Sản phẩm Dumex Gold
Đây là dòng sản phẩm sữa bột dinh dưỡng cao cấp, được bổ sung hỗn hợp Prebiotics -cho hiệu quả giống như Prebiotics có trong sữa mẹ - giúp tăng cường hệ miễn dịch cho các
bà mẹ mang thai và bé từ 0 - 6 tuổi.
Prebiotics là một loại thức ăn cho vi khuẩn có lợi ở đường ruột, vì thế chúng góp phần
tăng cường phát triển những vi khuẩn có lợi như bifidobacteria và lactobacilli trong đường
ruột trẻ, đồng thời làm giảm và ngăn ngừa sự xâm lấn của những vi khuẩn có hại trong
đường ruột, giảm tỉ lệ tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp trên, giảm tỉ lệ da dị ứng ở
trẻ có nguy cơ bị dị ứng
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2621 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá các chương trình xúc tiến của sản phẩm Dumex Gold, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp cả 2 phương pháp trên.
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
17
Trong những năm gần đây, những công ty hàng tiêu dùng đã giảm một phần chiến
lược kéo trong hỗn hợp xúc tiến thay bằng các chiến lược đẩy. Có một số lý do cho
việc thay đổi này:
Đầu tiên là việc tăng chi phí của các chiến dịch truyền thông đại chúng.
Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy việc quảng cáo đã không còn hiệu quả
nhiều trong những năm gần đây. Và các công ty đang tập trung nỗ lực vào
việc phân khúc cũng như thiết kế các chương trình Marketing của mình sao
cho phù hợp hơn với phân khúc đó. Hiện nay, khi mà có quá nhiều sản phẩm
và các thương hiệu khác nhau trên thị trường, nhiều công ty gặp khó khăn
khi phải phân biệt các sản phẩm với nhau thông qua hình thức quảng cáo.
Thay vào đó, họ phân biệt thông qua các hình thức khác như giảm giá, các
phiếu thưởng cũng như các chương trình khuyến mãi bán hàng khác.
Lợi thế không ngừng tăng lên của các nhà bán lẻ đang là nhân tố then chốt
ảnh hưỏng đến sự thay đổi từ chiến lược kéo sang đẩy này. Những dây
chuyền bán lẻ quy mô lớn ở Châu Âu đã đạt được doanh số bán hàng và lợi
nhuận cao nhất từ trước đến giờ trong những năm gần đây. Vì vậy, họ có
quyền được yêu cầu nhà cung cấp đáp ứng những gì họ muốn. Và tất cả
những gì họ muốn là đầu tư thêm vào hệ thống bán lẻ - hay nói cách khác đó
chính là đầu tư thêm vào chiến lược đẩy. Các quảng cáo đại chúng dễ bị
khách hàng bỏ qua, nhưng chiến lược đẩy thì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
của khách hàng. Do đó, các khuyến mãi thúc đẩy việc bán hàng của nhà bán
lẻ ngay lập tức và lợi nhuận cho họ cũng tăng lên từ đó. Chính vì vậy, nhiều
doanh nghiệp buộc phải dùng chiến lược đẩy để giữ một vị trí trưng bày tốt
cũng như có được sự hỗ trợ trong việc truyền thông từ các nhà bán lẻ.
Tuy nhiên, việc sử dụng chiến lược đẩy thiếu thận trọng cũng dễ dẫn đến sự cạnh
tranh khốc liệt cũng như sự tụt giảm liên tục về giá và lợi nhuận; đầu tư kém vào
Nghiên cứu và phát triển (R&D), bao bì và quảng cáo – những yếu tố rất cần thiết
cho việc củng cố và duy trì lòng trung thành cũng như sự yêu thích của khách hàng
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
18
với sản phẩm. Việc cắt giảm các chi phí quảng cáo để đầu tư vào các chiến dịch
khuyến mãi có thể làm ảnh hưởng đến thương hiệu của sản phẩm về lâu dài trong
tương lai. Vì vậy, nhiều công ty đã tìm cách phối hợp tốt nhất giữa hai chiến lược
đẩy và kéo – áp dụng khái niệm truyền thông tích hợp – nhằm xây dựng thương
hiệu cũng như sự ưa chuộng của khách hàng về lâu dài. Cách này dường như đã
giành thắng lợi trên cả hai pháo đài: lòng trung thành và sự thỏa mãn của khách
hàng.
