I.Giới Thiệu Khái Quát Về Thương Hiệu Coca Cola
1. khái niệm thương hiệu
2.lịch sử của Coca Cola
II. Thành Công Của Thương Hiệu Coca Cola
1.Thành Công Đạt Được
1.1. Thành công
a. Doanh thu, lợi nhuân
b. Các hoạt động khác
1.2. Sai lầm lớn nhất của coca cola
a. Sai lầm lớn nhất của mọi thời đại
b. Vấn đề sử dụng nước ở Ấn Độ
2. Các Yếu Tố Tạo Nên Thành Công Của Thương Hiệu Coca Cola
2.1.Chính Sách Sản Phẩm
2.2. Chính Sách Giá
2.3. Phân Phối
2.4. Quảng Cáo
2.5. Chiến lược nhân sự
III. Bài Học Kinh Nghiệm
20 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8504 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích trường hợp thành công của thương hiệu Coca-Cola và bài học kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện năm 1898 với sự ra đời của Pepsi-Cola, và không biết tự lúc nào, “cuộc chiến cola” đã được châm ngòi và trở thành một trong những cuộc đụng độ này lửa nhất trong lịch sử chiến tranh thương hiệu thế giới.
Bất chấp sự thành công rực rỡ của chiến dịch quảng cáo “Tôi muốn mua Coke cho cả thế giới” năm 1971, Coca-Cola vẫn liên tục đánh mẩt thị phần vào tay Pepsi. Chính điều này đã khiến cho vị chủ tịch tập đoàn lúc đó là Roberto C. Goizueta như ngồi trên đống lửa, và cuối cùng dẫn tới cái – gọi – là “một trong những sai lầm kinh doanh lớn nhất mọi thời đại”: năm 1985, New Coke ra đời.
Mặc dù hàng nghìn các cuộc thử nghiệm trước đó đều cho thấy người dùng rất thích hương vị mới của Coca-Cola, nhưng không ai có thể lường trước được những khách hàng trung thành lại phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt đến vậy khi nghe tin New Coke sẽ thay thế hoàn toàn cho loại nước uống truyền thống yêu thích.
Chẳng mấy chốc, doanh số bán hàng “rơi” tự do. Ngay chính trên đất Mỹ, Coke không đạt nổi 24% thị phần. Sau 3 tháng, Goizueta không còn sự lựa chọn nào khác là tìm về với loại nước uống truyền thống dưới cái tên “Coke Classic”. Ông thừa nhận: “Thực tế đã quá rõ: tất cả mọi công sức, tiền của và kĩ thuật đổ vào các cuộc nghiên cứu sản phấm mới đều trở thành vô nghĩa, bởi giá trị cảm nhận vô hình đối với Coca-Cola đã bám rễ quá sâu trong tâm trí khách hàng và không thể nào thay đổi”.
Tuy thế, hình ảnh New Coke không nhanh chóng biến mất trong ngày một ngày hai. Cho đến nay, nó vẫn tồn tại dưới cái tên Coke II và được bày bán đâu đó ở một số ít các siêu thị trên khắp thế giới.
Coca Cola đã mạo hiểm với thương hiệu của mình nhằm mục đích mở rộng thị trường, nhưng chiến lược nghiên cứu thị trường đã không hiệu quả dẫn đến điều mà công ty không mong muốn: mất bớt thị phần vào tay đối thủ. Qua bài học trên, công ty đã cẩn trọng hơn trong việc phát triển các sản phẩm mới trong thời gian sau này
Pepsi, sau một thời gian ngắn nhen nhỏi chen chân lên vị trí số 1 lại bị đẩy lùi xuống hàng thứ 2, nhưng “cuộc chiến cola” thì vẫn không ngừng tiếp diễn. Giai đoạn đối đầu căng thẳng nhất diễn ra vào giữa những năm 1980 và 1990. Cả hai công ty “sát phạt” nhau không thương tiếc, từ tranh giành quyền tài trợ chính thức cho các sự kiện thể thao cho đến những vụ “hất cẳng” nhau giành thế độc quyền trong các nhà hàng hoặc khu vui chơi giải trí quan trọng.
b. vấn đề sử dụng nước ở Ấn Độ
Một nhóm nghiên cứu môi trường hàng đầu ở New Delhi đã yêu cầu Coca-Cola nghĩ tới việc đóng cửa nhà máy đóng chai trong bang Rajasthan (Ấn Độ ) đang bị hạn hán trầm trọng, vì nhà máy đang dùng hết sạch nguồn nước hiếm hoi.
