Đề tài Phân tích và đánh giá cổ phiếu công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Phần I: Giới thiệu về công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai và mã cổ phiếu HOM

1.1Giới thiệu chung về doanh nghiệp 3

1.2 Giới thiệu mã cổ phiếu 5

Phần II: Phân tích và định giá cổ phiếu

2.1 Phân tích cơ bản 8

2.1.1 Phân tích vĩ mô nền kinh tế 8

2.1.2 Phântích ngành 15

2.1.3 Phân tích công ty 19

2.1.3.1 Phân tích cơ bản về công ty 19

2.1.3.2 Phân tích tài chính 21

2.2 Định giá cổ phiếu HOM 28

2.2.1.Phương pháp chiết khấu cổ tức 28

2.2.2.Phương pháp chiết khấu luồng tiền DCF 31

2.2.3.Định giá theo phương pháp P/E và P/B 38

2.2.3.1.Phương pháp P/E 38

2.2.3.2.Phương pháp P/B 39

2.2.4.Định giá dựa trên giá trị tài sản ròng 40

Phần III: NHẬN XÉT VỀ MÃ CỔ PHIẾU HOM

3.1.Nhận xét về mã cổ phiếu HOM 40

3.2. Khuyến nghị với các nhà đầu tư 41

Danh mục tài liệu tham khảo 43

Kết luận 45

 