Những nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế chiến lược hỗn hợp xúc tiến
Công ty có thể xem xét nhiều yếu tố khi thiết kế nên một chiến lược xúc tiến, bao
gồm loại sản phẩm/thị trường, sự sẵng sàng mua và vòng đời sản phẩm
1.4.2.2.1 Kiểu thị trƣờng/sản phẩm
Tầm quan trọng của các công cụ khuyến mãi trên thị trường hàng tiêu dùng và trên
thị trường hàng tư liệu sản xuất khác nhau rất nhiều
Bảng 1.3* So sánh thị trường hàng tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng
Thị trƣờng hàng tƣ liệu sản xuất (B2B) Thị trƣờng hàng tiêu dùng (B2C)
Ít người mua, thường là những khách hàng
đã xác định trước
Thông tin có thể cá nhân hóa
Thị trường rộng lớn, đại chúng
Thông tin đại chúng (TV,…)
Sản phẩm phức tạp, thường được thiết kế
riêng cho các khách hàng cá nhân, cụ thể
Cần tiếp xúc với người mua trong thời
gian dài thông qua bán hàng trực tiếp
Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và việc
thương thảo với khách hàng cũng như
chi tiết hóa là rất nhỏ.
Kênh truyền thông đại chúng được
dùng để truyền đạt thông điệp chuẩn
Hàng hóa không phổ biến, rủi ro và giá trị
cao
Cần thông tin thông qua lịch sử và danh
Sản phẩm phổ biến, rủi ro và giá trị thấp
Ít lưu ý, nhấn mạnh về mặt kĩ thuật;
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
19
tiếng cá nhân, đặc biệt nhấn mạnh về chất
lượng sản phẩm và lợi ích tài chính.
các lợi ích vô hình và trạng thái của sản
phẩm được nhấn mạnh; việc khuyến
khích mua được sử dụng để xây dựng
hoặc loại bỏ hành vi mua hàng của
khách hàng.
Quyết định mua được thực hiện có cân
nhắc trong suốt thời gian đó bởi một nhóm
người mua đảm nhận trách nhiệm
Cần xác vai trò của từng thành viên
trong nhóm người mua và cố gắng tác
động đến toàn bộ nhóm người này.
Thời gian mua ngắn, thường được quyết
định mua bởi cá nhân hoặc một đơn vị
gia đình
Cần hiểu vai trò của mỗi người và cố
gắng tác động đến đơn vị gia đình.
(Nguồn: Quản trị Marketing – Philip Kotler – NXB Thống Kê - 2003)
Các công ty hàng tiêu dùng đánh giá theo thứ tự quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng
trực tiếp và quan hệ công chúng. Các công ty hàng tư liệu sản xuất đánh giá theo
thứ tự hàng bán trực tiếp, khuyến mãi và quan hệ công chúng. Nhìn chung, bán
hàng trực tiếp được sử dụng nhiều đối với hàng hóa phức tạp, đắt tiền và có nhiều
rủi ro, và trên thị trường có ít người mua và lượng người bán ít hơn (thị trường tư
liệu sản xuất).
1.4.2.2.2 Sự sẵn sàng mua
Khách hàng mục tiêu có thể ở một trong sáu giai đoạn của sự sẵn sàng mua, đó là:
nhận biết, hiểu rõ, thích, ưa chuộng, tin tưởng và mua. Các giai đoạn này được gọi
là hệ thống hiệu ứng, thể hiện tiến trình người mua trải qua để đến một quyết định
mua. Trong mỗi giai đoạn, xúc tiến đều có mục tiêu và tác động khác nhau:
Nhận biết (Awareness): công việc của người bán là làm cho người mua biết
đến sự tồn tại của sản phẩm hay nhãn hiệu của họ. Mục tiêu là tạo sự quen
thuộc về sản phẩm, tên sản phẩm với khách hàng. Trong một thị trường có
rất nhiều nhãn hiệu cạnh tranh thì những mẫu quảng cáo khác lạ có thể tạo ra
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
20
mức độ nhận biết cao về nhãn hiệu ngay cả trước khi khách hàng thấy sản
phẩm.
