Lời nói đầu
Phần I: Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại. 5
I. Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí của kinh tế trang trại. 5
1. Khái niệm. 5
2. Đặc trưng của kinh tế trang trại 6
3. Tiêu chí về kinh tế trang trại 8
II. Lao động và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại. 9
1. Lao động của kinh tế trang trại. 9
2. Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại. 11
3.Ảnh hưởng của sử dụng lao động đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp 12
4. Ý nghĩa của sử dụng lao động trong kinh tế trang trại. 13
Phần II: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại và sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá 15
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thanh Hoá 15
1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh. 15
2. Đặc điểm về kinh tế. 18
3. Những nét cơ bản về xã hội. 20
II. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua 21
1. Loại hình các trang trại. 21
2. Đất đai của trang trại. 22
3. Vốn đầu tư của trang trại. 23
III. Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại 25
1. Số lượng và chất lượng lao động. 25
1.1. Số lượng lao động. 25
1.2. Chất lượng lao động. 27
2. Sử dụng lao động trong các trang trại. 29
2.1. Sử dụng lao động theo loại hình sản xuất. 29
2.2. Sử dụng lao động theo thời gian. 31
2.3. Sử dụng lao động theo trình độ, chuyên môn. 32
3. Hiệu quả sử dụng lao động trong các trang trại. 33
3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại Thanh Hoá 33
3.2. Về mặt xã hội 35
IV. Một số nhân tố hạn chế sự phát triển kinh tế trang trại ở Thanh hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá Hoá 37
1. Chính sách phát triển kinh tế trang trại. 37
2. Đất đai. 38
3. Quy mô vốn đầu tư. 39
4. Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. 39
5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. 40
Phần III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động có hiệu quả trong các trang trại Thanh Hoá. 41
I. Định hướng chung cho thu hút và sử dụng lao động. 41
1. Đối với các loại hình sản xuất. 41
2. Đối với các vùng kinh tế. 42
II. Những giải pháp thu hút và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại ở Thanh Hoá 43
1. Giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại. 43
1.1.Chính sách đất đai. 43
1.2. Nguồn vốn đầu tư. 45
1.3. Chính sách về thị trường. 47
1.4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. 48
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác loại cây như: Luồng, Bạch đàn, Quế và các loại cây nguyên liệu giấy. Loại hình này phần lớn tập trung ở các huyện miền núi phía Tây nơi có diện tích đất đồi núi nhiêù
Các trang trại nông-lâm-thuỷ sản kết hợp sử dụng diện tích khá lớn, bình quân 11,8 ha/trang trại do các trang trại này tận dụng cả diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và cả những ao, hồ, đồng trũng..
Các trang trại trồng cây hàng năm (trung bình 5,75ha/trang trại) và trang trại nuôi trồng thuỷ sản (8,55ha/trang trại) sử dụng diện tích đất không lớn lắm nhưng đang có xu hướng tăng lên.
3. Vốn đầu tư.
Tính theo mức bình quân thì vốn đầu tư cho mỗi trang trại là 40,5 triệu đồng (1997) tăng lên 59,5 triệu đồng(2000). Nguồn vốn của trang trại chủ yếu là vốn tự có chiếm 73,2% ,vốn vay chiếm 26,8%. Nguồn vốn vay ngân hàng cũng không nhiều so với tổng số vốn vay( chỉ chiếm 29%).
Biểu 4 Số vốn hiện có bình quân một trang trại
Đơn vị: triệu đồng/ trang trại
Loại hình sản xuất
Số vốn bình quân/trang trại
Trồng cây hàng năm
36,495
Trồng cây cn lâu năm, cây ăn quả
32,430
Chăn nuôi
260
Lâm nghiệp
32,095
Nuôi trồng thuỷ sản
55,899
Nông-lâm-thuỷ sản kết hợp
40,297
Loại khác
58,057
(Nguồn : Cục Thống kê Thanh Hoá)
Từ bảng số liệu ta thấy trang trại chăn nuôi có số vốn đầu tư lớn nhất khoảng 260 triệu đồng/ trang trại, gấp hơn 6 lần mức bình quân chung, trang trại chăn nuôi tuy số lượng không nhiều nhưng có số vốn đầu tư lớn do chi phí về giống cho sản xuất lớn, đồng thời nhà xưởng, chuồng trại đòi hỏi phải có sự đầu tư thoả đáng.
