Gạo ngày càng phổ biến và được ưa chuộng với nhiều người trên thế giới và rất hay thay đổi theo từng quốc gia. Phẩm chất gạo thay đổi theo thị hiếu con người ở mỗi nơi nên một loại gạo thượng hạng ở thị trường này có khi lại trở thành hạng bét ở thị truờng khác.
Một cách tổng quát, nước nào có mức sống càng cao thì càng ít tiêu thụ gạo nhưng lại sẵn sàng trả giá cao cho các loại gạo tốt. Các nước có nhu cầu gạo với khối lượng lớn, giá vừa phải gồm: Bangladesh, Indonesia, Srilanca và nhiều quốc gia ở Tây Châu Phi. Một số nước phải chuyển sang mua 100% tấm để ăn cho rẻ thay vì làm bia và thức ăn gia súc. Nhu cầu mới này làm cho giá tấm nhảy vọt lên đến 75% giá gạo (thay vì chỉ bằng 50%). Một số nước đã bắt đầu quen ăn tấm nên các nhà xuất khẩu lại bẻ gạo thành tấm để có thể xuất khẩu khối lượng lớn.
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn.
Thiếu đồng bộ trong sản xuất, thu mua và chế biến: Về sản xuất, đặc tính phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình vẫn là cản trở lớn cho việc sản xuất hàng loạt lúa chất lượng cao theo yêu cầu xuất khẩu gạo. Mạng lưới thu mua, vận chuyển lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gạo vẫn phụ thuộc quá lớn vào thương lái, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực Nhà nước. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém, lại phân bố không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu được cải tiến nhưng vẫn còn ít và xa vùng nguyên liệu. Do yếu trong khâu bảo quản như: lẫn chủng loại, độ ẩm cao, hạt lép, biến màu… nên khi thóc được chuyển đến cơ sở sản xuất đã giảm chất lượng. Hiện nay, phần lớn các cơ sở chế biến và kinh doanh chưa áp dụng tiêu chuẩn, kể cả tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn cơ sở, cho sản phẩm của mình. Những điều này tạo cho khách hàng những mặc định tâm lý không tốt về chất lượng gạo Việt Nam, mặc dù trên thực tế, chúng ta không ngừng nỗ lực để nâng cao phẩm cấp hạt gạo.
Thiếu tính dự báo: Việc tổ chức, điều hành xuất khẩu gạo như hiện nay cũng đang bộc lộ những nhược điểm. Kế hoạch xuất khẩu gạo được ấn định từ đầu năm trong khi chưa biết kết quả sản xuất lúa trong năm như thế nào, do đó liên tục phải điều chỉnh. Kế hoạch không gắn sát với thực tế sản xuất nên tính khả thi thấp. Việc dựa vào “nhu cầu” của khách hàng theo hợp đồng ký kết để quyết định xuất khẩu gạo cả năm mà chưa tính đến yếu tố “cung” là chưa hợp lý. Bởi thực tế, “cung” có thể chịu biến động bởi ngoại cảnh khách quan. Đã xuất hiện tình trạng một số hợp đồng được ký từ đầu năm với giá thấp nhưng cuối năm giá cao nên nông dân không bán lúa theo hợp đồng, dẫn đến tình trạng vỡ hợp đồng xuất khẩu gạo, làm giảm lòng tin của khách hàng và thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO:
1. Tình hình xuất khẩu gạo theo loại gạo:
Ở nước ta mà cụ thể là tại công ty, ta thực hiện phân loại gạo theo tỷ lệ tấm.
Công ty thực hiện xuất khẩu gạo theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng nước ngoài, theo hợp đồng xuất khẩu. Tuỳ theo những thị trường khác nhau, những nhu cầu khác nhau mà khách hàng có những yêu cầu khác nhau về chất lượng gạo xuất khẩu. Thông thường Công ty thường xuất khẩu gạo theo 3 loại chất lượng sau: Loại 5% tấm, 15% tấm và loại 25% tấm.
