Đề tài Phân tích tình hình tài chính ở Công ty Cổ phần xây dựng số 12 - Thăng Long năm 2003

Chương I Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.1 Một số vấn đề về tài chính doanh nghiệp. 5

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài chính doanh nghiệp 5

1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp 6

 1.1.3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 7

1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 10

1.2.2 Mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 10

1.2.3 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 11

1.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 13

1.3.1 Phương pháp so sánh 13

1.3.2 Phương pháp liên hệ cân đối 15

1.4 Nội dung phân tích 16

1.5 Tài liệu phân tích 16

1.5.1 Bảng cân đối kế toán 16

1.5.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 18

1.5.3 Bản thuyết minh báo cáo tài chính 21

Chương II Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty CPXD 12 TL

2.1 Giới thiệu Công ty CPXD 12 TL 25

2.2 Bảng cân đối kế toán của Công ty CPXD 12 TL năm 2003 28

2.3 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CPXD 12 TL năm 2003 33

2.4 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty CPXD 12 TL

 năm 2003 36

 2.4.1 Ý nghĩa của phân tích khái quát tình hình tài chính 36

 2.4.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty qua

 Bảng cân đối kế toán 36

 2.4.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty qua

 Báo cáo kết quả kinh doanh 47

Chương III PHÂN TíCH chi tiết tình hình TàI CHíNH tại

 Công ty CPXD 12 TL 55

3.1 Phân tích tình hình phân bố vốn và cơ cấu nguồn 55

3.1.1 Phân tích tình hình phân bố vốn 48

3.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 61

3.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất

 kinh doanh 63

3.2.1 Phân tích việc đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ

sở hữu 64

3.2.2 Phân tích việc đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ

 