doc44 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá cổ phiếu công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính hồi phục, dự đoán vào nửa cuối 2009 hoặc 2010./. -Kinh tế trong nước bắt đầu có dấu hiệu phục hồi yếu ớt sau những chao đảo của thời kỳ cuối năm 2008 đầu 2009. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì mức tăng GDP của Việt Nam năm 2009 là 5,32% là một thành công lớn. So với mức 6,18% của năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay thấp hơn, nhưng đã vượt mục tiêu. Nếu như hai quí đầu, sức tăng trưởng kinh tế vẫn bị chững lại, chỉ dưới 5% do còn độ trễ của đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, thì hai quí sau, tốc độ đã nâng dần lên 6,04% và 6,9%. Trong cơ cấu GDP, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52% và khu vực dịch vụ tăng 6,63%. Ông Nguyễn Đức Hòa, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, Việt Nam là một trong số ít các nước giữ được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao. -Các chính sách vĩ mô của Chính phủ trong thời gian gần đây là tương đối đúng và cơ bản là kịp thời nhằm kiềm chế lạm phát . Trong bối cảnh kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, hàng loạt quốc gia tiến hành thực hiện những gói kích cầu nhiều nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Chính phủ lựa chọn giải pháp hỗ trợ lãi suất mà không chọn giải pháp như gói kích thích kinh tế các nước, và không chỉ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn hỗ trợ cho cả hộ sản xuất Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô và kinh nghiệm kích thích kinh tế của các nước, để chống suy giảm kinh tế, chính sách tài khoá đóng vai trò cơ bản, còn chính sách tiền tệ là hỗ trợ. Tuy nhiên, việc sử dụng các gói kích thích kinh tế  ở các nước cũng khác biệt nhau, tuỳ thuộc vào khả năng của ngân sách nhà nước, tình trạng khủng hoảng tài chính và mục tiêu kinh tế vĩ  mô của mỗi nước. Gói kích thích kinh tế của Anh tương ứng 5% GDP, Mỹ (30%), Trung Quốc (30%), Pháp (14%), Thụy Điển (1,5%), Nga (16,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,9%), Ấn Độ (0,8%), Malaysia (1,2%), Kazăcxtan (14,3%)... Khi nghiên cứu thực hiện gói kích thích kinh tế 17.000 tỷ đồng, có nhiều phương án được đặt ra: thứ nhất, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả vốn lưu động và đầu tư tài sản cố định. Thứ hai, sử dụng để đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quy mô lớn như đường cao tốc, quốc lộ, sân bay, cảng biển. Thứ ba, xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở xã hội, các khu ký túc xá sinh viên; nhà ở cho người nghèo, lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cấp bù lãi suất tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quá trình thảo luận giữa các cơ quan hữu quan cho thấy, nếu sử dụng 17.000 tỷ đồng cho quá nhiều đối tượng sẽ làm phân tán nguồn lực, không tạo nên tính đột phá và việc giải ngân chậm nguồn vốn kích cầu còn làm xấu hơn tình hình kinh tế - xã hội. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phương án tối ưu là sử dụng toàn bộ 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho khoản vay ngân hàng bằng VND của doanh nghiệp, hộ sản xuất (dự kiến lan tỏa dư nợ khoảng 630.000 tỷ đồng) bắt đầu thực hiện từ tháng 2/2009, đối với hầu hết các ngành, lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế. Lãi suất tiền vay sau khi được hỗ trợ còn khoảng từ 4 - 6%/năm, tương đương với lãi suất tiền vay bằng đồng bản tệ ở nhiều nước (Thái Lan 7%/năm, Malaysia 6,5%/năm, Mỹ 6%/năm, Trung Quốc 7%/năm). Việc thực hiện hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thương mại không hạ lãi suất cho