Nhưng bảng báo cáo quan tâm tới việc công ty dùng nguồn cung cấp nước hiếm hoi. Sự hiện diện của nhà máy trong khu vực này sẽ “tiếp tục là một trong những đóng góp làm tệ hại tình trạng nước nôi và là nguyên do gây căng thẳng đối với các cộng đồng xung quanh. Bản báo cáo kết luận: công ty nên tìm các nguồn nước khác, dời hoặc đóng cửa nhà máy.Công ty không dự tính đóng cửa nhà máy. Coca-Cola tài trợ cuộc nghiên cứu sau khi sinh viên trên khắp thế giới phản đối vì các báo cáo về mức thuốc trừ sâu cao trong thức uống của Coca-Cola ở Ấn Độ. Các cáo buộc này bắt nguồn từ một nhóm nghiên cứu môi trường khác ở Delhi, Trung tâm Khoa học và Môi trường, tiết lộ hồi tháng Tám 2006 rằng các thử nghiệm của họ trên 11 sản phẩm của Coke và Pepsi cho thấy mức độ thuốc trừ sâu nhiều gấp 24 lần giới hạn cho phép. Ngay sau khi kết quả đó loan ra, sinh viên ở Đại học Michigan kêu gọi cấm bán tất cả sản phẩm của Coke trong trường.
Đúng vào thời điểm tập đoàn đa quốc gia về đồ giải khát này thông báo sẽ đầu tư cho việc bảo vệ các dòng sông tại 4 châu lục thì tại Ấn Độ chính họ lại bị khiếu nại về việc chiếm dụng đất của những người dân địa phương và xả chung nước thải cùng với rác công nghiệp ra khu vực gần nơi dân cư sinh sống. Theo các nhà họat động môi trường thì đây không phải là lần đầu tiên Coca Cola bị buộc tội tại Ấn Độ.
Ngoài những khiếu nại trên, Coca còn bị phê phán vì đã xả nước thải chưa qua xử lý ra những cánh đồng và kênh rạch đổ vào sông Hằng vùng phía bắc bang Uttar Pradesh.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Coca Cola bị buộc tội. Năm 2003, để đáp lại chiến dịch phản đối Coca-Cola mạnh mẽ của dư luận, Cục kiểm soát ô nhiễm quốc gia Ấn Độ đã tiến hành điều tra hệ thống xử lý nước thải tại 8 nhà máy đóng chai của công ty này, phát hiện trong nước thải có hàm lượng chì, cátmi, crôm cao và đã yêu cầu công ty tiến hành xử lý như đối với chất thải công nghiệp độc hại. Những vụ việc này cùng với các sự cố diễn ra tại Côlômbia đang gây phiền toái cho trụ sở chính của hãng đặt tại Atlanta.
Chỉ trong 6 tháng qua, sinh viên thuộc 25 trường đại học của Mỹ, Canada và Anh đã tẩy chay Coca-Cola. Hãng này cũng đã bị loại ra khỏi danh sách nhà thầu cung cấp nước giải khát tại các trường học.
Những vụ bê bối tại Ấn Độ nêu trên có lẽ đi ngược lại với chính sách bảo vệ môi trường mà công ty đã đề ra từ trước. Điều này không những gây khó khăn cho việc sản xuất và phát triển tại nước sở tại mà còn làm cho thương hiệu của CocaCola giảm đi phần nào giá trị của chính nó. Qua điều này, tập đoàn sản xuất nước giải khát lớn nhất thế giới này cần phải cẩn thận hơn và có những biện pháp hiệu quả hơn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên môi trường ở nước sở tại, một vấn đề mà hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đang hướng đến. Nếu đi ngược lại với lợi ích của người tiêu dùng và đất nước của họ nghĩa là công ty đó đang tự khai tử chính mình.
