Lời nói đầu 1
Chương I : 3
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình 3
tài chính doanh nghiệp 3
I. Bản chất và nội dung của tài chính doanh nghiệp 3
1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp. 3
2. Nội dung của tài chính doanh nghiệp : 4
2.1 Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với ngân sách nhà nước : 5
2.2 Quan hệ tài chính doanh nghiệp với chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường 5
2.3 Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp 6
3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 6
3.1 Chức năng chu chuyển vốn tiền tệ 6
3.2 Chức năng phân phối 7
3.3 Chức năng giám đốc tài chính 9
4.1 Đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9
4.2 Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu qủa 10
4.3 Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 10
5.1 Khái niệm và mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 11
5.2 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 11
6. ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 13
6.1 Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: 13
6.2 Đối với chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: 14
6.3 Đối với nhà cung cấp vật tư, dịch vụ 14
6.4 Đối với nhà đầu tư 14
7. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: 15
7.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn : 15
7.1.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp 16
7.1.2 Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp 17
7.1.4 Phân tích mối quan hệ giữa cân đối tài sản và nguồn vốn 18
7.2 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản 20
7.2.1 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) 20
7.2.2 Phân tích tình hình vốn bằng tiền: 21
7.2.3 Phân tích tình hình nợ phải thu 21
7.2.4 Phân tích tình hình hàng tồn kho 21
7.3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) 22
7.4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn: 22
7.4.1 Phân tích tình hình nguồn công nợ phải trả: 22
7.4.1.1 Phân tích chung 23
7.4.1.2 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 23
7.4.2 Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu 23
7.4.2.1 Phân tích chung 23
7.4.2.2 Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. 24
7.4.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 24
7.5 Các phương pháp và nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 26
7.5.1 Các phương pháp phân tích 26
7.5.1.1 Phương pháp so sánh 26
7.5.1.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ 27
7.6 Nguồn tài liệu phân tích 29
7.7 Bảng cân đối kế toán: 29
7.8 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 30
7.9 Tài liệu khác 31
Chương 2 32
Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty cà phê việt nam 32
I) Vài nét khái quát về Tổng công ty cà phê việt nam 32
1. Qúa trình hình thành và phát triển 32
2) Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty cà phê Việt Nam 33
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt nam 34
3. Đặc điểm cơ bản liên quan đến quá trình phân tích. 34
3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý. 34
2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty cà phê Việt Nam 38
3) Đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua hai năm 1999-2000. 42
II. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty cafe Việt Nam. 43
1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn: 43
1.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản xủa doanh nghiệp. 43
1.2 Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp . 45
1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 47
2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản 50
2.1 Phân tích tìnhhình quản lý và sử dụng tài sản lưu động 50
2.1.1 Phân tích tổng hợp tình hình taif sản lưu động 50
2.1.2 Phân tích tình hình vốn bằng tiền. 56
2.1.3 Phân tích tình hình nợ phải thu. 58
2.1.4 Phân tích tình hình hàng tồn kho. 62
2.2 Phân tích tìnhh ình quản lý và sử dụng tài sản cố định 66
2.2.1 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định 66
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 68
3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn 70
3.1 Phân tích tình hình công nợ phải trả 70
3.1.2 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 72
3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu 74
3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn sở hữu 75
4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 77
Chương III 80
những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng tài chính của tổng công ty cà phê việt nam 80
I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. 80
II. Những giải pháp để xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng tài chính doanh nghiệp 83
96 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều hành chung mọi công việc theo chức năng, nhiệm vụ của trưởng ban. Kế toán trưởng là người phụ trách công việc tài chính của tổng công ty.
- Kế toán phụ trách công tác kế toán tài chính các đơn vị kiểm tra phần xây dựng cơ bản:
Kiểm tra hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn cơ bản, mua sắm tài sản cố định trong các đơn vị thành viên đảm bảo đúng nguyên tắc đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành các chính sách kế toán về kiểm tra, các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị thành viên và tổng hợp các báo cáo định kỳ theo quy định phần liên quan đến xây dựng cơ bản, kiểm tra trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn, đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm cho các đơn vị của tổng công ty.
