Đề tài Phân tích và đánh giá hiệu quả Chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở Việt Nam

MỤC LỤC

I/ BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY. 1

1. Bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới. 1

2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam 2

II/ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 3

III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 3

IV/ ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 7

1. Ưu điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam 7

2. Nhược điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam 8

V/ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 10

1. Dưới góc độ doanh nghiệp: 10

2. Dưới góc độ các ngân hàng 12

3. Dưới góc độ toàn xã hội 12

VI/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ,GIẢI PHÁP. 14

PHỤ LỤC 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá hiệu quả Chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. Chúng ta biết rằng chi phí sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tác động  trực tiếp đến nguồn cung hàng hóa trên thị trường. Việc tăng hoặc giảm chi phí sản xuất tác động lớn đến hành vi của doanh nghiệp. Cụ thể là khi chi phí tăng, với một lượng vốn nhất định, doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm sản lương, hệ lụy tất yếu của nó là doanh nghiệp cắt giảm lao động, số lao động mất việc làm tăng lên. Như vậy, hành vi cá nhân của doanh nghiệp gây ra một ngoại ứng tiêu cực đối với người lao động. Đối với toàn bộ nền kinh tế, hành vi này gây ra một ngoại ứng: làm tổng sản phẩm của nền kinh tế giảm, thất nghiệp gia tăng, gây sức ép lên nền kinh tế. Khi không nhận được một sự hỗ trợ nào, tất yếu là cung hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giảm, sản lượng giảm, mức giá tăng. P’ P E’ E Q’ Q D S’ S Mức giá, chi phí Số hàng hóa, dịch vụ Đồ thị quan hệ cung cầu sau sẽ minh họa cụ thể điều này: Trục hoành biểu diễn số lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ tao ra trong quá trình sản xuất. Trục tung biễu diễn mức giá và chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ. D: đường cầu hàng hóa, dịch vụ của thị trường. S: đường cung hàng hóa của doanh nghiệp. Điểm E là điểm tối ưu, tại đó xác định mức giá P và sản lượng Q đạt hiệu quả Pareto. Khi chi phí tăng, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cung giảm, đường cung dịch chuyển từ S sang S’.Với đường cung S’ xác định điểm cân bằng mới E’ tại đó xác định mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng mới Q’. Trong đó: P’>P và Q’<Q. Tức là mức giá đã tăng so với trước và sản lượng giảm so với trước. i1 i2 Q1 Q2 Lãi suất DN phải trả NHTM Số dự án mà DN sẽ thực hiện Để đơn giản, ta coi như vốn để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là vay từ Ngân hàng Thương mại (NHTM). Việc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là việc tiến hành các dự án. Lãi suất ngân hàng chính là chi phí thực hiện các dự án này. Dưới đây là đồ thị mối quan hệ giữa lãi suất và số dự án của doanh nghiệp. Đồ thị trên phản ánh mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa lãi suất vốn vay và số Dự án mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Khi lãi suất giảm thì số dự án sẽ tăng lên và ngược lại. Trên đồ thị, khi lãi suất giảm từ i1 xuống i2, số dự án tăng từ Q1 đến Q2. Việc mở rộng hoạt động sản  xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương đương với số dự án được thực hiện sẽ tăng lên. Hành vi này của doanh nghiệp không chỉ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động thu nhập của họ tăng (người lao động được hưởng ngoại ứng tích cực) mà đối với toàn nền kinh tế, GDP sẽ tăng, thất nghiệp giảm, kinh tế tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng, cắt giảm lao động. Đội quân mất việc làm tăng lên gây sức ép lên nền kinh tế. Quyết định của doanh nghiệp