Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Nếu như trước những năm 2000 thị trường cà phê hoà tan tại Việt Nam còn khá nghèo nàn về chủng loại sản phẩm và ít được nhà đầu tư quan tâm thì đến nay thị trường này đã tăng nhanh một cách đáng khâm phục.

Thị trường cà phê hoà tan đang có xu hướng “nở nồi” vì có các ưu thế như giúp người dùng tiết kiệm thời gian, sản phẩm có tính năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ (lớp người tiêu dùng mới) hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy thị trường này đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2007: từ 20-25%.

Để tham gia vào thị trường này này nhiều thương hiệu đã quyết định đầu tư lớn như VinaCafe với một nhà máy cà phê hoà tan 20 triệu USD, với công suất 3.000 tấn/năm, Trung Nguyên thì có một dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan G7 lên tới 10 triệu USD, công suất 2.00 tấn/năm. Ngoài những tên tuổi kinh doanh cà phê hoà tan quen thuộc như NesCafe (Nestle), VinaCafe, G7Coffee (Trung Nguyên). còn có các nhãn hiệu như Café Moment (Công ty CP Sữa VN - Vinamilk), Max Coffee (Singapore).

 

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế trên, đưa sản phẩm cà phê Việt Nam tiến xa hơn nữa trên thị trường Hoa Kỳ. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1 Sản lượng xuất khẩu Hoa Kỳ luôn là nước nhập khẩu cà phê cao đối với nước ta. Nhu cầu cà phê của người dân Hoa Kỳ rất cao, bình quân hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên 1 triệu tấn. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê robusta dưới dạng thô sang Hoa Kỳ. Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới và Hoa Kỳ trong ba năm 2007 – 2009 Năm Thị Trường Năm 2007 (tấn) Năm 2008 (tấn) Năm 2009 ( tấn) Mức tăng 2008 so với 2007 Mức tăng 2009 so với 2008 Tuyệt đối (tấn) Tương đối Tuyệt đối (tấn) Tương đối Hoa Kỳ 134.966 106.393 128.050 -28.573 21,17% 21.657 20,36% Thế Giới 1.229.233 1.059.506 1.183.523 -169727 -13,8% 124.017 11,71% (Nguồn:Giá trị xuất khẩu -Tổng cục thống kê Việt Nam 2007, 2008,2009) Tấn Năm Hình 2.1 Biểu đồ sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và thế giới từ năm 2007 – 2009 (Nguồn:Giá trị xuất khẩu -Tổng cục thống kê Việt Nam 2007, 2008,2009) Vào năm 2008 thì sản lượng xuất khẩu cà phê của Viêt Nam đã giảm khoảng 13,8% tương đương khoảng 169.727 tấn. Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi làm cho nhiều diện tích cà phê mất mùa, tình trạng cà phê mất mùa không chỉ diễn ra ở nước ta mà nhiều nước khác trên thế giới Brazil nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê cũng đã giảm sản lượng xuất khẩu khoảng 10 ngàn bao ( loại 60 kg ) do thời tiết sương giá kéo dài. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế làm người nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn và lãi vay, nên chăm sóc cây cà phê kém hơn vụ trước, điều này cũng đã tác động khá lớn đến sản lượng cà phê năm 2008... Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam xuất khẩu năm 2009 tăng khá so với 2008, tăng khoảng 11,71% tương đương khoảng 124.017 tấn, nguyên nhân là do cà phê năm 2009 không gặp hạn hán, tình hình thời tiết diễn biến thuận lợi cho cây cà phê phát triển nên tỷ lệ đậu cao. Bên cạnh đó, theo phân tích của Vicofa, những tín hiệu mừng trong việc xuất khẩu cà phê năm 2009 còn do người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị trường thế giới để chủ động lượng cà phê bán ra nhằm hạn chế rủi ro. Đối với thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là vào năm 2008 sản lượng giảm khoảng 21,17% tương đương khoảng 28.573 ngàn tấn nguyên nhân là do Hoa Kỳ đã có những nỗ lực nhằm thi hành các biện pháp an ninh nhập khẩu để làm tăng thêm sức ép đối với những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt Nam ngoài đòi hỏi nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình chấp hành qui định hải quan và tờ khai về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất khẩu còn phải cung cấp thông tin nhằm bảo đảm có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ của từng lô cà phê, làm gia tăng chi phí xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng chất lượng cà phê Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ nên sản lượng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng giảm. Đồng thời nguyên nhân là do chi phí xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ tăng cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ động chuyển sang một số thị trường khác như: Bỉ, Italia, Trung Quốc, Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê sang một số thị trường khác như vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước ASEAN và vùng Trung Mỹ…Đặc biệt, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của Hoa Kỳ về chất lượng cà phê, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn trong giai đoạn khủng hoảng nên sản lượng xuất sang Hoa Kỳ giảm mạnh…. Đến năm 2009 hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam có tín hiệu khả quan hơn tăng khoảng 20,36% so với năm 2008 với lý do cầu cà phê tại Mỹ trong năm 2009 tăng cao, thêm vào việc các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lỏng tay hơn trong việc áp đăt các quy định nhập khẩu. Bảng 3 : Sản lượng hàng quý trong ba năm 2007 đến năm 2009 Đơn vị: tấn Năm Sản lượng xuất khẩu hàng quý Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2007 22.436 34.967 48.962 28.601 2008 39.827 19.349 14.929 32.288 2009 42.914 35.018 13.121 36.997 (Nguồn: Tổng hợp giá trị xuất khẩu - Tổng cục thống kê Việt Nam qua các tháng của năm 2007, 2008,2009) Dựa vào kết quả hoạt động xuất khẩu cà phê hàng quý sang Hoa kì từ năm 2007 đến năm 2009, chúng ta sẽ đưa ra sản lượng dự báo sang Hoa Kỳ trong năm 2010 này như sau: Tính toán các chỉ số mùa vụ Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 2007 22.436 34.967 48.962 28.601 134.966 2008 39.827 19.349 14.929 32.288 106.393 2009 42.914 35.018 13.121 36.997 128.050 Tổng 105.177 89.334 77.012 97.886 369.409 Trung bình quý 35.059 29.877 25.671 32629 30.809 Chỉ số mùa vụ 1,138 0,970 0,833 1,06 - Hoá giải tính chất mùa vụ bằng cách chia giá trị của từng quý cho chỉ số mùa vụ tương ứng. Chẳng hạn: 22.436/1,138 = 19.715; 34.967/0,970 = 36.048… Ta được số liệu sau: Năm Sản lượng xuất khẩu hàng quý (tấn) Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2007 19.715 36048 58.777 26.982 2008 35.037 19947 17.921 30.460 2009 37.710 35.018 15.751 34.903 Phân tích hồi quy: Quý x y x2 Xy Q2007-1 1 19.715 1 19.715 Q2007-2 2 36.048 4 72.096 Q2007-3 3 58.777 9 176.331 Q2007-4 4 26.982 16 107.928 Q2008-1 5 35.037 25 175.185 Q2008-2 6 19.947 36 119.682 Q2008-3 7 17.921 49 125.447 Q2008-4 8 30.460 64 243.680 Q2009-1 9 37.710 81 339.390 Q2009-2 10 35.018 100 350.180 Q2009-3 11 15.751 121 173.261 Q2009-4 12 34.903 144 418.836 Tổng 78 368.269 650 2321.731 Phương trình có dạng: Y = ax + b Xác định hệ số: a = (n∑xy-∑x∑y)/(n∑x2 – (∑x)2) =(12x2321731 – 78x368269)/(12x650 – 782) = -504 b = (∑x2∑y - ∑x∑xy)/( n∑x2 – (∑x)2) = (650x368269 – 78x2321731)/( 12x650 – 782) = 33963 Phương trình cần tìm: Y = -504x + 33963. (*) Thay thế giá trị x cho 4 Quý của năm 2010 bằng 13, 14, 15, 16 vào phương trình (*). Và đây là dự báo phi mùa vụ cho 4 quý tới. Y2010-1 = (-504x13) + 33963 = 27411 Y2010-2 = (-504x14) + 33963 = 26907 Y2010-3 = (-504x15) + 33963 = 26403 Y2010-4 = (-504x16) + 33963 = 25899 Cuối cùng là xác định sản lương dự báo trong năm 2010 : Quý Chỉ số mùa vụ Dự báo phi mùa vụ Dự báo sản lượng năm 2010 1 1,138 27.411 31.194 2 0,970 26.907 26.100 3 0,833 26.403 21.994 4 1,06 25.899 27.453 Sản lượng dự báo năm 2010 106.741 Theo dự báo trên thì với 106741 tấn (khoảng 0.11 triệu tấn) thì có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh hiện nay, bởi vì hiện nay Hoa Kỳ đang đẩy mạnh nhập khẩu cà phê từ nhiều nước trên thế giới nhằm cung ứng thị trường trong nước vốn đa dạng chủng loại. Tuy nhiên diện tích trồng cà phê hiện nay ở Việt Nam với khoảng 500.000 ha chủ yếu là Tây Nguyên, cùng với tiêu chí của chính phủ là hạn chế việc phá rừng trồng cà phê của một số hộ dân. Do đó, sản lượng xuất khẩu ra thế giới cũng như Hoa Kỳ sẽ ít biến đổi so với năm 2009. 