MỤC LỤC
Phần mở đầu: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 5
1.2.1. Phương pháp so sánh 5
1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 6
1.2.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ 7
1.2.4. Phương pháp liên hệ cânđối 7
1.3. THÔNG TIN TÀI LIỆU SỬ DỤNG KHI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 8
1.3.1. Bảng cân đối kế toán 8
1.3.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9
1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 9
1.3.4. Thuyết minh Báo cáo tài chính 9
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 10
1.4.1. Đánh giá tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán 10
1.4.1.1. Phân tích khái quát sự biến động về vốn và nguồn vốn 10
1.4.1.2. Đánh giá tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 10
1.4.2. Đánh giá tình hình tài chính
qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14
1.4.2.1. Phương pháp phân tích theo chiều ngang 14
1.4.2.2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc 15
1.4.3. Phân tích vốn lưu động và vốn lưu động ròng của Công ty 16
1.5. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN 17
1.5.1. Phân tích các tỷ số thanh toán 17
1.5.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành 17
1.5.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh 18
1.5.1.3. Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền 18
1.5.1.4. Phân tích tình hình khoản phải thu 18
1.5.2. Phân tích các tỷ số hiệu quả họat động 19
1.5.2.1. Tỷ số hoạt động tồn kho 19
1.5.2.2. Tỷ số hoạt động tổng tài sản 19
1.5.2.3. Vòng quay tài sản cố định 19
1.5.3. Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính 20
1.5.3.1. Tỷ số nợ so với tổng tài sản 20
1.5.3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 20
1.5.4. Phân tích tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay 20
1.5.5. Phân tích các tỷ số doanh lợi 20
1.5.5.1. Tỷ lệ lãi gộp 21
1.5.5.2. Tỷ lệ hoàn vốn (ROI) 21
1.5.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 21
1.5.5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 21
1.5.5.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 22
1.5.6. Phân tích Dupont 22
1.5.6.1. Ý nghĩa phân tích tài chính Dupont 22
1.5.6.2. Nội dung phân tích tài chính Dupont 22
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
2.1.1. Giới thiệu chung 23
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 24
2.1.3.1. Chức năng 24
2.1.3.2. Nhiệm vụ 25
2.1.3.3. Đặc điểm kinh doanh 25
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 25
2.2.1. Giám đốc 26
2.2.2. Phòng hành chính nhân sự 26
2.2.3. Phòng Tài chính kế toán 27
2.2.4. Phòng kinh doanh 27
2.2.5. Phòng dịch vụ khách hàng 27
2.2.6. Phòng Bảo hành 28
2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 29
2.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 29
2.4.1. Thuận lợi 29
2.4.2. Khó khăn 30
Chương III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TÂN DOANH
3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY
QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 31
3.1.1. Phương pháp phân tích theo chiều ngang 31
3.1.1.1. Đánh giá biến động tài sản 32
3.1.1.2. Đánh giá biến động nguồn vốn 34
3.1.2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc 34
3.1.3. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn 36
3.2. PHÂN TÍCH BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.2.1. Phân tích theo chiều ngang 41
3.2.2. Phân tích theo chiều dọc 43
3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY 45
3.4. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 45
3.4.1. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty 45
3.4.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời 45
3.4.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 47
3.4.1.3. Tỷ số thanh khoản nhanh bằng tiền 48
3.4.1.4. Phân tích tình hình khoản phải thu 49
3.4.1.5. Phân tích tình hình khỏan phải trả 50
3.4.2. Phân tích các tỷ số hiệu quả hoạt động 51
3.4.2.1. Tỷ số hoạt động hàng tồn kho 51
3.4.2.2. Tỷ số hoạt động tổng tài sản 52
3.4.2.3. Vòng quay tài sản cố định 52
3.4.2.4. Kỳ thu tiền bình quân 53
3.4.3. Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính 54
3.4.3.1. Tỷ số nợ so với tổng tài sản 54
3.4.3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 55
3.4.4. Phân tích tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay 57
3.4.5. Phân tích các tỷ số doanh lợi 58
3.4.5.1. Tỷ lệ lãi gộp 58
3.4.5.2. Tỷ lệ hoàn vốn (ROI) 59
3.4.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 60
3.4.5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 62
3.4.5.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 63
KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN 64
4.1. NHẬN XÉT CHUNG 67
4.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 68
4.2.1. Về thị trường khách hàng 68
4.2.2. Xây dựng và phát triển thương hiệu 68
4.2.3. Về đào tạo nguồn nhân lực 69
4.2.4. Công tác tổ chức sản xuất 70
4.2.5. Về đầu tư 70
4.2.5.1. Đầu tư chiều sâu 70
4.2.5.2. Đầu tư mở rộng 70
4.2.6. Về tài chính 71
KẾT LUẬN CHUNG 72
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty hàng đầu, có nhiều hoạt động sâu và rộng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, chuyên cung cấp giải pháp tiên tiến và dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng tại Việt Nam với công nghệ phù hợp, dịch vụ hoàn hảo và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Đảm bảo công ăn việc làm cho các nhân viên của Công ty, tạo thu nhập hợp pháp, đóng góp nghĩa vụ vào ngân sách nhà nước.
