Phần I.
Lý luận chung về bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 3
1. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh 3
1.3. Kết cấu của BCKQKD và BCĐKT 5
1.4. Các nguyên tắc trình bày thông tin trên BCĐKT và BCKQKD 6
1.4.1. Các nguyên tắc chung trong việc trình bày BCTC 6
1.4.2. Các nguyên tắc riêng khi trình bày thông tin trên BCĐKT và CKQKD 7
1.5. Nguồn số liệu để lập BCĐKT và BCKQKD 8
2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 9
3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 10
3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 11
3.1.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua BCĐKT. 11
3.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua BCKQKD 17
3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. 18
3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 19
3.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp 19
3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 22
3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh. 24
3.4.1.Hệ thống chỉ tiêu tổng quát 24
3.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 24
3.4.3.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 25
3.4.4.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 27
3.4.5.Phân tích khả năng sinh lợi của vốn 30
Phần II: 32
Thực trạng tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông 32
1. Khái quát chung về XNLH 32
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh 32
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 32
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh 34
1.1.3. Thị trường 34
1.1.4. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây 35
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại XNLH 35
1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 35
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 35
1.3.Tổ chức công tác kế toán 37
1.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán 37
1.3.2.Hình thức sổ kế toán 40
1.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo và hệ thống sổ kế toán 40
1.3.4. Khái quát hạch toán một số phần hành chủ yếu tại cơ quan XNLH 41
2. Thực trạng tình hình tài chính của Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông 42
2. 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại XNLH 42
2.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua BCĐKT 42
2.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua BCKQKD 55
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 14830 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu xây dựng.
- Vận chuyển hàng hoá bằng đường sông và đường bộ.
1.1.3. Thị trường
- Thị trường vận tải biển, trong đó có vận tải biển nội địa và vận tải biển tuyến nước ngoài
- Thị trường dịch vụ, đại lý vận tải;
- Thị trường khai thác cảng, cho thuê kho và bãi;
- Thị trường kinh doanh xây dựng cơ bản;
- Thị trường kinh doanh lai kéo, trục vớt, cứu hộ hàng hải.
1.1.4. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tổng vốn (đồng)
42.790.270.200
87.943.513.287
Tổng doanh thu (đồng)
49.301.273.612
72.601.247.640
Nộp ngân sách (thuế TNDN) (đồng)
0
0
Số lao động bình quân (người)
678
680
Thu nhập bình quân đầu người (đồng/người/tháng)
1.355.600
1.820.000
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại XNLH
1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý
XNLH được tổ chức, quản lý và điều hành theo một cấp, trong đó Cơ quan XNLH là cơ quan tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức, quản lý, điều hành chung trong toàn XNLH, các đơn vị thành phần trực thuộc XNLH là những đơn vị trực tiếp sản xuất và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc. Như vậy, XNLH thực hiện chỉ đạo điều hành trực tuyến (theo sơ đồ H.1 trang 36, sơ đồ chi tiết H.2 trang 37). Cụ thể là :
-Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong XNLH.
-Giúp việc cho Tổng giám đốc có 02 Phó Tổng giám đốc.
-Cơ quan XNLH có 03 Phòng nghiệp vụ, tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều hành chung.
-Các đơn vị thành phần được tổ chức theo mô hình, có 01 Giám đốc, các Phó Giám đốc giúp việc và các phòng, ban nghiệp vụ, đội, xưởng tương ứng với quy mô hoạt động và theo uỷ quyền cụ thể của tổng giám đốc.
Quan hệ giữa Cơ quan XNLH và các đơn vị được quy định theo phân cấp tạm thời của XNLH.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Mỗi ban, mỗi khối chức năng và đơn vị trực thuộc đều có chức năng nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, em xin đề cập đến các phòng ban tại cơ quan XNLH.
