- Đánh giá khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được vì vậy cần phải phân tích các cân đối tài chính chủ yếu.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần nông sản Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DABACO Tiền Giang:
Công ty cổ phần DABACO Tiền Giang được thành lập để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản công suất 10 tấn/ Giờ tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Đây là dự án có vị trí khá thuận lợi: Nằm kề bên sông Tiền rất thuận tiện cho việc vận chuyển và nằm trong vùng có diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức công nghiệp lớn nhất cả nước, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung cấp trên 60.000 tấn sản phẩm mỗi năm bao gồm cả thức ăn cho cá và thức ăn cho tôm
.
1.5.5. Dự án cảng bốc xếp hàng hoá:
Dự án cảng bố c xếp hàng hoá được chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại quyết định số 160/QT-CT ngày 10/02/2004 tại vị trí Km 32 bờ tả sông Đuống, thuộc địa phận xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, giáp Cầu Hồ( Nằm trên quốc lộ 38 từ thành phố Bắc Ninh đi Thuận Thành).
Tổng đầu tư của dự án là 37.604 triệu đồng.
Qui mô: 700.000 tấn/ Năm, đầu tư thành 2 giai đoạn. Hiện tại dự án đang trong giai đoạn bắt đầu triển khai thực hiện, dự kiến đến năm 2008 sẽ hoàn thành giai đoạn 1. Khi cảng bến Hồ đi vào hoạt động sẽ tạo ra các lợi thế sau:
-Chủ động trong việc nhập nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty
-Là loại hình vận tải thuận tiện và có giá thành rẻ nhất hiện nay, góp phần hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Tạo ra cơ hội việc làm mới.
1.5.6. Dabaco II
Dự án Nhà Máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO II công suất 25 tấn/ Giờ được phê duyệt với tổng mức đầu tư: 42,3 tỷ đồng nằm tại vị trí tiếp giáp nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp TOPFEEDS, Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản Kinh Bắc của công ty. Hiện tại, nhà máy đang được triển khai thì công. Dự kiến năm 2008 hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho thị trường 200.000 tấn sản phẩm/ Năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi ngày càng cao của thị trường.
1.6.Các giải thưởng chứng nhận đã đạt được của công ty:
Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”
Huân chương lao động hạng ba
7 năm liền đạt giải thưởng Chất lượng Việt Nam( Từ năm 2000 đến năm 2006)
Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004
Cúp vàng thương hiệu và Nhãn hiệu năm 2005
Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi năm 2005
Bằng khen của Bộ khoa học và Công nghệ vì có nhiều thành tích trong hoạt động quản lý chất lượng thập niên chất lượng 1996-2005.
Huy chương vàng thức ăn cho vịt đẻ trứng năm 2002
Bằng khen của uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế vì đã có thành tích trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế năm 2004
2. Cơ sở lý luận về tài chính Doanh nghiệp và phân tích tài chính Doanh nghiệp:
2.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp:
2.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế – tiền tệ trong quá trình phát triển và biến đổi vốn dưới hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường. Là phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Nền kinh tế tập trung đã sản sinh ra cơ chế quản lý tập chung có đa thành phần kinh tế tham gia. Ngoài ra các doanh nghiệp nhà nước còn có các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần… Đồng thời nhà nước chuyển sang thực hiện chính sách “Kinh tế mở của” do đó tính chất và phạm vi hoạt động tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dáng kể so với cơ chế cũ trước đây.
2.1.2. Những đặc trưng chủ yếu của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:
Tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng dịch chuyển đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn tài chính được diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước (thông qua việc nộp ngân sách cho nhà nước hoặc nhà nước tài trợ cho doanh nghiệp nhà nước t) giữa doanh nghiệp với thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường sức lao động trong quá trình cung ứng các yếu tố cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nền kinh tế có 2 thành phần và có quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp phân chia lợi nhuận, bây giờ quan hệ đó được mở rộng thêm nhưng doanh nghiệp phải có một quỹ riêng đó là tài chính.
Sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một cách hỗn loạn mà nó hoà nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường. Sự vận động chuyển hoá từ các nguồn tài chính thành các quỹ hoặc vốn kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ những đặc trưng trên có thể rút ra kết luận sau:
Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các luồng dịch chuyển giá trị, các luồng vận động hay chuyển hoá các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.
Môi trường kinh tế, pháp luật, thông tin, chính sách chính trị xã hội…trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay nhà nước cần tạo cho doanh nghiệp một môi trường bình đẳng trước pháp luật. Điều đó tạo điều kiện cho tài chính doanh nghiệp phát huy được vai trò của mình.
