Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex qua ba năm 2005 – 2007

Hà Lan là thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa nhiều nhất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex; năm 2005, giá trị xuất khẩu sang Hà Lan đạt 1,8 triệu USD (chiếm 46,2% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường EU), đến năm 2006, giá trị xuất khẩu sang Hà Lan tăng đến 11,1 triệu USD (chiếm 70,3%), nhưng đến năm 2007, giá trị xuất khẩu giảm và chỉ còn 9,1 triệu USD (70%). Nguyên nhân là do Hà Lan có thương cảng thuận tiện cho họat động nhập khẩu cho nên Hà Lan là nước nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam, sau đó phân phối lại cho các nước thành viên EU. Vì vậy, sản lượng xuất khẩu cá của Cafatex sang Hà Lan qua ba năm 2005 – 2007 vẫn giữ ở mức cao. Mặt khác, với dân số 16,3 triệu người (2005), Hà Lan là nước đứng thứ hai về nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Ngoài ra, cá đông lạnh từ Việt Nam nói chung rất được người dân Hà Lan

ưa chuộng, được thể hiện qua biểu đồ sau:

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex qua ba năm 2005 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Mỹ 3.019,7 26,7 41,4 284 2,28 4,43 233,2 3,6 8,1 -2.735,7 -24,42 -50,8 1,32 Nhật Bản 2.188,3 25,1 38,9 1.712,4 20,8 40,37 916,9 11,3 25,5 -475,9 -4,3 -795,5 -9,5 EU 1.904,8 8,65 13,4 5.522,3 20,5 39,9 4.706,3 20,3 45,8 3.617,5 11,85 -816 -0,2 Các thị trường khác 705,6 4,04 6,3 1.436,5 7,9 15,3 1.609,5 9,1 20,54 730,9 3,84 173 1,22 Tổng cộng 7.818,4 64,49 100 8.955,2 51,46 100 7.465,9 44,3 100 1.136,8 -13,03 -1.489,3 -7,16 Nguồn: phòng xuất khẩu Cafatex (2005-2007) Từ bảng số liệu 4.1 ta có biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex từ năm 2005 đến năm 2007 sau: Biểu đồ 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex năm 2005 – 2007 Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: năm 2005 Mỹ và Nhật là hai thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Cafatex. Nhưng đến năm 2006 và 2007, Nhật và EU chính là thị trường chủ lực của công ty. Cụ thể qua từng năm như sau: ª Năm 2005: thị trường Mỹ dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Cafatex) chiếm 41,4% đạt giá trị 26,7 triệu USD. Nguyên nhân: do các nhà nhập khẩu Mỹ thiếu hàng và chủ động quay lại thu mua sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam ( trong đó có sản phẩm của Cafatex). Tương tự như thị trường Mỹ, thị trường Nhật sau thời gian “nằm chờ thời cơ hạ giá” cũng trở lại mua hàng để bù đắp lượng thiếu hụt và chiếm 38,9% đạt giá trị 25,1% triệu USD về mặt giá trị và 2.188,24 tấn về sản lượng. Do thị trường EU bị kiểm tra gắt gao về dư lượng kháng sinh và hóa chất bị cấm nên sản lượng xuất khẩu của Cafatex chỉ đạt 1.904,8 triệu tấn ( tương đương 8,65 triệu USD) chiếm 13,4% tổng giá trị xuất khẩu sang các thị trương của Cafatex. ª Năm 2006: sản lượng xuất khẩu thủy sản của Cafatex sang các thị trường tăng 1.136,8 tấn so với năm 2005, nhưng giá trị xuất khẩu năm 2006 lại giảm so với năm 2005 là 13,03 triệu USD. Nguyên nhân do dịch cúm gia cầm lan rộng làm ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới nên người dân có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản. Trong đó, sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU là 5.522,3 tấn đạt giá trị 20,5 triệu USD, kế đến là thị trường Nhật 1.712,4 tấn, đạt giá trị 20,8 triệu cao hơn giá trị xuất khẩu sang thị trường EU là 0,25 triệu USD. Nguyên nhân: do công ty Cafatex đã thỏa thuận được giá cả với các nhà phân phối Nhật nên giá trị xuất khẩu thu được cao hơn và chiếm tỷ trọng 40,37% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex năm 2006. Tuy