tương ứng với số dự án mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nhỏ hơn số dự án mà xã hội mong muốn được doanh nghiệp thực hiện. Do đó, để đạt mức mà xã hội mong muốn, chính phủ trong vai trò của người cha sẽ phải can thiệp vào thị trường để khắc phục ngoại ứng tích cực. Chính phủ sẽ phải tiến hành trợ cấp để các doanh nghiệp cảm thấy lợi ích của mình tăng lên từ đó thực hiện thêm nhiều dự án mới. Vấn đề đặt ra là chình phủ phải can thiệp như thế nào? MEB N E MPB H P2 P1 Q Q1 MPB’=MPB+S MC MB, MC Q P MSB=MPB+MEB S Ta đã biết mối quan hệ nghịch giữa lãi suất vốn vay và số dự án mà các doanh nghiệp sẽ tiến hành. Chính phủ có thể tác động vào lãi suất (giảm lãi suất) mà doanh nghiệp phải trả cho các Ngân hàng Thương mại giúp doanh nghiệp giảm chi phí, có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là một tiền đề quan trọng cho sự ra đời của chính sách hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp đang được áp dụng trên thực tế ở Việt Nam hiện nay. Chính sách này sẽ khắc phục thất bại thị trường là ngoại ứng như thế nào, ta xem xét đồ thị sau. Trục hoành biểu diễn số dự án mà doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư. Trục tung biểu diễn lợi ích cận biên mà doanh nghiệp nhận được cũng như chi phí cận biên doanh nghiệp phải bỏ ra khi có thêm một dự án được thực hiện. MC, MPB: Chi phí cận biên và lợi ích cận biên của doanh nghiệp MEB.MSB: Lợi ích ngoại ứng biên và lợi ích xã hội cận biên khi có thêm một dự án được thực hiện. Khi chưa có hỗ trợ lãi suất của chính phủ, cân bằng thị trường được xác định tại E, xác định mức giá P và sản lượng Q. Tuy nhiên do quyết định mở rộng sản xuất của doanh nghiệp tạo ra ngoại ứng tích cực (như trên đã trình bày) nên điểm cân bằng mà xã hội mong muốn là Q1 (Q1 >Q). Để đưa số dự án doanh nghiệp sẽ thực hiện lên mức mà xã hội mong muốn thì chính phủ phải tiến hành trợ cấp một khoản trợ cấp s để lợi ích doanh nghiệp tăng lên là MPB’: MPB’= MPB+s. Hình thức trợ cấp là thông qua hỗ trợ lãi suất, khi NHTM thu lãi cho vay đối với các doanh nghiệp sẽ giảm trừ cho các doanh nghiệp số tiền lãi đúng bằng 4% tính trên số tiền vay. ES E P2 P1 Q Q1 P D SS S S P Q s là số tiền trợ cấp mà chính phủ trích ra từ ngân sách tương đương với 4% lãi suất doanh nghiệp phải trả cho NHTM khi vay vốn để thức hiện thêm một dự án. Khi được hưởng hỗ trợ này, lợi ích của doanh nghiệp tăng. Đường MPB dịch chuyển sang phải ( đường MPB’). Khoảng cách giữa MPB và MPB’ đúng bằng s. Cân bằng mới được thiết lập tại đó số dự án là Q1, mức giá là P1.Tổng mức trợ cấp là diện tích hình chữ nhật P1P2MN. Khi số dự án tăng lên, số hàng hóa dịch vụ được tạo ra sẽ tăng lên, GDP tăng và số người lao động có việc làm tăng. Để làm rõ hơn tác động của chính sách hỗ trợ này trên cơ sở lý thuyết , chúng ta cùng xem đồ thị sau. Trục hoành biểu diễn số lượng hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra. Trục tung biểu diễn số lượng hàng hóa dịch vụ. Trước khi được hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp cung ứng lượng hàng hóa được biểu diễn trên đường cung S,cân bằng thị trường tại E với mức giá P và sản lượng Q. Sau khi có hỗ trợ lãi suất,doanh nghiệp cảm thấy lợi ích của mình tăng lên nên tiến hành vay vốn nhiều hơn để thực hiện nhiều dự án hơn, tăng cung, đường cung dịch chuyển sang phải (là Ss). Khoảng cách giữa hai đường cung là lượng trợ cấp s. Cân bằng mới được thiết lập tại Es với mức giá P1 là sản lượng Q1, trong đó P1>P và Q1>Q. Như vậy chính sách hỗ trợ 4% cho doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ về phía doanh nghiệp mà còn mang tính hỗ trợ cho cả người tiêu dùng. Mức giá hàng hóa người tiêu dùng phải trả là P1 giảm so với trước khi hỗ trợ là P. Mức giá mà doanh nghiệp thực sự nhận được khi cung ứng hàng hóa dịch vụ tăng hơn trước đó là P2 với P2 =P1+s. Chính sách này đã phát huy được tác dụng tích cực của ngoại ứng mà hành vi mở rộng sản xuất của doanh nghiệp đã tạo ra cho xã hội, đồng thời đã khắc phục được tính phi hiệu quả của quyết định cắt giảm sản lượng của doanh nghiệp, thay vào đó doanh nghiệp vẫn tiến hành sản  xuất ở mức mà xã hội mong muốn (tức là thực hiện số dự án mà xã hội mong muốn). Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng chính sách này vẫn tạo ra một phần mất không với xã hội đó là diện tích tam giác EMEs. Trên quan điểm xã hội phải khẳng định rằng, chính sách hỗ trợ 4% cho doanh nghiệp ra đời vào thời điểm hiện nay sẽ có tác dụng tốt phát huy ngoại ứng tích cực mà hành vi của doanh nghiệp nếu được hỗ trợ sản xuất sẽ đem lại cho toàn bộ nền kinh tế.  IV/ ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 1. Ưu điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam Thứ nhất, chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ giúp thúc đẩy kích cầu đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tạo việc làm nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng. Nội dung của chính sách chỉ rõ: đối tượng áp dụng của chính sách là các khoản vay ngắn hạn để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh. Vậy là, chính sách giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn đầu tư, đó có thể mạnh dạn đầu tư để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Không chỉ có vậy, khi lãi suất vay vốn giảm, đồng nghĩa với chi phí của vốn rẻ hơn, từ đó giảm chi phí sản xuất, tác động làm giảm giá thành hàng hóa. Hỗ trợ lãi suất lại tập trung cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, cung cấp việc làm cho hơn 50% số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, đồng thời cũng là bộ phận chịu tác động nặng nề nhất và đang trong tình trạng khó khăn. Khi các doanh nghiệp có vốn để phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nghĩa là việc làm thường xuyên cho một bộ phận không nhỏ người lao động cũng được tạo ra, từ đó góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp đang tồn tại trong xã hội. Thứ hai, theo quyết định 131 của Chính phủ, tất cả các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính và Ngân hàng phát triển Việt Nam đều tham gia cho vay; thời hạn vay của gói kích thích đối với khoản vay lưu động là 08 tháng, mang tính tạm thời chứ không lâu dài. Điều đó có nghĩa là chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của chính phủ mang tính ngắn hạn, khẩn cấp nên sẽ được triển khai ngay lập tức, tác động nhanh chóng và có quy mô rộng trong toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, so với các chính sách khác, chính sách hỗ trợ lãi suất có ưu điểm khắc phục được yếu tố độ trễ về mặt thời gian trong việc áp dụng cũng như phát huy hiệu quả trên thực tế. Thứ ba, bằng việc sử dụng tiền từ ngân sách nhà nước để bù chênh lệch lãi suất, chính sách này đã kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Vì thế việc hỗ trợ lãi suất có thể tác động kích cầu đầu tư mà không sợ xảy ra lạm phát hay cắt giảm lãi suất huy động trong hiện tại. Nếu Ngân hàng Nhà nước in thêm tiền cho ngân hàng thương mại, cung tiền tăng, sẽ có sự thay đổi trong dự trữ bắt buộc, thay đổi trong tổng lượng tiền lưu thông. Hiện tượng lạm phát dễ dàng xảy ra. Nếu hỗ trợ lãi suất bằng cách Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp thì sẽ ảnh hưởng đến lãi suất huy động, có thể không kích thích người dân đem vốn nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Thứ tư, chính sách này là một giải pháp kích cầu có tính đòn bẩy rất cao: Việc sử dụng 17 ngàn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất (4%), theo một phép tính đơn giản, có thể cực đại tạo ra được tổng tín dụng lên đến trên 600 ngàn tỷ đồng. Về bản chất đây là việc sử dụng chính sách tài khóa để làm đòn bẩy cho chính sách tiền tệ. Một mặt để đạt được hiệu quả tăng tổng đầu tư của nền kinh tế trong khi chính phủ không phải huy động