Phòng Nhân chính
-Chức năng:
+ Là tham mưu về công tác tổ chức cán bộ lao động, tiền lương. Sắp xếp dây chuyền sản xuất hợp lý, quản lý lao động dôi dư, quản trị Văn phòng, tổ chức hoạt động của cơ quan Văn phòng;
+ Thừa lệnh Tổng giám đốc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Xí nghiệp thành phần thực hiện chế độ chính sách, qui định của Nhà nước và quyết định của Xí nghiệp Liên hợp trong các lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ và lao động tiền lương.
- Nhiệm vụ:
+Các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ lao động
+Các nhiệm vụ về tiền lương
+ Các nhiệm vụ về giải quyết lao động dôi dư, lập phương án trình Tổng giám đốc giải quyết.
+ Các nhiệm vụ về quản lý công tác văn phòng.
Phòng tài chính - kế toán
- Chức năng
+ Giúp Tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính trong toàn doanh nghiệp;
+ Quản lý và giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của Nhà nước và Tổng công ty trong doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ
+ Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tài chính tại Văn phòng XNLH và các đơn vị thành phần;
+ Phân tích hoạt động kinh tế, tài chính nhằm đánh giá đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, từng hoạt động kinh doanh và toàn XNLH;
+ Kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính - kế toán trong toàn XNLH;
+ Thực hiện các công tác tài chính
+ Thực hiện công tác kế toán
Phòng kế hoạch - đầu tư
- Chức năng
+ Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực xác lập phân tích, quản lý và thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển trong toàn XNLH;
+ Thừa lệnh Tổng Giám đốc trong việc: hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị thành phần trong việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh;
+ Tổ chức các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường;
+ Là đầu mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các đơn vị thành viên trong việc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển;
+ Là uỷ viên thường trực các tiểu ban nghiệp vụ thuộc lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển.
- Nhiệm vụ
+ Các nhiệm vụ về kế hoạch sản xuất - kinh doanh;
+ Các nhiệm vụ về kế hoạch đầu tư phát triển;
+ Quản lý tài sản, vật tư, phụ tùng;
+ Các nhiệm vụ về thống kê báo cáo;
+ Các nhiệm vụ khác như tìm hiểu các chế độ chính sách mới ban hành của Nhà nước có liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn của phòng. Tổ chức phổ biến cho các đơn vị thành viên biết và thực hiện.
1.3.Tổ chức công tác kế toán
1.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại XNLH được tổ chức phân tán. Tại các đơn vị thành phần của XN có tổ chức bộ máy kế toán riêng để hạch toán thu nhập và chi phí của các hoạt động kinh doanh của mình. Định kỳ, các đơn vị thành phần lập báo cáo tài chính và gửi lên cơ quan văn phòng XNLH để tập hợp thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, các nghĩa vụ với Nhà nước của XNLH.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại XNLH được biểu diễn trong sơ đồ H.3. trang 36
Sơ đồ H.1 : Tổ chức bộ máy quản lý tại XNLH vận tải biển pha sông
TCTY
XNLH Vận tải biển pha sông
cơ quan xnlh
xí nghiệp dịch vụ tổng hợp
cảng khuyến lương
chi nhánh xnlh tại th. phố hồ chí minh
xí nghiệp vận tải ven biển
Sơ đồ H.3: Bộ máy kế toán tại XNLH Vận tải biển pha sông
tổ chức kế toán xnlh vận tải biển pha sông
Tổ chức kế toán chi nhánh tp hồ chí mính
Tổ chức kế toán xn dịch vụ tổng hợp
Tổ chức kế toán cảng khuyến lương
Tổ chức kế toán xn vận tải ven biển
Tổ chức kế toán cơ quan XNLH
: chỉ đạo
: báo cáo
Sơ đồ H.2 : Tổ chức bộ máy quản lý - sản xuất của XNLH Vận tải biển pha sông
tổng giám đốc
phó tổng giám đốc kinh doanh
phó tổng giám đốc nội chính
xn vận tải ven biển
chi nhánh tp hồ chí minh
cảng khuyến lương
cơ quan xn liên hợp
xn dịch vụ tổng hợp
p.nc
p.nc
p.nc
Xưởng
P.K. thuật
p. tc- kt
p. kh - đt
p.nc
p.kh - kd
p. kh - đt
p. kh - tvụ
p. tc- kt
p. tc- kt
p. tc- kt
p. xdcb
P. Kth vật tư
P.Đại lý vận tải
P.Bvệ-Đời sống
05 đội xưởng
1.3.2.Hình thức sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại XNLH là hình thức chứng từ ghi sổ.
