CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 4
I. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực xác định đói nghèo của thế giới 4
I.1.Khái niệm 4
I.2. Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của thế giới. 6
I.3.Chuẩn mực xác định đói nghèo của thế giới. 7
II. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực xác định nghèo đói của Việt Nam. 7
II.1.Khái niệm về nghèo đói của Việt Nam. 7
II.2.Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo của Việt Nam 8
II.3.Chuẩn mực xác định đói nghèo của Việt Nam 9
II.4. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam 11
II.5. Nguyên nhân và đặc điểm của các hộ nghèo đói 11
III. Tình hình nghèo đói của tỉnh Quảng Ninh 14
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000-2006 16
I. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Bình liêu 16
1. Đặc điểm tự nhiên và vị trí lãnh thổ 16
2. Điều kiện kinh tế . 22
3. Dân số - lao động: 25
II. Phân tích và đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Bình liêu giai đoạn 2000-2006. 27
1 . Cơ sở phân định giàu nghèo 27
2. Tình hình đói nghèo của của huyện 27
3. Đánh giá kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo trong những năm qua 34
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT VIỆC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BÌNH LIÊU GIAI ĐOẠN 2007-2010 42
I. Một số các giải pháp 42
1. Định hướng phát triển của huyện Bình liêu từ nay đến 2010 44
2. Mục tiêu chủ yếu về xóa đói giảm nghèo: 45
3. Các giải pháp thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Bình Liêu. 49
II. Kiến nghị 58
63 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% bình quân của tỉnh và 50,5% cả nước . Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của giai đoạn 2000- 2004 đạt khoảng 9,12%/ năm, Riêng năm 2004 GDP tăng gần 10% trong đó nông nghiệp tăng 2,22% , lâm nghiệp tăng 8,5%, công nghiệp xây dựng tăng 10,4% và dịch vụ tăng 4,5%.
Biểu2: Tổng sản phẩm nội địa (GDP)
Đơn vị: tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng sản phẩm nội địa GDP
+ GDP theo kinh tế lãnh thổ
110,5
101,5
99,0
132,4
135,4
144,0
+ GDP theo kinh tế huyện
59,1
67,4
64,1
80,9
83,2
91,5
GDP bình quân/người (tr đ)
+ GDP/ng theo KT lãnh thổ
5,898
5,375
5,318
7,130
7,315
7,818
Quy USD
406
358
350
456
465
495
+ GSP/ng theo KT huyện
3,088
3,518
3,440
4,296
4,446
4,910
Quy USD
212
234
224
275
283
311
2.1. Cơ sở hạ tầng của huyện
Những năm qua , trên địa bàn huyện đã tập trung nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp, như hệ thống giao thông ( trục đường 18c , đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn liên thôn bản) phát triển mạng lưới điện, thông tin liên lạc , công trình thuỷ lợi, cấp nước theo hướng kết nối khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Bình liêu với trung tâm Tỉnh để phục vụ phát triển Kinh Tế - Xã Hội của huyện
2.2. Dịch vụ thương mại
Trong những năm qua đã tập trung đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khuyến khích và thu hút các Doanh nghiệp, thương tư đến hoạt động kinh doanh tạo bước phát triển mới ngành TM-DV .
2.3.Đặc điểm văn hoá – xã hội
- Văn hoá xã hội còn nhiều lạc hậu dân trí nhìn chung thấp , tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sông nhân dân còn nhiều vất vả khó khăn .
- Cơ sở vật chất của thiết bị VH- Thông tin huyện còn chưa tương xứng với chức năng hoạt động của nó, hiện đang xuống cấp, trang thiết bị nghèo nàn, nhỏ bé thiếu đồng bộ.
- Di tích lịch sử - văn hoá và lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện rất đa dạng về loại hình và kiến trúc nghệ thuật :
Lễ hội truyền thống trên đia bàn huyện Bình liêu mang đậm đà nét văn hoá các dân tộc, như hội hát tháng ba của dân tộc Sán Chỉ ngày 16/3 (âm lịch) .