một nguồn tài chính quá lớn. Mặt khác, việc hỗ trợ lãi suất giúp chính phủ không phải hạ mặt bằng lãi suất chung, mà vẫn giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay rẻ, trong khi đó người gởi tiền vẫn được hưởng lãi suất tiền gởi cao, đủ để tiền không rời bỏ hệ thống ngân hàng, tránh được tình trạng bẫy thanh khoản. Cuối cùng, một trong những ưu điểm của chính sách có thể nhìn thấy rõ là khả năng tác động cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Cuối năm 2008, nước ta liên tục nhập siêu, tình hình tiêu thụ trong nước lại chững lại dẫn đến hàng tồn nhiều khiến các nhà nhập khẩu trong nước phải chùng xuống. Ngay sau đó, giá hàng nhập khẩu lại giảm khiến các nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị lỗ và cạn vốn nếu vẫn tăng cường nhập khẩu. Kinh tế Việt Nam được dự báo trong năm 2009 sẽ tiếp tục trong tình trạng nhập siêu. Khi đó, chính sách hỗ trợ lãi suất, đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu, cùng với những cải cách mạnh mẽ hơn nữa về thủ tục hành chính, nguồn nhân công rẻ… sẽ giúp doanh nghiệp có được chi phí đầu vào hợp lý hơn, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như hàng hóa nước ta trên thị trường thế giới, từ đó giúp thục hiện mục tiêu cải thiện cán cân thương mại 2. Nhược điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam Đầu tiên, do nguồn vốn hỗ trợ lãi suất của chính sách một phần được lấy từ ngân sách nhà nước, điều này có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách, gây ra lãng phí tiền của nếu như hiệu quả chính sách không đạt được như mong muốn. Ngoài ra, ngân sách nhà nước dành cho những chương trình kích cầu đầu tư trực tiếp của Chính phủ có lợi cho quốc kế dân sinh và tạo ra công ăn việc làm mới, hoặc dành cho những khoản ứng cứu cấp thiết hơn sẽ bị cắt giảm. Thứ hai, chính sách này chủ yếu tác động đến cung tín dụng, nhưng lại chưa đánh giá hết được nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp cũng như không trực tiếp giúp giải quyết khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là thiếu nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất thì tồn đọng trong khi khả năng tiêu thụ thì suy giảm. Thứ ba, hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất có thể không đc bảo đảm do việc hỗ trợ vay vốn có thể không đến được những đối tượng cần hỗ trợ, thậm chí có thể hỗ trợ nhầm đối tượng hoặc khó khăn trong công tác giám sát khoản vay do tình trạng bất cân xứng về thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước với Ngân hàng thương mại và giữa Ngân hàng thương mại với doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự không minh bạch trong việc sử dụng gói kích cầu hỗ trợ lãi suất. Thứ tư, gói hỗ trợ của Chính phủ không mang tính dài hạn mà mang tính ngắn hạn, tác động tức thời, vì thế nếu xét về lâu dài dễ gây ra lạm dụng, sử dụng không hiệu quả. Có thể xảy ra hiện tượng lạm dụng như ngân hàng và doanh nghiệp bắt tay nhau tạo ra khoản vay ảo với lãi suất hỗ trợ sau đó là chia chác kiếm lời, hay hiện tượng một số doanh nghiệp dù đã đủ vốn hoạt động kinh doanh nhưng họ đủ điều kiện vay vốn nên cứ vay đại để làm việc khác hoặc gửi ngược về ngân hàng để kiếm lãi, hay có thể nảy sinh hiện tượng vay để đảo nợ chứ chẳng vì phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Đảo nợ là một động tác lấy nợ mới trả nợ cũ. Trong trường hợp này không chỉ biến nợ nóng thành nguội mà còn kiếm lợi bất chính. Thứ năm, việc hỗ trợ lãi suất có thể sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nguy cơ có thể bị kiện phá giá khi hàng được xuất sang các nước khác. Doanh nghiệp được sử dụng khoản vốn này dù là đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị hay sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu cũng đều được coi là bằng chứng để các đối tác nước ngoài kiện lại. Thứ sáu, kích cầu xét về lâu dài, dễ dẫn đến nguy cơ lạm phát trong tương lai, chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Đức Thành cho thấy sự cảnh giác về nguy cơ lạm phát trở lại ngay khi nền kinh tế phục hồi. Bên cạnh những tác dụng kích thích nền kinh tế, có khả năng vốn được trợ cấp lãi suất có thể chảy vào bất động sản, hoặc những khu vực không mong muốn. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng khó kiểm soát vì thiếu thông tin. Ngoài ra, tín dụng hỗ trợ sẽ khiến các ngân hàng bớt chịu sức ép, do đó có thể tăng cường mở rộng các khoản tín dụng không ưu đãi chẳng hạn như tín dụng tiêu dùng. Điều này có thể kích hoạt một chu kỳ nóng lên của thị trường tài sản như thường thấy, kéo liền sau đó sức ép tăng mức giá chung, thuật ngữ kinh tế gọi là lạm phát. Cuối cùng, sử dụng chính sách hỗ trợ lãi suất nếu không kết hợp nhiều chính sách khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực cho nền kinh tế, không đảm bảo được các mục tiêu đề ra. V/ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 1. Dưới góc độ doanh nghiệp: Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, có thể khẳng định chính sách hỗ trợ 4% lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh và bảo lãnh tín dụng của Chính phủ là quyết định “cởi trói” về vốn cho các Doanh nghiệp, chủ yếu là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. DN được bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng thương mại là một trong những điều kiện để mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho người lao động. Trong gói kích cầu thứ hai, việc mở rộng cho vay trung và dài hạn là biện pháp tiếp theo nhằm duy trì vững chắc hiệu ứng của các giải pháp đã thực hiện nhằm vực dậy nền kinh tế. Kết quả sau 2 tháng triển khai quyêt định 131 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn của các tổ chức, cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh, tính đến cuối tháng 3/2009, dư nợ cho vay lãi suất đã lên đến gần 202 nghìn tỷ đồng www.thanhnienonline.vn . Nguồn vốn đã đi tới từng doanh nghiệp với cơ cấu là doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 36%), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 60%), còn lại là hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác “Gói kích cầu biện pháp ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn” - www.suckhoedoisong.vn . Đến ngày 4/4, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Quyết định số 443/QĐ-TTg tiếp tục mở rộng thêm việc hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất ngay lập tức có sự tăng lên đáng kể, chỉ đến ngày 17/4/2009 đã đạt 236.820 tỷ đồng www.vnba.org.vn tăng hơn 34 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng gần 17%) so với cuối tháng 3/2009. Theo đánh giá chung, chính sách hỗ trợ lãi suất đang dần phát huy tốt tác dụng, theo phản ánh của phần đông doanh nghiệp thì nguồn tiền đã giúp họ tháo gỡ những khó khăn về chi phí vốn, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động, giải quyết tình trạng trì trệ trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có chiến lược phát triển tốt tận dụng được thời cơ để vươn lên. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bắt đầu xây dựng và đang triển khai lại các dự án sản xuất kinh doanh của mình. Một số doanh nghiệp đã công bố chính sách tuyển thêm lao động, hoặc kêu gọi lao động nghỉ việc trước tết quay trở lại làm việc. Ví dụ như công ty cổ phần Việt Vương (doanh nghiệp chuyên sản xuất cột ăng-ten, cột điện... tại Phú Thọ), số vốn vay hỗ trợ lãi suất tiếp cận được là 15 tỷ đồng đã giúp công ty phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty còn đang tiếp tục triển khai tuyển dụng thêm 50 lao động, mặc dù cuối năm 2008, công ty đã phải giãn việc của công nhân. Ðến thời điểm này, nhiều đơn hàng mới đã được kí kết, đủ việc làm cho người lao động đến hết quý III năm nay. Không riêng DN tại các thành phố, các doanh nghiệp khu vực nông thôn