Số liệu về tình hình xuất khẩu gạo theo chất lượng qua các thị trường của Công ty trong vòng 3 năm 2003-2005:
Bảng 6: Tình hình xuất khẩu gạo theo loại gạo, qua 3 năm 2003-2005:
Loại Gạo
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Lượng (Tấn)
Giá Trị (1000 USD)
Lượng (Tấn)
Giá Trị (1000 USD)
Lượng (Tấn)
Giá Trị (1000 USD)
Lượng (Tấn)
%
Lượng (Tấn)
%
Loại 5%
500,00
132,46
1.438,60
470,07
786,95
206,44
938,60
187,72
(651,65)
(45,30)
Loại 10%
0,00
120,00
28,08
0,00
Loại 15%
11.654,65
2.103,25
29.755,30
6.025,83
29.181,20
7.098,65
18.100,65
155,31
(574,10)
(1,93)
Loại 20%
0,00
0,00
0,00
Loại 25%
32.049,65
5.317,78
8.539,10
1.583,51
0,00
(23.510,55)
(73,36)
(8.539,10)
(100,00)
Tổng cộng
44.204,30
7.553,49
39.853,00
8.107,49
29.968,15
7.305,09
(4.471,30)
269,67
(9.764,85)
(147,23)
Nguồn: Phòng Kế toán, Năm 2003, 2004, 2005
Đồ thị biểu diễn tình hình xuất khẩu gạo theo chất lượng gạo:
Biểu đồ 5: Tình hình xuất khẩu của các loại gạo qua 3 năm 2003-2005
Nhận xét:
* Về khả năng đa dạng và mở rộng mức độ phẩm chất gạo xuất khẩu:
Qua 3 năm, loại gạo xuất khẩu của Công ty có nhiều thay đổi: Năm 2003: Công ty xuất 3 loại gạo đó là gạo 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm. Sang năm 2005, số loại gạo xuất khẩu tăng lên 4 loại, ngoài 3 loại của năm 2003, còn có thêm loại 10% tấm. Nhưng sang năm 2005 thì loại gạo xuất khẩu chỉ còn lại có 2 loại đó là gạo 5% tấm và gạo 15% tấm. Điều đó nói lên rằng gạo 5% tấm và gạo 15% tấm là 2 loại gạo kinh doanh có hiệu quả của Công ty.
Công ty kinh doanh các mặt hàng gạo dựa trên hợp đồng đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Sự mất đi các mặt hàng gạo 10% tấm và 25% tấm cũng chứng tỏ nhu cầu của các thị trường của Công ty không có sự hài lòng thật sự đối với chất lượng của các loại gạo này. (Tuy nhiên việc không hài lòng về mặt nào thì cần có những phân tích cụ thể hơn).
Khả năng đa dạng và mở rộng loại gạo xuất khẩu của Công ty còn nhiều hạn chế. Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của Công ty do các nhà nhập khẩu nước ngoài tự tìm đến Công ty. Công ty hoàn toàn thụ động, không thể chủ động tìm khách hàng nước ngoài. Đây là một hạn chế của Công ty do Công ty chưa chú trọng đến vấn đề marketing, tìm kiếm khách hàng. Điều này làm cho việc kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty nhiều hạn chế, bị động hoàn toàn về sản lượng, loại gạo, thị trường xuất khẩu.
* Về tỷ trọng xuất khẩu của các loại gạo:
Tỷ trọng xuất khẩu của 3 loại gạo thay đổi phức tạp, cụ thể như sau:
- Năm 2003: Loại gạo xuất khẩu đạt tỷ trọng cao nhất là gạo 25% tấm, chiếm 73%; thứ hai là gạo 15% tấm, chiếm 26%; cuối cùng là gạo 5% tấm, chiếm 1%. Các số liệu đã cho thấy gạo kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả nhất năm 2003 là gạo 25% tấm, gạo có chất lượng tương đối thấp. Cũng như đã nói ở trên, hạn chế của Công ty là không thể đáp ứng các nhu cầu về gạo chất lượng cao xuất khẩu nên hầu như năm 2003, lượng gạo 25% tấm xuất đạt tỷ trọng cao nhất.