nhiên vào cuối năm 2006, Nhật đã “ báo động đỏ” về chất lượng thủy sản của Việt Nam. Do đó, Cafatex có chủ trương tăng cường kiểm soát thực hiện về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất tại nhà máy, cảnh báo công nhân sử dụng thuốc sát trùng và bắt buột 100% công nhân phải đeo găng tay khi sản xuất, đồng thời tuyên truyền đến các họ nuôi cá về tác hại của việc sử dụng kháng sinh. Riêng thị trường Mỹ trong năm 2006 có sản lượng xuất khẩu thấp nhất với 284,03 tấn đạt 2,28 triệu USD giảm 24,42 triệu USD so với năm 2005. Riêng các thị trường khác, công ty xuất khẩu đạt sản lượng 1.436,25 tấn chiếm 7,88% tổng giá trị xuất khẩu năm 2006. ª Năm 2007: xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Cafatex giảm 1.489,3 tấn tương ứng giảm 7,16% về giá trị so với năm 2006. Cụ thể: EU trở thành thị trường chủ lực của công ty với sản lượng 4.706,25 tấn đạt giá trị 20,3 triệu USD chiếm 45,83% so với tổng giá trị xuất khẩu của công ty qua các thị trường, cao nhất qua ba năm 2005 – 2007. Do vụ kiện bán phá giá ở thị trường Mỹ nên Cafatex chuyển hướng và chú trọng xuất khẩu sang thị trường EU, mặt khác do đồng Euro lên giá, có thể là một trong những yếu tố kích thích cầu nhập khẩu của EU đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Cafatex. Riêng thị trường Nhật chiếm chỉ 25,5% tổng giá trị xuất khẩu của công ty với sản lượng 916,93 tấn đạt giá trị 11,3 tỷ USD. Nguyên nhân là do Nhật thực hiện kiểm tra 100% các lô hàng của công ty sang Nhật, làm cho chi phí một số mặt hàng xuất kẩu sang thị trường Nhật của công ty tăng thêm mà hàng liên tục bị ứ tại cảng, khả năng tiếp ứng thị trường của công ty bị bất cập. Đối với lượng hàng xuất khẩu của công ty cổ phần Cafatex sang các thị trường khác đạt 1.609,5 tấn nhưng chỉ đạt gía trị 9,1 triệu USD nguyên nhân là do công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu khác. Riêng thị trường Mỹ sản lượng xuất khẩu của công ty đạt mức thấp nhất với sản lượng 233,2 tấn đạt 3,6 tỷ USD (tương ứng 8,06%) tổng giá trị xuất khẩu. Sau vụ kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ năm 2006 nên doanh nghiệp đã chuyển hướng sang thị trường khác nhằm nâng cao doanh thu xuất khẩu của công ty. à Tóm lại qua 3 năm 2005 – 2007, sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần thủy sản Cafatex có xu hướng tăng dần vì thị trường EU là một thị trường đầy tiềm năng và ít có biến động về kinh tế. 4.1.2 Tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex từ năm 2005-2007 Từ năm 2004 trở lại đây, do chính sách chống bán phá giá mặt hàng thủy sản tại thị trường Mỹ đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung, và công ty Cafatex nói riêng. Chính vì điều này, nên năm 2005, công ty Cafatex đã bắt đầu chuyển hướng, và tập trung xuất khẩu vào thị trường EU. Với dân số 380 triệu người, thị trường EU có sự đa dạng về văn hóa và thị hiếu tiêu dùng, do vậy, EU là một thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu thụ mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Sau đây là bảng cơ cấu mặt hàng tôm và cá xuất khẩu vào thị trường EU trong ba năm 2005-2007 của công ty cổ phần thủy sản Cafatex: Bảng 4.2: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX SANG THỊ TRƯỜNG EU ( 2005 – 2007) Tên hàng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Số lượng (tấn) Kim ngạch Số lượng (tấn) Kim ngạch Số lượng (tấn) Kim ngạch Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá tri (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá tri (triệu USD) Tỷ trọng (%) Cá 1.305,8 3,9 45,1 4.950,9 15,8 77,1 3.962,1 13 64,04 Tôm 599 4,75 54,9 571,4 4,7 22,9 744,2 7,3 35,96 Tổng cộng 1.904,8 8,65 100 5.522,3 20,5 100 4.706,3 20,3 100 Nguồn: phòng xuất nhập khẩu (2005 – 2007) Từ bảng số liệu 4.2 ta thấy sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU có xu hướng tăng trong năm 2006 và giảm nhẹ vào năm 2007. Riêng sản phẩm tôm xuất khẩu vào thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex có xu hướng giảm. Năm 2005 sản lượng xuất khẩu tôm là 599,05 tấn, đến năm 2006 sản lượng chỉ còn 571,36 tấn nhưng đến năm 2007, xuất khẩu tôm có dấu hiệu hồi phục đôi chút đạt sản lượng 744,13 tấn Biểu đồ 3.