Đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng dữ liệu thứ cấp tại Việt Nam

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1. Tổng quan về dữ liệu 3

1.1 Các yêu cầu của việc xác định dữ liệu 3

1.2 Phân loại dữ liệu 3

2. Dữ liệu thứ cấp 6

2.1 Khái niệm dữ liệu thứ cấp 6

2.2 Phân loại dữ liệu thứ cấp 7

2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá dữ liệu thứ cấp 8

3. Ưu và nhược điểm của dữ liệu thứ cấp 8

3.1 Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp 8

3.2 Nhược điểm của dữ liệu thứ cấp 9

PHẦN HAI: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DỮ LIỆU THỨ CẤP Ở VIỆT NAM 10

1. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo chí 10

1.1 Khái niệm 10

1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo chí 11

1.3 Thực trạng và đánh giá 12

2. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ tập san chuyên ngành 13

2.1 Khái niệm 13

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu từ tập san chuyên ngành 14

2.3 Thực trạng và đánh giá 14

KẾT LUẬN 18

 

 

docx18 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng dữ liệu thứ cấp tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bởi những hàm số toán học. Và dựa trên mô hình này để dự báo những biến đổi có thể xảy ra khi một yếu tố nào nào đó thay đổi. Thật ra, không phải tất cả mọi sự giả định đều định lượng được những biến đổi của thế giới thực, trong những trường hợp như vậy, các người nghiên cứu phải tự giả định ra từ những kinh nghiệm của mình. Mặc dù việc sử dụng các biến cố giả định có thể làm giảm đi giá trị của một chương trình nghiên cứu, nhưng nó vẫn là công cụ đắc lực đem lại cho người nghiên cứu khả năng tiếp thu và phân tích một lượng lớn các dữ liệu mà không phải tốn nhiều công sức và tiền bạc để thu thập chúng. Dữ liệu thứ cấp Khái niệm dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục dích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. Có nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên đánh giá thấp nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn. Vì vậy chúng ta bắt đầu xem xét sự hợp lý của nguồn dữ liệu thứ cấp đối với vấn đề nghiên cứu của chúng ta trước khi tiến hành thu thập dữ liệu của chính mình. Các cuộc điều tra về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tế xã hội gia đình (đa mục tiêu)... do chính phủ yêu cầu là những nguồn dữ liệu rất quan trọng cho các nghiên cứu kinh tế xã hội. Ngoài ra một số nguồn dữ liệu dưới đây có thể là quan trọng cho các nghiên cứu của chúng ta bao gồm: - Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường... - Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học - Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan - Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác. Ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền bạc, thời gian. Nhược điểm trong sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là: - Số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta; khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau... - Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu. Vì vậy trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của người khác là dựa vào dữ liệu thứ cấp hay sơ cấp. Vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra dữ liệu gốc. Phân loại dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu marketing do các lý do: - Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Ví dụ như các nghiên cứu thăm dò hoặc nghiên cứu mô tả. - Ngay cả khi dữ liệu thứ cấp không giúp ích cho việc ra quyết định