- Năm 2004: Gạo 15% tấm vượt lên đứng đầu với tỷ trọng xuất khẩu tăng từ 26% năm 2003 lên tới 75% năm 2004. Gạo 25% tấm lùi lại đứng thứ hai với tỷ trọng xuất giảm từ 73% năm 2003 xuống còn 21% năm 2004. Gạo 5% tấm đứng thứ 3 với tỷ trọng xuất khẩu tăng từ 1% năm 2003 lên 4% năm 2004. Cuối cùng là gạo 10% tấm (năm 2003 không có xuất mặt hàng này), lượng xuất trong năm 2004 là chưa tới 1%. Qua 2 năm 2003 và 2004 cho thấy, gạo chất lượng thấp có xu hướng giảm, còn gạo chất lượng cao hơn thì lại có xu hướng tăng. Điều này cho thấy nhu cầu thế giới về chất lượng gạo xuất khẩu là ngày càng cao. Năm 2004, chất lượng gạo xuất khẩu từng bước được cải thiện, giá thành lại tương đối thấp so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Thái Lan, nên gạo 15% tấm được xuất nhiều hơn, tăng tỷ trọng trong tổng lượng xuất.
- Năm 2005: Gạo 10% tấm, và 25% tấm giảm lượng xuất xuống còn 0%, loại gạo mới xuất với số lượng ít chưa tới 1% trong năm 2004 (gạo 10% tấm) và loại gạo 25% tấm (gạo có chất lượng thấp) không còn được các nhà nhập khẩu đặt hàng nữa. Điều cày chứng tỏ, gạo 10% tấm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhập gạo này trong năm 2004. Còn gạo 25% thì không còn được nhiều nhà nhập khẩu ưa chuộng nữa. Gạo chất lượng cao, gạo 5% tấm giảm nhẹ từ 4% xuống còn 3%. Loại gạo này không bị mất thị phần nhưng với chất lượng cung cấp của Công ty hiện nay thì chưa đủ khả năng mở rộng thị trường, cần hoàn thiện hơn về khâu chất lượng. Gạo 15% tăng mạnh từ 75% lên 97%, chiếm phần lớn kim ngạch xuất trong năm 2005. Đây là loại gạo chất lượng trung bình, nên chiếm được thị trường ngày một lớn. Các nhu cầu về gạo của các thị trường chính của Công ty ngày một tăng, năm 2005, gạo 25% không còn được xuất nữa. Thay vào đó là lượng gạo trung bình, giá tương đối đó là gạo 15% tấm.
* Về tình hình biến động lượng xuất khẩu của các loại gạo:
- Loại gạo 5% tấm: Năm 2004 lượng xuất khẩu là 1.438,60 tấn, tăng tuyệt đối là 938,60 tấn so với năm 2003 (là 20.634 tấn), tương ứng lượng tương đối là 187,72 %. Năm 2005, lượng xuất khẩu lại giảm còn 786,95 tấn, giảm tuyệt đối là 651,65 tấn so với năm 2004 (là14.464,5 tấn), tương ứng lượng tương đối là 45,30%. Qua 3 năm 2003-2004-2005 cho thấy, việc kinh doanh mặt hàng gạo chất lượng cao, gạo 5% tấm của công ty biến động lên xuống bình thường, không có nhiều bức phá vì các thị trường nhập gạo 5% tấm của Công ty là Iran, Iraq, macau là những thị trường truyền thống, không có nhiều thay đổi lớn trong các hợp đồng thu mua. Mặt khác, Công ty lại không thể mở rộng thêm các thị trường mới nên không làm tăng sản lượng gạo 5% tấm xuất
- Loại 10% tấm: chỉ xuất vào năm 2004 là 120,00 tấn, sang năm 2005 thì không còn xuất nữa. Đây không là thị trường truyền thống của Công ty nên năm 2004 là năm kinh doanh có hiệu quả nên Công ty có thể xuất sang thị trường này. Nhưng năm 2005 việc kinh doanh chậm lại, thị trường này bị mất là một điêù đương nhiên.
- Loại 15% tấm: Lượng xuất khẩu của năm 2004 là 29.755,30 tấn, so với năm 2003 là 11.654,65 tấn, tăng tuyệt đối là 18.100,65 tấn, tương ứng lượng tương đối là 155,31 %. Năm 2005 xuất 29.181,20 tấn, lại giảm so với năm 2004 (29.755,30 tấn) một lượng tuyệt đối là 574,10 tấn, tương ứng lượng tương đối là 1,93%. Loại gạo này cũng có xu hướng biến động lên xuống nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Vì chất lượng gạo trung bình nên có xu hướng được tiêu dùng tăng mạnh vào năm 2004 (chất lượng gạo chấp nhận được, giá tương đối rẻ), năm 2005 chỉ giảm nhẹ không đáng kể. Có thể nói đây là loại gạo kinh doanh có hiệu quả của Công ty.
