Đề tài Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng giao thông

Lời nói đầu

Chương I: Những vấn đề cơ bản về tài chính.

1.1. Sự ra đời của tài chính.

1.2. Khái niệm, bản chất, chức năng của tài chính trong doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp.

1.2.2. Khái niệm tài chính doanh nghiệp.

1.2.3. Bản chất của tài chính.

1.2.4. Chức năng của tài chính doanh nghiệp.

1.3. Vai trò và vị trí của tài chính doanh nghiệp.

1.3.1. Vài trò của tài chính doanh nghiệp.

1.3.2 Vị trí của tài chính doanh nghiệp.

1.4. Nội dung tổ chức tài chính doanh nghiệp.

1.4.1. Tham gia thẩm định dưới góc độ phân tích kinh tế và tài chính những dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.2. Xây dựng những luận cứ đề giám đốc hoặc hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định về tài chính.

1.4.3. Xây dựng hệ thống , thống kê, hoặc tài chính và tổ chức các biện pháp thực hiện kế hoạch.

1.4.4 Phân tích, kiểm tra và đánh giá kết quả tài chính.

1.5. Những nguyên tắc tổ chức hoạt động tài chính doanh nghiệp.

Chương II: Những vấn đề chung về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp xây dựng giao thông.

2.1. ý nghĩa mục đích của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

2.1.1. ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính.

2.1.2. Mục đích của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

2.2. Các bước tiến hành phân tích tình hình tài chính.

2.2.1. Thu thập thông tin.

2.3. Các phương pháp phân tích tài chính.

2.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

2.5. Tài liệu để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Chương III: Phân tích chung tình hình tài chính của Công ty cầu 3 Thăng Long.

3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

3.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính Công ty cầu 3 Thăng Long.

Chương IV: Phân tích chi tiết tình hình tài chính của Công ty cầu 3 Thăng Long.

4.1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản.

4.3. Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

4.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.

4.5. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.

2

4

4

5

8

11

14

14

16

16

17

17

 

17

 

18

18

 

23

 

 

23

23

24

26

26

28

36

37

 

 

47

54

 

 

71

 

76

88

91

117

 

doc145 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì tốt, còn nếu tỉ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho cao thì lại không tốt, nó làm giảm hiệu quả của đồng vốn. 3.2.3 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải xác định các yếu tố đầu vào hợp lýđể kinh doanh có hiệu quả. tức là các kết quả đâù ra là mục đích của kinh doanh ở đây kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị : Tổng sản lượng , doanh thu thuần , lợi nhuận thuần , lợi tức gộp. Còn các yếu tố đâù vào bao gồm : Lao động , Tư liệu lao động, Vốn chủ sở hữu, vốn vay, Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất, Để đạt được kết quả cao nhất thì lại là một vấn đề rất phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan . Do đó các chủ doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần sử dụng hợp lý tất cả các yếu tố đầu vào. Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát (khaí quát) và các chỉ tiêu chi tiết ( cụ thể ) . Các chỉ tiêu đó phản ánh được hiệu xuất , xuất hao phí cũng như hiệu quả của từng yếu tố từng loại vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng) và phải thống nhất với công thức hiệu quả chung. Kết quả đầu ra Hiệu quả sản xuất kinh doanh = ( 1 ) Yếu tố đầu ra hoặc: Yếu tố đầu vào Hiệu quả sản xuất kinh doanh = ( 2 ) Kết quả đầu ra Công thức (1) phản ánh hiệu xuất (hiệu quả) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng. Công thức (2) phản ánh hiệu xuất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí (vốn) ở đầu vào. Đánh giá khái quát hiệu quả sản xuát kinh doanh ta chỉ sử dụng một chỉ tiêu là : Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ( doanh lợi doanh thu thuần ) ta có: Lợi nhuận trước thuế Tỉ xuất lợi nhuận trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ doanh thu thuần. Căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cầu 3 Thăng Long trong hai năm 2000 và năm 2001. Ta tính được chỉ tiêu như sau : * Năm 2000 1005305907 =0,022 tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = 45481003832 * Năm 2001 230644238 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = = 0,004 53.805 752. 151 Như vậy chỉ tiêu này cho thấy năm 2001 giảm đi 0.012 đồng cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giảm đi so với năm trước đây là một dấu hiệu xấu. Cụ thể là với một đồng doanh thu thuần năm 2001 chỉ thu được 0,004 đồng lợi nhuận , công ty cần cố gắng hơn nâng cao chỉ tiêu này để hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, lợi nhuận càng nhiều sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung vào các quỹ, vào nguồn vốn kinh doanh. 3.2.4. Phân tích tốc độ tăng trưởng. Tốc độ phát triển phản ánh su hướng của công ty trong thời gian qua. Qua việc phân tích ta hiểu rõ hơn về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Việc phân tích phải được tién hành xem xét cho một khoảng thời gian tương đối dài số liệu để phân tích càng nhiều càng tốt , ở đây việc phân tích tốc độ phát triển của công ty cầu 3 Thăng Long sẽ được xem xét trong khoảng thời gian 5 năm qua 2 chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu và lợi nhuận . Doanh thu và lợi nhuận thể hiện kết quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp một cách rõ nét nhất. Trong sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận được coi là mục tiêu (cái đích) cuối cùng của kinh doanh . Doanh thu và lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ sự hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại. Việc phân tích tốc độ phát triẻn cho biết một cách chung nhất về tình hình của doanh nghiệp trong quá khứ giúp cho nhà quản lýnắm bắt được thực trạng và đề ra được mục tiêu đúng đắn. -Tốc độ phát triển liên hoàn nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng theo thời gian liền nhau và được xác định bằng công thức: fi ti = x 100% fi-1 - Tốc độ phát triển định gốc nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng so với cột mốc nào đó được lâý làm gốc so sánh và được tính bằng