Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước

Để phần nào khắc phục được tình trạng tài chính công ty còn bất cập, cần thiết phải có các kiến nghị nhằm cải thiện hơn tình hình tài chính

3.2 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC.

Những phân tích ở phần trên cũng chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất và những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của đơn vị mà thôi. Do vậy những kiến nghị mang tính đề xuất dưới đây cũng chỉ có ý nghĩa trong một giới hạn nhất định nào đó. Qua việc phân tích tài chính tại công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm có thể cải thiện hơn tình hình tài chính.

Thứ nhất, hiện nay đơn vị chỉ có tài sản cố định hữu hình chứ không có các loại tài sản khác, hơn nữa tỷ trọng tài sản cố định lại chiếm một tỷ lệ nhỏ. Như đã phân tích ở trên với loại hình hoạt động cơ khí, xây dựng củ đơn vị thì TSCĐ đóng một vai trò rất quan trọng. Để có thể phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động trong tương lai đòi hỏi đơn vị phải đầu tư. Hơn nữa, vào lại tài sản này. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế, đơn vị có thể cải thiện tình hình bằng cách sử dụng TSCĐ thuê tài chính hoặc thuê dài hạn.

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắng của công ty. Tuy nhiên, toàn thể ban quản lý công ty cũng như toàn thể CBCNV cần có cố gắng, nỗ lực hơn nữa, phát huy nội lực tạo đà phát triển cho công ty trong những năm tiếp theo. 2.1.5.Vận dụng hình thức kế toán tại đơn vị * Hình thức ghi sổ kế toán Để tiện lợi cho việc ghi chép kế toán trên máy tính, công ty đã áp dụng hình thức nhật ký chung, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được ghi chép theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản vào sổ nhật ký chung sau đó từ sổ nhật ký ghi vào sổ cái tài khoản, từ sổ cái tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết lập nên báo cáo kế toán. * Trình tự ghi sổ Hàng ngày từ chứng từ gốc vào nhật ký chung (hoặc NK đặc biệt) , sổ kế toán chi tiết Từ 3 đến 5 ngày từ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết vào sổ cái TK Tổng cộng các TK chi tiết lại bằng TK tổng hợp Đối chiếu kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo lập báo cáo quyết toán: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo KQSXKD + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ +Bản thuyết minh báo cáo TC Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng CĐTK Sổ cái Nhật ký chung Sổ chi tiết Chứng từ gốc Sổ nhật ký chuyên dùng 2.2. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước Việc phân tích tình hình tài chính được dựa trên báo cáo tài chính năm 2000 của công ty (xem phần phụ lục) 2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính: Đối tượng phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu kinh tế trên BCĐKT qua các năm, việc phân tích giúp cho đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách tổng quát nhất về sử dụng vốn và nguồn vốn. Sau khi so sánh đối chiếu số liệu trên theo nguyên tắc: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Qua bảng cân đối kế toán ngày 31 /12/2000 ta thấy rõ sự tăng lên của tài sản cũng như nguồn vốn vào cuối năm so với đầu năm là 8.985.342.451đ (31.913.518.485đ- 22.208.276.034đ) . Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên qua sự so sánh trên chúng ta chưa thể kết luận một cách đầy đủ công ty làm ăn đạt hiệu quả cao hay thấp, có bảo toàn và phát triển vốn của mình một cách đầy đủ hay không mà chúng ta phải tiếp tục xem xét qua các phần phân tích tiếp theo. Trong sự tăng lên của phần tài sản phải kể đến sự tăng lên của TSLĐ đặc biệt là hàng tồn kho so với đầu năm tăng 11.418.627.015đ ( 13.186.457.564 – 1.767.830.549đ) đạt 115,48% Nguồn vốn tăng chủ yếu là do các khoản nợ tăng nhiều. Nợ ngắn hạn cuối kỳ tăng lên so với đầu năm là 7.655.325.929 đ (26.590.266.440- 18.934.940.511đ) đạt 140%. Điều này chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn một cách hợp pháp các đơn vị khác để phục vụ sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình. Tuy nhiên chưa thể kết luận một cách đầy đủ nguyên nhân tăng giảm các khoản mục trên bảng cân đôí kế toán và nó ảnh hưởng gì đến tình hình hoạt động tài chính doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thể về taì sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán Theo quan điểm luân chuyển vốn ta có cân đối sau: BNV = ATS [I + II + IV + V(2,3) + VI] + BTS [I + II + III] Qua bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài ch8ính năm 2000 của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước ta thấy: vào đầu năm số tài sản của công ty sử dụng là (93.387.916 đ + 1.767.830.549 đ + 325.435.668 đ + 8.450.150.915đ + 84.821.000đ ) = 10.721.623.448 đ. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không đủ trang trải cho tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh và còn thiếu một khoản rất lớn là 7.685.287.928đ. Do đó để có thể trang trải chi phí cho hoạt động của mình thì đến cuối năm 2000 công ty đã đi chiếm dụng vốn dưới hình thức vay ngân hàng, mua chậm trả người bán, hoặc thanh toán chậm với nhà nước, với CNV, số tiền là 7.915.162 nghìn đồng (19.171.940 nghìn đồng – 11.256.778nghìn đồng) chênh lệch giữa số phải thu và nợ phải trả- số liệu phần c)Thuyết minh báo cáo tài chính. Với cách tương tự ta thấy vào thời điểm cuối năm, số tài sản công ty tăng so với cuối năm là 1.250.475.646đ+13.186457.564đ+3.589.000đ+35.358.052đ+8.309.677.841đ+84.821.000đ = 22.785.556.000đ. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu không tăng lên, công ty không đủ vốn để trang trải cho tài sản đang sử dụng và còn thiếu một khoản là 19.749.221.000đ. Như vậy, công ty tiếp tục đi chiếm dụng vốn bên ngoài để đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua phân tích ta thấy, vào cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm công ty đều phải đi ciếm dụng vốn, song điều này không thể hiện được tình trạng tài chính của công ty là tốt hay xấu, vì trong thực tế kể cả lúc thừa lẫn lúc thiếu vốn thì các doanh nghiệp đều phải thường xuyên chiếm dụng vốn lẫn nhau. Đánh giá sơ bộ ta có thể thấy được quy mô tài sản mà công ty sử dụng cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của công ty ngày một tăng, chứng tỏ công ty có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này được thể hiện rõ qua cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty. a. Phân tích cơ cấu tài sản Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty (bảng 01) Bảng 01: Bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản của công ty CKXD và LMĐN Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh cuối kỳ với đầu năm Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) A. TSLĐ &ĐTNH 13.673.364.119 61,57 22.799.019.644 73,08 9.925.655.525 172,59 I. Tiền 93.387.916 0,12 1.250.475.646 4,01 1.157.087.730 11239 II.ĐTTCNH III. Các khoản phải thu 11.256.778.682 50,68 7.850.972.479 25,17 -3.405.806.203 -69,7 IV Hàng tồn kho 1.767.830.549 7,96 13.186.457.564 42,27 -11.418.627.015 1645 V Tài sản lưu động khác 555.306.972 2,5 511.113.955 1,63 -44.193.017 92,04 VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ và ĐTDH 8.534.971.915 38,43 8.394.498.841 26,91 -7.640.473.074 98,4 I. TSCĐ 8.450.150.915 38,05 8.309.677.841 26,64 -140.473.074 98,3 II. ĐTTCDH III. Chi phí XDCBDD 84.821.000 0,38 84.821.000 0,27 0 IV. Ký cược dài hạn Tổng tài sản 22.208.276.034 100 31.193.518.485 100 8.985.242.451 140,4 Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng tài sản cuối kỳ so với năm đầu năm tăng 8.985.242.151 đ đạt 140,4% trong đó giá trị tài sản lưu động tăng và vẫn chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản. Bên cạnh đó tỷ tọng và giá trị tài sản cố định của công ty vào thời điểm cuối năm giảm. Điều này cho thấy trong năm 2000 công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng quy mô và tài sản sử dụng lại giảm, cụ thể là: * Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định giảm 140.473.074 đ với tỷ lệ giảm còn là 98,3 so với đầu năm, tỷ trọng của nó trong tổng số tài sản cũng giảm từ 38,05 đầu năm xuống 26,64% vào cuối năm. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty trong năm 2000 không được tăng cường đầu tư cả về gía trị lẫn quy mô. Thực tế trong nưam qua công ty vừa thanh lý một số tài sản tại xí nghiệp trực thuộc, thanh lý một máy tiện tại xí nghiệp đúc cổ bi à một máy trộn bê tông tại xí nghiệp xây dựng số 2do đã quá thời gian sử dụng và bị hư hỏng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang đầu năm, cuối năm vẫn giữ nguyên. Do đầu năm công ty có đầu tư sửa chữa phòng kế toán 24.342.391 đ, và sang nền (sân chơi thể thao) đã nên tới 60.748.409đ vào cuối kỳ nhưng vẫn chưa hoàn thành và trong tương lai vẫn còn tiếp tục đầu tư thêm, nhưng do thiếu tiền nên công ty tạm thời phải dừng lại . Để đánh giá đầy đủ và kết luận chính xác hơn về tình hình đầu tư chiều sâu này chúng ta xét 2 tỷ suất đầu tư sau: Tỷ suất đầu tư chung = Đầu năm = = 0,39 Cuối kỳ = = 0,27 Tỷ suất đầu tư TSCĐ = = 0,38 Cuối kỳ = = 0,26 Như vậy vào cuối năm, cùng với sự giảm xuống về giá trị và quy mô TSCĐ trong tổng tài sản thì tỷ suất đầu tư chung và tỷ suất đầu tư TSCĐ đều giảm 0,12. Điều này chứng tỏ trong năm 2000 cơ sở vật chất kỹ thuật cua công không được tăng cường vì gía trị mở rộng về quy mô. Sự thiếu đầu tư chiều sâu này là chưa hợp lý vì muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việ đảm bảo một cơ sở vật chất tốt là một yêu cầu bắt buộc. Mặt khác, đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị là xây dựng và sản xuất hàng cơ khí thì tài sản cố định phải chiếm một tỷ trọng lớn mới đảm bảo được cho hoạt động sản xuất kinh doanh. * Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Do cấu tạo rất phức tạp nếu để đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của các khoản mục trong tài sản lưu động, khi phân tích cơ cấu tài sản lưu động chúng ta lập bảng phân tích riêng. Bảng 02. Bảng phân tích tình hình phân bố tài sản lưu động của công ty CKXD & LMĐM: Năm 2000 Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % A. TSLĐ ĐTDH 13.673.364.149 61,57 22.799.019.644 73,08 9.925.655.255 172,59 I.Tiền 93.387.916 0,42 1250.475.646 4,01 1.157.687.730 11239 1. Tiền mặt 72.600.486 0,32 34.979.666 0,11 -37.620.820 -48,98 2. TGNH 20.787.430 0,09 1.215.677.980 3,89 1.194.890.550 5848 III. Các khoản phải thu 11.256.778.682 50,68 7.850.972.479 25,17 -3.405.806.203 -69,7 1. Phải thu khách hàng 11.762.050.954 52,9 19.379.723.888 62,13 7.617.672.934 164,7 2. Trả trước người bán 355.397.158 1,6 82.297.755 0,26 -273.099.403 23,15 3. Phần thu nội bộ -1010.154.808 -4,5 -11.649.469.437 37,35 -12.659.624.245 1153 - phần thu nội bộ(1361) -Phẩn thu nội bộ (1362) -1.010.154.808 -4,5 -11.694.469.437 37,35 -12.659.624.245 1153 4. Phải thu khác 149.485.378 0,6 38.420.273 0,12 -111.065.105 25,7 IV> Hàng tồn kho 1.767.830.549 7,96 13.186.457.564 42,27 -11.418.627.015 1645 1. Nguyên vật liệu 146.422.414 0,65 114.395.414 0,36 32.027.000 78,13 2.Công cụ dụng cụ 60.015.500 0,27 83.899.600 0,27 23.884.100 139,7 3. Chi phí SXKDDD 926.240.923 4,1 14.948.505.467 47,92 14.022.264.544 1613 4. thành phẩm 609.385.825 2,74 605.105.825 1,93 -4.280.000 99,29 5. Hàng hoá 25.765.887 0,12 V>Tài sản lưu động khác 555.306.972 2,5 551.113.955 1,63 44.193.817 92,57 1.Tạm ứng 229.871.304 1,04 389.383.343 1,254 159.515.039 169,4 2. Chi phí trả trước 3.589.000 0,01 3.589.000 100 3. Chi phí chờ kết chuyển 32.325.435.668 1,46 35.358.052 0,11 -290.077.616 10,86 4.Thế chấp ký quỹ ngắn hạn 82.783.560 0,26 82.783.560 100 Tổng tài sản 22.208.276.034 100 31.193.518.485 100 8.985.242.451 140,4 Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích tình hình phân bố tài sản lưu động của công ty CKXD &LMĐM năm 2000 Qua bảng phân tích ta thấy so với đầu năm thì vào cuối năm tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng. 9.925.655.525 đ với tỷ lệ tăng là 72,59% cụ thể là: Vốn bằng tiền tăng 1.157.087.730 đ đạt 123,9% so với đầu năm trong đó chủ yếu là tăng khoản tiền gửi ngân hàng còn lượng tiền mặt lại giảm xuống. Tiền gửi ngân hàng tăng do cuối năm công ty hoàn thành nghiệm thu công trình sửa chữa lớn quốc lộ 32 đoạn km185-km191 của Ban ql dự án công trình giao thông vào tháng 12. Do vào thời điểm cuối năm công ty chưa chuyển trả các khoản nợ của công ty đối với khách hàng. Lượng tiền gửi ngân hàng của công ty chiém tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản so với các khoản khác thuộc vốn bằng tiền vào thời điểm cuối năm. Điều này cho khả năng thanh toán tức thời của công ty được đảm bảo. Trên thực tế, vốn bằng tiền là loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng có để thoả mãn mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh nên việc tưng lên của vốn bằng tièn thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Tuy nhiên nếu vốn bằng tiền tăng quá cao hoặc chiếm tỷ trọng quá lớn không hẳn là tốt vì nếu doanh thu không đoỏi mà lượng tiền dự trữ quá lớn sẽ gây tình trạng vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Thực tế ở công ty cho thấy lượng vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản (0,42% vào đầu năm và 4,01% vào cuối năm) do đó việc tăng nên của vốn bằng tiền vào thời điểm cuối năm là hợp lý. - Các khoản phải thu giảm 3.465.806.203đ vào cuối năm, bên cạnh đó khoản phải thu của khách hàng cuối kỳ so với đầu kỳ lại tăng điều này là do công ty để khoản thu nội bộ âm khiến cho các khoản phải thu giảm xuống. Nguyên nhân chính là do trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thi công các công trình do công ty thiếu vốn nên các xí nghiệp trực thuộc phải tự cung ứng vốn để mua nguyên vật liệu và chi trả các chi phí khác, vì thế khoản phải thu của công ty giảm xuống do bù trừ cho các xí nghiệp trực thuộc. - Hàng tồn kho của công ty là loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty (42,27% vào cuối năm). Hàng tồn kho tăng chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trên thực tế, công ty đang thi công dở dang một số công trình như công trình triển lãm Vân Hồ chi phí dở dang đã lên tới 9.071.825.347 đ. Công trình đường 2(Vĩnh Phúc 1.327.518.902 , công trình thi công đường yên bái : 1.983.172.458đ vào cuối năm công trình chưa hoàn thành và nghiệp thu, trong quá trình thi công công ty luôn phải bỏ vốn để mua nguyên vật liệu và trang trải chi phí khác để đảm bảo tiến độ thi công. Vào thời điểm do chưa nghiệm thu được công trình nên tiền đọng lại các công trình nhiều. Tuy nhiên đây cũng là một hạn chế của xây dựng, việc thanh toán thường xảy ra chậm hoặc sau khi nghiệm thu công trình do đó thì cơ cấu vốn thường mang tính đặc thù riêng. Công cụ dụng cụ tăng vào cuối năm, tuy nhiên không phải là điều đáng lo ngại vì chúng được lên kế hoạch đầy đủ. Được mua để sử dụng cho công trình này và tiếp tục được sử dụng cho công trình khác Bên cạnh đó, nguyên vật liệu và thành phẩm giảm xuống chứng tỏ công ty luôn cố gắng tránh tình trạng tồn kho. Nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn, đặc biệt, hàng hoá giảm 100% vào cuối năm điều này chứng tỏ đối với mặt hàng cơ khí công ty luôn cố gắng tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh. Tổng kết các phân tích trên ta thấy: Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất mặt hàng cơ khí vừa xd thì hàng tồn kho trong dó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tôngt tài sản là hợp lý, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là một kết quả không tốt cho tình hình tài chính của công ty nhưng điều này cũng khó tránh khỏi và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng, việc thanh toán thường diễn ra chậm. Qua việc phân tích sự phân bố tài sản của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước cho ta thấy. Nhìn chung, sự phân bố tài sản vào cả đầu năm và cuối năm là khá hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Song điều đó chưa khẳng định được tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu bởi một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt không phải chỉ có kết cấu tài sản hợp lý mà phải có nguồn vốn hình thành nên tài sản đó dồi dào, hợp pháp và cũng có kết cấu thích hợp. Do đó để những kết luận chính xác hơn về thực trạng tài chính của công ty chúng ta đi vào phân tích cơ cấu nguồn vốn. Bảng 03: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh cuối kỳ với đầu năm Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % A. Nợ phải trả 19.147.940.514 86,21 28.102.120.940 90,08 8.954.180.426 146,76 I. Nợ ngắn hạn 18.934.940.511 85,26 26.590.266.440 85,24 7.655.325.929 140,48 1. vay ngắn hạn 1.3432.859.907 60,48 17.741.468.269 56,88 4.308.608.362 132,07 2 Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả cho người bán 743.479.281 3,35 5856.33.157 1,88 -157.846.061 78,76 4. Người mua trả tiền trước 22.401.138.100 10,09 5.855.107.884 18,77 3.614.969.784 161,4 5. Thuế và các khoản phải nộp 1.851.307.059 8,34 1.166.595.064 3,74 -684.711.995 36 6. Phải trả CNV 91.543.368 0,29 91.543.368 100 7> Phải trả nội bộ 760.737.629 3,02 1.088.120.176 3,49 417.382.447 162,2 8. Phải trả phải nộp khác -3.581.399 -0,01 61.798.622 0,19 65.380.021 1725 II.Nợ dài hạn 1.724.854.500 4,09 1.274.854.500 100 1. Nợ dài hạn 1.140.000.000 3,65 1.140.000.000 100 2. Vay dài hạn 134.854.500 0,44 134.854.500 100 III. Nợ khác 237.000.000 1,07 237.000.000 0,76 0 1. Chi phí phải trả 237.000.000 1,07 237.000.000 0 B Nguồn vốn chủ sở hữu 3.036.335.520 13,67 3.091.397.545 0,76, 55.062.025 I. Nguồn vốn kinh doanh 3.036.335.520 13,67 3.091.379.545 9,9 1. Nguồn vốn – quỹ 3.137.004.815 14,12 3.137.114.815 9,9 0 2. Quỹ đầu tư phát triển 26.914.623 0,12 26.914.623 10,5 0 3.Lãi chưa phân phối 149.407.025 0,09 149.407.025 100 4. Quỹ khen thưởng phúc lợi -177.693.918 -0,8 -272.038.918 0,47 9.4345.000 5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 50.000.000 0,22 50.000.000 (-0,87) 0 II. Nguồn kinh phí 0,16 Tổng nguồn vốn 22.208.276.034 100 31.193.518.485 100 9.885.242.451 140,45 Phân tích cơ cấu nguồn vốn Dựa vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn: Bảng 02. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số nguồn vốn của Công ty cuối kỳ so với đầu năm tăng 8.985.242.451 đ chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn vào thời điểm cuối kỳ tăng 7) Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn tăng: nguyên nhân là do tăng trong năm vừa qua Công ty đang thi công một số công trình dở dang như công trình triển lãm Vân Hồ , công trình đường 2C Vĩnh Phúc, tiền ứng trước của các chủ đầu tư rất ít, do thiếu vốn nên Công ty phải vay ngân hàng để mua nguyên vật liệu va trang trải các chi phí khác để đảm bảo cho tiến độ công trình được hoàn thành. Mặt khác trong sự tăng lên của nợ phải trả, khoán người mua trả tiền ứng trước cũng tăng lên đáng kể cụ thể là cuồi kỳ so với đầu kỳ là tăng 3.614.969.784 đ. Đây là số tiền ứng trước củakhách hàng khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên khoản ứng trước của khách hàng này không nhiều nên khi tiến hành thi công công trình Công ty luôn phải đi chiếm dụng vốn bằng cách vay ngân hàng là chủ yếu Khoản phải trả công nhân viên tăng lên do vào thời điểm cuối năm Công ty thanh toán chậm cho công nhân viên một tháng 12 cuối năm đây cũng là một trong hình thức chiếm dụng vốn của Công ty. Khoản nợ dài hạn tăng vào cuối năm chủ yếu là sự tăng lên của vay dài hạn nguyên nhân cuối năm 2000 do nhu cầu sử dụng Công ty vay dài hạn để đầu tư thuê mua tài chính một ôtô 12 chỗ ngồi và mua một ôtô con phục vụ cho việc đi lại giao dịch của giám đốc và toàn Công ty. Bên cạnh sự tăng lên của nợ ngắn hạn và sự dài hạn thì Công ty cũng chưa thanh toán được khảon chi phí phải trả. Khoản này đầu năm và cuối kỳ vẫn giữ nguyên chưa được quyết toán lý do đây là khoản Công ty trích trước để trả lãi cho Bộ xây dựng ,vì năm 1997 công ty có vay 500.000.000đ với lã xuất 0.7% một tháng ,và số tiền lãi tích luỹ qua nhiều năm hiện nay công ty xin miễn cho khoản lãi này. Mặc dù các khoản vay nợ tăng lên cao nhưng Công ty luôn giữ uy tín với bạn hàng thực hiện tốt thanh toán. Điềy này được thể hiện qua sự giảm xuống vào cuối kỳ của khoản phải trả cho người bán là 1.578.460.061 đ. Đây cũng là một trong những cố gắng. nỗ lực của ban quản lý Công ty. Qua phân tích trên ta thấy khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là đi vay là khá cao. Do phải đi vay lãi ngân hàng nhiều với lãi suất 0,65% tháng, nên một năm công ty phải trả lãi ngân hàng một năm sấp sỉ một 1,7 tỷ đồng trong khi bản thân Công ty cũng bị chiếm dụng điều này được thể hiện qua khoản phải thu của khách hàng vào cuối kỳ tăng 7.617.672.934đ (19.379.723.888 – 11.762.050.954 đ) sô liệu trên bảng cân đối kế toán. Số tiền Công ty bị chiếm dụng không được trả lãi, trong khi Công ty thiếu vốn vay ngân hàng (Phải trả lãi) để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải trả lãi vay.Do phải trả lãi nhiều nên lợi nhuận còn lại của Công ty rất thấp dẫn đến việc trích lập các quỹ và bổ xung vào các nguồn vốnchủ sở hữ là rất khó khăn. Mặt khác để biết sâu hơn về tình hình tài chính về khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong khai thác các nguồn vốn ta phân tích 2 tỷ suất sau: Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Đầu năm = 3.036 .335.520 X100 = 13,67% 22.208.276.034 Cuối kỳ = 3.091 .397.545 X100 = 9,9% 31.193.518.485 Nhìn vào kết quả tính tỷ suất trên, ta thấy cả đầu năm và cuối kỳ thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Công ty rất thấp. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguốn vốn cho nên doanh nghiệp không có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với ngân hàng và các nhà cung cấp là chưa cao. Vì hiện nay tỷ suất này phải bằng hoặc lớn hơn 50% thì Công ty được cho khả năng đảm bảo về mặt tài chính, chủ động trong kinh doanh. Tỷ suất nợ = Nợ phải trả Tổng số nguồn vốn Đầu năm = 19.147.940.514 X100 = 86,21% 22.208.276.034 Cuối kỳ = 28.102.120.940 X100 = 90,08% 31.193.518.485 Qua việc tính tỷ suất nợ của Công ty thấy cuối kỳ tăng so với đầu năm 3,81% (90,08% – 86,21%). Mặt khác cả ở thời điểm đầu năm và cuối năm thì khoản nợ phải trả, đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Điều này, chứng tỏ công ty kinh doanh chủ yếu trên vốn đi chiếm dụng bên ngoài bằng nhiều nguồn khác nhau, như vay ngân hàng, trả chậm người bán, thanh toán chậm lương công nhân viên và có thể nói rằng Công ty thực hiện chưa tốt kỷ luật thanh toán tín dụng. Tuy nhiên cũng có những hạn chế riêng của xây dựng, phải nghiệm thu công trình song mới thu được tiền về thậm chí còn bị thanh toán chậm nên trong quá trình thi công Công ty thường xuyên phải vay vốn để đảm bảo tiến độ công trình được hoàn thành, do đó việc Công ty bị chiếm dụng và đi chiếm dụng là điều không thể tránh khỏi. 2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. a) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là loại vốn quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào, có thể hiện một phần quy mô của doanh nghiệp. Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định Bảng 04: Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty Cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước Gia Lâm Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền % 1 2 3 4 5 1. Doanh thu thuần (Đ) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 113,4 2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Đ) 95.103.896 464.368.057 369.264.161 488,2 3. Vốn cố định bình quân (Đ) 8.103.413.574 8.379.914.378 276.500.804 103,4 4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = 1/3 (Lần) 4,64 5,09 0,45 109,6 5. hiệu quả sử dụng vốn cố định = 2/3 (Lần) 0,01 0,06 0,05 1500 6. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định = 3/1 (Lần) 0,21 0,19 -0,02 90,47 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ giúp Công ty có quyết định đúng đắn cho việc đầu tư và có những biện pháp khắc phục. Như vậy, qua bảng trên thấy rằng một đồng vốn cố định đem lại 4,64 đ doanh thu năm 1998 thì đến năm 2000 cũng một đồng vốn cố định bình quân đã đem lại 5,09đ doanh thu, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của đơn vị được tăng lên mặc dù tài sản cố định của đơn vị giảm xuống. - Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2000 tăng nhiều so với năm 1999. Nếu như một đồng vốn cố định bình quân đem lại 5,09đ doanh thu trong năm 2000 thì cũng 1 đồng đó chỉ đem lại 0,06 đ lợi nhuận thuần của một đồng vốn cố định bình quân đã cho thấy sức sinh lợi của tài sản cố định đã tăng lên (0,06 đ với 0,01 của năm 1999). Tuy mức tăng này chưa cao nhưng cũng chứng tỏ công ty đã cố gắng không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản coó định bằng cách khai thác và kết hợp tối đa công suất của chúng. - Hệ số đảm nhiệm của vốn cố định giảm có nghĩa năm 1999 để có một đồng doanh thuthuần thì cần tới 0,21 đồng vốn cố định vào sản xuất nhưng năm 2000 chỉ cần 0,19đ. Do đó hệ số đảm nhiệm của tài sản cố định năm 2000 đã giảm xuống, đồng nghĩa với việc tưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của đơn vị. Đối với loại hình doanh nghiệp vừa xây dựng vừa sản xuất mặt hàng cơ khí, tài sản cố định có đóng góp rất lớn vào hoạt động kinh doanh vì vậy việc sử dụng có hiệu quả tài sản cố định là một điều rất quan trọng, nó giúp cho đơn vị nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Vì vậy có thể nói đây là một lỗ lực lớn của đơn vị trong vấn đề ql và sử dụng tài sản cố định. b) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nhằm thu được lợi nhuận. Vì vậy, yêu cầu đối với doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng phải sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả mà doanh nghiệp có, đặc biệt là vốn lưu động để làm cho vốn lưu động hàng năm có thể đưa vào luân chuyển tạo ra nhiều lợi nhuận. Bảng 05: Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền % 1 2 3 4 5 1. Doanh thu thuần (Đ) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 113,4 2. Lợi nhuận thuần (Đ) 95.103.896 464.368.057 369.264.161 488,2 3. Vốn lưu động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6917.doc
Tài liệu liên quan