2.Các Yếu Tố Tạo Nên Thành Công Của Thương Hiệu Coca Cola
2.1.chính sách sản phẩm
Coca Cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, nước uống không cồn và nước uống có gas công ty đã tạo ra nhiều loại nước uống với mùi vị, lẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, như: coke ít gas, sprite, fanta, coke hương va ni, coke,nước trái cây...trong thời gian vừa qua, công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ cho người tiêu dùng như nước uống đóng chai joy, nước tăng lực samurai,...
bao bì và kiểu dáng:
Mỗi thiết kế logo của coca cola lại có sự chuyển biến linh hoạt, sáng tạo và thích hợp xuất hiện trên các quảng cáo, hay trên áo thun, khăn bãi biển, mũ ...tạo nên một chiến dịch tiếp thị hoàn hảo cho Coca Cola. Coca Cola vừa vinh hạnh nhận được giải palatium pentaward 2009 cho mẫu thiết kế hè 2009, đây là giải thưởng cao quý cho những nhà thiết kế bao bì và kiểu dáng sản phẩm bắt mắt, đẹp, độc đáo. với kiểu dáng nay thì Coca Cola đã khẳng định vị trí đứng đầu cho những thiết kế bao bì kiểu dáng về đồ uống
Ngoài ra Coca Cola không ngừng cải tiến kiểu dáng và bao bì ngày càng đẹp và tiện dụng hơn. bao bì Coca Cola gồm có lon 330ml, chai pet 1.5l , công ty đưa ra chai nhựa 390ml với kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của từng đối tượng khách hàng
Một yếu tố khác dẫn đến thành công của Coca Cola là hình thức trình bày sản phẩm. Coca Cola được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thuỷ tinh, bên ngoài dán nhãn hiệu màu đỏ tươi với hai chữ Coca Cola viết hoa theo chiều nghiêng 45 độ. Với màu đỏ tươi và với những đường cong trắng tuyệt diệu, Coca Cola đã thành công trong việc hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng
Tuyệt đối bí mật công thức pha chế
Sau khi hoàn thiện với soda là nước có ga, công thức Coca - Cola không đổi từ đó. Về sau, nhà sản xuất Coca-Cola chỉ có khuyên thêm người tiêu dùng nên uống Coca-Cola lạnh ở nhiệt độ 3,30 độ X là ngon nhất.
Những chuyện kể về việc lưu giữ và bảo quản bí mật công thức pha chế Coca-Cola vẫn được kể lại và đưa tin như những câu chuyện bí ẩn mang tính huyền thoại. Chính nhờ sự bảo vệ bí mật công thức pha chế một cách tuyệt đối mà Coca-Cola đã làm khó khăn rất nhiều cho những kẻ muốn làm giả. Kể cả trong thời kỳ khoa học rất phát triển nhưng xác định đúng hoàn toàn công thức pha chế của Coca- Cola là điều không đơn giản.
Trên thực tế, Asa Candler khi sinh thời đã rất chú trọng tới bí mật công nghệ và bản quyền thương hiệu. Khi có trong tay công thức Coca-Cola, điều đầu tiên Asa Candler phải làm là đăng ký ngay sở hữu bản quyền công thức pha chế và tên gọi Coca-Cola. Asa Candler đã có một ý tưởng tuyệt vời vừa để bảo đảm chất lượng vừa giữ gìn bí mật cao nhất của công thức pha chế. Thay vì bán sirô Coca-Cola đậm đặc thì Candler đã pha sẵn để cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng. Với cách bán hàng thuận tiện đó thì lượng Coca-Cola tiêu thụ tăng rất nhanh, nhưng đồng thời phải có rất nhiều cơ sở, xưởng chuyên pha chế và đóng chai.