thì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Nó là cơ sở để hoạch định việc thu thập các dữ liệu sơ cấp; cũng như được sử dụng để xác định tổng thể chọn mẫu và thực hiện chọn mẫu để thu thập dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp bên trong Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Chẳng hạn như dữ liệu về doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng và chi phí bán hàng hay các chi phí khác sẽ được cung cấp đầy đủ thông qua các bảng báo cáo thu thập của doanh nghiệp. Những thông tin khác có thể tìm kiếm lâu hơn nhưng thật sự không khó khăn khi thu thập loại dữ liệu này. Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp là thu thập được một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí. Để tạo ra cơ sở dữ liệu thứ cấp bên trong, doanh nghiệp cần tổ tức cơ sở dữ liệu marketing (DataMarketing). Đó là việc sử dụng máy tính để nắm bắt và theo dõi các các hồ sơ khách hàng và chi tiết mua hàng. Thông tin thứ cấp này phục vụ như một nền tảng cho các chương trình nghiên cứu marketing hoặc như là nguồn thông tin nội bộ liên quan đến hành vi khách hàng trong nhiều doanh nghiệp. Dữ liệu thứ cấp bên ngoài Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã xuất bản có được từ các nghiệp đoàn, chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ (NGO) , các hiệp hội thương mại, các tổ chức chuyên môn, các ấn phẩm thương mại, các tổ chức nghiên cứu Marketing chuyên nghiệp ....sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ internet. Trong thực tế, có rất nhiều dữ liệu thứ cấp có thể sử dụng được và có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân loại nguồn dữ liệu để có một phương thức tìm kiếm thích hợp. Các tiêu chuẩn đánh giá dữ liệu thứ cấp Tính cụ thể Dữ liệu thứ cấp phải bảo đảm tính cụ thể, có nghĩa là nó phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, có thể hỗ trợ cho việc phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu. Tính cụ thể còn đòi hỏi sự rõ ràng về nguồn thu tập dữ liệu cũng như hiệu quả của dữ liệu (so sánh lợi ích của dữ liệu với chi phí thu thập) Tính chính xác của dữ liệu Người nghiên cứu phải xác định dữ liệu có đủ chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu hay không. Dữ liệu thứ cấp có thể có sai số (hay không chính xác), điều này phụ thuộc vào nguồn cung cấp dữ liệu. Vì vậy, uy tín của nhà cung cấp và độ tin cập của nguồn dữ liệu những tiêu chuẩn cần xem xét khi thu thập dữ liệu thứ cấp. Tính thời sự Nghiên cứu marketing đòi hỏi dữ liệu phải có tính thời sự (dữ liệu mới) vì giá trị của dữ liệu sẽ bị giảm qua thời gian. đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp nghiên cứu marketing luôn cập nhập thông tin định kỳ, tạo ra nguồn thông tin có giá trị cao. Mục đích của dữ liệu được thu thập: Dữ liệu thu thập nhằm đáp ứng một số mục tiêu nghiên cứu đã xác định và giải đáp câu hỏi “Dữ liệu cần thu thập để làm gì?” Dữ liệu được thu thập phục vụ cho mục đích nghiên cứu cụ thể, vì các dữ liệu có thể phù hợp với mục tiêu nghiên cứu này nhưng lại có thể không phù hợp với trường hợp khác. Ưu và nhược điểm của dữ liệu thứ cấp 3.1 Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp Dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh Đây là điểm ưu việt hẳn của dữ liệu thứ cấp. Thuộc tính này được quyết định bởi chỗ dũ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Vì vậy, thời gian tạp hợp dữ liệu thứu cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng và thường chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày, trong khi việc tập hợp các dữ liệu sơ cấp phải tốn hàng tuần hoặc thậm chsi vài tháng. Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với lượng thiền cần thiết để có được các dữ liệu sơ cấp Sở dĩ như vậy là vì dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thư viện, mà với các nguồn này thì chi phí thấp hơn nhiều, thậm chí bằng không. Kể cả các nguồn dữ liệu từ Chính phủ thì chi phí cũng không đáng kể hoặc không phải trả phí. Ngay cả trong trường hợp người ta phải đi mua các thông tin của các tổ chức cung cấp chuyên nghiệp thì cái giá phải trả vẫn được coi là rẻ hơn rất nhiều so với những chi phí mà một công ty riêng biệt sẽ phải bỏ ra để thực hiện một cuộc nghiên cứu riêng trên phạm vi cả nước. Dữ liệu thứ cấp có tính sẵn sàng và thích hợp. Đặc tính này phản ánh tính ưu việt của thông tin từ các dữ liệu thứ cấp ở chỗ, chúng có thể được dùng ngay vào một mục tiêu cụ thể nào đó mà không phải mất, hoặc mất rất ít thời gian công sức để gia công, chế biến và xử lý chúng. Dữ liệu thứ cấp góp phần làm tăng giá trị của những dữ liệu sơ cấp hiện hữu Tác dụng này chủ yếu được thể hiện ở chỗ việc thu thập dữ liệu thứ cấp ban đầu đã giúp cho việc định hướng và xác định mục tiêu thu thập dữ liệu sơ cấp của nhà nghiên cứu. 3.2 Nhược điểm của dữ liệu thứ cấp Không thống nhất về đơn vị đo lường Dữ liệu thứ cấp được lưu trữ trong các đơn vị đo lường mà không phù hợp với đơn vị đo lường mà nhà nghiên cứu cần. Chẳng hạn, nhà nghiên cứu cần biết mức thu nhập của hộ gia đình để phân tích thị trường nhưng trong các nguồn dữ liệu thức cấp hiện đang tồn tại chỉ có những dữ liệu về tổng thu nhập và thu nhập sau thuế mà không phân biệt theo từng hộ. Các loại khái niệm, phân chia, phâ loại của dữ liệu đã thu thập có thể không hữu ích đối với các nhà nghiên cứu. Ví dụ, trong một tài liệu thứ cấp về mức thu nhập của dân cư tại một thành phố, thu nhập được chia thành nhiều lớp khác nhau. Lớp đầu tiên là dưới 150 ngàn đồng, còn lớp cuối cùng là trên 3 triệu đồng. tỷ lệ phần trăm dân số ứng với từng lớp được xác địnhcông phu và chính xác. Tài liệu này rất có ích cho rất nhiều trường hợp nghiên cứu, nhưng lại không có ý nghĩa đối với công ty X kinh doanh máy điều hòa không khí vì căn cứ vào những kết quả quan sát được thì khách hàng của họ thường phải có thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên. Đôi khi nhà nghiên cứu có thể tìm thấy thông tin với đơn vị đo lường mong muốn và sự phân loại thích hợp nhưng dữ liệu thì đã lạc hậu, quá hạn, thậm chí là chũng chỉ được phát hành một lần. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập một cách gián tiếp thông qua một loại tài liệu nghiên cứu nào đó hay nói cách khác là được tìm thấy trong lần nghiên cứu thứ hai chứ không phải là tài liệu gốc của cuộc nghiên cứu lần đầu. Chẳng hạn, một viện nghiên cứu đưa ra kết quả phân đoạn thị trường người tiêu dùng sản phẩm bia. Sau đó, kết quả này được người ta sử dụng làm tài liệu cho một bài báo đăng trên tạp chí “Diễn đàn doanh nghiệp”. Trong trường hợp này, kết quả về phân đoạn thị trường mà nhà nghiên cứu tiếp cận được trên tạp chí “Diến đàn doanh nghiệp” là nguồn dữ liệu gián tiếp chứ không phải trực tiếp. Vấn đề cơ bản liên quan đến các dữ liệu gián tiếp là tính chính xác nảy sinh từ trong việc ghi chép lại và chuyển đổi dữ liệu ban đầu. Trong dữ kiện chuyển đổi, người sử dụng thứ hai có thể sắp xếp thông tin ra ngoài ngữ cảnh vốn có và làm thay đổi rất lớn ý định ban đầu của người hay nguồn đang được trích dẫn. Tức là hiện tượng “tam sao thất bản”. PHẦN HAI: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DỮ LIỆU THỨ CẤP Ở VIỆT NAM Dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo chí Khái niệm Khái niệm báo chí là gì Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh. Nghĩa là đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể. Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các loại hình hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay. Các thể loại báo chí: Thể loại là khái niệm để chỉ một chỉnh thể của một hình thức ổn định tương ứng với nội dung của nó. Tin báo chí: Nói đến tin là nói đến những thông điệp về các sự việc, sự kiện, hiện tượng trong đời sống. Tuy nhiên, không phải sự kiện hay hiện tượng nào cũng trở thành tin tức. Sự kiện và hiện tượng đó phải mới, mang tính giáo dục cao và thu hút sự quan tâm của nhiều người Tường thuật: Tường là hiểu rõ, thuật là kể lại những sự kiện, sự việc, hiện tượng mà mình chứng kiến theo tiến trình từ đầu đến cuối. tường thuật là thể loại báo chí giúp cho công chúng biết và cảm nhận sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra như đang chứng kiến. Tường thuật phải bảo đảm trật tự diễn biến của sự kiện như nó diễn ra, không được đảo lộn hay sắp xếp lại. Trong bài tường thuật, có thể lược bớt một số chi tiết không cần thiết nhằm làm cho bài tường thuật ngắn gọn súc tích, nhưng không được thêm chi tiết nào ngoại trừ cung cấp thêm thông tin cho sự kiện đang diễn ra nhằm làm nổi bật chi tiết muốn đề cập. Có hai thể loại tường thuật: Tường thuật trực tiếp: tường thuật sự kiện, sự việc khi nó đang diễn ra. Tường thuật gián tiếp: tường thuật lại sự kiện, sự việc tại hiện trường nhưng không phải cùng thời điểm nó diễn ra Ghi nhanh: Là phóng sự viết nhanh, nhằm phản ánh nhanh chóng kịp thời sự kiện mới, liên quan đến dư luận và mang tính định hướng dư luận nhận thức đúng sự việc, sự kiện. Khác với phóng sự, ghi nhanh dừng ở việc mô tả sự kiện chứ không đi sâu nghiên cứu để phân tích, bình luận sâu sắc vấn đề đặt ra của sự kiện. Bút pháp ghi nhanh có sự đan xen linh hoạt giữa thông tin sự kiện nóng hổi kết hợp với mô tả sinh động cùng những nhận xét, phân tích ban đầu của sự kiện, sự việc đó. Ghi nhanh được thực hiện để phản ánh những sự kiện nóng hổi, cấp bách quan trọng theo dòng chủ lưu thời sự thông qua bút pháp mô tả trực tiếp hoặc tường thuật lại sự việc Phóng sự: Là thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể, sinh động về con người, sự kiện có thật, có ý nghĩa truyền giáo, giáo dục theo một quá trình phát sinh, phát triển thông qua cái tôi của tác giả với bút pháp linh hoạt. Trên bình diện tổng thể, phóng sự có tính chất kế thừa và tổng hợp cùng lúc nhiều thể loại báo chí như: tin, phỏng vấn, tường thuật, bình luận. Phóng sự phải phản ánh sự kiện “có vấn đề”, liên quan đến tín đúng sai của một chương trình, của một quan hệ xã hội; là vấn đề đặt ra hàng loạt câu hỏi cần được giải quyết theo hướng mong đợi của đa số quần chúng. Khác với các thể loại khác, phóng sự đi vào bản chất của sự kiện, phân tích, làm rõ sự kiện. Tuy nhiên, không phải phóng sự nào cũng có thể giải quyết hết vấn đề đặt ra trong cùng một tác phẩm. Phóng sự có thể chia nhỏ vấn đề ra từng “lát cắt” để phân tích mổ xẻ tạo thành phóng sự nhiều kỳ, nhiều tập. Phỏng vấn: Phỏng vấn là một hình thức đối thoại có chủ đích giữa hai hoặc nhiều người, trong đó câu hỏi đưa ra nhằm thu nhận thông tin cần thiết từ người trả lời. Có hai dạng phỏng vấn: Phỏng vấn để trích dẫn nguồn tin, tức phỏng vấn nhân chứng để lấy phát biểu cho một bài phóng sự, ghi nhận. Phỏng vấn trực tiếp những người có vai trò, có tầm ảnh hưởng đến một chương trình hay kế hoạch nào đó thông qua hệ thống câu hỏi đã được sắp sẵn theo chủ đích của tác giả. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo chí Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu : Trước tiên nhà nghiên cứu phải hiểu rõ mục tiêu của chủ đề nghiên cứu là gì ? Liên quan đến vấn đề gì ? Bao giờ ? và ở đâu ? Từ đó mới xác định được những tạp chí, báo chí mình cần tìm hiểu là gì ? Có thề là các tạp chí về vấn đề nguồn nhân lực, vấn đề vốn ODA, vấn đề đào tạo và xúc tiến kinh doanh vv... tùy theo vấn đề cần nghiên cứu. Điều đó sẽ tránh gây lãng phí hoặc vô tình bỏ qua thông tin cần thiết vì nguồn thông tin là rất nhiều, nếu không có sự tìm hiều trong mục tiêu sẽ đem về những thông tin không có lợi. Tìm các nguồn dữ liệu : Thông tin sẽ được tìm kiếm ở trên các tạp chí , sách báo . Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài, nó phong phú hơn nhiều nguồn dữ liệu nội bộ. Chính vì thế mà việc tìm kiếm và xác định rất phức tạp.  Tiến hành thu thập các thông tin : Các thông tin dữ liệu ghi chép từ tạp chí, sách báo phải đảm bảo tính xác định. ví dụ như tên tạp chí, sách báo ; tên tác giả cuốn tạp chí,sách báo ; năm xuất bản ; nhà xuất bản ; số trang vv...Những thông tin lấy từ nguồn dữ liệu là các tạp chí,sách báo phải đảm bảo tính chính xác , cụ thể, trình bày khoa học để tiện lợi cho việc xử lý , phân tích Đánh giá các dữ liệu đã thu thập được : Đây là bước rất quan trọng và cần thiết, vì các thông tin lấy từ tạp chí có thể lệch lạc,sai sự thật. Việc đánh giá nhằm loại trừ các thông tin sai, hoặc không có giá trị cho cuộc nghiên cứu. Những trợ giúp đối với tạp chí: Vì tạp chí là nguồn dữ liệu phong phú nên những trợ giúp để tìm kiếm thông tin từ chúng cũng khá đa dạng và thường tìm thấy trong thư viện: Tổng mục lục các tạp chí kinh doanh: Đây là loại trợ giúp mà ở đó liệt kê các bài báo đã được đăng tải của từng loại tạp chí hoặc của nhiều loại tạp chí trong suốt cả năm. Hướng dẫn cho người đọc về tạp chí: Đây là một bài mục lục về các bài báo của các tạp chí được tập hợp theo từng chủ đề. Nó giúp ích cho các nhà nghiên cứu đang muốn tìm kiếm các thông tin từ các tạp chí theo những định hướng nhất định Mục lục áp dụng khoa học kĩ thuật: Đây là một dạng tổng mục lục của rất nhiều tạp chí khác nhau về các lĩnh vực tự động hóa, hóa học, cơ khí , vật lý cũng như các lĩnh vực kĩ thuật khác mà các nhà nghiên cứu sử dụng thường xuyên cho mục đích kinh doanh. Thực trạng và đánh giá Báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển vững chắc dựa trên những số liệu như đã có tới 720 cơ quan báo chí, 830 ấn phẩm và chương trình PTTH, báo điện tử và hơn 17.500 nhà báo chuyên nghiệp cộng thêm hàng chục ngàn cộng tác viên, và Đài Tiếng nói VN phủ sóng đến 97,5% dân số. Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện có khoảng 2 triệu người truy cập Internet, và không ít hơn số đó là độc giả của các tờ báo điện tử như VietNamNet, VnExpress, TuoitreOnline, Lao động điện tử... Báo chí Việt Nam thường được chia thành ba nhóm: báo chí nhóm một, báo chí nhóm hai và báo chí nhóm ba: Nhóm một là những cơ quan báo chí quan trọng nhất như báo Nhân Dân, đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam. Báo chí nhóm hai là báo chí thuộc chính quyền và đảng bộ địa phương hay các tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương như Hà nội mới, Đài truyền hình Hà nội, Sài gòn Giải phóng, Thanh Niên hay Lao Động… Báo chí nhóm ba là các báo, tạp chí hay bản tin còn lại. Tuy có vai trò quan trọng trong việc “định hướng dư luận”, nhưng trừ truyền hình, còn các báo in thuộc nhóm một và hai lại có lượng