công thức: yi Ti = x 100% y1 Thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cầu 3 Thăng Long trong 5 năm qua cho ta bảng phân tích 2 chỉ tiêu Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế như sau: Năm Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế 1997 38.721.061.870 392.216.197 1998 40.037.891.064 410.235.721 1999 43.526.375.123 560.237.674 2000 45.481.003.832 751.565.915 2001 53.805.752.151 172.436.484 * Tốc độ phát triển định gốc ( %), lấy năm 1997làm gốc so sánh: - Doanh thu thuần 1998 40.037.891.064 Năm = x 100% = 103,4% 1997 38.721.061.870 1999 43.526.375.123 Năm = x 100% = 112,4% 1997 38.721.061.870 2000 45.481.003.832 Năm = x 100% = 117,5% 1997 38.721.061.870 2001 53.805.752.151 Năm = x 100% = 138,9% 1997 38.721.061.870 -Lợi nhuận sau thuế: 1998 410.235.721 Năm = x 100% = 104.6% 1997 392.216.197 1999 560.237.674 Năm = x 100% = 142,8% 1997 392.216.197 2000 751.565.915 Năm = x 100% = 191,6% 1997 392.216.197 2001 172.436.484 Năm = x 100% = 43,6% 1997 392.216.197 *Tốc độ phát triển liên hoàn: - Doanh thu thuần: 1998 40.037.891.064 Năm = x 100% = 104,6% 1997 38.721.061.870 1999 43.526.375.123 Năm = x 100% = 108,7% 1998 40.037.891.064 2000 45.481.003.832 Năm = x 100% = 104,5% 1999 43.526.375.123 2001 53.805.752.151 Năm = x 100% = 118,4% 2000 45.481.003.832 - Lợi nhuận sau thuế 1998 410.235.721 Năm = x 100% = 104,6% 1997 392.216.197 1999 560.237.674 Năm = x 100% = 136,6% 1998 410.235.721 2000 751.565.915 Năm = x 100% = 134,2% 1999 560.237.674 2001 172.436.484 Năm = x 100% = 229,3% 2000 751.565.915 Qua các số liệu đã tính ở trên ta có bảng sau: Chỉ tiêu Doanh thu thuần(%) Lợi nhuận sau thuế(%) Tốc độ phát triển liên hoàn 98/97 103.4 104,6 99/98 108,7 136,6 00/99 104,5 134,2 01/00 118,4 229,3 Tốc độ phát triển định gốc 98/97 103,4 104,6 99/97 112,4 142,8 00/97 117,5 191,6 01/97 138,9 43,9 Căn cứ vào bảng tổng hợp trên ta có một số nhận xét sau: Trước hết chỉ tiêu tốc độ phát triển định gốc của doanh thu thuần ta thấy so với mốc năm 1997 thì tốc độ phát triển không ngừng tăng, so với năm 1997 cụ thể là năm 1998 tăng 3,4%, năm 1999 tăng 12,4%, năm 2000 tăng 17,5%, năm 2001tăng 38,9%. Tình hình trên cho thấy tốc đọ phát triển của công ty là rất tốt . Tốc độ phát triển liên hoàn cũng tăng nhưng không ổn định như năm 1998 tăng 3,4%, năm 1999tăng 8,7%, năm 2000 tăng4,7%, năm 2001tăng 18,4%. Tình hình của côg ty tăng nhưng không ổn định qua đây ta thấy mức độ phát triển là rất tốt . Xét về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế ta thấy lợi nhuận của công ty tăng mạnh nhưng không ổn định có thể nói rằng tăng rất nhanh như tốc độ phát triển liên hoàn năm 2001đã tăng gấp đôi năm 1997, nhưng tốc độ phát triển định gốc năm 2001lại giả chỉ còn một nửa so với năm 1997 (từ 104,6% xuống còn 49,3%). Nói chung cả hai chỉ tiêu liên hoàn và định gốc đều tăng cho thấy trong những năm qua công ty sử dụng và phát huy tối đa đồng vốn của mình nâng cao lợi nhuận hàng năm, nâng cao uy tín trên thị trường xây dựng cơ bản và tốc độ tăng của lợi nhuận hơn tốc độ tăng của doanh thu đây là một kết quả tốt , nhưng năm 2001 lợi nhuận lại giảm mạnh hơn so với doanh thu, vậy ban lãnh đạo công ty cần có biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Chương 4 Phân tích chi tiết tình hình tài chính của công cầu 3 thăng long 4.1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh , các doanh nghiệp phải có một số vốn nhất định, vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn lưu động và vốn cố định. Việc đảm bảo đầy đủ hai loại vốn này là một vấn đề cốt yếu cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành được liên tục và có hiệu quả. Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp cần phải tập hợp các biện pháp tái chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản rhân chủ sở hữu ( vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh) sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, dài hạn , trung hạn ,nợ người cung cấp, nợ cán bộ công nhân viên chức) cuối cùng, nguồn vốn được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp( nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán, của cán bộ công nhân viên chức...) Khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu tài sản( tài sản cố định và tài sản lưu động) với nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay nợ dài hạn. Nếu tổng số nguồn vốn có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý(đầu tư vào tài sản lưu động , tài sản cố định, hoạt động liên doanh, trả nợ vay...) tránh bị chiếm dụng vốn. ngược lại khi nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp (huy động nguồn tài trợ tạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư...) tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp. Để đánh giá một cách chi tiết đầu đủ nguồn hình thành và mức độ đảm bảo đôí với tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cần đi sâu phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 4.1.1 Phân tích mức độ đảm bảo của nguồn vốn sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Theo quan điểm luôn chuyển vốn , tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại tài sản này được hình thành từ nguồn vốn chủ sử hữu. Vì vậy phải so sánh sự cân bằng giữa tài sản cố định và tài sản lưu động với nguồn vốn chủ sở hưũ để xác định mức độ thừa ,thiếu vốn ( Nguồn vốn ) Trong quá trình sản xuất kinh doanh để tìm cách huy động bù đắp. Như vậy ta có quan hệ cân đối sau: ATS (I+II+IV+V(2,3)+VI)+BTS(I+II+III) = BNV (Nguồn vốn CSH)) Cân đối này chỉ mang tính chủ lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đủ trang trải cho các tài sản chủ yếu và không phải đi vay hoặc chiếm dụng. trong thực tế thường xẩy ra một trong hai trường hợp sau: - Vế trái > vế phải: Trong trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu vốn, để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thưòng thì doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn vốn từ các khoản vay và chiếm dụng vốn của bên ngoài dưới hình thức mua trả chậm hoặc thanh toán chậm so với thời hạn thanh toán. Việc đi vay hoặc chiếm dụng trong thời hạn thanh toán đèu là hợp lý, hợp pháp, còn ngoài thời hạn thanh toán( nợ quá hạn) là không hợp pháp , hợp lý. - Vế trái< vế phải: Trong trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu trang trải không hết( tức là thừa vốn) nên bị các doanh nghiệp hoặc các đối tượng khác chiếm dụng dưới hình thức bán chịu sản phẩm , hàng hoá, dịch vụ hoặc ứng tiền trước cho người bán. Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán của công ty cầu 3 Thăng Long trong năm 2001 như sau: * Đầu năm: Vế trái = 3.811.653.097 + 21.002.052.155 =24.813.705.252 Vế phải = 15.512.238.621 Vế trái > Vế phải: Trong trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu của công ty thiếu, không đủ khả năng trang trải cho những tài sản chủ yếu. Nguồn vốn này chỉ đáp ứng được 62,5% nhu cầu và còn thiếu 9.301.466.631đồng tương ứng với 37,5% 15.512.238.621 x 100% = 62.5% 24.813.705.252 (24.813.705.252 - 15.512.238.612 = 9.301.466.631 đồng) * Cuối năm : Vế trái =6.685.114.054 +23.870.024.090 =30.555.138.144 đồng Vế phải = 16.373.921.895 đồng. Vế trái > Vế phải : Tức là nguồn vốn chử sở hữu cũng không đủ để trang trải cho những tài sản chủ yếu. Nguồn vốn này chỉ đáp ứng được 53,5% và còn thiếu 14.181.216.249 đồng tương ứng với 46,5% 16.373.921.895 x 100% = 53,5% 30.555.138.144 ( 30.555.138.144 - 16.373.921.895 = 14.181.216.249 đồng) Ta tổng hợp số liệu và các kết quả tính toán trong bảng sau: Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Tài sản cơ bản(ATS +BTS) 24.813.705.252 30.555.138.144 B. Nguồn vốn 15.512.238.621 16.373.921.895 Mức độ đảm bảo - 9.301.466.631 - 14.181.216.249 Qua việc phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng nguồn vôns chủ sở hữu ta thấy nguồn vốn này không đủ để trang trải cho những tài sản chủ yếu cả đâù năm và cuối năm . Đầu năm nguồn vốn này chỉ đấp ứng được 62,5% nhu cầu về tài sản, đến cuối năm vốn chủ sở hữu có tăng nên nhưng không đáng kể và vốn chủ sở hữu này chỉ đáp ứng đưọc 53,5% mức độ đảm bảo thấp hơn ở đầu năm. Để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục phần vốn còn thiếu này công ty buộc phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn ở bên ngoài. 