Đề tài Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007

Năm 2007 Cảng Cần Thơ dùng các biện pháp tiết kiệm về mọi mặt đặc biệt giảm thiểu tối đa chi phí quản lí để hạ giá thành, cải tiến lề lối làm việc không gây phiền hà tới khách hàng, tạo nề nếp cho công tác quản lý, cảng thực hiện nghiêm túc các thông tư cũng như các chỉ thị và quyết định của cấp trên về quản lí. Trong sản xuất kinh còn sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cảng, các bến, các cá nhân do sự thiếu kiểm soát về giá của nhà nước – dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. các bến tư nhân quyết định gia dịch vụ và chi hoa hồng tùy tiện, vì vậy nhiều mặt hàng của Cảng Cần Thơ phải giảm cước để thu hút khách hàng.

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3783 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra canh gác, bảo vệ an toàn an ninh – chính trị đại bàn, an tòan tài sản cơ quan, an toàn phòng chống cháy nổ và kịp thời phát hiện các vi phạm tiêu cực báo cáo giám đốc xử lý. Phối hợp ban chỉ huy quân sự thành phố Cần Thơ tổ chức huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ cảng. Chấp hành luật nghĩa vụ quân sự và chính sách hậu phương quân đội. Chấp hành nghiêm chế độ bảo quản, giữ gìn vũ khí quân dụng được trang bị theo quy định pháp luật. Phối hợp phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy công an thành phố Cần Thơ tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho công nhân viên và đội phòng cháy chữa cháy nghĩa vụ. Xây dựng nội quy quản lý, sử dụng, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện phòng chống cháy nổ được trang bị theo quy định pháp luật và quy chế. Phối hợp và thi hành các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ Đảng, Nhà Nước, chuyên gia nước ngoài, thuyền viên nước ngoài đến tham quan hoặc làm việc tại cảng. Phòng bốc xếp tổng hợp Chức năng: Quản lý thiết bị phương tiện vận tải, cơ giới xếp dỡ thực hiện nhiệm vụ bốc xếp, vận chuyển hàng hóa, lai dắt, hỗ trợ tàu biển,… phục vụ sản xuất. Tham mưu giám đốc công tác đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện kỹ thuật của cảng. Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kỹ thuật an toàn phương tiện thiết bị cơ giới và kết quả thực hiện phương án sản xuất được giao. Tiếp nhận kế hoạch sản xuất; lập phương án cơ giới sản xuất tối ưu hoặc phương án thuê mướn phương tiện ngoài theo yêu cầu sản xuất. Phân nhiệm vụ cho các đội sản xuất trực thuộc thực hiện cụ thể từng phương án sản xuất theo lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. Tham gia xây dựng và phối hợp huấn luyện quy trình quy phạm an toàn kỹ thuật phương tiện, máy móc, thiết bị xếp dỡ, vận tải; công cụ phòng chống cháy nổ cho công nhân viên sản xuất. Phối hợp kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện, thiết bị; lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất, kịp thời phục vụ sản xuất. Tư vấn phương án kỹ thuật trong mua sắm phương tiện, thiết bị kỹ thuật. Thực hiện các quy định quản lý nhà nước về đăng kiểm, đăng ký phương tiện cơ giới, đăng ký cấp phép sử dụng các máy móc phương tiện vật tư có quy định nghiêm ngặt về an toàn như: các cần trục, thiết bị nâng,….. của cảng. Phòng bốc xếp tổng hợp có các đội sản xuất trực thuộc: - Đội bốc xếp - cơ giới: Chịu sự chỉ đạo của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp, có đội trưởng trực tiếp điều hành. Đội trưởng bốc xếp – cơ giới là người chỉ huy cao nhất trong đội bốc xếp – cơ giới và chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng bốc xếp tổng hợp về các lĩnh vực cơ giới xếp dỡ được phân công phụ trách. Quản lý phương tiện trang thiết bị, công cụ cơ giới xếp dỡ. Đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và đột xuất phương tiện, trang