1.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo và hệ thống sổ kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo
Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, trong đó có XNLH Vận tải biển pha sông, bao gồm 6 biểu mẫu báo cáo:
Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN
Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 -DN
Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN
Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất-kinh doanh Mẫu số B04-HH
Báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết cho từng hoạt động Mẫu số B05-HH
Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN
Tuy nhiên Tổng công ty chưa quy định báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp trực thuộc lập và sử dụng. Trên thực tế tại các đơn vị thành phần của XNLH cũng như tại cơ quan XNLH chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Các đơn vị thành phần của XNLH phải lập và gửi báo cáo tài chính vào cuối quý, cuối năm cho cơ quan XNLH, tại cơ quan XNLH vào cuối quý, cuối năm cũng phải lập báo cáo tài chính, kết hợp với các báo cáo tài chính tại các đơn vị thành phần gửi đến để lập ra báo cáo tài chính cho toàn XNLH Vận tải biển pha sông, báo cáo này cuối quý, cuối năm được lập và gửi cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Báo cáo (bảng) quản trị do kế toán phần hành lập và bao gồm:
+ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL , được áp dụng tại các đơn vị có hoạt động sản xuất-kinh doanh;
+ Bảng chi tiết số dư các tài khoản công nợ;
+ Bảng phân tích chi phí quản lý
Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp gồm tất cả các sổ kế toán của các toản khoản cấp một. Sổ chi tiêt bao gồm sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi, sổ chi tiết các tài khoản công nợ, sổ chi tiết chi phí hoạt động sản xuất - kinh doanh, sổ chi tiết NVL hàng hoá, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết thuế.
Tuy nhiên tại các đơn vị khác nhau mà sử dụng một phần hay toàn bộ hệ thống sổ chi tiết trên. Ví dụ tại cơ quan XNLH là đơn vị không trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nên hệ thống sổ chi tiết áp dụng ở đây chỉ bao gồm sổ quỹ, sổ chi tiết tiền gửi, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết thuế, còn tại Cảng Khuyến Lương là đơn vị trực tiếp thực hiện sản xuất- kinh doanh nên hệ thống sổ chi tiết áp dụng ở đây bao gồm tất cả các loại sổ chi tiết như trên.
1.3.4. Khái quát hạch toán một số phần hành chủ yếu tại cơ quan XNLH
Tại XNLH có áp dụng kế toán máy, kế toán viên nhập số liệu từ các chứng từ gốc vào máy theo một chương trình kế toán đã cài sẵn. Các chứng từ này có thể được nhập vào hàng ngày hoặc hàng tuần...Định kỳ, hàng quý, hàng năm, hoặc tuỳ theo yêu cầu quản lý, kế toán viên in các báo cáo tài chính, các bảng (biểu) kế toán quản trị, các sổ cái, các sổ chi tiết. Các tài liệu này được lưu trữ như những tài liệu kế toán được lập theo phương pháp thủ công. Do vậy, đối với mỗi phần hành kế toán nhất định, ta không thể phân định được rõ ràng tất cả trình tự mà các số liệu được luân chuyển qua các loại sổ sách khác nhau, nhưng ta có thể kiểm tra được tính hợp lý, chính xác của các số liệu thông qua việc đối chiếu giữa các tài liệu đã được in ra.
Phần hành tiền mặt:
Phiếu thu, phiếu chi
Vào số liệu thủ công
Đưa số liệu vào máy
Bảng đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Lấy số liệu ra từ máy
Báo cáo tài chính,
Báo cáo quản trị
Sổ cái tài khoản
tổng hợp (111, 334...)