vay, kết hợp không hạ thấp tiêu chí cho vay, không tăng lãi suất huy động mà vẫn tiếp tục huy động vốn từ thị trường để cho vay. Thực tế cho thấy quyết sách của Chính phủ là đúng đắn. Tuy nhiên, theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, việc thực thi chính sách tiền tệ “nới lỏng” để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nếu sử dụng dài hạn thì không làm tăng trưởng kinh tế mà tác động làm tăng lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn sản lượng tiềm năng, nói cách khác lớn hơn mức tăng sản lượng mà nền kinh tế sử dụng tối đa các nguồn lực, sẽ dẫn đến lạm phát cao, ngược lại thì lạm phát thấp. Bảy tháng đầu năm 2009, kinh tế nước ta dần lấy lại được đà tăng trưởng khi 6 tháng GDP tăng 3,9%, tháng 7, sản xuất nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ tiếp tục gia tăng, lạm phát là 3,22%. Trong những tháng cuối năm, mặc dù gặp nhiều khó  khăn, thách thức, nhưng sản xuất - kinh doanh có chiều hướng thuận lợi hơn, nhưng lạm phát có xu hướng tăng do tác động của chính sách tài khoá, tiền tệ nới lỏng, Nhà nước điều chỉnh tăng lương và giá một số vật tư đầu vào.  2.1.2 Phân tích ngành: -Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành xi măng trên thế giới: Từ xa xưa, con người đã biết dùng những vật liệu đơn sơ như đất sét, đất bùn nhào rác, dăm gỗ, cỏ khô băm …để làm gạch, đắp tường, dựng vách cho chỗ trú ngụ của mình. Có thể tóm lược các bước hình thành xi măng như sau: Người Ai Cập đã dùng vôi tôi làm vật liệu chính. Người Hy Lạp trôn thêm vào vôi đất núi lửa ở đảo Santorin, hỗn hợp này đã được các nhà xây dựng thời đó ưu ái nhiều năm. Người La Mã thêm vào loại tro – đất núi lửa Vésuve miền Puzzolles. Về sau này, phún – xuất – thạch núi lửa được dùng làm một loại phụ gia hoạt tính chịu cách nhiệt và cách âm, và trở thành danh từ chung “Pozzolana” (Anh), “Pouzzolane” (Pháp) Vào năm 1750, kỹ sư Smeaton người Anh, nhận nhiệm vụ xây dựng ngọn hải đăng Eddystone vùng Cornuailles. Ông đã thử nghiệm dùng lần lượt các loại vật liệu như thạch cao, đá vôi, đá phún xuất… Và ông khám phá ra rằng loại tốt nhất đó là hỗn hợp nung giữa đá vôi và đất sét. Hơn 60 năm sau, 1812, một người Pháp tên Louis Vicat hoàn chỉnh điều khám phá của Smeaton, bằng cách xác định vai trò và tỷ lệ đất sét trong hỗn hợp vôi nung nói trên. Và thành quả của ông là bước quyết định ra công thức chế tạo xi măng sau này. Ít năm sau, 1724, một người Anh tên Joseph Aspdin lấy bằng sáng chế xi măng (bởi từ latinh Caementum : chất kết dính), trên cơ sở nung một hỗn hợp 3 phần đá vôi + 1 đất sét Chưa hết, 20 năm sau, Isaac Charles Johnson đẩy thêm một bước nữa bằng cách nâng cao nhiệt độ nung tới mức làm nóng chảy một phần nguyên liệu trước khi kết khối thành “clinker”. Từ đây, đã bùng nổ hằng loạt các nhà máy lớn nhỏ với nhiều kiểu lò nung tính năng khác nhau: xi măng đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xây dựng. -Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (để phục vụ cho quá trình cai trị của người Pháp), từ năm 1899 tại Hải Phòng.. đó cũng là cái nôi của ngành xi măng Việt Nam hiện nay. Hiện nay năng lực sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam vào khoảng 55 triệu tấn. Một số nhà máy lớn như: xi măng Nghi Sơn, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Cẩm Phả, XM Tam Điệp, XM Hoàng Mai, XM Bút Sơn, XM Hoàng Thạch, XM Hải Phòng, XM Hà Tiên... Trong bối cảnh cầu vượt cung và nguồn vốn trong nước bị hạn chế cũng như vai trò quan trọng ngành công nghiệp xi măng. Chính phủ đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nhiệp này dưới hình thức liên doanh. Năm 1994, các tập đoàn Chinfon Global, Lucksvaxi, Holderbank đã