Đề tài Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc

Việc cung ứng,dự trữ và sủ dụng nguyên vật liệu có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất.Khi nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ tăng lên là yếu tố thuận lợi cho việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.Còn khi nguyên vật liệu tồn cuối kỳ tăng thì trong trường hợp nào đó có thể gây ảnh hưởng giảm khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Tuy nhiên,mối quan hệ giữa các yếu tố này ( tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ và tồn cuối kỳ ) với kết quả sản xuất thể hiện qua số liệu nhiều khi không biểu hiện được sự tác động nhân quả giữa chúng.Chẳng hạn,có thể nói do yếu tố tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ tăng làm cho khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ giảm,nhưng cũng có thể ngược lại,do khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ giảm làm cho nguyên vật liệu tồn cuối kỳ tăng.

Hoặc trường hợp yếu tố tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ tăng và khối lượng sản xuất trong kỳ cũng tăng và khối lượng sản xuất trong kỳ cũng tăng,nhưng việc tăng khối lượng sản xuất trong kỳ tăng trong một chừng mực nào đó ( chưa cần đến lượng tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ tăng thêm) thì có thể la do yêu cầu tiêu thụ, hoặc yêu cầu dự trữ hàng hóa chứ chưa hẳn là do tác động của tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ tăng lên.Tồn đầu kỳ tăng lên có thể là do kết quả của sản xuất và sự trữ kỳ trước,nhập trong kỳ tăng lên có thể là do kết quả của các yếu tố thuộc quá trình cung ứng nguyên vật liệu .còn mối quan hệ giữa sử dụng nguyên vật liệu với kết quả sản xuất qua số liệu tính toán tuy không nói lên sự tác động nhân quả một cách trực tiếp,nhưng mối quan hệ giữa chúng thể hiện rõ theo khuynh hướng: khi sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm sẽ có ảnh hưởng tăng khối lượng sản xuất trong kỳ và ngược lại khi sử dụng nguyên vật liệu lãng phí sẽ ảnh hưởng giảm khối lượng sản xuất trong kỳ.

Từ những điều trình bày trên,khi thực hiện phân tích mối quan hệ giữa cung ứng,dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu với kết quả sản xuất ta không dặt vấn xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất như đối với một số nội dung phân tích khác,mà chỉ dặt vấn đề xem xét mối liên hệ qua lai giữa các yếu tố nêu trên với kết quả sản xuất.

Tuy nhiên,nếu kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tế thì có thể làm rõ được những mối liên hệ được nêu qua phân tích,tức là có thể xác định những yếu tố này là thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất hoặc ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.

Trường hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất thì tùy theo tính chất ảnh hưởng mà ta có ứng xử quản lý phù hợp.còn trường hợp không ảnh hưởng trực tiếp thì qua số liệu phân tích cũng nói lên khả năng,điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi của các yếu tố trên đối với kết quả sản xuất,biết được khả năng tiềm tàng của các yếu tố trên đối với sản xuất như thế nào.

