Đề tài Phân tích tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex

- Khuynh hướng thị trường thay đổi, người ta thích sử dụng sản phẩm từ tôm thẻ chân trắng, còn trước đây thì thích sử dụng tôm sú, và sản phẩm từ tôm sú cũng là sản phẩm chủ lực của công ty, do thị trường thay đổi, nên công ty mất hợp đồng từ những khách hàng cũ của công ty đặc biệt là các khách hàng ở Nhật. Do mất khách hàng, chưa chuyển dổi sản phẩm kịp thời, nguồn nguyên liệu để sản xuất hạn hẹp, vì tôm thẻ chân trắng khó sản xuất được ở đồng bằng sông cửu long là vùng chuyên cung cấp nguyên liệu là tôm sú cho công ty. Bên cạnh đó, một số nước là thị trường chủ yếu của công ty như: Nhật, EU, Mỹ. chuyển sang thích ăn cá hơn thay vì ăn tôm nhiều như trước đây, vì vậy sản phẩm chủ lực của công ty không còn được ưa chuộng trên thị trường, và công ty cũng có kế hoạch chuyển đổi sản phẩm của mình cho phù hợp với thị trường, vì những lý do đó mà sản lượng của công ty liên tục giảm. Năm 2006 sản lượng giảm mạnh, nguyên nhân cũng giống như năm 2005, nhưng thêm vào đó, năm 2006 công ty tạm ngưng sản xuất để xây dựng nhà máy chế biến cá, vì vậy sản lượng năm 2006 giảm nhiều hơn so với năm 2005.

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3870 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới nên việc bố trí các phòng ban theo từng chức năng của Công ty như hiện nay là rất phù hợp. Đồng thời, việc nhóm các hoạt động chuyên môn hoá theo chức năng của Công ty cho phép các bộ phận hoạt động, phát huy và sử dụng hiệu quả tài năng chuyên môn rất hợp lý. Ø Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì Công ty đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên một cách tích cực hơn. Ngoài ra, việc đề bạt nhân viên giữ chức vụ quản lý trong Công ty là hợp lý vì nó sẽ tạo động lực đối với từng nhân viên khác, tuy nhiên, cũng rất dễ phát sinh mâu thuẫn và ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sắp tới Công ty có hướng lựa chọn nhân viên, mà vấn đề chủ yếu Công ty đang đặt ra đó chính là năng lực thật sự của từng nhân viên. Điều đó sẽ đem lại sự phù hợp với công việc hơn và đẩy nhanh tiến độ hoạt động của Công ty. Tất cả các quá trình tuyển dụng lao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bại của Công ty. 3.3. Sản phẩm và quy trình chế biến sản phẩm của công ty. 3.3.1. Sản phẩm của công ty SƠ ĐỒ 2: Cơ cấu bộ phận sản phẩm của công ty CAFATEX Toàn công ty Sản phẩm tôm Thủy sản khác Sản phẩm cá Sản phẩm tôm cao cấp Sản phẩm tôm đông block Sản phẩm cá cao cấp Sản phẩm cá đông block (Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty Cafatex) - Nhóm sản phẩm cao cấp: sản phẩm chế biến từ tôm (tôm Nobashi, tôm Shushi, Tempura, Ebi-fry, tôm hấp, tôm PTO), sản phẩm chế biến từ cá (cá Ebi, cá Tempura). - Nhóm sản phẩm đông block truyền thống: các sản phẩm cá, tôm đông block kích cỡ đa dạng. 3.3.2. Quy trình công nghệ Ø Giải thích tóm tắt quy trình chế biến của công ty Cafatex: Kỹ nghệ chế biến thực phẩm đông lạnh là một trong những kỹ nghệ phức tạp được thực hiện theo chu trình kín bắt đầu từ khâu tiếp nhận, xử lý nguyên liệu đầu vào. Tuỳ theo nhu cầu thị trường và đơn đặt hàng, sản phẩm chủ yếu là thực phẩm thủy sản cao cấp xuất khẩu. Có hai giai đoạn chủ yếu trong quy trình chế biến, sau đây là quy trình tóm tắt điển hình về chế biến tôm, cá (chiên) đông lạnh cao cấp xuất khẩu. SƠ ĐỒ 3: Quy trình chế biến sản phẩm của công ty. SXSP tinh chế cao cấp Nguyên liệu PX Tempura Sơ chế thô Kho trữ đông thành phẩm Thị trường xuất khẩu Vận chuyển Container T= -20 đến -18 độ C Vận chuyển đường bộ T= -20 đến -18 độ C Phân cỡ, phân loại Điều phối theo kế hoạch sản xuất Sơ chế cao cấp Xếp khuôn PX Nobashi Cấp đông (tủ đông) T= -40 đến – 35 độ C Đóng gói Cấp đông (băng chuyền) T= -40 đến -35 độ C PX luộc PX Ebi-Fry Đóng gói tự động Sản xuất SP thô Cân lô, lên list hàng bán (Nguồn : Phòng Kinh doanh của Công ty Cafatex) 3.3.3. Quy trình chuẩn bị nguyên liệu (sơ chế) 3.3.3.1. Khâu tiếp nhận Kiểm tra kích cỡ các loại, trọng lượng tại địa điểm thu mua: tôm, cá được đánh giá cỡ loại theo quy định, cân trọng lượng sơ bộ. Tôm, cá đến trước mua trước, ưu tiên tôm, cá có yêu cầu và chất lượng cao: cá nguyên con, tôm nguyên con, tôm vỏ. Nước được sử dụng để rửa tôm, cá là nước sạch làm mát, tôm, cá kém phẩm chất được tách riêng và ghi tỷ lệ. 3.3.3..2. Kiểm tra nguyên liệu tại phân xưởng Tôm, cá trước khi đưa vào sản xuất hoặc tồn trữ phải đánh giá lại xem có đáp ứng yêu cầu chất lượng nguyên liệu cần thiết để chế biến hay không. Sau đó, rửa sạch đưa vào chế biến hoặc tồn trữ. Tồn trữ bằng phương pháp muối đá: lớp đá, lớp tôm, cá trên mặt phủ bằng lớp đá xay mịn phủ kín nguyên liệu, nhiệt độ đảm bảo từ -2oC đến 0oC . Ngoài ra, có thể tồn trữ bằng thùng cách nhiệt đảm bảo nhiệt độ từ -2oC đến 0oC. Chiều dày lớp tôm, cá không quá 0,8 m. 3.3.3.3. Xử lý Cá, tôm nguyên liệu theo dạng sản phẩm: Cá nguyên con, tôm nguyên con, tôm thịt, tôm vỏ… Tôm, cá được sản xuất trên dây chuyền riêng phù hợp với từng loại. a. Tôm nguyên liệu: Vặt đầu tôm: Yêu cầu tôm vặt đầu còn giữ hai mép thịt đầu phẳng phiu. Nguyên liệu vừa đủ làm, tránh tình trạng quá tải, tôm vặt đầu có thể sơ chế trước. Sản phẩm không bị lây nhiễm, sạch, vừa sơ chế vừa kiểm tra, có sự giám sát của cán bộ quản lý KCS. Loại bỏ nội tạng, gạch, chân dính ở mép thịt đầu. Bóc vỏ, xẻ lưng lấy đường gân: Các loại tôm được chế biến tôm thịt được vợt đầu, bóc vỏ, xẻ lưng, rút chỉ. Giai đoạn này được tiếp xúc với nhiều vật dụng và tay người nên điều kiện đảm bảo vệ sinh phải nghiêm ngặt. Rữa tôm bằng nước đã xử lý sạch, lạnh, nước rữa tôm phải thay liên tục, tôm rữa trong rổ nhỏ 2 – 3 kg. Phân cỡ: Theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo yêu cầu của đơn đặt hàng, Thông thường có rất nhiều quy cách phân cỡ, tuỳ theo mỗi loại mà có cách phân cỡ khác nhau. Máy phân 5 loại cỡ sẽ phân loại tuỳ theo yêu cầu và quy cách đặt hàng của khách hàng. b. Cá: Lạng da, róc thịt, bỏ xương, đầu và quy trình sơ chế về vệ sinh thực phẩm như xử lý tôm nguyên liệu. 3.3.3.4. Quy trình chế biến thực phẩm cao cấp Sau khi nguyên liệu qua giai đoạn sơ chế, sản phẩm được băng tải đưa đến phân xưởng chế biến tôm, cá cao cấp xuất khẩu. Sau đó, sản phẩm được chuyển băng tải sang khâu cấp đông băng chuyền nhiệt độ -40oC < to < -30oC và qua máy tái đông, máy mạ băng (10-20%) trước khi đưa vào máy rung tách rời để chuẩn bị đóng gói chân không. Sản phẩm được đóng vào thùng carton theo quy cách đặt hàng và đưa vào kho trữ thành phẩm bảo quản nhiệt độ to < -18oC chờ xuất khẩu. Sản phẩm sẽ được xe lạnh chuyên dùng vận chuyển hàng xuất khẩu trong điều kiện thường xuyên ở nhiệt độ to < -18oC. 3.4. Tổng quát về thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của công ty Cafatex. 3.4.1. Thuận lợi và khó khăn 3.4.1.1. Thuận lợi - Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được đặt ngay tại vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, có nguồn lao động dồi dào, có cơ sở hạ tầng khá tốt. - Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý thông tin chính xác và kịp thời, từ đó, làm cho hoạt động trong toàn Công ty luôn được hài hoà với nhau, từ khâu thu mua, quyết định công nghệ chế biến đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm,… đều đạt được tiêu chuẩn cao, đủ chất lượng để Công ty có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác. - Công ty luôn tìm hiểu kỹ các khách hàng trước khi giao dịch, buôn bán với họ nhằm tránh những phi vụ, hợp đồng làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng. - Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Công