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của công ty (2005 – 2007) Để biết được cơ cấu xuất khẩu cá, tôm, sang thị trường EU ta sẽ phân tích nguyên nhân đối với từng sản phẩm qua từng năm như sau: ü Năm 2005: sản lượng xuất khẩu cá đạt sản lượng là 1.305,8 tấn với giá trị đạt được 3,9 triệu USD (45,1%), xuất khẩu tôm chỉ đạt sản lượng 599 tấn nhưng đạt giá trị 4,75 triệu USD (chiếm 54,9% tổng giá trị xuất khẩu). Nguyên nhân: do ảnh hưởng nặng nề của đợt sóng thần, năm 2004, 2005 Thái Lan đã ngưng xuất khẩu tôm sang thị trường EU. Điều này gây nên tình trạng khan hiếm sản phẩm tôm mặt khác tôm của Việt Nam là loại tôm sú nuôi tự nhiên, đẹp, cỡ lớn nên rất được người dân EU ưa chuộng. Chính vì điều này đã đẩy giá tôm xuất khẩu tăng. ü Năm 2006: tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU đạt sản lượng cao nhất với số lượng 5.522,3 tấn, đạt giá trị 20,5 triệu USD. Trong đó: sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU của Cafatex là 4.950,97 tấn đạt 15,83 triệu USD (chiếm 76,96%), riêng sản lượng xuất khẩu tôm sang thị trường EU chỉ còn 571,36 tấn đạt 4,74 triệu USD ( chiếm 23,04%) tổng giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân: Do Cafatex xác định cá tra, cá basa là sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU của công ty. Bên cạnh đó, do các hộ nuôi cá ở An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp thực hiện nuôi cá sạch, được các tổ chức chứng nhận của EU cấp bằng chứng nhận SQF1000 (tiêu chuẩn an toàn chất lượng sản phẩm thủy sản dành cho hộ nuôi cá). Mặt khác, trong năm 2006 dịch cúm gia cầm lan rộng khắp thế giới, điều này khiến người tiêu dùng chọn các sản phẩm thủy sản làm thực phẩm thay thế. Vì vậy, đơn hàng của các nhà nhập khẩu mua sản phẩm cá tra, cá basa tăng từ EU tăng vọt. Riêng sản phẩm tôm xuất khẩu, công ty có xu hướng giảm sản lượng xuất khẩu sang thị trường EU. Do đó, năm 2006 sản lượng xuất khẩu tôm là 571,4 tấn đạt giá trị 4,74 triệu USD ( chiếm 22,9%) tổng giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân là công ty không thể kiểm soát lượng kháng sinh trong tôm tại những vùng nuôi, trong khi đó vấn đề về kháng sinh trong thủy sản của thị trường EU kiểm tra rất chặt chẽ. ü Năm 2007: tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đạt 4.706,3 tấn giảm 816 tấn tương ứng giảm 0,2 triệu USD so với năm 2006. Năm 2007, xuất khẩu tôm sang thị trường EU có dấu hiệu hồi phục được biểu hiện qua sản lượng xuất khẩu tôm là 744,2 tấn đạt giá trị 7,3 triệu USD chiếm 35,96% tổng giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU năm 2007 có dấu hiệu giảm nhẹ. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu cá chỉ cỏn 3.962,12 tấn đạt giá trị 13 triệu USD chiếm 64,04%. Nguyên nhân bắt nguồn từ giá cá nguyên liệu trong nước có thời điểm tăng đến mức 17.200 – 17.300đ/kg làm cho sản lượng cá xuất khẩu cảu công ty sang thị trường EU giảm, để bù đắp vào lượng cá xuất khẩu giảm do giá nguyên liệu tăng, nên công ty đã tăng sản xuất khẩu tôm sang thị trường EU. à Tóm lại: trong ba năm 2005 – 2007, cá tra, cá basa trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty cổ phần thủy sản Cafatex do thị trường EU rất ưa chuộng những sản