2. 1. 3. 2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo nghành nghề đã đăng kí
- Quản lý và sử dụng tốt về nhân lực, vốn và tài sản của Công ty
- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, áp dụng đúng chính sách tài chính kế toán của nhà nước.
- Không ngừng cải tiến, chăm lo đời sống vật chất tinh thần chô nhân viên tại Công ty, thực hiện chế độ chính sách về lao động của nhà nước. Tăng cường bồi dưỡng trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên Công ty.
2. 1. 3. 3. Đặc điểm kinh doanh:
Đặc điểm dễ nhận thấy của Công ty hiện nay là Công ty hoạt động mạnh trong các lĩnh vực: Cung cấp thiết bị, dịch vụ và chuyển giao công nghệ Tin học, phát triển ứng dụng, phân phối sản phẩm.
Công ty đã phân phối ra thị trường hàng triệu sản phẩm thuộc 4 thương hiệu Seagate, D-Link, Western Digital, BenQ. Mục tiêu của Công ty là ngày càng tạo niềm tin đối với các khách hàng, mở rộng thị trường phân phối, phát triển mạnh mẽ hệ thống Công ty.
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNHNHÂN
SỰ
PHÒNG
MARKETING & SALES
PHÒNG
BẢO HÀNH
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNG
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
PHÒNG
KẾ TOÁN
Trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng ban:
2.2.1.Tổng Giám đốc
- Là người đại diện cho Công ty về mặt pháp luật trong mọi giao dịch, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, phân công, phân nhiệm cho nhân viên theo trình độ, yêu cầu của các bộ phận; giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho từng bộ phận.
- Xây dựng các chiến lược dài hạn, đề ra mục tiêu, phương án… cho Công ty. Tổ chức thực hiện các phương án, chương trình đã phê duyệt
- Ký các hơp đồng kinh tế theo luật định
2.2.2. Phòng hành chính nhân sự
- Điều hành và quản lý các hoạt động Hành chính và Nhân sự của toàn Công ty.
- Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
- Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về hành chính, nhân sự phù hợp với thực tế và quy định của Công ty
- Tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên, bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn từng người.
2.2.3. Phòng Tài chính kế toán
- Có chức năng quản lý và sử dụng nguồn vốn của Công ty, lập kế hoạch tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và phân phối cho hoạt động sản xuất.
- Thực hiện chức năng ghi chép, ghi sổ, lập các chứng từ kế toán, lập báo cáo tài chính theo đúng quy định chung của chế độ kế toán Việt Nam.
- Cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời cho Giám đốc.
2.2.4. Phòng kinh doanh
- Thực hiện chuyên trách về mặt hoạt động kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về mục tiêu, phương án mở rộng kinh doanh.
- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân phối, chính sách giá cả.
- Lập kế hoạch bán hàng và soạn thảo các hợp đồng kinh tế theo yêu cầu của giám đốc.