Asa là người năng động với nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo, do không thể đủ sức tự mình đầu tư và quản lý các nhà xưởng đóng chai nên ông đã chủ động mời chào, ký hợp đồng với các nhà đầu tư Cá nhân. Cả một hệ thống Coca- Cola gồm các nhà máy và đóng chai Coca -Cola độc lập đã hình thành mà Asa Candler không hề phải bỏ vốn.
Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy Coca-Cola ra đời. Tất cả các nhà máy đều được hưởng thương hiệu của Coca-Cola, theo công thức của Coca-Cola. Candler là người đầu tiên phát minh ra khái niệm “hệ thống Coca-Cola” như thế. Cũng chính nhờ tiếp tục áp dụng “hệ thống Coca-Cola” này mà nước giải khát Coca-Cola đã được các thế hệ điều hành sau Asa Candler đem đi chinh phục khắp thế giới.
Ngay từ đầu, Asa Candler đã rất kiên quyết trong việc bảo vệ chất lượng và bí mật công nghệ. Vì vậy thành phần quan trọng nhất để có nước giải khát Coca-Cola thành phẩm là sirô đậm đặc Coca-Cola vẫn do Asa Candler trực tiếp cung cấp đến từng nhà máy. Tập đoàn Coca-Cola ngày nay đã phát triển gấp hàng nghìn lần so với trước nhưng về cơ bản vẫn tuân thủ nguyên tắc kinh doanh đó của ông chủ đầu tiên Asa Griggs Candler.
Những nỗ lực cải tiến bao bì và kiểu dáng của coca cola nhằm đem đến cho khách hàng cảm giác mới mẻ, độc đáo, vui vẻ, lạc quan và thuận tiện hơn khi sử dụng. chính vì vậy cho nên số lượng sản phẩm bán ra luôn được giữ ổn định ở mức cao và không ngừng gia tăng.
Cắt giảm chi phí
Việc sử dụng nguồn nước : Công ty Coca Cola dang cố gắng thực hiện hoạt động duy trì nguồn nước mà trong đó một lít nước cho mỗi sản phẩm công ty sản xuất và được gọi là trung hòa nguồn nước. Cụ thể là Coca Cola sẽ giảm việc sử dụng nước sản xuất ở tỉ lệ 10% vào năm 2010 và giúp bảo vệ các đường phân nước ở mọi nơi mà Coca Cola hoạt động.
Duy trì việc tái sinh rác thải trong đóng gói sản phẩm : Công ty đang tối đa hóa việc sử dụng mới lại các nguồn tài nguyên, việc tái chế cuối cùng đảm bảo 100% cho việc đóng gói của Coca Cola, cụ thể là :
Tránh sử dụng 100.000 tấn bao bì, hoặc gần như 3% việc sử dụng bao bì đã được lên kế hoạch trước từ năm 2008 đến 2010
Tái chế hoặc phục hồi hơn 90% nguyên vật liệu của phương tiện sản xuất vào khoảng năm 2010
Dẫn đầu ngành công nghiệp phục hồi tái chế lại bao bì. Coca Cola đã đầu tư khoảng 60 triệu USD vào hoạt động tái chế tại Hoa Kỳ và xây dựng một nhà máy tái chế chai nhựa được cho là lớn nhất thế giới. Nhà máy đặt tại Spartanburg ở Nam California là một phần trong mục tiêu tái chế 100% chai PET của Coca-Cola trên thị trường Hoa Kỳ. Sandy Douglas, Chủ tịch Coca-Cola Bắc Hoa Kỳ, cho biết hãng đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng là tái chế hoặc tái sử dụng tất cả các chai nhựa ở thị trường Hoa Kỳ. Các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng cùng với chiến lược thiết kế bao bì thích hợp sẽ giúp Coca-Cola thực hiện được mục tiêu này.
