Đề tài Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Do đó tài sản cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản cố định có nhiều loại, mỗi loại lại có vai trò và vị trí khác nhau đối với sản xuất kinh doanh. Do đó, cơ cấu trang bị tài sản cố định phải phù hợp với quy mô và nhiệm vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại công ty cà phê Việt Thắng sự biến động của tài sản cố định được thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng 4.9 (trang sau) cho thấy, nguyên giá tổng tài sản cố định giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 so với năm 2006 giảm 112.906.000 đồng, giảm 0,3%. Năm 2008 so với năm 2007 giảm 2.861.320.000 đồng, mức giảm là 6,9%. Trong đó có sự biến động của các loại tài sản sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: năm 2007 so với năm 2006 giảm 948.531.000 đồng, mức giảm 4,6%. Trong đó chủ yếu là do nhà xưởng, nhà kho và nột số công trình khác đã thanh lý làm cho giá trị tài sản giảm xuống. Năm 2008 so với năm 2007 lại tiếp tục giảm 3.031.577.000 đồng, mức giảm 15,4%. Đây là do công trình đường giao thông ở Đức Tín được bàn giao cho đơn vị khác.

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm cà phê, sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Khai thác thủy sản hồ Ea Chukap và thủy lợi phí. - Tổ chức, điều hành các hoạt động liên quan đến dự án đầu tư điểm du lịch văn hóa. - Tham mưu ký kết các hợp đồng mua bán cà phê, nông sản, vật tư hàng hóa, v.v... d. Phòng kế hoạch kỹ huật: - Tham mưu giúp việc về các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Xây dựng dự án, phương án và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của toàn công ty lên kế hoạch giao chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh cho đơn vị cơ sở. - Xây dựng các định mức kỹ thuật phục vụ sản xuất, công tác khoán và công tác quản lý tài sản hợp đồng sản xuất vườn cây; đất đai, hệ thống chế biến, hệ thống kênh mương hồ đập thủy lợi. - Tham mưu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; công tác kỹ thuật khuyến nông, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới và nghiệp vụ cơ khí, điện. - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ xây dựng các báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ SXKD và thực hiện các công việc có liên quan. e. Phòng kế toán – Tài vụ: - Tham mưu giám đốc về công tác tài chính, kế toán của công ty. - Lập kế hoạch tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng các dự án. - Tổ chức hạch toán kinh tế mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài sản, nguồn vốn kinh doanh, chi phí sản xuất, giá thành. - Kiểm tra quyết toán các nguồn vốn xây dựng cơ bản. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo thông kê theo luật kế toán hiện hành. - Hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện chế độ tài chính của nhà nước, quy chế hoạt động tài chính của công ty. f. Văn phòng Đảng – Đoàn thể: Một cán bộ chuyên trách còn lại kiêm nhiệm, công ty có tổ chức Đảng lãnh đạo, các tổ chức Đoàn thể công đoàn, Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh v.v... làm công tác vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính quyền triển khai đồng thời giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. g. Các đội sản xuất cà phê: - Ban chỉ huy đội sản xuất có một cán bộ đội trưởng làm quản lý chuyên trách. Các thành viên ban chỉ huy đội gồm: bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, nữ công hưởng phụ cấp Đảng, đoàn thể. Đội trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và quan hệ nghiệp vụ với các phòng chức năng để thực hiện công tác quản lý lao động và sản xuất triển khai đến người lao động. - Riêng đội sản xuất là đồng bào dân tộc buôn Ea Churkáp tăng cường thêm 2 cán bộ để đảm nhiệm một số nhiệm vụ công ích theo yêu cầu. 3.1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 3.1.7.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán vật tư Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công Ty Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 3.1.7.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ công tác chuyên môn, đối với nhân viên kế toán trong công ty, là người trợ lý tài chính cho ban giám đốc công ty, tổ chức thực hiện và kiểm tra các chế độ, quy định của nhà nước về kế toán tài chính, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về hoạt động tài chính kế toán tại công ty. - Kế toán thanh toán: Hàng ngày căn cứ lệnh duyệt của giám đốc để viết phiếu thu, chi, hạch toán lập bảng kê phân loại tài khoản vào sổ chi tiết các tài khoản. - Kế toán tổng hợp: Tổng hợp toàn bộ số liệu kế toán để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái đồng thời kiểm tra số liệu của các kế toán khác, kiểm tra cách hạch toán và cách vào sổ chi tiết hàng tháng, hàng quý, cuối năm làm báo cáo quyết toán. - Kế toán vật tư: Hàng ngày viết giấy nhập xuất vật tư, hàng hoá khi có lệnh duyệt của cấp trên vào sổ theo dõi chi tiết nhập, xuất tồn vật tư, hàng hoá, thành phẩm. Cuối tháng lập bảng kê nhập xuất và hạch toán. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, tuyệt đối giữ bí mật về số liệu sổ sách và tồn quỹ tiền mặt, kiểm tra đúng đủ trước khi chi tiền, ghi chép sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày, đồng thời kiểm tra biên bản tồn quỹ tiền mặt với kế toán trưởng và kế toán thanh toán. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung: 3.2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp đánh giá các hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận xem xét mọi vấn đề trong mối liên hệ thống nhất, gắn bó và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. 3.2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nhìn nhận theo quan điểm lịch sử khi đánh giá, xem xét sự vật hiện tượng nào đó. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 3.2.2.1. Phương pháp so sánh: Là phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung tính chất tương tự nhau. Nó giúp chúng ta rút ra những nét chung, nét riêng của hiện tượng để so sánh, đánh giá được những mặt mạnh hay yếu, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra những giải pháp tối ưu trong những trường hợp cụ thể. a. So sánh tuyệt đối: ∆Y = Y1 – Y0 Với: Y0: Trị số chỉ tiêu gốc Y1: Trị số chỉ tiêu phân tích b. So sánh tương đối: T = Y1 – Y0 X 100% Y0 3.2.2.2. Phương pháp bảng cân đối kế toán: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá toàn diện các quan hệ cân đối chung để phát hiện những sự mất cân đối cần giải quyết, những hiện tượng vi phạm chính sách chế độ, những khả năng tiềm tàng có thể khai thác. 3.2.2.3. Phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến hiện tượng kinh tế: Là việc đi sâu tìm ra những nguyên nhân dẫn đến diễn biến và kết quả. Để xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến hiện tượng kinh tế ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Số chênh lệch Số phần trăm 3.2.2.4. Công cụ sử lý số liệu: Phần mềm Microsoft Excel. PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân tích tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty: 4.