4.1.2 Phân tích mức độ đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Trong quá trình sản xuất kinh doanh khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn và dài hạn( của ngân hàng hay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn trả, dùng cho mục đích kinh doanh đều được gọi là nguồn vốn hợp pháp do vậy về mặt lý thuyết có quan hệ cân đối sau: ATS( I +II +IV + V(1,2) +VI) +BTS( I +II + III) =ANV( I (1) + II) +BNV cân đối này hầu như không xẩy ra trên thực tế, mà thực tế thường xẩy ra một trong hai trường hợp sau - Vế trái > Vế phải : Công ty thiếu vốn nên phải đi chiếm dụng - Vế trái < Vế phải : Công ty thừa vốn nên bị chiếm dụng Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán ta phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay * Đầu năm : - Vế trái : 3.811.653.097 + 21.002.052.155 = 24.813.705.252 đồng - Vế phải: 18.249.771.398 + 15.512.238.621 = 33.762.010.019 đồng So sánh kết quả ta thấy: Vế trái < Vế phải Như vậy tức là nếu tính cả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay thì ở đầu năm mức độ đảm bảo là 136% thừa 36% tương ứng với 8.948.304.767 đồng. 33.762.010.019 x 100% = 136% 24.813.705.252 (33.762.010.019 - 24.813.705.252 = 8.948.304.767 đồng). * Cuối năm : - Vế trái : 6.685.114.054 + 23.870.024.090 = 30.555.138.144 đồng - Vế phải: 22.310.383.967 + 16.373.921.895 = 38.684.305.862 đồng So sánh kết quả ta thấy : Vế trái < Vế phải Công ty đảm bảo thừa vốn, mức độ đảm bảo là 126% thừa 26% tương ứng với 8.129.167.718 đồng 38.684.305.862 x 100% = 126% 30.555.138.144 (38.684.305.862 - 30.555.138.144 = 8.129.167.718 đồng.) Ta tổng hợp số liệu và kết quả tính toán trên trong bảng sau: Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Tài sản cơ bản (ATS +BTS) 24.813.705.252 30.555.138.144 Nguồn vốn cơ bản( ANV +BNV) 33.762.010.019 38.648.305.862 Mức độ đảm bảo 8.948.304.767 8.129.167.718 Qua việc phân tích mức độ đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay ta thấy : Nếu như tính cả hai nguồn vốn này thì thừa ở cả đầu năm và cuối năm. Đầu năm thừa 8.948.304.767 đồng. Cuối năm thừa 8.129.167.718 đồng, số này là số sẽ bị chiếm dụng. Nếu ta coi toàn bộ khoản nợ phải trả là khoản công ty chiếm dụng và khoản phải thu là khoản công ty bị chiếm dụng thì chênh lệch giữa hai khoản này là phần công ty đầu tư cho sản xuất. * Đầu năm : 33.373.807.502 - 24.072.340.871 = 9.301.466.631 đồng. * Cuối năm : 45.484.582.648 - 31.303.366.399 = 14.181.216.249 đòng. Như vậy đầu năm công ty chiếm dụng của doanh nghiệp khác là 33.373.807.502 đồng và bị chiếm dụng là : 24.072.340.871 đồng, chỉ còn 9.301.466.631 đồng, được đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Cuối năm công ty chiếm dụng là 45.484.582.648 đồng và bị chiếm dụng 31.303.366.399 đồng, chỉ còn 14.181.216.249 đồng, được đầu tư cho sản xuất. Việc chiếm dụng và bị chiếm dụng trong sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Song với quy mô lớn như vậy và đặc biệt lại xấu đi ở cuối năm thì có thể nói rằng tình hình tài chính của công ty là không mấy khả quan . 4.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản Tiếp theo việc phân tích mức độ đảm bảo vốn hoạt động sản xuất kinh doanh . Bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay, ta cần phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản . 4.2.1 Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản . Về cơ cấu tài sản , bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ và đâù năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng só và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận . Quy mô của tài sản và tỷ lệ của từng loại tài sản là bao nhiêu trong tổng số tài sản của công ty.Để phân tích ta dùng phương pháp so sánh giữa đầu năm và cuối năm xem mức độ chênh lệch là bao nhiêu. Căn cứ vào bảng Cân đối kế toán của công ty cầu 3 Thăng Long ta có bảng phân tích sau: Theo số liệu trong bảng phân tích cho ta thấy quy mô tài sản của cộng ty trong năm tăng. Cuối năm tổng tài sản của công ty là 61.858.504.543 đồng đã tăng so với đầu năm là 26,53% với lượng tăng là 12.972.458.420 đồng. Vậy nếu xem xét về mục tiêu tăng trưởng thì đây là một con số khả quan. Phần tài sản gia tăng này được phân bổ cho hai khoản là Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định, đầu tư dài hạn. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm trong tổng số tài sản tăng 36,23% tương ứng với 10.104.486.485 đồng. Đây là một nguyên nhân lớn dẫn đến sự tăng của tài sản. Lượng tiền cuả công ty đã giảm từ 506.364.586 đồng xuống còn 355.933.546 đồng về quy mô với sự giảm này đã gây nên khó khăn cho công ty trong việc chi trả ngay khi khach hàng đòi. Sự tăng nên của các khoản phải thu tăng 30,03% tương ứng với 7.231.025.528 đồng đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đã phải đầu tư tiền vào các công trình nhưng chưa thu được kết quả vì công trình còn dở dang và công ty bị chiếm dụng vốn của một số doanh nghiệp khác còn nợ, cũng như đi góp liên doanh liên kết. Vậy công ty cần nhanh chóng thúc đẩy việc thu hồi các khoản phải thu để đảm bảo chủ động về vốn cho sản xuất kinh doanh. -Các khoản hàng tồn kho tăng3.125.130.944 đồng. với lượng tăng này cho thấy trong năm qua công ty còn tồn đọng nhiều hàng hoá , nguyên vật liệu. Vậy công ty cần có những giải pháp đúng đắn hợp lý hơn . Vì hiện nay với cơ chế thị trường dùng đến đâu mua đến đấy tránh gây thừa, tồn đọng nhiều. Căn cứ vào bảng cho thấy lượng Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn của công ty đã tăng 13,26% tương ứng với 2.867.971.935 đồng . Trong sự tăng lên của tổng tài sản, với sự tăng nên này cho thấy công ty đã chú trọng hơn trong việc đầu tư ,mua sắm máy móc , trang thiết bị để phục vụ trong sản xuất kinh doanh . Như đã biết toàn bộ tài sản có trong doanh nghiệp thể hiện quy mô hoạt động và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định . Việc phân tích và đánh giá quy mô vốn và huy động vốn cũng cần phải được xem xét qua việc phân tích cơ cấu tài sản tỷ trọng của các loại tài sản cũng như hướng biến động để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Qua đó đánh giá được trình độ sử dụng tài sản của công ty trong quá trình kinh doanh. Ta thấy lượng Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn chiếm trong tổng số tài sản là tương đối cao và đã tăng lên từ 57,04% đến 61,41% (tăng 4,37%) tương ứng 10.104.486.485 đồng. Nguyên nhân làm tăng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là do tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Mặt khác Tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong tổng số tài sản đầu năm là 42,96% giảm xuống cuối năm là 38,59% ta thấy lượng Tài sản cố định trong năm giảm . Như vậy trong năm qua công ty chưa chú trọng tới việc đầu tư mua sắm Tài sản cố định ,trang thiết bị , nhà xưởng. Để đánh giá mức độ đầu tư cho tài sản cố định ta lập bảng sau: Chỉ tiêu số đầu năm Số cuối năm Tỉ suất đầu tư chung 0.42 0.38 Tỉ xuất đầu tư TSCĐ 0.42 0.28 Tỉ suất đầu tư Tài chính DH 0.005 0.099 Trong đó: Trị giá hiện có của TSCĐ + Đầu tư TCDH + Chi phí XDCB Tỉ suất đầu tư chung = Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chung về đầu tư vốn cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và xây dựng Tài sản cố định và đầu tư tài chính. *Đầu năm : 20.752.104.155 + 249.948.000 Tỉ suất đầu tư chung = = 0.42 48.886.046.123 *Cuối năm: 17.729.209.578 + 6.140.814.512 Tỉ suất đầu tư chung = = 0.38 61.858.504.543 Trị giá hiện có của Tài sản cố định -Tỉ suất đầu tư TSCĐ = Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất mua sắm và xây dựng tài sản cố định . *Đầu năm : 20.752.104.155 Tỉ suất đầu tư TSCĐ = = 0.42 48.886.046.123 *Cuối năm : 17.729.209.578 Tỉ suất đầu tư TSCĐ = = 0.28 61.858.504.543 Giá trị của