Các trang trại nuôi trồng thủ sản chủ yếu ở cac huyện đồng bằng ven biển cũng đòi hỏi số vốn đầu tư khá lớn (55,899 triệu đồng/trang trại) và cũng là loại trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu điều kiện về thời tiết, chăm sóc, thị trường tiêu thụ thuận lợi.
Các trang trại trồng cây đa số có số vốn đầu tư không lớn một phần do chi phí về giống cây trồng không quá cao như giống vật nuôi đồng thời chi phí chăm sóc nhỏ, chu kỳ sản xuất ngắn
Nhìn chung mức vốn đầu tư trong các trang trại ở Thanh Hoá còn rất hấp so với lượng vốn bình quân chung một trang trại (tính đến thời điểm điều tra các trang trại của 15 tỉnh thuộc các vùng trên cả nước) là 291,43 triệu đồng. Ta biết rằng vốn là một yếu tố quan trọng, để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi các chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định để có thể thuê, mua đất đai, lao động...ở Thanh Hoá mức vốn đầu tư cho kinh tế trang trại đã thấp, nhưng vốn được vay từ ngân hàng lại chiếm tỷ lệ thấp, nguồn hỗ trợ từ nhà nước ít, nhỏ dọt điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, chưa tạo ra sự kích thích kinh tế trang trại phát triển.
III. Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại
1. Số lượng và chất lượng lao động.
1.1. Số lượng:
Tính đến ngày 1/7/2000 số lao động đang làm việc trong 1874 trang trại (theo tiêu chuẩn của trung ương) là 13210 người. Trong đó lao động tự có của trang trại là 4514 người chiếm 34,17%
Số lao động thuê ngoài (bao gồm cả lao động thuê thường xuyên và lao động thuê thời vụ) là 8696 người chiếm 65,83% so với tổng số lao động đang làm việc trong các trang trại.
Trong số lao động thuê ngoài thì lao động thuê thường xuyên chỉ có 1958 người chiếm 22,52%. Còn lao động thuê thời vụ là chủ yếu với 6035 người chiếm 77,48%.
Từ những con số ở trên cho ta thấy rằng tổng số lao động mà các trang trại thu hút và sử dụng là chưa nhiều so với số lao động trong nông nghiệp (nơi mà lực lượng lao động của Thanh Hoá còn chiếm tới hơn 80%, số lao động dôi dư nhiều và hệ số sử dụng thời gian lao động mới chỉ đạt 74%).
Biểu 5 Số lượng lao động trong các trang trại
Đơn vị: người
Các đơn
vị
Tổng số trang trại
Tổng số lao động
Chủ hộ
Thuê ngoài
Đã qua đào tạo
Thuê tx
Thuê tv
Tổng số:
I. Quốc doanh
II. Khối huyện
1.Thọ xuân
2. Nông cống
3. Triệu sơn
4. Quảng xương
5. Hà trung
6. Nga sơn
7. Bỉm sơn
8. Yên định
9. Hoàng hoá
10. Hậu lộc
11. Thạch thành
12. Ngọc lạc
13. Như xuân
14. Tĩnh gia
..................
1874
321
1553
162
62
44
65
49
27
176
132
152
29
101
157
98
3
......
13210
1380
11830
1038
337
530
596
261
214
2004
1065
1866
172
525
814
701
13
......
4514
677
3837
409
185
92
258
114
41
400
307
400
73
260
362
260
9
....
2170
212
1958
235
55
160
165
0
130
304
127
225
16
60
127
147
3
.....
6526
491
6035
394
97
278
173
147
43
1300
622
1241
83
205
325
294
1
....
14
3
2
3
2
.....