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty năm 2006: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31-12-2006, ta lập bảng phân tích tình hình biến động của công ty như sau: Bảng 4.1: Tình hình phân bổ vốn SXKD năm 2006: Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh Giá trị % Giá trị % ± ∆ % A. TSLĐ và ĐTNH 48.360.450 76,38 27.829.401 65,70 (20.531.049) (42,45) 1. Vốn bằng tiền 1.227.870 2,54 656.018 2,36 (571.852) (46,57) 2. Đầu tư TCNH - - - - - - 3. Các khoản phải thu 42.779.831 88,46 24.029.329 86,35 (18.750.502) (43,83) 4.Hàng tồn kho 2.825.979 5,84 1.485.397 5,34 (1.340.582) (47,44) 5. TSLĐ khác 1.526.771 3,16 1.658.658 5,96 131.887 8,64 B. TSCĐ và ĐTDH 14.951.405 23,62 14.528.799 34,30 (422.606) (2,83) 1. TSCĐ 14.527.315 97,16 13.616.561 93,72 (910.754) (6,27) 2. Đầu tư TCDH - - - - - - 3. Chi phí XDCBDD 387.100 2,59 881.903 6,07 494.803 127,82 Tài sản dài hạn khác 36.990 0,25 30.335 0,21 (6.655) (17,99) Tổng 63.311.855 100,00 42.358.200 100,00 (20.953.655) (33,10) (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy, tổng tài sản của công ty cuối kỳ so với đầu năm giảm đi 20.953.655.000 đồng, với số tương đối giảm là 33,10%. Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô về tài sản của công ty bị giảm đi. Trong đó: * Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 20.531.049.000 đồng, tương ứng 42,45%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do: - Vốn bằng tiền cuối kỳ so với đầu năm giảm 571.852.000 đồng, tức giảm 46,57%. Điều này sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty gặp khó khăn. - Các khoản phải thu cuối kỳ so với đầu năm giảm 18.750.502.000 đồng, với số tương đối giảm là 43,33%. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ công ty đã có những chính sách thu hồi nợ tốt, công tác quản lý các khoản nợ được chú trọng hơn. - Hàng tồn kho cuối kỳ so với đầu năm cũng giảm đi là 1.340.582.000 đồng, với mức giảm là 47,44%. Đây là dấu hiệu rất tốt, vì hàng hóa của công ty trong năm sản xuất ra đã tiêu thụ hết và tiêu thụ thêm cả vào phần tồn kho, làm cho tồn kho giảm đi gần 50% so với đầu kỳ. - Tuy tài sản lưu động khác có tăng so với đầu kỳ, nhưng do tỷ trọng của nó trong TSLĐ và ĐTNH nhỏ, chỉ chiếm 3,16% nên mức tăng của nó là 8,64% cũng không làm giảm được nhiều mức giảm của TSLĐ và ĐTNH. * Tài sản cố định và đầu tư dài hạn cuối kỳ so với đầu kỳ của công ty cũng giảm đi 422.606.000 đồng, mức giảm 2,83%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do: - TSCĐ của công ty cuối kỳ so với đầu kỳ giảm đi 910.754.000 đồng, mức giảm là 6,27%. Đây là do hao mòn lũy kế tăng, hay nói cách khác là TSCĐ của công ty đã được khấu hao nhiều làm cho giá trị của chúng giảm xuống. - Chi phí XDCBDD cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 494.803.000 đồng, với mức tăng là 