2.2.5. Phòng Dịch vụ khách hàng
Với đặc điểm kinh doanh là các dịch vụ giao nhận hàng hoá nên phòng khách hàng của Chi nhánh có vai trò quan trọng trong việc giúp cho Chi nhánh giữ được khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với họ. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của phòng khách hàng như sau :
- Chịu trách nhiệm sắp xếp chỗ đặt hàng trên tàu và đặt chỗ trong những chuyến tàu sắp tới.
- Trợ giúp tổng Giám đốc liên lạc với mạng lưới đại lý nước ngoài trong việc gửi hàng hoá.
- Gửi nhận tất cả những chỗ đã đặt và đã được xác nhận bởi hàng không và Fax đến khách hàng.
- Gửi cho khách hàng những thông tin về thời hạn cuối cùng để giao hàng đến sân bay, thông báo thời gian bốc dỡ hàng thích hợp để tránh phải trả phí lưu hàng.
- Chuẩn bị các thông tin cần thiết và làm giảm bớt hàng hoá trong kho hải quan.
- Sắp xếp, kiểm tra chi tiết và fax đến các đại lý nước ngoài trong việc xếp hàng xuất nhập khẩu.
- Chuyển tất cả các thông tin về những chỗ đã đặt cho chuyến hàng, và những dịch vụ đã được khách hàng yêu cầu tới phòng giao dịch.
- Trợ giúp cho phòng Marketing liên lạc thường xuyên với những đơn vị vận chuyển để sắp xếp các chỗ trên các chuyến bay, chuyến tàu.
- Trợ giúp cho các nhân viên trong phòng giao dịch trong việc yêu cầu khách hàng thực hiện bốc dỡ hàng hoá.
- Báo cáo các công việc trực tiếp với tổng Giám đốc.
2.2.6. Phòng Bảo hành
- Chịu trách nhiệm về dịch vụ bảo hành các sản phẩm của Công ty và các dịch vụ liên quan đến quyền lợi khách hàng.
2.2.7. Phòng Marketing & Sales
- Đưa ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát về các chiến lược quảng cáo và bán hàng trong nước cũng như nước ngoài.
- Thực hiện việc xúc tiến các hoạt động cho vận chuyển hàng hoá.
- Xác định các chính sách về giá cả, phương tiện giao thông
- Xem xét sự thay đổi về giá cả và những khả năng thay đổi tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Báo cáo với giám đốc Chi nhánh toàn bộ các công việc thực hiện.
- Giám sát các điều kiện thị trường và phản ánh yêu cầu đặc điểm của khách hàng với giám đốc.
- Tìm kiếm các khách hàng mới cho Chi nhánh.
- Thông báo, cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng
- Trợ giúp giám đốc liên lạc với mạng lưới đại lý của nước ngoài để thực hiện được việc gửi hàng một cách tốt nhất.
2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KIÊM TỔNG HỢP
NHÂN VIÊN
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN
KÊ KHAI
THUẾ
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
KIÊM
CÔNG NỢ
2.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
2.4.1. Thuận lợi:
- Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, cơ hội làm ăn, giao thương rộng mở nên nhu cầu về các dịch vụ và sản phẩm của công ty có nhiều thuận lợi để phát triển.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao.
- Hiện nay, nghành Công nghệ thông tin và Viễn thông đang là những nghành có tốc độ phát triển chóng mặt. Công ty đã có những chiến lược đúng đắn đầu tư vào các sản phẩm Viễn thông ADSL D- Link, ổ cứng Seagate.
- Giao thương sản phẩm trong nước phát triển mạnh mẽ, cả trụ sở và 2 chi nhánh của công ty đang trong xu hướng phát triển.
- Lượng khách hàng quen thuộc của Công ty ngày một tăng với các lịch xuất hàng đều đặn.
- Việc tìm kiếm các khách hàng mới có nhiều khả quan.
2.4.2. Khó khăn
- Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, giá xăng dầu bất ổn định vì vậy làm cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
- Sự ra đời của rất nhiều các Doanh nghiêp kinh doanh trong cùng lĩnh vực, khiến mức độ cạnh tranh cao.
- Cơ sở vật chất của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ.
CHƯƠNG III:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TÂN DOANH
3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.