2.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở một số mặt sau:
Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc huy động, thu hút và tổ chức các nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, các doanh nghiệp phải chủ động trong việc khai thác các nguồn vốn kinh doanh, vốn kinh doanh đã trở thành vấn đề sống còn của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều khái niệm để tài chính doanh nghiệp có thể thực hiện tốt vai trò khai thác thu hút đảm bảo vốn kinh doanh. Ngoài các nguồn vốn truyền thống của doanh nghiệp. Vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay ngân hàng: Thì các doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn vốn trên thị trường tài chính, nguồn vốn tín dụng của các loại hình tín dụng khác nhau các nguồn vốn góp liên doanh liên kết. Do đó ngoài các bộ quản lý tài chính doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu vốn lựa chọn hình thức, phân phối thích hợp để huy động nguồn vốn và sử dụng tốt các công cụ đòn bẩy về kinh tế như: Lãi suất tiền vay cổ tức khi phát hành trái phiếu, cổ phiếu để đảm bảo sử dụng vốn linh hoạt có hiệu quả.
Tài chính doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả trong nền kinh tế đa thị trường thành phần, yêu cầu của các quy luật kinh tế, quy luật cung cầu, quy luật giá cả. Yêu cầu các quy luật kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả: Các doanh nghiệp thực hiện hoạch toán kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn lấy lợi nhuận bù chi phí thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Vì vậy doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng vốn với một cơ cấu hợp lý tiết kiệm có hiệu quả cao.
Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc kích thích thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ tài chính doanh nghiệp được mở ra trên phạm vi rộng lớn đó là doanh nghiệp với ngân hàng, với các tổ chức tài chính, với các doanh nghiệp góp vốn liên doanh với các cổ đông, với khách hàng mua bán sản phẩm, quan hệ nội bộ doanh nghiệp các quan hệ đó được diễn ra khi các bên đều có lợi trong khuôn khổ của pháp luật, các nhà tài chính doanh nghiệp sử dụng các công cụ tài chính nhằm kích thích tăng năng suất lao động, thu hút vốn đầu tư nhằm đạt được sự phát triển kinh doanh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường và vì sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng để kiểm tra, kiếm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính doanh nghiệp phản ánh một cách trung thực tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: Hệ số hiệu quả sử dụng vốn, hệ số khả năng thanh toán, hệ số nợ có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp từ đó có thể kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện điều đó đòi hỏi bộ phận tài chính doanh nghiệp phải định kỳ phát triển đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức tốt công tác hạch toán kinh tế và hạch toán thống kê.
2.1.4. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ nắm vững tình hình và kiểm soát vốn sản xuất kinh doanh hiện có về mặt hiện vật, giá trị. Nắm vững sự biến động của vốn, nhu cầu vốn trong từng khâu, từng thời gian của quá trình sản xuất để có biện pháp quản lý và thực hiện có hiệu quả.
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức khai thác và động viên kịp thời các nguồn vốn nhà rỗi phục vụ cho qua trình sản xuất kinh doanh không để cho vốn ứ đọng và sử dụng kém hiệu quả. Để làm được điều này tài chính doanh nghiệp phải thường xuyên giám sát và tổ chức sử dụng các nguồn vốn vay và tự có của doanh nghiệp, làm sao với lượng vốn nhất định phải tạo ra một lượng lợi nhuận lớn trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có.
2.1.5. Chức năng của tài chính doanh nghiệp (có 3 chức năng) :
+ Chức năng đảm bảo nguồn vốn sản xuất kinh doanh: Bình thường các doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ vốn và quyền chủ động sử dụng vốn bằng tiền của mình. Để đảm bảo được nguồn vốn cần xác định nhu cầu cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Huy động nguồn vốn đầy đủ và kịp thời để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, sử dụng nguồn vốn một cách chi tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở phân bổ nguồn vốn hợp lý.
+ Chức năng phân phối: Đối tượng phân phối tài chính của doanh nghiệp là các nguồn lực tài chính được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thu được qua các kỳ và các nguồn lực tài chính khác mà doanh nghiệp có thể huy động được. Huy động vốn trên thị trường tài chính các nguồn vốn tín dụng, các nguồn vốn liên doanh liên kết. Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp còn được biểu hiện tập trung ở việc phân phối thu nhập của doanh nghiệp sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu được các khoản tiền về tiêu thụ sản phẩm. Vốn kinh doanh được đầu tư, sử dụng vào các mục tiêu kinh doanh để tạo ra thu nhập và tích luỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được là mục đích của kinh doanh. Nó là yếu tố quan trọng nhất quyết định phương hướng và cách thức phân phối tài chính của doanh nghiệp.
