MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: 3
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Hải Sản Biển Đông: 3
II. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi ngành nghề hoạt động: 3
1. Lĩnh vực hoạt động: 3
2. Nhiệm vụ: 4
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty: 4
1. Sơ đồ tổ chức: 4
2. Phương thức tổ chức quản lý : 5
3. Các phòng ban chức năng: 6
3.1 Hội đồng quản trị: 6
3.2 Ban kiểm soát: 6
3.3 Ban Tổng giám đốc: 6
3.4 Văn phòng: 6
3.5 Phòng kế hoạch đầu tư: 6
3.6 Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: 7
3.7. Phòng kế toán tài chính: 7
3.8. Phòng thanh tra bảo vệ nội bộ: 7
IV. Những thuận lợi , khó khăn và hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới: 7
1. Thuận lợi: 7
2. Khó khăn: 8
3. Hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới: 8
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: 10
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: 10
1. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định: 11
1.1 Thống kê số lượng và kết cấu TSCĐ : 11
1.1.1 Thống kê số lượng: 11
1.1.2 Thống kê kết cấu TSCĐ: 12
1.2 Phân tích hiện trạng TSCĐ: 13
1.2.1 Xác định nguyên giá TSCĐ: 13
1.2.2 Thống kê mức khấu hao TSCĐ: 14
1.2.3 Các hệ số phản ánh hiện trạng TSCĐ: 14
2. Phân tích tình hình biến động TSCĐ qua hai năm: 15
3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ: 17
3.1 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ: 17
3.2 Phân tích kết quả sản xuất do ảnh hưởng của các nhân tố về TSCĐ: 18
4. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn cố định: 19
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: 19
1. Phân tích tình hình biến động về số lượng và kết cấu vốn lưu động: 21
2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán: 23
2.1 Tình hình công nợ: 24
2.1.1 Nợ phải thu: 24
2.1.2 Nợ phải trả: 25
2.2 Khả năng thanh toán: 26
2.2.1 Khả năng thanh toán tổng hợp: 26
2.2.2. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (H): 27
2.2.3. Hệ số thanh toán nhanh (Kn) : 28
2.2.4. Hệ số thanh toán so với tài sản lưu động: 29
3. Phân tích tình hình sử dụng vốn dự trữ: 29
3.1 Xác định nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động: 29
3.2 Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ của Tổng công ty: 29
3.3 Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho dự trữ TSLĐ: 31
4. Phân tích mức độ đảm nhiệm vốn lưu động: 31
4.1 Phân tích mức đảm nhiệm vốn lưu động: 32
4.1.1 Xác định mức đảm nhiệm vốn lưu động: 32
4.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng biến động vốn lưu động: 33
4.2 Phân tích vòng quay vốn lưu động: 33
4.2.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động: 34
4.2.2 Khả năng sinh lợi ảnh hưởng bởi vòng quay vốn lưu động: 34
4.3 Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động: 35
5. Phân tích hiệu năng sử dụng vốn lưu động: 35
5.1 Phân tích hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu: 35
5.1.1 Xác định hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu: 35
5.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá trị sản xuất: 36
5.2 Phân tích hiệu năng sử dụng vốn lưu động: 36
5.3 Phân tích tỷ suất lợi nhuận: 37
5.3.1 Xác định chỉ tiêu: 37
5.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận: 38
6. Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn lưu động: 38
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 39
1. Phân tích biến động về số lượng và cơ cấu vốn họat động kinh doanh: 39
2. Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu: 40
3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn hoạt động kinh doanh: 41
3.1 Số vòng quay toàn bộ vốn: 41
3.2 Doanh lợi vốn: 41
3.3 Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu: 42
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ: 43
Kết luận: 43
Kiến nghị : 44
43 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sử dụng vốn ở Tổng công ty Hải sản Biển Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy cứ một đồng kết quả sản xuất ra trong năm 2003 đòi hỏi 0,1591 đồng giá trị TSCĐ bình quân. Tương tự trong năm 2004 cứ 1 đồng kết quả sản xuất tạo ra cần 0,1862 đồng giá trị TSCĐ bình quân, tức tăng lên 0,0271 đồng so với năm 2003, biểu hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm sút.
Phân tích chỉ tiêu mức sinh lời của tài sản cố định:
Là chỉ tiêu biểu hiện mức lợi nhuận tính bình quân trên một đơn vị tài sản cố định sử dụng trong kỳ kinh doanh.
Trong năm 2003 cứ một đồng giá trị tài sản cố định bỏ ra thì thu đựơc 0,0197 đồng lợi nhuận và trong năm 2004 thì cứ một đồng giá trị TSCĐ thì bị lỗ 0,0232 đồng. Như vậy qua hai năm chỉ tiêu này giảm mạnh do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Cụ thể lợi nhuận năm 2003 là 3.314.414.009 đồng so với giá trị tài sản cố định bình quân là 167.946.231.100 đồng và năm 2004 giá trị lỗ là 4.120.726.551 đồng so với giá trị tài sản cố định bình quân là 177.901.326.000 đồng.
Phân tích kết quả sản xuất do ảnh hưởng của các nhân tố về TSCĐ:
Kết quả sản xuất có nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó các nhân tố thuộc về tài sản cố định là hiệu năng sử dụng và giá trị TSCĐ bình quân. Sự biến động của hiệu năng sử dụng là sự biến động về chất, nó quyết định đến hiệu quả của tài sản cố định thông qua việc sử dụng TSCĐ. Để đạt được kết quả và nhân tố này luôn tăng thì có thể nói rằng công ty đã chú trọng biến đổi về chất. Bên cạnh đó do quy mô phát triển ngày càng lớn nên công ty thường trang bị thêm máy móc thiết bị nhà xưởng tức là tăng số lượng TSCĐ, đây là sự biến đổi về lượng. Hai nhân tố này kết hợp với nhau cùng thay đổi bù đắp những hạn chế của nhau để đưa kết qua sản xuất ngày càng tăng.
Giá trị sản xuất = Hiệu năng sử dụng TSCĐ * Giá trị TSCĐ bình quân
Q = H * G
Xây dựng hệ thống chỉ số :
= x
Q1 – Q0 = ( H1 – H0 ) G1 + ( G1 – G0 ) H0
= +
Trong đó : Q1 , Q0 là giá trị kết quả sản xuất của hai năm
H1 , H0 là hiệu năng sử dụng tài sản cố định của hai năm
G1 ,G0 là giá trị TSCĐ bình quân của hai năm
Số tương đối : = x
0,9055 = 0,8548 x 1,0593
Số tuyệt đối : - 99.754.894.200 = - 162.317.169.800 + 62.554.829.820
Tốc độ tăng giảm : - 0,0945 = -0,1538 + 0,0593
Kết quả sản xuất của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 9,45% cụ thể giảm 99.754.894.200 đồng do ảnh hưởng của hai nhân tố:
Hiệu năng sử dụng tài sản cố định năm 2004 so với năm 2003 giảm 85,48% cụ thể giảm 0,9124 đồng GTSX / đồng giá trị TSCĐ làm cho giá trị của kết quả sản xuất giảm 15,38% cụ thể giảm 162.317.169.800 đồng.
Giá trị TSCĐ bình quân năm 2004 so với năm 2003 tăng 5,93% cụ thể tăng 9.955.094.900 đồng làm cho kết quả sản xuất tăng 5,93% cụ thể tăng 62.554.829.820 đồng.
Như vậy kết quả sản xuất của công ty giảm qua hai năm là do hiệu năng sử dụng tài sản cố định giảm, giá trị TSCĐ tăng nhưng ảnh hưởng rất ít đến kết quả sản xuất; chứng tỏ công ty sử dụng tài sản cố định kém hiệu quả. Đây là vấn đề quan trọng công ty cần xem xét tìm giải pháp làm tăng hiệu năng sử dụng TSCĐ, qua đó kết hợp với việc tăng về số lượng làm cho giá trị sản lượng tăng lên.
Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn cố định:
Số lượng tài sản cố định tại tổng công ty qua hai năm tăng; trong đó kết cấu khoản mục nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn và tăng rõ rệt chứng tỏ công ty tăng cường đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp yêu cầu phát triển ngành nghề hoạt động. Các hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ tăng cho thấy các công trình này được xây dựng và mua sắm mới, được tập trung hiện đại hoá, là điều kiện tốt giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu năng sử dụng tài sản cố định cao cho thấy công ty sử dụng tài sản cố định tốt. Thế nhưng năm 2004 hiệu quả sử dụng tài sản cố định có biểu hiện giảm sút, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (chỉ tiêu hiệu năng và mức sinh lời giảm). Như vậy việc sử dụng vốn cố định qua hai năm của công ty kém hiệu quả.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG:
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn phải có đối tượng lao động và sức lao động. Trong nền sản xuất hàng hoá tiền tệ, các doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm đối tượng lao động và trả lương cho công nhân viên, do đó phải ứng trước một số vốn cho mục đích này.
Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể của sản phẩm. Bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong quá trình sản xuất; đối tượng lao động chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải có loại đối tượng lao động khác, cũng do các đặc điểm trên, giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Số vốn ứng trước về đối tượng lao động vì luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần vào sản phẩm mới nên được gọi là vốn lưu động.
Như vậy, vốn lưu động bao gồm số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương. Nhưng trong quá trình vận động thực tế vốn lưu động phản ánh theo hình thái tồn tại như nguyên vật lieu ở khâu dự trữ sản xuất, sản phẩm đang chế tạo ở khâu trực tiếp sản xuất, thành phẩm, hàng hoa tiền tệ ở khâu lưu thông.
Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục nguyên vật liệu nằm dự trữ ở kho của doanh nghiệp; một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm tự chế). Hai bộ phận này từ hình thái hiện vật của nó gọi là tài sản lưu động. Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất gọi là tài sản lưu động sản xuất.
Mặt khác, các doanh nghiệp sau khi sản xuất ra sản phẩm không thể chyển bán ngay cho đơn vị mua mà phải làm một số công việc như chọn, đóng gói, tích luỹ thành lô hàng, thanh toán với khách hàng nên hình thành một số khoản vật tư và tiền tệ (thành phẩm, vốn bằng tiền, khoản phải trả,) Những khoản vật tư và tiền tệ phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu thông.
Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất dẫn đến sự cần thiết doanh nghiệp nào cũng phải có một số vốn thoả đáng để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông thay thế nhau vận động không ngừng để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Trong điều kiện nền kinh tế tồn tai, các loại tài sản kể trên biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trong quá trình tái sản xuất, vốn lưu động luôn chuyển hoá từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất để rồi lại trở về lĩnh vực lưu thông, giá trị của các tài sản của doanh nghiệp tạo ra một sự vận động không ngừng gọi là sự tuần hoàn.
T – H SX H’ – T’
* Giai đoạn đầu tiên của vòng tuần hoàn (T –H ) là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu thông. Đây là quá trình cung ứng vật tư kỹ thuật được thực hiện thông qua hình thức tiền tệ. Đảm bảo cho quá trình sản xuất một cách có kế hoạch, doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ đủ dự trữ một khối lượng vật tư cần thiết.
* Giai đoạn thứ hai của vòng tuần hoàn (HSXH’) là giai đoạn sản xuất. Nhờ được kết hợp với sức lao động, toàn bộ giá trị của tài sản lưu động sản xuất đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành.
* Giai đoạn thứ ba của vòng tuần hoàn (H’ – T’) là giai đoạn lưu thông. Trong giai đoạn này giá trị của các tài sản đựơc chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu.
Do sự chuyển hoá không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới dạng hình thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông như: những vật tư dự trữ, nguyên nhiên vật liệu, vật bao bì, vật rẻ tiền mau hỏng, sản phẩm dở dang
Vì vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp là vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hoá và tiền tệ hoặc là số vốn ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông ứng ra bằng vốn lưu động nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đựơc thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.
Phân tích tình hình biến động về số lượng và kết cấu vốn lưu động:
Đó chính là tỷ trọng từng nhóm vốn và nguồn vốn của Tổng công ty để thấy được trình độ sử dụng vốn và tình hình sử dụng các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động được tập hợp bởi các tài sản lưu động nên kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động biến động rất lớn. Cho nên việc xác định kết cấu vốn lưu động giúp thấy được tình hình phân bổ vốn và tỷ trọng trong mỗi khoản vốn chiếm trong giai đoạn luân chuyển.
Phân tích chỉ tiêu này ta dựa trên tỷ trọng từng loại tài sản trong vốn lưu động để thấy được mức độ tăng, giảm vốn lưu động và sự tăng giảm này có phù hợp tình hình công ty lúc đó chưa.
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
1
2
3
4
5
6 = 4 – 2
7 = 6/2
1. Tài sản bằng tiền
16.424.102.296
3,86
16.895.387.164
4,47
471.284.870
2,87
* Tiền mặt tại quỹ
3.449.831.695
0,81
1.886.431.868
0,50
-1.563.399.827
-45,32
* Tiền gởi ngân hàng
12.974.270.601
3,05
15.008.955.296
3,98
2.034.684.690
15,68
2. Khoản phải thu
249.097.767.595
58,51
222.388.720.885
59,00
-26.709.046.700
-10,72
* Phải thu khách hàng
117.511.302.117
27,60
113.810.004.790
30,17
-3.701.297.400
-3,15
* Trả trước người bán
57.731.722.973
13,56
35.196.204.002
9,33
-22.535.518.970
-39,03
* GTGT khấu trừ
15.187.703.416
3,57
11.320.441.684
3,00
-3.867.261.730
-25,46
* Phải thu nội bộ
31.859.694.622
7,48
31.102.542.261
8,25
-757.152.360
-2,38
* Phải thu khác
26.807.089.190
6,30
31.197.053.548
8,27
4.389.964.350
16,38
3. Hàng tồn kho
142.253.080.061
33,42
117.543.840.633
31,15
-24.709.239.400
-17,37
* Nguyên vật liệu tồn kho
8.939.580.695
2,10
9.540.326.624
2,53
600.745.929
6,72
* Công cụ, dụng cụ tồn
1.164.719.856
0,27
2.235.402.929
0,59
1.070.683.073
91,93
* CP SXKD dơ dang
11.667.120.446
2,74
18.979.636.599
5,03
7.312.516.150
62,68
* Thành
phẩm tồnkho
31.528.320.781
7,41
10.387.565.846
2,76
-21.140.754.940
-67,05
* Hàng hoá tồn kho
89.193.112.152
20,95
74.772.048.722
19,82
-14.421.063.430
-16,17
* Hàng gởi đi bán
1.223.736.517
0,29
2.869.008.527
0,76
1.645.272.010
134,45
* Dự phòng giảm giá HT
-1.463.510.386
-0,34
-1.240.148.614
-0,33
223.361.772
-15,26
4. TS lưu động khác
17.931.687.010
4,21
20.351.820.968
5,38
2.420.133.950
13,50
* Tạm
ứng
13.124.821.294
3,08
12.184.927.407
3,23
-939.893.890
-7,16
* Chi phí trả trước
1.769.282.635
0,42
2.455.756.046
0,65
686.473.411
38,80
* CP chờ kết chuyển
1.726.938.998
0,41
4.352.573.307
1,15
2.625.634.309
152,04
* TS thiếu chờ xử lý
224.511.844
0,05
185.735.044
0,05
-38.776.800
-17,27
* Thế chấp,
ký quỹ
1.086.132.239
0,26
1.172.829.164
0,31
86.696.925
7,98
Tổng
cộng
425.729.710.600
100
377.179.769.650
100
-48.549.941.000
-11,40
Qua bảng phân tích kết cấu vốn lưu động cho thấy vốn lưu động tại tổng công ty năm 2004 so với 2003 giảm 48.549.941.000 đồng một phần là do cổ phần hoá, xét về tỷ trọng các khoản mục cấu thành:
+ Tài sản bằng tiền: năm 2004 so với 2003 tăng 471.284.870 đồng với tỷ trọng tăng 0,61%. Trong đó tiền mặt tại quỹ giảm 1.563.399.827 đồng với tỷ trọng giảm 0,31%. Tiền gởi ngân hàng tăng 2.034.684.690 đồng với tỷ trọng tăng 0,93%.
Vốn bằng tiền của tổng công ty tăng không nhiều và chủ yếu do tiền gởi ngân hàng tăng. Sự gia tăng vốn bằng tiền làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp thuận lợi. Tuy nhiên, xu hướng chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực hơn vì không nên dự trữ bằng tiền mặt và số dư tiền gởi ngân hàng quá lớn, mà phải giải phóng nó đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ.
+ Các khoản phải thu của tổng công ty năm 2004 so với 2003 giảm 26.709.046.700 đong với tỷ trọng giảm 0,49%; chủ yếu do khoản trả trước cho người bán giảm 22.535.518.970 đồng với tỷ trọng giảm 4,23%; khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm 3.867.261.730 đồng với tỷ trọng giảm 0,57%; khoản phải thu nội bộ giảm 757.152.360 đồng với tỷ trọng tăng 0,77%; khoản phải thu khác tăng 4.389.964.350 đồng với tỷ trọng tăng 1,97%; khoản phải thu khách hàng giảm 3.701.297.400 đồng với tỷ trọng tăng 2,57%.
Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn và tỷ trọng tăng qua hai năm vì vậy công ty nên có những biện pháp thu hồi những khoản nợ, làm giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, đưa nguồn vốn này vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dùng để thanh toán công nợ.
+ Hàng tồn kho của tổng công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 24.709.239.400 đồng với tỷ trọng giảm 2,27%. Trong đó chủ yếu do thành phẩm tồn kho giảm 21.140.754.940 đồng với tỷ trọng giảm 4,38% và hàng hoá tồn kho giảm 14.421.063.430 đồng với tỷ trọng giảm 1,13%; còn lại các khoản nguyên liệu vật liệu tồn kho tăng 600.745.929 đồng với tỷ trọng tăng 0,43%; khoản công cụ dụng cụ trong kho tăng 1.070.683.073 đồng với tỷ trọng tăng 0,32%; khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 7.312.516.150 đồng với tỷ trọng tăng 2,29%; khoản hàng gởi đi bán tăng 1.645.272.010 đồng với tỷ trọng tăng 0,47%.
Nếu hàng tồn kho giảm do giảm định mức dự trữ vật tư thành phẩm, sản phẩm dở dang bằng các biện pháp như tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tạo nguồn cung cấp hợp lý nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì đánh gía tích cực. Nhưng thực trạng tại công ty thì hàng tồn kho giảm do quy mô sản xuất giảm là xu hướng không tốt.
+ Tài sản lưu động khác năm 2004 so với 2003 tăng 2.420.133.950 đồng.
Phân tích trên cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty chưa được tốt. Khoản phải thu khách hàng, phải thu khác, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng có nghĩa là công ty bị chiếm dụng vốn và bị ứ đọng vốn, làm cho thời gian sử dụng vốn kéo dài, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính cũng như trong việc lập kế hoạch sản xuất. Vì vậy tổng công ty cần phải quan tâm đến khoản phải thu khách hàng, để tìm ra nguyên nhân trì trệ khoản này, làm giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng. Mặt khác đầu tư von để tăng quy mô sản xuất, tăng dự trữ hàng hoá, thành phẩm, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả.
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc trao đổi mua bán diễn ra với các doanh nghiệp khác là một điều tất yếu. Vì vậy, tại một thời điểm doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu, phải trả. Để thực hiện các khoản phải thu, phải trả cần phải có thời gian, cho nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh trong thời gian giới hạn nào đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa, chiếm dụng vốn của nhau thì hậu quả của một công ty phá sản dẫn tới phá sản của một công ty khác, đây là một hiện tượng không bình thường, vi phạm kỷ luật tài chính và pháp luật nhà nước. Để không rơi vào tình trạng này, các nhà kinh doanh thường xuyên phân tích tình hình khả năng thanh toán công nợ.
Tình hình công nợ:
Phân tích tình hình công nợ là đánh giá tính hợp lý sự biến động các khoản phải thu , phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức thanh toán áp dụng, chế độ nộp các khoản ngân sách nhà nước, sự thoả thuận giữa các đơn vị kinh tế Tình hình công nợ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu vốn bị chiếm dụng quá nhiều sẽ không đủ trang trải cho cho quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó cần phân tích các khoản:
Nợ phải thu:
Chỉ tiêu này phản ánh với nguồn vốn huy động được thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực tế không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này cho biết mức độ vốn bị chiếm dụng, nếu tăng là biểu hiện không tốt.
BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
1
2
3
4
5
6 = 4 -2
7 = 6/2
Phải thu khách hàng
117.511.302.117
47,57
113.810.004.790
50,92
-3.701.297.400
-3,15
Trả trước người bán
57.731.722.973
23,37
35.196.204.002
15,75
-22.535.518.970
-39,03
Phải thu
khác
26.807.089.190
10,85
31.197.053.548
13,96
4.389.964.350
16,38
Tạm ứng
13.124.821.294
5,31
12.184.927.407
5,45
-939.893.890
-7,16
Phải thu nội bộ
31.859.694.622
12,90
31.102.542.261
13,92
-757.152.360
-2,38
Tổng
Cộng
247.034.630.196
100
223.490.732.008
100
-23.543.898.100
-9,53
Để phân tích các khoản phải thu trước hết ta phải tính tỷ lệ giữa các tổng các khoản phải thu và tổng nguồn vốn:
Năm 2003 : x 100% = 43,69%
Năm 2004 : x 100% = 40,97%
Năm 2003 với 1 đồng vốn huy động được thì có 0,4369 đồng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh; sang năm 2004, một đồng vốn huy động được thì có 0,4097 đồng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy năm 2004 chỉ tiêu này đã giảm xuống 2,72%, đây là một biểu hiện tốt. Trong năm 2004 khoản phải thu có chiều hướng giảm chứng tỏ vốn bị chiếm dụng giảm.
Xét tỷ trọng, các khoản phải thu năm 2004 giảm 23.543.898.100 đồng với số tương đối giảm 9,53%, trong đó: Khoản phải thu khách hàng giảm 3.701.297.400 đồng với tỷ trọng tăng 3,35%. Trả trước người bán giảm 22.535.518.970 đồng với tỷ trọng giảm 7,62%. Các khoản phải thu khác tăng 4.389.964.350 đồng với tỷ trọng tăng 3,11%. Tạm ứng giảm 939.893.890 đồng với tỷ trọng tăng 0,14%. Phải thu nội bộ giảm 757.152.360 đồng với tỷ trọng tăng 1,02%.
Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy các khoản phải thu của công ty năm 2004 có giảm, nhưng cần nhanh chóng thu hồi nợ đến hạn hơn nữa, tránh tình trạng công nợ dây dưa làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị giảm sút.
Nợ phải trả:
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình công nợ của công ty hay số vốn mà công ty đi chiếm dụng của đơn vị khác, từ đó cho thấy trong tổng tài sản thì sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu. Nếu tỷ số nợ tăng lên thì mức nợ cần thanh toán tăng làm ảnh hưởng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
1
2
3
4
5
6 = 4 – 2
7 = 6/2
Vay ngắn hạn
100.957.726.328
24,46
113.437.226.580
30,42
12.479.500.200
12,36
Nợ dài hạn đến hạn
26.638.622.054
6,45
23.410.635.236
6,30
-3.227.986.820
-12,12
Phải trả người bán
108.184.495.497
26,21
103.449.147.193
27,75
-4.735.348.300
-4,38
Người mua trả trước
104.327.386.092
25,28
54.838.042.420
14,70
-49.489.343.580
-47,44
Thuế, khoản phải nộp
19.766.423.756
4,79
9.841.947.889
2,64
-9.924.475.861
-50,21
Phải trả CNV
1.401.313.515
0,34
714.768.458
0,19
-686.545.057
-48,99
Phải trả nội bộ
20.513.386.280
4,97
27.492.235.576
7,37
6.978.849.290
34,02
Phải trả khác
30.977.717.044
7,50
39.643.430.340
10,63
8.665.713.300
27,97
Tổng cộng
412.767.070.566
100
372.827.433.692
100
-39.939.636.900
-9,68
Để phân tích các khoản nợ phải trả ta tính Tỷ số nợ = Tổng số nợ phải trả / Tổng tài sản
Năm 2003 : x 100% = 73%
Năm 2004 : x 100% = 68,35%
Tỷ số nợ của tổng công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 4,65%. Qua đó cho thấy mức nợ trong tổng tài sản của tổng công ty năm 2004 so với 2003 đã giảm xuống; cũng có nghĩa là sở hữu vốn của tổng công ty trong tổng tài sản tăng lên, tổng công ty có xu hướng chủ động được về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng khoản nợ phải trả của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 39.939.636.900 đồng, xét tỷ trọng các khoản: Vay ngắn hạn tăng 12.479.500.200 đồng với tỷ trọng tăng 5,96%. Vay dài hạn giảm 3.227.986.820 đồng với tỷ trọng giảm 0,15%. Phải trả người bán giảm 4.735.348.300 đồng với tỷ trọng tăng 1,54%. Người mua trả tiền trước giảm 49.489.343.580 đồng với tỷ trọng giảm 10,58%. Thuế và khoản phải nộp nhà nước giảm 9.924.475.861 đồng với tỷ trọng giảm 2,15%. Phải trả công nhân viên giảm 686.545.057 đồng với tỷ trọng giảm 0,15%. Phải trả các đơn vị nội bộ tăng 6.978.849.290 đồng với tỷ trọng tăng 2,4%. Các khoản phải trả phải nộp khác tăng 8.665.713.300 đồng với tỷ trọng tăng 3,13%.
Nhìn chung, qua hai năm tổng công ty đã cố gắng thanh toán nợ, các khoản nợ có chiều hướng giảm tuy nhiên tổng nợ vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn (năm 2004 là 68,66%) trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Trong đó khoản vay ngắn hạn và các khoản phải trả khác tăng nhanh, tổng công ty sẽ phải tăng khoản trả lãi ngân hàng, nên cần có những biện pháp nhằm giảm bớt hoặc kìm hãm nợ phải trả tránh tình trạng giảm uy tín công ty, để công ty ngày càng tự chủ vốn trong kinh doanh. Chính vì những khoản nợ cao nên ảnh hưởng đến vốn lưu động thuần:
Vốn lưu động thuần = Tổng tài sản lưu động – Nợ phải trả
Năm 2003 : 425.729.710.600 - 412.767.070.566 =12.962.640.100
Năm 2004 : 377.179.769.650 - 372.827.433.692 = 4.352.336.000
Mặc dù nợ của tổng công ty có giảm nhưng tài sản lưu động giảm nhiều hơn nên vốn lưu động thuần giảm mạnh. Đây là điểm không tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Khả năng thanh toán:
Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty. Do vậy để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai, chúng ta cần phải phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua hệ số thanh toán.
Khả năng thanh toán tổng hợp:
Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số này là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không.
Hệ số khả năng Số tiền có thể dùng thanh toán
thanh toán tổng hợp (K) =
Số tiền phải thanh toán
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Số tiền phải trả
Năm 2003
Năm 2004
ST có thể
dùng tt
Năm 2003
Năm 2004
Phải trả CNV
1.401.313.515
714.768.458
Vốn bằng tiền
16.424.102.296
16.895.387.164
Phải nộp ngân sách
19.766.423.756
9.841.947.889
Khoản phải thu
249.097.767.595
222.388.720.885
Phải trả người bán
108.184.495.497
103.449.147.193
Phải trả ngân hàng
120.862.650.600
130.603.758.800
Tổng
Cộng
250.214.883.300
244.609.622.200
265.521.869.800
239.284.108.000
K2003 = = 1,0612
K2004 = = 0,9782
Hệ số thanh toán tổng hợp năm 2003: K2003 > 1 phản ánh tình hình tai chính doanh nghiệp ổn định, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ. Năm 2004, K2004 < 1 phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
So với năm 2003 thì năm 2004 hệ số này giảm 0,083 cho thấy khả năng thanh toán của công ty càng bị giảm sút, đây là một biểu hiện không tốt.
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (H):
Là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động so với tổng số nợ đến hạn.
Tổng số nợ sắp đáo hạn là toàn bộ các khoản nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng hay các tổ chức khác, các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả, các khoản nợ phải trả người cung cấp, thuế chưa nộp cho ngân sách nhà nước, các khoản phải trả cho cán bộ công nhan viên
H2003 = = 1,0677
H2004 = = 1,0693
Cả hai năm hệ số thanh toán ngắn hạn của tổng công ty đều < 2 chứng tỏ tình hình thanh toán nợ của công ty không đảm bảo. Năm 2004 so với 2003 hệ số này có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên muốn đánh giá đúng tình hình thanh toán ngắn hạn tốt hay xấu, không những dựa vào hệ số thanh toán ngắn hạn mà còn phải xem xét đến các yếu tố:
Bản chất ngành kinh doanh
Cơ cấu tài sản lưu động
Hệ số vòng quay phải thu của khách hàng, hệ số vòng quay hàng tồn kho, hệ số vòng quay của vốn lưu động.
Hệ số thanh toán nhanh (Kn) :
Tại một thời điểm lượng tiền mặt tại công ty không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ; do đó phải xét đến các tài sản lưu động có khả năng thế chấp, cầm cố chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.
Kn là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho so với tổng nợ đến hạn. Hệ số này nói lên với số vốn bằng tiền hiện có và các khoản phải thu hồi có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh số nợ đến hạn của doanh nghiệp.
Năm 2003 : Kn = = 0,7109
Năm 2004 : Kn = = 0,7360
Hệ số thanh toán nhanh của công ty qua hai năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Hệ số này thấp do lượng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Chúng ta sử dụng hệ số này chưa chính xác vì các khoản nợ phải thu của công ty nhiều lúc thu chưa được, để đánh giá chính xác hơn nên tính thêm hệ số thanh toán bằng tiền (M) l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4280.doc