Đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động của huyện Hải Hà trong những năm qua

Phần thứ nhất: 3

Cơ sở lý luận của vấn đề tạo việc làm cho người lao động một phương

hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực.

I- Cơ sở lý luận 3

1- Các khái niệm cơ bản. 4

1.1- Nguồn lao động 4

1.2- Khái niệm việc làm 6

1.3- Việc làm đầy đủ 7

1.4- Thiếu việc làm 7

1.5- Thất nghiệp 8

2- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm 9

II- Sự cần thiết, ý nghĩa của việc tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động 10

1- Cần thiết phải tạo việc làm trong xã hội 10

2- Ý nghĩa của tạo việc làm sử dụng hợp lý nguồn lao động 11

Phần thứ hai: 13

Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động của huyện Hải Hà trong những năm qua. 13

I- Tổng quan về huyện Hải Hà - Quảng Ninh 13

1- Đặc điểm tự nhiên 13

2- Các nguồn tài nguyên 14

3- Thực trạng môi trường 18

II- Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện Hải Hà 19

1- Tăng trưởng kinh tế 19

2- Dịch chuyển cơ cấu kinh tế 19

3- Phát triển của các ngành kinh tế 19

4- Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 21

5- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 22

III- Quá trình hình thành nguồn lao động và thực trạng sử dụng lao động của huyện Hải Hà trong những năm qua 26

1- Quá trình phát triển dân số và nguồn lao động 26

2- Tình hình sử dụng lao động của huyện Hải Hà 29

IV- Phân tích đánh giá thực trạng việc làm cho người lao động của huyện Hải Hà trong những năm qua. 32

1- Thực trạng dân số hoạt động kinh tế của huyện Hải Hà 32

2- Thực trạng về giải quyết việc làm trong những năm qua của huyện 36

V- Một số khó khăn, tồn tại trong công tác giải quyết việc làm của huyện trong những năm qua. 40

1- Về số lượng lao động 40

2- Về chất lượng lao động 41

3- Về việc làm 41

4- Tồn tại về vốn 42

5- Tồn tại về giải quyết việc làm 42

Phần thứ ba:

Phương hướng giải quyết việc làm và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của huyện Hải Hà thời gian tới. 43

I- Dự báo tình hình phát triển dân số và nguồn lao động của huyện đến năm 2010. 43

II- Phương hướng và mục tiêu tạo việc làm của huyện Hải Hà trong những năm tới. 44

1- Phương hướng và mục tiêu tạo việc làm và phát triển kinh tế. 44

2- Phát triển giáo dục và đào tạo. 46

III- Một số biện pháp giải quyết việc làm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của huyện Hải Hà trong thời gian tới. 46

1- Biện pháp về dân số. 47

2- Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lực. 48

3- Biện pháp về kinh tế xã hội. 49

3.1- Đối với sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp XDCB. 49

3.2- Đối với sản xuất Nông nghiệp lâm nghiệp ngư nghiệp. 50

3.3- Thương mại và dịch vụ. 51

4- Các giải pháp trong lĩnh vực lao động việc làm. 52

4.1- Giải quyết việc làm theo hướng phân công lại lao động trong khu vực nông nghiệp. 53

4.2- Mở rộng đa dạng hoá các hoạt động thương mại dịch vụ cụ thể. 53

4.3- Công nghiệp và TTCN. 54

4.4- Xuất khẩu lao động. 55

4.5- Xây dựng các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện. 55

4.6- Hình thành và phát triển thị trường lao động tổ chức các hội chợ việc làm. 55

KẾT LUẬN. 57

 