Văn hoá dân gian : các làn điệu dân ca hát then của dân tộc tày, Sóng cọ làn điệu múa dân tộc .
Các di tích lịch sử, danh thắng và lễ hội trên địa bàn : Di tích lịch sử văn hoá Đình Lục Nà ( Di tích cấp tỉnh) Thác khe vằn ( xã Húc Động) .
2.4. Quốc phòng- an ninh
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được gữi vững và ổn định , an ninh biên giới được đảm bảo , công tác cắm mốc biên giới đúng tiến độ và đảm bảo an toàn ; an ninh ở vùng sâu, vùng xa và các thôn bản được củng cố đảm bảo an trật tự trên các lĩnh vực kinh tế,văn hóa xã hội . Trong thời gian qua đã phát hiện và sử lý 41 vụ bằng 166 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép .
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân , nhất là trong thanh thiếu niên, học sinh,thường xuyên chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng,chống buôn lậu, gian lận thương mại góp phần đảo bảo trật tự kỷ cương xã hội ở địa phương.
Bình liêu có 17.700 ha rừng chiếm 7,8% diện tích đất rừng trong tỉnh và chiếm 37,5% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện .
2.5.Y tế-giáo dục
mạng lưới y tế-chăm sóc sức khỏe trên địa bàn huyện tiếp tục được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, huyện hiện có trung tâm y tế bệnh viện huyện ( qui mô 40 gường ) gồm các khoa, phòng và đội vệ sinh phòng bệnh có khả năng đảm nhiệm cấp cứu thông thường và có một số trường hợp đặc biệt ngoại-sản; và 7 trạm y tế xã (24 gường) với tổng số gường bệnh 64 gường (2004 )
Tổng số cán bộ,nhân viên y tế hiện có 5/8 trạm y tế, thị trấn có bác sỹ; các thôn bản đều có bác sỹ chăn sóc sức khỏe cộng đồng.
Những năm gần đây mạng lưỡi cơ sở giáo trường, lớp học được đầu tư khá, được đưa vào sử dụng: THCS thị trấn Bình Liêu, THCS Hoành Mô, Lục Hồn, Tình Húc, Húc Động.
Tuy nhiên,hiện nay hệ thống trường lớp còn nhiều bất cập, tồn tại phổ thông cơ sở (Tiểu học + THCS ) các điểm trường nằm rải trên các thôn bản, nên khó khăn trong việc quản lý vá nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề.
Các phòng học ở các điểm trường tuy đã xóa phòng tranh tre nhưng cũng đã xuống cấp, hư hỏng nhiều hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần được đầu tư cải tạo, xây dựng mới. Số lớp học, số học sinh huy động ra lớp ở các ngành học, cấp hàng năm ngày càng tăng lên, chiếm 30,6% dân số.
Đội ngũ giáo viên về cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, đã được đào tạo lại đạt chuẩn hóa 100% và trên chuẩn về trình độ ( hệ mầm non 6,5%, tiểu học 21%, bậc học THCS: 7% ) phần lớn các giáo viên có tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm với học sinh dân tộc ở các thôn bản, biên giới.Tuy nhiên số lượng giáo viên chưa đồng bộ đủ cho các bộ môn, một số môn ít được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật thông tin các phương pháp giảng dạy.
3. Dân số - lao động:
Cơ cấu dân số theo dưới tính dân tộc
Bình liêu có 5 dân tộc chính thuộc các dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc việt nam, sống phân tán và xen kễ, trong đó chủ yếu là người Tày, Dao, Sán Chỉ:
Biểu 3 : Bảng tỷ lệ các dân tộc trên địa bàn
Số TT
Dân tộc
Tỷ lệ (%)
1
Dân tộc Tày
56,5%
2
Dân tộc Dao
30,3%
3
Dân tộc Sán Chỉ
8,2%
4
Dân tộc Hoa
0,3%
5
Dân tộc Kinh
4,7%
( Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Bình Liêu)
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình của huyện Bình Liêu năm 2006 là: 28.121.000 người trong đó có: 13.385 nam (chiếm 47,59% )và nữ 14.736 (52,40%). tỷ lệ phát triển dân số năm 2006 là 1,32%. Tổng số dân trong độ tuổi lao động toàn huyện là 14.351 người, chiếm 40,36% tổng dân số.