3.1.1 Phương pháp phân tích theo chiều ngang
So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của bảng cân đối kế toán nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này
Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ trước – Chỉ tiêu kỳ này
% tăng, giảm
=
Chỉ tiêu kỳ này
-
1
Chỉ tiêu kỳ trước
Bảng 3.1.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty theo chiều ngang
Đơn vị tính: Triệu đồng
X
CN2008
CN2007
CN2006
2008 - 2007
2007-2006
1
2
3
4
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Chênh lệch
Tỷ lệ %
TÀI SẢN
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110 + 120 + 130 +140 + 150)
51733
39780
27615
11953
30,05%
12165
44,05%
- Tiền và các khoản tương đương tiền
1044
685
2554
360
52,52%
-1869
-73,19%
Các khoản phải thu ngắn hạn khác
39144
13830
7421
25314
183,03%
6409
86,37%
1. Phải thu khách hàng
36335
12092
7421
24243
200,49%
4671
62,95%
2. Phải thu nội bộ ngắn hạn
32
-32
-100%
32
3. Các khoản phải thu khác
2809
1706
1103
64,62%
1706
Hàng tồn kho
9418
23823
15898
-14405
-60,47%
7926
49,86%
Tài sản ngắn hạn khác
2127
1442
1743
685
47,52%
-301
-17,26%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 201 + 220 +240 +250 +260)
331
818
414
-488
-59,59%
404
97,51%
Tài sản cố định
231
661
351
-430
-65,07%
310
88,22%
1. Tài sản cố định hữu hình
231
661
351
-430
-65,07%
310
88,22%
- Nguyên giá
541
871
409
-329
-37,84%
462
112,84%
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
-310
-209
-58
-101
48,11%
-152
262,44%
Tài sản dài hạn khác
5
157
63
-152
-96,99%
94
149,29%
1. Chi phí trả trước dài hạn
5
94
-89
-94,98%
94
2. Tài sản dài hạn khác
63
63
-63
-100%
0
0,00%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN(270 = 100 + 200)
52064
40598
28029
11466
28,24%
12569
44,84%
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
47193
34563
24056
12629
36,54%
10507
43,68%
I. Nợ ngắn hạn
47193
34563
24056
12629
36,54%
10507
43,68%
1. Vay và nợ ngắn hạn
9343
10180
1174
-837
-8,22%
9006
767,12%
2. Phải trả người bán
34371
23098
21331
11273
48,81%
1767
8,28%
3. Phải trả khác
3479
1286
1552
2194
170,62%
-266
-17,15%
II. Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
4871
6035
3973
-1164
-19,28%
2062
51,91%
I. Vốn chủ sở hữu
4871
6035
3973
-1164
-19,28%
2062
51,91%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
6050
5300
5000
750
14,15%
300
6,00%
2. Cổ phiếu quỹ (*)
0
0
-750
0
750
-100%
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
-1179
735
-277
-1914
-260,4%
1012
-365,0%
II. Nguồn kinh phí
và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(440 = 300 + 400)
52064
40598
28029
11466
28,24%
12569
44,84%
3.1.1.1. Đánh giá các biến động tài sản
Nhìn chung trong 2 giai đoạn năm 2007 và 2008, tổng tài sản của Công ty đã thay đổi theo chiều hướng tốt.