Sổ chi tiết TK
Phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương
Bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, bảng thanh quyết toán lương...
Đưa số liệu vào máy
Bảng đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Vào số liệu
thủ công
Lấy số liệu ra từ máy
Bảng cân đối kế toán Bảng chi tiết số dư các tài khoản công nợ.
Sổ cái tài khoản tổng hợp (Tk 334,Tk 338...)
Sổ chi tiết tk 334, tk 338
2. Thực trạng tình hình tài chính của Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông
2. 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại XNLH
2.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua BCĐKT
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán tại XNLH
Quý IV năm 2001
(dạng rút gọn) Đơn vị tính : đồng
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
A. TSLĐ & ĐTNH
I. Tiền
II. Các khoản đầu tư TCNH
III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
VI. Chi sự nghiệp
B. TSCĐ & ĐTDH
I. TSCĐ
II. Các khoản đầu tư TCDH
III. Chi phí XDCBD
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
100
110
120
130
140
150
200
210
220
230
240
13.124.666.999
1.154.860.418
0
6.587.736.822
2.322.597.445
3.059.472.314
0
29.665.603.201
25.219.718.739
2.478.100.866
1.947.783.596
20.000.000
15.448.810.733
3.180.515.803
0
6.524.753.204
2.201.996.301
3.540.545.425
0
70.641.857.067
68.571.125.790
1.815.700.000
235.031.277
20.000.000
Tổng cộng tài sản
250
42.790.270.200
86.089.667.800
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
B. Nguồn vốn CSH
I. Nguồn vốn quỹ
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
300
310
320
330
400
410
420
30.629.123.631
15.843.973.631
14.725.000.000
60.150.000
12.161.146.569
12.051.422.880
109.723.689
72.358.609.990
22.462.309.426
48.970.166.200
926.133.464
13.731.058.710
13.570.102.757
160.955.953
Tổng cộng nguồn vốn
430
42.790.270.200
86.089.667.800
2.1.1.1. So sánh sự biến động của tổng tài sản và tổng nguồn vốn
Qua bảng BCĐKT năm 2001 của XNLH ta thấy:
Tổng số tài sản của XNLH cuối kỳ so với đầu năm tăng: 43.299.397.600 đồng (86.089.667.800 - 42.790.270.200) với số tương đối tăng lên là 101,2 % (= 43.299.397.600 x 100 / 42.790.270.200 ). Trong đó TSLĐ cuối kỳ so với đầu năm tăng 2.324.143.734 (đồng) (= 15.448.810.733 -13.124.666.999) với số tương đối tăng lên là 17,7% (= 2.324.143.734 x 100 / 13.124.666.999), còn TSCĐ cuối kỳ so với đầu năm tăng 43.351.407.051 đồng ( = 68.571.125.790 - 25.219.718.739) với số tăng tương đối là 171,9 % (=43.351.407.051 x 100 / 25.219.718.739) . Như vậy việc tăng nguồn tài sản chủ yếu do tăng TSCĐ.
Nguồn vốn chủ sở hữu của XNLH cuối kỳ so với đầu kỳ tăng thêm 1.569.912.141đồng (13.731.058.710 - 12.161.146.569) với tốc độ tăng tương đối là 12,909%.
Như vậy, quy mô tài sản của XNLH đã được đầu tư thêm 43.299.397.600 đồng, tương ứng 101,2 %, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 1.569.912.141 đồng, tương ứng 12,909 %, chứng tỏ hầu hết tài sản tăng thêm được đầu tư từ nguồn vốn vay và chiếm dụng.