người đọc ít hơn so với báo chí nhóm ba. Một thực trạng đặt ra đó là: ở các nước khác, trước khi đến được với người đọc, thông tin để ra một tờ báo thường phải trải qua một quá trình kiểm tra chéo nghiêm ngặt để đảm bảo tính trung thực và khách quan của nó, và nguồn tin thường được phân cấp về mức độ tin cậy (nguồn tin cấp một- nhận trực tiếp từ nguồn, được tiếp cận văn bản; nguồn tin cấp hai –nhận trực tiếp từ nguồn, không được tiếp cận văn bản; nguồn tin cấp ba- thông tin nhận qua trung gian, không được tiếp cận văn bản…vv). Trong khi đó, ở Việt Nam, các tờ báo rất ít khi đưa việc kiểm tra chéo thông tin như một qui trình bắt buộc của tác nghiệp báo chí do vậy mà chất lượng nguồn thông tin trên báo chí không được đảm bảo, độ tin cậy không cao. Thiếu sự đòi hỏi nghiêm ngặt về tính chính xác của thông tin sẽ dẫn đến thiếu cạnh tranh gay gắt về thông tin, nên báo chí Việt Nam hình thành một văn hóa “chia sẻ”, trái ngược hoàn toàn với văn hóa “độc quyền” của báo chí nước ngoài. Ở Việt Nam, thông tin có thể được các phóng viên làm việc ở các tờ báo khác nhau chia sẻ với nhau, và các phóng viên ở các tờ báo khác nhau hoàn toàn thoải mái khi cùng ngồi trao đổi hoặc phỏng vấn đại diện của một công ty. Các phóng viên viết cùng một lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục hay y tế hình thành các nhóm chơi với nhau khá thân thiết, và có rất ít cạnh tranh về thông tin giữa họ với nhau. Văn hóa chia sẻ này khiến cho những khái niệm như “ dành riêng cho…” (exclusive…) hầu như ít tồn tại ở Việt Nam, và “đặc quyền tiếp cận” không còn là một công cụ hữu hiệu của quan hệ công chúng (“đặc quyền tiếp cận” là một công cụ của quan hệ công chúng, khi bạn cung cấp quyền tiếp cận thông tin hoặc nguồn tin chỉ dành riêng cho một phóng viên hay một tờ báo, do đó tạo giá trị cho riêng tờ báo hay phóng viên đó). “Văn hóa chia sẻ”, cộng thêm với văn hóa “đừng làm ngôi sao” khiến cho các bài viết thường na ná như nhau, ít có bản sắc riêng của người viết, và đặc biệt khi đã có thông cáo báo chí được soạn sẵn, thì việc các bài báo với nội dung giống nhau xuất hiện trên vài ba chục tờ báo là điều thường xuyên xảy ra. “Văn hóa chia sẻ” của báo chí Việt Nam lại dẫn đến văn hóa “báo không ăn thịt báo”- báo chí Việt Nam rất e ngại trong việc đưa ra những thông tin ngược lại với thông tin đã được đăng tải trên “các báo bạn”, cho dù biết rằng những thông tin đó có thể không chính xác. Phần lớn trường hợp, họ chỉ dùng thái độ im lặng của mình để phản ứng thông tin sai lệch, mà hầu như không bao giờ trực tiếp đứng ra chỉ trích tính tin cậy hay công khai thách thức tính xác thực các bài báo của đồng nghiệp. Có một sự “ngầm định” khi có ai đó có ý định thách thức văn hóa “báo không thể sai” của báo chí Việt Nam. Một nét văn hóa nữa chúng ta có thể nhận rõ trong thời gian vừa qua, đó là văn hóa “lề trái” và “lề phải” của báo chí Việt Nam- rất nhạy cảm về mặt chính trị, có các qui tắc và “cấm kỵ” bất thành văn và chịu sự kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung của các cơ quan chính quyền và tổ chức Đảng. Chuyên gia quan hệ công chúng phải nắm được “văn hóa lề phải”: các định hướng tuyên truyền và các chính sách chính trị, xã hội kinh tế trọng tâm, từ đó khéo léo lồng ghép vấn đề của mình cho phù hợp với chính sách đó, đồng thời phải hiểu được “văn hóa lề trái” những mối quan tâm và bức xúc của quần chúng, phản ánh thông qua báo chí, hiểu được ranh giới mong manh giữa hai lề và sự tế nhị của các tổng biên tập khi phải giữ một khoảng cách vừa phải với cả hai lề. Một đặc điểm nữa của báo chí Việt Nam là