- Năm 2007 so với năm 2006 tăng 12569 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 44,84%
- Năm 2008 so với năm 2007 tăng 11466 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 28,24%
Qua số liệu trên chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty đã tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy tỷ lệ tăng của giai đoạn năm 2008 có giảm hơn so với năm 2007 nhưng tổng tài sản vẫn tăng 28,24%, nguyên nhân có thể do chịu ảnh hưởng khó khăn của kinh tế toàn cầu. Chúng ta hãy cùng phân tích những chỉ tiêu bên trong ảnh hưởng đến thay đổi tổng tài sản:
ÄTài sản ngắn hạn của Công ty trong 2 năm đều tăng lên, cụ thể:
- Năm 2007 so với năm 2006: tăng lên 12165 triệu đồng tương ứng 44,05%
- Năm 2008 so với năm 2007: tăng lên 11953 triệu đồng tương ứng 30,05%
+ Các chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2007 so với năm 2006 đã giảm xuống 1869 triệu đồng tương ứng với giảm 73,19%, điều này cho ta thấy Công ty đã mạnh dạn dùng lượng tiền đem vào hoạt động đầu tư, kinh doanh mà không giữ lượng tiền quá nhiều. Đây chính là một biểu hiện tích cực của Công ty, tuy nhiên tỷ lệ giảm 73,19% là khá cao; Năm 2008 so với năm 2007: tiền tăng 360 triệu, tương ứng tỷ lệ 52,52%, do Công ty thu tiền được từ các khoản phải thu khác.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây chính là chỉ tiêu đánh giá các giá trị của Công ty đang bị các Công ty khác chiếm dụng, đối với chỉ tiêu này năm 2007 đã tăng 6409 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 86,37%; Năm 2008 tăng 25314 triệu, tương ứng với tỷ lệ 183,03%. Trong đó phải thu khách hàng tăng, các khỏan phải thu khác tăng, phải thu nội bộ được thu hết trong năm 2007. Điều này chứng tỏ Công ty mở rộng mạng lưới khách hàng nên các khỏan phải tăng thu tăng lên, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty.
Ä Hàng tồn kho: Chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2007 so với năm 2006 tăng 7926 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 49,86%. Chứng tỏ Công ty đã gia tăng hàng tồn kho thêm nhiều mặt hàng để chủ động thích ứng với sự đòi hỏi khắt khe của thị trường.
ÄTài sản ngắn hạn khác: năm 2007 so với năm 2006 giảm 301 triệu đồng tương ứng với giảm 17,26% nhưng vào năm 2008, tài sản ngắn hạn khác của Công ty là 2127 triệu đồng, tăng 685 triệu so với năm 2007, tỷ lệ tương ứng là 47,52%. Đây là biểu hiện rất tốt cho Công ty vì chi phí trả trước giảm thì Công ty không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đáp ứng cho các đơn vị, Công ty đối tác và chính điều này giúp cho nguồn vốn bị chiếm dụng của Công ty giảm.
Tài sản dài hạn năm 2007 tăng 97,51% so với năm 2006. Chứng tỏ Công ty đã đã đầu tư mạnh hơn cho những kế hoạch về lâu về dài, chính sự tăng vọt của tài sản dài hạn cho chúng ta thấy được khả năng nhạy bén của Công ty trong các lĩnh vực đầu tư vào các dự án tương lai. Tuy nhiên vào năm 2008 thì Công ty đã giảm đi 488 triệu đồng chỉ tiêu tài sản cố đinh, tương ứng với tỷ lệ giảm 59,59% do giảm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.
3.1.1.2. Đánh giá biến động nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn của Công ty qua 2 giai đoạn đều tăng với tỷ lệ tương ứng từng năm là 44,84% và 28,24%. Qua số liệu này cho thấy Công ty đã có một sự tăng trưởng nguồn vốn khá phù hợp.
- Năm 2007 so với năm 2006, các chỉ tiêu trong nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng, chỉ có các khỏan phải trả khác giảm 266 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 17,15% cho thấy Công ty đã chủ động được trong các khỏan nợ đến hạn của Công ty.
- Năm 2008 so với năm 2007: Chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng 12629 triệu đồng, tương ứng 36,54% chủ yếu là do chỉ tiêu phải trả người bán tăng 11273 triệu và phải trả khác tăng 2194 triệu. Vay và nợ ngắn hạn giảm 837 triệu, Công ty đã chú ý đến trả nợ vay ngắn hạn tuy nhiên tỷ lệ 8,22% là chưa đáng kể. Tỷ trọng khoản phải trả cao thể hiện Công ty chiếm dụng vốn lớn, tiết kiệm được nguồn vốn huy động từ nợ vay và vốn CSH. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về tư cách tín dụng của Công ty, Các khỏan phải trả của Công ty còn trong thời hạn thanh tóan hay quá hạn thanh toán, tránh tình trạng nợ kéo dài dây dưa.