doc103 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính ở Công ty Cổ phần xây dựng số 12 - Thăng Long năm 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thoái của Công ty, cần phải phân tích qua các mối liên hệ cân đối. So sánh giữa các khoản phải thu và các khoản Nợ phải trả- Vay ngắn hạn, Vay dài hạn. Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Các khoản phải thu 2.040.148.921 2.746.279.384 Nợ phải trả-(VNH+VDH) 26.707.160.034 29.223.255.925 Mức chênh lệch -24.667.011.113 -26.476.976.541 % chênh lệch 1209,08 964,10 Qua bảng so sánh trên ta thấy: Đầu năm và cuối kỳ các khoản phải thu đều nhỏ hơn công nợ. Chứng tỏ Công ty đang đi chiếm dụng vốn. Có thể nói, Công ty đang gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản vay nợ. Nếu không khắc phục Công ty có thể lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, số chênh lệch giữa các khoản phải thu và nợ phải trả ở cuối kỳ đã giảm đi so với đầu kỳ, từ 1209,08% ở đầu năm xuống 964,10% ở cuối kỳ, tương ứng với mức chênh lệch tuyệt đối ở đầu kỳ là -24.667.011.113VNĐ xuồng mức chênh lệch tuyệt đối ở cuối kỳ là -26.476.976.541VNĐ. Điều này cho thấy Công ty đang từng bước giảm tỉ lệ vốn đi chiếm dụng, từng bước chủ động hơn về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty đang ngày càng phát triển và đây là một tín hiệu đáng mừng đối với chủ sở hữu, đối với những nhà quản lý, các nhà đầu tư, người lao động, và toàn thể những ai quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân tích khả năng tự đảm bảo về tài chính của Công ty Để biết được khả năng tự đảm bảo về tài chính (hay mức độ độc lập về tài chính) của Công ty, cần so sánh chỉ tiêu: tỷ suất tự tài trợ giữa cuối kỳ và đầu năm. Tỷ suất tự tài trợ được tính theo công thức sau: Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn chủ sở hữu Tổng nguồn = B - Nguồn (A+B) nguồn Ta có bảng tính sau: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Nguồn chủ sở hữu 4.438.197.996 5.274.150.916 Tổng nguồn vốn 33.640.811.375 37.869.406.841 Tỷ suất tự tài trợ (%) 13,19 13,93 Qua bảng so sánh trên ta thấy: Tỷ suất tự tài trợ ở cuối kỳ là 13,93% cao hơn tỷ suất tự tài trợ ở đầu năm 13,19%. Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty đã tăng hơn đầu kỳ, khả năng đảm bảo về tài chính của Công ty ngày càng tốt. Phân tích khái quát về khả năng thanh toán của Công ty Để nắm được thông tin khái quát về khả năng thanh toán của Công ty, cần phải so sánh hệ số khả năng thanh toán giữa cuối năm và đầu kỳ. Hệ số khả năng thanh toán của Công ty được tính theo công thức sau: Ktt= Số tiền có thể dùng để thanh toán Các khoản phải thanh toán + Nếu Ktt >=1: Chứng tỏ khả năng thanh toán khá, tình hình tài chính ổn định khả quan (Nhưng lưu ý : nếu Ktt quá cao cũng không tốt vì như vậy chứng tỏ bị ứ đọng vốn). + Nếu Ktt<=1: Chứng tỏ không có khả năng thanh toán, tình hình tài chính gặp khó khăn. Số tiền có thể dùng để thanh toán gồm: Doanh nghiệp dùng toàn số tiền và những Tài Sản có thể chuyển hoá ra tiền Vốn bằng tiền Đầu tư ngắn hạn Tổng các khoản phải thu (giả sử thu được hoặc có thể dùng để gán nợ, đảo nợ...) Dùng tạm tiền bán sản phẩm, hàng hoá, vật tư thừa. Các khoản phải thanh toán theo trình tự ưu tiên sau:Phải trả CNV, phải nộp ngân sách, phải trả người bán,người mua,vay ngắn hạn, các khoản phải trả khác ă Có nhiều hệ số khả năng thanh toán, ở đây ta chỉ tính hệ số khả năng thanh toán nhanh. Ktt nhanh= Vốn bằng tiền + đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn – Vay ngắn hạn Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Vốn bằng tiền 502.345.944 707.999.954 Nợ ngắn hạn- VayNH 10.336.749.169 12.810.016.595 K tt nhanh 0.048 0.055 Qua bảng so sánh trên ta thấy: Khả năng thanh toán nhanh cuối kỳ cao hơn so với đầu năm. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của Công ty vẫn gặp khó khăn, cần phải có các biện pháp tích cực hơn như giảm các khoản tồn kho, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dở dang, sớm hoàn thành các công trình để thanh quyết toán thu hồi vốn, tăng khả năng thanh toán nhanh. Kết luận: Trong năm qua tình hình tài chính của Công ty là khả quan hơn so với năm trước. Quy mô vốn của Công ty tăng lên, khả năng huy động vốn của Công ty tăng lên. Sự gia tăng tài sản năm nay được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu và một phần nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn. Việc phân bổ vốn là từng bước hợp lý hơn, tỷ trọng tài sản cố định năm nay cao hơn năm trước. Và mức độ tự chủ về tài chính của Công ty ngày càng khả quan hơn. Công ty cần tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong các năm tiếp theo để hiệu quả sản xuất ngày càng cao hơn. II.4.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính ở Công ty thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đi sâu đánh giá bốn nội dung sau: - Đánh giá sơ bộ kết quả các loại hoạt động - Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính - Đánh giá tình hình chấp hành thanh toán với nhà nước Đánh giá sơ bộ kết quả các loại hoạt động. Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 của Công ty cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long, phần I. Lãi-Lỗ ta có thể lập bảng phân tích kết quả các loại hoạt động như sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch năm nay so với năm trước % theo tổng lợi tức trước thuế Mức % Năm trước Năm nay 1. LN thuần từ hoạt động SXKD 1.229.545.322 1.355.573.717 126.028.395 10,25 614,20 587,39 2. LN hoạt động tài chính -1.205.412.270 -1.166.236.371 39.175.899 -3,25 -602.13 -505,35 3. LN hoạt động khác 176.056.806 41.441.522 -134.615.284 -76,46 87,95 17,96 Tổng LN trước thuế 200.189.858 230.778.868 30.589.010 15,28 100 100 Qua bảng phân tích trên cho ta thấy: kết quả chủ yếu của Công ty do hoạt động SXKD chính mang lại: 1.355.573.717VNĐ chiếm 614,20% theo tổng LN trước thuế Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 tăng so với năm 2002 là 10,25% tương ứng 126.028.395 VNĐ. Nhưng tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD so với tổng lợi nhuận trước thuế ở năm 2002 614,20% cao hơn so với năm 2003 là 587,39%. Như vậy cả hai năm thì tỷ lệ này đều rất cao. Chứng tỏ hiệu quả do hoạt động từ SXKD mang lại rất cao. Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2003 đã giảm so với năm 2002 là76,46 % tương ứng 134.615.284VNĐ, nên tỷ lệ % lợi nhuận từ hoạt động khác so với lợi nhuận trước thuế năm 2002 là 87,95% đã giảm ở năm 2003 là 17,96%. Đối với hoạt động tài chính: Lợi nhuận từ hoạt động TC chính là thu nhập từ hoạt động TC sau đi đã trừ đi các khoản chi phí TC. Đối với Công ty các khoản chi phí TC là lãi vay phải trả. Đối với công ty cả hai năm đều bỏ ra một số tiền khá lớn: Năm 2002 là: 1.205.412.270VNĐ, năm 2003 là: 1.166.236.371VNĐ. Vì vậy Công ty luôn phải lấy LN từ hoạt động khác để bù lỗ. Tuy nhiên chi phí cho hoạt động TC năm 2003 đã giảm hơi đi so với năm 2002: 39.175.899VNĐ. Nhìn chung, ở các Công ty xây dựng giao thông, chi phí hoạt động tài chính thường cao hơn thu nhập từ hoạt động tài chính vì ở các Công ty này nhu cầu vốn để xây dựng các công trình là rất lớn. Các Công ty thường thiếu vốn nên để trang trải cho hoạt động sản xuất các Công ty phải vay vốn ngân hàng, cả vay dài hạn lẫn vay ngắn hạn. Vì vậy, chi phí của hoạt động tài chính là rất lớn. Tuy nhiên chi phí cho hoạt động TC năm 2003 đã giảm hơi đi so với năm 2002:39.175.899VNĐ. b. Đánh giá kết quả hoạt động SXKD chính Kết quả hoạt động SXKD chính phản ánh kết qủa hoạt động do chức năng kinh doanh chính mang lại, trong từng kỳ hạch toán của Công ty, làm cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của Công ty. Đồng thời là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế, lợi nhuận mà Công ty phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của Công ty. Căn cứ bảng (Mẫu B02 - DN) xét hoạt động kinh doanh phần I: Lãi, Lỗ của hoạt động kinh doanh chính ta có thể lập bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long sau: Dựa vào bảng phân tích trên, ta có nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm qua như sau: Tổng doanh thu so với doanh thu thuần cả năm 2002 và 2003 đều là 100%. Thể hiện