- Loại gạo 25% tấm: Lượng xuất khẩu năm 2004 so với năm 2003 giảm tuyệt đối là 23.510,55 tấn, tương ứng lượng tương đối là 73,36%. Năm 2005 lượng xuất khẩu lại tiếp tục giảm xuống không còn được xuất nữa. Giảm lượng tuyệt đối 8.539,10 tấn, tương ứng lượng tương đối là 100% so với năm 2004. Lý do là thị trường lớn của công ty là Malaysia đã chuyển từ nhập gạo 25% tấm năm 2003 sang nhập gạo 15% tấm các năm 2004 và 2005, do đó lượng xuất gạo 25% tấm giảm và đi đến không còn được xuất vào năm 2005 khi Công ty bị mất luôn thị trường gạo này là Indonesia và Philipines (Lý do cũng tương tự Malaysia, do nhu cầu về chất lượng gạo ngày càng tăng: Indonesia thì chuyển từ nhập uỷ thác gạo 25% tấm thành nhập uỷ thác gạo 15% tấm; Philipines thì không còn nhập nữa do gạo chất lượng cao hơn gạo 25% tấm không đạt yêu cầu nhập khẩu của họ)
Tóm lại, qua 3 năm cho thấy, đối với Công ty hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính là một khó khăn, Công ty không thể mở rộng thị trường với loại gạo chất lượng cao. Ngược lại, với việc mở rộng thị trường loại gạo có chất lượng thông thường, trung bình cho các thị trường dễ tính hơn thì lại là một việc làm đem lại nhiều thành công và lợi nhuận cho Công ty. Đặc biệt là thị trường Châu phi, một thị trường tiềm năng mới của Công ty cho loại gạo chất lượng trung bình giá trung bình (gạo 15% tấm).
2. Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường:
Gạo ngày càng phổ biến và được ưa chuộng với nhiều người trên thế giới và rất hay thay đổi theo từng quốc gia. Phẩm chất gạo thay đổi theo thị hiếu con người ở mỗi nơi nên một loại gạo thượng hạng ở thị trường này có khi lại trở thành hạng bét ở thị truờng khác.
Một cách tổng quát, nước nào có mức sống càng cao thì càng ít tiêu thụ gạo nhưng lại sẵn sàng trả giá cao cho các loại gạo tốt. Các nước có nhu cầu gạo với khối lượng lớn, giá vừa phải gồm: Bangladesh, Indonesia, Srilanca và nhiều quốc gia ở Tây Châu Phi. Một số nước phải chuyển sang mua 100% tấm để ăn cho rẻ thay vì làm bia và thức ăn gia súc. Nhu cầu mới này làm cho giá tấm nhảy vọt lên đến 75% giá gạo (thay vì chỉ bằng 50%). Một số nước đã bắt đầu quen ăn tấm nên các nhà xuất khẩu lại bẻ gạo thành tấm để có thể xuất khẩu khối lượng lớn.
2.1. Thị hiếu tiêu dùng:
Phẩm chất của gạo trên thị trường tuỳ thuộc rất lớn vào thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia, từng khu vực.
- Châu Á:
Người Nhật thích gạo chà thật trắng, còn mới, hạt tròn loại Jabonica vì họ cho rằng khi nấu chín, các hạt cơm dính liền lại thì ngon hơn. Thị trường gạo tại Nhật Bản yêu cầu khoảng 700 nghìn tấn / năm, loại gạo Jabonica hạt tròn, hàm lượng amylose thấp, gạo dẻo. Hiện Nhật Bản nhập gạo chủ yếu từ Mỹ, Úc và Trung Quốc.
Trái lại, Người tiêu dùng ở Thái Lan thích loại gạo hạt rất dài, loại hình Indica, gạo lúa cũ (tồn trữ thóc nhiều tháng) chà trắng, cao giá hơn gạo từ thóc mới thu hoạch (lúa mới), hàm lượng amylose trung bình, cơm mềm không được dính, cơm xốp thì ngon.
- Châu Phi:
Một số nước Tây Châu Phi sẽ trả giá rất cao nếu hạt gạo hơi có màu đỏ.
Vùng Tây Châu Phi, Banladesh và nhiều bang của Ấn Độ rất thích gạo đồ (parboiled rice) vì dễ nấu và họ cảm thấy ngon cơm. Đây là loại gạo được chế biến từ thóc đã được luộc bằng hơi nước, sau phơi khô và xay chà làm thực phẩm.