Coca đã tái chế hoặc tái sử dụng 100% các chai nhựa PET của hãng có mặt trên thị trường Hoa Kỳ. Đồng thời, Coca-Cola cũng đưa ra sáng kiến tái chế chai nhựa do các fan bóng đá Anh quốc vứt đi.
Theo kế hoạch, Coca-Cola sẽ phối hợp với đối tác lâu năm là Công ty Phục hồi Tài nguyên Hoa Kỳ (URRC) để phát triển nhà máy tái chế mới trên diện tích khoảng 12 hécta ở Spartanburg, nơi đặt tổng hành dinh của URRC. Nhà máy bắt đầu hoạt động vào năm 2008 và một năm sau sẽ đạt công suất tối đa, có khả năng sản xuất khoảng 45.000 tấn nhựa PET/năm, gấp đôi tổng số nhựa cần dùng để sản xuất chai Coca Cola cho thị trường Anh quốc. Theo tính toán của Coca-Cola, tái chế nhựa vừa sinh lợi về tài chính, vừa giúp bảo vệ môi trường. Chi phí năng lượng thấp hơn so với dùng nguyên vật liệu thô, lại giảm được chất thải và khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhà máy Spartanburg sẽ giúp giảm được lượng khí thải CO2 tương đương với lượng khí thải của 21.500 chiếc xe trong một thập niên tới. Coca-Cola đã thành lập bộ phận đặc biệt Coca Cola Recycling LLC vào tháng 11-2006. Bộ phận này chuyên nghiên cứu và phát triển những hệ thống tái chế các loại vật liệu dùng làm bao bì như nhựa, nhôm, cáctông và màn nhựa. Coca Cola dự định thiết lập mạng lưới các trung tâm tái chế ở khắp Hoa Kỳ và đầu tư cho các công ty thu gom. Trong đó có công ty RecycleBank với địa bàn hoạt động ở New Jersey, Delaware, Pennsylvania và sắp sửa mở rộng sang New York, Vermont, Massachusetts vào cuối năm nay. Tại Philadelphia, tỷ lệ tái chế đối với chai nhựa được đẩy từ 15% lên trên 50% trong lúc tỷ lệ người dân tham gia đạt tới 90%. Coca Cola đánh giá RecycleBank giúp cho việc tái chế dễ dàng hơn và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng.
Những hoạt động trên tại Hoa Kỳ là một phần trong nỗ lực mang tính toàn cầu của Coca Cola nhằm gia tăng việc tái chế các chai đựng sản phẩm của hãng. Ngoài Hoa Kỳ, Coca Cola cũng đầu tư vào các cơ sở tái chế ở Thụy Điển, Mexico, Áo, Philippines. Tại Anh quốc, Coca Cola đưa ra sáng kiến cung cấp quỹ đào tạo tài năng trẻ cho những câu lạc bộ bóng đá dựa trên số lượng các fan cam kết tham gia hoạt động tái chế. Có 13 CLB bóng đá và chính quyền địa phương nằm trong sáng kiến này. Mục tiêu là tăng tỷ lệ tái chế của tất cả các loại vật liệu ở địa phương thêm 4%. Một người tham gia chương trình may mắn trúng thưởng có thể mang về cho CLB yêu thích của mình 10.000 bảng, ngoài ra, bản thân anh ta sẽ được nhận 5.000 bảng. Coca Cola hy vọng biện pháp này sẽ khuyến khích các fan bóng đá và gia đình tham gia hoạt động tái chế vì lợi ích môi trường và lợi ích cho CLB bóng đá họ yêu mến.
Bảo tồn nguồn năng lượng và ngăn chặn sự thay đổi khí hậu :
Coca sẽ tính toán lượng Carbon ở mỗi nước nơi mà nó hoạt động vào năm 2008 và đặt ra mục tiêu giảm thiểu lượng Carbon thải ra. Ngoài ra còn giảm lượng CO2 thải ra từ sản xuất khoảng 5% so với mức của năm 2004 vào năm 2015, bảo đảm rằng tất cả các doanh thu mới cũng như các phương thức Marketing nhiều hơn 20% so với hiệu quả năng lượng vào năm 2010, mở rộng việc sử dụng công nghệ năng lượng điện trong các đội xe phân phối của nó nhằm tiết kiệm năng lượng.