Biểu 4: Phân bố dân cư huyện Bình Liêu năm 2006
Đơn vị hành chính
Dân số (người)
Lao động (người)
Mật độ dân số (người/km2)
1. Xã Đồng Văn
2.586
1.286
3.34
2. Xã Hoành Mô
3.886
1.777
3.76
3. Xã Đồng Tâm
3.558
1.368
2.60
4. Xã Lục Hồn
4.679
2.557
5.15
5. Xã Tình Húc
3.625
2.015
4.46
6. Xã Vô Ngại
3.738
1.985
3.97
7. Xã Húc Động
3.625
1.299
44.0
8. Thị Trấn
3.464
2.064
99.8
- Toàn huyện
28.121
14.351
4.98
(Nguồn: phòng thống kê huyện Bình Liêu)
Các xã trong huyện qua rà soát thì hầu như tất cả các xã đều có mật độ dân số rất thưa.
Dân số trong độ tuổi lao động được phân theo các ngành nghề kinh tế như sau:
Nông –lâm nghiệp: 8.989 (chiếm 79,19%)
Công nghiệp- TTCN: 1.645 người (chiếm 14,49%)
Thương mại-dịch vụ: 717 người (chiếm 6,31%)
Như vậy lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp-lâm ngư nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn (79,19%) tổng lao động xã hội toàn huyện.
Các đặc điểm trên ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo ở Bình Liêu:
- Do đặc điểm địa hình của huyện Bình Liêu là vùng núi cao, dân tộc, xa trung tâm; đất canh tác ít, chủ yếu là đất rừng; khí hậu khô hanh, hạn hán, đa số các thôn bản chỉ cấy được một vụ lúa, chủ yếu là trồng mầu; giao thông không thuận lợi đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn nhiều tập tục lạc hậunhững đặc điểm trên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và đó cũng là một trong những nguyên nhân to lớn, gây khó khăn cho công tác xóa đói giảm nghèo của huyện.
II. Phân tích và đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Bình liêu giai đoạn 2000-2006.
1 . Cơ sở phân định giàu nghèo
Giàu nghèo là một phạm trù kinh tế - xã hội nhưng nó thay đổi theo thời gian và không gian. Vì thế, việc phân định giàu nghèo có sự khác nhau giữa quốc gia các vùng và các khu vực
Vậy muốn xác định giàu nghèo người ta phải dựa vào thu nhập bình quân đầu người,ngoài ra cồn có các chỉ tiêu khác như mức tiêu dùng, bình quân lương thựccung cấp cho con người hàng ngày được coi là tiêu chí để xem xét
Bình liêu là một huyện miền núi có hơn 89% số hộ sản xuất nông – lâm nghiệp , vì thế nông – lâm nghiệp ở đây được coi là hàng đầu . với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN , nhân dân Bình liêu vốn cần cù chịu khó nhanh nhạy trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhằm ổn định đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước.
2. Tình hình đói nghèo của của huyện
Theo kết quả điều tra của ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo, phòng Nội Vụ - Lao Động – Thương binh xã hội. Toàn Huyện tính đến 31/12/2006, toàn huyện còn 2.032 hộ nghèo, chiếm 39,53% trong tổng số hộ tại thời điểm điều tra.