thiết bị,… phạm vi quản lý. Thực hiện phương án cơ giới sản xuất đúng quy trình – quy phạm kỹ thuật, cụ thể với từng loại hàng. Chấp hành nội quy lao động, các quy định an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi truờng và công tác bảo hộ lao động. Do yêu cầu công tác quản lý sản xuất, đội bốc xếp – cơ giới được lập các tổ sản xuất trực tiếp theo yêu cầu của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp. Tổ trưởng sản xuất do trưởng phòng bốc xếp tổng hợp chỉ định, được giao nhiệm vụ quản lý nhân viên thực hiện quy định, quy chế của cảng và trực tiếp tham gia sản xuất ở tổ. - Đội cẩu tàu: Chịu sự chỉ đạo của phó trưởng phòng bốc xếp tổng hợp phụ trách bốc xếp – cẩu tàu, có đội trưởng trực tiếp điều hành. Đội trưởng đội cẩu tàu là người chỉ huy cao nhất trong đội cẩu tàu và chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng bốc xếp tổng hợp về các lĩnh vực bốc xếp/ cẩu tàu được phân công phụ trách. Quản lý dụng cụ, phương tiện bốc xếp, cần cẩu tàu; phối hợp công nhân các hợp tác xã thuê ngoài trong việc xếp dỡ hàng hóa theo kế hoạch. Thực hiện các dịch vụ đóng gói hàng hóa, rút hàng hóa trong container; hàng hóa có yêu cầu kỹ thuật và giá trị kinh tế cao,…. Theo từng lệnh sản xuất cụ thể. Quản lý công nhân chấp hành nội quy lao động, các quy định an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và công tác bảo hộ lao động. Do yêu cầu công tác quản lý sản xuất, đội cẩu tàu được lập tổ sản xuất trự tiếp theo đề xuất của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp. Tổ trưởng sản xuất do trưởng phòng bốc xếp tổng hợp chỉ định, được giao nhiệm vụ quản lý nhân viên thực hiện quy định, quy chế của cảng và trực tiếp tham gia sản xuất ở tổ. Đội vận tải thủy – bộ: Chịu sự chỉ đạo của phó trưởng phòng phụ trách vận tải, có đội trưởng trực tiếp điều hành. Đội trưởng đội vận tải thủy – bộ là người chỉ huy cao nhất trong đội vận tải thủy - bộ và chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng bốc xếp tổng hợp về các lĩnh vực vận tải/ lai dắt được phân công phụ trách. Quản lý phương tiện, trang thiết bị phục vụ vận tải thủy – bộ. thực hiện kế hoạch vận chuyển đường thủy, đường bộ các loại hàng hóa theo từng phương án sản xuất, hoặc vận chuyển theo các hợp đồng kinh tế. Thực hiện kế hoạch lai dắt, hỗ trợ tàu biển làm hàng tại cảng; đưa rước công nhân làm hàng trên các tàu, phương tiện đỗ tại phao, neo; phối hợp dịch vụ cung ứng cho tàu biển khi được yêu cầu. Đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và đột xuất phương tiện phạm vi quản lý. Quản lý công nhân chấp hành nội quy lao động, các quy định an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và công tác bảo hộ lao động. Do yêu cầu công tác quản lý sản xuất, đội vận tải thủy – bộ được lập các tổ chức sản xuất trực tiếp theo đề xuất của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp. Tổ trưởng sản xuất do trưởng phòng bốc xếp tổng hợp chỉ định, được giao nhiệm vụ quản lý nhân viên thực hiện quy định, quy chế của cảng và trực tiếp tham gia sản xuất ở cảng. 3.2. Tình hình tàu ra vào cảng Cần Thơ năm 2007. - Số lượt tàu ra vào cảng năm 2007: 1.420 lượt phương tiện so với cùng kỳ năm trước đạt 125% tăng 25%. Trong đó: - Tàu nội:160 lượt so với năm 2006 đạt 182% - Tàu ngoại: 111 lượt so với năm 2006 đạt 156%. - Ghe và sà lan: 1.149 lượt so với năm 2006 đạt 117%. 3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác của Cảng Cần Thơ . 