ty đều được khách hàng ưa chuộng. - Hiện nay, công ty Cafatex đã tạo được uy tín cao trên thương trường. Chất lượng sản phẩm Công ty ngày càng được ổn định và đa dạng hoá, mặt hàng có giá trị gia tăng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, giá trị xuất khẩu ngày càng lớn và lợi nhuận bình ổn qua các năm, thể hiện rõ sự vững chắc trong việc phát triển Công ty và đó là niềm cổ vũ rất lớn cho Công ty. - Công ty có công nghệ chế biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Công ty Cafatex có nguồn lao động dồi dào có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn khi Công ty cần. - Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc. 3.4..1.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi giúp công ty Cafatex có điều kiện phát triển thì vẫn còn tồn tại những khó khăn phải kể đến: - Vấn đề nguyên liệu đầu vào là một vấn đề nhức nhối không chỉ riêng của công ty Cafatex mà của tất cả các công ty hoạt động trong nghề. Muốn có thành phẩm phải có nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn mang tính thời vụ. Mặt khác, nhà nước chưa có chính sách quy hoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính khoa học cao, nên còn có những vụ mùa thất thu lớn đẩy các doanh nghiệp chế biến các loại mặt hàng thủy sản rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Hơn nữa, công ty Cafatex lại nằm ở vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, không gần biển nên nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu… nên gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, ở khu vực ĐBSCL hiện nay có rất nhiều công ty chế biến hàng thủy sản phải kể đến như Cataco, Nam Hải, Agifish,… đa số những công ty này đều xuất khẩu những mặt hàng đông lạnh giống như nhau đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu đầu vào làm số lượng và giá cả nguyên liệu thường xuyên bị biến động, không được ổn định. - Hiện nay, trên thị trường sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, thể hiện ở các chính sách như giảm giá bán, khuyến mãi… mà Công ty từ trước tới nay lại không chú trọng nhiều đến khâu khuyến mãi, vì vậy, những chính sách này đã làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp không ít những khó khăn so với các công ty khác cùng trong ngành. - Mặc dù, đội ngũ Marketing của Công ty tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng còn thiếu về số lượng nên việc thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng là chưa đủ. - Việt Nam chưa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên công ty Cafatex phải chịu mức thuế khá cao nếu muốn xuất khẩu sang các nước khác trong WTO, điều nay dẫn đến giá bán sản phẩm cao làm cho Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. - Công ty Cafatex hiện tại vẫn chưa có thị trường tiêu thụ nội địa ổn định. 3.5. Mục tiêu và chức năng của Công ty 3.5.1. Mục tiêu của công ty năm 2007. - Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng thêm giá trị thương hiệu CAFATEX, phát triển công ty bền vững và lâu dài. - Đưa thương hiệu CAFATEX trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp CAFATEX phát triển bền vững lâu dài và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản. 3.5.2. Chức năng ü Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói thủy súc sản xuất khẩu. ü Kinh doanh xuất - nhập khẩu và phân phối sản phẩm thủy - súc sản qua chế biến, đóng gói thực phẩm và hàng tiêu dùng khác cho thị trường trong và ngoài nước. ü Kinh doanh xuất - nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị máy móc cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến đóng gói thủy sản cho thị trường trong và ngoài nước. 3.6. Phương hướng hoạt động của Công ty Cafatex Công ty cổ phần thủy sản Cafatex trước đây là doanh nghiệp nhà nước, chuyên sản xuất và chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo yêu cầu của chính phủ. Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và sản phẩm của công ty Cafatex đã có mặt tại các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ… Gần đây, Công ty đã xâm nhập được thị trường Hoa Kỳ sau khi Mỹ xoá lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam có hiệu lực. Cùng với xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp, Cafatex đã cổ phần hoá năm 2004 với tên là công ty cổ phần thủy sản Cafatex. Sau khi cổ phần hoá thì Cafatex phải tự vận động để giữ vững thị trường, nâng cao uy tín Cafatex trên trường quốc tế. Do vậy, Cafatex đã xác định phương hướng phát triển: - Công ty cổ phần Thủy Sản CAFATEX là đơn vị xuất khẩu thủy sản nên chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của Công ty. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn của ngành và tiêu chuẩn quốc tế. - Để thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các thị trường nước ngoài đòi hỏi sản phẩm Công ty phải đạt được các chuẩn quốc tế về tất cả các mặt như nhất lượng sản phẩm, dư lượng kháng sinh… Đồng thời, Công ty phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động marketing, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và thực hiện chuyên môn hoá các mặt hàng chính của công ty. Công ty cũng phấn đấu tăng doanh thu, hoàn thành các khoản phải trả, tạo thêm nhiều việc làm nhằm giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp, cố gắng tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. - Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường EU, Châu Phi vì đây là những thị trường tiềm năng và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh ở chiều rộng lẫn chiều sâu. - Hoàn thiện khâu sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc với trang thiết bị hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai. Tập trung sản xuất các mặt hàng có chất lượng và giá trị cao, có tỷ lệ sinh lời ổn định, gia tăng hơn nữa các mặt hàng chủ lực và cao cấp. Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài đó là việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể thâm nhập được vào các thị trường mới và áp dụng chương trình quản lý chất lượng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, ISO 9002,… điều này đòi hỏi Công ty phải có sự quyết tâm đầu tư, duy trì và bảo dưỡng thường xuyên không những về cơ sở hạ tầng, mà còn phải đào tạo đội ngũ lao động nhằm nâng cao tay nghề và kiến thức cho cả nhà quản lý và công nhân. Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT. 4.1. Phân tích tình hình sản xuất hiện tại của công ty. 4.1.1. Phân tích tình hình sản xuất về mặt khối lượng sản phẩm. 4.1.1.1. Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản xuất. a. Đánh giá chung sự biến động giá trị sản xuất giữa thực tế và kế hoạch. Bảng 4.1. Giá trị sản xuất thực tế qua 3 năm của công ty. ĐVT : 1.000 đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh lệch (2005/2004) Chênh lệch (2006/2005) Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 1.Giá trị thành phẩm 1.279.527.416 1.383.737.943 1.262.981.824 122.210.526 46,73 -120.756.118 -31,47 2.Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu thu hồi. 1.802.221 2.329.655 1.061.534 527.434 29,27 -1.268.121 -54,43 3.Giá trị bán thành phẩm, sản phẩm dở dang 8.012.546 8.918.327 9.858.253 905.780 11,30 939.926 10,54 4.Giá trị sản xuất (1+2+3) 271.342.184 394.985.926 273.901.613 123.643.741 45,57 -121.084.313 -30,66 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán của công ty Cafatex Nhìn chung giá trị sản xuất năm 2006 giảm rất mạnh so với năm 2005, trong khi giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2004 tăng rất nhiều, năm 2005 tăng về số tuyệt đối là 123.643.741, về số tương đối là 45,57%, tăng gần 50%, chứng tỏ công ty làm ăn rất hiệu quả đặc biệt là sản xuất, tuy nhiên năm 2006 tình hình này không còn tốt nữa, giá trị sản xuất giảm rất mạnh, giảm 30,66% (giảm 121.084.313), làm ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2006, nguyên nhân là do giá trị của thành phẩm giảm, cụ thể về số tuyệt đối giảm 120.756.118 ngàn đồng giảm 31,47%. Như vậy giá trị sản xuất năm 2006 giảm là do thành phẩm giảm, vì vậy cần phân tích nguyên nhân cụ thể làm giảm giá trị thành phẩm. Bên cạnh đó, mặc dù giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu thu hồi giảm rất nhiều, cụ thể giảm 54,43% , tuy nhiên về giá trị thì yếu tố này chỉ giảm 1.268.121 ngàn đồng, chiếm tỷ lệ rất thấp so với giá trị sản xuất, cho nên dù giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu thu hồi giảm mạnh nhưng không thể làm tăng giá trị sản xuất mà chỉ làm hạn chế phần nào tỷ lệ giảm giá trị sản xuất trong năm 2006. Để thấy rõ hơn nguyên nhân làm giá trị sản xuất năm 2006 giảm cần phân tích sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất. Các yếu tố đó bao gồm: giá trị thành phẩm, giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu thu hồi, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang. Phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị sản xuất. Áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá sự biến động của một số yếu tố cấu thành giá trị sản xuất, tìm ra nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch của công ty. Phân tích một số yếu tố: giá trị thành phẩm; giá trị sản phẩm phụ, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi; bán thành phẩm, sản phẩm dở dang. Bảng 4.2: Giá trị thực tế và kế hoạch của một số yếu tố năm 2006 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Tăng(+), giảm(-) so với kế hoạch Giá trị Tỷ lệ (%) 1.Giá trị thành phẩm 1.689.036.113 1.262.981.824 -426.054.288 -25.22 2.Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu thu hồi. 1.376.528 1.061.534 -314.993 -22,88 3.Chênh lệch số dư đầu kỳ và cuối kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm dở dang 11.409.351 9.858.253 -1.551.097 -13,59 4.Giá trị sản xuất (1+2+3 ) 401.906.793 273.901.613 -128.005.180 -31,85 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty Cafatex. Giá trị thành phẩm. Bảng 4.3: Giá trị thành phẩm thực tế và kế hoạch năm 2006 ĐVT: 1.000 đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Sản lượng (kg) 12.696.450 10.941.740 7.154.238 Thành phẩm 1.279.527.416 1.383.737.943 1.262.981.824 Giá thành đơn vị 100,77 126,46 176,53 Nguồn: báo cáo sản xuất tiêu thụ năm 2006 của công ty Cafatex. Xét sự thay đổi về sản lượng, giả sử giá thành đơn vị không thay đổi thì giá trị thành phẩm năm sau giảm hơn năm trước như vậy sản lượng giảm làm cho giá trị sản xuất giảm. Sản lượng giảm do các nguyên nhân: Khuynh hướng thị trường thay đổi, người ta thích sử dụng sản phẩm từ tôm thẻ chân trắng, còn trước đây thì thích sử dụng tôm sú, và sản phẩm từ tôm sú cũng là sản phẩm chủ lực của công ty, do thị trường thay đổi, nên công ty mất hợp đồng từ những khách hàng cũ của công ty đặc biệt là các khách hàng ở Nhật. Do mất khách hàng, chưa chuyển dổi sản phẩm kịp thời, nguồn nguyên liệu để sản xuất hạn hẹp, vì tôm thẻ chân trắng khó sản xuất được ở đồng bằng sông cửu long là vùng chuyên cung cấp nguyên liệu là tôm sú cho công ty. Bên cạnh đó, một số nước là thị trường chủ yếu của công ty như: Nhật, EU, Mỹ... chuyển sang thích ăn cá hơn thay vì ăn tôm nhiều như trước đây, vì vậy sản phẩm chủ lực của công ty không còn được ưa chuộng trên thị trường, và công ty cũng có kế hoạch chuyển đổi sản phẩm của mình cho phù hợp với thị trường, vì những lý do đó mà sản lượng của công ty liên tục giảm. Năm 2006 sản lượng giảm mạnh, nguyên nhân cũng giống như năm 2005, nhưng thêm vào đó, năm 2006 công ty tạm ngưng sản xuất để xây dựng nhà máy chế biến cá, vì vậy sản lượng năm 2006 giảm nhiều hơn so với năm 2005. + Xét sự thay đổi về giá thành đơn vị, sản lượng không thay đổi, giá thành liên tiếp tưng qua các năm, như vậy khi sản lượng không thay đổi, giá thành đơn vị tăng thì giá trị thành phẩm cũng tăng lên. Giá thành đơn vị liên tiếp tăng qua các năm nguyên nhân do: - Chi phí tăng do giá nguyên vật liệu tăng, lương công nhân tăng, giá công cụ dụng cụ, vật liệu phụ tăng.... - Giá trị thành phẩm năm 2006 so năm 2005 giảm 31.47%, giá trị thành phẩm giảm là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá trị sản xuất giảm. Giá trị thành phẩm giảm do nguồn cung ứng nguyên liệu không ổn định, do sự biến động trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển từ nhà máy tôm sang nhà máy cá nên công nhân chưa thích ứng với điều kiện lao động mới. Nhà máy cá mới đưa vào sử dụng năng suất chưa cao. Trước đây công ty chủ yếu là xuất khẩu tôm nên tập trung hầu hết các nguồn lực vào sản xuất tôm, thêm vào đó việc sản xuất tôm đã được làm từ rất lâu, công ty đã tích lũy được không ít kinh nghiệm trong sản xuất tôm, nên vấn đề sản xuất sản phẩm tôm đạt chất lượng tốt, năng suất cao, phù hợp với người tiêu dùng là điều không khó với công ty, vì vậy giá trị sản xuất của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2005, tăng gần 50%. Nhưng do nhu cầu thị trường, tôm không còn là sản phẩm được người tiêu dùng ngoài nước ưa chuộng như trước đây, người ta chuyển sang dùng cá với nhiều lý do khác nhau, và người tiêu dùng tại một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty như: Nhật, EU, Mỹ, Trung Quốc...chuyển sang thích dùng sản phẩm từ tôm thẻ chân trắng, mà loại tôm này khó sản xuất được ở đồng bằng sông cửu long là vùng chuyên sản xuất tôm sú cung cấp cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu, và là vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công ty Cafatex, và công ty đã mất đi ưu thế của mình là công ty chế biến thủy sản nằm trong vùng nguyên liệu dồi dào. Vì vậy để thích ứng với thị truờng công ty cũng đã chuyển đổi theo, tập trung vào sản xuất cá, vì vậy công ty đã ngưng sản xuất trong ba tháng để xây dựng nhà máy chế biến cá với quy trình công nghệ hiện đại, khép kín, trong khi nguyên liệu để sản xuất tôm không còn ổn định như trước nên giá trị thành phẩm cũng vì vậy mà giảm rất mạnh. Khi đưa nhà máy mới vào sử dụng thì công suất không như mong muốn, do công nhân chưa quen với công nghệ mới, chuyển đổi công việc, trước đây chủ yếu chế biến tôm, nên tay nghề công nhân chưa cao. Từ những nguyên nhân trên đã làm cho giá trị thành phẩm của công ty giảm mạnh trong năm 2006. Giá trị sản phẩm phụ, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi. Bảng 4.4. Giá trị Giá trị sản phẩm phụ, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi năm 2004 - 2005 - 2006 ĐVT: 1.000 đồng. Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị sản phẩm phụ 1.175.461 1.458.912 645.723 Giá trị phế phẩm 5.423.16 748.236 284.351 Giá trị phế liệu thu hồi 84.443 122.506 131.459 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính qua 3 năm Giá trị sản phẩm phụ, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi năm 2004 so năm 2005 tăng do công ty hợp đồng trước với khách hàng với giá cao, đồng thời sản lượng năm 2005 tăng đáng kể so năm 2004 (29.27%), bên cạnh đó chất lượng sản phẩm chưa tốt nên tỷ lệ phế phẩm lớn. Năm 2006 tỷ lệ này giảm do công ty bị chiếm hợp đồng, phải bán cho khách hàng mới với giá thấp hơn nhiều so năm 2005, năm 2006 công ty đã nhập máy móc thiết bị mới nên tỷ lệ phế phẩm giảm đáng kể. Chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm đang chế tạo năm 2005 tăng so năm 2004 là11.3%, bằng giá trị là 905.780.902 đồng, năm 2006 so năm 2005 tiếp tục tăng, cụ thể về giá trị tuyệt đối là 939.926.084, về số tương đối là 10.54%, tỷ lệ này tăng do những tháng đầu năm công ty có lượng đơn đặt hàng lớn, để đảm bảo sản xuất và giao hàng đúng thời hạn. Vào đầu năm tỷ lệ lao động nghỉ việc ngày càng tăng qua các năm do nền kinh tế thay đổi, việc làm càng nhiều, mức lương phong phú…. Vì vậy công ty luôn có lượng bán thành phẩm lớn và ngày càng tăng qua các năm. Mặt khác, công ty luôn có hợp đồng với lựơng xuất khẩu lớn vào những tháng đầu năm. Vào những tháng cuối năm là tháng thu họach thủy sản của nông dân, vì vậy những tháng cuối năm nguồn nguyên liệu rất lớn, để đảm bảo nguyên liệu không bị giảm chất lượng, sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng, mà hầu hết là những khách hàng khó tính nhất hiện nay trên thế giới như: Nhật, mỹ, một số nước EU…. Công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, mặc dù bán thành phẩm, sản phẩm dở dang nhiều nhưng luôn đảm bảo đủ chất lựơng khi đến tay người tiêu dùng. Chênh lệch số dư đầu kỳ cuối kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm dở dang Chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm giảm 1.551.097 ngàn đồng giảm 13,59% so với kế hoạch. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giá trị sản xuất giảm, và yếu tố này giảm làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, cụ thể làm giá trị sản xuất giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất của công ty. Việc không đảm bảo được giá trị chênh lệch đầu kỳ, cuối kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm dở dang gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất, không đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch, bên cạnh đó nó càn ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của công ty, công ty sẽ không sản xuất kịp thời và giao hàng đúng hạn. Phân tích ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến giá trị sản xuất. Bảng 4.5: Tỷ trọng của từng loại sản phẩm chiếm trong tổng số sản phẩm. ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ (%) Sản phẩm thô Tôm đông block 314.579.955 30,42 Cá đông block 15.562.911 1,50 Sản phẩm cao cấp Tôm đông 542.499.141 52,46 Cá đông 161.465.021 15,61 Tổng sản lượng 1.034.107.029 100,00 Nguồn: Báo cáo tình hình thu mua, chế biến tiêu thụ của công ty năm 2006. Giá trị của từng loại sản phẩm xác định bởi các yếu tố: nguyên vật liệu cấu thành, giá trị của lao động quá khứ dịch chuyển vào sản phẩm giá trị của hao phí lao động sống sản xuất sản phẩm. - 4.237.531,15 Q 1.079.605.928.480 1.120.039.348.978 T 9.541,74 9.541,74 Như vậy kết cấu mặt hàng ảnh hưởng đến giá trị sản xuất vì Q khác 0. T Tỷ lệ sản phẩm tôm chiếm gần 75% tổng sản lượng trong khi đó nhu cầu thị trường hiện nay thích sử dụng các sản phẩm cá hơn, vì vậy mặc dù tỷ lệ sản phẩm tôm gấp hơn 5 lần sản phẩm cá tuy nhiên về giá trị chỉ gấp 3 lần, như vậy cho thấy về kết cấu mặt hàng của công ty chưa hợp lý, cho nên kết cấu mặt hàng của công ty trong năm 2006 ảnh hưởng rất lớn đến gí trị sản xuất. Trong năm 2006 công ty đã chuyển đổi dần cơ cấu sản phẩm từ chủ yếu là sản xuất tôm xuất khẩu sang sản xuất cá tra cá ba sa là chủ yếu, cho phù hợp với tình hình hiện tại của công ty thủy sản và với nhu cầu của khách hàng khó tính ngòai nước. Q Rõ ràng qua tính toán cụ thể từ kết quả thực tế tỷ lệ từng loại mặt hàng của công ty, ta thấy kết cấu mặt hàng đã ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị sản xuất T = - 4.237.531,15 là một số âm thể hiện sự ảnh hưởng tiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex.doc
Tài liệu liên quan