+ Vốn chủ sở hữu trong năm 2008 là 4871 triệu đồng , giảm 1164 triệu so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,28%. Ngoài ra lợi nhuận chưa phân phối của Công ty giảm 1914 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 260,40%, đây là một điều đáng lo ngại, Công ty đang rơi vào tình trạng bất ổn, rủi ro thanh toán cao, lợi nhuận giảm đi đáng kể.
Trên đây chỉ là một số đánh giá chung dựa trên mối quan hệ các chỉ tiêu trên cùng một dòng của bảng CĐKT nhằm phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu qua 2 giai đoạn 2007 và 2008. Để có thể đánh giá so sánh các chỉ tiêu này với tổng quy mô chung của Công ty, chúng ta phải tiến hành phân tích theo chiều dọc
3.1.2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc
Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp so sánh theo chiều dọc, xác định tỷ trọng của từng yếu tố tài sản và nguồn vốn.
Tỷ trọng của từng yếu tố tài sản (nguồn vốn)
=
Giá trị tài sản (nguồn vốn)
Tổng tài sản
Bảng 3.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Công ty theo chiều dọc
Đơn vị tính: Triệu đồng
X
2008
2007
2006
Tỷ trọng
So sánh
1
2
3
4
2008
2007
2006
2008-2007
2007-2006
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
51733
39780
27615
99,36%
97,98%
98,52%
1,38%
-0,54%
1. Tiền
1044
685
2554
2,01%
1,69%
9,11%
0,32%
-7,43%
Các khoản phải thu NH khác
39144
13830
7421
75,18%
34,07%
26,48%
41,12%
7,59%
1. Phải thu khách hàng
36335
12092
7421
69,79%
29,78%
26,48%
40,00%
3,31%
2. Phải thu nội bộ ngắn hạn
32
0,00%
0,08%
0,00%
-0,08%
0,08%
3. Các khoản phải thu khác
2809
1706
5,39%
4,20%
0,00%
1,19%
4,20%
Hàng tồn kho
9418
23823
15898
18,09%
58,68%
56,72%
-40,6%
1,96%
Tài sản ngắn hạn khác
2127
1442
1743
4,09%
3,55%
6,22%
0,53%
-2,67%
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
331
818
414
0,64%
2,02%
1,48%
-1,38%
0,54%
Tài sản cố định
231
661
351
0,44%
1,63%
1,25%
-1,18%
0,38%
1.Tài sản cố định hữu hình
231
661
351
0,44%
1,63%
1,25%
-1,18%
0,38%
- Nguyên giá
541
871
409
1,04%
2,14%
1,46%
-1,10%
0,69%
- Giá trị hao mòn lũy kế (*)
-310
-219)
-58
-0,60%
-0,52%
-0,21%
-0,08%
-0,31%
Tài sản dài hạn khác
5
157
63
0,01%
0,39%
0,22%
-0,38%
0,16%
1. Chi phí trả trước dài hạn
5
94
0
0,01%
0,23%
0,00%
-0,22%
0,23%
2. Tài sản dài hạn khác
0
63
63
0,00%
0,16%
0,22%
-0,16%
-0,07%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN(270 = 100 + 200)
52064
40598
28029
100%
100%
100%
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
47193
34563
24056
90,64%
85,14%
85,83%
5,51%
-0,69%
Nợ ngắn hạn
47193
34563
24056
90,64%
85,14%
85,83%
5,51%
-0,69%
1. Vay và nợ ngắn hạn
9343
10180
1174
17,95%
25,08%
4,19%
-7,13%
20,89%
2. Phải trả người bán
34371
23098
21331
66,02%
56,89%
76,10%
9,12%
-19,2%
3. Phải trả khác
3479
1286
1552
6,68%
3,17%
5,54%
3,52%
-2,37%
Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
4871
6035
3973
9,36%
14,86%
14,17%
-5,51%
0,69%
Vốn chủ sở hữu
4871
6035
3973
9,36%
14,86%
14,17%
-5,51%
0,69%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
6050
5300
5000
11,62%
13,05%
17,84%
-1,43%
-4,78%
2. Cổ phiếu quỹ (*)
-750
0,00%
0,00%
-2,68%
0,00%
2,68%
3. LN sau thuế chưa phân phối
-1179
735
-277
-2,26%
1,81%
-0,99%
-4,07%
2,80%
Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
52064
40598
28029
100%
100%
100%
Qua bảng so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong năm 2007 và 2008, ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Tỷ trọng ngắn hạn năm 2007 là giảm 0,54%, đến cuối năm 2008 tăng thêm 1,38%. Trong đó chủ yếu là tăng các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác, phải thu nội bộ thay đổi không đáng kể, hàng tồn kho giảm đi nhiều (40,6%). Tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố định.