+ Chức năng giám đốc: Chức năng này là giai đoạn dưới hình thái tiền tệ thông qua việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp, bất kỳ một doanh nghiệp nào đầu tư vào vốn sản xuất kinh doanh đều mong muốn đạt hiệu quả cao. Do đó cần có khả năng giám sát dự báo hiệu quả của quá trình phân phối, phát hiện những khuyết tật trong kinh doanh để kịp thời điều chỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh đã hoạch định
2.1.6. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp:
Cơ cấu vố và tình hình nguồn vốn.
Tình hình sử dụng vốn.
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán.
Tình hình sử dụng tài sản cố định.
Tình hình sử dụng tài sản lưu động.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:
2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp:
Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau, song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền tệ, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy mục tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là:
- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin cho các nhà đầu tư, các tín chủ và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn khi quyết định đầu tư, cho vay và về các nội dung tương tự.
- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn, các hệ số về đầu tư, hệ số tự tài trợ, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giúp doanh nghiệp thấy rõ những mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân tồn tại và đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hoặc phát huy những thành tích đã đạt được.
- Phân tích tình hình tài chính nhằm cung cấp các thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả … cũng như ảnh hưởng của các nhân tố làm thay đổi điều kiện sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển, giúp các cơ quan quản lý vĩ mô nắm chắc tình hình và có kế hoạch hưóng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp được hiệu quả.
2.2.2. Nguồn tài liệu đẻ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thông tin từ các báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán: (Mẫu số B01 -DN)
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Số liệu bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản tài sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp .
Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu 2 phần:
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia thành 2 phần: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)
Nội dung trong bảng cân đối kế toán thoả mãn phương trình cơ bản.
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo bảng cân đối kế toán còn có phần tài sản ngoài bảng.
+ Phần tài sản ngoài bảng: Phản ánh tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sng không thể phản ánh trong bảng cân đối kế toán.
Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán là các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản loại 0,1,2,3, 4 và bảng cân đối kế toán kỳ trước.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:( Mẫu số B02-DN)
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
Phần 1: Lãi - Lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối lỳ báo cáo.
Phần III. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn giảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, đã khấu trừ, và còn được khấu trừ ở cuối kỳ số thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại cuối kỳ. Số thuế giá trị gia tăng được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm.
Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả kinh doanh là sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: (Mẫu số 1303 –DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ thanh toán có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán và dự đoán được bằng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ đồng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương, nộp thuế, chi trả lãi tiền vay...
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư phản ánh toàn bộ đồng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của đã nộp. Các khoản thu chi tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. các khoản chi tiền mặt như mua tài sản chứng khoán đầu tư của các doanh nghiệp.
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ đồng tiền thu chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn góp liên doanh, phát hành trái phiếu...
Có 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
Thuyết minh báo cáo tài chính: (Mẫu B09 -DN.)
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận lập thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các sổ kế toán kỳ trước báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ trước báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước.
2.2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính:
Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tuỳ thuộc vào dự kiện mà ban giám đốc đòi hỏi và thông tin người phân tích muốn có. Tuy nhiên phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
2.2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được vì vậy cần phải phân tích các cân đối tài chính chủ yếu.
Phân tích các cân đối tài chính chủ yếu:
Tài sản
Nguồn vốn
A. TSLĐ:
- Tiền
- Không phải tiền
A. Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
B. TSCĐ
B. Vốn CSH
Cân đối giữa TSCĐ và Vốn thường xuyên:
Tài sản
Nguồn vốn
B. TSCĐ
&
- Nợ dài hạn
B. Vốn CSH
Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn CSH
Nếu Vốn thường xuyên > TSCĐ: tình hình tài chính là bình thường
Nếu Vốn thường xuyên < TSCĐ: tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn vì như thế là đã dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ và điều này là rất nguy hiểm.