cũng được tiếp cận với chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Công ty cổ phần Yên Thành (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), vốn hỗ trợ lãi suất được vay là 1,2 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho công ty tăng giá thu mua măng nguyên liệu của nông dân để có đủ nguyên liệu sản xuất. Giám đốc công ty Nguyễn Ðức Dũng cho biết, do công ty là DN nhỏ nên toàn bộ phần vốn lưu động đều phải đi vay ngân hàng. Năm 2008, có thời điểm, công ty phải vay ngân hàng 700 triệu đồng với lãi suất 21%/năm, nên làm bao nhiêu cũng chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Nay nhờ vốn hỗ trợ lãi suất, những tháng đầu năm 2009, công ty đã khôi phục lại sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động. Sản phẩm của công ty cũng vì thế bắt đầu được tiêu thụ, tăng sản lượng măng chế biến xuất khẩu Vậy là, chính sách hỗ trợ lãi suất đã phần nào đạt được mục tiêu đề ra của Chính phủ về duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những bất cập trong thực tế thực hiện chính sách này của Chính phủ. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ (đối tượng ưu tiên của chính sách), do những hạn chế như hiệu quả kinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh yếu, thiếu phương án kinh doanh, thiếu tài sản thế chấp... cộng với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không được kiểm toán khiến họ rất khó tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Chưa kể đến hiện tượng thông tin không đối xứng trên thị trường làm cho một phần không nhỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ không biết hoặc không hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng, muốn vay mà không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào… Thực tế cũng cho thấy không phải nguồn tín dụng rẻ này thực sự rộng mở cho tất cả mọi đối tượng khách hàng mà chỉ đến tay những doanh nghiệp là khách hàng quen của các Ngân hàng thương mại trong khi nhiều doanh nghiệp khác tuy thực sự có nhu cầu nhưng lại chưa vay được. Các doanh nghiệp có hợp đồng vay vốn trước ngày 01/02/2009 còn tiếp tục vay và trả nợ trong năm 2009 theo Quy định của Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì không được hỗ trợ lãi suất 4%. Nếu muốn được hỗ trợ lãi suất các doanh nghiệp phải trả nợ sớm rồi vay các khoản nợ mới để đảm bảo hợp đồng được ký sau ngày 01/02/2009, điều này đã gây ra khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vì rất nhiều doanh nghiệp hiện có khoản vay cũ lãi suất cao chưa thể trả được thì khó vay vốn mới (tất nhiên ở đây không nói đến những doanh nghiệp lợi dụng việc hỗ trợ lãi suất của Chính phủ vay để đảo nợ). Chính vì lí do đó, đứng từ góc độ doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ đã bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định song vẫn tồn tại những bất cập làm hiệu quả của chính sách chưa thực sự toàn diện và vẫn bị hạn chế. 2. Dưới góc độ các ngân hàng Trước hết, ta cần khẳng định việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất giúp ích cho cả doanh nghiệp và ngân hàng, chứ không riêng một phía nào cả. Dưới góc độ các ngân hàng, việc hỗ trợ lãi suất của chính phủ đã tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng hoạt động tốt hơn, vẫn đầu tư cho vay được nhưng ít rủi ro và hiệu quả hơn. Chương trình hỗ trợ lãi suất cũng được xem là cơ hội tốt cho các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng nhờ có vốn cho vay giá rẻ để giữ khách hàng truyền thống, thậm chí mở rộng được quan hệ tín dụng. Điều này thật sự có ý nghĩa trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng đang ở trong tình trạng dư vốn cho vay do khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Từ đó các ngân hàng thương mại đã bước đầu khắc phục được khó khăn ứ đọng vốn kéo dài trong thời gian trước. Đặc biệt là đã duy trì lãi suất tiền gửi ở mức hợp lý, không