Hiểu rõ (Knowledge): dựa trên sự nhận biết để tìm hiểu đặc điểm sản phẩm.
Do khách hàng trong giai đoạn này dễ nhầm lẫn sản phẩm của các công ty
trong cùng nghành nên công ty cần phát triển một chiến dịch truyền thông để
gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về sự cải tiến, đổi mối, khác biệt của
sản phẩm.
Trong 2 giai đoạn trên, quảng cáo và quan hệ công chúng giữ vai trò chính
yếu để thông tin trên thị trường.
Thích (Liking): thể hiện sự thiện cảm của thị trường đối với một sản phẩm
hay một nhãn hiệu. Xúc tiến được sử dụng để làm những đối tượng có hiểu
biết đi từ sự thờ ơ đến sự quan tâm về một nhãn hiệu. Một kỹ thuật chung
thường dùng là kết hợp sản phẩm với một biểu tượng hay một con người hấp
dẫn để đề cao giá trị cung cấp.
Ưa chuộng (Preference): làm cho nhãn hiệu nổi bật để thị trường ưa thích
hơn. Người mua quan tâm nhiều nhãn hiệu của cùng một loại sản phẩm
nhưng vẫn chưa quyết định mua cho đến khi có sự ưa thích một nhãn hiệu
nào đó hơn những nhãn hiệu khác. Xúc tiến có thể hướng khách hàng đến sự
so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để
tạo ra sự ưa thích nhãn hiệu hơn.
Tin tưởng (Conviction): là giai đoạn quan trọng để có quyết định mua. Mục
tiêu của xúc tiến lúc này là gia tăng mong muốn thõa mãn nhu cầu của người
mua. Việc sử dụng thử và tạo cảm nhận về lợi ích sản phẩm sẽ rất hiệu quả
trong việc thuyết phục khách hàng sở hữu sản phẩm.
Bên cạnh quảng cáo, bán hàng trực tiếp có thể làm khách hàng thích, ưa
chuộng và tin tưởng sản phẩm hơn.
Mua (Purchase): quyết định mua có thể bị chậm trễ hay trì hoãn không thời
hạn ngay cả đối với những người tin rằng họ nên mua sản phẩm. Những
người này bị kiềm hãm vì những yếu tố tình huống như không đủ tiền vào
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
21
lúc đó hay do bản năng phản kháng. Khuyến mãi qua hình thức giảm giá,
thưởng… thường được dùng để thay đổi tình trạng này.
1.4.2.2.3 Giai đoạn hiện tại trong chu kì sống của sản phẩm
Chiến lược xúc tiến chịu ảnh hưởng của từng giai đoạn trong chu kì sống của sản
phẩm. Khi giới thiệu sản phẩm, những khách hàng tiềm năng phải được thông tin về
sự hiện hữu và những lợi ích của sản phẩm và các trung gian phải được thuyết phục
để bán chúng. Hỗn hợp xúc tiến lúc này được xây dựng để thông tin và thuyết phục.
Những hoạt động quảng cáo đến người tiêu dùng và bán hàng trực tiếp hướng đến
trung gian sẽ được nhấn mạnh. Ngoài ra, cũng cần phải tuyên truyền cho sự độc đáo
hay mới mẻ của sản phẩm. Sau đó, khi sản phẩm đã thành công, có nhiều áp lực
cạnh tranh, lại yêu cầu các hình thức xúc tiến có tính thuyết phục hơn.
Nói cách khác, hỗn hợp xúc tiến được xây dựng tùy theo hiện trạng về sản phẩm
trên thị trường và mục tiêu định vị sản phẩm.