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động của huyện Hải Hà trong những năm qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn. Trong 3 năm qua huyênk đã đạt 24 giải tại các cuộc thi đấu thể thao do tỉnh tổ chức. Công tác giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường cũng được diễn ra thường xuyên và ngày càng được trú trọng. 5.7. Năng lượng: Đến nay đã có 15/16 xã, thị trấn được dùng điện quốc gia, riêng xã Đảo Cái Chiên dùng máy phát điện. Tỷ lệ hộ dùng điện lưới đạt 85%. Hiện nay đang tiến hành xây dựng trạm biến áp 110KV tại Quảng Chính để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong huyện. Ngoài ra ở các xã có trên 40 trạm biến thế treo phục vụ cung cấp điện cho nhân dân trong xã. 5.8. Bưu chính - Viễn thông: Trên địa bàn huyện có 1 bưu điện trung tâm và 1 bưu điện khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Ngoài ra trên địa bàn các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong xã. Bình quân số máy điện thoại trong toàn huyện là 4,5 máy/100 dân. 6. Quốc phòng an ninh: Hải Hà là huyện miền núi có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 22,8km nên có vị trí rất quan trọng trong việc giữ vững an ninh quốc phòng cùng đông bắc của Tổ Quốc. Trong thời gian qua, quán triệt chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, huyện đã thực hiện nghiêm túc công tác quốc phòng địa phương. Hàng năm tổ chức diễn tập, phòng thủ khu vực đạt kết quả tôt. Thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu của các lợc lượng vũ trang trong địa phương, lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ. Công tác di giãn dân ra khu vực biên giới được tổ chức tốt, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội đồng thời xây dựng vành đai biên giới vững chắc về quốc phòng. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phát triển rộng khắp. Phong trào tự quản bảo vệ an ninh được duy trì và củng cố trong các khu vực dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội được quan tâm. Những đặc điểm tình hình trên đã đưa đến những thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm ở huyện Hải Hà đó là: - Về khó khăn: Là huyện miền núi giao thông thuỷ lợi ở những xã vùng xâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn trình độ dân trí thấp, chương trình đầu tư dự án phát triển kinh tế xã ở những vùng này còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp, kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng đầu tư kinh phí còn ít nhỏ lẻ phân tán, thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu sản xuất. Giao thông chậm phát triển. Lực lượng lao động qua đào tạo có trình độ, tay nghề của huyện còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông ở các vùng nông thôn do vậy khó có cơ hội tìm việc làm nhất là các ngành nghề có thu nhập khá ổn định. - Về thuận lợi: Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện đã có bước phát triển ổn định, bộ máy chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành đã có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả cơ chế ( một cửa) được thực hiện có kết quả. Đầu tư cơ sở hạ tầng ngày một tăng, nhất là công trình phúc lợi xã hội: giao thông,thuỷ lợi, trường học điện sinh hoạt: đặc biệt là cụm Công nghiệp - dịch vụ cảng biển Hải Hà được khởi công xây dựng, đã tạo động lực thúc đẩy một số ngành nghề sản xuất phát triển, thu hút lao động. Năm 2007 Công ty đóng tàu Hải Hà được thành lập đã tuyển một lực lượng lớn lao động phổ thông của huyện đi học nghề đây là điêù kiện thuận lợi để giải quyết nhiều việc làm cho lao động phổ thông trên địa bàn. Điều kiện thời tiết thuận lợi sản xuất nông nghiệp, thu nhập nghề nông ổn định, tập trung khai thác tiềm năng nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển nhiều mô hình kinh tế vườn đồi, kinh tế hộ gia đình và khả năng tự giải quyết việc làm có xu hướng phát triển mạnh. III/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN HẢI HÀ TRONG NHỮNG NĂM QUA. 1. Quá trình phát triển dân số và nguồn lao động Từ nửa thế kỷ XX dân số Việt Nam nói chung và huyện Hải Hà nói riêng phát triển nhanh. Thời kỳ 1945- 1960 dân số cả nước tăng với tốc độ kỷ lục là: 3,9% năm. Sau đó chiều hướng giảm