Phục vụ khách hàng tốt :
Công ty đáp ứng đến mọi khách hàng những sản phẩm và bao bì tốt ở đúng nơi đúng lúc và đúng cách, cụ thể là:
Đa dạng các loại thức uống và kích cỡ, kiểu dáng bao bì
Đưa thông tin sản phẩm, hàm lượng dinh dưỡng để khách hàng có thể đọc một cách dễ dàng
2.2. Chính Sách Giá
Sản phẩm coca colca định giá dựa trên người mua theo giá trị nhận thức được. họ xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải về chi phí của người bán là cơ sở quan trọng để định giá. họ sử dụng những yếu tố chi phí giá cả trong marketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của người mua.giá được định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận đó.
Chiến lược định giá coca cola xâm nhập thị trường: khác với chiến lược định giá cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp coca cola chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường , với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn.
Định giá chiết khấu: phần lớn doanh nghiệp coca cola sẽ điều chỉnh giá của mình để thưởng cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn, mua khối lượng lớn, chiết khấu trả tiền mặt là sự giảm giá cho những khách hàng nào mua và thanh toán tiền ngay, chiết khấu theo số lượng là sự giảm giá cho những khách hàng mua sản phảm với số lượng lớn.
Định giá phân biêt theo dạng sản phẩm: theo cách định giá này các kiểu sản phẩm và các mặt hàng của cocacola được định giá khác nhau, nhưng tỷ lệ tương ứng với chi phí của chúng .
Định giá theo loại sản phẩm: doanh nghiệp cocacola thường sản xuất nhiều kiểu sản phẩm và mặt hàng chứ không phải một thứ duy nhất ( đa dạng hóa sản phẩm ). chúng khác nhau về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ, tính năng,... do đó chúng được định giá ở các thang bậc khác nhau, phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.
Phân Phối
Mô hình các kênh phân phối của Coca Cola
nguồn: www.marketingchienluoc.com
Coca Cola thực hiện chiến lược phân phối đại trà rộng khắp từ thành thị tới nông thôn, coca cola là một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên nó được phân phối rộng khắp các quầy nước giải khát, hệ thống máy bán tự động,...và thưc hiện bám chắc trên thị trường
Chiến lược “chắc chân trên thị trường” là chiến lược mà CoCa Cola, luôn lấy làm cơ sở cho mục tiêu phát triển của mình.
Để có được thành công như ngày hôm nay của Coca Cola nhiều chuyên gia phân tích đánh giá rằng đó là nhờ Coca Cola đã thực hiện đúng chiến lược trên. Ngay từ khi mới thành lập, mục tiêu của Coca Cola là chiếm lĩnh những thị trường lớn nhất chứ không dàn trải thị trường của mình trên toàn thế giới.
Không như nhiều hãng nước ngọt trên thế giới luôn tìm cách mở rộng thị trường của mình đến bất cứ chỗ nào có thể thì Coca Cola luôn kiên định với những thị trường truyền thống. Theo hãng thì trước tiên hãy có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường truyền thống rộng lớn đã, sau đó mở rộng những thị trường nhỏ hơn cũng chưa muộn. Nhờ vậy, tại những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu, biểu tượng Coca Cola luôn có “vững như bàn thạch”.
Hàng năm những khoản đầu tư của Coca Cola vào các thị trường truyền thống luôn chiếm từ 70 đến 80% tổng đầu tư của hãng. Những khoản đầu tư này dành nhiều cho quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các chiến lược marketing khác. Mục tiêu của Coca Cola luôn là khách hàng khi nhắc đến đồ uống nước ngọt là nhớ ngay đến các sản phẩm của Coca Cola.