khoản đầu tư tài chính dài hạn Tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn = Tổng số tài sản *Đầu năm : 249.948.000 Tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn = = 0.005 48.886.064.123 *Cuối năm : 6.140.814.512 Tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn = = 0.099 61.858.504.543 4.2.2 Phân tích tình hình biến động và phân bổ nguồn vốn. Phân tích tình hình biến động phân bổ nguồn vốn là xem xét sự vận động của từng khoản mục cuối kỳ so với đầu năm và từ đó rút ra những nhận xét về sự biến động đó. Trong doanh nghiệp vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả các loại tài sản có trong doanh nghiệp và dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỉ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hường biến động của chúng. Nếu vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trong cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ ( ngân hàng, nhà cung cấp...) là cao. Ngược lại vốn công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn ( cả về số tương đối và số truyệt đối ) thì khẳ năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là thấp. Như vậy việc phân tích các chỉ tiêu là hết sức cần thiết, việc nắm bắt được chính xác quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp sản xuất trong kỳ cho nhà phân tích thấy được tiềm năng mỏ rộng sản xuất của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ từ đó xem xét những thị trường phù hợp cho doanh nghiệp. để phân tích tình hình biến động và phâ bổ nguồn vốn ta lập bảng sau Qua kết quả tính toán đã tập hợp trong bảng phân tích ta thấy: Nguồn nợ phải trả tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Quy mô tăng là 12.110.775.146 đ, tỉ trong trong tổng số nguồn vốn tăng là 5.27 % trong khoản nợ phải trả này thì tăng chủ yếu là nguồn vốn vay ngắn hạn, phải trả công nhân viên, phải trả các đơn vị nội bộ và các koản phải trả, phải nộp khác. Nợ ngắn hạn tăng cả về quy mô ( tăng 10.896.350.402 đồng ) và tỷ trọng trong tổng số nguồn vốn cũng tăng 6.97 % so với đầu năm. Trong các khoản nợ ngắn hạn thì chỉ có khoản phải trả cho người bán là giảm cả về quy mô lẫn tải trọng quy mô giảm 803.218.030 đồng, tỷ trọng giảm 34.18 % các khoản còn lại trong nợ ngắn hạn đều tăng trong đó. - Vay ngắn hạn tăng: 3.137.846.927 đồng - Người mua trả tiền trước tăng 294.088.975 đồng - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tăng 824.682.238 đồng - Phải trả công nhân viên tăng 551.234.057 đồng - Phải trả nội bộ tăng 882.001.579 đồng - Các khoản phải trả phải nộp khác tăng 6.009.714.655 đồng Như vậy, nguồn lợi ngắn hạn tăng mạnh chủ yếu là ở hai khoản. Vay ngắn hạn ( 3.137.846.927 đồng ) và các khoản phải trả phải nộp khác tăng ( 6.009.714.655 đồng ). Vốn và nguồn vốn là hai mặt trong một thể thống nhất, đó là lượng tài sản trong doanh nghiệp. Bên cạnh việc sử dụng và huy động vốn, khẳ năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho ta thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích khẳ năng tự chủ về mặt tài chính thực chất là phân tích kết cấu nguồn vốn hay cơ cấu tài chính. Khi phân tích ta xác định tỷ trọng từng loại nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khẳ năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ ( ngân hàng ) là cao. Ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn ( cả về số tuyệt đối và tương đối ) thì khẳ năng đảm bải về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này thông qua tỷ suất tài trợ. Tỉ suất tài trợ phản ánh khả năng tự tự đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp 249.948.000 Tỉ suất tài trợ = = 0.005 48.886.064.123 Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. Căn cứ vào bảng phân tích ở trên ( bảng phân tích tình hình biên động và phân bổ nguồn vốn ) ta thấy tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng số nguồn vốn đã tăng từ 68.26 % tới 73.53 % cùng với tỷ trọng giảm của vốn chủ sở hữu từ 31.73 % ở đầu n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0064.doc