127,82%. Chứng tỏ trong năm này công ty đã đầu tư nhiều vào các công trình, xây dựng cơ sở vật chất,… - Tài sản dài hạn khác cuối kỳ giảm 6.655.000 đồng, với mức giảm là 17,99%. Tuy mức tăng của chi phí XDCBDD tăng nhiều nhưng tỷ trọng của nó nhỏ nên TSCĐ và ĐTDH vẫn giảm đi 2,83%. Để thấy rõ hơn vấn đề, ta tìm hiểu tỷ suất đầu tư: Tại thời điểm đầu năm: Tỷ suất đầu tư = 14.951.405.000 x 100% = 23,62% 63.311.855.000 Tại thời điểm cuối năm: Tỷ suất đầu tư = 14.528.799.000 x 100% = 34,30% 42.358.200.000 Qua đó ta thấy, doanh nghiệp đã đầu tư thêm nhiều vào chi phí XDCB làm cho tỷ xuất đầu tư tăng lên. Tóm lại, tổng số vốn trong năm 2006 giảm đi nhiều chủ yếu là tập trung ở tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, một phần nhỏ ở TSCĐ và ĐTDH. Đây là dấu hiệu không tốt, vì tình hình sản xuất của công ty đang bị thu hẹp lại. Công ty phải cố gắng hơn ở những năm sau. 4.1.2. Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty năm 2007: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31-12-2007, ta lập bảng phân tích tình hình biến động của công ty như sau: Bảng 4.2: Tình hình phân bổ vốn SXKD năm 2007: Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh Giá trị % Giá trị % ± ∆ % A. TSLĐ và ĐTNH 27.829.401 65,70 24.694.602 63,63 (3.134.799) (11,26) 1. Vốn bằng tiền 656.018 2,36 2.588.936 10,48 1.932.918 294,64 2. Đầu tư TCNH - - - - - - 3. Các khoản phải thu 24.029.329 86,35 16.406.788 66,44 (7.622.541) (31,72) 4.Hàng tồn kho 1.485.397 5,34 3.239.212 13,12 1.753.815 118,07 5. TSLĐ khác 1.658.658 5,96 2.459.666 9,96 801.008 48,29 B. TSCĐ và ĐTDH 14.528.799 34,30 14.112.788 36,37 (416.011) (2,86) 1. TSCĐ 13.616.561 93,72 13.791.359 97,72 174.798 1,28 2. Đầu tư TCDH - - - - - - 3. Chi phí XDCBDD 881.903 6,07 269.390 1,91 (612.513) (69,45) Tài sản dài hạn khác 30.335 0,21 52.039 0,37 21.704 71,55 Tổng 42.358.200 100,00 38.807.390 100,00 (3.550.810) (8,38) (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Qua bảng 4.2 cho thấy, tổng tài sản cuối năm so với đầu năm vẫn giảm là 3.550.810.000 đồng, với mức giảm là 8,38%. Nguyên nhân giảm của tổng tài sản là do những yếu tố sau: * Đầu tiên là do TSLĐ và ĐTNH giảm nhiều, giảm tới 3.134.799.000 đồng với mức giảm là 11,26%. Chiếm tới 88,28% trong tổng số giảm của tổng tài sản. Nguyên nhân chính là do các khoản phải thu giảm nhiều, giảm 7.622.541.000 đồng với mức giảm là 31,72%, trong khi các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong TSLĐ và ĐTNH (86,35%). Đây là dấu hiệu rất tốt, nói lên công ty đã có chính sách quản lý tốt các khoản nợ cũng như đòi nợ. Chính vì các khoản phải thu giảm nhiều nên lượng tiền mặt của công ty tăng lên 1.932.918.000 đồng, ứng với mức tăng là 294,64%. Mức tăng cao như vậy là do tỷ trọng của tiền mặt trong TSLĐ và ĐTNH nhỏ nên khi có một lượng lớn các khoản phải thu được thu hồi thì làm cho vốn bằng tiền tăng nhanh. Điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty vào cuối năm là rất cao. Khi thu được nhiều nợ, doanh nghiệp tập trung được nhiều vốn làm cho khả năng sản xuất cao hơn. Chính vì vậy mà hàng tồn kho cũng như TSLĐ khác tăng lên. Cụ thể là hàng tồn kho tăng lên 1.753.815.000 đồng, ứng với mức tăng là 118,07%; TSLĐ khác tăng 801.008.000 đồng, mức tăng là 48,29%. Tuy chúng có mức tăng cao nhưng tỷ trọng nhỏ nên không làm cho TSLĐ và ĐTNH tăng mà chỉ góp phần làm giảm nhẹ đi. Hàng tồn kho ở trong năm nay nhiều không phải là dấu hiệu xấu (do công ty không bán được hàng, mà do năng lực sản xuất tăng). Tuy nhiên công ty cũng phải theo dõi hàng tồn kho để có những biện pháp tiêu thụ tốt hơn. * Thứ hai là do TSCĐ và ĐTDH cũng giảm là 416.011.000 đồng, mức giảm là 2,86%. Nguyên nhân chính là do XDCBDD giảm nhiều, giảm là 612.513.000 đồng với mức 69,45%. Đây là dấu hiệu tốt, nói lên một số nhà xưởng, công trình,… đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Do có những công trình XDCBDD hoàn thành đưa vào sản xuất nên làm TSCĐ cuối kỳ so với đầu kỳ tăng lên 174.798.000 đồng, mức tăng 1,28%. Đây chính là lý do làm cho năng lực sản xuất của công ty tăng lên nhiều. Ta có tỷ suất đầu tư đầu kỳ: Tỷ suất đầu tư = 14.528.799.000 x 100% = 34,30% 42.358.200.000 Tỷ suất đầu tư cuối kỳ: Tỷ suất đầu tư = 14.112.788.000 x 100% = 36,366% 38.807.390.000 Qua đó ta thấy, tổng tài sản của công ty cuối kỳ so với đầu kỳ giảm nhiều hơn mức giảm của TSCĐ và ĐTDH nên làm cho tỷ suất đầu tư cuối kỳ so với đầu kỳ vẫn tăng lên. Chứng tỏ khả năng sản xuất của doanh nghiệp vẫn rất tốt. 4.1.3. Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty năm 2008: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31-12-2008, ta lập bảng phân tích tình hình biến động của công ty như sau: Bảng 4.3:Tình hình phân bổ vốn SXKD năm 2008: Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh Giá trị % Giá trị % ± ∆ % A. TSLĐ và ĐTNH 24.694.602 63,63 27.473.999 71,50 2.779.397 11,26 1. Vốn bằng tiền 2.588.936 10,48 1.917.609 6,98 (671.327) (25,93) 2. Đầu tư TCNH - - - - - - 3. Các khoản phải thu 16.406.788 66,44 16.592.529 60,39 185.741 1,13 4. Hàng tồn kho 3.239.212 13,12 5.918.985 21,54 2.679.773 82,73 5. TSLĐ khác 2.459.666 9,96 3.044.875 11,08 585.209 23,79 B. TSCĐ và ĐTDH 14.112.788 36,37 10.953.095 28,50 (3.159.693) (22,39) 1. TSCĐ 13.791.359 97,72 9.497.502 86,71 (4.293.857) (31,13) 2. Đầu tư TCDH - - - - - - 3. Chi phí XDCBDD 269.390 1,91 1.303.700 11,90 1.034.310 383,95 Tài sản dài hạn khác 52.039 0,37 151.893 1,39 99.854 191,88 Tổng 38.807.390 100,00 38.427.094 100,00 (380.296) (0,98) (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng tài sản đầu kỳ so với cuối kỳ của công ty trong năm vẫn giảm là 380.296.000 đồng, mức giảm là 0,98%. So với những năm trước thì năm 2008 là giảm ít nhất. Trong đó: * TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ so với đầu kỳ trong năm tăng 2.779.397.000 đồng, mức tăng là 11,26%. Nguyên nhân tăng này là do các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác đều tăng. Cụ thể là: Các khoản phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 185.741.000 đồng ứng với mức tăng là 1,13%. Đây là do công ty đã bán hàng hóa chịu nhiều. Hàng tồn kho cuối kỳ cũng tăng lên rất nhiều, tăng 2.679.773.000 đồng với mức tăng 82,73%. Đây chính là nguyên nhân mà công ty đã bán chịu hàng hóa nhiều. Công ty cần có những chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn. TSLĐ khác cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 585.209.000 đồng, mức tăng 23,79%. Đây là do chi phí trả trước ngắn hạn tăng lên nhiều. Chính vì các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSLĐ khác tăng lên làm cho vốn bằng tiền giảm đi 671.327.000 đồng, mức