Coca Cola không hề tiếc các khoản tiền trị giá hàng triệu USD cho các Hợp đồng quảng cáo lớn. Nhiều khách hàng rất ấn tượng với các quảng cáo của Coca Cola, từ đó ấn tượng luôn cả với đồ uống của hãng. Bây giờ, có thể nói những thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, các sản phẩm của Coca Cola luôn “chiếm lĩnh” mặc dù rất nhiều nhãn hiệu nước ngọt khác đã ra đời trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ đối thủ cạnh tranh không đội trời chung Pepsi.
Giám đốc điều hành Doug Daft của Coca-Cola cho biết, hãng sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới này sẽ tiếp tục tăng cường tập trung phát triển vào các thị trường chủ chốt, trong đó có Braxin và Bắc Mỹ, nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận lên khoảng 11-12% hàng năm.
Tuy nhiên, để có vị thế trên các thị trường này cũng không hề dễ dàng chút nào. Dù có rất nhiều kinh nghiệm nhưng Coca Cola cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định.
Coca Cola vẫn chưa đạt kết quả mong muốn ở hai thị trường trên là do hãng đã quá tập trung vào khối lượng mà sao nhãng việc quan tâm đúng mức đến bao bì sản phẩm. Do đó, hãng hiện đang tiến hành các bước nhằm thu hút sự quan tâm đến sản phẩm của Coca Cola của người dân nơi đây như đã làm và thành công tại thị trường Mêhicô, Tây Ban Nha và Hy Lạp.
Theo Chủ tịch Coca Cola, Steve Heyer, chiến lược của Coca Cola sẽ luôn là tập trung vào tăng khối lượng sản phẩm có thể mang lợi, quản lý chi phí khắt khe hơn và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, coi sự phát triển ở thị trường truyền thống là nhân tố then chốt cho tương lai của Coca Cola, trong đó sẽ chú trọng vào các lĩnh vực, như giải trí và thể thao, cửa hàng ăn nhanh và các chuỗi nhà hàng, có tác động tốt và nhanh nhất đến việc quảng bá các nhãn hiệu sản phẩm mới.
Tuy nhiên, ông Heyer thừa nhận rằng, hãng hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ các nhãn hiệu Sprite và Fanta.
Sức ép cạnh tranh đang ngày một lớn, nếu không “chắc chân trên thị trường” thì rất dễ mất thị phần, một điều mà Coca Cola không hề mong muốn.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng đây hoàn toàn là một chiến lược đúng đắn không chỉ với Coca Cola mà còn đối với nhiều công ty khác. Sẽ rất dễ mắc phải sai lầm nếu ta cứ cố gắng mở rộng thị trường trong khi những thị trường truyền thống còn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó
2.4. xúc tiến
Ngay từ đầu, Coca Cola đã dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu (Chắc chắn rằng đây là một trong những công ty đầu tiên có chi phí marketing vượt quá chi phí cho sản xuất).
Một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành công cho Coca-cola đó chính là hoạt động quảng cáo . Ai cũng biết rằng chất lượng, mùi vị của Coca-Cola không hề thay đổi từ cả hơn 100 năm nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola chính là các hoạt động quảng cáo, marketing để xây dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng. Coca-Cola là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi mới thành lập. Bên cạnh đó, sự tự tin của Coca-cola chính là yếu tố tạo nên thương hiệu ngày nay , được thể hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu quảng cáo của họ. Những câu chủ đề như “Thức uống không cồn tuyệt vời của quốc gia” (1906), “6 triệu một ngày” (1925), “Thứ thật” (1942), “Cái bạn muốn là một chai Coke” (1952), “Coke là thế” (1982) và “Luôn luôn là Coca-Cola” (1993) đều chứng tỏ tham vọng và sự tự tin của thương hiệu này.
Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào. Họ luôn dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình đến với mọi người thông qua tivi, báo chí, các hoạt động và trò chơi. Theo Công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008. Đó là một khoản tiền không hề nhỏ mà Coca-cola Việt Nam đã không tiếc khi chi trả cho hoạt động quảng cáo của mình.