Tỷ trọng nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng, đầu năm 2007 là 85,83% đến cuối năm 2008 là 90,64%. Điều này phù hợp với tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng nợ dài hạn không phát sinh; vốn đầu tư của chủ sở hữu có xu hướng giảm.
Tóm lại, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008 không có biến động nhiều, nhưng Công ty cần điều chính lại xu hướng phát triển của Công ty.
3.1.3. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn
Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hướng tốt hay xấu hơn; nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng lên trong kỳ được dùng vào những mục đích nào, hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vay từ những nguồn nào.
Cách phân tích này được tính dựa trên số chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của các yếu tố tài sản và nguồn vốn. Những số chênh lệch này được xếp vào một trong hai cột: nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:
Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn
Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn.
Bảng 3.3: Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
SỬ DỤNG VỐN
Số tiền
Tỷ trọng
I. Tăng tài sản
14739
98,23%
1. Các khoản phải thu ngắn hạn
6409
42,71%
2. Hàng tồn kho
7926
52,82%
3. Tài sản cố định
310
2,07%
4. Tài sản dài hạn khác
94
0,63%
II. Giảm nguồn vốn
266
1,77%
1. Phải trả khác
266
1,77%
Tổng cộng sử dụng vốn
15005
100,00%
NGUỒN VỐN
Số tiền
Tỷ trọng
I. Giảm tài sản
2170
14,46%
1. Tiền
1869
12,46%
2. Tài sản ngắn hạn khác
301
2,00%
3. Các khoản phải thu DH
0
0,00%
II. Tăng nguồn vốn
12835
85,54%
1. Vay và nợ ngắn hạn
9006
60,02%
2. Phải trả người bán
1767
11,78%
3. Vốn đầu tư của CSH
300
2,00%
4. Cổ phiếu quỹ (*)
750
5,00%
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1012
6,75%
Tổng cộng nguồn vốn
15005
100,00%
Năm 2007 Công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:
- Tăng đầu tư tài sản cố định 310 triệu đồng chiếm 2,07% đồng thời tăng dự trữ hàng tồn kho thêm 7926 triệu đồng, chiếm 52,82% tổng vốn sử dụng trong kỳ, các khoản phải thu trong kỳ tăng 6409 triệu đồng (42,71%), tài sản dài hạn khác tăng 94 triệu (0,63%), phải trả khác tăng 266 triệu (1,77%). Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn Công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau: Vay thêm nợ ngắn hạn 9006 triệu, tài trợ 60,02% cho nhu cầu sử dụng vốn, chiếm dụng thêm của người bán 1716 triệu (11,78%), sử dụng tiền của Công ty thêm 1869 triệu đồng (12,46%)…
- Trong năm 2007, công ty sử dụng vốn chủ yếu cho 2 chỉ tiêu: các khoản phải thu ngắn hạn (42,71%) và tăng hàng tồn kho (52,82%)
Như vậy, trong năm 2007 Công ty chú trọng đầu tư vốn để tăng dự trữ hàng tồn kho và tài sản cố định để mở rộng quy mô sản xuất và dự trữ hàng của Công ty.
- Để tài trợ cho đầu tư mở rộng, Công ty đã huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, nguồn vốn này chiếm 60,02% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Công ty có tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu ( xem Thuyết minh báo cáo tài chính) Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng (2,00%) ngoài ra Công ty đã sử dụng lợi nhuận sau thuế để lại mở rộng đầu tư (6,75%) Đây cũng là biểu hiện tốt của Công ty, một mặt làm gia tăng tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn, mặt khác nó làm tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời làm tăng giá trị của Công ty.