Bảng 1.4*Chiến lược xúc tiến trong các giai đoạn của chu kì sống sản phẩm
Tình hình thị trƣờng Chiến lƣợc xúc tiến
Giai đoạn giới thiệu
Khách hàng chưa nhận
thức về đặc điểm sản phẩm
và chưa hiểu rõ lợi ích của
chúng
- Thông tin và hướng dẫn khách hàng tiềm
năng về sự hiện hữu của sản phẩm, cách sử
dụng, các lợi ích thõa mãn nhu cầu mà sản
phẩm cung cấp
- Trong giai đoạn này, người bán phải kích
thích nhu cầu gốc, là nhu cầu về loại sản
phẩm (khác với nhu cầu lựa chọn là nhu cầu
về một nhãn hiệu riêng biệt)
- Thông thường, trong hỗn hợp xúc tiến cần
nhấn mạnh bán hàng cá nhân, trưng bày sản
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
22
phẩm tại các hội chợ để giới thiệu sản phẩm
rộng rãi đến các trung gian và hấp dẫn họ
phân phối sản phẩm mới. Quảng cáo và quan
hệ công chúng được dùng để xây dựng mức
độ nhận thức cao của khách hàng. Khuyến
mãi sẽ kích thích khách hàng dùng thử sản
phẩm mới
Giai đoạn phát triển
Khách hàng đã và đang
nhận biết lợi ích của sản
phẩm. Sản phẩm bán chạy
và có nhiều trung gian
muốn phân phối chúng.
- Kích thích nhu cầu về nhãn hiệu sản phẩm để
cạnh tranh. Tăng cường chú trọng quảng cáo
và quan hệ công chúng, giảm khuyến mãi.
Các trung gian có thể tham gia chia sẻ các nỗ
lực xúc tiến.
Giai đoạn trƣởng thành
Cạnh tranh mạnh hơn và
mức bán không tăng nhanh
như giai đoạn trước.
- Khuyến mãi được nhấn mạnh hơn quảng cáo.
Người mua đã biết về sản phẩm nên quảng
cáo được dùng như công cụ thuyết phục hơn
là để thông tin. Lực lượng bán hàng đông đảo
đễ hỗ trợ quảng cáo. Mục tiêu là duy trì lợi
nhuận đang có xu hướng giảm sút
Giai đoạn suy thoái
Mức bán và lợi nhuận
giàm sút. Sản phẩm mới và
tốt hơn xuất hiện trên thị
trường.
- Tất cả các nỗ lực xúc tiến được cắt giảm.
Nhấn mạnh sự nhắc nhở để duy trì khách
hàng. Khuyến mãi vẫn được sử dụng mạnh.
(Nguồn: Quản trị Marketing – Philip Kotler – NXB Thống Kê - 2003)
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
23
Chƣơng 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN DANONE
DANONE VIỆT NAM VÀ SẢN PHẨM DUMEX GOLD
2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Danone
2.1.1 Lịch sử ra đời
Đây là tập đoàn đứng đầu thế giới về ngành thực phẩm dinh dưỡng và có trụ sở
chính tại đặt tại Pháp.
Năm 2009: Thu nhập từ hoạt động mua bán: €2,294 triệu
Thu nhập thuần cơ bản: €1,412 triệu
Số lao động tính đến 31/12/2009: 80,976 người
(Nguồn: ngày29/04/2010)
Một số sản phẩm chính yếu:
Sản phẩm từ sữa tươi: Danone, Actimel…
Nước tinh khiết: Evian, Aqua, Volvic,…
Dinh dưỡng trẻ em: Dumex, Gallia, Nutricia,...
Dinh dưỡng trị liệu: Nutricia, Nutrini, Nutrison,...
(một số sản phẩm minh họa)
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
24
Bảng 2.1* Một số cột mốt đáng nhớ của tập đoàn Danone
NĂM SỰ KIỆN
1919 Nhà máy sản xuất sữa chua Danone xuất hiện đầu tiên tại Barcelona –
Tây Ban Nha, do ông Isaac Carasso điều hành. Danone được ông lấy
theo tên gọi thân mật con trai ông lúc đó.
1929 Nhà máy sữa chua tại Pháp đầu tiên được thành lập và điều hành bởi con
trai ông Isaac là Daniel Carasso.
1967 Danone xác nhập với Gervais - một công ty sản xuất phô mai tại Pháp -
và đổi tên thành Gervais Danone.
