Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty gas Petrolimex Cần Thơ

Ban lãnh đạo

Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc.

Chủ tịch Công ty gas Petrolimex Cần Thơ tổ chức mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng, là người đại diện cho mọi quyền và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật, Nhà nước và cấp trên về các mặt hoạt động. Chủ tịch do HĐQT Công ty CP gas Petrlimex bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Giám đốc Công ty gas Petrolimex Cần Thơ là người được Chủ tịch công ty phân cấp, là người đại diện cho quyền và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật,Nhà nước và cấp trên về các mặt hoạt động. Giám đốc do chủ tịch Công ty gas Petrolimex Cần Thơ bổ nhiệm.

Phó Giám đốc là người được Giám đốc Công ty gas Petrolimex Cần Thơ phân công và ủy quyền trực tiếp một số mặt công tác hoặc một số công việc cụ thể, đồng thời chịu trách nhiệm về phần được giao

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4850 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty gas Petrolimex Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thu Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn lại là suất sinh lời doanh thu, thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận – là tỉ lệ lợi nhuận trước thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. c. Suất sinh lời của tài sản Hệ số suất sinh lời cuả tài sản – ROA: mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Lãi ròng Suất sinh lời của tài sản ROA = ¾¾¾¾¾ Tổng tài sản Hệ số suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số vòng quay tài sản. Phương trình trên được viết lại như sau: Suất sinh lời của tài sản ROA = Hệ số lãi ròng ´ Số vòng quay tài sản Có thể viết ROA theo công thức: Lãi ròng Doanh thu ROA = ¾¾¾¾¾ ´ ¾¾¾¾¾¾ Doanh thu Tổng tài sản Suất sinh lời tài sản ROA càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn. d. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) – ROE mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Lãi ròng Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE = ¾¾¾¾¾¾¾ Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tài sản. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc suất sinh lời của tài sản (ROA). e. Phương trình DuPont Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được Công ty DuPont áp dụng nên được gọi là phương trình DuPont. Cụ thể: ROE = ROA ´ Đòn bẩy tài chính Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính = ¾¾¾¾¾¾¾ Vốn chủ sở hữu Như vây, phương trình DuPont sẽ được viết lại như sau: Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản ROE = ¾¾¾¾¾ x ¾¾¾¾¾¾ x ¾¾¾¾¾¾ Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu * Tác dụng của phương trình: - Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn). - Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số chênh lệch). - Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu liên quan được thu thập trực tiếp dựa trên những số liệu thống kê của Chi nhánh, các bảng báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp so sánh a. Lựa chọn gốc so sánh - Tài liệu năm trước (kỳ trước) – đánh giá xu hướng phát triển. - Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) – đánh giá tình hình thực hiện so với dự kiến. - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng... khẳng định vị trí của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu. Trị số của chỉ tiêu của kỳ chọn làm gốc: trị số kỳ gốc, kỳ được chọn làm kỳ gốc: kỳ gốc; kỳ được chọn phân tích: kỳ phân tích. b. Điều kiện so sánh được Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất, cả về thời gian và không gian · Về mặt thời gian: khi so sánh theo thời gian cần chú ý những điều kiện sau: + Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinhh tế + Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính toán + Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị đo lường (số lượng, thời gian và giá trị) · Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. c. Kỹ thuật so sánh So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. DF = F1 - F0 So sánh bằng số bình quân: là dạng đặc biệt của số tuyệt đối biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất. So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế F1 DF = ¾¾¾ x 100 F0 So sánh mức độ biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số. Mức độ biến động = chỉ tiêu kỳ phân tích - chỉ tiêu gốc x hệ số điều chỉnh Phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 3 hình thức: So sánh theo chiều dọc: nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ (phân tích theo chiều dọc) So sánh theo chiều ngang: nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ của một chỉ tiêu (phân tích theo chiều ngang). Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY GAS CẦN THƠ 3.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển Thị trường gas bắt đầu hoạt động từ những năm 80 nhưng thật sự sôi động những năm gần đây. Vào năm 1999, thấy được tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh mặt hàng này - đặc biệt là ở vùng ĐBSCL - một vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh miền tây Nam Bộ nhưng lại chưa có kho đóng gas quy mô. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng kho và xưởng đóng gas Trà Nóc. Cũng từ đó, thị trường gas bắt đầu phát triển mạnh. Trên cơ sở đó, chi nhánh gas Cần Thơ – thành viên thứ tư của Công ty gas được thành lập. Chi nhánh gas Cần thơ là đơn vị trực thuộc Công ty gas Petrolimex đồng thời là đại diện của Công ty gas tại địa bàn tỉnh, thành phố được thành lập theo quyết định 085/QĐ-HĐQT ngày 14/10/1999 của HĐQT Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam. Tháng 1/2004 theo lộ trình cổ phần hoá chung của chính phủ, căn cứ quyết định 018/Gas-QĐ-HĐQT công ty gas chuyển sang mô hình công ty cổ phần và đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex. Chi nhánh gas Cần Thơ đổi tên thành chi nhánh gas Petrolimex Cần Thơ. Chi nhánh gas Petrolimex Cần Thơ ra đời theo quyết định số 021/PGC- QĐ-HĐQT ngày 01/04/2005 của Hội đồng quản trị Công Ty Cổ Phần gas Petrolimex về việc thành lập Công ty TNHH gas Petrolimex trên cơ sở từ chi nhánh gas Petrolimex. - Tên giao dịch: Công Ty TNHH Gas Petrolimex Trụ sở đặt tại: số 110 CMT8 Quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ Điện thoại: 071.812995 – 071.824401 Fax:071.823549 Email: pgascantho@hcm.vn.vn Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh gas, các loại vật tư thiết bị kỹ thuật về gas và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh gas. Tiếp nhận bảo quản đóng nạp bình gas phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh gas. Vốn thành lập: 11tỷ đồng + Vốn cố định: 6 tỷ đồng + Vốn cố định: 5 tỷ đồng Hiện nay, Công ty có một kho gas 10 cửa hàng trực thuộc Công ty quản lý 4 trong tỉnh, 5 ngoài tỉnh, 60 cơ sở bán lẻ và một số cửa hàng dự kiến xây dựng trong thời gian tới. Ngoài việc kinh doanh các mặt hàng trên, Công ty còn có thêm dịch vụ vận tải, tư vấn kỹ thuật, đầu tư chuyển giao công nghệ (gia công, lắp đặt, sửa chữa hệ thống cung cấp gas, thiết bị sử dụng gas). Dịch vụ thương mại kinh doanh địa ốc và bất động sản. Vốn hiện có Công ty tính đến 31 tháng 12 năm 2006 là 24.101.205.393VNĐ. Trong đó: Vốn cố định: 13.237.426.375 VNĐ Vốn lưu động: 11.863.779.018 VNĐ Hạch toán kinh tế: theo chế độ hạch toán độc lập. 3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của chi nhánh 3.2.1 Nhiệm vụ Căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu của thị trường, chủ trương của nhà nước, của ngành và sự chỉ đạo của công ty CP gas Petrolimex Cần Thơ có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế toán tài chính, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất... hàng năm trình Công ty duyệt và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đã được duyệt. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động hiện hành; hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước; tự chịu trách nhiệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Không ngừng phát triển kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường và nâng cao chất lượng phục vụ. Đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm an toàn trong kinh doanh, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như: phương thức phục vụ văn minh, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại, áp dụng các định mức khoa học kỹ thuật hiện đại, biện pháp quản lý gọn nhẹ, hiệu quả... Quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, vật tư, tiền vốn, tài sản của đơn vị. Có kế hoạch đào tạo đúng hướng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ kinh doanh. Thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị. 3.2.2 Quyền hạn Được chủ động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã được đăng ký và được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Công ty gas Petrolimex Cần Thơ được quản lý và chịu trách nhiệm về tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị. 3.3 Bộ máy tổ chức Chủ tịch Công ty Giám đốc Phó giám đốc Các cửa hàng Kho Phòng KTTC P. Kinh doanh Phòng Kỹ thuật Phòng TCHC Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức Công ty Gas Cần Thơ Ban lãnh đạo Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Chủ tịch Công ty gas Petrolimex Cần Thơ tổ chức mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng, là người đại diện cho mọi quyền và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật, Nhà nước và cấp trên về các mặt hoạt động. Chủ tịch do HĐQT Công ty CP gas Petrlimex bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc Công ty gas Petrolimex Cần Thơ là người được Chủ tịch công ty phân cấp, là người đại diện cho quyền và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật,Nhà nước và cấp trên về các mặt hoạt động. Giám đốc do chủ tịch Công ty gas Petrolimex Cần Thơ bổ nhiệm. Phó Giám đốc là người được Giám đốc Công ty gas Petrolimex Cần Thơ phân công và ủy quyền trực tiếp một số mặt công tác hoặc một số công việc cụ thể, đồng thời chịu trách nhiệm về phần được giao. Phòng tổ chức: Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng có chức năng nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, hành chính quản trị thể hiện trên các mặt công tác chủ yếu sau: - Công tác tổ chức cán bộ, tổ chức tiền lương - Hành chính quản trị, thanh tra bảo vệ - An toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động Nhiệm vụ: Xây dựng và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy, nhân sự của toàn Công ty, phù hợp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển và đạt hiêu quả cao nhất trong từng giai đoạn phát triển. Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý lao động, quản lý và quy hoạch cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc cho tất cả các chức danh của Công ty. Hàng năm xây dựng và bảo vệ với Công ty kế hoạch lao động tiền lương phù hợp với kế hoạch sản xuất của Công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đào tạo hàng năm, đào tạo nâng bậc, đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về kinh doanh, kế toán, kỹ thuật cho CBCNV. Hàng tháng, quý, năm thực hiện công tác báo cáo, thống kê, tổng hợp phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Có trách nhiệm tổ chức tốt các mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các cơ quan hữu quan, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ khác và các đơn vị trực thuộc, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Phòng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty. Phòng Kinh Doanh: Chức năng: Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc Công ty tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty đảm bảo hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy định của Công ty, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực công tác chủ yếu sau: - Xây dựng chiến lược kinh doanh. - Phát triển thị trường. - Đảm bảo nguồn hàng, quản lý hàng hóa. Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty. Xây dựng, đề xuất giá bán hàng hóa cho từng đối tượng kinh doanh (phối hợp với phòng KTTC) trong từng thời kỳ (Tháng, tuần) đảm bảo công tác kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, đề xuất và lập dự án đầu tư (hỗ trợ bán hàng, bán trả chậm, liên doanh liên kết....) cho khách hàng để phát triển kinh doanh hiệu quả. Nghiên cứu tình hình thị trường. Thực hiện việc trích lập, theo dõi, đề xuất sử dụng các quỹ của Công ty. Quan hệ với các cơ quan chức năng Nhà nước, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng... để phục vụ các nghiệp vụ tài chính của Công ty. Tổ chức, quản lý, sử dụng tiền vốn của đơn vị đạt hiệu quả cao nhất. Có trách nhiệm tổ chức tốt các mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các cơ quan hữu quan, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ khác và các đơn vị trực thuộc, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Phòng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty. Phòng kỹ thuật: Chức năng: Phòng Quản lý kỹ thuật là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và đầu tư xây dựng cơ bản thể hiện trên các mặt: - Khai thác và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh. - Công tác giao nhận, kỹ thuật hàng hóa. - Công tác kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trưòng. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch và thực hiện công tác đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trong toàn Công ty. Tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra công tác kiểm định vỏ bình gas, bồn bể, các thiết bị đo lường, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn khác. Xây dựng, trình ban hành và giám sát thực hiện các định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, định mức hao hụt hàng hóa (các công đoạn nhập tàu, tồn chứa, đóng nạp...) trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý theo dõi tài sản, tài liệu kỹ thuật, trình ra quyết định và phối hợp với phòng nghiệp vụ thực hiện quyết định về điều động tài sản, vật tư, thiết bị theo chương trình của Công ty. Có trách nhiệm về tổ chức tốt các mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các cơ quan hữu quan, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ khác và các đơn vị trực thuộc, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Phòng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty. Phòng kế toán tài chính Giúp Giám đốc quản lý vốn, tài sản, phân lập kế hoạch tài chính chi phí, tổ chức theo dõi tình hình thu chi của đơn vị để kịp thời thanh toán tiền hàng. Trưởng phòng kiêm kế toán tổng hợp: Có chức năng giúp Giám đốc quản lý việc hạch toán ở các bộ phận, có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra tất cả các công tác về hạch toán số liệu, sổ sách, chịu trách nhiệm ký duyệt các giấy tờ về mặt kế toán tài chính và đến cuối kỳ tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh, lập báo cáo để báo cáo lên Công ty. Kế toán công nợ, quản lý hàng hoá, công cụ dụng cụ, tiền gởi ngân hàng: theo dõi các khoản nợ của các đơn vị (cửa hàng) và của khách hàng, quản lý việc xuất, nhập hàng tồn. Hàng ngày vào sổ các chứng từ, theo dõi việc mua sắm các trang thiết bị ở Công ty đồng thời quản lý việc thu chi bằng chuyển khoản thông qua ngân hàng. Kế toán tiền mặt, kế toán hàng hoá: theo dõi các khoản thu chi tiền mặt của đơn vị và quản lý chặt chẽ việc mua bán, tiêu thụ hàng hóa (gas). Kế toán tài chính cố định, vật tư, xây dựng cơ bản: theo dõi việc mua sắm các trang thiết bị nạp gas, quản lý các tài sản cố định ở đơn vị, việc xây dựng các công trình hệ thống lắp đặt gas. Ngoài ra, ở bất kỳ bộ phận nào dù lớn hay nhỏ cũng đều không thể thiếu bộ phận này đó là Thủ quỹ: thủ quỹ theo dõi việc thu, chi tiền mặt, tiền gởi ngân hàng. Trưởng phòng Phó phòng Kế toán thanh toán Kế toán kho hàng Kế toán tài sản cố định Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Sơ đồ 2: Cơ cấu phòng kế toán Các đơn vị trực thuộc: Bao gồm: kho, trạm, cửa hàng, đội ngũ sản xuất... Thủ trưởng các đơn vị là người tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Công ty giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình. 3.4 Hình thức ghi sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” và sử dụng sổ sách theo đúng quy định của Bộ tài chính ban hành. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” là: + Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các tài khoản đối ứng nợ. + Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. + Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong một quá trình ghi chép. + Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. Các loại sổ kế toán sử dụng gồm: Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ cái Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản. Chứng từ gốc và bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra: Sơ đồ 3: Sơ đồ hoạch toán và luân chuyển chứng từ 3.5 Cơ cấu lao động Tổng số nhân viên: 168 người Trình độ: Trên đại học: 1 người chiếm 0,59% Đại học: 22 người chiếm13,09% Trung cấp: 15 người chiếm 8,92% Công nhân: 130 người chiếm 77,38% Độ tuổi: Cao nhât: 52 tuổi Trung bình: 36 tuổi Thấp nhất: 20 tuổi 3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển. 3.6.1 Thuận lợi Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng kinh tế đang phát triển, là thị trường tiềm năng của đất nước cũng như cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước ta ngày nay: “Đô thị hóa nông thôn” đã tạo ra những cầu nối giao thông giữa các vùng là điều kiện thuận lợi để hàng hóa được lưu thông dễ dàng. Khi thành lập Công ty đã có chủ trương về mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp miền tây, có hệ thống mạng lưới kho ở các đầu mối với sức chứa lớn. Sự quyết tâm của Ban lãnh đạo và tập thể lao động có tinh thần ý thức trách nhiệm phục vụ Công ty lâu dài. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ của chính quyền cũng như sự quyết tâm của toàn bộ Cán bộ trong Công ty. Tuy Công ty được thành lập sau các Công ty nội bộ trong ngành nhưng được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, trình độ phương pháp quản lý. Uy tín Petrolimex đã có từ lâu. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và sáng tạo. 3.6.2 Khó khăn Ngoài những thuận lợi của Công ty gas Cần Thơ cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm nên Công ty sẽ gặp những cạnh tranh gay gắt, với mọi thủ đoạn như: hàng lậu, hàng gian, hàng giả... Gas là mặt hàng kinh doanh khá mới, có tiềm năng, nên chi nhánh phải cạnh tranh với nhiều chủng loại về gas khác nhau. Đa số cán bộ công nhân viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm. 3.6.3 Phương hướng phát triển Trước những khó khăn thử thách đó, Công ty đã đề ra những giải pháp, những phương hướng kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả: Phấn đấu tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ lực nhằm tăng doanh thu, ổn định giá trên địa bàn. Phải chiếm lĩnh được thương trường cũng như khách hàng và đồng thời phải nêu cao bản chất, tác dụng của mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh với việc mở rộng thị phần cũng như khách mới. Với phương châm chăm sóc tốt nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như khẩu hiệu “Petrolimex sự lựa chọn tin cậy”. Thường xuyên huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên cấp quản lý cũng như bán hàng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong quá trình kinh doanh. 3.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (2004 – 2006). * Tình hình doanh thu Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2004-2006) tại Công ty gas Petrolimex Cần Thơ ĐVT: 1000 đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Doanh thu nhuần 18.670.016 22.890.178 28.889.119 2. Gía vốn bán hàng 15.769.672 18.523.143 24.685.093 3. Lợi nhuận gộp 2.900.344 4.367.035 4.214.026 4. Chi phí bán hàng 2.797.388 4.257.252 4.237.758 5. LN thuần từ HĐKD 102.956 109.782 -23.732 6. LN hoạt động tài chính 2.567 3.287 5.347 7. LN hoạt động bất thường 208.396 - TN bất thường 207.974 - CP hoạt động bất thường 1.578 8. Tổng LN trước thuế 105.523 113.061 190.010 9. Thuế TNDN phải nộp 60.803 10. LN sau thuế 105.523 113.061 129.207 ( Nguồn: Phòng Kế toán của chi nhánh) Bảng 2: Chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của Công ty gas Petrolimex Cần Thơ ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 2005/2004 2006/2005 Tiền % Tiền % 1. Doanh thu nhuần 4.220.162 22,60 6.008.941 26,25 2. Gía vốn bán hàng 2.753.471 17,46 6.161.950 33,27 3. Lợi nhuận gộp 1.466.691 50,56 -153.009 -3,5 4. Chi phí bán hàng 1.459.864 