gây xáo trộn thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, theo như mục tiêu của chính sách đề ra, nếu số tiền hỗ trợ lãi suất hơn 200 ngàn tỷ được chuyển vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải làm tăng dư nợ tín dụng lên khoảng 16%, nhưng tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng đến cuối 2008 chỉ vào khoảng 1,2 triệu tỷ đồng www.vietnamnet.vn . Như vậy, dư nợ tín dụng chỉ tăng trên 2%, chứng tỏ phần lớn tiền đã quay ngược lại ngân hàng dưới hình thức phổ biến là đảo nợ, vì lẽ đó dường như mục đích kích cầu của chính sách vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. 3. Dưới góc độ toàn xã hội Thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất, Chính phủ đã thể hiện một sự chú trọng đúng mức đến các chính sách xã hội, đặc biệt là hỗ trợ để giảm bớt khó khăn cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong bối cảnh kinh tế suy giảm. Cụ thể là nhanh chóng có những chính sách biện pháp xã hội khác phối hợp cùng nhằm tăng hiệu quả xã hội cũng như mục tiêu đè ra của chính sách hỗ trợ lãi suất như trợ cấp cho người nghèo, người có thu nhập thấp, người thất nghiệp (theo kiểu 200.000 đồng cho một gia đình nghèo tiêu tết vừa qua nhưng cần tránh ăn chặn), miễn, giảm thuế cho người dân, chi cho nông nghiệp, y tế, giáo dục, đào tạo, hoàn tất các dự án hạ tầng hiệu quả v.v… Như đã phân tích ở phần 2, hiệu quả xã hội của chính sách hỗ trợ lãi suất cũng chính là những ngoại ứng tích cực do chính sách đem lại. Và một trong số các ngoại ứng tích cực đó là việc giải quyết nhu cầu việc làm cho một số lượng lớn lao động. Số liệu của Sở khảo sát cho thấy đến cuối năm 2008, hơn 35.000 người lao động tại thành phố đã mất việc làm. Số lao động mất việc tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu thuộc ngành dệt may, da giày, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp điện tử do đơn đặt hàng từ các nước nhập khẩu giảm mạnh dẫn đến các doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc luân phiên. Nhưng khi nhận được sự trợ giúp của chính phủ qua chính sách hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế đã bắt đầu xây dựng và đang triển khai lại các dự án sản xuất kinh doanh của mình. Một số doanh nghiệp đã công bố chính sách tuyển thêm lao động, hoặc kêu gọi lao động nghỉ việc trước tết quay trở lại làm việc. Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, qua báo cáo nhanh của 208 doanh nghiệp trong đầu năm cho thấy, ước tính tổng số lao động thiếu việc làm trên toàn thành phố là chỉ còn khoảng 6.000 - 9.000 người, chiếm khoảng 0,7% tổng số lao động của các doanh nghiệp. Vậy là mục tiêu giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động khi chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp đã bước đầu đạt được những thành công nhất định. Bên cạnh đó, một mục tiêu khác của chính sách hỗ trợ lãi suất mà Chính phủ đã đề ra là tăng sản lượng của nền kinh tế, giảm giá thành sản phẩm hàng hóa. Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù còn đang gặp nhiều khó khăn song nhờ chính sách kích cầu của Chính phủ đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, kinh tế trong nước đã có những dấu hiệu tích cực. Tăng trưởng kinh tế trong quý I đã đạt mức tăng 3,1%, tình hình tiêu thụ hàng hoá - nhất là các mặt hàng vật tư sản xuất: Ximăng, sắt thép... đã tăng cao hơn so với các tháng đầu quý IV/2008. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội riêng trong tháng ba ước đạt 88.461 tỉ đồng, tăng 1,8% so với tháng hai, nâng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội trong cả quý I đạt 270.023 tỉ đồng - tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2008. Số liệu thống kê của bộ Công thương .Tính chung cả quý I/2009, CPI chỉ tăng 1,32% - đây là mức tăng thấp hơn rất nhiều so với cùng k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22181.doc
Tài liệu liên quan