2.1.1.2. Phân tích sự biến động của các khoản mục trong BCĐKT
Mối quan hệ cân đối các khoản mục trong BCĐKT
Xét mối quan hệ cân đối:
B.nguồn vốn = A. tài sản [I + II + IV + V(2,3) +VI ] +B. tài sản (I + II + III) (1)
+Tại thời điểm đầu năm 2001:
Vế trái phương trình (1) = 1.154.860.418 + 2.322.597.445 + 25.219.718.739 +
2.478.100.866 + 1.947.783.596
= 33.123.061.064 (đồng)
+Tại thời điểm cuối năm 2001:
Vế trái phương trình (1) =3.180.515.803 +2.201.996.301 +15.170.286 +
68.571.125.790 +1.815.700.000 +235.031.277
= 76.019.539.457 (đồng)
Bảng 2: Bảng phân tích mối quan hệ giưa các khoản mục trong quan hệ (1)
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
B.nguồn vốn
(NVCSH)
A. tài sản [I + II + IV + V(2,3) +VI ] +B. tài sản (I + II + III)
Chênh lệch
(1)
(2)
(3) =(1) -(2)
Đầu năm
12.161.146.569
33.123.061.064
-20.961.914.495
Cuối năm
13.731.058.710
76.019.539.457
-62.288.480.747
Tại thời điểm đầu kỳ, nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản là 20.961.914.495 đồng nên để quá trình kinh doanh được bình thường, XNLH phải huy động thêm nguồn vốn từ các khoản vay, đi chiếm dụng vốn của bên ngoài dưới hình thức mua trả chậm, tận dụng các khoản phải thanh toán nhưng chưa đến hạn.
Tại thời điểm cuối kỳ, nguồn vốn chủ sở hữu vẫn không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu, mức độ không bảo đảm cao hơn đầu kỳ, cụ thể là 62.288.480.747 đồng.
Do thiếu vốn để bù đắp tài sản, XNLH buộc phải đi vay để trang trải cho mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình, như vậy đã tạo nên thế cân đối mới bởi quan hệ cân đối sau:
B.nguồn vốn + A. nguồn vốn [ I (1) + II ] = A.tài sản [ I + II + IV + V (2,3) + VI ] + B.tài sản (I + II + III ) (2).
+Tại thời điểm đầu năm 2001:
Vế trái phương trình (2) = 12.161.146.569 + 530.000.000 + 14.725.000.000
= 27.416.146.569 (đồng )
Vế phải phương trình (2) = 1.154.860.418 + 2.322.597.445 + 25.219.718.739 +
2.478.100.866 + 1.947.783.596
= 33.123.061.064 (đồng)
+Tại thời điểm cuối năm 2001
Vế trái phương trình (2) = 13.731.058.710 + 3.800.000.000 + 48.970.166.200
= 66.501.224.910 (đồng)
Vế phải phương trình (2) = 3.180.515.803 + 2.201.996.301 + 15.170.286
+ 68.571.125.790 + 1.815.700.000 + 235.031.277
= 76.019.539.457 (đồng)
Bảng 3: Bảng phân tích mối quan hệ giưa các khoản mục trong quan hệ (2)
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
B.nguồn vốn + A. nguồn vốn [ I (1) + II ]
A.tài sản [ I + II + IV + V (2,3) + VI ] + B.tài sản (I + II + III )
Chênh lệch
(1)
(2)
(3) = (1) - (2)
Đầu năm
27.416.146.569
33.123.061.064
- 5.706.914.495
Cuối năm
66.501.224.910
76.019.539.457
- 9.518.314.547
Thông qua kết quả tính toán của bảng 3 ta thấy:
Tại thời điểm đầu kỳ, doanh nghiệp thiếu một lượng vốn 20.961.914.495 đồng, nên phải đi vay một lượng là 15.255.000.000 đồng, số còn lại là 5.706.914.495 đồng doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác...