3.2.1.1. Những thuận lợi. - Có vị trí thuận lợi với vai trò là đầu mối giao thông thủy nội địa khu vực đồng bằng sông Cửu Long với giao thông hàng hải các nước trong khu vực. - Có phương tiện cơ giới hiện đại (có tổng 76 phương tiện cơ giới năm 2007). - Phân công bố trí công việc rõ ràng, chi tiết, vị trí các phòng ban hợp lý thuận lợi cho công tác quản lý và khách hàng dễ liên hệ. - Đội ngũ công nhân viên có kinh nghiệm, nhanh nhẹn, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao. - Được sự quan tâm của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. - Sản lượng của Cảng Cần Thơ năm sau cao hơn năm trước. - Có hơn 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động khai thác cảng biển, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao tạo lòng tin cho khách hàng. 3.2.1.2. Những khó khăn. Trong năm 2007 vừa qua Cảng Cần Thơ thật sự đã trải qua nhiều khó khăn thử thách - Giá dầu thế giới và trong nước tăng cao. - Giá vật tư, thiết bị, tiền thuê đất đều biến động tăng cao. - Thời tiết không thuận lợi bão lụt xảy ra liên tục. - Giá dịch vụ không tăng, cạnh tranh khốc liệt về giá dịch vụ trogn khu vực. - Luồng cửa Định An ngày càng bị bồi lắng, luồng lạch không đảm bảo an toàn cho tàu có trọng tải lớn ra vào, gây tâm lý trở ngại cho các hãng tàu và khách hàng. - Trong khu vực có nhiều cảng và bến bốc xếp như cảng X55 của Hải Quân, cảng Trà Nóc của công ty lương thực Sông Hậu, cảng Bình Minh của Vĩnh Long, cảng Mỹ Thới của An Giang, cảng xí nghiệp đóng tàu của Vinashin và cảng Cái Cui. - Các doanh nghiệp tư nhân bốc xếp ra đời cạnh tranh không lành mạnh tạo tiền lệ xấu về việc giảm giá dịch vụ và tăng hoa hồng phí làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện hoặc một số hệ thống đường giao thông xuống cấp gây cản trở làm giảm sản lượng của cảng Cần Thơ 3.3. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của cảng Cần Thơ năm 2005-2007. 3.3.1. Ý nghĩa và mục đích. 3.3.1.1. Ý nghĩa. Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh. Hoàn thành kết quả sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của toàn doanh nghiệp trên thương trường kinh doanh. Hoàn thành vượt mức kế hoạch hay không hoàn thành kế hoạch đều phải xem xét, đánh giá phân tích nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.3.1.2. Mục đích. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp lãnh đạo doanh nghiệp có các thông tin cần thiết để ra những quyết định sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành các quá trình sản xuất kinh doanh. 3.3.2. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của cảng Cần Thơ theo từng chỉ tiêu Bảng 1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007 T T NỘI DUNG ĐƠN VỊ KẾ HOẠCH 2007 THỰC HIỆN 2005 THỰC HIỆN 2006 THỰC HIỆN 2007 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần) 44.000.000.000 36.136.417.947 46.510.364.798 49.220.901.694 2 Chi phí quản lí Đồng 3.100.000.000 3.408.856.554 2.948.383.530 4.405.244.257 3 Lợi nhuận trước thuế Đồng 1.100.000.000 250.806.029 999.933.147 2.036.077.969 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp Đồng 308.000.000 70.225.688 279.981.281 570.101.831 5 Lợi nhuận sau thuế Đồng 792.000.000 180.580.341 719.951.866 1.465.976.138 ( Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư) Qua thu thập số liệu từ phòng tài chính kế toán của cảng Cần Thơ ta có thể phân tích và có các chỉ tiêu sau: Doanh thu bình quân một ngày trong năm 2006 của Cảng Cần Thơ = Doanh thu hàng năm/ 365 = 46.510.364.798 / 365 = 127.425.657 (đồng) Doanh thu bình quân một ngày trong năm 2007 của Cảng Cần Thơ = Doanh thu hàng năm/ 365 = 49.220.901.694 / 365 = 134.851.785,5 (đồng) Kỳ thu tiền bình quân bằng các khoản phải thu bình quân / doanh thu bình quân một ngày. Kỳ thu tiền bình quân năm 2006 (8.979.740.092 + 8.961.627.816)/2 = 71 (ngày) 127.425.657 Kỳ thu tiền bình quân năm 2007 (8.961.627.816 + 6.395.550.880)/2 = 57 (ngày) 134.851.785,5 Cảng Cần Thơ phải mất 71 ngày để thu hồi một khoản phải thu năm 2006, mất 57 ngày để thu hồi một khoản phải thu năm 2007. Điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Cảng Cần Thơ ngày càng hiệu quả. Nguyên nhân giảm là do các khoản phải thu trong năm 2007 giảm số tuyệt đối là 2.566.076.936 đồng, số tương đối là 28,63 % làm cho kỳ thu tiền bình quân năm năm 2007 giảm 14 ngày so với năm 2006. Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO DOANH THU CỦA CẢNG CẨN THƠ TỪ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN NĂM 2005 - 2007 Đơn vị tính: đồng Mã dịch vụ Diễn giải Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 CP01 Cước phí xếp dỡ - Bốc xếp - Cont hàng xuất khẩu 18.436.622.041 10.909.117.811 12.017.029.412 26.294.758.515 CP02 Lưu kho bãi - Chi phí lưu kho, bãi, cho thuê kho 1.899.970.192 2.080.503.967 2.779.395.009 CP03 Kiểm đếm, giao nhận, cân hàng - Cước phí giao nhận, cân hàng 94.408.589 181.278.221 385.073.041 CP05 Cho thuê cầu tàu - Cước phí cầu tàu 701.528.998 522.467.346 966.548.746 CP08 Buộc mở dây - Cuộc cởi dây + Lai dắt 1.058.110.277 153.948.583 596.568.696 Tổng cộng 22.190.640.097 25.864.345.340 31.022.344.007 ( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2005: Doanh thu hàng năm/ 365 = 22.190.640.097/365 = 60.796.274 (đồng) Doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2006: Doanh thu hàng năm/ 365 = 25.864.345.340/ 365 = 70.861.220 (đồng) Doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007: Doanh thu hàng năm/ 365 = 31.022.344.007/ 365 = 84.992.723 (đồng) Bảng 3: BẢNG TÍNH DOANH THU BÌNH QUÂN MỘT NGÀY NĂM 2005 - 2007 Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu bình quân một ngày 60.796.274 70.861.220 84.992.723 Ta thấy doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản của Cảng Cần Thơ ngày càng tăng. Cụ thể năm 2006 tăng 16,55% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 19,94% so với năm 2006 điều này chứng tỏ Cảng Cần Thơ ngày càng hoạt động có hiệu quả và đang dần phát huy được lợi thế của mình. Tổng doanh thu. Tổng doanh thu năm 2007 thực hiện là: 49.220.901.694 đồng đạt 112% kế họach cả năm so với năm 2006 đạt 106%, tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 đạt 128,7 % vượt 28,7%. Trong đó ngoài doanh thu từ hoạt động cơ bản, Cảng Cần Thơ còn có doanh thu phụ từ các hoạt động dịch vụ như: văn phòng cho thuê, kinh doanh xăng dầu bán lẻ, cung cấp điện nước, cót, đỗ rác tàu. Doanh thu từ hoạt động cơ bản Năm 2006 so với năm 2005 đạt 116,5 % tăng 16,5% số tuyệt đối là 3.673.705.243 đồng nguyên nhân là doanh thu từ hoạt động xếp dỡ, kiểm đếm giao nhận cân hàng, hoạt động cho thuê kho bãi có tăng nhưng không đáng kể ngoài ra các hoạt động cho thuê cầu tàu, buột mở dây giảm làm cho doanh thu năm 2006 có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2005. Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 đạt 119,94% vượt 19,94% số tuyệt đối là 5.157.998.667 đồng nguyên nhân là do doanh thu từ các hoạt động đều tăng. Điều này cho thấy Cảng Cần Thơ đang dần từng bước khắc phục những khó khăn, và tận dụng khai thác thế mạnh trong của mình. Tuy nhiên hoạt động của Cảng Cần Thơ có hiệu quả nhưng chưa thực sự phát huy hết những năng lực vốn có của mình do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài đó là luồng cửa Định An bị bồi lắng làm giảm đáng kể lượng tàu cập cảng, công suất xây dựng cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 tấn nhưng do đường vào cảng không được khai thông nên đã làm giảm đáng kể lượng tàu muốn cập cảng. Hiện nay luồng vào cảng chỉ có thể tiếp nhận tàu ra vào cảng có mớn nước dưới 7m tức là tàu có trọng tải dưới 5.000 tấn trong khi đó tàu trên thế giới thông thường có trọng tải từ 10.000 tấn đến 20.000 tấn. Điều này không những gây tâm lý lo ngại cho Cảng Cần Thơ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Cảng Cần Thơ. Doanh thu từ hoạt động phụ Doanh thu từ hoạt động