dần. Thời kỳ 1976 -1980 tốc độ phát triển với xu hướng giảm nhanh hơn, mức độ tăng dân số bình quân trong vòng 10 năm từ năm 1981 - 1990 tăng 2,15 %. Trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số giảm hẳn, vì nguồn lao động hiện nay là những người được sinh ra cách đây ít nhất là 15 năm . Dân số lao động là hai vẫn đề có mỗi quan hệ chặn chẽ với nhau , dân số càng đông thì nguồn lao động càng lớn, quy mô và cơ cấu dân số quyết định qui mô và cơ cấu kinh tế nguồn nhân lực. Sự vận động và phát triển của dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Nguồn lao động là nhân lực. Nguồn nhân lực là cơ sở quan trọng cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước lại có trình độ sử dụng khai thác lao động ở nước đó. Vì vậy việc nghiên cứu qui mô, cơ cấu cũng như tốc độ tăng dân số là rất cần thiết giúp cho việc hiểu rõ hơn về tình hình lao động của huyện. Bảng 2: Qui mô và tốc độ tăng dân số của huyện Hải Hà ( 2004- 2007) Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 Tổng diện tích Km2 690,13 690,13 690,13 690,13 Tổng dân số Người 50,267 51,036 51,909 52,250 Mật độ Người/km2 73 74 75 76 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,36 1,34 1,32 1,3 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy qui mô dân số của huyện Hải Hà khá lớn nhưng số liệu không biến đổi nhiều qua các năm. Năm 2004 Tổng dân số toàn huyện là 50,267 người, năm 2006 con số này là 51,036 người tức là nhưng đến năm 2006 giảm xuống 1,3% người so với năm 2004. Sự tăng giảm không đều này do tỷ lệ tăng tự nhiên và tỷ lệ chốt qui định. Tỷ lệ tăng dân sô tự nhiên hàng năm của huyện có chiều hướng giảm rõ rệt từ 2004 giảm xuống 1,3% năm 2007. Đây là một con số đáng mừng của huyện Hải Hà.Trong những năm qua Hải Hà luôn đi đầu trong việc thực hiện chính sách dân số KHHGĐ. Điều này cho ta thấy qui mô dân số của huyện trong những năm tới sẽ thu nhỏ tương đương với sự thu hẹp quy mô, cơ cấu nguồn lao động. Đồng thời sẽ giảm đi sức ép về việc làm của người lao động. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Con hiện nay số lao động trong độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm của huyện khá lớn. Những năm trước đây tỷ lệ tăng dân số của huyện còn cao mà dân số cơ sở tự nhiên hình thành nguồn lao động, mặt khác dân số cũng là đối tượng chủ yếu của nguồn lao động. Quy mô và cơ cấu dân số quyết định qui mô và cơ cấu nguồn lao động. Ngược lại bản thân nguồn lao động cũng có tác động ngược lại đối với qui mô và cơ cấu dân số. Với số liệu của bảng dân số ta thấy dân số tăng, giảm không đều không theo một xu thế hay một tỷ lệ nhất định nào. Còn nguồn lao động của huyện lại được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Nguồn lao động của huyện Hải Hà. Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 1. Dân số trung bình Người 50,267 51,036 51,909 52,250 2. Nguồn lao động Người 23.593 26.228 25.846 26.000 3. Tỷ lệ LĐ/TDS % 46,93 51,4 49,8 49,6 Qua đây ta thấy rằng xu thế có tính qui luật là nguồn lao động tăng lên qua các năm, tỷ lệ tăng hàng năm là khác nhau do tốc độ tăng dân số khác nhau. Trong khi đó Hải Hà là một huyện nông nghiệp, ruộng đất tự nhiên, không đổi thậm trí còn giảm đi do nhu cầu đất và nhà ở, đất xây dựng do các năm tăng thêm. Nguồn lao động của huyện tăng khá cao qua các năm, năm 2004 nguồn lao động của Huyện là 25,593 lao động chiếm 46,93% trong tổng dân, đến năm 2006 số lao động tăng lên tới 26.000 người chiếm 49,76% tổng số dân. Tỷ lệ lao động trên tổng số dân của huyện tăng lên qua các năm cho thấy rằng nguồn lao động của huyện ngày càng mạnh mẽ. Số lao động tăng thêm đòi hỏi tạo công ăn việc làm để có thu nhập ổn định đời sống. Đây là một vấn đề đang được quan tâm đặc biệt là các cấp , các ngành. Chính sách tạo việc làm liên quan đến tất cả các hoạt động của xã hội như là an ninh trật tự, an toàn xã hội, văn hoá và tinh thần. Thất nghiệp không có nhu cầu chính đáng, đời sống khó khăn và thiếu thốn là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội do vậy sức ép việc làm là hết sức gay gắt đó chính là sự báo động về bùng nổ dân số, về chính sách KHHGĐ nhằm hạ thấp tỷ lệ tăng dân số hàng năm. Về cơ cấu nguồn lao động của huyện được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu nguồn lao động phân theo giới tính và nhóm tuổi Tiêu thức 2005 2006 2007 Chung Trong đó nữ Chung Trong đó nữ Chung Trong đó nữ Tổng số % so với tổng 26.288 84,4 12.079 25.486 47,8 12.399 27.000 48,2 13.032 15-26 tuổi % so với tổng 8.759 33,39 4.388 36,33 8.632 33,38 4.359 35,15 9.018 33,4 4.626 38,44 25-34 tuổi % so với tổng 6.950 26,49 3.662 30,31 6.848 26,68 3.547 28,6 7.155 26,5 3.700 28,39 35-44 tuổi % so với tổng 4.406 16,79 2.333 19,312 4.341 17,03 2.288 18,45 4.536 16,8 2.377 18,23 45-54 tuổi % so với tổng 2.596 9,89 1.313 10,87 2.557 10,03 1.310 10,56 2.673 9,9 1.403 10,76 55-60 tuổi % so với tổng 1.783 6,79 904 7,48 1757 6,89 894 7,21 1.836 6,8 951 7,29 Với cơ cấu nguồn lao động như trình bày ở trên ta thấy có nhiều thuận lợi cho một Huyện mà chủ yếu là lao động nông nghiệp. + Về tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động. Năm 2005 số lao động nữ là 12.079 lao động chiếm 48,4%. Năm, 2006, 2007 tỷ lệ lao động nữ chiếm 47,8- 48,2% như đã trình bày trên bảng và đến năm 2007 số lao động nữ là 12.399 người chiếm 45,2% . Với tỷ lệ có động nữ như vậy là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện Hải Hà. Bởi vì trong sản xuât nông nghiệp rất cần nhiều lao động nữ, đòi hỏi sự cần cù siêng năng và khéo léo trong sản xuất, có những khâu sản xuất nông nghiệp mà nam giới đa phần là không làm được như cày, làm cỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của địa phương rất cần phát huy và khai thác hết tiềm năng to lớn này để phục vụ cho sản xuất. 2. Tình hình sử dụng lao động ở huyện Hải Hà Vấn đề sử dụng lao động là một vấn đề quan trọng của nền kinh tế , với những nước , những địa phương biết sử dụng lao động hợp lý khai thác hết tiềm năng về con người thì nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ. Thực chất của việc sử dụng lao động là đưa các bộ phận lao động xã hội vào các hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động của huyện Hải Hà chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động của tỉnh Quảng Ninh. Mỗi năm có khoảng 2000 người bổ xung vào nguồn lao động của huyện . Nguồn lao động này phân bổ không đồng đều giữa các lĩnh vực , các ngành, các khu vực chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Đât là một trong những vấn đề nan giải của quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện. Trong những năm qua việc phân bổ lao động trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng , liên tục tinh giảm biên chế ở lĩnh vực không sản xuất vật chất, đua phân công lại lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn. Hải Hà đang từng bước quan tâm đến hướng phát triển kinh tế theo hướng trồng trọt, chăn nuôi, hàng hoá thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn lao động trong các ngành. Đây là biện pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng mục tiêu kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đã đạt được chưa lấy gì làm thoả đáng lắm. Điều này được thể hiện qua bảng sau. Bảng 5: Sự phân bố lao động theo các ngành nghề Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động thực tế tham gia vào các ngành SX 23,658 24.994 25,692 Lao động nông nghiệp 17.642 74,5 18.420 73,7 18.420 71,6 Lao động lâm nghiệp 935 3,9 942 3,8 989 3,8 Lao động công nghiệp và xây dựng cơ bản 1.573 6,64 1.702 6,8 1.961 7,6 Lao động dịch vụ và du lịch 1.824 7,7 1.939 7,76 2.111 8,2 Qua số liệu bảng trên ta thấy sự dịch chuyển lao động ở các ngành còn ở mức độ thấp. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 74,5% (năm 2004) trong hai năm 2005 – 2006 tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể giảm 1% của năm 2005 và 2% của năm 2006. Do chủ trương chính sách của Huyện là phân bổ lại lao động các ngành nghề kinh tế, song lao động trong nông nghiệp vẫn là chủ yếu vì theo điều kiện vì là một huyện nông nghiệp. Nên số lao động trong nông nghiệp những năm gần đây tương đối ổn định năm 2004 là 17.642 lao động, năm 2005 là 18.420 lao động, trong tổng số lao động tham gia trong các ngành kinh tế. Đây là một cố gắng lớn của huyện trong việc giảm bớt lao động trong nông nghiệp bởi vì nếu số lao động trong nông nghiệp không cân đối lại sẽ gặp nhiều khó khăn như: Diện