nhảy vào và lập những dự án liên doanh : Chinfon, Văn Xá, Sao Mai. Sự bước vào hoạt đọâng của các công ty liên doanh năm 1997 làm thay đổi cơ cấu thị trường, từ một thị trường độc quyền chuyển sang thị trường thiểu số độc quyền. Nền tảng và cơ sở cho việc phân tích thị trường và chiến lược doanh nghiệp ở thị trường thiểu số độc quyền này dựa trên ba yếu tố chính: chi phí sản xuất, hàng rào ngăn cản các nhà đầu tư nhảy vào và sự phản ứng mang tính chiến lược giữa các công ty trong ngành xi măng này. Sự chuyển sang cơ cấu thị trường thiểu số độc quyền làm tăng sức cạnh tranh trong ngành qua việc giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện phong cách phục vụ của các công ty, mang lại cho người tiêu dùng nhiều thuận lợi. Hơn nữa, việc xuất hiện những liên doanh đã loại bỏ được việc chảy máu ngoại tệ do việc nhập khẩu, sử dụng nguồn tài nguyên trong nước cũng như việc tận dụng nguồn lực từ nước ngoài. -Các yếu tố tác động tới cạnh tranh của ngành: Tác động của người mua tới các DN trong ngành: địa bàn tiêu thụ, triển vọng ngành xây dựng Tác động của người bán tới các DN trong ngành: nguồn nguyên liệu tự nhiên, diễn biến giá nhiên liệu Ảnh hưởng của sản phẩm thay thế: xi măng là nguyên liệu không có tính thay thế hoặc có chăng là rất thấp vì rất khó có thể tìm được nguyên liệu thay thế hoàn hảo nào Ảnh hưởng của các sản phẩm mang tính hỗ trợ: xi măng là nguyên liệu chủ yếu trong quá trình xây dựng, mặc dù hiện nay xuất hiện khá nhiều sản phẩm mang tính hỗ trợ, nhưng cũng chỉ mang tính ngắn hạn và độ bền kém hơn nhiều Nguy cơ của đối thủ mới gia nhập: lợi thế địa lý, rào cản ngừng thành lập mới các nhà máy xi măng Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành: sự gia tăng các nhà máy sản xuất xi măng, lợi thế về hệ thống phân phối và giá bán cạnh tranh -Cấu trúc ngành thuộc dạng thiểu số độc quyền Sự cạnh tranh làm cho giá xi măng giảm rất nhiều so với trước đây nhưng so với thế giới và khu vực thì giá xi măng Việt Nam còn rất cao. Hiện tại, giá thành bình quân của sản phẩm xi măng Việt Nam cao hơn giá thành bình quân của thế giới và khu vực là 25%. Vậy các công ty xi măng Việt Nam, một mặt nên kéo dài thời gian hoàn vốn đầu tư; mặt khác, quản lý tốt hơn về vận tải, phân phối, sử dụng vật tư, nhiên liệu để giảm giá thành sản phẩm. để tăng sức cạnh tranh của ngành. 2.1.3 Phân tích công ty: 2.1.3.1.Phân tích cơ bản về công ty: Triển vọng phát triển: Thời gian qua, sản lượng sản xuất/năm của HOM đã không ngừng tăng, riên 11 tháng đầu năm 2009, sản lượng đã đạt 96% kế hoạch năm. Với định hướng gia tăng sản xuất, phấn đấu hàng năm đạt và vượt công suất thiết kế, hoàn chỉnh mô hình tiêu thụ, mở rộng thị trường, lành mạnh tình hình tài chính và nâng cao chất lượng cán bộ CNV. Đây là những định hướng hết sức hợp lý và đúng đắn với bất kỳ công ty sản xuất nào. Với hiệu suất sử dụng lò chưa đạt công suất thiết kế, công ty sẽ triển khai thực hiện đầu tư dự án dây chuyền sản xuất đá xây dựng có công suất 100 tấn/giờ với tổng mức đầu tư 6.68 tỷ đồng và hiệu quả dự kiến khoảng 2 tỷ đồng/năm. Và thời gian tới nếu tình hình thuận lợi sẽ thực hiện dự án dây chuyền xi măng Hoàng Mai 2 với công suất thiết kế 4.5 triệu tấn xi măng/ năm. Dự kiến thời gian đầu tư dự án trong giai đoạn 2010-2014 Về phương hướng tập trung vốn, cùng với quá trình sản xuất và không ngừng mở rộng, nợ vay của HOM sẽ tiếp tục tăng lên. Việc vay vốn trong khi vốn lưu động luôn trong tình trạng âm, mặc dù có được cải thiện hơn theo thời gian nhưng sẽ là một rào cản lớn do ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của mình. Tuy vậy, lượng tiền mặt đang có xu hướng tăng lên nên mức độ rủi ro thanh toán sẽ được