giảm 25,93%. Lượng tiền mặt giảm đi như vậy làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm đi nhưng khả năng thanh toán hiện thời lại tăng lên nhiều vì lượng tăng của hàng tồn kho lớn hơn rất nhiều vốn bằng tiền. * TSCĐ và ĐTDH cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 3.159.693.000 đồng, mức giảm 22,39%. Nguyên nhân là do: TSCĐ giảm đi rất nhiều, giảm 4.293.857.000 đồng, mức giảm là 31,13%. Do trong năm này công ty đã giảm đi một lượng lớn đất đai vì bị chính quyền địa phương thu hồi và nguồn vốn ngân sách đường giao thông Đức Tín chuyển diao cho đơn vị khác. Chi phí XDCBDD và tài sản dài hạn khác cuối kỳ so với đầu kỳ tăng. Cụ thể XDCBDD tăng 1.034.310.000 đồng, mức tăng 383,95%. Công ty đã đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng mới; tài sản dài hạn khác tăng 99.854.000 đồng, với mức tăng là 191, 88%. Do TSCĐ và ĐTDH giảm nhiều như vậy nên TSLĐ và ĐTNH có tăng cũng không làm cho tổng tài sản tăng lên được. Ta có tỷ suất đầu tư đầu kỳ: Tỷ suất đầu tư = 14.112.788.000 x 100% = 36,366% 38.807.390.000 Ta có tỷ suất đầu tư cuối kỳ: Tỷ suất đầu tư = 10.953.095.000 x 100% = 28,50% 38.427.094.000 Trong năm do TSCĐ giảm nhiều nên tỷ suất đầu tư giảm mạnh. Điều này sẽ làm giảm khả năng sản xuất của công ty vào những năm tiếp theo. 4.1.4. Đánh giá chung tình hình phân bổ vốn của công ty qua ba năm: Để thấy rõ hơn tình hình phân bổ vốn của công ty trong 3 năm, ta xét biểu đồ sau: Qua biểu đồ trên cho thấy, tổng tài sản qua các năm đều giảm nhẹ. Trong năm 2007 cả TSLĐ và ĐTNH lẫn TSCĐ và ĐTDH đều giảm so với năm 2006, nguyên nhân là do giá cà phê trong năm này giảm mạnh so với năm trước. Trong năm 2006 giá cà phê trung bình ở mức 33.000 đồng/kg, đến năm 2007 giá giảm xuống trung bình ở mức 27.000 đồng. Chính vì vậy mà làm cho TSLĐ và ĐTNH giảm nhiều. TSCĐ và ĐTDH cũng giảm đi do trong năm sản xuất nhiều nên phần khấu hao lớn và XDCBDD giảm làm cho giá trị thực tế của tài sản giảm đi. Kết quả là tổng tài sản của công ty trong năm giảm đi so với năm trước. Trong năm 2008 TSLĐ và ĐTNH tăng lên nhiều so với năm trước đó. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã chủ động được với mức giá này, vì trong năm giá cà phê ổn định ở mức 26.000 đồng. TSCĐ và ĐTDH giảm đi nhiều là do nhiều tài sản thanh lý và đất đai bị chính quyền địa phương thu hồi; nguồn vốn ngân sách đường giao thông bị cắt giảm. Xong mức giảm quá nhiều làm cho tổng tài sản trong năm vẫn giảm đi. Ta có tỷ suất đầu tư ở các năm như sau: Năm 2006 là: 34,30% Năm 2007 là: 36,366% Năm 2008 là: 28,50% Từ kết quả trên cho thấy tỷ suất đầu tư năm 2007 tăng so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm đi nhiều. Điều này nói lên công ty đang có vấn đề trong TSCĐ và ĐTDH, cần phải có những chính sách tốt hơn. 4.2.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2006: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2006, ta lập được bảng sau: Bảng 4.4:Tình hình phân bổ nguồn vốn SXKD năm 2006: Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh Giá trị % Giá trị % ± ∆ % A. Nợ phải trả 64.566.929 101,98 42.345.846 99,97 (22.221.083) (34,42) I. Nợ ngắn hạn 28.497.574 44,14 23.837.115 56,29 (4.660.459) (16,35) 1. Vay ngắn hạn 20.706.023 72,66 17.227.973 72,27 (3.478.050) (16,80) 2. Phải trả người bán 304.869 1,07 290.143 1,22 (14.726) (4,83) 3.Người mua trả tiền trước 1.543.542 5,42 126.194 0,53 (1.417.348) (91,82) 4. Thuế và các khoản nộp 39.729 0,14 - - (39.729) (100,00) 5. Phải trả CNV 4.931.419 17,30 5.564.443 23,34 633.024 12,84 6. Phải trả khác 971.999 3,41 628.362 2,64 (343.637) (35,35) II. Nợ dài hạn 36.069.355 55,86 18.508.731 43,71 (17.560.624) (48,69) B. NV CSH (1.255.074) (1,98) 12.354 0,03 1.267.428 100,98 I. Nguồn CSH (721.700) 57,50 563.136 4.558,33 1.284.836 178,03 1. Vốn đầu tư CSH 20.383.105 2.824,32 20.268.186 3.599,16 (114.919) (0,56) 2. Quỹ đầu tư phát triển 268.012 (37,14) 268.012 47,59 0 0 3.Quỹ dự phòng TC 216.765 (30,04) 216.765 38,49 0 0 4. LN sau thuế chưa PP (21.744.643) (3.012,98) (20.437.692) (3.629,26) 1.306.951 6,01 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 155.061 (21,49) 247.865 44,02 92.804 59,85 II. Nguồn kinh phí (533.374) 42,50 (550.782) (4.458,33) (17.408) -3,26 Tổng 63.311.855 100,00 42.358.200 100,00 (20.953.655) (33,10) (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Qua bảng 4.4 cho thấy, tổng nguồn vốn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 20.953.655.000 đồng, giảm 33,10%. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do: * Nợ phải trả cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 22.221.083.000 đồng, giảm đi 34,42%. Đây là tốc độ giảm cao, sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí lãi vay. Tuy nhiên trong năm doanh nghiệp lại không phải nộp thuế nên chi phí lãi vay giảm sẽ làm tăng lợi nhuận. Trong đó: - Nợ ngắn hạn giảm 4.660.459.000 đồng, mức giảm 16,35%. Nguyên nhân là do: Vay ngắn hạn giảm 3.478.050.000 đồng, mức giảm 16,80%; Phải trả người bán giảm 14.726.000 đồng, mức giảm 4,83%. Công ty đã thanh toán ngay những khoản mua nguyên vật liệu, phân bón,…; Người mua trả tiền trước giảm 1.417.348.000 đồng. Trong năm, do giá cả cà phê biến động nhiều nên khách hàng ít ứng trước mà mua đến đâu trả tiền đến đó; Phải trả khác giảm 343.637.000 đồng, mức giảm 35,35%. Tuy phải trả công nhân viên tăng 633.024.000 đồng, mức tăng 12,84% nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên không làm cho nợ phải trả tăng lên được. Phải trả công nhân viên tăng chứng tỏ trong năm công ty đã sử dụng thêm nhiều lao động. - Nợ dài hạn cuối kỳ giảm 17.560.624.000 đồng so với đầu kỳ, mức giảm 48,69%. Đây là do vay và nợ dài hạn giảm, cùng với dự phòng trợ cấp mất việc giảm. Vay và nợ dài hạn giảm chứng tỏ công ty đã thanh toán được các khoản nợ lâu năm. Điều này sẽ làm cho khả năng thanh toán của những năm sau cao hơn. * Nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 1.284.836.000 đồng, mức tăng là 100,98%. Qua đó cho thấy công ty đã chủ động hơn về vốn sản xuất kinh doanh. Trong đó: - Nguồn chủ sở hữu cuối kỳ tăng 1.284.836.000 đồng, mức tăng 178,03%. Nguyên nhân tăng này là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên nhiều 1.306.951.000 đồng, mức tăng 6,01%. Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có giá trị âm là do những năm trước đó làm ăn thua lỗ; nguồn vốn đầu tư XDCB tăng 92.804.000, mức tăng 59,85%. Còn vốn đầu tư chủ sở hữu giảm 114.919.000 đồng, mức giảm 0,56%. Nguồn kinh phí trong năm giảm thêm 17.408.000 đồng, mức giảm 3,26%. Điều này nói lên tuy nguồn kinh phí không có nhưng công ty tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu,… làm cho nó càng thâm hụt nhiều hơn. Ta có tỷ suất tự đầu tư như sau: Đầu năm = (1.255.074.000) x 100% = -1,98% 63.311.855.000 Cuối năm = 12.354.000 x 100% = 0,03% 42.358.200.000 Qua đó cho thấy tỷ suất tự đầu tư tăng lên 2,01% (0,03% + 1,98%). Do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Đây là một biểu hiện tốt. 4.2.