- Kế toán phụ trách công tác tài chính các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty phần vốn sản xuất kinh doanh.
Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong việc tổ chức công tác kế toán hạch toán kế toán, việc chấp hành chính sách chế độ thực hiện quản lý về tài chính và pháp lệnh về kế toán thống kê của nhà nước.
Kiểm tra hướng dẫn về qủn lý sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác. Tổng hợp báo cáo tài chính định kỳ theo quy định phần sản xuất kinh doanh, kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính vốn sản xuất kinh doanh của toàn công ty để báo cáo với nhà nước.
- Kế toán phụ trách phần hành công việc về công tác kế toán các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổng công ty.
Lập kế hoạch cấp phát và kiểm tra sử dụng kinh phí, tài sản, vật tư, tiền vốn trong các đơn vị sự nghiệp. Kiểm tra hướng dẫn thực hiện công tác kế toán, chấp hành chế độ, chính sách của nhà nước.
Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước. Kiểm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết toán tài chính cho các doanh nghiệp sự nghiệp toàn tổng công ty để báo cáo với nhà nước. Kế toán tài sản, vật tư, văn phòng phẩm thuộc văn phòng tổng công ty tại Hà Nội, tính lương phải trả, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phải nộp, thanh toán công tác phí.
- Kế toán thanh toán với người mua người bán:
Theo dõi chi tiết theo từng đối tượng về tình hình thanh toán theo lô hàng, công nợ với khách hàng và thanh lý hợp đồng với khách hàng.
- Kế toán doanh thu, chi phí theo lô hàng, kế toán thanh toán với ngân hàng, hướng dẫn các chi nhánh thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước và của tổng công ty:
- Kế toán phụ trách phần hành, kế toán tiền gửi ngân hàng, phần vốn góp liên doanh liên kết, vốn tài trợ các dự án ODA.
Theo dõi công nợ cũ liên quan đến các vốn vay cho các tỉnh phía Bắc trồng cafe, kế toán quỹ tập trung của tổng công ty kiêm kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại văn phòng của tổng công ty.
- Kế toán phụ trách tổng hợp văn phòng tổng công ty.
Tổng hợp báo cáo quyết toán định kỳ của văn phòng tổng công ty tại Hà Nội và các văn phòng chi nhánh.
Kế toán tiền mặt nguồn vốn kinh doanh và các quỹ xí nghiệp của văn phòng tổng công ty, kế toán công nợ, thanh toán tạm ứng, tạm thu trong nội bộ văn phòng.
- Thủ quỹ, thủ kho : có trách nhiệm quản lý tiền mặt, đảm bảo tuyệt đối an toàn, kiểm tra, kiểm tra tại quỹ và đối chiếu với sổ kế toán vào cuối ngày.
Sơ đồ tổ chức kế toán tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam :
Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty cà phê :
Trưởng phòng kế toán các đơn vị HCSN
Trưởng phòng kế toán các đơn vi trực thuộc ( đơn vị sxkd )
Trưởng phòng kế toán các bộ phận phụ thuộc (các chi nhánh)
Kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp (theo dõi chi nhánh, dơn vị sxkd, HCSN, kế toán tiền lương
Phó ban tài chính phụ trách dự án AFD
Phó trưởng ban kế toán tài chính
Kế toán bán hàng
Kế toán trưởng
(Trưởng Ban KTTC)
Các bộ phận kế toán của các dơn vị
Hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng là hình thức nhật lý chứng từ biên độ kế toán được áp dụng từ ngày 31/12/N đến 31/12/N+1 cuối niên độ doanh nghiệp lập báo cáo theo chế độ hiện hành bao gồm:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo hoạt động kết qủa hoạt động kinh doanh.