Các quảng cáo của Coca Cola rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người, với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thể hiện cảm giác mới lạ độc đáo như với đoạn quảng cáo của Coca Cola với Mr BRRRRRRRrrrr, quảng cáo về Happiness Factory, và mới đây nhất là quảng cáo với ý tưởng về cách ăn mừng chiến thắng của các ngôi sao bóng đá nổi tiếng với nhạc nền Waving Flag, bài hát chính thức của World cup 2010.
các nổ lực khuyến thị của Coca-Cola bắt đầu với biểu tượng “Uống Coca-Cola” trên vải dầu ở các mái hiên nhà thuốc. Asa Candler sau đó đặt tên nhãn hiệu mới không chỉ trên các chai nướt ngọt mà còn trên quạt máy, lịch và đồng hồ. Từ ngày đó, nổ lực tiếp thị và khuyến thị kết hợp với chất lượng tuyệt hảo của sản phẩm đã giúp thương hiệu Coca-Cola trở thành một trong những thương hiệu được ngưỡng mộ và nổi tiếng nhất trên toàn thế giới.
Một trong những cách mà Coca-Cola vẫn giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng là luôn hoà nhập vào các hoạt động giải trí của họ. Lấy ví dụ như công ty tổ chức các hoạt động thể thao rộng khắp để củng cố những điểm nổi bật riêng của thương hiệu.
Lùi lại thời điểm năm 1903, Coca-Cola đã sử dụng các cầu thủ của đội bóng chày nổi tiếng thời bấy giờ để quảng cáo. Và một trong những sự kiện thể thao nổi tiếng và tồn tại lâu dài nhất, Thế vận hội Olympic đã luôn nằm trong danh sách những sự kịên nổi bật được Coca-Cola tài trợ chính thức.
Trong thế chiến thứ II, công ty đã đảm bảo rằng mỗi thành viên của quân đội Mỹ sẽ có được một ly Coke với giá 5 xu và không tính thuế hay các giá trị khác của công ty. Để đảm bảo được việc này, công ty đã xây dựng các nhà máy đóng chai tại 64 điểm ở khu vực Châu Âu, Châu Phi và Thái Bình Dương. Với nỗ lực trong chiến tranh này đã giúp công ty tiến xa hơn thị trường Bắc Mỹ, khẳng định được vị thế của tập đoàn với sự phát triển lớn mạnh thần tốc sau chiến tranh thế giới II.
Những cột mốc lịch sử quan trọng của Coca-cola trong 25 năm bao gồm sự xâm nhập thị trường Liên bang Xô Viết, sự xuất hiện trở lại sản phẩm của Coca-cola tại Trung Quốc vào năm 1979, và sự có mặt của Coca-cola trong nhiệm vụ phóng tàu con thoi Thách thức (The Challenger) năm 1985. Coca-cola còn tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm thành lập vào 1986 và tài trợ chính thức cho thế vận hội mùa hè năm 1996 ở Altanta.
Tập đoàn còn có mốt quan hệ giao hữu rất tốt với Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, NASCARR, Hiệp hội bóng chày và Giải Khúc Côn Cầu, Mỹ. Một loạt các bảng hợp đồng dài hạn với Hiệp hội vận động viên Quốc gia đã giúp Coca-Cola kiếm được rất nhiều cơ hội tiếp thị lớn với 22 vận động viên và 87 quán quân trong mỗi năm.
Tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới Một cuộc chạy đua điên cuồng đang diễn ra trên mạng Internet giữa các tập đoàn công nghệ thông tin và kinh doanh thế giới, nhằm giành giật lấy một mẩu nhỏ trong miếng bánh hấp dẫn của thị trường download nhạc hợp pháp đầy tiềm năng lợi nhuận. Coca-Cola là hãng mới nhất tham gia vào cuộc tranh giành này bằng việc tung ra dịch vụ âm nhạc trực tuyến có nhãn hiệu của mình với hơn 250.000 bài hát trực tu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân Tích Trường Hợp Thành Công Của Thương Hiệu Coca Cola Và Bài Học Kinh Nghiệm.doc