1966 Ông Antoine Riboud sáng lập và điều hành BNS, một công ty chuyên về
hàng thủy tinh và bưu điện.
1970 BNS thay đổi chiến lược và chuyển hướng đầu tư từ lãnh vực đóng gói
sang lãnh vực thực phẩm và mua lại hãng nước khoáng Evian và
Kronenbourg & Bledina. Sản xuất và lưu hành Danette – loại kem đầu
tiên của tập đoàn.
1972 Cột mốc lịch sử quan trọng ảnh hưởng đến BNS: Antoine Riboud gặp
Daniel Carasso. Có một sự hiệp lực tích cực giữa 2 công ty và hai người
đàn ông bắt đầu lập kế hoạch làm sao cho BNS và Gervais Danone trở
thành thương hiệu toàn cầu.
1973 BNS và Gervais Danone hợp nhất trở thành BNS-Gervais Danone và bắt
đầu phát triển mạnh ra toàn cầu. Antoine Riboud trở thành chủ tịch hội
đồng quản trị của công ty.
1986 Một chuỗi các thành công đã củng cố thêm nữa vị trí hàng đầu của
BNS-Gervais Danone, bao gồm cả thị trường bánh bích quy. Đây là một
công ty năng động và phát triển rất nhanh và là tiền thân của tập đoàn
Danone sau này.
1994 BNS-Gervais Danone đổi tên thành Tập đoàn Danone với logo mới.
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
25
1996 Antoine Riboud giao trọng trách lãnh đạo lại cho Franck Riboud – con
trai ông. Với sự lãnh đạo của Franck, Danone đã bắt đầu chiến lược tái
cấu trúc và nhờ đó công ty đã phát triển, chiếm được thị phần mới trên
thị trường.
1997 Danone có 3 dòng sản phẩm chính: các sản phẩm từ sữa, nước giải khát,
các sản phẩm ngũ cốc và bánh bích quy.
2007 Tập đoàn quyết định tập trung hoàn toàn vào sức khỏe thông qua thực
phẩm dinh dưỡng nên bán lại chuỗi sản xuất bánh bích quy và mua lại
Numico – một công ty chuyên về thực phẩm và dinh dưỡng trẻ em của
Hà Lan. Và Danone trở thành tập đoàn sản xuất thực phẩm trẻ em lớn
thứ 2 trên thế giới.
2008 Danone cơ cấu lại thành 4 dòng sản phẩm: các dòng sản phẩm từ sữa
tươi, thức uống, các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em và các sản phẩm dinh
dưỡng trị liệu.
(Nguồn: tư liệu nội bộ công ty Danone Việt Nam 2010)
2.1.2 Sứ mạng và các giá trị cốt lõi của tập đoàn Danone
Sứ mệnh:
“Mang lại sức khỏe cho thật nhiều người thông qua thực phẩm dinh dưỡng”
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
26
Giá trị:
Danone là một tập đoàn toàn cầu và tính đa dạng của tập đoàn là một tài sản có giá
trị. Như một cộng đồng, các nhân viên của Danone trên toàn thế giới bằng các giá
trị cụ thể và rõ ràng.
Các giá trị HOPE tạo nên một niềm tin và hy vọng với tất cả nhân viên và xã hội,
bao gồm
Nhân văn (Humanism) hàm ý là:
Chia sẻ: thành thật với chính mình và với người khác để tạo nên đối thoại, sự
minh bạch và tinh thần đồng đội
Trách nhiệm: quan tâm đến sự an toàn của nhân viên và sản phẩm, cũng như
của tự nhiên xã hội.
Tôn trọng người khác: chúng ta cảm nhận sư khác biệt văn hóa, đối xư với
mọi người cùng với sự tôn trọng, và hỗ trợ sự phát triển của các đối tác kinh
doanh
Cởi mở (Openess) nghĩa là:
Tìm tòi và khám phá: nhận thức điều chúng ta làm hôm nay và chủ động
hoạch định tương lai. Chúng ta đón nhận những tư tưởng mới, sáng tạo bằng
cách đào thải những cái cũ, nhàm chán.
Linh hoạt: minh chứng cho tính năng động và bền bỉ, chúng ta thích ứng
nhanh những tình huống một cách linh hoạt.
Đối thoại: phong cách quản trị của chúng ta nghiêm túc, khuyến khích chủ
động lắng nghe và thảo luận thẳng thắng, khuyến khích tranh luận và tiếp thu
những quan điểm bất đồng.
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
27
Gần gũi (Proximity) đòi hỏi:
Dễ tiếp cận: phong cách quản trị chúng ta là tiếp cận và thẳng thắn.
Đáng tin cậy: thành thật với chính mình và chịu trách nhiệm về hành động
của mình
Đồng cảm: kết nối với khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng một
cách chân thành để gây dựng quan hệ gần gũi chứ không chỉ là quan hệ mua
bán.
Nhiệt tình (Enthusiasm) có nghĩa là:
Can đảm: suy nghĩ và hành động độc lập, chấp nhận rủi ro và khám phá các
hướng phát triển mới. “Thất bại là mẹ thành công”
Đam mê: làm việc và lãnh đạo một cách quyết đoán Công việc là một niềm
vui khi vượt qua sự mong đợi và đạt đến hoàn hảo.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của tập đoàn Danone
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng theo doanh thu của tập đoàn Danone là 8.4%. Thực
tế chứng minh rằng mô hình kinh doanh của tập đoàn đang thực sự có hiệu quả. Với
những hoạt động mở rộng không ngừng của tập đoàn trong suốt hơn 14 năm vừa
qua, Danone tiếp tục tăng cường vị thế đứng toàn cầu của mình:
- Xếp thứ 1: về sản phẩm làm từ sữa tươi
- Xếp thứ 2: về sản phẩm nước uống tinh khiết
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
28
- Xếp thứ 2: về sản phẩm dinh dưỡng trẻ em
- Xếp thứ 1: về sản phẩm thực phẩm trị liệu ở Châu Âu
Danone có mặt trong 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới và là tập đoàn sản xuất
thực phẩm dinh dưỡng thành công nhất trên thế giới, với quy mô:
160 nhà máy
80000 nhân viên
Và có mặt hơn 120 quốc gia trên thế giới
(Nguồn: ngày29/04/2010)
Những điều có được của tập đoàn Danone như hiện nay là kết quả của chiến lược
cân bằng - được xây dựng trên cơ sở: sự mở rộng quy mô ra thế giới, sự cam kết
phát triển và đổi mới và sự không ngừng khẳng định thương hiệu dinh dưỡng hàng
đầu thế giới của mình.
Để có thể đạt được mục tiêu của mình, Danone đã mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển - 208.000.000 € trong năm 2008. 100% các dự án đều tập
trung vào sức khỏe và dinh dưỡng con người.
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
29
Đến nay đã hơn 3 thế kỷ khi những lợi ích sức khỏe của nước khoáng Evian được
phát hiện, hơn một thế kỷ sau khi Blédine lần đầu tiên được bán trên thị trường, và
gần một thế kỷ sau khi sữa chua Danone đầu tiên đã được bán lẻ tại một hiệu thuốc;
nhưng sự đổi mới, sáng tạo vẫn tiếp tục là là một kim chỉ nam cho mục tiêu tăng
trưởng kinh doanh của tập đoàn.
Năm 2007 là một cột mốc cho tập đoàn Danone khi tập đoàn mua lại tập đoàn
Numico của Hà Lan. Với cột mốc lớn này, Danone tập trung, định hướng các chiến
lược vào 2 ngành kinh doanh sinh lợi, phát triển nhanh chóng nhất: dinh dưỡng trị
liệu và dinh dưỡng trẻ em.
Hình 2.2* Cơ cấu các ngành kinh doanh của Danone năm 2006 và 2008
(Nguồn: tư liệu nội bộ công ty Danone Việt Nam 2010)
DANONE 2006 DANONE 2008
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
30
Nhóm phát triển tập trung đẩy mạnh thương hiệu thông qua việc gắn mình với sứ
mệnh mang lại sức khỏe thông qua thực phẩm cho càng nhiều người càng tốt. Và
ngày hôm nay Danone trở thành tập đoàn thực phẩm dinh dưỡng tập trung hoàn
toàn về sức khỏe con người hàng đầu trên thế giới.
Sau năm 2008, Danone hiện diện tại hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới, tăng gấp 3
lần so với trước đây trong vòng chỉ có 2 năm và theo dự đoán con số này sẽ tiếp tục
tăng thêm nữa trong 3 năm tới đây
Bảng 2.3* Sự có mặt của Danone trên thế giới
(Nguồn: tư liệu nội bộ công ty Danone Việt Nam 2010)
2.2 Công ty Danone Việt Nam
Hình 2.4* Các văn phòng đại diện của Danone Việt Nam trên toàn quốc
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
31
(Nguồn: tư liệu nội bộ công ty Danone Việt Nam 2010)
2.2.1 Một số cột mốc quan trọng
Năm 1992, tập đoàn INC (Hà Lan) đặt văn phòng đại diện đầu tiên tại Việt Nam.
Đến năm 2006, tập đoàn Numico (Hà Lan) thay thế INC và đặt văn phòng đại diện
tại đây. Sau khi xác nhập với Numico, năm 2007, tập đoàn Danone chính thức đặt
văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Và thông qua chính sách mở cửa
của nhà nước ta, năm 2009, công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài Danone
Việt Nam chính thức được thành lập.
2.2.1 Cơ cấu lao động
Tổng số nhân viên chính thức trên cả nước: 150 người, trong đó:
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
32
Miền Bắc: 25 người
Miền Trung: 20 người
Miền Nam:105 người
Hình 2.5 * Cơ cấu lao động của Danone Việt Nam
(Nguồn: tư liệu nội bộ công ty Danone Việt Nam 2010)
2.2.3 Cơ cấu tổ chức phòng ban của công ty Danone Viêt Nam
Hình 2.6* Cơ cấu tổ chức phòng ban của công ty Danone Viêt Nam
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
33
Và bên dưới nữa là các nhân viên thừa hành công việc với các chức vụ khác nhau
(Nguồn: tư liệu nội bộ công ty Danone Việt Nam 2010)
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Phòng tài chính:
Phòng kế toán: thực hiện các thủ tục hành chính về kê khai, chi trả
các loại thuế, chi phí cho các đối tác kinh doanh cũng như các khoản
chi phí khác
Phòng nội bộ: Cân đối việc sử dụng cho mỗi ngân sách của từng
phòng ban và của cả công ty. Tham mưu, đề ra các thủ tục thực hiện
việc chi trả chi phí phát sinh nội bộ.
Phòng phân tích kinh doanh: Dựa trên các số liệu từ phòng kế toán
và phòng kinh doanh từ đó sẽ phân tích việc thực hiện chỉ tiêu đề ra
của toàn công ty cũng như những thuận lợi và khó khăn mà công ty
đang gặp trong việc kinh doanh.
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
34
Phòng kĩ thuật: Mua sắm, bảo trì và sửa chữa các máy móc thiết bị
cũng như mạng Internet, Intranet trong công ty.
Phòng Marketing: Phân tích thị trường và các nhu cầu, hành vi của khách
hàng từ đó xây dựng, thực hiện và đánh giá các chương trình marketing cho
các sản phẩm của công ty bằng việc phối hợp các công cụ marketing lại với
nhau.
Nhánh hàng Mama và IFFO: tập trung vào việc marketing cho
nhánh sản phẩm dành cho phụ nữ mang thai, nhánh sản phẩm dinh
dưỡng đặc biệt, nhánh dành cho trẻ em từ 0-6 tháng tuổi và từ 6-12
tháng tuổi.
Nhánh Gum: tập trung vào việc marketing cho nhánh sản phẩm dành
cho trẻ em từ 1-3 tuổi và từ 3-6 tuổi.
Phòng kinh doanh: gồm 4 đại diện tại 4 vùng trọng điểm Việt Nam (Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh) có nhiệm vụ phát triển
kinh doanh và đạt được mục tiêu doanh số mà công ty đề ra cho từng thời
điểm.