- Bảng cân đối số phát sinh.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
3) Đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua hai năm 1999-2000.
Trong tình hình chung của Việt Nam và của Vinacafe nói riêng, toàn bộ khối lượng hàng hoá sản xuất và thu mua từ bộ phận nông dân nhằm mục đích chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường thế giới. Như vậy, doanh thu chủ yếu của Vinacafe là từ mọi hoạt động của xuất khẩu cafe ngoài ra tổng công ty còn thu mua cafe nhân, hạt tiêu đen, long nhãn, hạt sen của các doanh nghiệp khác không thuộc Tổng công ty như công ty chè cafe Sơn La, công ty trách nhiệm hứu hạn Thái Hoà, công ty cafe 49 Đắc Uy, nông trường cafe Ensin nhằm mục đích xuất khẩu. Ngoài những sản phẩm hàng hoá là thành phẩm, tổng công ty còn thu mua các sản phẩm thô để chế biến nhằm mục đích tăng chất lượng hàng hoá xuất khẩu, từ đó tăng tính cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.
Từ khi hình thành và phát triển, mặc dù tình hình trong nước và quốc tế luôn có những biến động trong tổng công ty cafộ luôn lấy chữ tín làm trọng đối với bạn hàng trong nước, quốc tế. Để đánh giá phần nào thực trạng sản xuất kinh doanh của tổng công ty cafộ , ta căn cứ vào báo cáo tổng hợp quyết toán tài chính, kết quả kinh doanh năm 2000. Tổng doanh thu tăng từ 2 .086.855 triệu VNĐ năm 1999 lên 2.562.437 triệu VNĐ năm 2000.
Lợi nhuận trước thuế giảm từ lỗ 26.114 triệu VNĐ năm 1999 còn lỗ 138.156 triệu năm 2000. Như vậy tổng công ty làm ăn thua lỗ mà nguyên nhân chủ yếu là do giá cafe trên thị trường giảm mạnh
Nộp ngân sách nhà nước tăng từ 56.569 triệu VNĐ năm 1999 lên 87.161 VNĐ năm 2000.
II. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty cafe Việt Nam.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là đi phân tích các báo cáo tài chính để thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự báo khả năng phát triển hay chiều hướng xuy thoái của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu. Căn cứ vào cơ sở lý luận và nội dung phân tích tài chính của công ty trong phần 3 chương 1 cùng với số lượng thu được từ thực tế thu được tại doanh nghiệp và trong khuôn khổ đề tài này, em xin lần lượt phân tích từng nội dung dưới đây.
1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn:
1.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản xủa doanh nghiệp.
Để phân tích khái quát được tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp ta cần xem xét sự biến động đó trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy ta có thể sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản bình quân. Chỉ tiêu này được dự tính theo phương pháp bình quân giản đơn.
Tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ)/ 2
Để phân tích nội dung này ta lập biểu phân tích sau:
Biểu 1: Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản
Đơn vị tính : 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh
Số tiền
TT
( %)
Số tiền
TT
( %)
Số tiền
TL
TT
( %)
Tổng tài sản bình quân
- Loại A
- Loại B
2.055.345.377
1.181.139.156
874.206.221
100
57.5
42,5
2.697.491.139
1.730.114.139
967.376.360
100
64
36
642.145.762
548.975.623
93.170.469
22,4
46,5
10,7
0
6,5
- 6,5
2. Tổng doanh thu
1.181.139.156
1.730.144.779
475.581.844
22,8
3. Tổng lợi nhuận
-26.144.502
- 138.156.067
- 112.041,585
42,9
4. Tỷ suất đầu tư
0,34
0,36
- 0,07
- 16,2
Nhận xét từ biểu 1 ta thấy tổng tài sản bình quân năm 2000 tăng 22.4% so với năm 1999, tương ứng với số tiền là 642.145.762 nghìn đồng. Điều này cho ta thấy quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của nhà nước có xu hướng tăng lên. Đối với tài sản lưu động và DTNH (TS loại A) của doanh nghiệp năm 2000 tăng lên 46,5% tương ứng với số tiền là 548.975.523 nghìn đồng cùng với sự tăng lên về tỷ trọng là 6,5% trong khi đó TSCĐ và DTDH (TS loại B của doanh nghiệp năm 2000 cũng tăng lên 10,7% tương ứng với số tiền là 93.176.139 nghìn đồng so với năm 1999. Song tỉ trọng lại giảm 6,5% điều này là rất hợp lý bởi vì với Tổng công ty cafe Việt Nam và các doanh nghiệp thương mại nói chung đều có xu hướng tăng vốn đầu tư vào tái sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đồng thời giảm vốn đầu tư vào tái sản cố định và đầu tư dài hạn. Như vậy, nhìn chung việc quản lý tài chính của doanh nghiệp là tốt. Xem xét về cơ cấu tài sản, ta thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ còn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn điều đó cho thấy sự phân bổ vốn kinh doanh là tương đối hợp lý.