Cân đối giữa nguồn vốn và tài sản (phân bổ nguồn vốn) :
Tài sản
Nguồn vốn
A.TSLĐ và ĐTNH
I.TiềnI
II.ĐTTCNHI
IV.Hàng tồn khoI
V.TSLĐ khác V
2.Chi phí trả trước
3.Chi phí chờ KC
B.TSCĐ và ĐTDH
I.TSCĐI
II. ĐTTCDHI
III.CP XDCBDD
&
A.Nợ phải trả
I.Nợ ngắn hạnI
1.Vay ngắn hạn1
II.Nợ dài hạnI
B.Nguồn vốn CSH
I.Nguồn vốn, quỹ
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác
Cân đối này đưa ra nhằm đánh giá xem việc phân bổ nguồn vốn đã hợp lý hay chưa.
Nếu Nguồn vốn > Tài sản thì Công ty đang bị ứ đọng vốn.
Nếu Nguồn vốn < Tài sản thì Công ty đang thiếu vốn.
2.2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn
Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn người ta tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
Tỷ số doanh lợi doanh thu thuần:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Thu nhập sau thuế
Doanh thu
Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
Tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn
Tỷ sô lợi nhuận trên tổng vốn =
Thu nhập sau thuế
Vốn sản xuất bình quân
Tỷ số này cho biết một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tổng tài sản bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận
ROA =
Thu nhập sau thuế
Tổng tài sản
Đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Hệ số doanh lợi của vốn CSH =
Lãi ròng trước thuế
Vốn CSH
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Hệ số doanh lợi của vốn CSH =
Doanh thu thuần
x
Lãi ròng trước thuế
Vốn CSH
Doanh thu thuần
Hệ số doanh lợi của vốn CSH =
Hệ số quay vòng của vốn CSH
x
Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần
Ta thấy hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố và được xác định băng phương pháp loại trừ:
Nhân tố “ Hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu” nhân tố này phản ánh trong kỳ kinh doanh vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng tăng thì hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại
Nhân tố “ Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần” nhân tố này cho biết doanh thu thuần đem lại mấy đồng lãi ròng. Số lãi đem lại trên 1 đồng doanh thu thuần càng lớn thì khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng tăng.
Hiệu ứng Dupont:
Xây dựng hiệu ứng đòn bẩy Dupont nhằm mục đích cuối cùng là để sử dụng vốn CSH sao cho hiệu quả sinh lợi là nhiều nhất.
Hệ số doanh lợi của vốn CSH (KROE) =
Lợi nhuậnsau thuế
Vốnchủ sở hữu
Phân tích công thức trên:
Lợi nhuậnsau thuế
=
Lợi nhuậnsau thuế
x
Doanh thuthuần
x
Tổng TS
Vốnchủ sở hữu
Doanh thuthuần
Tổng TS
Vốnchủ sở hữu
KROE=
Lợi nhuậnsau thuế
x
Doanh thuthuần
x
1
Doanh thuthuần
Tổng TS
1- (Tổng nợ /Tổng TS)
Mà ta có:
Tổng TS
=
Tổng TS
Vốnchủ sở hữu
Tổng TS – Nợ phải trả
=
1
=
1
Nợ phải trả
1 - -------------
Tổng TS
1 – Hệ số nợ
Cuối cùng ta có:
KROE =
Lợi nhuậnsau thuế
x
Doanh thuthuần
x
1
Doanh thuthuần
Tổng TS
1- Hệ số nợ
Hay ta có:
K = K1 + K2 + K3
Trong đó:
K1 là hệ số doanh lợi của doanh thu thuần.
K2 là hệ số doanh thu trên tài sản (số vòng quay của vốn kinh doanh).
K3 là hệ số nợ.
Xét sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn CSH qua các thời kỳ:
Hệ số doanh lợi của vốn CSH năm gốc (KREO(0)) :
KROE(0) =
Lợi nhuậnsau thuế (0)
x
Doanh thuthuần (0)
x
1
Doanh thuthuần (0)
Tổng TS (0)
1- Hệ số nợ (0)
Hệ số doanh lợi của vốn CSH năm phân tích (KROE(1)) :
KROE(1) =
Lợi nhuậnsau thuế (1)
x
Doanh thuthuần (1)
x
1
Doanh thuthuần (1)
Tổng TS (1)
1- Hệ số nợ (1)
Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn CSH:
DK1 =
Lợi nhuậnsau thuế (1)
-
Lợi nhuậnsau thuế (0)
x
Doanh thuthuần (0)
x
1
Doanh thuthuần (1)
Doanh thuthuần (0)
Tổng TS0
1- Hệ số nợ0
DK2 =
Lợi nhuậnsau thuế (1)
x
Doanh thuthuần (1)
-
Doanh thuthuần (0)
x
1
Doanh thut
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74210.DOC