tích đất canh tác bình quân trên 1 lao động giảm, năng suất lao động kéo theo thu nhập thấp, đời sống nhân dân bấp bênh. Còn số lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ có tăng lên đáng kể theo xu hướng chung của xã hội. Năm 2004 số lao động tham gia vào ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản là 1.573 lao động chiếm 6,64% trong tổng số lao động. Điều này chứng tỏ rằng ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản đã và đang được trú trọng trong đầu tư, phát triển mở rộng quy mô sản xuất trong cơ cấu kinh tế của huyện. Đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản là sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ. Mặc dù tiềm năng về du lịch của huyện Hải Hà còn hạn chế nhưng không phải là không có nếu như chúng ta biết khai thác, tận dụng tiềm năng du lịch xã hội đang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày được nâng cao nên nhu cầu sinh hoạt, ăn uống cũng tăng lên. Các dịch vụ ăn uống - vui chơi - giải trí trong huyện những năm gần đây cũng gia tăng đáng kể ở thành thị cũng như ở nông thôn. Trong những năm tới huyện cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách phát triển ngành lâm nghiệp để khai thác hết tiềm năng của rừng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhìn chung tỷ lệ lao động tham gia vào các ngành kinh tế trong những năm qua của Huyện đã có sự chuyển dịch đáng kể. Từ sự phân bố lao động như trên làm cho giá trị sản xuất của các ngành kinh tế cũng khác nhau và được thể hiện rõ trong bảng. Bảng 6: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế. Đơn vị tính: Triệu đồng ơ TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Giá trị sản xuất 347,2 100 367,9 100 41,2 100 1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp 94,6 27,2 99,1 26,3 105,2 26,6 2.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp 7,5 2,2 7,8 2,1 7,8 1,9 1.3 Giá trị sản xuất công nghiệp và XDCB 94,7 27,3 103,0 27,3 113,9 27,8 1.4 Giá trị sản xuất du lịch và dịch vụ 89,0 25,6 100,4 26,6 109,1 26,7 Bảng trên cho ta thấy tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong tổng GDP chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này là hợp lý và dân số hoạt động trong lĩnh vực của huyện chiếm trên 347,2 tỷ đồng năm 2004. Tỷ trọng nông nghiệp từ 94,6% năm 2004 lên 99,1% năm 2005, chính tỏ năng suất lúa nói chung của huyện ngày càng tăng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cũng như trình độ lao động trong nông nghiệp đang ngày một nâng cao. Đối với ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành này từ 94,7% năm 2004 lên 103,0% năm 2005 tăng lên so với năm 2004. Đây là một con số đáng mừng vì ngành công nghiệp đã có bước đầu khởi sắc, trong những năm qua các cấp, các ngành của huyện đã trú trọng phát triển ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Với tỷ lệ % của các ngành trong GDP toàn huyện như trên cho ta thấy có sự chênh lệch giữa các ngành nông nghiệp và các ngành khác. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế song đây là một vấn đề đòi hỏi cần đầu tư vốn cũng như thời gian chứ không phải ngày một ngày hai mà có thể giải quyết được. Nhìn chung giá trị sản xuất của các ngành đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chưa cao, phản ánh sự không ngừng tăng lên về năng suất lao động. Đây là xu hướng theo quy luật cung của quá trình phát triển kinh tế. Để trong những năm tới nền kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà đạt tỷ lệ tăng trưởng cao hơn nữa các ngành, các cấp, các nhà lãnh đạo huyện cần quan tâm hơn nữa đến việc phân bổ nguồn lao động cũng như việc sử dụng lao động trong các ngành kinh tế phải hợp lý hơn để đem lại hiệu quả lao động sử dụng cao hơn. IV- PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN HẢI HÀ TRONG NHỮNG NĂM QUA. Việc làm cho người lao động là một vấn đề hết sức quan trọng của nền kinh tế. Đặc điểm của nguồn lao động huyện Hải Hà là tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, lao động đa số là lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn kĩ thuật nếu có thì chiếm tỷ lệ thấp. Do vậy việc làm cho người lao động của huyện trong những năm qua là vấn đề nan giải và còn nhiều tồn tại, vướng