Khi xem xét tỉ xuất đầu tư ta thấy tỉ xuất đầu tư tài sản cố định năm 2000 giảm 16,2% năm 1999 . Điều này chứng tỏ mặc dầu có sự tăng lên về quy mô sản xuất tăng nhanh nhưng mức độ đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh lại giảm.
Mặt khác, ta xen xét chỉ tiêu tổng tài sản bình quân trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận. Ta có doanh thu tăng 22,8% tương ứng với số tiền là 475.581.844 nghìn đồng tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của tài sản. Điều này được đánh giá là tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận lại giảm đáng kể. Năm 2000 doanh nghiệp bị lỗ nhiều hơn mức lỗ năm 1999 là 429% tương ứng số tiền là 112.041.585 nghìn đồng. Như vậy việc quản lý và sử dụng vốn trong kỳ là chưa tốt.
Trên đây là sự phân tích khái quát tình hình biến động về tài sản của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình tài chính tốt hưon ta tiến hành phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp .
1.2 Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp .
Để thấy được tình hình biến động của nguồn vốn của doanh nghiệp ta xem xét các chỉ tiêu sau :
- Hệ số tự chủ tài chính là chỉ tiêu phân tích mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được mức độ độc lập về tài chính
Hệ số tự chủ tài chính = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn kinh doanh
- Hệ số nợ : phản ánh mối quan hệ so sánh giữa nợ phải trả và tổng vốn kinh doanh để thấy được tình trạng vay nợ của doanh nghiệp :
Hệ số nợ = Tổng số nợ phải trả
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với hệ số tự chủ về tài chính.
Nếu hệ số tự chủ về tài chính > 0,5 và có xu hướng tăng, hệ số nợ < 0,5 và có xu hướng giảm thì đánh giá tình hình tài chính là tốt, doanh nghiệp có khả năng tự chủ cao về tài chính.
Ngược lại, tình hình tài chính của doanh nghiệp là không tốt, khả năng tự chủ của doanh nghiệp đó về tài chính không cao.
Để phân tích được tình hình biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp ta có biêủ sau :
Biểu 2: phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn .
Đơn vị tính : 1.000 đồng.
Chỉ tiêu
Cuối năm 1999
Cuối năm 2000
So sánh
Số tiền
TT
( %)
Số tiền
TT
( %)
Số tiền
TL
TT
( %)
Tổng nguồn vốn
- Loại A
- Loại B
2.480.341.835
1.881.341.198
599.000.637
100
78,5
24,2
2.930.445.304
2.484.630.476
445.814.834
100
84,8
15,2
450.103.469
603.289.272
-153.185.803
18,1
32
- 25,6
0
0,9
- 0.9
2. Hệ số TCTC
0,24
0,15
- 0,09
-37,5
3. Hệ số nợ
0,76
0,85
0,09
11,8
Qua biểu số liệu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng 18,1 % tương ứng với số tiền là 450.103.469 nghìn đồng. Tuy nhiên khi xem xét chi tiết ta lại thấy nguồn công nợ của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn.