phẩm cá da trơn của Việt Nam, bên cạnh đó đồng bằng sông Cửu Long là khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển đàn cá da trơn của Việt Nam. Bảng 4.3: CƠ CẤU SẢN PHẨM CÁ TRA, CÁ BASA XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN PHẨM NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Sản lượng (tấn) Kim ngạch Sản lượng (tấn) Kim ngạch Sản lượng (tấn) Kim ngạch Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Cá đông block truyền thống 196,6 0,56 14,4 2.016,8 6,5 41,1 1.109,4 5,2 28 1.820,2 5,94 -907,4 -1,3 Cá đông cao cấp 1.109,2 3,32 85,6 2.934,1 9,3 58,9 2.852,7 7,8 72 1.824,9 5,98 -81,4 -1,5 Tổng cộng 1.305,8 3,9 100 4.950,9 15,8 100 3.962,1 13 100 3.645,1 11,9 -988,8 -2,8 SẢN CAFATEX (2005-2007) Nguồn: tổng hợp báo cáo xuất khẩu của công ty Cafatex (2005-2007) Từ bảng 4.3 ta thấy: các sản phẩm xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex (công ty Cafatex) qua ba năm 2005-2007 tăng. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU là 4.950,9 triệu tấn đạt giá trị 15,8 triệu USD tăng 3.645,1tấn, tăng 11,9 triệu USD so với năm 2005. Tuy nhiên đến năm 2007, sản lượng xuất khẩu cá chỉ còn 3.962,1 tấn giảm 988,8 tấn về mặt sản lượng và giảm 2,8 triệu USD về mặt giá trị. Nguyên nhân của sự thay đổi là do cơ cấu xuất khẩu từng mặt hàng cá có sự thay đổi qua các năm, được thể hiện qua biểu đồ cơ cấu xuất khẩu từng mặt hàng cá theo giá trị qua ba năm 2005 đến năm 2007: Biểu đồ 3.5: Cơ cấu sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu theo từng mặt hàng của công ty cổ phần thủy sản Cafatex năm 2005 – 2007 Năm 2005, sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU là 1.305,8 tấn (đạt 3,9 triệu USD). Trong đó, xuất khẩu cá đông cao cấp sang thị trường EU là 1.109,2 tấn (3,32 triệu USD) tương đương 85,6%, trong khi đó cá đông block truyền thống chỉ xuất khẩu là 196,6 tấn, chiếm 14,4%. Đến năm 2006, tổng sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU 4.950,9 tấn tăng 3.645,1 tấn và tăng 11,9 triệu USD so với năm 2005. Riêng mặt hàng cá đông block truyền thống từ 196,6 tấn (2005), thì năm 2006 là 2.016,8 tấn đạt giá trị 6,5 triệu USD, tăng 1.820,2 tấn (tương đương 5,94 triệu USD). Tương tự như sản phẩm cá đông cao cấp, sản lượng xuất khẩu năm 2006 đạt 2.934,1tấn, với giá trị đạt được 9,33 triệu USD (tăng 5,98 triệu USD) so với năm 2005. Nguyên nhân do công ty biết được Liên minh EU mở rộng thêm phía Đông, nên công ty đã xâm nhập vào thị trường mới này bằng cách đưa các sản phẩm được chế biến từ cá tra, cá basa sang các thị trường mới. Riêng năm 2007, tổng sản lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU là 3.645,1 tấn, đạt giá trị 11,9 triệu USD (giảm 988,8 tấn, tương đương giảm 2,8 triệu USD so với năm 2006). Cụ thể từng mặt hàng như sau: đối với sản phẩm cá đông block truyền thống năm 2007 xuất khẩu được 1.109,4 tấn đạt giá trị 5,2 triệu USD (chiếm 28%); sản phẩm cá đông cao cấp xuất khẩu sang thị trường EU của công ty chiếm tỷ trọng cao hơn 72% ( đạt 2.852,7 tấn, tương đương 7,8 triệu USD). Tuy nhiên, xét về sản lượng và giá trị xuất khẩu của hai mặt hàng này của công ty lại giảm so với năm 2006, cụ thể đối với mặt hàng cá đông block truyền thống giảm 907,4 tấn (giảm 1,3 triệu USD); còn sản phẩm cá đông cao cấp giảm 81,4 tấn (tương đương giảm 1,5 triệu USD) so với năm 2006. Mặc dù, sản lượng xuất khẩu cá đông cao cấp giảm với một lượng nhỏ hơn sản phẩm cá đông cao cấp, nhưng giá trị xuất khẩu giảm nhiều. Nguyên nhân là do giá bán xuất khẩu sản phẩm cá đông cao cấp cao hơn so với mặt hàng cá đông block truyền thống. Ngoài ra trong năm 2007, do sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu cá trong nước, không đủ cung