- Châu Âu:
Trái lại ở Châu Âu người tiêu dùng thích gạo hạt dài, nhưng không được có bất kỳ mùi gì. Họ cho rằng mùi là tín hiệu tạp nhiễm hoặc hiện tượng gạo bị hư hỏng, thà ăn bánh mì còn hơn.
- Châu Mỹ:
Dân Mỹ đòi gạo phải trắng hoàn toàn, nếu có một ít vết đỏ hoặc vàng hoặc có sọc trên hạt thì họ chi trả bằng giá phân nữa mặc dù giá trị dinh dưỡng không có gì khác nhau.
Ngược lại ở thị trường Châu Mỹ La tinh người dân thích gạo có vỏ lụa màu đỏ như gạo Huyết Rồng của Việt Nam trước đây.
Trái lại, người tiêu dùng ở Nam Mỹ, Mỹ La tinh cho rằng ăn gạo đồ giống như nhai cao su, họ thích gạo lức hơn. Gạo đồ với kỹ thuật cải tiến của Mỹ đã loại trừ được hai nhược điểm chính của nó là “mùi hôi” và “màu hạt gạo hơi vàng”. Gạo đồ hạt gạo trắng là loại cao cấp được phục vụ tại những khách sạn sang trọng hoặc trên một vài hãng hàng không. Hương vị đậm đà, đặc sắc của nó có được nhờ nhiệt độ cao khi xử lý hạt thóc làm các tinh thể Protein di chuyển sâu vào bên trong phôi nhũ. Cơm có giá trị dinh dưỡng cao hơn, hạt thóc tồn trữ ít bị sâu bệnh hại hơn.
- Trung Đông:
Thị trường gạo tại các nước Trung Đông thích gạo dài, có mùi thơm vì họ cho rằng gạo không thơm cũng như thức ăn không có mùi
Truớc sự đa dạng về thị truờng như vậy, chúng ta cần nghiên cứu kỹ thị hiếu của từng nhóm, phân khu thị trường trước khi hoạch định chiến lược hoạt động xuất khẩu gạo của mình.
2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường:
Số liệu về tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường qua 3 năm 2003-2005
Bảng7: Bảng tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường, qua 3 năm 2003-2005
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Nước xuất khẩu
Lượng (Tấn)
Giá Trị (1000 USD)
Lượng (Tấn)
Giá Trị (1000 USD)
Lượng (Tấn)
Giá Trị (1000 USD)
Lượng (tấn)
%
Lượng (tấn)
%
Malaysia
20.134,00
3.341,79
12.251,90
2.419,34
4.392,00
996,91
(7.882,10)
(39,15)
(7.859,90)
(64,15)
Singapore
2.605,00
490,51
66,00
14,92
(2.605,00)
(100,00)
66,00
100,00
Indonesia
9.120,40
1.513,08
5.309,70
1.045,65
(3.810,70)
(41,78)
(5.309,70)
(100,00)
Philipines
10.345,25
1.798,95
9.889,10
1.910,60
17.464,75
4.373,99
(456,15)
(4,41)
7.575,65
76,61
Tanzania
1.499,65
276,69
(1.499,65)
(100,00)
Iraq
500,00
132,46
1.390,60
457,35
890,60
178,12
(1.390,60)
(100,00)
Africa
8.522,50
1.688,92
5.256,70
1.252,54
8.522,50
(3.265,80)
(38,32)
Turkey
72,00
13,75
288,00
77,46
72,00
216,00
300,00
Algeria
120,00
28,08
120,00
(120,00)
(100,00)
Macau
48,00
12,72
48,00
(48,00)
(100,00)
Guinea
1.499,20
335,82
1.499,20
(1.499,20)
(100,00)
Timor
750,00
137,01
750,00
(750,00)
(100,00)
Uganda
2.001,75
460,29
0,00
2.001,75
Iran
498,95
128,98
0,00
498,95
Tổng
44.204,30
7.553,49
39.853,00
8.049,24
29.968,15
7.305,09
(4.351,30)
(9,84)
(9.884,85)
(24,80)
Nguồn: phòng Kế toán, cuối quý IV năm 2003, 2004, 2005
Tình hình xuất khẩu gạo qua các thị trường được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Biểu đồ 6: Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường qua 3 năm 2003-2005
Nhận xét:
* Về khả năng đa dạng và mở rộng thị trường:
Nhìn vào đồ thị 3 năm, tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường của Công ty cũng có nhiều biến động.