Mặt khác, nguồn công nợ phải trả có xu hướng tăng nâưm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 32% với số tiền là 603.289.272 nghìn đồng, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đáng kể 25,6% tương ứng với số tiền giảm là 153.185.803 nghìn đồng. Điều này làm tỉ trọng công nợ phải trả tăng 0,9% vậy việc huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp là chưa tốt. Tình hình này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tự chủ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh cụ thể. Hệ số tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp và có xu hướng giảm 37,5%, trong khi đó hệ số nợ lại lớn và có xu hướng tăng lên 11,8%. Như vậy tình hình tài chính là không tốt, khả năng tự chủ về tài chính là rất thấp.
Qua phần 1, ta sẽ có đánh giá khái quát về tình hình tài chính của tổng công ty cafộ Việt Nam. Song chưa đầy đủ để có thể kết luận về tình hình tài chính doanh nghiệp. Để thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp và những kết luận chính xác hơn, ta sẽ đi sâu phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì thông qua đó ta có thể nắm được tình hình chung về hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như thấy được mối quan hệ bù đắp giữa tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh. Trên cơ sở lý luận chung và tình hình thực tiễn tại doanh nghiệp ta lập biểu phân tích sau:
Cân đối 1
B. Nguồn vốn = A. Tài sản [ ( I + II + IV +V(2,3) + VI ] + B. Tài sản
Biểu 3 : Phân tích cân đối 1
Đơn vị : 1.000 đồng
Năm
B. Nguồn vốn
A.TS [I +II+III+IV+V(2,3)+VI] + B.TS[I+II+III]
So sánh
Cuối năm 1999
599.000.637
1.721.222.745=74.745.508+14.398.971+469.954.176+71.563.692+151.817.184+9.38.743.214
-1.122.222.108
Cuối năm 2000
445.814.834
2.012.266.945=62.643.785+15.382.785+15.382.456+696.703.433+71.804.854+151.817.184+1.013.915.233
-1.566.452.111
Số liệu ở biểu trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ để bù đắp cho tài sản. Số vốn bị thiếu năm 2000 là 1.566.452.111 nghìn đồng, lớn hơn số vốn bị thiếu năm 1999 là 1.122.222.108 nghìn đồng. Như vậy, doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn.
Để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vộn doanh nghiệp phảo sử dụng nguồn vay tín dụng .
Để bù đắp sự thiếu hụt vốn, doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn vay tín dụng. Nguồn vốn này đống vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp tiến hành bình thường, liên tục, quy mô được mở rộng. Do đặc điểm của nguồn vốn này là vốn doanh nghiệp đi vay nên sẽ phát sinh khoản tiền lãi và trách nhiệm hoàn trả vốn. Vì vậy trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp cần lập kếhoạch quản lý chặt chẽ sao cho có hiệu quả cao nhất.
Để có thể xác định tính hợp lý của việc sử dụng nguồn tín dụng trên ta lập bảng biểu phân tích cân đối 2.
Cân đối 2 :
B.Nguồn vốn + A.Nguồn vốn [ I( 1) + II ] =
A.Tài sản [ I + II + IV + V(2,3) + VI ] + B.Tài sản [ I + II + III ]
Biểu 4 : Phân tích cân đối 2
Đơn vị : 1.000 đồng
Năm
B.NV +A.NV[I (1)+II ]
A.TS [I +II+IV+V(2,3)+VI]
So sánh
Cuối năm 1999
2.466.894.994=599.000.637+1.867.984.357
1.721222.745
745.672.249
Cuối năm 2000
2.371.641.921=445.814.834+1.925.827.087
2.012.266.945
359.374.976
Với số liệu ở bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay đã đủ bù đắp cho tài sản của doanh nghiệp. Thậm chí cuối năm 1999, nguồn vốn này sau khi bù đắp cho tài sản đã đưa ra 745.627.249 nghìn đồng và năm 2000 là 359.379.976 nghìn đồng. Như vậy do không sử dụng hết nguồn vốn đầu tư cho tài sản nên vốn của doanh nghiệp sẽ bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn
Cuối năm 1999 :
Vốn đi chiếm dụng = [ ((3,,8)I +III) ] A Nguồn vốn
= [ I - (1,2)I + III ] A Nguồn vốn
= 453.211.225 nghìn đồng
Vốn bị chiếm dụng = [ III+(1+4+5) IV ] A Tài sản + IV B nguồn vốn
= 925.072.587 nghìn đồng.
Cuối năm 2000 :
Vốn đi chiếm dụng = 558.241.679 nghìn đồng
Vốn bị chiếm dụng = 1.221.660.905 nghìn đồng
Như vậy qua hai năm 1999 và 2000 ta thấy số vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với số vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp khác. Để nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn trong kinh doanh yêu cầu cần thiết đối với công ty là tìm biện pháp thu hồi công nợ để kết thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn.
2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản là sự đánh giá biến đọng của các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp đó thấy được trình độ sử dụng vốn, việc phân bổ các loại tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hợp lý để có thể nâng cao trình độ sử dụng vốn.
Để nhận thức rõ nét về tình hình tài chính ta đi phân tích tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định, tài sản lưu động.
2.1 Phân tích tìnhhình quản lý và sử dụng tài sản lưu động
2.1.1 Phân tích tổng hợp tình hình taif sản lưu động
Trong các doanh nghiệp khác nhau thì sự vận động của tài lưu động mang đặc điểm khác nhau. Đối với doanh nghiệp thương mại tài sản lưu động là tài sản chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản nên việc quản lý và sử dụng có ảnh hưởng lớn đối với kết quả kinh doanh.
Phân tích tổng hợp tình hình tài sản lưu động để thấymức độ hợp lý của việc phân bố vốn lưu động, việc quản lý công nợ phải thu, dự phòng hàng hoá vật tư và lượng vốn bằng tiềncó đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không. Để phân tích ta có biểu sau :
Biểu số 5 : Phân tích tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ
Đơn vị : 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Cuối năm 1999
Cuối năm 2000
So sánh
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TL
(%)
TT
(%)
1. Vốn bằng tiền
74.745.508
4,9
62.643.785
3.3
- 12.101.723
- 16.2
- 1.6
2. Các khoản phải thu
813.838.306
53,3
990.676.686
52.1
176.838.380
21.7
- 1.2
3. Hàng tồn kho
469.954.176
30,8
696.703.433
36.7
226.749.257
48.2
5.9
4. Tài sản cố định khác
168.509.841
11
150.971.891
7.9
- 17.537950
- 10.4
- 3.1
Tổng cộng
1.527.047.831
100
1.900.995.795
100
373.947.964
24.5
0
Qua phân tích số liệu ở trên ta thấy tài sản lưu động năm 2000 tăng 373.947.964 nghìn đồng tương ứng tăng lên 24,5% so với năm 1999. Nhìn chung tài sản lưu động tăng là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng căn cứ vào tỉ trọng tăng giảm của các loại tài sản lưu động ta thấy :
Tỉ trọng tiền giảm 1,6%, chứng tỏ công ty đã chú ý đầu tư cho các loại hình tài sản khác nhiều hơn để phục vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỉ trọng các khoản phải thu giảm 1,2% là rất tốt vì công ty đã thực hiện thu hồi vốn nhanh để thực hiện quá trình tái sản xuất và taí sản xuất mở rộng.
Tài sản lưu động khác có tỉ trọng giảm 3,6% tương đối nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh song việc tăng lên này ít nhiều ảnh hưởng đến việc tăng len tổng giá trị tài sản lưu động
Điều đáng lo ngại là năm 2000 hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên 226.749.257 nghìn đồng tương ứng 48,2% so với năm 1999. Xét về tỉ trọng tăng lên hơn 5,9%. Vấn đề đặt ra cho nhà quản lý là phải tìm mọi biện pháp giảm lượng hàng tồn kho xuống mức hợp lý để nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh.