 

doc42 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và so sánh theo chiều dọc giữa số cuối kỳ và số đầu năm, tức là so sánh về nguyên giá và tỷ trọng của từng loại TSCĐ. So sánh theo chiều ngang để đánh giá ựu biến động về quy mô của TSCĐ tăng hay giảm so với đầu năm, theo đó sẽ đánh giá tình hình đầu tư mở rộng quy mô của doanh nghiệp. So sánh theo chiều dọc để đánh giá tính hợp lý về tình hình đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp. Thông thường, ở doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng của TSCĐ dành cho sản xuất phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hương biến động tăng lên là hợp lý. Tuy nhiên, tỷ trọng TSCĐ dành cho sản xuất sản phẩm tuy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành, từng thời kỳ ( giai đoạn khoa học ông nghệ) Qua phân tích biến động về mặt kết cấu TSCĐ nhằm khai thác được những tiềm năng đang tiềm ẩn và khắc phục những yếu kém trong việc bố trí cơ cấu TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp xét theo phạm vi có thể chia làm 3 nhóm: Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng Tài sản cố định không dùng, chưa dùng, chờ thanh lý 2.1.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định (TSCĐ) TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh sẽ bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sản phẩm. TSCD càng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh thì càng cũ đi, tình trạng kỹ thuật càng kém; số hao mòn lũy kế càng lớn. Do đó để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn của TSCĐ, ta có chỉ tiêu phân tích sau: H= H: Hệ số hao mòn tài sản cố định HM: Giá trị hao mòn lũy kế NG: Nguyên giá TSCĐ Hệ số hao mòn càng gần 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng cũ do đó doanh nghiệp cần đổi mới và trang bị lại tài sản cố định. Hệ số hao mòn tài sản cố định càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng mới hoặc được đổi mới nhiều. Phương pháp phân tích: là so sánh hệ số hao mòn tài sản cố định ở các thời điểm cuối kỳ so với đầu năm, ta sẽ đánh giá được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, từ đó có biện pháp như: trang bị đổi mới, sửa chữa TSCĐ. 2.2 Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ Để đánh giá TSCĐ sử dụng có hiệu quả hay không ta tính chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H) Hs: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Gs: Giá trị sản xuất đầu kỳ + cuối kỳ : Nguyên giá TSCĐ bình quân = 2 NGđk: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đầu kỳ NGck: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm cuối kỳ Trong đó, nguyên giá tài sản cố định có thể tính toàn bộ tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doang hoặc chỉ tính tài sản cố định dùng trong sản xuất + Trường hợp tính theo TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu phản ánh này phản ánh cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại + Trường hợp tính theo tài sản cố định dùng cho sản xuất: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ dùng trong sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Nó phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ đối với bộ phận tài sản cố định dùng cho sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ dùng trong sản xuất của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại Phương pháp phân tích: tình hình sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tiến hành bằng cách so sánh chỉ tiêu giữa các kỳ phân tích với kế hoạch hoặc giữa các kỳ với nhau. Qua đó, đánh giá trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tốt hay xấu và tìm hiểu các nguyên nhân có liên qua, làm cơ sở cho các biện pháp về quản lý, sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp Phương pháp phân tích ΔHs = Hs1 – Hs0 Nếu ΔHs > 0 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tốt hơn Nếu ΔHs < 0 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định kém hơn Nếu ΔHs = 0 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định không thay đổi Hiệu suất sử dụng