- Năm 2003, Công ty chiếm được 6 thị trường với những thị phần khác nhau. Trong đó, thị trường lớn nhất là Malaysia, kế đến là Philipines, Indonesia, Singapore, Tanzania và nhỏ nhất là thị trường Iraq.
- Sang năm 2004, Công ty chiếm thêm 4 thị trường mới nữa, nhưng lại mất đi hai thị trường cũ là Singapore và Tanzania. Tổng cộng Công ty có được 8 thị trường trong năm 2004. Lớn nhất cũng vẫn là Malaysia, kế đến là Philipines, đặc biệt là Châu Phi, một thị trường mới của Công ty trong năm 2004 nhưng lại chiếm hơn 1/5 tỷ trọng xuất khẩu, thị trường lớn đứng thứ 3. Kế đến đứng thứ tư là Indonesia, và một số thị trường nhỏ như: Guinea, Iraq, Đông Timor, Macau, Thổ Nhỹ Kỳ (Turkey) và Algeria. Điều này cho thấy khả năng mở rộng thị trường của Công ty trong năm 2004 là rất thành công. Nguyên nhân là do Công ty có một sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, thành phần lãnh đạo Công ty có sự thay đổi dẫn đến chính sách Công ty thay đổi, hoạt động công ty hiệu quả hơn.
- Năm 2005, Công ty giữ quan hệ làm ăn lại với Singapore nhưng với một tỷ trọng xuất rất nhỏ. Vẫn duy trì thị trường Thổ Nhỹ Kỳ (Turkey) mặc dù tỷ trọng xuất của nó là khá nhỏ. Bị mất đi một số thị trường như: Guinea, Iraq, Đông Timor, Macau, Algeria. Thay vào đó là Công ty đặt quan hệ làm ăn mới với Iran và Uganda. Với Malaysia và Châu phi ta bị giảm tỷ trọng xuất nhưng vẫn là hai thị trường lớn trong năm 2005. Thị trường Philipines được mở rộng nhiều so với các năm trước, vươn lên đứng thứ nhất chiếm hơn 1/2 tỷ trọng xuất khẩu gạo của Công ty trong năm. Điều này nói lên rằng, sự mở rộng thị trường của Công ty đã đi đến bước chọn lọc, chọn ra được những thị trường có tiềm năng nhất của Công ty mà mở rộng thị phần, còn những thị trường có sức mua yếu thì Công ty có thể đặt nhẹ sự quan tâm.
Vì Công ty đang trong tình trạng chuyển hoá giữa hình thức nhà nước sang cổ phần. Nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh Công ty. Do đó điều cần làm hiện nay là ổn định Công ty, củng cố sức mạnh nội tại để đi vào hoạt động hiệu quả, sau đó mới có thể nâng cao sức cạnh tranh, phát triển kinh doanh. Điều quan trọng là giá trị xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu, nếu thị trường nhiều mà giá trị xuất và số lượng xuất ít thì không đem lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời chính sách chọn lọc thị trường cũng là một trong những chính sách marketing Công ty chọn lựa, chỉ tập trung vào một số thị trường có tiềm năng đem lại hiệu quả cao chứ không dàn trãi ra nhiều thị trường, chi phí cao, không dem lại hiệu quả lớn.
* Về tỷ trọng xuất khẩu của các loại gạo vào các thị trường:
- Năm 2003: Tỷ trọng xuất khẩu gạo vào thị trường Malaysia là cao nhất, chiếm 46%; thứ hai là Philipine, chiếm 23%; thứ ba là Indonesia, chiếm 21%; thứ tư là Singapore, chiếm 6%; thứ năm là Tanzania, chiếm 3% và cuối cùng là Iraq, chiếm 1%. Qua số liệu trên cho thấy, thị trường lớn nhất, có quan hệ làm ăn tốt nhất với Công ty trong năm 2003 là Malaysia. Nguyên nhân là vì Malaysia là thị trường từ trước đến nay của công ty- có thể gọi là thị trường truyền thống của công ty. Thị trường này yêu cầu chất lượng gạo không cao, giá lại tương đối, Công ty ta nhà cung cấp phù hợp với thị trường này. Tương tự singapore, Philiines, indonesia là những thị trường khó tính hơn về chất lượng gạo xuất khẩu, nhưng giá xuất của ta là một đểm thu hút các nhà nhập khẩu của các thị trường đó.