Xem xét cơ cấu tài sản lưu động ta thấy việc phân bố vốn lưu động chưa tốt vì khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp (lớn hơn 50%) chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng bằng số vốn tham gia thực chất vào hoạt động kinh doanh giảm đi. Vốn bằng tiền giảm cũng gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán túc thì của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động có tình lưu động cao, việc lập kế hoạch, để tìm ra biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động hợp lý sẽ tăng cường hiệu quả sủ dụng vốn, tận dụng tối đa vào mục đích kinh doanh.
Ta sẽ phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thông qua các chỉ tiêu sau:
Sức sản xuất tài sản lưu động = ( tổng doanh thu thuần)/tài sản lưu động bình quân )
Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị tài sản lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
Sức sinh lợi tài sản lưu động= ( lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh )/ tài sản lưu động bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị tài sản lưu động đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Nếu hai chỉ tiêu này tăng lên thì việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả và ngược lại.
Ta lập bảng biểu phân tích sau đây:
Biểu số 6 : Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị : 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh
Chênh lệch
TL (%)
1. Tổng doanh thu thuần
2.078.285.450
2.559.004.995
480.719.545
23,1
2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
- 27.784.109
- 91.043.545
- 63.259.436
227,7
3. TSCĐ bình quân
1.784.109
1.730.144.779
548.975.623
46,5
4. Sức sản xuất TSCĐ
1,76
1,48
- 0,28
- 15,9
5. Sức sinh lợi TSCĐ
- 0,023
- 0,052
- 0,029
126,1
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy.
Năm 2000, cứ 1 đồng giá trị tài sản lưu động đem lại 1,48 đồng doanh thu thuần giảm so với năm 1999 là 0,28 đồng , tỷ lệ giảm 15,9%; đồng thời 1 đồng giá trị tài sản lưu động làm lỗ 0,052 đồng giảm 126,1% tương ứng 0,029 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do năm 2000 tài sản lưu động bình quân tăng, tỷ lệ tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần đồng thời lợi nhuận giảm mạnh dẫn đến sức sanr xuất và sức sinh lợi tài sản lưu động giảm xuống.
Trong quá trình kinh doanh tài sản lưu động vận động không gnừng qua các giai đoạn dự trữ-sản xuất, tiêu dùng, tiêu dùng. Do việc đẩy mạnh tốc độ chu chuyển tài sản lưu động góp phần giải quyết nhu cầu về vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ chu chuyển vốn ta có các chỉ tiêu sau:
Số vòng chu chuyển = Doanh thu
tài sản lưu động Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện vốn lưu động quay được mấy vòng trong chu kỳ kinh doanh. Số vòng quay được tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
Só ngày chu chuyển tài sản lưu động cho biết số ngày cần thiết để tài sản lưu động quay được một vòng.
- Số ngày chu chuyển = Thời gian của kỳ phân tích
tài sản lưu động Số vòng chu chuyển tài sản lưu động
- Suất hao phí = Tài sản lưu động bình quân
tài sản lưu động Doanh thu
Số vốn tiết kiệm hay lãng phí do thay đổi tốc độ chu chuyển
- Số vốn tiết kiệm (-) = Tổng doanh thu kỳ phân tích x (T
-T0)
hay lãng phí (+) Thời giankỳ phân tích
Do thay đổi tốc độ chu chuyển
Trong đó :
T1 : số ngày chu chuyển tài sản lưu động kỳ phân tích.
T0 : số ngày chu chuyển tài sản lưu động kỳ gốc.
Thời gian kỳ phân tích được tính là 360 ngày.
