MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghên cứu 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Phạm vi về không gian 3
1.4.2 Phạm vi về thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu. 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Cơ sở lý luận và phân tích ngành hàng 4
2.1.2 Khái niệm sản xuất bưởi an toàn chất lượng. 5
2.1.3 Kênh tiêu thụ, kênh tiêu thụ vững chắc. 8
2.1.4 Một số vấn đề về thương hiệu 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 11
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 11
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 12
Chương 3: PHÂN TÍCH CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẨN XUẤT BƯỞI Ở THỊ XÃ BẾN TRE 13
3.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu 13
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thị xã Bến Tre 13
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 14
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 16
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi. 19
3.2.1. Quy mô sản xuất bưởi 19
3.2.2. Tình hình sản xuất bưởi. 22
3.3. Đánh giá thực trạng và hiệu quả của trái bưởi mang lại 25
Chương 4: PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG BƯỞI DA XANH Ở THỊ XÃ BẾN TRE 26
4.1. Khái quát về phân tích ngành hàng Bưởi 26
4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất của hộ trồng bưởi .26
4.2.1. Tổng quan về hộ sản xuất bưởi. 26
4.2.2. Phân tích chi phí hộ sản xuất bưởi: 32
4.2.3. Tình hình doanh thu của hộ sản xuất bưởi(bưởi da xanh) 35
4.2.4. Lợi nhuận của hộ sản xuất bưởi 36
4.2.5. Các chỉ số tài chính của hộ sản xuất bưởi da xanh 37
4.2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cây bưởi da xanh. 37
4.2.7. Phân tích về tình hình tiêu thụ và doanh thu của nông dân sản xuất bưởi da xanh 41
4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của thương lái 43
4.3.1. Thông tin tổng quan về thương lái 43
4.3.2. Tình hình về chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của thương lái 48
4.3.3. Doanh thu của mặt hàng bưởi 50
4.3.4. Các tỷ số tài chính 52
4.4. Phân tích hiệu quả kinh tế của hộ buôn bán trực tiếp 53
4.4.1. Tổng quan về hộ buôn bán trực tiếp 53
4.4.2. Phân tích về chi phí hoạt động của hộ buôn bán trực tiếp 57
4.4.3. Tình hình về doanh thu và lợi nhuận của hộ buôn bán trực tiếp (khi tính ở mặt hàng bưởi) 59
4.4.4. Các tỷ số tài chính .60
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ SẢN XUẤT, THU GOM VÀ BUÔN BÁN TRỰC TIẾP Ở THỊ XÃ BẾN TRE 62
5.1. Một số tồn tại và nguyên nhân 62
5.1.1. Đối với hộ sản xuất 62
5.1.2. Đối với thương lái 63
5.1.3. Đối với hộ buôn bán trực tiếp 64
5.2. Một số giải pháp đối với hộ sản xuất thu gom và buôn bán trực tiếp 64
5.2.1. Đối với hộ sản xuất 64
5.2.2. Đối với thương lái 66
5.2.3. Đối với hộ buôn bán trực tiếp 67
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
6.1. Kết luận 68
6.2. Kiến nghị 68
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4172 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng bưởi tại Thị xã Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cán bộ kỹ thuật, có thể tuyên truyền phổ biến cho cộng đồng khi điểm trình diễn đã được thực hiện, tổ chức tham quan các mô hình trồng bưởi Da xanh tiêu biểu có hiệu quả kinh tế cao.
Định mức chi phí cho mô hình trồng Bưởi da xanh (Dự án 500 ha)
Bảng 5: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI CỦA TXBT
ĐVT:1000 đồng
TT
Nội dung
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Lao động trực tiếp
Công lên mô và trồng
Công
100
50
5.000
Công phun thuốc BVTV
Công
80
50
4.000
Công bón phân
Công
60
50
3.000
Công tỉa cành tạo tán
Công
40
50
2.000
Công chăm sóc vườn (vét mương, tưới,...)