Phòng dinh dưỡng: cùng đại diện 4 vùng thiết lập hệ thống tạo dựng mối
quan hệ với các bệnh viện lớn nhỏ trong toàn quốc. Ngoài ra, nhân viên của
từng vùng còn có chức năng kiểm tra, báo cáo và thực hiện những hoạt động
xử lý kịp thời với người tiêu dùng khi họ gặp vấn đề với sản phẩm.
Phòng xuất nhập khẩu:
Phòng kế hoạch: lên kế hoạch về số lượng sản phẩm cần nhập khẩu
(chủ yếu từ Malaysia đến Việt Nam) về để cung cấp cho thị trường
trong một thời kỳ nhất định. Tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu với
số lượng lớn.
Phòng dịch vụ: thực hiện các dịch vụ về quà khuyến mãi, in ấn trên
bao bì, nắp nhôm,… trong thời gian thực hiện chương trình xúc tiến
của phòng Marketing.
Giám đốc hành chính – nhân sự:
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
35
Phòng nhân sự: quản lý nhân sự toàn công ty. Xây dựng, tham mưu
các chế độ lương bổng, thưởng cũng như các cách thức phối hợp hoạt
động nhân sự của từng phòng ban cũng như giữa các phòng ban với
nhau.
Phòng hành chính: chấp hành các chủ trương, quy định, chỉ thị của
Ban giám đốc. Quản lý việc sử dụng, bảo quản tài sản công ty. Phục
vụ các công tác hành chánh để ban giám đốc thuận tiện trong việc chỉ
đạo, điều hành cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các phòng ban
khác thực hiện nhiệm vụ.
2.3 Các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm của Dumex Gold
2.3.1 Cơ cấu sản phẩm Dumex
Phân loại theo phân khúc sản phẩm
Dòng dinh dƣỡng đặc biệt: dành cho dễ bị
nôn ói, trẻ nhẹ cân, trẻ không tiêu thụ được đường
Lactose… Đây là những mặt hàng không được
quảng cáo nên không phải là mặt hàng chiến lược
của Danone Việt nam
Dòng cao cấp: Mama Gold, Dulac Gold 1,
Dupro Gold 2, Dugro Gold 3, 4 với bao bì xanh
dương đặc trưng. Đây là sản phẩm tập trung của
công ty với nhiều chiến lược Marketing dành cho
thị trường cao cấp.
Dòng sản phẩm phổ thông: Đây là dòng sản phẩm bán ra ngoài với số
lượng không nhiều, không có bất kì các chương trình chiêu thị nào cả.
Phân loại theo bƣớc sản phẩm:
Đề tài tốt nghiệp GVHD: ThS Đinh Tiên Minh
36
Bƣớc 0: sữa bột dành cho phụ nữ mang thai (Mama Gold)
Bƣớc 1: sữa bột dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi (Dulac 1, Dulac Gold 1)
Bƣớc 2: sữa bột dành cho trẻ 6-12 tháng tuổi (Dupro 2, Dupro Gold 2)
Bƣớc 3: sữa bột dành cho trẻ từ 1-3 tuổi (Dugro 3, Dugro Gold 3)
Bƣớc 4: sữa bột dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên (Dugro 4, Dugro Gold 4)
Phân loại kết hợp theo nhánh sản phẩm:
Nhánh Mama: nhánh sản phẩm sữa bột dành cho phụ nữ đang mang thai
cần nhu cầu dinh dưỡng cân bằng và hợp lý cho giai đoạn này. Nhánh sản
phẩm này được quyền thực hiện các hình thức truyền thông và xúc tiến và
phải được sự thông qua của Bộ Y Tế.
Nhánh IFFO (Infant-follow on): nhánh sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em
dưới 1 tuổi và trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt (dễ bị nôn ói, trẻ nhẹ
cân, trẻ không tiêu thụ được đường Lactose…). Các sản phẩm này không
được phép quảng bá trên các phương tiện truyền thông cũng như bất kỳ các
hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nào*.
IF (Infant): nhóm dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi
FO (Follow on): nhóm dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi
* Theo Nghị định về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và đánh giá các chương trình xúc tiến của sản phẩm dumex gold.pdf