Biểu 7 : Phân tích tốc độ chu chuyển TSlĐ
Đơn vị : 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh
Chênh lệch
TL (%)
1.Tổng doanh thu thuần
2.078.285.450
2.559.004.995
480.719.545
23.1
2. TSLĐ bình quân
1.181.139.156
1.730.144.779
548.975.623
46.5
3. Số vòng chu chuyển của VLĐ
1.76
1.48
- 0,28
- 15,9
4. Số ngày chu chuyển của VLĐ
204,5
243,2
38,74
18,9
5. Suất hao phí TSLĐ
0,57
0,65
0,11
19,3
Căn cứ vào số liệu ở biểu trên ta thấy tốc độ chu chuyển tài sản lưu động của năm 2000 đã giảm đi so với năm 1999 cụ thể là số vòng chu chuyển tài sản lưu động năm 2000 giảm 15,9 % so với năm 1999 tương ứng giảm 0,28 % vòng, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Đồng thời số ngày chu chuyển rài sản lưu động tăng lêm 18,9 % tương ứng 38,74 (ngày/vòng)
Suất hao phí tài sản lưu động tăng lên 19,3 %. Nghĩa là năm 1999 để tạo ra 1 đồng doanh thu, cần đầu rư 0,57 đồng tài sản lưu động thì đến năm 2000 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần đầu tư 0,68 đồng, tức là tăng 0,11 đồng so với năm 1999. Xu hướng giảm số vòng chu chuyển tài sản lưu động, tăng sô ngày chu chuyển tài sản lưu động và tăng năng suất hao phí tài sản lưu động tại doanh nghiệp là không tốt, chứng tỏ hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản lưu động có xu hướng kém đi. Khi giảm tốc độ chu chuyển là giảm doanh thu và những làn phí vốn lưu động Dựa vào số liệu trên, ta tính lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp đã lãng phí là
x ( 243,2 - 204,5 ) = 27.509.786,96 nghìn đồng
360
Tóm lại, qua phân tích tổng hợp tình hình tài sản lưu động ta có thể thấy cơ cấu phân bố tài sản lưu động chưa hợp lý do các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động, chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp đang bị chiếm dngj là do các doanh nghiệp quản lý thu nợ chưa tốt. Mặt khác, thông qua chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển tài sản lưu động, sức sản xuất, sức sinh lợi tài ản lưu động ta thấy việc quản lý và sử dụng tài ản lưu động năm 2000 chưa được tốt, kém hiệu quả. Vì vậy doanh nghiệp cần có những giải pháp hiệu quả dẩy nhanh tốc độ chu chuyển tăng sức sản xuất và sức sản xuất và sức sinh lời, tránh lãng phí vốn và quản lý thu nợ tốt, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua phân tích ta đã thấy nết khái quát về tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ. Tuy nhiên, để có cái nhìn đúng đắn, cụ thể ta phải xem xét sự biến động từng khoản mục, bộ phận cấu thành nên TSLĐ. Do đó, ta tiếp tục phân tích tình hình vốn bằng tiền, các khoản mục phải thu và hàng tồn kho.
2.1.2 Phân tích tình hình vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền là một loại TSLĐ có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là loại tài sản lưu động nhất có thể sử dụng ngay để mua hàng, nguyên liệu, thanh toán công nợ và trang trải các khoản chi phí.Song xu hướng giảm vốn bằng tiền trên phương fiện quản lý tài chính được đánh giá tích cực và việc dự trữ chỉ có chức năng phòng ngừa rủi ro trong thanh toán, khả năn sinh lời kém. Doanh nghiệp không nên dự trữ vốn bằng tiền quá nhiều mà nên đưa vào lưu thông, kinh doanh tăng vòng quay của vốn hay để trả nợ để giảm các khoản lãi phát sinh.
Như vậy, tiền cần phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích giúp cho doanh nghiệp có khả năng chủ động khi có nhu cầu, đảm bảo khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Ta có biểu sau :
Biểu 8 : Phân tích tình hình vốn bằng tiền
Đơn v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0275.doc