Tình hình này cho thấy số vốn đi chiếm dụng lớn hơn số vốn bị chiếm dụng cụ thể là:
-Vốn đi chiếm dụng = A.nguồn vốn [(2 - >8)I +III]
= 30.629.123.631 - 530.000.000 - 14.725.000.000
= 15.374.123.631 (đồng)
-Vốn bị chiếm dụng = A.tài sản [III + (1,4,5)V + B.tài sản (IV)]
=6.587.736.822 + 3.059.472.314 + 20.000.000
=9.667.209.136 (đồng)
-Vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng một khoản là:
15.374.123.631 - 9.667.209.136 = 5.706.914.495 (đồng)
Tại thời điểm cuối kỳ, XNLH thiếu một lượng vốn là: 62.288.480.747 (đồng), nên đi vay một lượng là 52.770.166.200 (đồng) số còn lại : 9.518.314.547 (đồng) XNLH đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác...Tình hình này cho thấy số vốn XNLH đi chiếm dụng lớn hơn số vốn công ty bị chiếm dụng, cụ thể là:
-Vốn đi chiếm dụng = 74.212.454.577 - 3.800.000.000 - 48.970.166.200
= 21.442.288.377 (đồng).
-Vốn bị chiếm dụng = 8.378.598.691 + 3.525.375.139 + 20.000.000
= 11.923.973.830 (đồng)
-Vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng là:
=19.588.442.890 - 11.923.973.830
= 9.518.314.547 (đồng)
Nguyên nhân dẫn đến việc chiếm dụng vốn là: để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất - kinh doanh (mua sắm thêm TSCĐ, tăng nguồn vốn lưu động), XNLH đã vay ngắn hạn và vay dài hạn tổng số tiền 52.770.166.200 đồng nhưng vẫn thiếu một lượng vốn nhất định, do đó XNLH đã sử dụng các khoản nợ khác là: 9.518.314.547 (đồng). Vì các khoản nợ này chưa đến hạn thanh toán nên có thể sử dụng được, không vi phạm luật tài chính.
Tiếp theo, để hiểu rõ thêm vấn đề, ta cần đi sâu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động của các khoản mục này trên BCĐKT.
Phân tích sự biến động của các khoản mục trong BCĐKT
ă Cơ cấu và tình hình biến động tài sản
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 2001 của XNLH ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 4 : Bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản (trang 46 )
Qua bảng 4 ta thấy tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm tăng lên là 43.299.397.600 đồng gấp 201,2 % nghĩa là tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Điều này thể hiện quy mô tài sản doanh nghiệp tăng. Để nhận biết tình hình tăng lên của tài sản là hợp lý hay không cần phải đi sâu nghiên cứu sự biến động của từng loại tài sản trong tổng số tài sản.
A. Đối với TSLĐ và ĐTTCNH năm 2001 so với năm 2000 tăng 2.324.143.734 đồng, gấp 117,7% và tỷ trọng trong tổng tài sản giảm 12,72%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
1. Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của XN tăng 2.025.655.385 đồng, tỷ trọng trong tổng tài sản cũng tăng 0,99 %. Đây là một dấu hiệu tốt giúp cho việc giải quyết nhu cầu thanh toán tức thì của doanh nghiệp, tuy nhiên để khẳng định chắc chắn ta cần phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu thanh toán ở các phần sau.
2.Các khoản phải thu
Các khoản phải thu của XN giảm 62.983.618 đồng, đồng thời tỷ trọng giảm 7,82 %. Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi của khoản mục này là do sự biến động mạnh của hai chỉ tiêu "Trả trước cho người bán" và "Dự phòng các khoản phải thu khó đòi". Năm 2001 so với năm 2000 chỉ tiêu "Trả trước cho người bán" tăng mạnh một lượng là 521.042.412 đồng (= 1.011.342.412 - 490.300.000) tương ứng tăng 106,27 % (=521.042.412 x 100 / 490.300.000), đồng thời năm 2001 XNLH thực hiện lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi là 500.431.930 đồng, trong khi đó chỉ tiêu "Phải thu của khách hàng" giảm 82.652.839 đồng (=5.598.879.737-5.681.532.576) tương ứng với mức giảm là 1,45% (= 82.652.839 x 100 / 5.681.532.576). Việc tăng mạnh chỉ tiêu "Trả trước cho người bán" chứng tỏ XN đang bị chiếm dụng vốn vốn song chưa hẳn là một biểu hiện xấu vì XN đang đẩy mạnh việc mua sắm tài sản của mình. XN trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi là một chính sách cần thiết vì hầu hết doanh thu của XN là doanh thu bán chịu. Chỉ tiêu "Phải thu của khách hàng " năm 2001 giảm so với năm 2000, chứng tỏ lượng vốn của XN bị chiếm dụng giảm đi, đây là một dấu hiệu tốt, tuy nhiên ta còn phải xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ với doanh thu bán hàng.