văn hóa đồng dạng. Phần lớn các báo hay chương trình truyền hình của Việt Nam có nội dung tương tự như nhau, và không có sự khác biệt quá nhiều về “thương hiệu” báo chí như các tờ T.T, T.N, L.D, N.L.D…Báo chí chuyên ngành ở Việt Nam còn chưa phát triển, nội dung nghèo nàn, chất lượng bài viết không cao và lượng người đọc thấp. Đây là thiệt thòi lớn đối với ngành quan hệ công chúng, vì quan hệ công chúng chủ yếu tác động đến những nhóm đối tượng nhỏ và chuyên biệt (ví dụ như các nhà khoa học, các chuyên gia một ngành khoa học cụ thể, các chính trị gia..vv) mà báo chí chuyên ngành, ở các nước khác, lại là công cụ đắc lực để tác động đến nhóm đối tượng này. Lý do chủ yếu, có lẽ là, thói quen nghiên cứu vấn đề của mình một cách nghiêm túc và khoa học chưa được hình thành ở Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ tập san chuyên ngành Khái niệm Tập san chuyên ngành là những ấn phẩm,tạp chí…khoa học chuyên biệt về 1 ngành khoa học nhất định là tiếng nói và nơi chia sẻ các ý tưởng của các ngành khoa học đó. VD:tạp chí công nghệ do khoa công nghệ đại học quốc gia phát hành Đặc điểm của tập san chuyên ngành Việt Nam Hầu như ngành khoa học nào ở Việt Nam cũng đều có ít nhất là một tập san. Có ngành như ngành y có khá nhiều tập san. Trường đại học y nào cũng có tạp chí khoa học. Đó là một điều tích cực, vì tập san là tiếng nói của ngành và cũng là nơi chia sẻ ý tưởng. Thế nhưng cái khác giữa tập san khoa học Việt Nam và quốc tế là cơ chế bình duyệt (peer review). Ngoài một số tập san lâu đời và nghiêm chỉnh, phần lớn các tạp chí khoa học ở Việt Nam không có bình duyệt. Tác giả gửi bài đến, một vài người trong ban biên tập xem qua, và quyết định đăng hay không. Phần lớn là đăng. Chẳng những đăng bài mà còn phải trả nhuận bút cho tác giả. Có lẽ do cách làm như thế nên đại đa số những bài báo trên các tập san này có chất lượng khoa học rất thấp. Có rất nhiều lỗi lầm và sai sót cơ bản trong những bài báo. Cách trình bày hết sức sơ sài và tùy tiện, làm cho người đọc thấy hình như tác giả không tôn trọng độc giả. Trong các tập san y khoa mà tôi xem qua, không có bài nào viết đúng tiếng Anh, dù chỉ là tóm lược (abstract). Còn các tạp chí khoa học quốc tế thì khác hẳn. Mỗi tập san có ban biên tập với thành viên từ nhiều nước trên thế giới. Bài được gửi đến phải qua 2 hoặc 3 chuyên gia bình duyệt, tái bình duyệt, rồi mới đi đến quyết định đăng hay không. Phần lớn bài báo nộp cho tập san quốc tế bị từ chối. Tạp chí có uy tín càng cao (impact factor cao) thì tỉ lệ tự chối càng cao, có khi lên đến 95-99%. Nếu quyết định đăng thì tác giả phải trả chi phí in ấn cho nhà xuất bản. Số tiền này không nhiều, được tính dựa vào số trang giấy. Tính trung bình, mỗi trang tốn khoảng 60 đến 120 USD, tùy theo tác giả muốn in màu hay trắng đen, và tùy vào nhà xuất bản. Có hàng trăm ngàn tập san khoa học trên thế giới, nhưng chỉ có 16 hay 17 ngàn tập san được "công nhận", hiểu theo nghĩa có trong danh mục của Thomson ISI (Viện thông tin khoa học). Đây là những tập san uy tín, do các hiệp hội chuyên môn điều hành và quản lí.Đại khái, tập san phải có ban biên tập quốc tế, công trình đăng được trích dẫn trong một thời gian, có tiêu chí khoa học và cơ chế bình duyệt, v.v… Phương pháp thu thập dữ liệu từ tập san chuyên ngành Để có thể tiếp cận nguồn dữ liệu thứ cấp từ các tập san chuyên ngành, nhân viên nghiên cứu sẽ phải tiế hành theo quy trình như sau: Xác định những thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích và đánh giá thực trạng dữ liệu thứ cấp tại Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan