Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông

MỤC LỤC

 

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

MỤC LỤC 5

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN 10

DU LỊCH-DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG 10

ĐẶT VẤN ĐỀ 10

1. Mục tiêu nghiên cứu: 10

2. Phương pháp nghiên cứu: 10

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 10

4. Hạn chế bài nghiên cứu: 10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 10

1. Bản chất & vai trò của tài chính doanh nghiệp 10

1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp 11

1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 11

2. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 13

1.1. Khái niệm 13

1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 13

1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 14

3. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính 14

1.1. Mục tiêu 14

1.2. Nội dung phân tích 15

4. Dự báo tài chính: 16

5. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính 16

1.1. Bảng cân đối kế toán 16

1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 17

1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 17

6. Phương pháp phân tích 18

1.1. Phương pháp phân tích tỷ số 18

1.2. Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích theo chiều ngang) 18

1.3. Phương pháp phân tích tỷ trọng (phân tích theo qui mô chung): 18

1.4. Phương pháp chia tách (Dupont) 19

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG 20

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển: 20

2. Ngành nghề kinh doanh 21

3. Cơ cấu tổ chức: 21

4. Cơ cấu cổ đông: 22

5. Các dòng sản phẩm chủ lực và hệ thống đơn vị 22

6. Các thành tựu đạt được: 23

7. Vị thế công ty: 23

8. Khách hàng và đối tác: 24

9. Chiến lược phát triển và đầu tư 25

10. Các dự án lớn: 26

11. Triển vọng của công ty 26

12. Thuận lợi và rủi ro: 27

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH 29

1. Đặc thù ngành : 29

2. Tốc độ tăng trưởng của ngành 29

3. Nguồn lực của ngành: 29

4. Năng lực sản xuất : 30

5. Sự cạnh tranh: 30

6. Hạn chế của ngành: 30

7. Thuận lợi và triển vọng của ngành: 31

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG 32

1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn 32

2. Phân tích tình hình biến động tài sản 33

3. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn 36

4. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản & nguồn vốn 39

1.1. Bố trí cơ cấu tài sản 39

1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn 43

5. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 46

1.1. Phân tích tình hình thanh toán 46

1.2. Phân tích khả năng thanh toán 50

6. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản 58

1.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho 59

1.2. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu 61

1.3. Khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn 62

1.4. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định 65

1.5. Tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu 67

1.6. Khả năng luân chuyển tổng tài sản 68

7. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 70

1.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 70

1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 75

1.3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận 77

1.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận 79

8. Phân tích tỷ số giá trị thị trường: 79

1.1. Tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS): 80

1.2. Hệ số P/E 81

1.3. Tỷ suất thu nhập (E/P) 81

1.4. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) 81

9. Phân tích dòng tiền 81

1.1. Phân tích dòng tiền 81

1.2. Dòng tiền hoạt động kinh doanh: 83

1.3. Dòng tiền đầu tư của công ty: 85

1.4. Dòng tiền tài trợ: 86

10. Phân tích tỷ số sinh lợi: 90

1.1. Tỉ suất sinh lợi ròng: 90

1.2. Chỉ số thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) 91

1.3. Chỉ số Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA): 92

1.4. Phân tích tỉ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA): 94

1.5. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cô phần ( ROE): 96

11. Phân tích khả năng sinh lợi 97

1.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động: 97

1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 99

1.3. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động: 100

1.4. Tỷ suất sinh lời vốn cố định: 102

CHƯƠNG V: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 104

1. Dự báo về doanh thu 104

1.1. Dự báo thị trường năm 2011 104

1.2. Dự báo du lịch 2011 104

2. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh: 105

1.1. Sự thay đổi giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý: 105

1.2. Dự báo hoạt động tài chính và hoạt động khác: 106

1.3. Sự thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp: 107

3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo: 107

1.1. Dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu: 108

1.2. Dự báo về hàng tồn kho: 108

1.3. Sự thay đổi tài sản lưu động khác: 109

1.4. Sự thay đổi tài sản cố định 109

1.5. Sự thay đổi chi phí trả trước dài hạn 109

1.6. Sự thay đổi các quỹ: 109

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 111

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 115

1. Giải pháp - Kiến nghị: 115

1.1. Về tình hình huy động vốn: 115

1.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 116

1.3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹthuật và năng lực sản xuất: 117

1.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty: 117

1.5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: 118

2. Kết luận: 118

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51,277 27,898 27,764 16.78% 8.92% 14.97% (23,379) (134) Các khoản phải thu khác 1,664 365 1,065 0.54% 0.12% 0.57% (1,299) 701 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (55) (46,222) (44,659) -0.02% -14.78% -24.08% (46,167) 1,563 TỔNG TÀI SẢN 305,550 312,698 185,442 100% 100% 100% 7,147 (127,255) Dựa vào bảng trên ta thấy trong năm 2009 các khoản phải thu giảm 15.278 triệu đồng (tức là giảm 17,9% so với năm 2008) do khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng cao nhưng lượng vốn doanh nghiệp chiếm dụng cũng tăng cao, tăng 55.567 triệu đồng (tăng 171% so với năm 2008). Sang năm 2010 các khoản phải thu lại tiếp tục giảm mạnh (giảm 63.513 triệu đồng, tương ứng là giảm 90,62% so với năm 2009) chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng giảm. Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy trong năm 2008 tỷ trọng các khoản phải thu là 27,94%, năm 2009 tỷ trọng khoản phải thu giảm còn 22,41%, vào năm 2010 tỷ trọng này chỉ còn 3,54% tổng tài sản của doanh nghiệp. Kết Luận: Tóm lại qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy về mặt giá trị các khoản phải thu có chiều hướng giảm, nếu xét về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản thì cũng có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp một mặt tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, mặt khác đã rất có cố gắng trong việc thu hồi nợ giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn. Phân tích các tỷ số liên quan khoản phải thu Bảng 2: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải thu Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Các khoản phải thu 85,362 70,085 6,572 (15,278) (63,513) Nợ phải trả 757,718 645,386 67,728 (112,332) (577,658) Tài sản ngắn hạn 154,037 138,807 20,674 (15,230) (118,133) Khoản phải thu/Tài sản ngắn hạn 55.42% 50.49% 31.79% -4.93% -18.70% Khoản phải thu/Khoản phải trả 11.27% 10.86% 9.70% -0.41% -1.16% Khoản phải thu trong năm 2009 so với năm 2008 giảm 15.278 triệu đồng, khoản phải thu năm 2009 so với tài sản lưu động giảm 4,93%, so với khoản phải trả giảm 0,41%. Trong năm 2010 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản lưu động và khoản phải thu trên khoản phải trả đều giảm so với năm 2009, do tốc độ giảm của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản lưu động và khoản phải trả, chủ yếu là do doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi nợ làm cho khoản phải thu giảm. Kết Luận: Như vậy từ kết quả phân tích và kết hợp với đồ thị ta thấy qua 3 năm từ 2008 – 2010 tỷ lệ các khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và tỷ lệ các khoản phải thu trên khoản phải trả đều có chiều hướng giảm dần, chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. Phân tích các khoản phải trả Cũng tương tự như các khoản phải thu ta phân tích các khoản phải trả để thấy được mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng như hiểu được tình hình trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. Phân tích tình hình biến động khoản phải trả Bảng 2.1: Tình hình biến động khoản phải trả của doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 % theo quy mô chung Chênh lệch 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối 08-09 09-10 08-09 09-10 NỢ PHẢI TRẢ 757,718 645,386 67,728 83.2% 87.4% 36.5% (112,332) (577,658) -14.8% -89.5% Phải trả cho người bán 18,359 10,278 10,867 2.0% 1.4% 5.9% (8,081) 589 -44.0% 5.7% Người mua trả tiền trước - 2,417 62 - 0.3% 0.03% 2,417 (2,355) - -97.4% Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 64 31 519 0.007% 0.004% 0.3% (33) 488 -51.2% 1566.6% Phải trả người lao động 586 653 - 0.1% 0.1% - 66 (653) 11.3% -100.0% Các khoản phải trả, phải nộp khác 297 544 2,710 0.03% 0.1% 1.5% 247 2,166 83.4% 398.2% Chi phi phải trả 10,161 3,690 4 1.1% 0.5% 0.002% (6,471) (3,686) -63.7% -99.9% Dự phòng trợ cấp mất việc 100 211 211 0 0 0 111 0 110.7% 0.00% TỔNG NGUỒN VỐN 910,882 738,699 185,442 100% 100% 100% (172,183) (553,257) -18.9% -74.9% Quan sát bảng phân tích khoản phải trả ta nhận thấy từ năm 2008 – 2010 liên tục giảm, cụ thể năm 2009 khoản phải trả giảm 112.332 triệu đồng, tức là giảm 14,8% so với năm 2008, năm 2010 giảm 577.658 triệu đồng, tức là giảm 89,5% so với năm 2009. Kết Luận: Như vậy nhìn chung khoản phải trả qua 3 năm có khuynh hướng giảm dần. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải giảm bớt lượng vốn vay, vì nếu vay ngày càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ ngày càng cao. Phân tích tỷ số khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng 2.2: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Nợ phải trả 757,718 645,386 67,728 (112,332) (577,658) Tài sản ngắn hạn 154,037 138,807 20,674 (15,230) (118,133) Khoản phải trả/Tài sản ngắn hạn 491.91% 464.95% 327.60% -26.96% -137.35% Giai đoạn từ 2008 – 2009, tỷ số khoản phải trả so với tổng tài sản lưu động giảm từ 491,91% xuống còn 464,95%, tức là đã giảm 26,96%. Sang giai đoạn từ 2009 – 2010 tỷ số này tiếp tục giảm và giảm nhiều từ 464,95% xuống còn 327,60%, tức là giảm 137,35% so với năm 2009. Kết Luận: Nhìn chung qua 4 năm tỷ số các khoản phải trả so với tổng vốn lưu động rất cao và có xu hướng giảm dần, điều này thể hiện lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác có xu hướng ngày càng giảm tuy nhiên lượng vốn chiếm dụng còn rât cao. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng giảm, tuy nhiên cần phải nhanh chóng giảm tỷ số này xuống thấp hơn. Tóm lại qua quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả ta thấy khoản phải thu của doanh nghiệp ít hơn rất nhiều so với khoản phải trả. Khoản phải thu bằng 31,79% tài sản ngắn hạn, trong khi đó khoản phải trả lại bằng 327,60% tài sản ngắn hạn trong năm 2010. Do đó doanh nghiệp cần thận trọng trong phương án kinh doanh vì những khoản nợ phải trả này sẽ có thể trở thành nợ quá hạn nếu phương án kinh doanh không thành công. Phân tích khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không. Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Vốn luân chuyển Vốn luân chuyển cho ta cái nhìn khái quát về khả năng chi trả. Bảng 2.3: Bảng phân tích vốn luân chuyển Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Tài sản ngắn hạn 154037 138807 20674 (15,230) (118,133) Nợ ngắn hạn 684798 572355 68479 (112,443) (503,877) Vốn luân chuyển (530762) (433548) (47805) 97,213 85,744 Trong giai đoạn từ 2008 – 2010 vốn luân chuyển liên tục bị âm nhưng có xu hướng tăng dần, cụ thể năm 2009 vốn luân chuyển tăng 97.213 triệu đồng so với năm 2008, và năm 2010 vốn luân chuyển tăng 85.744 triệu đồng so với năm 2009. Kết Luận: Như vậy nhìn chung qua 4 năm, lượng vốn luân chuyển âm và có xu hướng tăng rất nhanh, làm cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng dần, hay nói cách khác là sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn ngày càng giảm. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Căn cứ vào tài liệu liên quan ta lập bảng phân tích sau: Bảng 2.4: Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Mã CK 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Tỷ số thanh toán hiện hành PDC 0.22 0.24 0.30 0.02 0.06 FDT 1.78 2.27 1.84 0.49 (0.434) HOT 2.55 3.39 3.89 0.83 0.50 Biểu đồ 1.9: Biểu diễn khả năng thanh toán hiện hành của công ty và các đối thủ cạnh tranh Dựa vào bảng và đồ thị ta thấy giai đoạn từ 2008 – 2010 hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2008 tỷ số này là 0,22 lần, năm 2009 là 0,24 lần và năm 2010 là 0,30 lần. Tuy có tăng nhưng các tỷ số này qua các năm còn rất thấp (nhỏ hơn 1) do khoản nợ ngắn hạn quá cao. Như vây dựa vào kết quả trên thì trong năm 2010 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,30 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Điều này chứng tỏ đây là dấu hiệu không khả quan lắm vì nó thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, do đó mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên. Mặt khác doanh nghiệp không đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn, số tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo thêm doanh thu này sẽ giảm và như vậy doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn hiệu quả hơn. Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản kém nên hệ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta tiếp tục đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Bảng 2.5: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Mã CK 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Tỷ số thanh toán nhanh PDC 0.16 0.19 0.28 0.02 0.09 FDT 1.53 1.83 1.35 0.29 (0.474) HOT 2.51 3.24 3.81 0.73 0.57 Biểu đồ 2: Biểu diễn khả năng thanh toán nhanh của công ty và đối thủ cạnh tranh Quan sát bảng và đồ thị ta thấy: Giai đoạn 2008 – 2010, khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,16 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, năm 2009 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,19 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, tức là đã tăng 0,02 đồng so với năm 2008; vào năm 2010 có 0,28 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo cho nợ ngắn hạn, tăng 0,09 đồng so với năm 2009. Tuy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm nhưng tăng không nhiều, và khả năng thanh toán nhanh còn rất thấp. Mặc khác khi so sánh với đối thủ cạnh tranh càng thấy rõ hơn khả năng thanh toán nhanh của công ty quá kém. Kết Luận: Như vậy qua 3 năm khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhưng tỷ số này còn rất kém. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hệ số này lên. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền) Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẳn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Bảng 2.5: Bảng phân tích khả năng thanh toán tức thời Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Mã CK 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Tỷ số thanh toán tức thời PDC 0.03 0.02 0.12 (0.02) 0.11 FDT 0.40 0.86 0.52 0.46 (0.343) HOT 0.80 1.09 0.66 0.29 (0.42) Đồ thị 2.1 : Đồ thị biểu diễn khả năng thanh toán tức thời cua công ty và các đối thủ cạnh tranh năm 2008, 2009 và 2010 Qua kết quả tính toán ta thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp qua 3 năm rất thấp, cụ thể năm 2008 là 0,03 lần, năm 2009 là 0,02 lần, đến năm 2010 tỷ số này tăng lên là 0,12 lần. Ngoài ra khi so sánh với các công ty khác cùng ngành thì tỷ số này cũng thấp hơn rất nhiều. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp không tốt tuy đã có chiều hướng tích cực vào năm 2010 nhưng vẫn còn rất thấp. Như vậy trong những năm tới doanh nghiệp cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể đối với người cấp tín dụng Dựa vào các số liệu liên quan ta lập bảng sau: Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Mã CK 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Khả năng thanh toán lãi vay PDC 3.28 (12.56) 1.35 (15.83) 13.90 FDT 43.34 168.23 184.66 124.89 16.430 HOT 247.56 1,171.47 174.16 923.91 (997.31) Đồ thị 2.2: Đồ thị biểu diễn hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty và các đối thủ cạnh tranh năm 2008, 2009, và 2010 Trong năm 2009 hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm so với năm 2008, giảm 15,83 lần, chứng tỏ trong giai đoạn này doanh nghiệp không có khả năng chi trả lãi vay do vay nợ quá nhiều. Nhưng vào năm 2010, hệ số khả năng thanh toán lãi vay đã tăng trở lại và đạt 1,35 lần, tức là tăng 13,90 lần so với năm 2009, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với năm 2008. Kết Luận: Như vậy qua 4 năm ta nhận thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tuy vẫn còn rất thấp so với các đối thủ khác nhưng có chiều hướng ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ nợ phải trả & vốn chủ sở hữu Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ lệ này được tính như sau: Tỷ số này nói lên cứ 1 đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Ta có tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng 2.7: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Mã CK 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu PDC 4.96 6.93 0.58 1.97 (6.35) FDT 0.82 0.99 1.93 0.16 0.945 HOT 0.15 0.14 0.11 (0.01) (0.03) Đồ thị 2.3: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty và đối thủ cạnh tranh năm 2008, 2009 và 2010 Trong năm 2009 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 6,93 lần, tức là so với năm 2008 đã tăng 1,97 lần. Đến năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm xuống còn 0,58 lần, giảm 6,35 lần. Khi so sánh với các đối thủ canh tranh trong cùng ngành, ta thấy trong những năm đầu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của PDC cao hơn rất nhiều so với các công ty khác. Nhưng đến năm 2010, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty đã có sự chuyển biến rõ rệt, thậm chí thấp hơn FDT và gần bằng với HOT. Kết Luận: Đánh giá chung qua 3 năm ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp những năm đầu cao và có xu hướng giảm trong những năm sau, điều này chứng tỏ doanh nghiệp chuyển sang sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu và hạn chế sử dụng nợ, đồng thời tỷ số này còn cho ta thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng tăng. Như vậy trong các năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy và giảm chỉ số này xuống nữa bằng cách giảm bớt các khoản phải trả. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản (hay còn gọi là khả năng luân chuyển vốn) là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Bảng 2.8: Các tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản của công ty CHỈ TIÊU 2009 2010 Vòng quay tiền mặt 4.96 5.39 Vòng quay hàng tồn kho 8.74 10.45 Vòng quay khoản phải thu 4.04 4.96 Vòng quay vốn luân chuyển (0.65) (0.79) Vòng quay tài sản ngắn hạn 1.59 3.94 Vòng quay tài sản cố định 2.14 1.25 Vòng quay tổng tài sản 1.02 0.76 Vòng quay vốn chủ sở hữu 2.55 1.80 CHỈ TIÊU 2009 2010 Kỳ luân chuyển tiền mặt 73 67 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 41 34 Kỳ thu tiền bình quân 89 73 Số ngày/vòng quay vốn luân chuyển (552) (456) Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn 227 91 Số ngày/vòng quay tài sản cố định 168 289 Số ngày/vòng quay tổng tài sản 354 472 Số ngày/vòng quay vốn chủ sở hữu 141 200 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,…Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho đo lường số ngày hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra. Bảng 2.9: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và đối thủ cạnh tranh Mả CK CHỈ TIÊU 2009 2010 PDC Vòng quay hàng tồn kho 8.74 10.45 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 41 34 FDT Vòng quay hàng tồn kho 5.18 3.64 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 70 99 HOT Vòng quay hàng tồn kho 44.61 45.94 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 8 8 Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho của công ty Phương Đông là 10,45 vòng, số ngày hàng hóa tồn kho là 34 ngày, tăng 1,71 vòng và giảm 7 ngày tồn kho so với năm 2009 Kết Luận: Như vậy, nhìn chung qua 2 năm 2009 và 2010, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi. (1) (2) Đồ thị 2.4: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm (1) Vòng quay hàng tồn kho (2) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Tốc độ luân chuyển khoản phải thu Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Bảng 3: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và các đối thủ cạnh tranh Mả CK CHỈ TIÊU 2009 2010 PDC Vòng quay khoản phải thu 4.04 4.96 Kỳ thu tiền bình quân 89 73 FDT Vòng quay khoản phải thu 4.95 3.49 Kỳ thu tiền bình quân 73 103 HOT Vòng quay khoản phải thu 8.33 5.54 Kỳ thu tiền bình quân 43 65 Tốc độ luân chuyển khoản phải thu năm 2010 là 4,96 vòng, và kỳ thu tiền bình quân là 73 vòng, so với năm 2009 đã tăng 0,92 vòng, tương ứng giảm 16 ngày/vòng. Kết Luận: Từ kết quả phân tích và dựa vào đồ thị ta nhận thấy qua 2 năm hoạt động thì tốc độ luân chuyển khoản phải thu có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu khả quan, nó thể hiện khả năng thu hồi vốn nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị tồn đọng và ít bị các đơn vị khác chiếm dụng, tạo ra sự thuận lợi hơn trong việc thanh toán của doanh nghiệp. (1) (2) Đồ thị 2.5: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm (1) Vòng quay khoản phải thu (2) Kỳ thu tiền bình quân Khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn (vốn lưu động) không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay vốn lưu động: là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = 1/Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Dựa vào các số liệu có liên quan ta có bảng sau: Bảng 3.1: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Doanh thu thuần 232,239 314,213 190,093 35.30% -39.50% Tài sản ngắn hạn 154,037 138,807 20,674 -9.89% -85.11% Tài sản ngắn hạn bình quân 146,422 79,740 - -45.54% Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.15 2.38 - 0.24 Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn 168 151 - (17) Hệ số đảm nhiệm 0.466 0.419  0.047 Từ bảng phân tích ta thấy: Giai đoạn 2009 – 2010, số vòng quay tài sản ngắn hạn trong năm 2010 là 2,38 vòng, mỗi vòng là 151 ngày. So với năm 2009 tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 0,24 vòng và giảm 17 ngày/vòng, nguyên nhân là do doanh thu thuần và tài sản ngắn hạn bình quân đều giảm nhưng tốc độ giảm của tài sạn ngắn hạn bình quân nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần (tài sản ngắn hạn bình quân giảm 45,54%, đặc biệt năm 2010 tài sản ngắn hạn chỉ là 20.674 triệu đồng tức là giảm 85,11% so với năm 2009, trong khi đó doanh thu thuần chỉ giảm 39,50% so với năm 2009) . Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2010 tốt hơn so với năm 2009, giúp công ty hạn chế bớt ứ động vốn và tiết kiệm được một lượng vốn. Nếu kết hợp phân tích vế hệ số đảm nhiệm ta thấy trong năm 2009 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần dùng vào sản xuất kinh doanh 0,466 đồng vốn lưu động. Sang năm 2010 để tạo 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần dùng 0,419 đồng vốn lưu động, như vậy nếu xét theo chênh lệch giữa 2 năm thì lượng vốn lưu động cần để tạo 1 đồng doanh thu thuần năm 2010 giảm 0,047 đồng so với năm 2009. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2009 không tốt bằng so với năm 2010. Kết Luận: Tóm lại qua quá trình phân tích trên ta nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các năm có xu hướng tăng dần và lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo 1 đồng doanh thu thuần lại có xu hướng ngày càng giảm, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng, tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm sẽ dẫn đến ứ động vốn và bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động lên như đẩy mạnh việc tiêu thụ để nâng cao doanh thu, đề ra những biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của khách hàng và nợ trong nội bộ doanh nghiệp. Bảng 3.2: Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của công ty và các đối thủ cạnh tranh Mả CK CHỈ TIÊU 2009 2010 PDC Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.15 2.38 Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn 168 151 FDT Vòng quay tài sản ngắn hạn 0.95 0.92 Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn 380 392 HOT Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.25 1.98 Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn 160 182 (1) (2) Đồ thị 2.6: Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm (1) Vòng quay tài sản ngắn hạn (2) Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn Tốc độ luân chuyển tài sản cố định Tài sản cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng. Bảng 3.3: Tốc độ luân chuyển tài sản cố định của công ty và các đối thủ cạnh tranh Mả CK CHỈ TIÊU 2009 2010 PDC Vòng quay tài sản cố định 2.14 1.25 Số ngày/vòng quay tài sản cố định 168 289 FDT Vòng quay tài sản cố định 4.70 5.62 Số ngày/vòng quay tài sản cố định 77 64 HOT Vòng quay tài sản cố định 1.66 1.67 Số ngày/vòng quay tài sản cố định 217 216 Dựa vào số liệu bảng trên, ta thấy tốc độ luân chuyển tài sản cố định của công ty năm 2010 là 1,25 vòng, giảm 0,89 vòng so với năm 2009. Tương ứng số ngày của 1 vòng quay tài sản cố định năm 2010 là 289 ngày, nhiều hơn năm 2009 là 121 ngày. Kết Luận: Như vậy nhìn chung qua 2 năm hoạt động tốc độ luân chuyển tài sản cố định có xu hướng giảm, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do tài sản cố định sử dụng bình quân tăng (năm 2010 tăng 6.022 triệu đồng, tức là tăng 4,11% so vớn năm 2009), trong khi đó doanh thu thuần lại giảm (năm 2010 doanh thu thuần giảm 39,5% so với năm 2009). Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, đồng thời thể hiện khả năng thu hồi tài sản cố định của doanh nghiệp ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông.doc
Tài liệu liên quan