(Nguồn : Báo cáo của Phạm Đình Đắc-Phó giám đốc Cục Thống kê
Thanh Hoá tháng 7 năm 2000)
Trong tổng số 1874 trang trại, trang trại quốc doanh (321 trang trại chiếm 17,1%số trang trại) thu hút được 1380 lao động chiếm 10,45% tổng số lao động được thu hút, trong số đó lao động là chủ hộ với 677 người chiếm gần 50%, điều đó cho thấy trang trại quốc doanh sử dụng ít lao động đồng thời cũng thuê ít lao động hơn, nó chủ yếu sử dụng lao động của hộ (lao động gia đình).
Các trang trại khối huyện sử dụng 11830 lao động chiếm tới gần 90% tổng số lao động, trong đó các trang trại ở Bỉm sơn thu hút nhiều lao động nhất với 2004 người chiếm gần 17% tổng số lao động ở các trang trại khối huyện. Ngoài ra các trang trại ở Hoàng hoá, Yên định, Thọ xuân, Ngọc lạc cũng sử dụng nhiều lao động, nhìn chung số lao động được sử dụng trong các trang trại ở các huyện cũng không đồng đều do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện về đất đai, vốn, loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại ...
Tính chung, trung bình mỗi trang trại trên toàn tỉnh sử dụng trên 7 lao động(7,1 người) trong đó 2,5 lao động là của trang trại và 4,6 lao động làm thuê.
Tuy nhiên các trang trại thuê từ một đến 2 lao động còn chiếm tỷ lệ lớn (65%), thuê từ 3-5 lđ chiếm 25,6% thuê 6-10 lao động chiếm 5,9% và thuê từ 21 lao động trở lên chỉ chiếm 0,1%. Điều này cho thấy quy mô của các trang trại ở Thanh Hoá vẫn còn nhỏ, sử dụng ít lao động.
Biểu: 6 Số lao động được thuê trong các trang trại Thanh Hoá
Chỉ tiêu
Số trang trại
Tỷ lệ%
Thuê từ 1-2 lao động
1227
66,5
Thuê từ 3-5 lao động
472
25,6
Thuê từ 6-10 lao động
110
5,9
Thuê từ 11-20 lao động
35
1,9
Thuê từ 21 lao động trở lên
1
0.1
(Nguồn: Sở NN-PTNT Thanh Hoá-1998)
Nhưng so với cả nước thì số lao động sử dụng trong các trang trại ở Thanh Hoá còn ít chưa tương xứng với tiềm năng về lao động của tỉnh.
1.2. Chất lượng lao động trong các trang trại:
Mặt này được thể hiện chủ yếu là trình độ, năng lực của thành viên trong trang trại (trong đó có chủ trang trại và người lao động làm thuê).
1.2.1. Đối với chủ trang trại:
Đây là những người có trong tay tư liệu sản xuất, tự đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra nông sản hàng hoá phục vụ nhu cầu của thị trường.
Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê Thanh Hoá:
- Thành phần của chủ trang trại:
+ Là Cán bộ-CNVC: 395 người, chiếm 21,2%.
+ Là nông dân: 1283 người, chiếm 68,7%.
+ Là thành phần khác: 189 người, chiếm 10,1%.
- Trình độ chính trị của chủ trang trại:
+ Là đảng viên: 580người, chiếm 31%.
+ Là quần chúng: 1287 người chiếm 69%.
- Trình độ văn hoá của chủ trang trại:
+ Cấp I: 275 người, chiếm 14,7%.
+ Cấp II: 1012 người, chiếm 54,2%.
+ Cấp III: 580 người, chiếm 31,1%.