cấp cho thị trường xuất khẩu nên lượng xuất khẩu cá sang thị trường EU của Việt Nam nói chung, và của công ty Cafatex nói riêng trong năm 2007 bị chựng lại. à Tóm lại qua ba năm 2005 – 2007, sản phẩm cá đông cao cấp của công ty vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU. Mặc dù, sản phẩm cá đông block truyền thống có sự tăng trưởng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Qua đó, ta thấy được rằng EU là thị trường tiêu thụ cao cấp, thị hiếu tiêu dùng thủy sản của người dân EU nhắm vào các sản phẩm cao cấp có chất lượng. Để có thể đẩy mạnh và gia tăng xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường EU, công ty cần chú trọng nhiều hơn nữa vào chất lượng sản phẩm, tạo ra được sự đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm, đối với sản phẩm cá đông cao cấp cũng như cá đông block truyền thống nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng EU. Mặt khác, Liên minh châu Âu ( European Union) thành lập 25/3/1957. Và hiện nay, EU gôm 27 nước thành viên: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Ai Len, Anh, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Estonia, Malta, Kypros, Romania, Bulgaria. Liên minh Châu Âu có trụ sở đặt tại Brussels của Bỉ. Diện tích: 4.422.773 km2. Dân số EU (2006): 492, 9 triệu người. GDP (2007): 11,6 nghìn tỷ EURO, tương đương với 15,7 nghìn tỷ USD. Đặc điểm cơ bản nhất trong chính sách ngoại thương EU là tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Ủy ban châu Âu (EC) là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp trong các tranh chấp lĩnh vực này. Liên minh châu Âu thực sự là một không gian kinh tế thống nhất và mô hình “ nhà nước châu Âu” đang trở thành hiện thực, đặt biệt khi hầu hết các nước thành viên đều sử dụng chung một đồng tiền. 01/01/2002, đồng EURO đã được chính thức lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng EURO): Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch, Thụy Điển. Hiện nay, đồng EURO có tỷ giá hối đoái cao hơn đồng USD. Chính sách ngoại thương của EU biểu hiện trong việc áp dụng một số chính sách và công cụ đặt biệt, tiêu biểu là biểu thuế quan chung và chính sách chống bán phá giá. Chính vì những đặc điểm về văn hóa, kinh tế, tôn giáo và nhu cầu tiêu dùng, nên từng thị trường trong khu vực Liên minh châu Âu rất đa dạng về thói quen và thị hiếu tiêu dùng. Tuy nhiên từ năm 2005-2007, các sản phẩm được chế biến từ cá tra, cá basa của công ty cồ phần thủy sản Cafatex chủ yếu được xuất sang 11 nước như: Đan Mạch, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Ý. Riêng các nước khác trong khu vực EU, công ty chưa xuất khẩu trực tiếp tại các thị trường còn lại hoặc sản phẩm của công ty đã có mặt tại các thị trường này, nhưng được phân phối bởi các nước kể trên. Khối lượng sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu sang 11 nước thuộc EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex: Bảng 4.4: KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CÁ TRA, CÁ BASA XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX TỪ NĂM 2005 – 2007 NƯỚC NHẬP KHẨU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH Khối lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Khối lượng (tấn) Tỷ Trọng (%) Khối lượng (tấn) Tỷ Trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Đan Mạch 143,9 11,02 111,6 2,25 89,3 2,25 -32,3 -22,3 Đức 143 11 292,1 5,9 233,8 5,9 149,1 -58,3 Anh - - - - - - - - Bồ Đào Nha 1,8 0,1 18 0,36 14,4 0,36 16,2 -3,6 Ba Lan - - 86,9 1,8 69,5 1,75 86,9 -17,4 Bỉ - - 161,2 3,25 129,1 3,26 161,2 -32,1 Hà Lan 636,7 48,75 3.442,6 69,51 2.755 69,53 2.805,9 -687,6 Pháp - - 15 0,3 12 0,3 15 -3 Tây Ban Nha 130,1 9,95 481 9,72 384,9 9,74 350,9 -96,1 Thụy Điển 250,2 19,18 325,5 6,57 260,5 6,57 75,3 -6,5 Ý - - 17 0,34 13,6 0,34 17 -3,4 Tổng cộng 1.305,7 100 4.950,9 100 3.962,1 100 3.645,4 -988,8 Từ bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang các nước thành viên của thị trường EU không đồng đều qua ba năm 2005-2007. Cụ thể, lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Hà Lan với khối lượng 636,7 tấn chiếm 48,75% tổng khối lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Đến năm 2006, khối lượng xuất khẩu sang thị trường Hà Lan của công ty Cafatex đạt 3.442,6 tấn (gấp 5 lần so với năm 2005). Tuy nhiên, đến năm 2007, lượng xuất khẩu sang thị trường này chỉ còn 2.755 tấn (giảm 687,6 tấn so với năm 2006). Nguyên nhân, do lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU trong năm 2007 giảm, kéo theo lượng xuất khẩu sang thị trường Hà Lan giảm. Trái ngược với thị trường Hà Lan, thị trường Anh qua ba năm 2005-2007, mặt hàng cá tra, cá basa của công ty Cafatex hầu như không có mặt tại thị trường Anh. Nguyên nhân, có thể là do sản phẩm cá tra, cá basa của công ty Cafatex đã hiện diện tại nước Anh nhưng dưới tên nhãn hiệu khác và được phân phối vào thị trường Anh. Khác với thị trường Anh, các thị trường như Ba Lan. Bỉ, Ý trong năm 2005, doanh thu từ các thị trường này hầu như không có. Tuy nhiên, đến năm 2006, công ty Cafatex đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này. Năm 2006, khối lượng xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa của công ty Cafatex sang thị trường Ba Lan là 86,9 tấn chiếm 1,8% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty Cafatex. Đến năm 2007, lượng xuất khẩu chỉ còn 69,5 tấn (giảm 17,4 tấn so với năm 2006). Nguyên nhân, do một phần nhu cầu tiêu dùng của người dân Ba Lan đã chuyển hướng sang mặt hàng tôm. Tương tự, như thị trường Bỉ lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường này đạt 161,2 tấn gấp 2 lần lượng xuất khẩu sang thị trường Ba Lan. Đến năm 2007, lượng xuất khẩu chỉ còn 129,1 tấn giảm 32,1 tấn so với năm 2006. Nguyên nhân, trong ba năm, công ty chỉ chú trọng vào những thị trường chủ lực của EU, mặt khác do giá cá nguyên liệu trong nước trong năm 2007 tăng cao, công ty chỉ đáp ứng cho những hợp đồng chủ lực. Đây chính là điểm cần lưu ý trong hoạt động bán hàng sang thị trường EU. Cùng với lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX SANG THỊ TRƯỜNG EU TỪ NĂM 2005 – 2007 NƯỚC NHẬP KHẨU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH (GIÁ TRỊ) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Đan Mạch 0,44 11,3 0,27 1,7 0,22 1,7 - 0,17 -0,05 Đức 0,42 10,8 0,92 5,8 0,8 6,15 0,5 -0,12 Anh - - - - - - - - Bồ Đào Nha 0,01 0,26 0,05 0,3 0,04 0,3 0,04 -0,01 Ba Lan - - 0,3 1,9 0,22 1,7 0,3 -0,08 Bỉ - - 0,5 3,2 0,44 3,38 0,5 -0,06 Hà Lan 1,8 46,2 11,1 70,3 9,1 70 9,3 -2 Pháp - - 0,05 0,32 0,04 0,3 0,05 -0,01 Tây Ban Nha 0,4 10,3 1,5 9,5 1,2 9,23 1,1 -0,3 Thụy Điển 0,8 20,5 1,1 6,9 0,9 6,92 0,3 -0,2 Ý - - 0,05 0,32 0,04 0,3 0,05 -0,01 Tổng cộng 3,9 100 15,8 100 13 100 11,9 -2,8 Nguồn: tổng hợp báo cáo xuất khẩu công ty Cafatex 2005-2007 Từ bảng số liệu trên ta thấy: 1. Hà Lan: Hà Lan là thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa nhiều nhất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex; năm 2005, giá trị xuất khẩu sang Hà Lan đạt 1,8 triệu USD (chiếm 46,2% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường EU), đến năm 2006, giá trị xuất khẩu sang Hà Lan tăng đến 11,1 triệu USD (chiếm 70,3%), nhưng đến năm 2007, giá trị xuất khẩu giảm và chỉ còn 9,1 triệu USD (70%). Nguyên nhân là do Hà Lan có thương cảng thuận tiện cho họat động nhập khẩu cho nên Hà Lan là nước nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam, sau