STT
Xã, thị trấn
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng số hộ nghèo
Tỷ l ệ
(%)
Tổng số hộ nghèo
Tỷ l ệ (%)
Tổng số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ nghèo
Tỷ lệ
( %)
Tổng số hộ ngèo
Tỷ lệ
(%)
1
Xã Đồng Văn
53
12,24
31
7,16
21
4,85
16
3,70
13
3,00
212
47,86
2
Xã Hoành Mô
61
10,82
36
6,38
22
3,90
14
2,48
9
1,60
302
42,42
3
X ã Đồng Tâm
152
26,03
134
22,95
106
18,15
74
12,67
46
7,88
356
56,78
4
Xã Lục Hồn
229
28,63
206
25,75
171
21,38
142
17,75
116
14,50
425
50,18
5
Xã Tinh Húc
238
38,70
176
28,62
184
24,07
128
20,81
101
16,42
425
61,59
6
Xã Võ Ngại
112
27,38
87
21,27
61
14,91
43
10,51
35
8,56
429
61,90
7
Xã Húc Động
183
30,05
175
28,74
141
23,15
126
20,69
102
16,75
494
68,85
8
Thị tr ấn
30
4,82
29
4,65
20
3,21
11
1,77
6
0,96
99
14,12
Tổng cộng
1058
22,82
874
18,85
690
14,88
554
11,95
428
9,23
2.542
49,46
Bảng 5: Kết quả giảm nghèo năm 2001 - 2006
Về tình hình đói nghèo ở huyện Bình Liêu giai đoạn 2001-2006 như đã trình bầy ở biểu trên đã nói lên đây là vấn đề bức xúc khó khăn, trăn trở, với các cấp uỷ, chính quyền và ban ngành, đoàn thể của huyện, phần lớn các hộ đói nghèo ở đây là những hộ có hoàn cảnh khó khăn như người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật không có khả năng lao động , gia đình có người bị nhiễm chất độc hoá học và một bộ phận ít hộ thiếu vốn đầu tư thiếu sức lao động, thiếu kinh nghiệm trong làm ăn .Mặc dù cuộc sống của nhân dân cơ bản là các hộ sản xuất nông -lâm nghiệp vẫn đang còn rất nhiều khó khăn thông qua đánh giá kết quả theo chuẩn mới của Bộ LĐ-TBXH (năm 2005) thì tỷ lệ nghèo của huyện còn tương đối lớn , khoảng 49,46%, trong đó hầu hết hộ nghèo; 99,8% là các hộ đồng bào dân tộc , thu nhập từ nông – lâm chiếm 97% , số hộ gia đình chính sách chỉ có 3,3%. Do thu nhập của nhiều hộ dân còn thấp , chủ yếu thu nhập từ nông – lâm nghiệp nên số hộ cận nghèo còn bấp bênh. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn phức tạp cho việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập của nhân dân những năm qua.Tỷ lệ nghèo đói năm sau đã giảm hơn năm trước xong; tốc độ giảm chung của huyện quá chậm, đặc biệt đối với một số xã như: xã Húc Động thuộc xã vùng cao hầu hết là dân tộc thiểu số (dân tộc Sán Chỉ), xã Tình Húc, xã Lục Hồn, xã Đồng Tâm, xã Vô Ngại, là những xã có biên giới giáp với (Trung Quốc), có nhiều bản vùng cao, cũng gặp khó khăn trong phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng cũng có xã là xã biên giới, có nhiều bản vùng cao nhưng tỷ lệ thoát nghèo nhanh, đây nó thế hiện tính tích cực, sáng tạo trong lao động sản xuất, không trông chờ, ỷ lại đợi chính sách của nhà nước và tự mình vươn lên để thoát nghèo, như xã Đồng văn, xã Hoành Mô, đặc biệt đối với thị trấn Bình Liêu, tỷ lệ nghèo hàng năm tuy ít nhưng đây là số hộ rất khó khăn về kinh tế; xong Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thị trấn đã tích cực chỉ đạo và hoạt động trên lĩnh vực này bằng mở mang nhiều ngành, nghề khác nhau để tạo thêm việc làm cho nhân dân có tăng thu nhập, do vậy hàng năm số nghèo của thị trấn Bình Liêu được giảm nhanh cụ thể là năm 2001 thị trấn có 30 hộ nghèo/623 hộ = 4,82%. đến năm 2005 còn 6 hộ nghèo = 0,96% tổng số hộ.