tài sản cố định thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất như sau: Gs = * Hs ΔGs = Gs1 – Gs0 Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất là: Nguyên giá TSCĐ bình quân và hiệu suất sử dụng TSCĐ - Ảnh hưởng của nguyên giá TSCĐ bình quân (ΔGs) ΔGs = (1 - 0)*Hs - Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định (ΔHsGs) ΔHsGs = 1*(Hs1 – Hs0) - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔHsGs = ΔGs + ΔHsGs Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp tăng hay giảm thường do một số nguyên nhân sau: +Tình trạng kỹ thuật tài sản cố định mới hay cũ +Cơ cấu tài sản cố định có hợp lý hay không +Tình trạng cung ứng nguyên vật liệu choa sản xuất có bảo đảm chất lượng kịp thời và đầy đủ không +Tình hình quản lý và sư dụng tài sản cố định. 2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của thiết bị sản xuất đến giá trị SX. Các khả năng tiềm tàng của tài sản cố định biểu hiện chủ yểu qua các thiết bị sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại thiết bị sản xuất khác nhau. Đối với thiết bị chủ yếu có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất thường được doanh nghiệp quan tâm thông qua quá trình phân tích, đánh giá. Phân tích các nhân tố của thiết bị tác động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất bao gồm 3 nhân tố tác động: số lượng thiết bị tham gia hoạt động sản xuất, thời gian sử dụng của thiết bị và hiệu suất đem lại kết quả cao hay thấp. Mục tiêu thực hiện phân tích này là để tăng cường công tác tổ chức quản lý, nhằm phát huy tốt nhất các tiềm năng sử dụng thiết bị vào sản xuất Để đánh giá tổng quát các nhân tố của việc sử dụng số lượng, thời gian và hiệu suất của thiết bị ta có thể biểu diễn qua phương trình kinh tế như sau: Gs = Q* n* c*g* Nsd Trong đó Gs : giá trị sản xuất Q : số lượng máy móc thiết bị n : số ngày làm việc bình quân một thiết bị c : số ca làm việc bình quân trong ngày g : số giờ làm việc bình quân trong ca Nsd : năng suất sử dụng bình quân giờ Hoặc : Gs = Q* Tg* Nsd Với Tg : tổng số giờ làm việc bình quân của máy móc, thiết bị 3. Phân tích tình hình cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu: Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên cung cấp các loại nguyên vật liệu, năng lượng đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đúng về qui cách phẩm chất. Đây là một vấn đề bắt buộc nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được. Doanh nghiệp sản xuất cần phải có nguyên vật liệu, năng lượng mới tồn tại được. Vì vậy để đảm bảo nguyên vật liệu, năng lượng cho sản xuất là một tất yêu khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội. Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì: - Cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và hợp lý nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp - Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động. - Cung ứng sử dụng tiết kiệm, dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu còn ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính doanh nghiệp,ảnh hưởng đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Vì vậy, phải thường xuyên, định kỳ phân tích tình hình cung ứng, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu để kịp thời nêu lên những nhược, ưa điểm trong công tác quản lý vật tư ở doanh nghiệp. Do đó, việc cung ứng nguyên vật liệu phải quán triệt các yêu cầu: - Đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch. - Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả và tiết kiệm. Để đáp ứng được yêu cầu trên, nhiệm vụ của phân tích tình hình cung ứng, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu bao gồm: + Kiểm tra tình hinh thực hiện cung cấp nguyên vật liệu đối chiếu với tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời. + Phân tích tình dự trữ những loại nguyên vật liệu chủ yếu trong doanh nghiệp. + Phân tích thường xuyên và định kỳ tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu để có biện pháp sử dụng tiết kiệm vật tư. 3.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu. Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. nghĩa là, nếu cung cấp số lượng quá lớn,dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn và do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại, nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Trên thực tế cho thấy, các doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phần lớn là do thiếu nguyên vật liệu. Về phương pháp phân tích Để phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt số lượng, người ta tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung cấp từng loại nguyên vật liệu, theo công thức sau: Trong đó: : tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL : khối lượng cung ứng thực tế của VL i : khối lượng cung ứng kế hoạch của VL i Pki : Đơn giá mua kế hoạch của vật liệu i Vki = Vsxi + Vck - Vdk Với: Vsxi là khối lượng nguyên vật liệu i cần cho sản xuất trong kỳ Vck: khối lượng NVL i dự kiến tồn đầu kỳ Vdk : khối lượng NVL i thực tế tồn đầu kỳ Vsxi = Qk* mi Qk : Khối lượng sản phẩm cần sản xuất theo kế hoạch mi : định mức tiêu hao NVL i cho một đơn vị sản phẩm Nếu Tv >= 100% : DN hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL. Nếu Tv < 100% :doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu. Việc không hoàn thành kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu có thể do những nguyên nhân sau: + Do doanh nghiệp giảm hợp đồng sản xuất sản phẩm nào đó, do đó phải giảm số lượng cung ứng nguyên vật liệu cần dùng sản xuất sản phẩm đó. + Doanh nghiệp giảm kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu vì thực hiện tiết kiêm j được hao phí nguyên vật liệu. + Doanh nghiệp gặp khó khăn về tình hình tài chính, phương tiện vận tải, hoặc do nguồn nguyên vật liệu khan hiếm… -Kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, đối chiếu định mức dự trữ để giải quyết tình hình tồn kho không hợp lý: 3.2. Phân tích tình hình dự trữ NVL Để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục thì dự trữ NVL cần phải có kế hoạch hợp lý, khoa học. Trong diều kiện bình thường tồn kho NVL phù hợp với định mức thì được đánh giá là tốt, tồn kho thiếu hụt so với định mức thì gây gián đoạn cho sản xuất, tồn kho dư thừa quá mức cho phép thì gây ứ đọng vốn, vòng quay vốn lưu động sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc kiểm tra NVL theo thời điểm không phản ánh được chính xác, chẳng hạn kiểm tra vào thời điểm nguyên vật liệu nhập kho hoặc trước ngày nhập kho. Để thấy rõ hơn tình hình tồn kho NVL ảnh hưởng một cách cụ thể đến tiến độ sản xuất như thế nào, người ta có tính số ngày NVL tồn kho đảm bảo cho SX, công thức tính như sau: : số ngày NVL i đảm bảo cho SX : khối lượng NVL i tồn kho : Khối lượng NVL i sử dụng cho một ngày Số ngày nêu trên đươc so sánh với số ngày còn chờ đến đợt cung cấp vật liệu lần sau để đánh giá được đúng đắn hơn về tình hình đảm bảo NVL cho sản xuất, phát hiện những trường hợp tồn kho NVL không đảm bào cho sản xuất để có biện pháp khắc phục kịp thời. 3.3. Phân tích tính chất kịp thời của việc cung ứng nguyên vật liệu. Cung ứng nguyên vật liệu kịp thời là cung ứng đúng thời gian đặt ra của doanh nghiệp.Thông thường thời gian cung ứng nguyên vật liệu xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,tình hình dự trữ cần cung cấp trong kỳ.Điều kiện quan trọng đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoàn thành tốt và nhịp nhàng là phải cung ứng những loại nguyên vật liệu cần thiết một cách kịp thời trong cả thời gian dài (tháng,quý,năm) Trong nhiều trường hợp,nếu xết về mặt khối lượng cung ứng một loại vật tư nào đó trong một kỳ kinh doanh thi doanh nghiệp vẫn đảm bảo nhưng do việc cung ứng không kịp thời đã dẫn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ngừng trệ vì chờ đợi vật tư. 3.3.4. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất. Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất.Do vậy,phân tích tình hình sủ dụngnguyeen vật liệu trong sản xuất chỉ ra những mặt sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất còn lãng phí cũng như những ảnh hưởng tích cực,tiêu cực của tình hình cung ứng,sử dụng nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp.thuộc nội dung phân tích này cần thực hiện đánh giá chung về nguyên vật liệu tiêu dùng trong sản xuất,phân tích chi tiết nguyên vật liệu tiêu dùng trong sản xuất,phân tích mối liên hệ giữa cung ứng,dự trữ,sử dụng nguyên vật liệu với kết quả sản xuất. 3.4.1.Đánh giá chung về nguyên vậy liệu tiêu dùng trong sản xuất. Khối lượng nguyên vật liệu từng loại tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm được xác định theo công thức sau. Vsx=Vxk-Vcl Trong đó: Vsx:khối lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất Vxk:khối lượng nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất Vcl: khối lượng nguyên vật liệu còn lại chưa hoặc không dùng đến Để đánh giá tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất,cần xây dựng mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo từng loại nguyên vật liệu như sau: - Mức biến động tuyệt đối: là mức chênh lệch so sánh giữa nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thực tế và khối lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kế hoạch. Ta có: ∆V=Vsx1-Vsxk Mức biến động tuyệt đối chỉ phản ánh đơn thuần về khối lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất tăng,giảm bao nhiêu so với kế hoạch,giúp cho việc đánh giá và định hướng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho kỳ tới được đúng đắn,hợp lý hơn. - Mức biến động tương đối: là mức chênh lệch so sánh giữa khối lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thực tế và kế hoạch được đã được điều chỉnh theo khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế (Vdsxk) ∆V=Vsx1-Vdsxk Trong đó: Vdsxk =Vsxk . Q1,Qk :số lượng sản phẩm sản xuất thực tế,kế hoạch của từng loại sản phẩm có sử dụng nguyên vật liệu cần phân tích. Mức biến động tương đối phản ánh tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm đã tiết kiệm hay lãng phí. Vdsxk < 0: thể hiện mức nguyên vật liệu tiết kiệm được Vdsxk > 0: thể hiện mức nguyên vật liệu thật lãng phí 3.4.2:Phân tích mối quan hệ giữa cung ứng,dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Để biết được tình hình dự trữ ,cung cấp và sử dụng nguyên vậy liệu,tác động ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm sản xuất thì việc phân tích định kỳ tình hình cung cấp nguyên vật liệu là cần thiết.Mối quan hệ của 3 mặt trên được thể hiện qua phương trình kinh tế sau: Q= Q:khối lượng sản xuất của sản phẩm i Vdki :khối lượng vật liệu i tồn kho đầu kỳ Vnki :khối lượng vật liệu i nhập kho trong kỳ Vcki : khối lượng vật liệu i tốn kho cuối kỳ mi:định mức tiêu hao nguyên vật liệu i cho 1 đơn vị sản phẩm Việc cung ứng,dự trữ và sủ dụng nguyên vật liệu có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất.Khi nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ tăng lên là yếu tố thuận lợi cho việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.Còn khi nguyên vật liệu tồn cuối kỳ tăng thì trong trường hợp nào đó có thể gây ảnh hưởng giảm khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tuy nhiên,mối quan hệ giữa các yếu tố này ( tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ và tồn cuối kỳ ) với kết quả sản xuất thể hiện qua số liệu nhiều khi không biểu hiện được sự tác động nhân quả giữa chúng.Chẳng hạn,có thể nói do yếu tố tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ tăng làm cho khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ giảm,nhưng cũng có thể ngược lại,do khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ giảm làm cho nguyên vật liệu tồn cuối kỳ tăng. Hoặc trường hợp yếu tố tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ tăng và khối lượng sản xuất trong kỳ cũng tăng và khối lượng sản xuất trong kỳ cũng tăng,nhưng việc tăng khối lượng sản xuất trong kỳ tăng trong một chừng mực nào đó ( chưa cần đến lượng tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ tăng thêm) thì có thể la do yêu cầu tiêu thụ, hoặc yêu cầu dự trữ hàng hóa…chứ chưa hẳn là do tác động của tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ tăng lên.Tồn