mắc. 1- Thực trạng dân số hoạt động kinh tế của Huyện. Như đã trình bày ở phần trên, quy mô dân số cũng như lao động của Huyện trong những năm tới có chiều hướng thu hẹp lại do tỷ lệ tăng dân số của Huyện trong những năm gần đây giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn lao động của Huyện còn khá lớn gây khó khăn trong công tác lao động - việc làm. Nhận thức tầm quan trọng của công tác giải quyết việc làm cho người lao động, Đảng bộ, các ngành, các cấp đã nỗ lực nhiều trong việc này nhưng thực trạng dân số lao động hoạt động kinh tế được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 7: Nguồn lao động có việc làm chung cho toàn Huyện qua các năm (2004 - 2006) Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Tổng dân số 50.267 51.036 51.909 2. Tổng lao động 23.593 100 26.228 100 25.846 100 - Lao động có khả năng lao động 23.082 97 25.478 97 24.346 94 - Lao động không có khả năng LĐ 511 2,0 550 2,0 780 3,0 - LĐ thực tế đang theo học các trường 250 1,0 275 1,0 460 1,3 - LĐ thực tế tham gia sản xuất 22.300 100 22.500 100 22.700 100 - LĐ có việc làm thường xuyên 20.850 93,5 21.280 94,5 22.200 97 - LĐ thiếu việc làm 900 4,0 750 3,3 500 2,2 - LĐ không có việc làm 550 2,5 470 2,1 450 1,0 Qua bảng lao động có việc làm và không có việc làm trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: - Tổng số lao động và lao động có khả năng lao động nhìn chung ở mức tương đối ổn định chiếm 97% năm 2004 đến năm 2006 giảm 94%. Tuy nhiên số lao động không có khả năng lao động vẫn chiếm tỷ lệ từ 2% - 3%, đó là những người trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động do bệnh tâm thần, dị tật, bệnh binh - Số lao động có việc làm thường xuyên trong các ngành kinh tế tăng đáng kể: Cụ thể là tăng từ 20.850 lao động năm 2004 chiếm tỷ lệ 93,5% lên 22.200 lao động năm 2006 chiếm 97% tăng 3,5% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ trong những năm qua kinh tế của huyện đã phát triển mạnh do có những chính sách kinh tế phù hợp, chính sách việc làm phát triển tương đối mạnh mẽ thu hút thêm lao động tham gia vào các ngành kinh tế. - Số lao động không có việc làm, thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở nông thôn do đặc điểm lao động mùa vụ mang lại, ở thành thị lao động không có việc làm chiếm tỷ lệ không đáng kể. - Số lao động không có việc làm của huyện cũng đã và đang có chiều hướng giảm từ 2,5% năm 2004 giảm xuống còn 1,0% năm 2006. Sở dĩ con số này ở mức độ thấp là do đặc điểm sản xuất của huyện, lao động tập trung hầu hết trong nông nghiệp nên việc xác định lao động trong nông nghiệp mà thực tế không có việc làm là rất khó. Thực ra trong sản xuất nông nghiệp không có lao động thất nghiệp thuần tuý ma chỉ là lao động thất nghiệp theo mùa vụ.Số lao động không có việc làm của huyện giảm đi là xu hướng thuận có cải tiến tích cực từ nhiều mặt do sự tác động của nhiều chính sách và khả năng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất của các cấp, các ngành, của từng địa bàn dân cư, từng cá nhân người lao động. Do cơ cấu kinh tế thay đổi linh hoạt làm cho số lao động thiếu việc làm giảm đi tương đối từ 4% năm 2004 xuống còn 2,2% tương đương 500 lao động năm 2006. Số lao động của huyện thiếu việc làm chủ yếu là lao động nông nghiệp, bởi vì trong sản xuất nông nghiệp ngoài hai vụ cấy ra thì lao động nông nhàn chiếm tỷ lệ cao. Người lao động không có việc làm khi cày cấy xong. Điều này làm cho hiệu xuất sử dụng lao động trong nông nghiệp không cao. Qua đây cho thấy được sự lãng phí sức lao động cũng như thời gian lao động trong nông nghiệp. Nếu xét về góc độ lực lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế thì thực trạng của huyện Hải Hà so với mặt bằng của các địa phương khác vấn là xuất phát chậm, tốc độ tăng lực lượng lao động so với khả năng tăng dân số vẫn ở mức độ thấp. Nhưng xét về mặt đào tạo nguồn nhân lực thì tạo việc làm cho lao động thì trong những năm qua huyện Hải Hà đã có những bước chuyển biến đáng mừng. Số lượng nguồn nhân lực được gửi đi đào tạo tăng cao, chất lượng đào tạo đã và đang được tăng cường do nhận thức và đánh giá đúng thực trạng chất lượng nguồn lao động. Có thể nới thêm rằng theo một số liệu điều tra giáo dục thì kết quả