- Nhìn chung nguồn vốn tài trợ cho việc sử dụng vốn của công ty trong năm 2008 chủ yếu là từ nguồn vốn bên ngoài (60%). Công ty đã chuyển qua sử dụng nợ vay, tăng nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty lên.
Bảng 3.4. Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
SỬ DỤNG VỐN
Số tiền
Tỷ trọng
I. Tăng tài sản
26453
90,58%
1. Tiền
360
1,23%
2. Các khoản phải thu ngắn hạn
25314
86,68%
3. Tài sản ngắn hạn khác
685
2,35%
4. Các khoản phải thu dài hạn
95
0,33%
II. Giảm nguồn vốn
2751
9,42%
1. Vay và nợ ngắn hạn
837
2,87%
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1914
6,55%
Tổng cộng
29204
100,00%
NGUỒN VỐN
Số tiền
Tỷ trọng
I. Giảm tài sản
14988
51,32%
1. Hàng tồn kho
14405
49,33%
2. Tài sản cố định
430
1,47%
3. Tài sản dài hạn khác
152
0,52%
II. Tăng nguồn vốn
14217
48,68%
1. Phải trả người bán
11273
38,60%
2. Phải trả khác
2194
7,51%
3. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
750
2,57%
Tổng cộng nguồn vốn
29204
100,00%
* Năm 2008, Công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:
Tăng các khoản phải thu ngắn hạn một cách đáng chú ý, cụ thể tăng 25314 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 86,68% sử dụng vốn của Công ty. Điều này chứng tỏ năm 2008, Công ty có bán hàng được, tuy nhiên chưa thu được tiền, chủ yếu là đang bán chịu. Tỷ lệ này khá cao có thể mang lại rủi ro cho Công ty khi không thu lại được tiền hàng. Đồng thời trong năm, tiền và các khỏan phải thu dài hạn cũng tăng lên nhưng tỷ lệ không đáng kể (1,23% và 0,33%), Tài sản ngắn hạn khác tăng 685 triệu đồng (2,35%). Công ty đã trả nợ vay ngắn hạn thêm 837 triệu (2,87%), phân phối lợi nhuận 1914 triệu (6,55%)
Để tài trợ cho việc sử dụng vốn, Công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau: Giảm hàng tồn kho 14.405 triệu đồng (49.33%), giảm tài sản cố định (1.47%) và tài sản dài hạn khác (0.52%). Đồng thời tăng các khoản phải trả lên (phải trả người bán: tăng 36,08%; phải trả khác: tăng 7,51%), tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu lên 750 triệu (2.57%)
Như vậy trong năm 2008, Công ty đã phải thu hẹp bớt quy mô sản xuất (giảm hàng tồn kho, tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác); Các khoản phải thu tăng nhanh, có thể mang lại nhiều rủi ro cho Công ty khi khách hàng không chịu thanh toán. Công ty đã trả bớt được nợ vay ngắn hạn và tăng vốn đầu tư chủ sở hữu, tuy nhiên tỷ lệ còn thấp. Nguồn vốn thay đổi chủ yếu do giảm hàng tồn kho và chiếm dụng thêm của người bán. Nhìn chung, trong năm 2008, cơ cấu sử dụng vốn và nguồn vốn của Công ty thay đổi theo chiều hướng không được khả quan, do chịu ảnh hưởng khó khăn kinh tế chung của thế giới.
3.2. PHÂN TÍCH BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bảng 3.5. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
THUYẾT MINH
CN2008
CN2007
CN2006
1
2
3
4
5
6
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.25
408915
274359
104479
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
243
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 -02)
10
408672
274359
104479
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.27
403543
263226
102348
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
5129
11133
2131
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
561
343
16
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
7320
1331
83
Trong đó: chi phí lãi vay
23
2091
672
8. Chi phí bán hàng
24
8774
6282
1186
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
2654
2419
1155
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư{30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)}
30
-13058
1443
-277
11. Thu nhập khác
31
11659
9
12. Chi phí khác
32
515
62
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
11144
-52
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(50 = 30 + 40)
50
-1914
1310
277
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
379
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN(60 =50 - 51 -52)
60
-1914
1012
277
18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*)
70
3.2.1. Phân tích theo chiều ngang:
So sánh số liệu kỳ nà