Số liệu điều tra ở trên phản ánh một thực tế là trình đọ của các chủ trang trại ở Thanh Hoá vẫn còn thấp: số người tốt nghiệp cấp III còn ít, phần lớn chủ trang trại là nông dân. Ta biết rằng kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường, là tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp bao gồm các hoạt động trước, trong và sau quá trình sản xuất nông sản hàng hoá, nó tiên tiến hơn các loại hình tổ chức sản xuất trước đây. Vì vậy mà người chủ trang trại phải được trang bị những kiến thức cần thiết về quản lý, về khoa học kỹ thuật... ngày càng cao hơn để có thể nắm bắt, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích nhu cầu thị trường, lựa chọn thích hợp các yếu tố đầu vào, áp dụng những kỹ thuât mới, công nghệ mới vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều nông sản hàng hoá. Không những thế họ còn phải có kiến thức về luật pháp nhằm vận dụng trong quá trình ký kết các hợp đồng về mua bán, cung ứng vật tư, hàng hoá; thuê mướn lao động (ký kết hợp đồng lao động), kiến thức về pháp luật đất đai trong việc mua, chuyển quyền sử dụng đất...Những kiến thức đo hiện nay các chủ trang trại ở Thanh Hoá đang còn thiếu cần được trang bị bồi dưỡng.
1.2.2.Đối với người lao động làm thuê.
Mặc dù kinh tế trang trại ở Thanh Hoá tuy còn nhỏ bé và mới bước đầu hình thành, phát triển. nhưng tuỳ theo quy mô và quá trình sản xuất kinh doanh phần lớn kinh tế trang trại đều sử dụng lao động làm thuê (có đến 98% số trang trại là sử dụng lao động làm thuê). Lao động làm thuê (thường xuyên, thời vụ) là những người làm công, sản xuất thuê cho các chủ trang trại và được chủ trang trại trả cho phần thù lao nhất định. Với 8696 lao động làm thuê trong các trang trại, một con số quá ít trong số 2,9 triệu người lao động trong các ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Số lao động này mang tính thời vụ cao nên số lao động dôi dư trong nông nghiệp nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông, không có nghề. Cùng với sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại thì một phần lao động dôi dư trong nông nghiệp sẽ được các chue trang trại thuê mướn, sử dụng.
2. Sử dụng lao động trong các trang trại.
2.1. Sử dụng lao động theo loại hình sản xuất kinh doanh.
Theo điều tra số lao động trung bình trong mỗi trang trại là 7,1 lao động (2,5 lao động gia đình và 4,6 lao động là thuê). Nhưng số lao động được sử dụng trong trang trại còn biến động theo loại hình sản xuất kinh doanh.
Biểu 7 Số lao động được sử dụng bình quân một trang trại theo
loại hình sản xuất
Đơn vị: người/trang trại
Chỉ tiêu
Lao động gia đình
Lao động thuê t. xuyên
Lao động thuê thời vụ
Tổng số lao động đã quy đổi
Trồng cây hàng năm
2,52
0,9
8
7,42
Trồng cây CNH-HĐH-cây ăn quả
2,6
0,88
5
5,98
Chăn nuôi
2,4
1,7
1,2
4,7
Lâm nghiệp
2,35
0,8
7
6,65
Nuôi trồng thuỷ sản
3,6
1,8
6,6
8,7
Nông-lâm- thuỷ sản kết hợp
2,75
1,6
5,8
7,25
Loại khác
2,2
1,3
3,2
5,1
( Nguồn : Cục Thống kê - Sở NN-PTNT)
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy các trang trại nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động nhất, trung bình 8,7 lao động (sử dụng 3,6 lao động gia đình và 1,8 lao động thuê thường xuyên - cao nhất trong các loại hình sản xuất) nhờ có lợi thế là có bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, hệ thống sông nhỏ dẫn nước mặn, đồng trũng ao, hồ. Điều này có thể được giải thích là các trang trại nuôi trồng thuỷ sản được đầu tư một lượng vốn tương đối lớn cộng với kỹ thuật chăn nuôi khó khăn hơn, chế độ chăm sóc và nuôi ăn đòi hỏi phải thường xuyên vì thế nó sẽ thích hợp với những hộ gia đình đông người, có nhiều vốn và đặc biệt là có kinh nghiệm trong chọn giống, nuôi trồng, thu hoạch từ đó cũng đòi hỏi chủ trang trại phải thuê lao động thường xuyên để đảm bảo tính liên tục: từ nạo vét, khoanh bờ, diệt trừ mầm bệnh tới chọn giống nuôi ăn và thu hoạch.