đầu kỳ tăng lên có thể là do kết quả của sản xuất và sự trữ kỳ trước,nhập trong kỳ tăng lên có thể là do kết quả của các yếu tố thuộc quá trình cung ứng nguyên vật liệu….còn mối quan hệ giữa sử dụng nguyên vật liệu với kết quả sản xuất qua số liệu tính toán tuy không nói lên sự tác động nhân quả một cách trực tiếp,nhưng mối quan hệ giữa chúng thể hiện rõ theo khuynh hướng: khi sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm sẽ có ảnh hưởng tăng khối lượng sản xuất trong kỳ và ngược lại khi sử dụng nguyên vật liệu lãng phí sẽ ảnh hưởng giảm khối lượng sản xuất trong kỳ. Từ những điều trình bày trên,khi thực hiện phân tích mối quan hệ giữa cung ứng,dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu với kết quả sản xuất ta không dặt vấn xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất như đối với một số nội dung phân tích khác,mà chỉ dặt vấn đề xem xét mối liên hệ qua lai giữa các yếu tố nêu trên với kết quả sản xuất. Tuy nhiên,nếu kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tế thì có thể làm rõ được những mối liên hệ được nêu qua phân tích,tức là có thể xác định những yếu tố này là thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất hoặc ảnh hưởng ở một mức độ nào đó. Trường hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất thì tùy theo tính chất ảnh hưởng mà ta có ứng xử quản lý phù hợp.còn trường hợp không ảnh hưởng trực tiếp thì qua số liệu phân tích cũng nói lên khả năng,điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi của các yếu tố trên đối với kết quả sản xuất,biết được khả năng tiềm tàng của các yếu tố trên đối với sản xuất như thế nào. Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc. 1. Giới thiệu về Công ty TNHH Tấn Quốc. CÔNG TY TNHH TẤN QUỐC. Địa chỉ : 111 Núi Thành - Hải Châu - Đà Nẵng Điện thoại : (+84).511.3736993 - (+84).511.3735244 Fax : (+84).511.3731550 Email : hsnamtanquoc@gmail.com Website: Công Ty TNHH Tấn Quốc được Sở kế hoạch đầu tư TP Đà Nẵng cấp giấy phép kinh doanh số 3202000648 vào ngày 17/07/2002 và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh tháng 09/2002. Trụ sở chính công ty đặt tại 111 Núi Thành, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Những ngày đầu mới thành lập, công ty chỉ có 4 nhân viên với doanh số bán ra khoảng 3 tỷ VNĐ trong năm và chủ yếu kinh doanh lẻ. Năm 2005 để đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, được sự đồng thuận, hỗ trợ của các cơ quan chức năng Công ty TNHH Tấn Quốc đã đầu tư vào dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÉP TẤN QUỐC với qui mô nhỏ và công nghệ bán tự động phù hợp với điều kiện và thị trường tại thời điểm đó. Định hướng phát triển Doanh nghiệp theo chủ trương phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 có xét đến năm 2025 (theo tinh thần công văn số 1708/VPCP-KTN ngày 19/3/2009 V.v một số giải pháp thực hiện qui hoạch phát triển ngành Thép). Công ty TNHH Tấn Quốc chọn giải pháp đầu tư bổ sung vào NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÉP một dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiên đại, công suất lớn để sản xuất ra các loại Thép hình cỡ lớn hiện có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường. Đây là lĩnh vực đầu tư các nhà sản xuất Thép trong nước chưa đáp ứng được đặt biệt tại địa bàn Miền Trung - Tây Nguyên. Hiện tại, công ty có chi nhánh ở cửa hàng Lô 87, Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng và cửa hàng số 382 Nguyễn Lương Bằng, Đà Nẵng. Kết hợp với nhà máy sản xuất sắt thép các loại ở khu công nghiệp Hòa Khánh, công ty TNHH Tấn Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phân phối sản phẩm sắt thép các loại đến các công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực Miền Trung Tây Nguyên nói chung. Với bề dày kinh nghiệm và là đối tác tin cậy của nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng như khu vực Miền Trung Tây Nguyên, công ty luôn tự hào với những thành tích đạt được trong thời gian qua và nỗ lực để trở thành một thương hiệu uy tín hàng đầu khu vực. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu sản xuất các loại sắt thép như sau: Thép V, thép vuông, thép phi trơn Thép U, I, tấm lá Ống mạ kẽm - Ống thép Tôn các loại Một số hình ảnh sản phẩm của Công ty 2. Tình hình sử dụng thực tế các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc. 2.1 phân tích tình hình sử dụng lao động tại công ty TNHH Tấn Quốc 2.1.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động Qua số liệu thu thập tại công ty ta có bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Công nhân viên sản xuất 200 80.32% 237 82.87% Công nhân viên trực tiếp 180 73.29% 217 75.87% Nhân viên gián tiếp 20 8.03% 20 6.99% Nhân viên ngoài sản xuất 49 19.68% 49 17.13% nhân viên bán hàng 29 11.65% 25 8.74% Nhân viên quản lý doanh nghiệp 20 8.03% 24 8.39% Tổng cộng 249 100% 286 100% NHẬN XÉT:Từ bảng phân tích trên cho thấy, tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp tăng 37 người so với kế hoạch (249-286) Xét về mặt kết cấu(tỷ trọng) cho thấy: nhân viên quản lý tăng 0,36%( 8,03%-8,39%) và công nhân viên trực tiếp sản xuất tăng 2,58%(73,29-75,87). Việc tăng tỷ trọng của hai loại lao động này tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất (khối lượng sản xuất).Qua đó ta thấy khối lượng sản xuất thực tế đạt được tốt hơn so với kế hoạch. Tỷ trọng nhân viên bán hàng giảm 2,91%( 8,74%-11,65%) và nhân viên gián tiếp giảm 1,04%( 6,99%-8,03%). Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thực tế vẫn đảm bảo thì việc giảm này so với kế hoạch được đánh giá là tốt. Ngược lại hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thực tế không đảm bảo thì việc giảm này được đánh giá là không tốt. Thông qua mối liên hệ giữa kết quả sản xuất và kết quả tiêu thụ đạt được ta thấy tình hình sử dụng lao động thực tế của công ty tốt hơn so với kế hoạch. BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Mức Tỷ lệ % 1.Giá trị sản xuất CN (1000 đ) 3.220.192,50 4.289.647,50 1.069.455,00 33,21 2.Số CN sản xuất bình quân (người) 180 217 37 20,56 3.Năng suất lao động bình quân 17.889,96 19.767,96 1.878 10,5 Từ bảng phân tích số liệu ta thấy số công nhân sản xuất trực tiếp tăng 37 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,56%. Số lượng công nhân sản xuất trực tiếp tăng so với kế hoạch đề ra. Mức tăng này chưa thể đánh giá chính xác về tình hình sử dụng công nhân sản xuất tốt hay không tốt mà phải dựa vào mức biến động công nhân sản xuất tương đối, tức là phải đặt sự biến động số lượng công nhân sản xuất trong mối liên hệ với kết quả sản xuất mới đánh giá được đầy đủ về tình hình sử dụng lao động. Ta có: Số LĐ trực tiếp Số CNSX Số CNSX Tỷ lệ hoàn thành tăng giảm tương = thực tế - theo kế hoạch KH hoặc tốc đối kỳ phân tích hoặc năm trước độ phát triển = 217 – 180*(4.289.647,50/3.220.192,50) = 217 – 240 = - 23 ( công nhân sản xuất) Ta thấy rằng mức biến động tương đối của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế giảm so với kế hoạch là 23 công nhân. Mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp đặt ra là 180 công nhân để sản xuất đạt giá trị sản lượng 3.220.192,50 (nghìn đồng). Tuy nhiên thực tế giá trị sản lượng đạt 4.289.647,5 (nghìn đồng) thì số lượng công nhân tương ứng phải là 240 công nhân nhưng thực tế doanh nghiệp chỉ sử dụng 217 công nhân sản xuất. Vậy so với mục tiêu kế hoạch đề ra thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được 23 công nhân, chứng tỏ thực tế việc sử dụng công nhân sản xuất trong kỳ hiệu quả hơn so với kế hoạch đề ra. Như vậy, giá trị sản lượng thay đổi so với kế hoạch là do sự ảnh hưởng của 2 nhân tố là số công nhân sản xuất bình quân và năng suất lao động bình quân. Để xác định mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định. Chỉ tiêu phân tích: Giá trị sản xuất = số công nhân sản xuất bình quân * năng xuất lao động bình quân + Giá trị sản xuất TT = 4.289.647,50 (nghìn đồng). + Giá trị sản xuất KH = 3.220.192,50 (nghìn đồng). Đối tượng phân tích là: chênh lệch về giá trị sản xuất của thực tế so với kế hoạch 4.289.647,50 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc.doc
Tài liệu liên quan