phụ của Cảng Cần Thơ đóng góp chính đó hoạt động dịch vụ kinh doanh xăng dầu, doanh thu từ hoạt động phụ của Cảng Cần Thơ năm 2006 tăng so với năm 2005 nhưng không đáng kể, năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng giảm không đáng kể nguyên nhân là do các dịch vụ khác của năm 2007 tăng so với năm 2006 tuy nhiên do dịch vụ kinh doanh xăng dầu giảm nên dẫn đến daonh thu từ hoạt động phụ của Cảng Cần Thơ năm 2007 giảm so với năm so với năm 2006. Tổng chi phí. Chi phí quản lý năm 2006 giảm so với năm 2005 do Cảng Cần Thơ thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí quản lý nhưng qua năm 2007 chi phí quản lý tăng là do Cảng Cần Thơ đã từng bước hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đầu tư nhiều vào công tác quản lý hơn từng bước nâng cao chất lượng đời sống công nhân viên. Thực tế sản xuất kinh doanh Cảng Cần Thơ chưa thể sử dụng hết công suất của cầu tàu, sản xuất có tính thời vụ phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan, luồng tàu gây trở ngại lớn nhất đối với sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ. Cảng Cần Thơ mới được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nên chi phí cố định có tăng như khấu hao cầu tàu, kho bãi. Mặt khác sự biến động giá của một số vật tư, nhiên liệu…. các loại chi phí làm tăng giá thành trong khi đó giá thu cước không tăng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị. Năm 2007 Cảng Cần Thơ dùng các biện pháp tiết kiệm về mọi mặt đặc biệt giảm thiểu tối đa chi phí quản lí để hạ giá thành, cải tiến lề lối làm việc không gây phiền hà tới khách hàng, tạo nề nếp cho công tác quản lý, cảng thực hiện nghiêm túc các thông tư cũng như các chỉ thị và quyết định của cấp trên về quản lí. Trong sản xuất kinh còn sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cảng, các bến, các cá nhân do sự thiếu kiểm soát về giá của nhà nước – dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. các bến tư nhân quyết định gia dịch vụ và chi hoa hồng tùy tiện, vì vậy nhiều mặt hàng của Cảng Cần Thơ phải giảm cước để thu hút khách hàng. Ngoài ra Cảng Cần Thơ còn đầu tư thêm chi phí với tổng cộng là 6.920.478.431 đồng để mua trang thiết bị và sửa chữa kiểm tra các thiết bị kỹ thuật của cảng đảm bảo cho cảng luôn phục vụ tốt với trang thiết bị hiện đại và an toàn. Tổng lợi nhuận Tuy chi phí có tăng lên nhưng lợi nhuận của Cảng Cần Thơ không ngừng tăng lên theo các năm nhất là từ năm 2005 đến năm 2007 nhưng lợi nhuận mà Cảng Cần Thơ đạt được cũng tăng lên. Tuy nhiên tốc độ tăng lên về lợi nhuận đạt được cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Để đạt được kết quả như trên chứng tỏ năm 2007 Cảng Cần Thơ đã phấn đấu không ngừng, bằng mọi biện pháp để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí tăng cường hoạt động các dịch vụ ngoài khu vực để tăng doanh thu hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra Cảng Cần Thơ cũng được trang bị tương đối về thiết bị máy móc cơ sở hạ tầng đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất, mặt khác cơ sở hạ tầng được nhà nước đầu tư cơ bản tạm thời đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị cấp bách hiện nay. CHƯƠNG 4 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-2007 4.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2005-2007 4.1.1. Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh về sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2005 - 2007 Bảng 4: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 -2007 S T T Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 Thực hiện năm 2007 1 Sản lượng thông qua Tấn 879.386 875.531 1.305.952 2 Sản lượng xếp dỡ Tấn 1.082.532 1.075.118 1.606.548 3 Sản lượng chuyển thẳng Tấn 768.944 781.046 1.150.492 4 Sản lượng lưu kho bãi Tấn 143.085 147.432 236.831 ( Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư) Bảng 5: BẢNG SO SÁNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007 S T T CHỈ TIÊU Chênh lệch năm 2006 so với năm 2005 Chênh lệch năm 2007 so với năm 2006 (Tấn) (%) (Tấn) (%) 1 Sản lượng thông qua -3.855 -0,44 430.421 49,16 2 Sản lượng xếp dỡ -7.414 -0,68 531.430 49,43 3 Sản lượng chuyển thẳng 12.102 1,57 369.446 47,3 4 Sản lượng lưu kho bãi 4.347 3,04 89.399 60,64 4.1.2. Đánh giá chung về từng chỉ tiêu. Sản lượng thông qua Sản lượng hàng hóa thông qua năm 2007: thực hiện 1.305.952 tấn đạt 131% kế hoạch năm 2007, so với năm 2006 đạt 149,16%, tăng 49,16% số tuyệt đối là tăng 430.421 tấn. Nguyên nhân sản lượng hàng hoá thông qua năm 2007 tăng khá cao so với năm 2006 nguyên nhân là do sản lượng gạo xuất ngoại tuy có giảm nhưng bù lại năm 2007 sản lượng cát xuất khẩu và gỗ tràm xuất khẩu tăng mạnh, mặt khác tuy sản lượng lương thực xuất ngoại giảm nhưng sản lượng lượng lương thực xuất nội tăng đáng kể so với năm 2006 do áp dụng chính sách của nhà nước để đảm bảo an toàn lương thực trong cả nước. Mặt khác các hàng hoá nhập nội xề sắt thép, than đá và clinker cũng tăng mạnh do năm 2007 là năm có nhiều dự án, công trình sẽ và đang khởi công xây dựng, nhu cầu về xây dựng để đáp ứng cơ sở hạ tầng, cơ sở hợp tác đầu tư trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Sản lượng hàng hoá năm 2006 so với năm 2005 đạt 99,56% giảm 0,44%, số tuyệt đối là giảm 3.855 tấn. Nguyên nhân là do thời tiết lũ lụt, dịch bệnh trên lúa nên sản lượng gạo sản xuất ra bị giảm dẫn đến sản lượng gạo xuất ngoại và xuất nội giảm, ngoài ra mặt hàng thức ăn gia súc cũng giảm. Năm 2006 hàng hoá nhập ngoại clinker giảm mạnh đây là một trong những nguyên nhân là cho lượng hàng hoá trong năm 2006 giảm so với năm 2005. Tuy nhiên, nhu cầu vận chuyển hàng hoá của đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tăng, nhưng thật sự hệ thống cảng biển của đồng bằng sông Cửu Long chưa thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển này, các cảng không hoạt động hết công suất và Cảng Cần Thơ cũng vậy do nhiều yếu tố khác nhau nhưng luồng vào cảng là một yếu tố rất quan trọng. Năm 2007 khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua cảng của đồng bằng sông Cửu Long khoảng 10 triệu tấn/năm. Với khối lượng lớn như vậy, nhưng vùng này chỉ có 12 cảng biển và mới đảm nhận được khoảng 30% nhu cầu hàng hóa của khu vực (nguồn: báo Cần Thơ). Với khoảng 30% nhu cầu hàng hoá của khu vực thì sản lượng hàng hoá vận chuyển thông qua cảng là khoảng 3 triệu tấn trong đó Cảng Cần Thơ đã vận chuyển được 1.305.952 tấn chiếm khoảng 45,53%, cảng Mỹ Thới là 936.026 tấn chiếm khoảng 31,2 %, cảng Mỹ Tho 317.735 tấn chiếm khoảng 10,59 % , cảng Vĩnh Long 187.000 tấn chiếm khoảng 6,23 %, các cảng còn lại tại đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 8,45 %. Bảng 6: BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ SO VỚI CÁC CẢNG TRONG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007 STT Tên cảng Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 1 Cảng Cần Thơ 1.305.952 43,53 2 Cảng Mỹ Thới 936.026 31,20 3 Cảng Mỹ Tho 317.735 10,59 4 Cảng Vĩnh Long 187.000 6,23 5 Cảng khác 253.251 8,45 Tổng sản lượng 3.000.000 100 Biểu đồ thực hiện sản lượng của các cảng đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cảng đầu mối là Cảng Cần Thơ, Cảng Mỹ Thới và Cảng Mỹ Tho trong đó Cảng Cần Thơ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hàng hoá thông qua các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên hầu hết các cảng đều không hoạt động hết công suất do luồng vào không đảm bảo cho tàu có trọng tải lớn ra vào. Các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% tổng sản lượng hàng