- Năm 2004: Malaysia vẫn là thị trường nhập khẩu gạo của Công ty nhiều nhất, mặc dù tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này có giảm đi từ 46% năm 2003 xuống còn 32% năm 2004. Tương tự như Malaysia, Philipines vẫn đứng thứ 2 về tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường của Công ty trong năm 2003; nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào Philipines lại tăng ít, từ 23% năm 2003 lên 25% năm 2004. Tỷ trọng xuất khẩu vào Indonesia từ đứng thứ 3 trong năm 2003 thì năm 2004 lại sụt xuống hàng thứ 4, giảm từ 21% năm 2003 xuống còn 13% năm 2004. Châu Phi là một thị trường mới trong năm 2004 nhưng Công ty đã có tỷ trọng xuất vào thị trường này lớn xếp thứ 3, chiếm 21% (vì đây là một khúc thị trường mới với dân số đông và phần lớn là thuộc thành phần nghèo khổ. Nhu cầu của thị trường này là chất lượng gạo không cần cao và giá nhất định phải rẻ). Với thị trường Iraq, Công ty cũng có tỷ trọng xuất vào thị trường này tăng nhẹ từ 1% năm 2003 lên 3% năm 2004. Trong năm 2004, Công ty đã bị mất đi 3% tỷ trọng xuất khẩu gạo vào thị trường Tanzania. Nhưng bù lại, Công ty lại có thêm một số thị trường mới như: Guinea (4%), Đông Timor (2%), Macau, Thổ Nhỹ Kỳ (Turkey), và Algeria. Đây là năm kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả không những của công ty mà của cả nước Việt Nam, nhiều thị trường mới ký hợp đồng với công ty. Xong, đây chỉ là những thị trường với sức mua nhỏ, Malaysia, Indonesia, Philipines vẫn là những thị trường chính.
- Năm 2005: Trong năm này, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Philipines tăng vọt lên đứng hàng thứ 1, từ 25% năm 2004 tăng lên đến 57% năm 2005. Châu Phi thì vươn lên đứng thứ 2 nhưng tỷ trọng xuất vào thị trường này lại giảm từ 21% năm 2004 xuống còn 18% năm 2005. Malaysia được xếp hàng thứ 3 với tỷ trọng xuất vào thị trường này giảm từ 32% năm 2004 xuống 15% năm 2005. Công ty lại bị mất đi những thị trường mới ở năm 2004 là: Guinea (4%), Đông Timor (2%), Macau, và Algeria. Riêng thị trường Thổ Nhỹ Kỳ (Turkey) vẫn còn với tỷ trọng xuất vào thị trường này tăng nhẹ từ chưa được 1 % năm 2004 lên 1% trong năm 2005. Năm này, Công ty lại có thêm 2 thị trường mới với tỷ trọng xuất vào thị trường này cũng khá cao là: Uganda (7%), Iran (2%) (điều thu hút hai thị trường này là giá rẻ hơn tất nhiều so với Thái Lan và chất lượng gạo họ cũng có thể tạm chấp nhận được). Năm này lượng gạo xuất trực tiếp của Công ty giảm, kinh doanh gạo xuất khẩu bắt đầu chựng lại, Công ty tăng sản lượng xuất qua Philipines bằng hình thức uỷ thác. Do đó Philipines trở thành thị trường lớn của Công ty trong năm này. Châu Phi là thị trường mới công ty phát hiện được, đây là một thị trường tiềm năng của Công ty trong tương lai.
* Về tình hình biến động lượng xuất khẩu ở các thị trường:
- Malaysia: Lượng xuất khẩu sang Malaysia năm 2003 là 20.134 tấn. Qua năm 2004, lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm còn 12.251,9 tấn; giảm một lượng tuyệt đối là 7.882,1 tấn, tương ứng số tương đối là 39,15%. Năm 2005, lượng xuất lại giảm mạnh còn 4.392 tấn, giảm tương đối là 7.859,9 tấn, tương ứng số tuyệt đối là 64,15%. Đây là thị trường lớn nhất của Công ty (năm 2003) nhưng dần dần lượng xuất qua thị trường này lại giảm, nguyên nhân chủ yếu là do Malaysia chuyển từ nhập gạo 25% tấm sang gạo 15% tấm, nhu cầu về tiêu dùng gạo cao hơn và một số nhà nhập khẩu của nước này sẽ phải chọn những nhà cung cấp khác với chất lượng gạo cao hơn của Công ty.