Vì là sử dụng nhiều lao động thường xuyên nên trong quá trình sử dụng lao động chủ trang trại cũng cần ký kết hợp đồng lao động với người lao động làm thuê trên cơ sở đó đề ra thời hạn làm việc, tiền công, cũng như kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghề cho người lao động.
Do tính chất như vậy nên các trang trại chăn nuôi cũng sử dụng nhiều lao động gia đình và lao động thuê thường xuyên (trung bình có 4,7 lao động đã quy đổi trong đó lao động gia đình và lao động thuê thường xuyên là 4,1 người, chỉ thuê 0,6 lao động thời vụ đã quy đổi)
Bên cạnh đó các trang trại trồng cây hàng năm cũng sử dụng nhiều lao động (7,2 lao động đã quy đổi, chủ yếu là lao động gia đình và lao động thuê thời vụ). Số trang trại này lại chiếm đa số và có xu hướng phát triển mạnh, vòng quay vốn ngắn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động của lao động nông thôn.
Các trang trại lâm nghiệp ở Thanh Hoá có lợi thế là đất đai đồi núi nhiều cũng đang ngày càng sử dụng nhiều lao động thuê thời vụ ( 3,5 lao động đã quy đổi trong số 6,65 lao động của trang trại). Đây là mô hình sản xuất thực hiên tốt chương trình quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng, ngoài ra nó còn giúp nhân dân vùng cao định canh, định định cư ổn định phát triển sản xuất. Đối với loại hình này nhà nước và các chủ trang trại nên có kế hoạch tập huấn cho lao động trong việc trồng và bảo vệ rừng trồng.
2.2. Sử dụng lao động theo thời gian.
Hiện nay hầu hết các trang trại ở Thanh Hoá sử dụng lao động theo ngày công lao động (được áp dụng cả đối với lao động thuê thường xuyên và lao động thuê thời vụ).
Đối với lao động thuê thời vụ đánh giá thông qua số ngày công lao động, theo điều tra chọn mẫu năm 1999 trong 268 hộ ta có:
Biểu 8 Sử dụng ngày công lao động của lao động thuê thời vụ
Chỉ tiêu
Số trang trại
Tỷ lệ(%)
Thuê dưới 500 công lao động
143
53.36
Thuê từ 500-900công lao động
75
29.78
Thuê hơn 1000 công lao động
46
18.66
(Nguồn : Báo cáo kết quả nghiên cứu kinh tế trang trại ở Thanh Hoá của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân)
Ta thấy số trang trại thuê dưới 500 công lao động đã chiếm tới 53,36%(Tính ra toàn tỉnh có khoảng 1000 trang trại). Thực tế này là một hạn chế cho việc nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, trong khi các trang trại thuê lao động thời vụ với hơn 1000 ngày công lao động chưa bằng 1/3 so với các trang trại thuê dưới 500 công lao động. Vì thế tỉnh cần có chính sách tăng số trang trại sử dụng lao động thời vụ nhiều hơn, nhất là việc quy hoạch đất đai, khuyến khích hình thành các trang trại trồng cây hàng năm ở vùng đồng bằng và ven biển.
Một vấn đề trong sử dụng lao động theo thời gian đó là hiện nay ở Thanh Hoá có một số trang trại đã sử dụng thời gian lao động kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thời gian lao động. Ngày công lao động dựa trên khối lượng công việc nhưng phải tránh tình trạng kéo dài ngày công lao động. Nếu có làm thêm giờ thì cũng phải có sự thoả thuận giữa chủ trang trại và người lao động làm thuê về số giờ làm thêm và tiền công mà người lao động nhận được khi làm thêm giờ.
2.3. Sử dụng lao động theo trình độ, chuyên môn.
Một thực trạng hiện nay là lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá phần lớn là lao động phổ thông không có trình độ, tay nghề, chuyên môn. Qua biểu 5 cho ta thấy số lượng lao động được đào tạo là rất ít (14 người qua đào tạo nằm rải rác ở một số huyện). Do số lao động của trang trại được thu hút trong nông nghiệp có trình độ thấp (trình độ văn hoá, trình độ tay nghề), ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của lao động trong trang trại.
Khi được sử dụng trong trang trại thì chỉ một bộ phận nhỏ lao động thường xuyên là đạt được độ thành thạo, có kinh nghiệm được chủ trang trại thuê làm việc thường xuyên.
Ví dụ: Các trang trại nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi sử dụng nhiều lao động thường xuyên thì người chủ thường thuê những người có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên về nuôi ăn, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm cho trang trại.
Còn đối với các trang trại khác phần nhiều cũng không yêu cầu những lao động có trình độ cao, mà chỉ cần có độ thành thạo nhất định. Điều này cũng có thể giải thích được là do kinh tế trang trại ở Thanh Hoá nói chung và nước ta nói riêng mới chỉ phát triển trong giai đoạn đầu (quy mô, trình độ trang bị kỹ thuật, cơ giới hoá ...còn thấp) nên đòi hỏi về trình độ của người làm thuê là chưa cao. Không như trang trại ở các nước đã CNH được đầu tư về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, trang bị sản xuất tiên tiến nên lao động trong các trang trại của họ cần phải có một trình độ nhất định, phải qua đào tạo thì mới làm được.
Có thể chúng ta khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để thu hút nhiều lao động trong nông nghiệp nhưng kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường vẫn phải tạo ra nhiều nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đồng thời cũng phải tăng sức cạnh tranh cho nông sản hàng hoá bởi hiện nay có rất nhiều các loại nông sản hàng hoá của các nước trong khu vực tràn ngập thị trường Việt nam như mía đường, dầu ăn, hoa quả v.v.. Điều này buộc chúng ta phải xem xét lại đó là cần có sự đầu tư lớn cho phát triển kinh tế trang trại (đầu tư về vốn, cơ sở hạ tầng, KHCN và đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng lao động trong trang trại) có như vậy mới nâng cao được năng lực sản xuất của kinh tế trang trại đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
3. Hiệu quả sử dụng lao động trong các trang trại.
Hiệu quả sử dụng lao động trong các trang trại thể hiện ở các chỉ tiêu:
- Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại (Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, tiền công bình quân người lao động nhận được)
- Số lao động mà kinh tế trang trại thu hút và sử dụng trong kinh tế trang trại
- Sự thay đổi hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại Thanh Hoá.
Tuy mới ra đời và phát triển nhưng kinh tế trang trại đã đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế. Năm 1997 bình quân một trang trại có doanh thu là 46,898 triệu đồng tăng 34,5% so với năm 1995. Lợi nhuận của mỗi trang trại đạt 22,4 triệu đồng/năm tăng 41% so với năm 1995. Biểu hiện rõ nhất ở các trang trại trồng mía, cói, dứa gai có thị trường tiêu thụ ổn định.
Trong các loại hình sản xuất thì các trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản là các trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Biểu 9 Thu nhập của trang trại theo loại hình sản xuất
Đơn vị: 1000 đồng
Loại hình sản xuất
Tổng thu bq trang trại/năm
Thu nhập
bq trang trại/năm
Thu nhập bq
nhân khẩu/năm
Thu nhập bq lao động chủ trang trại/năm
Tính chung
Trong đó:
- Cây hàng năm
- Cây CN, cây ăn quả
- Chăn nuôi
- Lâm nghiệp
- Nuôi trồng thuỷ sản
- N-T-S kết hợp
- Loại khác
46.896
49.823
29.081
74.411
28.719
66.755
47.623
49.024
22.381
23.092
16.321
39.254
17.434
28.846
21.377
24.164
4.010
4.319
2.836
6.1938
2.938
5.212
3.608
4.946
9.840
9.517
6.739
13.888
6.424
12.494
8.314
10.648
(Nguồn: Tài liệu điều tra của Cục thống kê Thanh Hoá năm 1998)
Trang trại chăn nuôi đạt 74,411 triệu đồng/năm. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản đạt giá trị tổng thu 66,775 triệu đồng/năm, tiếp theo là các trang trại Cây hàng năm, Nông-lâm-thuỷ sản kết hợp và trang trại Lâm nghiệp có mức tổng thu thấp nhất đạt 28,719 triệu đồng/năm. Theo đó lợi nhuận, thu nhập bình quân nhân khẩu và thu nhập bình quân của lao động là chủ trang trại của hai loại hình sản xuất này(Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản) cũng đạt mức cao nhất, thu nhập bình quân một lao động của chủ trang trại chăn nuôi đạt gần 14 triệu đồng/năm và thu nhập bình quân của nhân khẩu trang trại chăn nuôi đạt 6,194triệu đồng/năm, thu nhâp bình quân của lao động là chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản đạt gần 12,5 triệu và của nhân khẩu trong trang trại này là 5,212 triệu. Trong khi trang trại trồng cây hàng năm cũng đạt mức tương đối cao với thu nhập bình quân đạt 49,823 triệu, thu nhập bình quân của lao động là chủ trang trại và của nhân khẩu đạt 9,517 và 4,319 triệu đồng/năm. Nếu so sánh thu nhập bình quân giữa các loại hình trang trại ta thấy: thu nhập bình quân một nhân khẩu của hộ trong trang trại trồng cây hàng năm gấp 1,03 lần mức bình quân chung, trang trại chăn nuôi gấp 1,55 lần, trang trại nuôi trồng thuỷ sản gấp 1,3 lần mức thu hập bình quân chung một nhân khẩu của hộ. Trong khi thu nhập bình quân lao động của chủ hộ ở các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản gấp 1,4 và 1,3 lần so với mức bình quân chung. So với thu nhập bình quân chung của xã hội thì những lao động này có mức thu nhập cao hơn nhiều các ngành nghề trong xã hội chưa kể đến so với lao động nông thôn.
Để so sánh thu nhập bình quân lao động, và nhân khẩu của các trang trại Thanh Hoá với trang trại ở các tỉnh khác thông qua Biểu 10.
Biểu 10 Mức thu nhập bình quân lao động trong độ tuổi và nhân khẩu của các trang trại điều tra
Đơn vị : 1000 đồng
Chỉ tiêu
Trại các tỉnh
TN của một lao động
TN của một nhân khẩu
bq 1 năm
bq 1 tháng
bq 1 năm
bq 1 tháng
Bình quân chung
Trong đó:
Yên Bái
Hà Nội
Thanh Hoá
Nghệ An
Gia Lai
Đắk Lắk
Khánh Hoà
Đồng Nai
Long An
Cà Mau
16.120
7.762
14.315
21.113
7.230
15.233
26.073
30.220
22.004
13.978
12.737
1.343
647
1.193
1.759
602
1.269
2.173
2.518
1.834
1.165
1.061
7.920
4.012
7.817
9.974
3.347
7.185
11.055
15.434
11.099
7.818
7.672
660
334
651
831
279
599
921
1.286
925
652
639
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 257, tháng 10/1999
Ta thấy cả thu nhập của lao động (bq 21.113 triệu/năm) và thu nhập (9,974 triệu/năm) của một nhân khẩu trong các trang trại của Thanh Hoá đều cao hơn thu nhập của lao động và nhân khẩu trong các trang trại ở các tỉnh phía bắc kể cả Hà Nội. Thu nhập của lao động và nhân khẩu trong các trang trại ở Thanh Hoá đạt gần bằng với các trang trại ở Tây Nguyên. Điều này cho thấy các trang trại ở Thanh Hoá có quy mô nhỏ hơn, vốn đầu tư ít hơn nhưng lại có mức thu nhập tương đối cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng lao động của các trang trại Thanh Hoá là tương đối cao.