các khoản giảm trừ của cả hai năm gần đây là không có. Như vậy ta có thể kết luận được là chất lượng sản phẩm của Công ty là rất ổn định, được người mua chấp nhận. Căn cứ vào cột chênh lệch giữa năm 2002 so với năm 2003 ta thấy: Tốc độ tăng của doanh thu thuần là 13,45% tăng chậm hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán 15,51%. Điều này dẫn đến tốc độ tăng của lợi nhuận gộp năm 2003 so với năm 2002 chỉ ở mức khiêm tốn là 1,94%. Nhưng bù lại, chi phí quản lý lại giảm dẫn đến tốc độ tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính ở Công ty tăng 10,25%. Đến đây cho phép ta kết luận là hiệu quả kinh doanh của Công ty năm nay tốt hơn so với năm trước. Để đánh giá một cách sâu sắc hiệu quả kinh doanh của công ty ta cần phải đi nhiên cứu, xem xét tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu thuần. Đồng thời so sánh các tỷ trọng này giữa năm nay và năm trước. *Tỷ trọng giá vốn hàng bán năm nay tăng hơn so với năm trước là:1,54%. Cụ thể: Năm nay: 86,34%, năm trước: 84,80%. Tỷ trọng này tăng là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận gộp giảm. Vì vậy công ty cần có những biện pháp làm giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán *Tỷ trọng chi phí quản lý DN năm nay giảm so với năm trưới: 1,31%. Cụ thể: Năm nay: 6,91%, năm trước: 5,6%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp quản lý DN tốt hơn. Làm cho chi phí quản lý DN giảm nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao. Tỷ trọng này giảm là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng. Để biết rõ hiệu quả kinh doanh của Công ty ta cần đi xác định thêm một số chỉ tiêu. Dùng nó là một trong những căn cứ để hoạch định những vấn đề cho năm tới. Đó là: Hệ số thanh toán lãi vay: Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lí kinh doanh và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào. Công thức: Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vaycho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không? Với số liệu của doanh nghiệp ta có: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 1.229.545.322 1.355.573.717 Lãi vay phải trả 1.205.412.270 1.166.236.371 Hệ số thanh toán lãi vay 1,02 1,16 Như vậy hệ số thanh toán lãi vay năm nay cao hơn năm trước. Chứng tỏ việc sử dụng vốn rất có hiệu quả và khả năng an toàn trong việc sử dụng vốn vay càng cao. Tuy nhiên hệ số này trong cả hai thời kỳ còn rất thấp. Công ty cần có biện pháp nâng cao chỉ tiêu này. Tỷ suất doanh lợi doanh thu. Tỷ suất doanh lợi doanh thu thể hiện 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ đem lại mấy đồng lợi nhuận Công thức xác định: Doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần( lợi nhuận sau thuế) Doanh thu thuần Với số liệu của doanh nghiệp ta có: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận sau thuế 144.136.698 166.160.785 Doanh thu thuần 14.828.570.099 16.823.018.833 Doanh lợi doanh thu(%) 0,97% 0,99% Như vậy doanh lợi doanh thu của Công ty năm nay cao hơn năm trước và tương đối ổn định. Để đánh giá chỉ tiêu này tốt hay xấu phải đặt nó trong một ngành cụ thể và so sánh nó với năm trước và so sánh nó với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Có thể nói cách phân tích Báo cáo kết quả hoạt động SXKD theo doanh thu thuần là một công cụ phân tích rất hữu ích để cung cấp thông tin có giá trị cao. Nó còn cho biết 100 đồng doanh thu thuần thu được phải mất bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán và thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Đối với năm trước: Nếu có 100 đồng doanh thu thuần thì phải chi trả mất 84,80 đồng cho giá vốn hàng bán và thu được lợi nhuận gộp là15,20 đồng. Đối với năm nay:100 đồng doanh thu thuần phải chi trả mất 86,34 đồng cho giá vốn hàng bán và thu được lợi nhuận gộp là13,66 đồng. Qua những điều phân tích ở trên ta nhận thấy tỷ lệ theo doanh thu thuần làm rõ các tín hiệu về tính hiệu quả hay không hiệu quả của hoạt động SXKD. Do đó đây là một phương pháp được đánh giá là một công cụ tốt cho quản lý. Có thể thấy rằng: Việc gia tăng đầu tư vào TSCĐ trong năm đã làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng lên. Khả năng tích luỹ của công ty có chiều hướng tốt. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp cho công ty có khả năng tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong năm tới. Đồng thời tăng mức độ độc lập về mặt tài chính và khả năng cạnh tranh trên thị trường. c. Đánh giá tình hình chấp hành thanh toán với Nhà nước. Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các tổ chức kinh tế và dân cư cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình. Nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước là nghĩa vụ, là sự đóng góp cưỡng bức của các chủ thể nộp thuế (các Công ty và dân cư). Nguồn của thuế là một phần thu nhập do lao động, do kinh doanh, do đầu tư tài chính, do chuyển dịch tài sản... mang lại. Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, hệ thống thuế nước ta đã được cải cách căn bản bằng việc ban hành các luật thuế, pháp lệnh thuế áp dụng chung cho mọi thành phần trong cả nước. Dựa vào phần II- tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002 ta có bảng sau: Chỉ tiêu Số còn phải nộp đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số còn phải nộp cuối kỳ Số phải nộp Số đã nộp I. Thuế 56.053.016 122.618.083 125.671.243 53.000.000 Thuế GTGT hàng bán nội địa 55.000.000 55.000.000 Thuế thu nhập doanh nghiệp 56.053.160 64.618.083 70.671.243 50.000.000 Các loại thuế khác 3.000.000 3.000.000 Tổng cộng 56.053.160 122.618.083 125.671.243 53.000.000 Qua bảng phân tích trên ta thấy: Công ty đã tích cực nộp các loại thuế, vì thế tổng các loại thuế năm nay phải nộp đã giảm so vớiăynm trước là 3.053.160 đồng, tương ứng 5,4 %; trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm nay dã nộp rất đầy đủ và nộp cả một phần luỹ kế của năm trước, và các loại thuế khác Công ty đều nộp đầy đủ. Công ty cần phải phát huy tình hình thực hiện nghĩa vụ này, đồng thời tích cực nộp thuế hơn nữa cho Nhà nước để hoàn thành nhiệm vụ của một đơn vị sản xuất. Chương III Phân tích chi tiết tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng số 12 Thăng Long năm 2003 Qua việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty, chúng ta mới chỉ có thể thấy được sự thay đổi của quy mô vốn mà Công ty sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của Công ty. Tuy nhiên, để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của Công ty cần thiết phải đi sâu phân tích, xem xét các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. III.1 phân tích tình hình phân bố vốn và cơ cấu nguồn vốn III.1.1 Phân tích tình hình phân bố vốn Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải có tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động của tài sản là vô cùng cần thiết. Phải xem xét kết cấu các loại tài sản của Công ty hay nói cách khác là phải xem Công ty đã phân bố vốn (tài sản) hợp lý và phát huy hiệu quả chưa? Kết cấu vốn của Công ty phải phù hợp với đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Để phân tích tiến hành xác định tỉ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ và so sánh sự thay đổi về tỉ trọng giữa cuối kỳ và đầu năm và tìm nguyên nhân cụ thể của chênh lệch tỉ trọng này. Qua so sánh bằng số tuyệt đối và bằng các tỉ trọng có thể thấy được sự thay đổi về số lượng, quy mô và tỉ trọng của từng loại vốn. *Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta xét về tình hình phân bố tài sản thông qua bảng phân tích sau: Tổng số vốn cuối kỳ so với đầu kỳ tăng lên 4.228.595.466 đồng với số tương đối là 12,75 %. Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô về vốn của Công ty đã tăng lên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty được tăng cường, thể hiện rõ tình hình tăng thêm tài sản cố định. Bảng phân tích cơ cấu vốn (tài sản) của Công ty: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 11.674.556.655 34,70 13.334.730.617 35,21 Tiền 502.345.944 1,49 707.999.954 1,87 Các khoản phải thu 2.040.148.921 6,06 2.746.279.384 7,25 Hàng tồn kho 8.420.287.410 25,03 8.216.714.894 21,70 Tài sản lưu động khác 711.774.380 2,12 1.663.736.385 4,39 B TSCĐ và đầu tư dài hạn 21.966.254.720 65,30 24.534.676.224 64,79 Tài sản cố định 21.866.254.720 65,00 24.414.653.076 64,47 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 100.000.000 0,30 120.023.148 0,32 Tổng cộng tài sản 33.640.811.375 100 37.869.406.841 100 * Phân tích sự biến động của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn: Tỷ trọng TSLĐ có khuynh hướng tăng: Đầu năm chiếm tỷ trọng là:34,70%, cuối kỳ chiếm tỷ trọng la:35,21% Nguyên nhân của sự gia tăng này là do có sự gia tăng của: Tỷ trọng vốn bằng tiền tăng:Đầu năm là:1,49%, cuối kỳ là:1,87% Tỷ trọng các khoản phải thu tăng:Đầu năm là:6,06%, cuối kỳ là:7,25% Tỷ trọng của TSLĐ khác tăng:Đầu năm là:2,12%, cuối kỳ là:4,39% Nhưng tỷ trọng của của hàng tồn kho giảm: Đầu năm là:25,03%, cuối kỳ là:21,07% a. Phân tích sự biến động của các loại tiền: Đi sâu vào phân tích sự biến động của từng loại tiền ta thấy: Chỉ tiêu Đầu năm Tỷ Cuối kỳ Tỷ Chênh lệch trọng (%) trọng (%) Mức % Tiền 502.345.944 1,49 707.999.954 1,87 205.654.010 40,94 Tiền mặt 352.345.944 1,05 526.309.330 1,39 173.963.386 21,13 Tiền gửi ngân hàng 150.000.000 0,45 181.690.624 0,48 31.690.624 49,37 Tiền đang chuyển Nhận thấy: Tỷ trọng vốn bằng tiền tăng từ:1,49% ở đầu kỳ đến cuối kỳ tỷ trọng là:1,87%. Điều này có thể làm cho khả năng thanh toán tức thời của công ty thuận lợi hơn. Nhưng nhìn chung cả đầu kỳ và cuối năm tỷ trọng này còn thấp so với nhu cầu thanh toán. Công ty cần phải có biện pháp làm nâng cao tỷ trọng này nhưng cũng không nên để tỷ trọng này cao quá sẽ gây ứ đọng vốn.Tỷ trọng này được coi là hợp lý khi nó đảm bảo đủ khả năng thanh toán nhanh cho công ty. Qua số liệu ta còn thấy vốn bằng tiền tăng lên khá mạnh:40,49% tương ứng:205.654.010 VNĐ (chủ yếu là do sự gia tăng của tiền mặt:49,37%). Đây là một dấu hiệu tốt đối với Công ty Cổ Phần xây dưng số 12-Thăng Long với một tỷ trọng vốn bằng tiền còn quá thấp. b.Phân tích sự biến động của các khoản phải thu: Chỉ tiêu Đầu năm Tỷ Cuối kỳ Tỷ Chênh lệch trọng (%) trọng (%) Mức % Các khoản phải thu 2.040.148.921 6,06 2.746.279.384 7,25 706.130.463 34,60 Phải thu của khách hàng 1.119.468.406 3,33 1.721.080.170 4,54 601.611.764 53,74 Trả trước người bán 250.480.124 0,74 297.996.328 0,79 47.516.204 18,97 VAT được khấu trừ 248.120.221 0,74 256.174.607 0,68 8.054.386 3.25 Phải thu nội bộ 420.839.230 1,25 469.149.279 1,24 48.310.049 11,48 Các khoản phải thu khác 1.240.940 0,004 1.879.000 0,005 638.060 51,42 Qua bảng phân tích ta thấy tỷ trọng của các khoản phải thu tăng: đầu năm là: 6,06% đến cuối kỳ tăng 7,25%. Nhìn chung tỷ trọng của các khoản phải thu này không cao. Điều này chính tỏ Công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu. Công ty đã có biện pháp thu hồi vốn, tránh hiện tưọng bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Làm cho việc sử dụng vốn thực sự có hiệu quả. Đồng thời sự gia tăng các khoản phải thu là không đáng kể giữa đầu năm và cuối kỳ về tỷ trọng này là rất hợp lý phù hợp với sự gia tăng về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua bảng trên ta còn thấy sự gia tăng của các khoản phải thu chủ yếu là do phải thu của khách hàng: tăng 53,74% tương ứng 601.611.764VNĐ; trả trước người bán tăng 18,97% tương ứng tăng 47.516.204VNĐ. Công ty cần phải có biện pháp đòi nợ khách hàng phù hợp, đảm bảo tốt cho sự lưu thông của vốn trong sản xuất kinh doanh. c. Phân tích sự biến động của các loại hàng tồn kho Chỉ tiêu Đầu năm Tỷ Cuối kỳ Tỷ Chênh lệch trọng (%) trọng (%) Mức % Hàng tồn kho 8.420.287.410 25,03 8.216.714.894 21,70 -203.572.516 -2,42 1. NVL tồn kho 345.705.803 1,03 331.276.703 0,87 -23.429.100 -6,61 2.CCDC trong kho 452.846.123 1,35 430.369.715 1,14 -22.476.408 -4,96 3. CPSXKD dở dang 7.612.735.484 22,63 7.455.608.476 19,69 -157.127.008 -2,06 Tỷ trọng hàng tồn kho giảm đáng kể: Đầu năm: 25,03%; cuối kỳ: 21,7%. Nhưng tỷ trọng hàng tồn kho cả đầu năm và cuối kỳ còn khá cao. Công ty cần phải có biệ pháp mạnh hơn để đẩy nhanh quá trình sản xuất; giao nhận hàng đúng thời điểm; kịp thời đưa nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào quá trình sản xuất; kịp thời xử lý các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hư hỏng hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó đấy nhanh tiến độ, hoàn thiện bàn giao các công trình, tạo điều kiện cho việc thanh quyết toán các công trình được thuận lợi. Thông qua các số liệu tăng- giảm giữa hai kỳ: đầu năm và cuối kỳ ta thấy hàng tồn kho đã giảm dần. Đó là giảm về nguyên vật liệu tồn kho; về công cụ dụng cụ trong kho; về chi phí SXKD dở dang. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp đẩy nhanh quá trinh sản xuất; hoàn thiện bàn giao công trình; nhanh chóng giao nhận hàng đã mua nhằm phục vụ sản xuất kịp thời; tăng nhanh vòng quay vốn lưu động; giảm thiểu những rủi ro do ứ đọng vốn trong hàng tồn kho. d.Phân tích sự biến động của các loại TSLĐ khác: Chỉ tiêu Đầu năm Tỷ Cuối kỳ Tỷ Chênh lệch trọng (%) trọng (%) Mức % TSLĐ khác 711.774.380 2,12 1.663.736.385 4,39 951.962.005 133,74 1.Tạm ứng 130.076.840 0,39 223.925.963 0,59 93.849.123 72,15 2.Chi phí trả trước 550.840.148 1,64 981.240.694 2,59 430.400.546 78,14 3.CP chờ kết chuyển 30.857.392 0,09 458.569.728 1,21 427.712.336 1386,0 Nhận thấy tỷ trọng TSLĐ khác cuối kỳ cao hơn so với đầu năm: đầu năm 2,12%; cuối kỳ 4,39%. tỷ trọng TSLĐ khác như vậy là quá ổn định trong hai kỳ gần đây. Tuy nhiên với sự gia tăng khá mạnh của khoản mục này: tăng 133,74% tương ứng 951.962.005VNĐ.Vì vậy Công ty phải tích cực thu nội bộ trong Công ty để việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn. Mặt khác, cách đánh giá các tỷ trọng này tăng lên hay giảm xuống giữa cuối kỳ và đầu năm là hợp lý hay không cần phải phụ thuộc vào tình hinh kinh doanh cụ thể của Công ty; tuỳ thuộc vào sự phù hợp hay không với biến động của thị trường miễn sao tình hình SXKD diễn ra một cách bình thường và thuận lợi. Qua cơ sở số liệu đã phân tích như ở trên ta thấy: tình hình biến động về khoản mục TSLĐ và đầu tư ngắn hạn như vậy là tương đối tốt; tỷ trọng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tương đối hợp lý. Công ty đã giảm các khoản hàng tồn kho là rất tốt; có biện pháp đẩy mạnh thu hồi các khoản phải thu để tránh bị chiếm dụng vốn; có biện pháp đẩy nhanh quá trình sản xuất; hoàn thiện bàn giao các công trình; tạo điều kiện thanh quyết toán các công trình. e.Phân tích sự biến động của TSCĐ: Nhận thấy: Tỷ trọng TSCĐ cao và tương đối ổn định qua hai kỳ phân tích: Đầu năm là 65%; cuối kỳ là 64,47%. Chứng tỏ Công ty đã tích cực đầu tư chiều sâu: mua sắm máy móc thiết bị; trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Điều đó thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của Công ty. Tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản chính là chỉ tiêu: tỷ suất đầu tư: Tài sản cố định Tỷ suất đầu tư = Tổng cộng tài sản Thông qua tỷ suất đầu tư ta thấy năng lực sản xuất của Công ty tương đối ổn định. Nếu các tình hình khác không thay đổi( vẫn phát triển bình thường) thì đây là một hiện tượng khả quan. f. Phân tích sự biến động của chi phí XDCB dở dang: Nhìn chung so với đầu năm thì cuối kỳ chi phí XDCB dở dang tăng lên đáng kể: 20,02%. Tuy nhiên tỷ trọng này rất thấp: đầu năm là 0,3%; cuối kỳ 0,32%. Công ty đã có những biện pháp thúc đẩy để các TSCĐ vào khai thac phục vụ cho sản xuất. Tóm lại: Để đánh giá việc phân bổ vốn là hợp lý hay không hợp lý đó là vấn đề phụ thuộc vào ngành nghề, đặc điểm kinh doanh của Công ty. Song với Công ty cổ phần xây dựng số 12- Thăng Long là một đơn vị xây dựng cơ bản, cơ cấu vốn trên đây có thể nói là hợp lý. Vì tỷ trọng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng TSCĐ và đầu tư dài hạn. Điều đáng lưu ý đối với Công ty là cần phải khắc phục sao cho tỷ trọng hàng tồn kho giảm dần bởi tỷ trọng này vẫn còn khá cao. III.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ Công ty, kế toán trưởng và các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu. Điều đó được phản ánh thể hiện qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A. Nợ phải trả 29.2.2.613.379 86,81 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH413.doc
Tài liệu liên quan