52,18 -19.494 -0,46 5. LN thuần từ HĐKD 6.826 6,63 -133.515 -121,62 6. LN hoạt động tài chính 711 27,69 2.069 -63,11 7. LN hoạt động bất thường 208.396 - TN bất thường 209.947 - CP hoạt động bất thường 1.578 8. Tổng LN trước thuế 7.538 7,14 76.450 68,06 9. Thuế TNDN phải nộp 60.803 10. LN sau thuế 7.538 7,14 15.146 14,28 ( Nguồn: Phòng Kế toán của chi nhánh) Phân tích tình hình năm 2005 Về doanh thu: doanh thu thuần tăng trong khi giá vốn hàng bán giảm 17,46% cho thấy Công ty có thể kiểm soát được giá vốn hàng bán, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và chi phí khác từ đó dẫn đến giá thành giảm xuống. Điều này cho thấy Công ty đang có chiến lược kinh doanh là gia tăng sản lượng nhằm đạt doanh thu tối đa để mở rộng thị phần. Lợi nhuận gộp tăng, nhưng lợi tức hoạt động kinh doanh giảm xuống trong năm 2005 do chi phí bán hàng tăng 52,18%. Điều này chứng tỏ Công ty đã tăng chi phí bán hàng dẫn đến giảm lợi nhuận hoạt động kinh doanh 6,63%. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng là do trong những năm đầu mới thành lập Công ty được miễn giảm thuế và đã cắt giảm các khoản chi phí chủ yếu là chi phí bất thường, lợi nhuận hoạt động tài chính giảm điều này chứng tỏ Công ty đầu tư vào hoạt động tài chính không mang lại hiệu quả. Phân tích tình hình năm 2006: Về doanh thu: nhìn chung doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm từ năm 2004 đến năm 2006 đặc biệt là doanh thu năm 2006 tăng tỷ lệ 26,25% tương ứng số tiền 6.008.941đồng. Trong khi đó năm 2005 chỉ đạt 22,6% tương ứng số tiền 4.220.162 đồng nguyên nhân là do trong năm 2006 Công ty đang có chiến lược gia tăng sản lượng, mở rộng thị phần và đẩy mạnh mạng lưới tiêu thụ lên rất nhanh. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2006 giảm 121,62% so với năm 2005 do các yếu tố sau tác động: Giá vốn hàng bán tăng cao – cao hơn cả mức tăng doanh thu. Điều này cho thấy trong năm Công ty gặp không ít khó khăn do yếu tố thị trường tác động - những yếu tố bất ngờ không dự trù được chẳng hạn như việc tăng giá xăng dầu... Ngoài ra do muốn tăng sản lượng, mở rộng thị phần, tạo niềm tin cũng như củng cố chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường nhưng Công ty không thực hiện chính sách khuyến khích bán hàng bằng nhiều hình thức phù hợp. Vì vậy đã làm mất thị phần, chưa đạt được doanh thu mong muốn từ đó lợi nhuận cũng giảm. Chi phí bán hàng so với năm 2005 giảm 19.494 nghìn đồng, khoảng 0,46% càng chứng minh cho lập luận trên. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2006 tăng 63,11% so với năm 2005, chủ yếu là do chênh lệch đánh giá lại tài sản tăng lên. Ngoài các vấn đề trên thì thuế TNDN phải nộp tăng so với năm 2006 nên nó cũng góp phần làm giảm lợi nhuận. Như vậy tổng lợi nhuận trước thuế tăng 68,06% so với năm 2005 là do ảnh hưởng của các nhân tố: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 121,62%, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính tăng 63,11% và lợi nhuận từ hoạt động bất thường tăng cao. * Tình hình lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận là nhiệm vụ quan trọng để tiến hành tái sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh. Bảng 3: Phân tích lợi nhuận của Công ty gas Petrolimex Cần thơ ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Số tiền % /DT thuần Số tiền % /DT thuần Số tiền (%) Doanh thu thuần 22.890.178 100 22.889.119 100 6.008.941 26,25 Gía vốn bán hàng 18.523.143 80,92 24.685.093 85,45 6.161.950 33,27 Lợi nhuận gộp 4.367.035 19,07 4.214.026 14,59 -153.009 -3,5 Chi phí bán hàng 4.257.252 18,59 4.237.758 14,67 -19.494 -0,46 Lợi nhuận HĐKD 109.782 0,48 -23.732 -0,082 -133,515 -121,62 Lợi nhuận HĐTC 3.278 0,014 5.347 0,018 2.069 63,11 Lợi nhuận HĐBT 0 0 208.396 0,72 208.396 0 (Nguồn: phòng Kế toán của Chi nhánh) Từ bảng trên ta thấy doanh thu thuần tăng 6.088.941đồng, bên cạnh đó giá vốn hàng bán tăng6.161.950 đồng, mức tăng giá vốn hàng bán caon hơn doanh thu dẫn đến lợi nhuận gộp giảm xuống 153.009 đồng, cho thấy Công ty chưa kiểm soát được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính tại Công Ty Gas Cần Thơ.doc
Tài liệu liên quan