3.2. Về mặt xã hội (số lao động mà kinh tế trang trại thu hút và sử dụng).
Từ khi loại hình kinh tế trang trại xuất hiện và phát triển đến nay nó đã thu hút và sử dụng hơn 20.000 lao động góp phần không nhỏ vào tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo cho gần 5000 hộ. Một số nông dân đã giàu lên nhanh chóng, mức sống của người dân được nâng cao hơn trước
Biểu 11 Kết quả giải quyết việc làm
Đơn vị: người
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
Sốlaođộng được giải
quyết việc làm
26702
32731
32963
33000
35000
160396
Trong đó:
nông-lâm nghiệp
21940
24101
19455
19850
20011
105357
Ngư nghiệp
3009
631
2053
2100
2681
10474
Công nghiệp- xây dựng- giao thông
-375
2633
4145
4500
5788
16691
Thương mại- du lịch- dịch vụ
137
948
2536
2750
3520
9891
Quản lý nhà nước- Đảng, đoàn thể
1991
4418
4774
3800
3000
17983
Kinh tế trang trại
3725
1800
(Nguồn: Báo cáo chương trình giải quyết việc làm từ 1996-2000
của Sở LĐ-TBXH Thanh Hoá)
Nhìn trên bảng số liệu ở trên ta thấy số lao động mà kinh tế trang trại thu hút và sử dụng trong năm 1998 đã nhiều hơn số lao động được thu hút vào các ngành thương mại - du lịch - dịch vụ, ngư nghiệp và gần bằng số lao động mà ngành công nghiệp - xây dựng và giao thông tạo ra. Điều này cho thấy được hiệu quả của việc sử dụng lao động trong các trang trại là thu hút và tạo ra chỗ làm việc mơí cho người lao động. Tuy đến năm 2000 số lao động được kinh tế trang trại thu hút có giảm đi do sự phát triển của kinh tế trang trại bị chậm lại (số trang trại tăng lên không nhiều từ năm 1999-2000 số trang trại chỉ tăng từ 1867 lên 1874 trang trại mặt khác do quy mô của trang trại không được mở rộng nhiều do còn có những vướng mắc, bất cập trong việc giao đất cho nông dân, cơ chế cho vay vốn của ngân hàng, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm không ổn định...).Vì thế mà số lao động được thu hút và sử dụng trong kinh tế trang trại giảm đi còn 1800 lao động (năm 2000). Nhưng nhìn chung việc sử dụng lao động trong kinh tế trang trại vẫn mang lại hiệu quả cao không chỉ về kinh tế mà còn giải quyết được việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động và nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động trong nông nghiệp. Từ năm 1996 - 2000 hệ số sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn không ngừng tăng lên Năm 1996 (66,7%), năm 1997(69,4%), năm 1998 (72,6%), năm 1999(73%), năm 2000 (74,3%).(Theo báo cáo kết quả giải quyết việc làm 1996-2000 của Sở LĐ-TBXH Thanh Hoá ). Trong khi tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chung cho cả nước là 72,11% (1996), 72,9% (1997), 70,88% (1998), 73,28% (1999)(điều tra của Bộ LĐ-TBXH)O Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam qua các năm 1996,1997,1998,1999.
. Ta thấy tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở Thanh Hoá Tăng liên tục qua các năm nhưng đến năm 1999 mới đat mức bình quân chung của cả nước Còn giai đoạn trước thì tỷ lệ đó thấp hơn.
IV. Một số nhân tố hạn chế sự phát triển kinh tế trang trại ở Thanh Hoá.
Ta biết rằng tình hình sử dụng lao động ở các trang trại phụ thuộc vào sự phát triển của các trang trại. Một khi kinh tế trang trại đã phát triển nó sẽ thu hút và sử dụng một lượng lớn lao động trong nông nghiệp. Thế nhưng kinh tế trang trại phát triển lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chính sách phát triển kinh tế trang trại, đất đai, vốn, hạ tầng cơ sở vật chất, thị trường tiêu thụ sản phẩm...
1. Chính sách phát triển kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại là mô hình sản xuất hàng hoá hình thành và phát triển ở Thanh Hoá từ đầu những năm 1990 và đến những năm gần đây tỉnh mới có sự quan tâm nghiên cứu. Năm 1998 tiến hành điều tra và đưa ra một số giải pháp tạm thời nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại. Chính vì thế sau hơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0008.doc