hoá có nhu cầu thông qua cảng như vậy là quá thấp trong khi đó cảng không hoạt động hết công suất. Khoảng 70% lượng hàng hoá xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long phải qua các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh trước khi ra ngoài . Điều này không những làm cho tăng thời gian, giá thành, giao thông thành phố quá tải, mà còn làm giảm chất lượng cũng như giảm tính cạnh tranh của hàng hoá đồng bằng sông Cửu Long bởi vì chi phí vận chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh rồi mới xuất đi có khi lên đến 200 USD/tấn. Năng lực của cảng Cần Thơ là không nhỏ nhưng khó hấp dẫn các chủ hàng và chủ tàu bởi sự hạn chế về độ sâu của cửa Định An. Việc khai thông luồng vào cảng ở đồng bằng sông Cửu Long không những giúp cho các cảng hoạt động hết công suất tránh lãng phí trong việc đầu tư có sở hạ tầng cho các cảng, ngoài ra còn giảm áp lực cho Cảng Sài Gòn, giao thông thành phố thông thoáng hơn và nhất là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới điều này đặc biệt quan trọng nhất là khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hệ thống giao thông vận tải đường thuỷ nhất là cảng biển hoạt động tốt cũng góp phần vào việc khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sản lượng xếp dỡ: Sản lượng xếp dỡ bằng sản lượng thông qua cộng với sản lượng bốc xếp hàng hoá từ kho bãi lên phương tiện của khách hàng và từ phương tịên của khách hàng xuống kho bãi của cảng nên sản lượng hàng hoá xếp dỡ phụ thuộc nhiều vào sản lượng hàng hoá thông qua. Sản lượng hàng hoá thông qua tăng nên sản lượng hàng hoá xếp dỡ cũng tăng theo ngược lại sản lượng hàng hoá thông qua giảm sẽ dẫn đến sản lượng hàng hoá xếp dỡ cũng giảm theo, sản lượng hàng hoá xếp dỡ năm 2006 so với năm 2005 đạt 99,32% giảm 0.68% số tuyệt đối là giảm 7.414 tấn. Sản lượng hàng hoá xếp dỡ năm 2007 so với năm 2006 đạt 149,43% tăng 49,43 %, số tuyệt đối là tăng 531.430 tấn. Tuy sản lượng hàng hoá xếp dỡ tăng mạnh trong năm 2007 so với năm 2006, tuy nhiên Cảng Cần Thơ vẫn chưa thực sự hoạt động hết công suất thiết kế. Trong khi năng suất xếp dỡ của Cảng Cần Thơ cơ thể xếp dỡ được 2.187.500 tấn năm 2007 tuy nhiên trong năm 2007 Cảng Cần Thơ chỉ xếp dỡ được 1.606.548 tấn, cảng Cần Thơ chỉ đạt được 73,44 % công suất thiết kế. Nguyên nhân là do luồng vào Cảng Cần Thơ chưa được khai thông nên không thu hút được nhiều chủ hàng, chủ tàu cập cảng. Sản lượng chuyển thẳng Sản lượng chuyển thẳng năm 2006 so với năm 2005 đạt 101,57 % tăng 1,57 % số tuyệt đối là tăng 12,102 tấn. Sản lượng chuyển thẳng năm 2007 so với năm 2006 đạt 147,3 % tăng 47,3 % số tuyệt đối là tăng 366.446 tấn. Nguyên nhân là do lượt tàu ra vào cảng ngày càng tăng, cụ thể số lượt tàu ra vào cảng năm 2007 là 1420 lượt phương tiện, so với cùng kỳ năm 2006 đạt 125% tăng 25%. Trong đó: Tàu nội: 160 lượt so với năm 2006 đạt 182% Tàu ngoại: 111 lượt so với năm 2006 đạt 156% Ghe và sà lan: 1149 lượt so với năm 2006 đạt 117% Tất cả các lượt tàu ghé vào cảng đều tăng đáng kể điều này cho thấy thương hiệu Cảng Cần Thơ ngày càng có uy tín trong nước và quốc tế, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm và đặt niềm tin thực sự. Tuy Cảng Cần Thơ chưa thực sự hoạt động hết công suất và khả năng trang bị hiện có của cảng do các tác động bên ngoài đặt biệt là luồng cửa Định An ngày càng bị bồi lắng, luồng bị cạn, nhà nước có đầu tư nạo vét nhưng thực sự không hiệu quả bởi cửa Định An bị bồi lắng bởi dòng sông Hậu. Do đó luồng lạch chưa đảm bảo an toàn cho tàu bè ra vào cảng, luồng thực sự không ổn định, theo thông báo của hàng hải đôi khi cốt luồng chỉ đạt 2,5 m thì gây tâm lý trở ngại cho các hãng tàu, thực tế Cảng Cần Thơ hiện nay chỉ tiếp nhận tàu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ.doc