Công
50
50
2.500
2
Nguyên liệu, vật liệu
Cây giống
Cây
400
10
4.000
Phân bón vô cơ
Kg
1.000
5
5.000
Phân bón hưu cơ
Kg
3.000
3
9.000
Thuốc bảo vệ thực vật
Kg-lit
15
200
3.000
3
Dụng cụ , phụ tùng
Cuốc xẻn, cưa kéo
Cái
5
50
250
Bình phun thuốc
Cái
5
100
500
Thùng tưới
Cái
5
30
150
Bảng thí nghiệm
Bảng
1
200
200
Bẩy vàng để thu hut côn trùng
Bảng
40
20
800
4
Năng lượng nhiên liệu
Điện, Xăng dầu
Kw/lit
100
10
1.000
5
Chi khác
Vận chuyển
Chuyến
1
1.000
1.000
Tổng
29.400
(Nguồn: Số liệu Phòng kinh tế Thị xã Bến Tre năm 2006)
3.2.2 Tình hình sản xuất bưởi
Bảng 6: DiỆn tích bưỞi cỦa tỈnh qua các năm
Diện tích
Đvt
2004
2005
2006(Ước TH)
So sánh 2006/2005(%)
Tổng diện tích
Ha
2.366
3.004
3.651
121,54
Diện tích trồng mới
Ha
-
-
-
-
Diện tích kinh doanh
Ha
-
1.233
1.898
153,93
Năng suất
Tạ/ha
-
128
101
79,13
(Nguồn: Sở nông nghiệp & PTNT tỉnh Bến Tre)
Qua bảng 6 cho thấy diện tích bưởi không ngừng tăng qua các năm, từ năm 2004 đến năm 2006, đạt được 3.651 ha bưởi. Hiện nay Bến Tre nổi tiếng với đặc sản Bưởi da xanh với phẩm chất ngon, được nhiều người ưa thích, và diện tích loại bưởi này cũng tăng dần theo nhu cầu của người tiêu dùng. Trên địa bàn TXBT, Bưởi da xanh là loại bưởi được trồng chủ yếu và chiếm diện tích lớn nhất so với các loại bưởi khác. Với 30 mẫu điều tra thì có 29 người trồng Bưởi da xanh. Diện tích bưởi 5 roi chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng diện tích này, phần lớn là vườn cũ đang được trồng xen Bưởi da xanh để thay đổi trong tương lai. Hiện nay, bưởi da xanh không ngừng phát triển về diện tích. Nó đang được các chính quyền địa phương quan tâm và khuyến khích phát triển với nhiều hình thức như cho vay vốn để mua giống, phân bón...Tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất để hỗ trợ nông dân trong việc canh tác loại cây này.
Trình độ canh tác:
Nhờ sự đầu tư khuyến khích của chính quyền địa phương, hiện nay phần lớn các nông đân đều được trang bị kiến thức chăm sóc các loại cây trồng. Tuy nhiên vẫn chưa thay đổi được tập quán sản xuất cũ, còn sản xuất theo hướng tự phát, trồng xen phân tán, chăm sóc, bón phân, xịt thuốc theo thói quen cũ gây lãng phí, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gây hại cho các thiên địch của cây và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đặc điểm khu vực đất ít, nên diện tích đất phân tán, chia nhỏ cho từng hộ, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật của canh tác giữa các hộ cũng không giống nhau, nên năng suất và chất lượng sản phẩm giữa các hộ chưa đồng đều. Nó còn hạn chế trong việc áp dụng một số tiến bộ KHKT trong quá trình sản xuất, làm tăng chi phí, sản phẩm không tập trung, số lượng nhỏ. Đây là những rào cản nghiêm trọng trong quá trình đưa sản phẩm ra nước ngoài.
Chất lượng của trái bưởi:
Để tăng giá trị của sản phẩm thì việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm là một trong những biện pháp. Hiện nay để sản phẩm đứng vững trên thị trường, thì việc đảm bảo chất lượng là một yếu tố không thể thiếu. Nó phụ thuộc rất nhiều vào giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện trồng. Chất lượng của trái bưởi hiện nay ngày càng có xu hướng được đảm bảo do người dân có chuyển sang sản xuất chuyên canh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ trồng xen với diện tích nhỏ. Đây là những nguồn có nguy cơ không đảm bảo chất lượng do trồng xen với những cây cùng họ và điều kiện chăm sóc không đầy đủ, không đúng kỹ thuật, việc áp dụng các biện pháp cũng khó khăn, tốn kém do nó không có lợi thế về tính hiệu quả nhờ quy mô.
Thị trường tiêu thụ của trái bưởi, kênh phân phối:
Hiện thị trường tiêu thụ của trái bưởi ở TXBT có 2 kênh chính:
- Nông dân - Người buôn bán lẻ - Người tiêu dùng
- Nông dân - Thu gom - Người buôn bán lẻ trong tỉnh và thương lái ngoài tỉnh.