Bảng 5: Bảng phân tích mối quan hệ giữa doanh thu thuần và khoản phải thu khách hàng
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền (đồng)
%
(1)
(2)
(3)=(2) - (1)
(4)=(3)x100/(1)
Doanh thu thuần
49.301.273.612
72.601.247.640
23.299.974.028
47,26
Phải thu của khách hàng
5.681.532.576
5.598.879.737
- 82.652.839
- 1,45
Mặc dù các khoản phải thu giảm đi song doanh thu thuần của XN vẫn tăng lên 47,26 %, như vậy mức giảm của các khoản phải của khách hàng là hợp lý chứng tỏ XN đã giải giải quyết tốt việc thu nợ của khách hàng và đang làm ăn có hiệu quả.
Tuy nhiên ta thấy năm 2000 tỷ trọng của khoản mục "TSLĐ và ĐTNH" chiếm 30,67 % trong tổng giá trị tài sản thì khoản mục "Các khoản phải thu" đã chiếm tới 15,4 %, năm 2001 khoản mục "TSCĐ và ĐTTCNH" chiếm 17,95 % trong tổng giá trị tài sản thì khoản mục "Các khoản phải thu" chiếm tới 7,58 %, chứng tỏ tỷ trọng các khoản phải thu ngày càng giảm đi trong tổng vốn lưu động của XN, đây là một dấu hiệu tốt, XN cần phát huy tiếp trong các năm tới.
3.Hàng tồn kho
Hàng hoá tồn kho giảm 120.601.144 đồng tương đương giảm 5,2 % đây là một mức giảm thấp chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm mạnh (giảm 434.364.502 đồng), điều đó chứng tỏ một số lượng lớn các danh mục xây dựng đã hoàn thành, như vậy việc giảm nhẹ giá trị khoản mục tổng hợp " hàng tồn kho " là hợp lý và chưa thể hiện dấu hiệu xấu trong quá trình hoạt động của XN.
4. TSLĐ khác
TSLĐ khác tăng 481.073.111 đồng (gấp 115,7% ) (chủ yếu tăng do khoản tạm ứng), tỷ trọng so với tổng giá trị tài sản giảm 3,1%. Trong ngành hàng hải khoản mục " tạm ứng " thường chiếm tỷ lệ cao trong phần TSLĐ do đặc điểm hoạt động riêng biệt của nghành, quá trình vận chuyển hàng hoá trên tàu thường lâu và không có điều kiện trực tiếp liên hệ với bờ, do vậy thường áp dụng hình thức tạm ứng để trang trải các chi phí phát sinh. Ta thấy rằng mặc dù phần tạm ứng tăng lên là một dấu hiệu không tốt song tỷ trọng của nó trong tổng tải sản cũng như so với mức tăng chung của vốn lưu động đã giảm đi.
B.Đối với TSCĐ và ĐTTCDH của XNLH tăng 40.976.253.866 đồng (gấp 238,1 % ), tỷ trọng tăng 11%. Sở dĩ như vậy là do:
1.Tài sản cố định
Tài sản cố định của XNLH năm 2001 tăng so với năm 2000 là 43.351.407.051 đồng (nghĩa là gấp 271,9 %), tỷ trọng tăng 19,03 % (tỷ trọng giá trị TSCĐ năm 2001 chiếm tới 77,97 %, năm 2000 chiếm tỷ trọng 58,94 % so với toàn bộ giá trị tài sản của XN). Đây chính là nguyên nhân chính làm cho khoản mục "TSCĐ và ĐTTCDH" tăng mạnh. Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật trong sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, nghĩa là XN đã có sự quan tâm, chú trọng mạnh mẽ vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, cho thấy xu hướng phát triển kinh doanh của XN có chiều hướng tốt.