2.2 Giá cà phê Trong những năm vừa qua, mặc dù cà phê Việt Nam đã có những cải tiến đáng kể về chất lượng nhưng giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa cân xứng vị thế là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Năm 2007, có lẽ là một năm mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và nông dân trồng cà phê đều trúng lớn. Cà phê không những được mùa mà còn được giá. Trong năm này, làm ủy thác cũng thắng mà làm trực tiếp cũng thắng. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 triệu tấn cà phê, giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao, khoảng 1.430 USD/tấn theo giá FOB. Giá cà phê xuất sang thị trường Hoa Kỳ cũng luôn ở mức cao khoảng 1420 USD/tấn. Trái lại, năm 2008 lại khác, cà phê được báo cáo là mất mùa. Đây cũng là năm biến động về giá cà phê trong nước cũng như xuất khẩu không thể lường trước, giá cà phê trong nước phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường cà phê thế giới. Tháng 2/2008 giá cà phê trong nước giao động từ 40.000 – 42.000 đồng/kg, giá cà phê nhân (loại Robusta ) xuất khẩu (FOB) tại Tp.HCM đạt tới 2.520 USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu cà phê của Brazil luôn cao hơn Việt Nam khoản 2.580 USD/tấn, giá xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ khoảng 2.510 USD/tấn thấp hơn 10 USD/tấn so với giá chào bán theo FOB. Đến tháng 8/2008 giá cà phê trong nước giảm khoảng 34.000 - 35.000 đồng/kg thì giá cà phê nhân (loại Robusta ) xuất khẩu đạt khoảng trên 2.000 USD/tấn, đợt rớt giá cao nhất vào trong tuần tháng 10/2008 giá cà phê rớt xuống khoảng còn 26.000 - 27.000 đồng/kg, giá xuất khẩu khoảng 1710 USD/tấn giảm 23,5% so với tháng 9/2008 và giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong những ngày đầu tháng 12/2008, giá cà phê xuất khẩu của nước ta giảm xuống còn 1.545-1.560 USD/T, giảm trung bình 65 USD/tấn so với cuối tuần trước, nhưng vẫn tăng 4,2% so với đầu tháng 11/2008. Giá thu mua cà phê nhân loại 1 trong nước giảm 300 đ/kg xuống 26.400 đ/kg, tăng 2,6% so với đầu tháng trước. Giá cà phê của Việt Nam lúc nào cũng thấp hơn Brazil trung bình mỗi tấn khoản 50-65 USD. Giá cà phê nhân xuất khẩu sang Hoa Kỳ luôn thấp hơn giá chào bán của FOB từ 5-10 USD/tấn, tại thị trường này cà phê của Việt Nam không chỉ cạnh tranh gay gắt với Brazil mà còn cạnh tranh với nước Colombia, Ấn Độ. Năm 2009, giá cà phê thế giới giảm mạnh, dẫn đến thị trường trong nước cũng rớt giá theo.Trong sáu tháng đầu năm này, giá cà phê biến động phức tạp. Cà phê Robusta giao dịch tại thị trường London ngày đứng ở mức khoảng 1.457 USD mỗi. Giá cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo đó cũng giảm mạnh, biến động phức tạp giá binh năm này khoảng 1.490 USD/tấn. ĐVT:USD/tấn (Nguồn:Tổng hợp từ viện chính sách và chiến lược PT - NNNT) Hình 2.2: Biểu diển giá cà phê Quốc tế, trong nước và giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2008. Nhìn chung, trong những năm vừa qua khi đem cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhà sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn bán trong nước. Tuy nhiên, giá cà phê Việt Nam khi chào bán sang thị trường Hoa Kỳ bao giờ cũng thấp hơn so với các nước khác. Nguyên nhân chủ yếu do chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ. Đây là một hạn chế lớn mà ta cần khắc phục để cà phê Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia khác. 2.3 Kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ luôn được đánh giá là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2008. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị:: Tỷ USD Năm Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức tăng 2008 so với 2007 Mức tăng 2009 so với 2008 Kim ngạch Tương đối(%) Kim ngạch Tương đối(%) Hoa Kỳ 0.21 0.21 0.20 0,00 0% -0.01 4,76% Thế Giới 1.91 2.11 1.73 0,20 10,5% -0.38 -18,01% Tỷ USD Năm Hình 2.3: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ và thế giới từ 2007-2009 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thế giới có giao động với biên độ không cao và kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ biến động cũng không nhiều. Vào năm 2009 kim ngạch giảm 18,01% tương đương khoảng 0,38 tỷ USD, đây là năm ngành cà phê Việt Nam trúng mùa nhưng lại là năm giá cà phê thế giới rớt giá dẫn đến kim ngạch giảm so với năm 2008, đối với Hoa Kỳ trong năm 2009 sản lượng xuất vào thị trường này có giảm đôi chút khoảng 4,76% tương đương 200 triệu tấn, không có biến động nhiều. Vào năm 2008, theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), sản lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng, đạt gần 96,62 triệu bao năm 2008 (60kg/bao). Tuy nhiên, ngoại trừ Brazil, nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, các quốc gia xuất khẩu cà phê lớn còn lại như Việt Nam, Ấn Độ, Colombia và Mexico đều giảm sản lượng xuất khẩu so với năm 2007. Một điều đáng chú ý trong năm 2008 là sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm gần 13,8% khoảng 170 ngàn tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn so với năm 2007 khoảng 10,5% ước đạt khoảng 200 triệu USD, là do giá cà phê xuất khẩu tăng cao. Riêng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, không những giảm về lượng mà còn giảm về giá trị hơn 1,9 triệu USD, nguyên nhân là do trong thời kỳ này nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn trong thời kỳ khủng hoảng, chất lượng cà phê của Việt Nam còn hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà nhập khẩu Hoa Kỳ nên sản lượng còn thấp. Nhìn chung, từ năm 2007 đến nay kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhu cầu cà phê của Hoa Kỳ năm 2009 khoảng 1 triệu tấn nhưng Việt Nam chỉ mới xuất khẩu khoảng 130 ngàn tấn tương đương khoảng 250 triệu đô la, con số này còn khá khiêm tốn so với vị thế của một nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, đây là vấn đề chúng ta nên quan tâm để tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy xuất khẩu. 2.4 Các loại sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới với nhiều loại sản phẩm khác nhau ra thế giới cũng như Hoa Kỳ. Dưới đây là một số loại sản phẩm xuất khẩu chính: 2.4.1 Cà phê thô (nguyên liệu) Người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm cà phê đã qua chế biến của Việt Nam. Hiện nay, Cà phê Việt Nam đang có mặt ở tất cả các châu lục. Việt Nam còn là thành viên quan trọng của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nhưng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở dạng nguyên liệu, chưa qua chế biến nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị, nếu có chỉ là những chiếc máy đã qua sử dụng, cộng thêm vào đó nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất chế biến còn thiếu, ở Việt Nam những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm một lượng nhỏ, chưa tương xứng với hiện tại. Việt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê thô lớn nhất thế giới vào năm 2007 với tổng sản lượng thu hoạch tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Một báo cáo đăng trên website của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, hiện Việt Nam đang tiếp tục trồng và thử nghiệm nhiều hạt giống cà phê mới, thơm ngon hơn, năng xuất cao hơn. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đánh giá rất cao về thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới trong bối cảnh, giá cà phê thô ở thị trường Mỹ và nhiều nước châu Âu đang đội lên rất cao do nhu cầu tiêu thụ tăng nhưng sản lượng nhập khẩu chưa đáp ứng đủ việc sản xuất và tinh chế cũng như tạo ra nhiều sản phẩm mới cho cà phê tan. Bảng 5: Sản lượng xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2009 Đơn vị: tấn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sản lượng năm 2008 so với năm 2007 Sản lượng năm 2009 so với năm 2008 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 121.469 96.818 115.245 -24.651 20,29% 18.427 19.03% (Nguồn: kinhtenongthon.com.vn) Tấn (Nguồn: kinhtenongthon.com.vn) Do chủ yếu mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ là dạng thô cho nên tổng sản lượng cà phê xuất khẩu sang Hoa Kỳ có biến động thì biến động đó có thể nói là do biến động trong việc xuất khẩu cà phê thô. Như đã phân tích ở trên, sản lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2008 giảm đáng kể so với năm 2007 cụ thể là giảm 20,29% ước giảm 24.651 tấn là do thời tiết bất ổn khiến sản lượng giảm đáng kể, Hoa Kỳ khắc khe hơn trong việc nhập khẩu hàng hóa từ Châu Á và khủng hoảng kinh tế lên cao trào vào năm 2008. Sang năm 2009 nền kinh tế Hoa Kỳ khởi sắc hơn, rào cản thương mại hạn chế hơn, do vậy mà nước này tăng cường nhập khẩu hơn so với năm trước tăng 19,03% ước tăng 18.427 tấn. Về chế biến, với thực trạng 90% sản lượng cà phê xuất khẩu dưới dạng thô nên hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn cũ trong thu mua, chế biến, thậm chí mua, bán xô mà không theo một tiêu chuẩn nào. Tỉ lệ doanh nghiệp áp dụng TCVN 4193.2005 trong mua bán chiếm chưa đến 1%. Do việc áp dụng tiêu chuẩn là tự nguyện nên nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì phân hạng càphê theo 3 tiêu chí: % thủy phần, đen vỡ, tạp chất. Cung cách “không giống ai” đó khiến cà phê xuất khẩu Việt Nam luôn thăng trầm. Thêm vào đó, mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với người trồng càphê còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán ngay trên sân nhà. (Kinhtenongthon.com.vn, 2009) 2.4.2 Cà phê bột (cà phê pha phin) và cà phê hoà tan Mỗi năm Braxin sản xuất 2,5 triệu tấn càphê, trong đó 50% dùng chế biến cà phê hòa trong nước. Một phần sản lượng cà phê này được xuất khẩu. Với hơn 100 triệu dân, bình quân mỗi người dân tiêu dùng 4-5kg cà phê thì lượng tiêu thụ trong nước của Braxin đã khoảng 450.000 tấn nên họ không bị ảnh hưởng bởi giá quốc tế. Còn ở nước ta, hiện mới chế biến được khoảng 10.000 tấn (bằng 5% tổng sản lượng) nên chẳng thấm tháp vào đâu so với 1 triệu tấn cà phê sản xuất mỗi năm. Thêm vào đó, tiêu dùng nội địa cũng rất thấp, chưa được 0,5kg/người/năm, vì thế ngành cà phê nước ta phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu. (kinhtenongthon.com.vn) Cà phê bột (cà phê pha phin) Cà phê bột là sản phẩm đã qua chế biến và xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu của loại cà phê là tương đối cao,có thể được kết hợp và chế biến từ nhiều loại cây cà phê khác nhau như Arabica, Robusta, Cherry với nhiều mùi vị khác nhau nhằm thoả mãn mọi yêu cầu từ người thưởng thức. Tại Việt Nam có nhiều công ty chế biến và xuất khẩu loại cà phê này như Trung Nguyên, Trần Quang, Nam Sương, Nesle…. Và Trung Nguyên được biết đến như đầu tàu trong lĩnh vực kinh doanh các loại sản phẩm cà phê trong đó có cà phê bột. Cà phê hoà tan Nếu như trước những năm 2000 thị trường cà phê hoà tan tại Việt Nam còn khá nghèo nàn về chủng loại sản phẩm và ít được nhà đầu tư quan tâm thì đến nay thị trường này đã tăng nhanh một cách đáng khâm phục. Thị trường cà phê hoà tan đang có xu hướng “nở nồi” vì có các ưu thế như giúp người dùng tiết kiệm thời gian, sản phẩm có tính năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ (lớp người tiêu dùng mới) hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy thị trường này đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2007: từ 20-25%. Để tham gia vào thị trường này này nhiều thương hiệu đã quyết định đầu tư lớn như VinaCafe với một nhà máy cà phê hoà tan 20 triệu USD, với công suất 3.000 tấn/năm, Trung Nguyên thì có một dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan G7 lên tới 10 triệu USD, công suất 2.00 tấn/năm... Ngoài những tên tuổi kinh doanh cà phê hoà tan quen thuộc như NesCafe (Nestle), VinaCafe, G7Coffee (Trung Nguyên)...  còn có các nhãn hiệu như Café Moment (Công ty CP Sữa VN - Vinamilk), Max Coffee (Singapore). 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Yếu tố vĩ mô Kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiêu dùng tăng cao dẫn đến nhu cầu về tiêu thụ cà phê cũng tăng cao. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, thậm chí là không tăng trưởng, người dân thắt chặt chi tiêu khi đó sẽ gây khó khăn rất lớn cho những nhà sản xuất và cũng đồng nghĩa với việc sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu khủng hoảng tháng 12 năm 2007 nguyên nhân cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ỏ thứ cấp (Theo vi.wikipedia.org). Kể từ đó hàng loạt những ngân hàng công ty lớn của Mỹ rơi vào tình trạng phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục cao nhất khoảng 10% khiến cho nhiều người thắt chặt chi tiêu và kéo theo hàng loạt công ty lớn nhỏ lâm vào bờ vực phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế này được xem là lớn nhất trong lịch sử và tại Hoa Kỳ chấm dứt vào tháng 7 năm 2009(Theo baodoanhnhan.vn) Khoa học – kĩ thuật Trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cà phê thì hiện tại cũng có một số dây chuyền sản xuất khá hiện đại của các doanh nghiệp như Trung Nguyên, Vinamilk, có thể giúp cho các giai đoạn sản xuất nhanh hơn, tiết kiệm thời gian lao động, công sức công nhân gia tăng năng suất. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể nào bỏ qua một trong những phát minh khoa học có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với thế giới đó chính là Internet. Chính sự ra đời của Internet mà việc buôn bán đặt hàng qua mạng hay còn gọi là Thương mại điện tử cũng đã ra đời và có những thành của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Thương mại trong lĩnh cà phê cũng có thể đó là việc trao đổi thông tin sản phẩm giữa các sản phẩm mới và người mua hoặc là việc thanh toán trưc tuyến thay cho phương thức giao dịch truyền thống. Hơn nữa, Internet cũng giúp ích cho doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh giúp cho thương mại vượt qua biên giới không gian và thời gian. Toàn cầu hóa Tỉ giá hối đoái Đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhiều doanh nghiệp trong nước hy vọng tỷ giá sẽ ngày một tăng nhằm giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn, thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu ra thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Tuy nhiên cũng đôi khi tỷ giá giảm xuống khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không kip phản ứng khiến cho giá trị xuất khẩu giảm thậm chí là bị lỗ. Chính vì vậy các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của Việt Nam nên theo dõi xít sao sự chuyển biến của tỷ giá để khi đó có thể ứng phó một cách kịp thời và chủ động nhất. Hội nhập Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, thương mại trên thế giới như ASEAN, APEC hay mới đây nhất là WTO khiến hàng rào thương mại giữa các nước thành viên được mở rộng. Việc gia nhập WTO sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam làm ăn hơn, cũng đồng nghĩa với việc áp lực cạnh tranh trên thị trường cũng lớn. Văn hóa – xã hôi Trên phương diện quản trị ta có thể xem văn hóa chính là những đặc trưng về ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, hệ thống quan niệm sống, thái độ đối với tự nhiên, môi trường, di sản văn hóa cũng như các giá trị vật chất tinh thần nhằm phân biệt các thành viên của cộng đồng này với thạnh viên của cộng đồng khác. Giá trị văn hóa chứa đựng những niềm tin căn bản về một trạng thái được coi là đáng tin cậy và có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân và có ý nghĩa tương đối bền vững theo thời gian. Chẳng hạn như những giá trị của một cộng đồng như lòng yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, những điều nên làm và không nên làm hoặc các phong tục, tập quán. Với Hoa Kỳ, văn hóa dùng cà phê mỗi buổi sáng hay những lúc thư giãn là điều mà mỗi người dân ở đây ít khi tách khỏi cuộc sống của họ, họ xem uống cà phê như là một thú vui, thưởng thức cà phê cần phải có nghệ thuật, uống cà phê không chỉ đơn thuần là uống một thức uống đơn giản mà là tận hưởng hương và mùi vị của nó. Yếu tố vi mô Nhà cung ứng Đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam thì nhà cung ứng ở đây chính là nguồn nguyên liệu. Với khoảng 500.000ha đất trồng cà phê mà chủ yếu là ở Tây Nguyên thì Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn, đó là nguồn nguyên liệu dồi dào. Tuy nhiên, điều mà khiến các quan chức lo ngại là sự thiếu kinh nghiệm của người trồng cà phê đó là thu hoạch quá sớm hay khâu chăm sóc không được chú ý khiến năng xuất chưa cao làm cho nguồn nguyên liệu giảm đi đáng kể. Khách hàng-Thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ vốn là thị trườn khó tính, yêu cầu xát xao về chất lượng điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam gặp khó khó do công nghệ, máy móc còn lạc hậu, chưa có nguồn vốn để đầu tư, và cũng một phần Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là sản phẩm thô nên các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm về nâng cao chất lượng. Hiện nay chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu cà phê thô bởi vì giá trị kinh tế mang lại không cao mà chuyển sang loại sản phẩm tinh có giá trị cao hơn. Để làm được điều này việc đầu tiên của các doanh nghiệp là đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao không chỉ thị trường Hoa Kỳ mà còn nhiều thị trường khác trên thế giới nữa. Đối thủ cạnh tranh Trên thị trường Hoa Kỳ Việt Nam đang thất thế so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như : Brasil. Colombia. Những đối thủ này hơn chúng ta rất nhiều điểm như : về loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm...Việt Nam chỉ có thế mạnh duy nhất nhất đó là về giá xuất khẩu. Mặc dù vậy chung ta không nên quá tự hào về yếu tố này vì chúng ta xuất khẩu giá thấp thì giá trị lợi nhuận sẽ không được cao, ngươc lại các đổi thủ tuy có giá cao hơn chúng ta nhưng sản phẩm của họ có chất lượng hơn, giá trị cao hơn thì hiển nhiên họ sẽ có lợi thế hơn. CHUƠNG 3 PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ 3.1 Điểm mạnh Với diện tích trồng cà phê hơn 500.000ha, mỗi năm sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazin. Với nguồn cung ổn định Việt Nam là bạn hàng lớn đối với nhiều nước trên thế giới nư Mỹ, EU, Úc… 3.2 Điểm yếu Khá nhiều phương tiện sản xuất cà phê của ở các doanh nghiệp đang trong tình trạng lạc hậu gây tổn hao nhiên liệu, chất lượng sản phẩm cho nên làm cho Việt Nam không thể cạnh tranh so với những quốc gia xuất khẩu khác vào thị trường Hoa Kỳ. Sản phẩm xuất sang Hoa Kỳ thiếu đa dạng phần lớn là sản phẩm thô, chưa qua chế biến, lợi nhuận từ sản phẩm này không cao mặc dù sản lượng xuất khẩu là rất lớn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.doc
Tài liệu liên quan