- Nông dân - Thương lái ngoài tỉnh
Bưởi da xanh một phần được tiêu thụ tại TXBT. Đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và khách tham quan du lịch đến Bến Tre. Đây là một bộ phận khách hàng đem lại giá trị tương đối cao. Một phần được vận chuyển qua các tỉnh khác để tiêu thụ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Những sản phẩm đẹp được đưa vào các siêu thị, cửa hàng lớn, mang lai giá trị cao. Những sản phẩm giá trị thấp hơn được tiêu thụ tại các chợ nhỏ, khu vực dân cư có mức sống trung bình, thấp. Bưởi Da xanh có giá trị cao hơn các loại bưởi khác. Do đó nó chỉ có tiêu thụ mạnh ở các vùng dân cư có thu nhập tương đối cao. Giá bưởi da xanh loại 1 trung bình khoảng 18.000đ/kg. Trong khi bưởi 5 Roi cũng là một trong những sản phẩm nổi tiếng, giá loại 1 trung bình khoảng 12.000đ/kg, giá bưởi Da xanh gấp 1,2 lần giá bưởi 5 Roi.
Hiện tại thị truờng bưởi Da xanh cũng như các loại bưởi khác chỉ tiêu thụ khu nội địa, chưa bước xa được thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chính là do sản phẩm có chất lượng và số lượng chưa đủ để xuất khẩu.
- Tình hình xây dựng và bảo vệ thương hiệu hiện nay:
Thương hiệu của bưởi 5 Roi đã được phát triển mạnh ở Vĩnh Long. Tuy nhiên thì ở Bến Tre chưa có thương hiệu của bưởi 5 Roi. Bưởi 5 Roi ở Bến Tre cũng kém chất lượng hơn bưởi 5 Roi ở Vĩnh Long, do điều kiện thổ nhưỡng. Vì vậy loại bưởi này bị giới hạn về diện tích. Những năm gần đây có diện tích bưởi da xanh không ngừng phát triển do phẩm chất ngon bán được giá cao. Từ việc đạt được giải B (giải Nhì) trái ngon do Viện cây ăn quả Miền Nam tổ chức thì tên tuổi của bưởi Da xanh Bến Tre được nhiều người biết đến. Do đó mà diện tích bưởi Da xanh cũng tăng dần lên. Ở Bến Tre hiện nay đã có 2 thương hiệu bưởi Da xanh đã đăng ký do ông Hai Hoa ở Chợ Lách và ông Ba Rô ở Mỏ Cày thực hiện. Tuy nhiên việc bảo vệ cho thương hiệu này đứng vững, phát triển và mở rộng thì còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do thiếu sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn cung cấp cho khách hàng. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do không trồng tập trung, chưa phát triển vườn chuyên canh và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để tạo sản phẩm đồng bộ về chất lượng, kích cỡ và mẫu mã.
Chính quyền địa phương cần quan tâm và tạo điều kiện phát triển thương hiệu này, tăng cường quảng bá sản phẩm để khi nói đến sản phẩm bưởi Da xanh người ta nghĩ ngay đến Bến Tre và ngược lại.
Hiện đã có thương hiệu bưởi Da xanh của ông Ba Rô thiêt kế trang web để quảng cáo cho sản phẩm(Email: buoibr99 daxanh @yahoo.com). Tình trạng chung hiện nay khi đăng ký thương hiệu là: giá trị của sản phẩm được nâng lên khi có thương hiệu, khách hàng tìm đặt mua với số lượng lớn trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện tại không đủ. Vì vậy phải từ chối bỏ qua nhiều hợp đồng lớn.
3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ TRÁI BƯỞI MANG LẠI
- Nhìn chung thì bưởi là loại cây dễ trồng, thích hợp với nhiều vùng đất. Sản phẩm cũng có giá trị tương đối cao và ổn định.
- Theo nguồn thống kê của sở nông nghiệp Bến Tre thì lợi nhuận của cây bưởi mang lại trên 1 ha là 69,9 triệu đồng. Thị trường của cây bưởi vẫn còn rất rộng và tương lai sẽ còn được mở rộng hơn nữa. Vì vậy, có thể mở rộng diện tích cho loại cây này trong những năm tới. Việc tiêu thụ của nông dân hiện nay cũng tương đối thuận lợi, sản phẩm được bán tại vườn. Tuy nhiên qua thương lái thì lợi nhuận của người sản xuất bị mất đi một phần.
Chương 4
PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG BƯỞI DA XANH
Ở THỊ XÃ BẾN TRE
4.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH NGHÀNH HÀNG BƯỞI
Chương này sẽ tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, chi phí của ngành hàng. Ba loại đối tượng chủ yếu được phân tích là: hộ sản xuất, hộ thu gom, và người buôn bán trực tiếp, phương pháp phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích tần số và phương trình hồi qui đa biến. Loại bưởi Da xanh sẽ được đi sâu nghiên cứu hơn các loại Bưởi khác.
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỘ TRỒNG BƯỞI
4.2.1 Tổng quan về hộ sản xuất bưởi
Qua kết quả điều tra ở bảng 7 cho thấy, trong các mẫu thu được thì phần lớn chủ hộ có diện tích đất canh tác nông nghiệp trung bình là 6,98 công, hộ có diện tích lớn nhất là 28 công và hộ có diện tích nhỏ nhất là 3 công. Trong đó diện tích bưởi Da xanh chiếm trung bình khoảng 2,59 công. diện tích bưởi Da xanh lớn nhất chiếm khoảng 10 công và nhỏ nhất là 1công. Từ số liệu điều tra ta thấy đuợc diện tích bưởi Da xanh đã được mở rộng rất nhiều so với diện tích bưởi 5 Roi, diện tích bưởi 5 Roi hiện chỉ chiếm trung bình khoảng 1,31 công. Diện tích bưởi 5 Roi chỉ ở mức giới hạn từ 3 – 5 công trong diện tích của nông hộ.
Bảng 7: Cơ cẤu diỆn tích đẤt nông nghiỆp cỦa nông hỘ
ĐVT: công
Khoản mục
Mẫu
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Tổng diện tích
30,0
3,0
28,0
6.98
Diện tích bưởi Da xanh
29,0
1,0
10,0
2.67
Diện tích 5 Roi
8,0
1,0
3,o
1.63
Diện tích trồng khác
1,0
1,0
1,0
1.00
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)
Diện tích bưởi khác thường là bưởi Long, bưởi Bác Hồ,...đây là những loại bưởi địa phương được trồng từ lâu với mục đích chỉ để tiêu dùng trong gia đình và làm quà biếu, vì giá trị kinh tế nó không cao, nên không được đầu tư mở rộng diện tích.
- Riêng đối với bưởi Bác Hồ có đặc điểm trái to lạ nên thường được nhiều khách du lịch để mắt đến, nó thường bán chạy và tăng giá trong dịp lễ tết, trung bình khoảng 20.000đ/trái.
- Đối với ngày thường thì trung bình giá của loại bưởi này khoảng 3000đ/kg. Phần lớn việc trồng và chăm sóc vườn theo phương pháp nào và loại cây gì là do chủ hộ quyết định chiếm 100%. Trong 30 mẫu điều tra, người trực tiếp chăm sóc vườn và ra quyết định chính trong canh tác là nam giới chiếm 96% khoảng 29 mẫu trong tổng số 30 mẫu điều tra. Do đặc thù của khu vực sản xuất nông nghiệp, nam thường quyết định mọi chuyện trong gia đình và thường nhạy bén hơn trong việc học hỏi và áp dụng các phương pháp sản xuất mới, khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh. Vì vậy việc sản xuất do họ đảm nhiệm sẽ có hiệu quả cao hơn so với nữ giới.
Thời gian làm vườn của hộ tương đối cao, trung bình khoảng 23 năm, người có thời gian làm vườn thấp nhất là 9 năm và cao nhất là 40 năm. Đây chính là điểm thuận lợi của hộ. Thời gian sản xuất dài, hộ có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho cây bưởi. Thời gian tham gia làm vườn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số mẫu điều tra là 20 năm chiếm 26,7%. Thời gian làm vườn cao chưa hoàn toàn là lợi thế trong sản xuất vì có thể họ sẽ ỷ lại vào kinh nghiệm sản xuất mà coi thường việc áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến. Và do đặc điểm của Bến Tre là khu vực của cây lành trái ngọt được phat triển từ rất lâu. Ngay khi sinh ra và lớn lên con người nơi đây đã có cơ hôi tiếp xúc với các phương pháp sản xuất thực tế, nên việc sản xuất tương đối không khó khăn đối với người nông dân của vùng này.
Danh mục
Mẫu
Tỷ lệ (%)
Mù chữ
03
10.0
Cấp 1
05
26.7
Cấp 2
08
53.3
Cấp 3
12
93.3
Trên cấp 3
02
100.0
Tổng số mẫu
30
-
Bảng 8: THÔNG TIN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 8, ta thấy trình độ của nông hộ hiện nay tương đối cao, số lượng người có trình độ cấp 3 chiếm cao nhất là 11 hộ chiếm 44% trong 25 hộ điều tra được. Do đây là khu vực gần thị xã nên điều kiện giáo dục khá thuận lợi, trình độ học ván của người dân có điều kiện nâng cao.Với trình độ được cải thiện như kết quả điều tra thì đây là một thuận lợi để đưa kiến thức khoa học và các biện pháp sử dụng các kỹ thuật trong sản xuất. Đây là lực lượng có khả năng tiếp thu nhanh, nắm bắt thông tin dễ dàng và có hiệu quả các mô hình tiên tiến.
Bảng 9: Thông tin vỀ sỐ ngưỜi lao đỘng trong gia đình
Số người
Mẫu
Tỷ lệ (%)
Một người
07
23,3
Hai người
180
60,0
Ba người
05
16,7
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 9 cho thấy, số lao động trong gia đình hiện nay rất thấp, số lượng từ 1 đến 3 người, tỷ lệ 2 lao động trong một gia đình chiếm 60% lớn nhất so với hộ có 1 và 3 lao động. Việc làm vườn thường chiếm công lao động thấp, công việc cũng không liên tục mà chỉ tập trung ở một số giai đoạn như làm đất, đắp mô giai đoạn đầu trước khi trồng hoặc làm cỏ, bồi bùn, bón phân, xịt thuốc,...Đây là những lúc cần công lao động nhưng chỉ cần 1 hoặc 2 lao động/công thì mọi việc đã xong. Chính vì vậy sử dụng công lao động gia đình là chính, ít thuê mướn. Việc ít thuê mướn một phần do diện tích đất nông nghiệp của nông dân hiện nay rất ít, trồng xen nhiều loại nên công việc cũng được chia nhỏ ra nhiều giai đoạn. Công việc có chậm trễ vài ngày cũng không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ.
Bảng 10: Thông tin vỀ viỆc tham gia tẬp huẤn kỸ thuÂt sẢn xuẤt cỦa nông hỘ
Tập huấn
Mẫu
Tỷ lệ (%)
Có tham gia tập huấn
19,0
63,3
Không tham gia tạp huấn
11,0
36,7
Tổng số mẫu
30,0
100,0
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 10 ta thấy, hơn 60% số mẫu phỏng vấn được thì hộ có tham gia tập huấn về các chương trình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây. Từ đây ta có thể thấy được mức độ quan tâm về kỹ thuật của nông dân hiện nay rất cao. Người nông dân luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo. Đây là một thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh. Số ít những người không tham gia tập huấn là do họ không có điều kiện, hoặc chưa có cơ hội do địa phương chưa tổ chức.
Bảng 11: Thông tin vỀ mỨc đỘ áp dỤng kỸ thuẬt trong sẢn xuẤt
Kỹ thuật
Mẫu
Tỷ lệ (%)
Có áp dụng kỹ thuật
27
90
Không áp dụng kỹ thuật
3
10
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)
Bảng 11 cho thấy, phần lớn các hộ sản xuất bưởi đều nắm được kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật xử lý cho trái. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa quan tâm đến vấn đề này. Vì không có thời gian để thực hiện, thường những hộ này có nguồn thu nhập khác cao hơn nên không có thời gian đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật trồng bưởi.
Nguồn giống
Mẫu
Tỷ lệ (%)
Trại cây giống có uy tín
03
10,0
Người lam vườn khác
04
13,3
Người quen
17
56,7
Tự sản xuất
16
53,3
Bảng 12: Thông tin vỀ nguỒn giỐng cỦa nông dân trỒng bưƠi hiỆn nay
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)
Bảng 12 cho ta thấy, việc chọn cây giống của nông hộ chủ yếu từ người quen và tự sản xuất là chính nên chất lượng cây giống cũng tương đối được đảm bảo. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự đảm bảo về chất lượng. Hàng đã qua tay thì người cung cấp đã hết trách nhiệm. Đây là một thiệt thòi cho người mua nếu mua phải giống kém chất lượng, không đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
Việc nông dân đến các địa chỉ có uy tín còn quá ít chỉ chiếm 12%, nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía. Nông dân thường không đủ vốn để đầu tư mua sản phẩm ở những cơ sở đó, mặt khác cơ sở sản xuất giống có chất lượng hiện nay có rất ít và ở xa, không thuận tiện cho việc vận chuyển, tốn nhiều chi phí. Những tổ chức sản xuất giống hiện nay chưa có sự liên kết về kỹ thuật, tiêu chuẩn chung về trái mà cây sau này sẽ cho để đảm bảo đồng bộ về chất lượng và mẫu mã sản phẩm sau này giúp cho việc tiêu thụ dễ dàng hơn, đặc biệt là xuất khẩu. Phải đảm bảo được một lượng sản phẩm lớn có chất lượng và mẫu mã đồng bộ với nhau mới có cơ hội đưa sản phẩm ra nước ngoài và có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các nước. Để giảm chi phí đầu tư giống nhiều nông dân đã sử dụng biện pháp tự sản xuất, chiếm tỷ lệ 53,3%. Với con số này cho thấy biện pháp tự sản xuất giống đang được nhiều người sản xuất lựa chọn. Nó vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo được chất lượng giống.
Bảng 13: Thông tin vỀ mỨc đỘ tham gia hỢP tác xã cỦa nông dân hiỆn nay
Tham gia HTX
Mẫu
Tỷ lệ (%)
Có tham gia
5
16.7
Không tham gia
25
83.3
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 13 cho thấy, tỷ lệ tham gia HTX của nông dân còn thấp, chiếm 16,7% trong tổng số mẫu điều tra. Việc nông dân ít tham gia HTX là do nó chưa được mở rộng đồng thời hoạt động của HTX cũng chưa đi vào ổn định. Phần lớn nông dân tham gia HTX với tâm lý tham gia cho biết. Họ chưa hiễu rõ vai trò, nhiện vụ cụ hể của hợp tác xã là gì. Hiện nay chỉ có một HTX ở Phú Nhuận trên địa bàn Thị xã Bến Tre. Hoạt động của nó vẫn còn đứng tại chỗ, chưa đem lại kết quả thật sự cho người tham gia.
Bảng 14: Thông tin vỀ lỢi ích HTX mang lẠi
Khoản mục
Mẫu
Tỷ lệ (%)
Tiêu thụ nhanh
0
0
Bán giá cao
0
0
Không bị thương lái ép giá
0
0
Được hướng dẫn kỹ thuật
0
0
Chưa thấy lợi ích
5
100
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)
Bảng 14 cho thấy, trong 30 mẫu phỏng vấn thì chỉ có 5 mẫu là hộ có tham gia HTX và 100% hộ có tham gia đều cho biết HTX hiện nay chưa có hoạt động cụ thể, chưa thể hiện được vai trò và nhiệm vụ của nó trong tổ chức. Để có thể phát triển được trong xu thế hiện nay thì tổ chức này cần được quan tâm phát triển, hoàn thiện chức năng của nó.
Bảng 15: NhỮng vẤn đỀ nông dân quan tâm trong quá trình sẢn xuẤt bưỞi
Vấn đề quan tâm
Mẫu
Tỷ lệ (%)
Sâu bệnh
27
90,0
Đầu ra cho sản phẩm
4
13,3
Năng suất, chất lượng
13
43,3
Vốn đầu tư
9
30,0
Khác
1
3,3
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)
Qua điều tra ở bảng 15 cho ta thấy, vấn đề mà người nông dân quan tâm nhất hiện nay là sâu bệnh, chiếm 90%, cao nhất so với các vấn đề khác. Vấn đề nông dân thường gặp phải là: cây bị bệnh thối gốc, rệp sáp, nấm mốc ở rễ...bệnh làm cho cây bị vàng và xuống màu, làm giảm năng suất và chất lượng trái, làm chết cây. Kiến mối ở gốc cây cũng là những tác nhân gây bất lợi cho cây. Để phòng và trị có hiệu quả các bệnh này cũng là một vấn đề lớn đối với nông dân. Phải dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng thời điểm.
Bảng 16: Chi phí giỐng cỦa hỘ sẢn xuẤt bưỞi
ĐVT: đồng/cây
TT
Loại giống
Giá giống
1
Bưởi Da xanh
25.553
2
Bưởi 5 Roi
5.714
3
Bưởi khác
5.000
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 16 ta thấy, trong các loại bưởi thì bưởi da xanh có mức chi phí giống cao nhất, gấp hơn 2 lần so với bưởi 5 Roi và gấp gần 4 lần so với các loại bưởi khác. Vì vậy đối với hộ trồng bưởi da xanh phải đầu tư một lượng chi phí tương đối cao so với loại bưởi khác. Một số hộ có vốn thấp chỉ mua số lượng nhỏ để gây giống. Chính vì vậy, hiện tại nhiều vườn bưởi cho trái không đều, không đồng loạt. Năng suất giữa các cây trong cùng một vườn cũng không tương đương nhau.
Đối với giống bưởi da xanh, chi phí giống trung bình trên công khoảng 1,3 triệu với số gốc trung bình trên công theo điều tra là 51.
Công thức tính chi phí ban đầu và chi phí hàng năm cho một công bưởi
Các công thức tính được trình bày dưới đây được áp dụng để tính chi phí đầu tư ban đầu và chi phí hàng năm trực tiếp trên Excel.
4.2.2 Phân tích chi phí hộ sản xuất bưởi
Chi phí đầu tư ban đầu:
CPBĐ = CPG/C + (CPPHHGĐ1+CPTGĐ1+CPPHCGĐ1 + CPTUOI + PLĐ)
*TGCT
Các loại chi phí đều được tính/công/năm trừ chi phí giống chỉ tính trên công
CPBĐ: Chi phí ban đầu
CPG/C: Chi phí giống trên công
CPPHHGĐ1: Chi phí phân hóa học giai đoạn chưa trái
CPTGĐ1: Chi phí thuốc giai đoạn 1
CPPHCGĐ1: Chi phí phân hưu cơ giai đoạn 1
CPTUOI: Chi phí tưới giai đoạn 1
CPLĐ: Chi phí lao động
TGCT: Thời gian cho trái
Chi phí hàng năm khi cây bưởi cho trái:
CPHN = CPTGĐ2+CPPHCGĐ2+CPPHHGĐ2+CPLĐGĐ2+CPTUOI
CPHN: Chi phí hàng năm
CPTGĐ2: Chi phí thuốc giai đoạn 2
CPPHCGĐ2:Chi phí phân hưu cơ giai đoạn 2
CPPHHGĐ2:Chi phí phân hóa học giai đoạn 2
CPLĐGĐ2: Chi phí lao động giai đoạn 2
CPTUOI: Chi phí tưới
Do điều kiện chăm sóc bưởi da xanh tương đối giống các loại bưởi khác trong các hộ điều tra nên xem như chi phí trồng bưởi da xanh bằng với chi phí trồng các loại bưởi khác trừ chi phí giống. Vì vậy trong quá trình phân tích chỉ tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận của bưởi da xanh.
Sau khi tính toán số liệu thu thập được trên Excel ta có kết quả bảng 17 và bảng 18 .
Tất cả các khoản mục chi phí trong bảng 17 trừ khoản mục chi phí bưởi da xanh được tổng hợp trong thời gian cây chưa cho trái. Giai đoạn cây chưa cho trái kéo dài khoảng 2,5 năm. Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một công bưởi da xanh ở giai đoạn chưa trái gần 6 triệu. Trong đó chi phí cây giống có tỷ lệ cao nhất chiếm 22% trong tổng chi phí, đứng sau chi phí giống là chi phí phân hoá học chiếm 19 %. Đây là hai loại chi phí nặng nhất trong giai đoạn đầu tư của người sản xuất.
Bảng 17: Các khoẢn chi phí đẦu tư ban đẦu trung bình/công bưỞi
ĐVT:đồng
TT
Khoản mục
Chi phí
1
Giá cây giống (bưởi da xanh)
1.303.214
2
Chi phí thuốc giai đoạn 1
297.577
3
Chi phí phân hóa học giai đoạn 1
1.139.325
4
Chi phí phân hữu cơ giai đoạn 1
684.161
5
Chi phí làm đất
225.893
6
Chi phí làm cỏ
677.143
7
Chi phí bồi bùn
501.429
8
Chi phí tưới
251.325
9
Chi phí thời gian
913.002
10
Tổng chi phí đầu tư ban đầu
5.993.068
(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều ta năm 2007)
Bảng 18: Các khoẢn chi phí giai đoẠn cây cho trái/năm (không có khẤu hao chi phí ban đẦu)
Khoản mục
Chi phí
Chi phí thuốc giai đoạn 2
122.077
Chi phí phân hóa học giai đoạn 2
635.168
Chi phí phân hưu cơ giai đoạn 2
284.668
Chi phí làm đất
225.893
Chi phí làm cỏ
225.714
Chi phí bồi bùn
167.143
Chi phí tưới
83.775
Chi phí thời gian
304.334
Tổng chi phí hàng năm
2.048.772
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 18 cho ta thấy, đối với giai đoạn cho trái chi phí đầu tư hàng năm khoảng 2 triệu đồng. Trong giai đoạn này thì chi phí phân hoá học là cao nhất chiếm tỷ lệ 31% trong tổng chi phí hàng năm. Chi phí phân hoá học luôn cao ở giai đoạn chưa trái và giai đoạn cho trái do giá phân hoá học hiện nay tăng liên tục và người sản xuất chú trọng đầu tư phân hoá học vì nó giúp cây phát triển nhanh, chỉ trong thời gian ngắn có thể thấy kết quả.
Đối với chi phí ban đầu, để dễ hạch toán, nó sẽ được khấu hao theo tuổi đời của cây. Theo thông tin của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp ở Thị xã Bến Tre cho biết trung bình cây bưởi có thể cho trái từ 8-10 năm(không tính giai đoạn cây chưa cho trái). Như vậy chi phí ban đầu đầu tư cho vườn bưởi sẽ được hạch toán trung bình trong 9 năm. Mỗi năm chi phí khấu hao sẽ là 665.896 đồng và tổng chi phí hàng năm có khấu hao là 2.714.668 đồng.
4.2.3 Tình hình doanh thu của hộ sản xuất bưởi(bưởi da xanh)
Bảng 19: Giá các loẠi bưỞi da xanh
TT
Các khoản mục
Giá
1
Giá da xanh loại 1
14.000
2
Giá da xanh loại 2
9.340
3
Giá da xanh loại 3
5.280
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2007)
Qua bảng 19 ta thấy, giá bán bưởi da xanh của người sản xuất khá cao. Với loại 1 trung bình khoảng 14.000 đồng/kg. Đây là lợi thế của người trồng bưởi da xanh. Để đảm bảo số liệu được chính xác hơn phần doanh thu được tính toán trực tiếp trên Excel. Công thức được áp dụng để tính doanh thu trên Excel có dạng như sau:
DT=SG/C*%CCT*SL*(GDXL1*%DXL1+GDXL2*%DXL2+GDXL3*%DXL3
DT: Doanh thu
SG/C: Số gốc trên công
SL: Số lượng kg trên gốc/năm
GDXL1: Gía da xanh loại 1
%DXL1: % kg da xanh loại 1
GDXL2: Gía da xanh loại 2
%DXL2: % kg da xanh loại 2
GDXL3: Giá da xanh loại 3
%DXL3: % kg da xanh loại 3
Sau khi tính toán trên Excel ta có kết quả doanh thu bưởi da xanh trên công trên là 9.957.829 đồng .
4.2.4 Lợi nhuận của hộ sản xuất bưởi
Công thức tính thu nhập của bưởi da xanh có dạng như sau:
TN = DT – CP
TN: Thu nhập
CP: Chi phí
Với yếu tố chi phí được tính toán tổng hợp từ chi phí hàng năm và chi phí đầu tư ban đầu. Sau khi tính toán ta có kết quả thu nhập của hộ nông dân ở bảng 20
Bảng 20: Thu nhẬp cỦA hỘ sẢn xuẤt bưỞi da xanh/công/ năm
ĐVT: đồng
Khoản mục
Thành tiền
Tổng doanh thu
9.957.82 9
Tổng chi phí
2.714.668
Tổng thu nhập
7.243.161
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2007)
Sau khi đã trừ đi các khoản lao động và các khoản phí khác có thể qui đổi thành tiền thì thu nhập còn lại trên công, trên năm của hộ trồng bưởi da xanh là 7.243.161 đồng. Lợi nhuận này còn có khả năng tăng hơn nưa do hiện tại những cây bưởi trong địa bàn nghiên cứu có tuổi đời còn thấp, chưa cho trái hết khả năng, các vườn bưởi mới cho trái từ 1-5 năm. Theo điều tra, trung bình các vườn bưởi hiện nay mới cho trái được 2,37 năm, còn quá trẻ nên cũng hạn chế về năng suất.
4.2.5 Các chỉ số tài chính của hộ sản xuất bưởi da xanh
Qua bảng 21 cho ta thấy, tình hình lợi nhuận và hiệu quả của việc đầu tư sản xuất bưởi da xanh.
+ Tỷ số DT/CP = 3,67 điều này cho biết với một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 3,67 đồng doanh thu.
+ Tỷ số TN/DT = 0,73 cho biết với một đồng doanh thu mà hộ sản xuất thu được thì lợi nhuận mà họ nhận được là 0,73 đồng.
+ Tỷ số TN/CP = 2,67 điều này có nghĩa đầu tư một đồng chi phí hộ sản xuất sẽ thu về 2,67đồng lợi nhuận.
Bảng 21: TỶ sỐ tài chính cỦa hỘ sẢn xuẤt
Các tỷ số
Đvt
Tỷ lệ(%)
Doanh thu/chi phí(DT/CP)
DT/CP
3,67
Thu nhập /doanh thu(TN/DT)
TN/DT
0,73
Thu nhập/chi phí(TN/CP)
TN/CP
2,67
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Nhìn chung, các tỷ số tài chính của hộ trồng bưởi da xanh tương đối cao. Đầu tư sản xuất loại trái cây này sẽ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghành hàng bưởi ở Thị xã Bến Tre.doc