- Singapore: Lượng xuất sang thị trường này năm 2003 là 2.605 tấn. Năm 2004, Công ty bị mất đi thị trường này, giảm lượng tuyệt đối đúng bằng lượng xuất năm 2003 là 2.605 tấn, tương ứng số tương đối 100%. Năm 2005, Lượng xuất là 66 tấn, tăng tuyệt đối 66 tấn so với năm 2004, tương ứng số tương đối 100%. Đây là thị trường lớn thứ 2 năm 2003, nhưng do yêu cầu ngày càng cao về chất lượng gạo nhập khẩu nên Công ty ta khó đáp ứng được. Vì vậy chiếm lĩnh được thị trường này là một điều không dễ đối với Công ty.
- Indonesia: Cũng là một thị trường khó tính. Năm 2003, lượng xuất sang thị trường này là 9.120,4 tấn. Năm 2004, giảm còn 5.309,7 tấn, giảm tuyệt đối là 3.810,7 tấn, tương ứng số tương đối là 41,78%. Nhưng sang năm 2005 thì không còn xuất sang thị trường này nữa.
- Philipines: Có thể nói đây là một trong những thị trường dễ tính, lượng xuất sang thị trường này có giảm nhưng rồi cũng tăng. Năm 2003 xuất 10.345,25 tấn. Năm 2004, lượng xuất là 9.889,1 tấn, giảm nhẹ một lượng tuyệt đối là 456,15 tấn, tương ứng số tương đối là 4,41%. Năm 2005, lượng xuất sang thị trường này lại tăng lên 17.464,75 tấn, tăng 7.575,65 tấn so với năm 2004, tương ứng lượng tương đối là 76,61%. Nhu cầu của thị trường này lớn nhưng do khả năng của Công ty về marketing còn nhiều hạn chế nên dẫn đến việc xuất trực tiếp vào thị trường này ngày một giảm. Sang năm 2005, nhờ vào hình thức xuất uỷ thác Công ty mới làm tăng sản lượng xuất sang thị trường này.
- Tanzania: Chỉ xuất vào thị trường này 1.499,65 tấn vào năm 2003. Từ đó về sau không còn xuất sang thị trường này nữa. Vì đây là một trong những thị trường có nhu cầu về chất lượng cao mà Công ty không thể đáp ứng được.
- Iraq: Năm 2003, xuất sang thị trường này một lượng là 500 tấn. Năm 2004, xuất tiếp một lượng là 1.390,6 tấn, tăng so với năm 2003 là 890,6 tấn, tương ứng số tương đối là 178,12%. Nhưng qua năm 2005, do đây là một thị trường không ổn định. Chiến tranh thường xuyên, những biến động về chính trị là nguyên nhân dẫn đến việc nhập gạo của công ty có nhiều thay đổi.
- Châu Phi và Thổ Nhĩ Kỳ là những thị trường có thể mở rộng của Công ty. Châu Phi là một thị trường lớn, lượng xuất năm 2004 là 8.522,5 tấn. Năm 2005, lượng xuất là 5.256,7, giảm 3.265,8 tấn tương ứng lượng tuyệt đối là 38,32%. Vì thị trường này cần chủ yếu là gạo giá rẻ chứ không chú trọng nhiều đến chất lượng gạo, mặt khác dân Châu Phi phần lớn là đông và nghèo, do đó nó là một thị trường tiềm năng của công ty trong thời gian tới. Nhưng đây là thị trường mới, cần có những chính sách kinh doanh phù hợp. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là giống như Châu Phi là thị trường mới, nhưng nó nhỏ hơn Châu Phi. Lượng xuất năm 2004 là 72 tấn. Năm 2005 là 288 tấn, tăng 216 tấn, tương ứng lượng tương đối là 300%. Đây là thị trường có sức mua nhỏ và cũng là thị trường mới, cần có sự xem xét tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- - phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX-NS.doc