2.ĐTTCDH
ĐTTCDH của XNLH năm 2001 so với năm 2000 giảm 662.400.866 đồng tức là giảm 26,73 %, tỷ trọng giảm 3,73 % (năm 2000 tỷ trọng : 5,79%, năm 2000 chiếm tỷ trọng : 2,06 %), như vậy XN đã giảm mạnh hoạt động ĐTTCDH và chuyển sang chú trọng đến hoạt động kinh doanh vận tải chính của mình.
3.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Chí phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2001 so với năm 2000 giảm mạnh một lượng 1.712.752.319 đồng (tương ứng mức giảm 87,93% so với năm 2000), đồng thời tỷ trọng giảm 4,28 % (4,55% - 0,27%). Điều này chứng tỏ một lượng lớn giá trị công trình xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng làm tăng TSCĐ và điều này làm cho việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn.
4.Ký quỹ, ký cược dài hạn
Ký quỹ, ký cược dài hạn năm 2001 so với năm 2000 không có sự biến đổi. Tỷ trọng của khoản mục này luôn ở mức thấp (năm 2000 tỷ trọng là 0,05%, năm 2001 tỷ trọng là 0,03%), đây là một dấu hiệu tốt vì lượng vốn bị chiếm dụng thông qua khoản mục này thấp.
Điểm nổi bật ta có thể nhận ra là tổng tài sản của XN tăng cả về phần vốn lưu động và vốn cố định song biến động theo xu hướng tăng mạnh tỷ trọng TSCĐ, trong đó tỷ trọng TSCĐ luôn ở mức cao (năm 2000 TSCĐ chiếm tỷ trọng 58,94 % và năm 2001 chiếm tỷ trọng 79,65 % trong tổng giá trị tài sản), chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của XN đã được tăng cường, quy mô và năng lực sản xuất đã được nâng cao. Điều này rất phù hợp với đặc thù kinh doanh của XN vì lĩnh vực kinh doanh chính của XNLH là kinh doanh dịch vụ vận tải đường sông, biển, loại hình này đòi hỏi nhu cầu trang bị cao về cơ sở vật chất như tàu, bến bãi, các thiết bị bốc xếp, phương tiện vận tải hạng nặng trên bộ... Việc đầu tư chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị để tạo tiền đề tăng năng suất lao động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hoặc đầu tư tài chính dài hạn phải được xem xét thông qua sự biến động của tỷ suất đầu tư cụ thể trong hai năm 2001 và 2000.
Hệ số đầu tư
=
Tài sản cố định và đang đầu tư
Tổng số tài sản
Tại thời điểm đầu năm 2001
Hệ số đầu tư = (25.219.718.739 + 1.947.783.596) / 42.790.270.200
= 0,635
Tại thời điểm cuối quý IV năm 2001
Hệ số đầu tư = ( 68.571.125790 + 235.031.277) / 86.089.667.800
= 0,799
Hệ số đầu tư cuối năm 2001 tăng so với đầu năm là 0,144 (= 0,779 - 0,635) tương ứng với tốc độ tăng là 22,68% (= 0,144*100/0,635). Điều này cũng chứng tỏ rằng cơ sơ vật chất kỹ thuật của XN đang được quan tâm đầu tư, chứng tỏ năng lực sản xuất của XN ngày càng năng cao, là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển trong tương lai.
ă Cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn phản ánh khả năng bảo đảm nguồn vốn của doanh nghiệp đối với quá trình kinh doanh. Cần phải phân tích nguồn vốn để đánh giá khả năng tài trợ về mặt tài chính của XN cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh. Muốn vậy ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn sau:
Bảng 6: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
01/01/2001
31/12/2001
Chênh lệch
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3074.doc