia quyền hạn như: giao quyền theo chức năng, giao quyền theo cấp bậc, giao quyền theo nguyên tắc trách nhiệm cụ thể xuống từng phòng ban. Bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Quận Thủ Đức bao gồm: Ban Giám đốc Các phòng Ban nghiệp vụ: Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán và Vi tính Phòng Ngân quỹ Phòng Hành chính Phòng Kiểm tra Ban Tiết kiệm trực thuộc. Chi nhánh NHNo & PTNT Quận Thủ Đức do được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Trung tâm điều hành NHNN VN, văn phòng đại diện khu vực miền Nam, cấp ủy, các ban ngành đoàn thể địa phương nên hầu hết cán bộ, công nhân viên đều trẻ, được đào tạo các kiến thức, năng lực, nhiệt tình, năng nổ trong công tác. Các cán bộ, công nhân viên luôn được phân công đúng người, đúng việc phù hợp với từng khả năng và trình độ năng lực của mình. Do đó họ luôn hoàn thành tốt công việc, luôn có điều kiện phát huy năng lực và qua đó đúc kết được kinh nghiệm bản thân trong nghiệp vụ chuyên môn, và bên cạnh đó luôn có thái độ phục vụ, quan hệ tốt với khách hàng. 3.1.3 Tình hình hoạt động của chi nhánh: . Kết quả hoạt động của chi nhánh những năm gần đây: Để đánh giá tình hình hoạt động, chất lượng quản lý của tín dụng thông thường ta nhìn vào kết quả đạt được. Trong những năm gần đây thu nhập của NHNo & PTNT chi nhánh Thủ Đức có kết quả tốt, thu nhập chẳng những đủ bù đắp chi phí mà còn có tích lũy. Bảng 1: Kết quả kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng 2005 2006 % 2007 % Thu nhập 25.652 25.930 101.08 26.097 101.73 Chi phí 23.597 23.416 99.23 23.396 99.15 Lợi nhuận 2.055 2.514 2.701 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng 1 (kết quả kinh doanh) ta thấy thu nhập của đơn vị không ngừng tăng trưởng. Năm 2005 thu nhập 25.652 triệu đồng; năm 2006 thu nhập 25.930 triệu đồng, tăng 278 triệu đồng so với năm 2005 và tốc độ tăng là 1.08%; năm 2007 thu nhập đạt 26.097 triệu đồng, tăng 445 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 1.73%. Song song với thu nhập là lợi nhuận, trong những năm gần đây cũng tăng trưởng không ngừng. Năm 2005 lợi nhuận là 2.055 triệu đồng; năm 2006 là 2.514 triệu đồng, tăng 22.32% tương ứng tăng 459 triệu đồng so với năm 2005; và năm 2007 đạt 2.701 triệu đồng, tăng 31.44% tương ứng tăng 646 triệu đồng so với năm 2005. Kết quả trên có được là nhờ nổ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, và chính sách mở rộng hoạt động và gia tăng dư nợ các thành phần kinh tế của chi nhánh. Tất cả các bộ công nhân viên làm việc tận tình, cởi mở khiến khách hàng hài lòng, tín nhiệm, tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận hơn với tầng lớp dân cư, điều này tạo nên uy tín cho đơn vị nên tiếng tăm của ngân hàng ngày càng được nhiều người biết tới dẫn đến mạng lưới kinh doanh ngày càng rộng, thị phần ngày càng tăng. Tuy nhiên không thể chỉ dừng ở đó mà trong thời gian tới ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong hoạt động cấp tín dụng để thu nhập không ngừng tăng trưởng, chú ý kiểm soát chi phí để lợi nhuận tăng trưởng theo thu nhập. Về chi phí nhìn chung giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2005 sử dụng 23.597 triệu đồng; năm 2006 sử dụng 23.416 triệu đồng, giảm 0.77% so với năm 2005 tức giảm 181 triệu đồng; đến năm 2007 sử dụng 23.396 triệu đồng, giảm 0.85% so với năm 2005 tức giảm 201 triệu đồng. Chi phí giảm dần là do: năm 2005 đơn vị tăng lãi suất huy động để tăng vốn huy động, đồng thời cải tiến trang thiết bị, nâng cấp các điểm giao dịch để phục vụ khách hàng tốt hơn; đến năm 2006-2007 không phải bỏ ra chi phí cao cho những khoản này nữa nên chi phí sử dụng giảm. Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng qua các năm. . Thuận lợi trong quá trình hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Thủ Đức: Được sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động của NHNN VN, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương… NHNo & PTNT chi nhánh Thủ Đức đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc chi nhánh đã được Giám đốc ủy nhiệm nên có thể duyệt các khoản vay dễ dàng, không mất thời gian công sức như những năm về trước. Cơ sở làm việc khang trang, sạch đẹp; cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, thân thiện tạo cảm giác tin tưởng, dễ chịu cho khách hàng. Phân tích, thẩm định khách hàng theo đúng quy trình. Hàng tuần cán bộ tín dụng đều làm báo cáo giúp cho việc giám sát, kiểm tra các khoản vay được thực hiện dễ dàng. . Khó khăn trong quá trình hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Thủ Đức: Do có rất nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn dẫn đến cạnh trạnh gay gắt. Và NHNo & PTNT chi nhánh Thủ Đức ra đời muộn hơn những ngân hàng khác nên cũng gây khó khăn trong việc tạo thị phần. Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao, nhưng lại không đủ tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo, do đó đã hạn chế việc ký các hợp đồng tín dụng của ngân hàng, ảnh hưởng đến việc đầu tư. Khách hàng chủ yếu là hộ dân cư, vay những khoản tín dụng nhỏ là chủ yếu và số lượng khách hàng này rất đông, CBTD phải đi khảo sát tất cả, rất tốn kém chi phí đi lại. Có những khách hàng có tài sản đảm bảo nhưng do tài sản đảm bảo (nhà cửa, đất đai, công ty…) tọa lạc xa, ngoài khu vực Quận, Huyện nên cán bộ tín dụng không thể đến khảo sát được dẫn đến hợp đồng tín dụng không được thực hiện. . Phương hướng hoạt động những năm tới: Tiếp tục sử dụng vốn mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất các ngành công, thương nghiệp và dịch vụ. Quận Thủ Đức đang dần đô thị hóa, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn được xác định là ngành chủ lực của Quận do đó vẫn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Các DN trực thuộc trung ương và địa phương đang đóng trên địa bàn hoạt động rất mạnh, nhưng do NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức thành lập muộn nên việc thu hút khách hàng là DN gặp nhiều khó khăn vì các DN đã có quan hệ tín dụng với các NH khác từ trước, do đó phải tăng cường mở rộng quan hệ với các công ty, DN nhằm đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ của chi nhánh. Dự kiến trong thời gian tới dư nợ của chi nhánh tăng đều qua các năm, tốc độ tăng 30%, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 90%, dư nợ trung và dài hạn chiếm 10% tổng dư nợ. 3.1.4 Quy trình tín dụng: Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của bất kỳ một NH Thương mại nào, thông qua tín dụng ta có thể đánh giá được năng lực và hiệu quả hoạt động của NH đó. Do đó, việc cho vay luôn có một quy trình dựa theo những thủ tục trình tự nhất định nhằm đảm bảo sự thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống NH. Đồng thời quy trình này được soạn thảo trên nguyên tắc tuân thủ mọi văn bản pháp lý hiện hành liên quan tới quá trình cho vay và quản lý tín dụng của NHNN VN và NHNo & PTNT VN. Quy trình cho vay bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán-thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước: ØThẩm định trước khi cho vay: Khách hàng luôn là nhân tố quan trọng, do đó CBTD phải thường xuyên khai thác và tìm kiếm khách hàng. Các CBTD, cán bộ phòng kinh doanh có trách nhiệm gặp khách hàng cũ, mới có nhu cầu vay vốn-đầu tư sản xuất kinh doanh phản ánh kịp thời lên ban lãnh đạo nhằm phục vụ cho khách hàng tốt hơn, giữ khách hàng cũ, giữ thị phần cho NH. CBTD có nhiệm vụ tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng, hồ sơ vay vốn. Khi khách hàng nộp hồ sơ CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng, hoặc các kênh thông tin khác, kiểm tra tính hợp pháp mục đích vay vốn. CBTD phải đi thực tế tại gia đình, nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu, kiểm tra, xác minh những thông tin cần thiết: tư cách, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành quản lý-sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo tiền vay…của khách hàng. Nếu nhận xét thấy khách hàng đủ điều kiện và có khả năng hoàn trả tiền vay cũng như lãi suất cho NH thì CBTD trình đầy đủ hồ sơ, báo cáo lên Trưởng phòng tín dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến trình lãnh đạo. Hợp đồng sẽ được ký kết nếu khoản vay được phê duyệt. CBTD thực hiện giải ngân. Sau khi giải ngân, CBTD phải thường xuyên theo dõi giám sát khoản vay. ØKiểm tra, giám sát trong khi cho vay: Trong bước này CBTD thực hiện các công việc sau: hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn; đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. CBTD thực hiện việc xử lý những tình huống khác nhau của khoản vay gồm trả nợ trước hạn, thu nợ trước hạn, ghi hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ… Các nguyên tắc khi thực hiện kiểm tra, giám sát trong khi cho vay: NHNo & PTNT VN quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất. Tùy theo độ an toàn của khoản vay trên tín nhiệm của người vay mức độ kiểm tra có thể được thực hiện một hay nhiều lần. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát khoản vay được thực hiện bởi CBTD là chính. Tuy nhiên cũng có thể được thực hiện bởi cán bộ thanh tra, kiểm tra nội bộ, cán bộ phòng chuyên đề NH cấp trên. ØKiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…để tất toán khoản vay. Hợp đồng tín dụng hết hiệu lực khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi. CBTD kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố, làm thủ tục xuất kho giao lại cho khách hàng. 3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÍN DỤNG THỰC TẾ CỦA ĐƠN VỊ QUÝ I/2008: 3.2.1 Phân tích tình hình khách hàng tại đơn vị quý I/2008: Tình hình khách hàng: Ngân hàng cũng như bao tổ chức khác khi đã bắt đầu kinh doanh thì mục tiêu luôn là lợi nhuận. Để hướng tới mục tiêu đó một yếu tố quan trọng mà bắt buộc các tổ chức kinh doanh luôn phải chú ý đến đó là khách hàng. Có khách hàng thì tổ chức mới có thể tồn tại; do đó đòi hỏi Phòng kinh doanh phải luôn giữ khách hàng cũ, khai thác tìm kiếm khách hàng mới. Và đối với NHNo & PTNT VN-chi nhánh Thủ Đức, một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ thì khách hàng luôn là một trong các yếu tố phải chú ý hàng đầu. Trong hai quý gần đây nhất tình hình khách hàng của đơn vị có chiều hướng giảm: 147 khách hàng (10/07), 123 khách hàng (11/07)128 khách hàng (12/07), 98 khách hàng (01/08), 76 khách hàng (02/08), 98 khách hàng (3/08) ( Theo bảng 2: Tổng số khách hàng cho vay quý IV/07, quý I/08). Bảng 2: Tổng số khách hàng cho vay quý IV/07, quý I/08 Qúy IV/2007 Qúy I/2008 Tháng 10 11 12 1 2 3 Khách hàng 147 123 128 98 76 98 Hộ dân cư 142 118 122 90 72 93 Tổ chức, DN 5 5 6 8 4 5 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh) Tuy nhiên chiều hướng giảm không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động. Khách hàng giảm lần lượt qua các tháng là do: Quý IV/07: số khách hàng giảm đi qua từng tháng (cụ thể: tháng 11 giảm 24 khách hàng so với tháng 10, tháng 12 giảm 19 khách hàng so với tháng 10 nhưng lại tăng 5 khách hàng so với tháng 11), những hợp đồng tín dụng mới vẫn được ký kết nhưng tổng kết tất cả khách hàng vẫn giảm là do thời điểm cuối năm một số khách hàng đã đáo hạn khoản vay, trả hết nợ và chấm dứt hợp đồng tín dụng. Quý I/08: số khách hàng tăng, giảm không đều đáng kể so với quý IV/07 (cụ thể: tháng 01/08 giảm 30 khách hàng so với tháng 12/07, tháng 02/08 giảm 22 khách hàng so với tháng 01/08 và giảm 52 khách hàng so với tháng 12/07, tháng 03/08 tăng 22 khách hàng so với tháng 02/08), do thời điểm gần tết khách hàng mang tâm trạng trả hết nợ bắt đầu một năm mới; vào tháng 02 khi tết đến số ngày làm việc của ngân hàng rút ngắn lại dẫn đến thời gian hoạt động ít hơn nên khách hàng giảm, thêm vào đó là cán bộ được cử đi học quy trình quản lý mới; tháng 03 đơn vị chuyển đổi quy trình quản lý mới nên có một số hạn chế trong chỉ tiêu cho vay, đồng thời đơn vị đã đủ chỉ tiêu do cấp trên ban xuống nên ngừng cho khách hàng mới vay (chỉ giải quyết cho những khách hàng đáo hạn). Ngoài ra, mỗi CBTD được giao chỉ tiêu riêng để quản lý khách hàng ở những cụm Phường khác nhau, và thường gặp hiện tượng CBTD quản lý khu vực này đã đủ chỉ tiêu nên không thể giải quyết cho khách hàng vay trong tháng đó, trong khi đó CBTD quản lý khu vực khác lại còn chỉ tiêu. Hiện tượng này làm một số khách hàng có nhu cầu cần vay vốn gấp nhưng không thể vay vốn được. Việc này ảnh hưởng đến số khách hàng và doanh số cho vay của đơn vị. Các nguyên nhân trên làm số khách hàng có chiều hướng giảm, tổng số khách hàng của quý I/08 giảm là 126 so với quý IV/07. Khách hàng truyền thống xưa nay của NHNo & PTNT VN-chi nhánh Thủ Đức chủ yếu là hộ dân cư, nên tổng dư nợ dành cho hộ dân cư luôn rất lớn dẫn đến số khách hàng là các tổ chức kinh tế rất hiếm, luôn chiếm tỷ lệ nhỏ. Thế nhưng nay với nổ lực của toàn bộ công nhân viên, của công tác marketing số khách hàng là các tổ chức kinh tế đã tăng. Theo số liệu thống kê tới quý IV/07 có 16 đơn vị vay tại ngân hàng, trong đó có 11 công ty tư nhân và 5 công ty trách nhiệm hữu hạn. Đến cuối tháng 01/08 có 14 công ty đáo hạn, trong tháng 02, 03 lại có 1 công ty mới và 4 công ty cũ ký hợp đồng tín dụng còn chưa đáo hạn. Tuy ra đời muộn hơn các ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn và chịu sự cạnh tranh gay gắt nhưng NHNo & PTNT VN-chi nhánh Thủ Đức ngày nay đã tạo nên được tên tuổi và chỗ đứng vững chắc cho mình, ngày càng được nhiều dân cư, hộ kinh tế, doanh nghiệp biết tới và tín nhiệm. Phân tích doanh số cho vay: Đi đôi với khách hàng là doanh số cho vay, với tình hình khách hàng có chiều hướng giảm qua các tháng, quý như vậy làm cho doanh số cho vay bị ảnh hưởng, tăng giảm không đều. Đặc biệt là vào quý I/08 doanh số cho vay tăng giảm mạnh. Bảng 3: Doanh số cho vay quý IV/07, quý I/08 Đơn vị tính: triệu đồng Qúy IV/2007 Qúy I/2008 Tháng 10 11 12 01 02 03 Doanh số cho vay 12.100 11.165 12.100 22.155 6.940 20.980 Tổng cộng 35.365 50.075 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh) Theo bảng số liệu ta thấy cụ thể như sau: tháng 01/08 doanh số cho vay 22.155 triệu đồng; tháng 02/08 doanh số cho vay là 6.940 giảm 68.67%, tương ứng 15.215 triệu đồng so với tháng 01/08, tháng 03/08 doanh số cho vay đạt 20.980 giảm 5.3% tương ứng 1.175 triệu đồng so với tháng 01/08. Doanh số cho vay trong tháng 02/08 chênh lệch khá cao so với hai tháng cùng quý là do trong tháng 02/08 do có lệnh trên ban xuống về việc chuyển đổi quy trình quản lý nên phân nửa CBTD phải đi học tập, đồng thời thời gian hoạt động của tháng 02/08 chỉ bằng 2/5 các tháng trong quý, đến tháng 03/08 doanh số cho vay bắt đầu đi vào hoạt động khá tốt như tháng 01/08. Tổng cộng quý I/08 doanh số cho vay đạt 50.075 triệu đồng, tăng 41.59% so với quý IV/07 tương ứng tăng 14.710 triệu đồng. So với tình hình khách hàng giảm từ quý IV/07 đến quý I/08 thì doanh số cho vay quý I/08 lại tăng so với quý IV/07 là do: Cơ chế cho vay hợp lý theo các văn bản hướng dẫn, nghị định thi hành mới của NH Nông nghiệp Trung ương. Để việc đầu tư phát triển cho vay hộ kinh tế đa dạng hóa tại địa phương nên mức cho vay được nâng lên cho phù hợp với nhu cầu sản xuất, đảm bảm đầy đủ vốn phát triển, trách trường hợp người dân phải chạy đi vay nặng lãi ở những nơi khác. Các hộ dân cư có nhu cầu vay vốn nhiều hơn, đất tăng giá làm tài sản đảm bảo của dân cư tăng. Chi nhánh liên hệ phòng Văn hóa thông tin Quận làm quảng cáo, in tờ bướm tới khách hàng trong địa bàn và các khách hàng là DN mà chi nhánh tập hợp sàng lọc. Tổ chức tuyên truyền thông qua lãnh đạo cấp chính quyền, đoàn thể và địa phương, thông qua mạng lưới cộng tác viên. Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay (01/08) Doanh số cho vay (02/08) Doanh số cho vay (03/08) Ngắn hạn 21.048 6.663 19.721 Trung-dài hạn 1.107 277 1.259 Tổng cộng Ngắn hạn: 47.432 Trung-dài hạn: 2.643 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh) Hình 1-Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn cho vay Qua bảng 4 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn rất cao so với trung-dài hạn, có hiện tượng này là do NHNo & PTNT-Chi nhánh Thủ Đức chủ yếu có nguồn vốn huy động ngắn hạn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn: Quận Thủ Đức phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là sản xuất nông nghiệp, cho hộ dân cư vay nên việc cho vay của NH thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của vay ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho sản xuất, cho vay đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Chính vì vậy mà trong hoạt động cấp tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, luôn trên 90%, mà cụ thể là quý I/08 tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng 95%. Doanh số cho vay trung-dài hạn: Việc cấp tín dụng trung-dài hạn của đơn vị chiếm tỷ trọng nhỏ 5%, bởi vì mục đích của tín dụng trung-dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm thiết bị sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng…nên các khoản vay này có thời gian thu hồi vốn rất lâu, lại có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay. Tóm lại trong thời gian tới NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức cần tăng cường đầu tư dư nợ cho tín dụng trung-dài hạn để tăng tỷ trọng doanh số cho vay trung-dài hạn. Thế nhưng, phải nhớ rằng tỷ trọng doanh số cho vay giữa ngắn hạn và trung-dài hạn có sự chênh lệch khá cao lại là xu hướng chung của các NH Thương mại. Vì nếu doanh số cho vay trung-dài hạn lớn mà thời gian thu hồi phải chờ nhiều năm sẽ ảnh hưởng đến doanh số thu nợ và độ rủi ro NH phải chịu là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, nên đơn vị vẫn cần đầu tư vào tín dụng ngắn hạn để có thu nhập trang trải cho chi phí và tạo ra lợi nhuận. Phân tích doanh số thu nợ từ khách hàng: Bất kỳ NH Thương mại nào cũng cho việc thu nợ trong hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng vì ngân hàng là tổ chức trung gian “đi vay để cho vay”. Để có vốn cho vay NH phải huy động vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế…và phải trả một chi phí gọi là chi phí sử dụng vốn; từ vốn vay này NH lại cho dân cư, các tổ chức kinh tế, DN…vay lại, từ đó NH thu một khoản lời từ khoản cho vay gọi là lãi suất cho vay. Phần lãi này phải đủ bù đắp cho phần chi phí hoạt động của NH, chi phí sử dụng vốn, cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Vì vậy việc thu hồi một khoản nợ phải đảm bảo sao cho đúng với hợp đồng là điều rất quan trọng đối với các NH Thương mại nói chung và NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức nói riêng. Bảng 5: Doanh số thu nợ quý I/08 Đơn vị tính: Triệu đồng Tháng 1/08 Tháng 2/08 Tháng 3/08 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Tăng (giảm) Số tiền Tăng (giảm) Doanh số cho vay 22.155 6.940 -15.215 20.980 -1.175 Doanh số thu nợ 20.541 5.650 -14.891 20.637 +96 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh) Hình 2-Biểu đồ so sánh doanh số cho vay và doanh số thu nợ Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy doanh số cho vay luôn cao hơn doanh số thu nợ một khoảng tương đối giống nhau qua các tháng. Càng về sau doanh số thu nợ càng sát với doanh số cho vay hơn. Do tình hình khách hàng trong các tháng của quý I/08 có biến động mạnh dẫn đến tình hình doanh số thu nợ cũng thay đổi theo. Cụ thể tháng 01/08 doanh số thu nợ là 20.541 triệu đồng; nhưng đến tháng 02/08 doanh số thu nợ chỉ là 5.650 triệu đồng, giảm khá mạnh so với tháng 01 trong cùng quý, số tiền giảm là 14.891 triệu đồng, vào tháng 03/08 doanh số thu nợ đạt 20.637 triệu đồng, tăng vượt mức so với tháng 02, số tiền tăng là 14.987 triệu đồng. Thông qua sự chênh lệch, thay đổi giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho thấy tình hình thu nợ của đơn vị diễn ra khá suôn sẻ, nếu doanh số cho vay là bao nhiêu thì doanh số thu nợ sẽ theo sát ở phía sau; chứng tỏ công tác thu nợ ở NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức được các CBTD thực hiện rất thường xuyên và rất đạt hiệu quả. Thông qua công tác thu nợ của đơn vị ta cũng phần nào nhận thấy rằng các hộ dân cư, kinh tế trên địa bàn Quận làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của NH. Đồng thời ta cũng thấy rằng đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định, kiểm tra,đánh giá khách hàng, lựa chọn khách hàng cho vay khá thành công, chứng tỏ CBTD luôn theo dõi quá trình sử dụng vốn và luôn đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, do đó luôn đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại được một cách nhanh chóng, ít gặp trường hợp thất thoát, không thu hồi lại được nợ. Chỉ qua quý I/2008 ta chưa thấy rõ được khả năng thực sự của đơn vị, nhưng nhìn chung ta thấy tình hình hoạt động tín dụng của NH đang phát triển tốt và còn tiếp tục đi lên. NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức dần dần mở rộng thị phần của mình tại địa bàn Quận, NH luôn giữ mối liên hệ với những khách hàng truyền thống và luôn nổ lực hết mình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, song song với việc tìm kiếm khách hàng mới. Với những nổ lực đó, khách hàng của NH ngày một tăng, chẳng những được khách hàng truyền thống là những hộ dân cư tin tưởng mà khách hàng là DN, tổ chức kinh tế tìm đến với NH cũng ngày một đông. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo tài tình của Ban Giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng phải kể đến nổ lực của CBTD, những người có năng lực thực sự và luôn luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất và luôn trung thực trong công tác thẩm định. 3.2.2 Phân tích rủi ro tín dụng: Ở các DN kinh doanh thương mại, sản phẩm, dịch vụ thì rủi ro nhất là không bán được sản phẩm, dịch vụ. Nhưng đối với tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thì rủi ro nhất là việc xuất hiện những khoản nợ khó đòi. Phân tích nợ quá hạn: Nợ khó đòi hay nợ quá hạn được xem là các khoản vay của khách hàng đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả đuợc đúng hạn. Nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn vì những lý do khách quan thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, nếu được ngân hàng đồng ý thì có thể làm đơn xin gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho NH thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Khi phát sinh nợ quá hạn có nghĩa là các khoản tiền NH bỏ ra cho vay đã gặp rủi ro, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, NH cần thường xuyên theo dõi các khoản vay để phát hiện kịp thời nợ quá hạn và tìm nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn; đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế, nhằm giải thiểu rủi ro cho NH và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như chất lượng quản lý tín dụng. Quan sát bảng số liệu ta thấy tình hình tỷ lệ nợ quá hạn của quý I/08 tại NHNo & PTNT VN-Chi nhánh Thủ Đức có tỷ lệ rất thấp, giảm đều qua các tháng cho thấy đây là hướng tích cực. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn tháng 01/08 là 1,01% tương ứng với nợ quá hạn là 224 triệu đồng; nhưng sang tháng 02/08 thì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,72% tương ứng 50 triệu đồng, giảm 0,29% so với tháng 01/08; đến tháng 03/08 tỷ lệ nợ quá hạn là 0.41% tương ứng với nợ quá hạn là 85 triệu đồng, giảm rõ rệt so với tháng 01/08 và là tháng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất quý . Bảng 6: Nợ quá hạn quý I/08 Đơn vị tính: Triệu đồng 01/08 02/08 03/08 Số tiền Số tiền Số tiền Doanh số cho vay 22.155 6.940 20.980 Doanh số thu nợ 20.541 5.650 20.637 Nợ quá hạn 224 50 85 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,01% 0,72% 0,41% (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh) Tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ NH đó hoạt động tốt, chất lượng tín dụng cao, rủi ro sẽ ít khi xảy ra. Thế nhưng các NH cũng phải chú ý rằng tỷ lệ nợ quá hạn thấp không có nghĩa là rủi ro sẽ không xảy ra vì vậy ta phải quan tâm đến nguyên nhân gây ra hiện tượng này để có thể kiểm soát phòng ngừa về sau. Có những nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Quận Thủ Đức là: Khách quan Do thời gian gần đây hay xảy ra dịch bệnh, các hộ chăn nuôi heo gà gặp rất nhiều khó khăn. Do các hộ dân cư làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Một số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình quản lý tín dụng ở Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn chi nhánh Thủ Đứcnăm 2008.doc
Tài liệu liên quan