giảm thiểu. Trái với tình hình nợ vay các quý năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng do tăng lợi nhuận chưa phân phối. Hiện HOM duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức khá thấp (10%) trong khi không tiến hành trích lập các quỹ. Do đó, lợi nhuận giữ lại để phục vụ tái đầu tư sẽ là rất lớn. Năng lực cạnh tranh: Là thành viên duy nhất thuộc khu vực miền Trung của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM), HOM có lợi thế trong chiếm lĩnh thị trường khu vực này và có điều kiện mở rộng thị trường với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Hiện tại trên địa bàn cả nước có trên 60 doanh nghiệp sản xuất xi măng với sản lượng cung ứng ra thị trường không ngừng tăng. Trong đó, tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) với 9 thành viên chiếm thị phần trên 37% lượng tiêu thụ toàn thị trường và HOM là một trong 9 thành viên sản xuất có quy mô trung bình của VICEM Là đơn vị đầu tiên của VICEM áp dụng mô hình bán hàng qua nhà phân phối chính thức được đánh giá cao về hiệu quả và tính linh động. Hiện nay, công ty có 33 nhà phân phối chính trên toàn quốc trong đó có 3 nhà phân phối dự án. Hệ thồng phân phối rộng khắp cả nước trong đó 57 cơ sở tại khu vực phía Bắc, 36 cơ sở tại khu vực miền Trung và 31 cơ sở tại khu vực phía Nam, thiết lập mối quan hệ hợp tác với 42 đối tác trong ngành xây dựng. Giá bán của HOM hiện cũng thấp hơn khá nhiều so với các thành viên VICEM mà cụ thể là các thành viên ở phía Bắc ( miền Nam cung không đủ cầu nên giá cao hơn miền Bắc). Cụ thể, tại thời điểm 25/12/2009 giá xi măng Hải Phòng là 910,000 VNĐ/tấn trong khi giá của HOM là 870,000 VNĐ/tấn. Trước đó theo thống kê của VICEM thì xi măng Hải Phòng có giá thấp nhất trong 9 thành viên.Với giá bán khá thấp nên tiến độ bán hàng của HOM khá cao thể hiện ở lượng hàng tồn kho thành phẩm luôn ở mức thấp. Đây cũng là một lợi thế của HOM trong hoạt động bán hàng HOM tự sản xuất được clinker phục vụ sản xuất xi măng và phân phối cho các donah nghiệp khác nên ít chịu ảnh hưởng bởi biến động giá nguyên liệu thế giới như một số doanh nghiệp thuộc VICEM nói riêng và trong ngành nói chung. Doanh nghiệp sản xuất xi măng chịu tác động nhiều từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cũng như mức độ dồi dào của nguồn nguyên liệu này, ngoài ra chịu sự tác động của giá nguyên vật liệu mua ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất. HOM có được lợi thế từ vùng đất Nghệ An với 2/3 là núi và nằm trong khu vực hai mỏ đá vôi và đất sét lớn với trữ lượng dồi dào và ổn định ( Mỏ đá Hoàng Mai A và B, mỏ sét Quỳnh Vinh). Áp dụng công nghệ tiên tiến của Pháp trong sản xuất Ở miền Trung nên thuận lợi cho việc vận chuyển xi măng đến miền Nam (khu vực cung xi măng đang không đáp ứng đủ cầu) hơn so với các doanh nghiệp phía bắc khi chi phí vận chuyển là một vấn đề lớn Được sự hỗ trợ của các ngân hàng tại địa phương và Bộ tài chính 2.1.3.2.Phân tích tài chính: a.Phân tích tỷ lệ về khả năng thanh toán Chỉ tiêu HOM HT2 BTS Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 Tỷ lệ thanh toán hiện hành 0,79 0,72 0,73 3,95 3,14 2,65 2,69 2,78 2,87 Tỷ lệ thanh toán nhanh 0,41 0,32 0,28 2,53 1,71 1,39 0,34 0,42 0,44 ( Nguồn số liệu tính toán: Phụ lục) So với hai doanh nghiệp cùng ngành có quy mô tương đương, khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của HOM là thấp hơn hẳn. Điều này là do không những tài sản ngắn hạn ở mức thấp, tại thời điểm quý III/2009 tài sản ngắn hạn của HOM chỉ chiếm 23% tổng tài sản trong khi tỷ lệ này ở HT2 và BTS lần lượt là 54%, 50%. Hơn nữa, tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm trong tổng nguồn vốn của HOM ở mức cao hơn, cuối quý III/09 tỷ lệ này là 29% trong khi ở HT2 và BTS lần lượt là 14% và 19%. Nếu loại trừ tính kém lỏng hơn của hàng tồn kho thì khả năng thanh toán nhanh của HOM thấp hơn HT2 nhưng lại cao hơn BTS do tỷ lệ hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn của HOM lớn hơn HT2 nhưng lại thấp hơn BTS. Mặc dù khả năng thanh toán thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên theo thời gian. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán ở mức thấp nhưng không hẳn là nghiêm trọng và đáng báo động. b. Phân tích hệ số khả năng sinh lời Với việc sản lượng sản xuất không ngừng gia tăng và tiệm cận ngày càng gần công suất thiết kế đã làm gia tăng con số doanh thu theo thời gian. 9 tháng đầu năm con số doanh thu HOM đạt được đã vượt năm 2008. Với diễn biến quý IV thuận lợi, doanh thu cả năm 2009 ước đạt 1,316 tỷ đồng. So với trung bình ngành (các doanh nghiệp xi măng trên sàn), HOM có mức doanh thu lớn hơn. Điều này được lý giải một phần bởi quy mô tài sản ở mức lớn hơn trung bình ngành và một phần bởi chính sách bán hàng ưu việt với mức giá khá thấp của mình. Có thể thấy, với lợi thế của khu vực miền Trung thuận tiện cho việc mở rộng thị trường, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, tiến độ bán hàng của HOM rất tốt với lượng thành phẩm tồn kho chiếm chưa đầy 1% tài sản lưu động do đó con số doanh thu thu được là khá lớn. Chỉ tiêu HOM HT2 BTS Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 LN gộp (%) 21,77 30,36 28,87 24,55 24,57 27,16 28,90 29,08 24,13 LN sau thuế(%) 11,00 12,10 11,18 15,82 18,88 14,30 12,49 13,11 10,22 LN sau thuế(%) 8,25 9,08 8,39 11,86 14,16 10,72 9,37 9,83 7,67 ROA 1,13 1,59 0,95 1,61 2,84 1,88 0,69 0,81 0,58 ROE 3,08 4,56 2,94 3,8 5,77 3,87 2,72 3,08 2,16 ( Nguồn số liệu tính toán: Phụ lục) Hệ số lợi nhuận biên gộp giảm cho thấy khả năng quản lý chi phí của HOM đang kém dần. Thời điểm quý I, II/2009 hệ số này cao hơn của HT2 và BTS do tỷ lệ giá vốn hàng bán / tổng doanh thu ở mức thấp hơn nhưng đến quý III thì tỷ lệ này đã cao hơn, cụ thể với HOM: 78%, HT2: 75% và BTS: 71% do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tỷ số lợi nhuận biên trước thuế và sau thuế (khi đưa cùng về một mặt bằng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp 25%) cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của HOM là thấp hơn các doanh nghiệp so sánh. Một thực tế chung là hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xi măng tăng dần từ quý I đến quý II nhưng lại giảm vào quý III khi quý III là thời điểm của mùa mưa. Như vậy việc biến động giá nguyên, nhiên liệu đầu vào thời điểm nửa cuối năm đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh hoanh của HOM và 2DN so sánh. Xét về khả năng sinh lợi tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, HOM có hệ số ROA, ROE thấp hơn HT2 nhưng cao hơn BTS, điều này cũng dễ hiểu khi HT2 ở khu vực phía Nam - khu vực cung xi măng không đáp ứng đủ cầu trong khi vận chuyển từ Miền Bắc và Miền Trung vào bị hạn chế bởi chi phí vận tải. Tuy nhiên, hệ số ROA, ROE của HOM cũng ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong ngành. c.Phân tích hệ số cơ cấu tài chính So với trung bình ngành, HOM có quy mô nguồn vốn lớn hơn xét cả về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả đang có xu hướng giảm theo thời gian là do giảm các khoản nợ ngắn hạn và cả dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn được quay vòng thường xuyên. Các khoản nợ dài hạn cũng đã đến hạn trả một phần trong năm 2009. Một vấn đề đáng quan tâm ở đây là HOM vay dài hạn khá nhiều bằng ngoại tệ (USD, EUR) do đó cuối năm 2009 nếu đánh giá lại khoản nợ với tỷ giá mới thì sẽ gây ra một khoản thua lỗ khá lớn. Cùng với quá trình sản xuất và không ngừng mở rộng, nợ vay sẽ tiếp tục tăng lên. Việc vay vốn trong khi vốn lưu động luôn trong tình trạng âm, mặc dù có được cải thiện hơn theo thời gian nhưng sẽ là một rào cản lớn do ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của mình. Tuy vậy lượng tiền mặt đang có xu hướng tăng lên nên mức độ rủi ro thanh toán sẽ được giảm thiểu. Trái với tình hình nợ vay các quý năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng do tăng lợi nhuận chưa phân phối. Hiện HOM duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức khá thấp (10%) trong khi không tiến hành trích lập các quỹ. Do đó lợi nhuận giữ lại để phục vụ tái đầu tư sẽ là rất lớn. Chỉ tiêu HOM HT2 BTS Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 Hệ số nợ (%) 63,48 65,11 67,71 57,72 50,80 51,43 74,81 73,65 73,29 Hệ số cơ cấu nguồn vốn(%) 36,52 34,89 32,29 42,28 59,2 48,57 25,19 26,35 26,71 ( Nguồn số liệu tính toán: Phụ lục) So với các doanh nghiệp trong ngành, HOM có hệ số nợ ở mức khá cao, nợ phải trả gần gấp đôi vốn chủ sở hữu. Với tỷ lệ nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nợ phải trả, chủ yếu là vay ngân hàng, vay các tổ chức nước ngoài để phục vụ đầu tư dự án. Nhà máy xi măng Hoàng Mai. Trong năm 2009, HOM đã thanh toán một phần khoản vay dài hạn nước ngoài nhiều hơn khoản trả nợ ngắn hạn do đó tỷ lệ nợ/TTS có xu hướng giảm. Tuy nhiên một phần do dòng tiền của doanh nghiệp luôn dương mà đặc biệt là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh rất lớn, lượng tiền mặt tăng lên; một phần do có được sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng địa phương cũng như VICEM và Bộ tài chính do đó nhu cầu vốn vay vẫn được đáp ứng. Cùng với việc đẩy mạnh năng lực sản xuất và tiến độ bán hàng thì khả năng thanh toán của HOM sẽ dần được cải thiện và cơ cấu vốn sẽ tích cực hơn. c.Phân tích các chỉ số về hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu HOM HT2 BTS Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 Vòng quay HTK 0,95 0,97 0,6 0,53 0,68 0,53 0,12 0,14 0,13 Vòng quay TSCĐ 0,18 0,23 0,14 0,31 0,42 0,38 0,15 0,17 0,16 Kỳ thu tiền bình quân 27,46 20,44 53,04 165,02 73,99 79,04 50,51 44,88 62,02 ( Nguồn số liệu tính toán: Phụ lục) Với lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu thấp hơn do đó mà các hệ số vòng quay cao hơn các doanh nghiệp so sánh, khả năng quay vòng các khoản phải thu cũng như hàng tồn kho nhanh hơn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và sản xuất. Hoạt động sản xuất, kinh doanh mang tính ngắn hạn đến trung hạn do đó khả năng thu hồi vốn là rất quan trọng để phục vụ quá trình đầu tư. Với HOM, trung bình mất khoảng 1 tháng để thu hồi hết các khoản phải thu, trong khi đó HT2 mất đến hơn 3 tháng và BTS là gần 2 tháng. Như vậy, so với các doanh nghiệp cùng ngành (không chỉ HT2 và BTS) thì HOM có được lợi thế hơn hắn. d. Phân tích các chỉ số về cổ phiếu Chỉ tiêu HOM HT2 BTS Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 Q3/09 Q2/09 Q1/09 ESP 0,49 0,70 0,42 0,45 0,66 0,43 0,40 0,47 0,31 P/E 8,85 7,42 7,55 5,25 8,21 8,29 5,11 9,17 7,33 BV 12,28 11,84 10,57 13,47 15,78 13,76 21,45 20,36 23,56 Chỉ số ESP của công ty so với 2 công ty cùng ngành có phần nhỉnh hơn, đặc biệt là trong quý 2 năm 2009, bên cạnh là chỉ số P/E so với ngành thuộc phần trung bình chứng tỏ sự tin tưởng của các nhà đầu tư, giá trị book value ngày càng tăng đó là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy công ty làm ăn khá hiệu quả. Chính sách cổ tức của công ty: HOM thực hiện chính sách chi trả cổ tức khá ổn định tuy nhiên tỷ lệ chi trả không cao. Với kế hoạch chi trả cổ tức năm 2009 ở mức 10% và công ty đã tiến hành chi trả được một nửa trong quý III/2009, phần còn lại sẽ được tiến hành chi trả trong nửa đầu năm 2010. Theo kế hoạch, sẽ chi trả cổ tức với tỷ lệ cao hơn (khoảng 15%) nếu hoạt động kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, trước áp lực cạnh tranh lớn hơn trong thời gian tới thì nhu cầu vốn tập trung cho công nghệ sẽ tăng cao nên khả năng tăng tỷ lệ chi trả cổ tức là không thực sự khả thi. 2.2.