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2007: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2007, ta lập được bảng sau: Bảng 4.5: Tình hình phân bổ nguồn vốn SXKD năm 2007: Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh Giá trị % Giá trị % ± ∆ % A. Nợ phải trả 42.345.846 99,97 24.283.514 62,57 (18.062.332) (42,65) I. Nợ ngắn hạn 23.837.115 56,29 11.478.210 47,27 (12.358.905) (51,85) 1. Vay ngắn hạn 17.227.973 72,27 3.616.689 31,51 (13.611.284) (79,01) 2. Phải trả người bán 290.143 1,22 349.369 3,04 59.226 20,41 3.Người mua trả tiền trước 126.194 0,53 126.194 1,10 - - 4. Thuế và các khoản nộp - - - - - - 5. Phải trả CNV 5.564.443 23,34 7.041.675 61,35 1.477.232 26,55 6. Phải trả khác 628.362 2,64 344.284 3,00 (284.078) (45,21) II. Nợ dài hạn 18.508.731 43,71 12.805.304 52,73 (5.703.427) (30,81) B. NV CSH 12.354 0,03 14.523.876 37,43 14.511.522 117.464,16 I. Nguồn CSH 563.136 4.558,33 15.970.624 109,96 15.407.488 2.736,02 1. Vốn đầu tư CSH 20.268.186 3.599,16 32.013.280 200,45 11.745.094 57,95 2. Quỹ đầu tư phát triển 268.012 47,59 268.012 1,68 0 - 3.Quỹ dự phòng TC 216.765 38,49 216.765 1,36 0 - 4. LN sau thuế chưa PP (20.437.692) (3.629,26) (17.822.673) (111,60) 2.615.019 12,80 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 247.865 44,02 1.295.239 8,11 1.047.374 422,56 II. Nguồn kinh phí (550.782) (4.458,33) (1.446.748) (9,06) (895.966) (162,67) Tổng 42.358.200 100,00 38.807.390 100,00 (3.550.810) (8,38) (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Qua bảng 4.5 cho thấy, tổng nguồn vốn cuối kỳ so với đầu kỳ trong năm 2007 giảm 3.550.810.000 đồng, mức giảm là 8,38%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do: * Nợ phải trả trong năm giảm mạnh, giảm 18.062.332.000 đồng, mức giảm là 42,65%. Trong đó: - Nợ ngắn hạn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 12.358.905.000 đồng, mức giảm 51,85%. Nợ ngắn hạn giảm nhiều như vậy là do vay ngắn hạn giảm mạnh, giảm 13.611.284.000 đồng, mức giảm là 79,01%. Ở thời điểm đầu năm nó chiếm tỷ trọng tới 72,27% đến cuối kỳ thì chỉ còn 31,51%. Phải trả khác giảm 284.707.000 đồng, mức giảm 45,21%.Đây là do trong năm công ty không phải nộp thuế nên cắt bớt các khoản chi phí đi. Tuy phải trả công nhân viên tăng 1.477.232.000 đồng, mức tăng tới 26,55% nhưng không làm cho nợ ngắn hạn vì thế mà tăng được. Vì nó chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vay ngắn hạn, đầu năm chỉ chiếm 23,34%. Nguyên nhân phải trả công nhân viên tăng là do trong năm này đã sử dụng thêm nhiều lao động (từ 1.264 người năm 2006 lên 1.310 người năm 2007). - Nợ dài hạn trong năm này cũng giảm 5.703.427.000 đồng, mức giảm là 30,81%. Chủ yếu là do vay và nợ dài hạn giảm, chứng tỏ công ty chú trọng đến việc thanh toán các khoản nợ. * Nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 14.511.522.000 đồng, mức tăng tới 117.464,16%. Mức tăng cao như vậy là do đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng.doc
Tài liệu liên quan