điều tra năm 2006 chất lượng nguồn lao động của huyện Hải Hà như sau: Bảng 8: Cơ cấu trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực huyện Hải Hà. Chỉ tiêu Năm 2006 Số lượng % Tổng số LĐ tham gia trong các ngành kinh tế 25.692 100 - LĐ chưa biết chữ 1.005 4 - LĐ tốt nghiệp tiểu học 10.120 39 - LĐ tốt nghiệp THCS 7.257 28,2 - LĐ tốt nghiệp PTTH 5.210 20,3 - LĐ có CMKT từ trung cấp trở lên 2.100 8,2 Mặc dù trong những năm qua ban lãnh đạo huyện đã nhận thức được thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực và đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy chất lượng nguồn lao động của huyện vẫn chưa được tốt số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên mới đạt 8,2% trong tổng số lao động. Đây là một thực tế đang đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Có thể khẳng định thêm một lần nữa rằng lao động của huyện Hải Hà hầu hết là lao động phổ thông vì số liệu bảng trên cho ta thấy số lao động tốt nghiệp Tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao. Lao động tốt nghiệp tiểu học chiếm 39% » 10.120 lao động, tốt nghiệp trung học cơ sở là 28,2% và tốt nghiệp PTTH thấp hơn chiếm 20,3%.Trong điều kiện hiện nay yêu cầu về chất lượng lao động tương đối cao mà huyện Hải Hà lao động mới chỉ là tốt nghiệp bậc phổ thông là một khó khăn lớn trong chiến lược phát triển kinh tế. Đặc biệt trong nguồn lao động của huyện vẫn còn 4% tương đương với 1.005 lao động chưa biết chữ thể hiện mức yếu kém về chất lượng lao động của Huyện. Ngày nay mục tiêu chung của nước ta là công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước mà huyện Hải Hà với chất lượng nguồn lao động còn thấp như thế là một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của huyện cũng như nền kinh tế chung của đất nước. Đây là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô của huyện trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng lao động của huyện hơn nữa. 2- Thực trạng về giải quyết việc làm trong những năm qua của huyện. Trong những năm đổi mới huyện Hải Hà cũng như cả nước đứng trước một sức ép gay gắt về giải quyết việc làm. Đảng và Nhà nước đã có một số chính sách đúng đắng nên đã thu được mọt số kết quả ban đầu rất quan trọng trong lĩnh vực giải quyết việc làm thông qua nhiều hình thức như: Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quy mô sản xuất của các ngành các doanh nghiệp nhà nước, tạo vốn sản xuất kinh doanh mở rộng quan hệ trong nước cũng như nước ngoài đã thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dư thừa Hải Hà là huyện có đặc trưng của cả nước, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, lao động được phân công vào ngành sản xuất nông nghiệp, số lao động làm trong các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ phần trăm không đáng kể. Đặc điểm của lao động nông nghiệp là lao động theo mùa vụ, một năm làm hai vụ còn ngoài hai vụ ra toàn bộ số lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Trong khi sức lao động thì thừa mà người lao động không có việc làm sẽ kéo theo đời sống người lao động vẫn ở trong tình trạng khó khăn. Đứng trước nhu cầu bức bách về việc làm của người lao động cũng như những hậu quả qua mà thất nghiệp mang lại, trong những năm qua các ngành, các cấp huyện đã quan tâm chú trọng đến công tác giải quyết việc làm. Một câu hỏi luôn đặt ra đối với các nhà lãnh đạo huyện là phải làm sao để người lao động có việc làm giúp họ có thu nhập để cải thiện và nâng cao đời sông góp phần phát triển nền kinh tế của huyện nhưng phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Trong phần đánh giá thực trạng dân số hoạt động kinh tế chúng ta đã thấy rõ hơn 9,5 % lao động thiếu việc làm và không có việc làm. Tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm trong những năm gần đây. Bằng chứng là năm 2004 có 900 lao động thiếu việc làm và 550 lao động không có việc làm chiếm 6,1% trong tổng số lao động và đến năm 2006 có 500 lao động thiếu việc làm và 450 lao động không có việc làm tương đương với 3,7% trong tổng lao động năm 2006. Điều này càng chứng tỏ rằng công tác giải quyết việc làm cho người lao động của huyện trong nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3603.doc
Tài liệu liên quan