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU HOM: 2.2.1.Phương pháp chiết khấu cổ tức: a) Xác định tốc độ tăng trưởng của cổ tức Căn cứ theo báo cáo thường niên năm 2009, HOM hiện đang có 853.118.853.091 tỷ đồng vốn chủ sở hữu,nắm giữ 72 triệu cổ phiếu lưu hành trên thị trường, lợi nhuận ròng năm 2009 là 152.040.748.378 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty là 13% tương đương với 93.600.000.000 tỷ đồng ROE( 2009) 17,82% Tỉ lệ chi trả cổ tức 2009 13% DPS 2009 1300 Tốc độ tăng trưởng cổ tức năm 2010 là: g= ROE x(1- tỉ lệ chi trả cổ tức) g =17,82x(1-0.13) =15,5% b) Xác định mức lợi suất yêu cầu lợi suất phi rủi ro( rf) được xác định bằng lãi suất của tín phiếu kho bạc = 8% lợi suất yêu cầu của thị trường được giả định là 15% hệ số beta của công ty được xác định dựa trên phân tích về hồi qui như bảng sau Date Stock Monthly Price (Adjusted Price) Index Monthly Price (Close) Stock Returns Market Index Returns. Risk Free Rate of Return Excess Stock Returns Excess Market Returns A B C D E F G H 1 04/05/2010 14.10 184.30 2.17% 12.52% 5% -2.83% 7.52% 2 01/04/2010 13.80 163.80 0.73% -1.50% 5% -4.27% -6.50% 3 01/03/2010 13.70 166.30 0.74% 3.16% 5% -4.26% -1.84% 4 01/02/2010 13.60 161.20 -13.38% -10.34% 5% -18.38% -15.34% 5 04/01/2010 15.70 179.80 7.53% 6.58% 5% 2.53% 1.58% 6 01/12/2009 14.60 168.70 -11.52% -10.27% 5% -16.52% -15.27% 7 02/11/2009 16.50 188 1.23% 3.64% 5% -3.77% -1.36% 8 01/10/2009 16.30 181.40 1.88% 5.34% 5% -3.13% 0.34% 9 01/09/2009 16 172.20 -0.62% 7.29% 5% -5.62% 2.29% 10 20/08/2009 16.10 160.50 0% 8.15% 5% -5% 3.15% 11 09/07/2009 16.10 148.40 0% 0% 5% 0% 0% Beta = SLOPE ( G1:G10,H1:H10) = 0,71 Vậy lợi suất yêu cầu của HOM là: r = 8% +0,71x( 15%-8%)= 12,97% trong giai đoạn từ 2010-2015, khi nền kinh tế đi vào ổn định , nhu cầu về xây dựng trong nước cũng như cung cấp cho thị trường nước ngoài sẽ có xu hướng ổn định , nhóm chúng tôi dự đoán rằng HMO sẽ duy trì tỉ lệ tăng trưởng này trong vòng 3 năm, sau đó sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định là 5% Vậy giá của HOM được xác định theo phương pháp DDM là tổng giá trị hiện tại của luồng niên kim (PV1) tính từ năm 1 tới năm 3 với tốc độ tăng trưởng g=15,5%, lợi suất yêu cầu 12,97% và giá trị hiện tại của luồng viễn kim( PV2) tính từ năm thứ 3 với tốc độ tăng trưởng 5% và lợi suất yêu cầu là 12,97% ta có công thức : PV1= =4.077( nghìn) PV2 = = 18.303( nghìn) Vậy giá cổ phiếu năm 2010 được dự báo theo phương pháp DDM là P= PV1+PV2= 22.38 (nghìn) 2.2.2 Phương pháp chiết khấu luồng tiền DCF Phương pháp định giá theo DCF chúng tôi tiến hành sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền cho chủ sở hữu (FCFE) theo mô hình định giá ba giai đoạn. Trong phần tính giá theo DCF, chúng tôi tiến hành định giá cổ phiếu HOM dựa trên hai kịch bản mà chúng tôi tin rằng có nhiều khả năng xảy ra nhất đối với doanh nghiệp. Cơ sở lựa chọn mô hình FCFE trong định giá: Thứ nhất: HOM hoạt động tập trung trong mảng kinh doanh clinker và xi măng Thứ hai: Có thể ước lượng được doanh thu, lợi nhuận thông qua việc ước lượng sản lượng sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích và đánh giá cổ phiếu ctcp xi măng hoàng mai.doc
Tài liệu liên quan