đó phân phối lại cho các nước thành viên EU. Vì vậy, sản lượng xuất khẩu cá của Cafatex sang Hà Lan qua ba năm 2005 – 2007 vẫn giữ ở mức cao. Mặt khác, với dân số 16,3 triệu người (2005), Hà Lan là nước đứng thứ hai về nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Ngoài ra, cá đông lạnh từ Việt Nam nói chung rất được người dân Hà Lan ưa chuộng, được thể hiện qua biểu đồ sau: Nguồn: tổng hợp số liệu từ www.fistenet.com Biểu đồ 3.6 : Cơ cấu hàng thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hà Lan năm 2006 2. Tây Ban Nha: Tây Ban Nha với dân số 45 triệu người (2007), cộng thêm hàng chục triệu khách du lịch đến Tây Ban Nha hằng năm. Tây Ban Nha là nước tiêu thụ thủy sản nói chung là cao. Trung bình mỗi người dân Tây Ban Nha sử dụng 44kg thủy sản/năm. Mặt khác, do sản xuất trong nước còn hạn chế nên hằng năm nhu cầu tiêu dùng thủy sản, đặt biệt là các sản phẩm được nhập từ Việt Nam rất được ưa chuộng. Đối với Việt Nam nói chung thì Tây Ban Nha là nước đứng đầu trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Từ năm 2005-2007, giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào EU có sư gia tăng: Nguồn: tổng hợp từ trang www.vasep.com Biểu đồ 3.7: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Tây Ban Nha (2006) Mặc dù, Tây Ban Nha là nước đứng đầu nhập khẩu mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với Cafatex, Tây Ban Nha chỉ là thị trường nhập khẩu đứng thứ hai sau Hà Lan. Năm 2005, giá trị xuất khẩu cá tra cá basa của công ty Cafatex sang thị trường này chỉ đạt 0,4 triệu USD (10,3% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường EU của công ty), đến năm 2006 là 1,5 triệu USD (tăng 1,1 triệu USD so với 2005), đến năm 2007 giá trị xuất khẩu giảm chỉ còn 1,2 triệu USD (tương ứng giảm 0,3 triệu USD so với năm 2006). Chính vì Tây Ban Nha là thị trường đầy tiềm năng về nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng được chế biến từ cá tra cá basa, nên công ty Cafatex trong tương lai cần phải đẩy mạnh các hoạt động Marketing nhằm tăng giá trị xuất khẩu từ thị trường này. 3. Thụy Điển: Từ năm 2005 – 2007, Thụy Điển cũng là nước nhập khẩu mặt hàng cá tra, cá basa đứng thứ ba về sản lượng xuất khẩu của công ty Cafatex. Năm 2005, xuất khẩu cá tra cá basa của công ty Cafatex sang Thụy Điển là 0,8 triệu USD (tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU của công ty). Sang năm 2006, giá trị xuất khẩu tăng và đạt 1,1 triệu USD, nhưng chỉ chiếm 6,9% tổng giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân: là do lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty trong năm 2006 tăng mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2007, lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty Cafatex sang thị trường nảy giảm và chỉ còn 0,9 triệu USD (giảm 0,2 triệu USD so với năm 2006). Lượng xuất khẩu giảm là do lượng xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU của công ty giảm, do thiếu nguồn nguyên liệu trong nước. Riêng các nước như: Ba Lan, Bỉ, Pháp, Ý, trong năm 2005, sản phẩm cá tra, cá basa của công ty chưa có mặt tại các thị trường này. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty trong năm 2006, các mặt hàng cá của công ty đã được xuất khẩu, đóng góp đáng kể vào doanh thu xuất khẩu từ thị trường EU của công ty. Do đó, công ty cần phải chú trọng vào khâu tiếp cận khách hàng và hoạt động Marketing để mở rộng thị trường của công ty. 4. Anh: đặt biệt, thị trường Anh, sản phẩm cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex hoàn toàn chưa có mặt tại thị trường này. Đây chính là một điểm yếu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex.doc
Tài liệu liên quan