Năm 2006 Nhà Nước có chính sách mới là nâng thu nhập bình quân của mỗi gia đình lên một mức cao hơn cụ thể là: hộ có thu nhập từ dưới 200.000đ/ 1 khẩu (đối với hộ nông nhgiệp) thì thuộc diện hộ nghèo;hộ có thu nhập từ dưới 260.000đ (đối với những hộ còn lại) là hộ nghèo.
Mức cũ là: (hộ nông nghiệp có mức thu nhập dưới 100.000đ là hộ nghèo, hộ thuộc đối tượng còn lại có thu nhập từ dưới 120.000đ là hộ nghèo).
Chính vì vậy, số hộ nghèo của đầu năm 2006 có thay đổi lớn ; số hộ nghèo toàn huyện được tăng lên đồng nghĩa với tỷ lệ % hộ nghèo cũng được tăng lên, (như biểu mẫu đã thống kê).
Như vậy hộ nghèo năm 2005 của huyện chỉ có 428 hộ = 9,23% đến đầu năm 2006 qua điều tra, khảo sát, thông kê đã cho thấy số hộ nghèo (theo tiêu chí mới) là 244,3 hộ =55,03% số hộ và tỷ lệ nghèo cao nhất đối với các xã là:
xã vô Ngại với 429 hộ = 61,90%, tăng so với năm 2005 là 394 hộ =1.125,7%
xã Tình Húc có 425 hộ = 61,59% tăng so với năm 2005 là 324 hộ = 320,8%
xã Lục Hồn có 425 hộ = 50,18% tăng so với năm 2005 là 309 hộ = 266,4%
xã Đồng tâm có 356 hộ = 56,78% tăng so với năm 2005 là 310 hộ = 673,9%
xã Húc Động có 294 hộ = 68,85% tăng so với năm 2005 là 192 hộ = 188,2% , xã Húc Động tuy số người tăng ít nhưng tỷ lệ nghèo quá cao (vì hộ dân ít) các xã còn lại như xã Hoành Mô, Đồng Văn, thị trấn cũng có tỷ lệ tăng từ 93 hộ đến 293 hộ đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc chỉ đạo,tổ chức thực hiện phát triển kinh tế xã hội trong đời sống kinh tế, tinh thần của nhân dân, trước mắt và các năm tiếp theo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện:
Tuy nhiện, trong năm 2006 huyện đã phấn đấu giảm nghèo đáng kể từ 2.542 hộ = 49,46% đầu năm, đến thời điểm tháng 12/2006 chỉ còn 2.029 hộ = 39,53% (giảm 513 hộ = 9,93%
Để đạt được những kết quả trên là sự phấn đấu liên tục, sự chỉ đạo kịp thời,thường xuyên của Cấp ủy, Chính quyền, các đoàn thể, cơ quan chuyên môn từ huyện đến xã và thôn bản, khu phố, hộ thoát nghèo năm 2006, đã có nhiều hộ gia đình có mức thu nhập cao từ 2,5- 4 tấn thóc (2 vụ), chăn nuôi phát triển, các dự án đầu tư theo chương trình 135/CP góp phần thu hút lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho các hộ gia đình có công trình đi qua; khai thác nhựa thông, trồng rừng, trồng cây đặc sản như hồi, quế; đầu tư giống lúa, ngô, lạc,dong riềng có năng suất cao ; ngoài ra còn có nguồn thu từ một số sản phẩm mới như: nấm, mộc nhĩ giúp cho hộ nghèo tăng thêm mức thu nhập cải thiện điều kiện sống, nua sắm được tiện nghi phục vụ sinh hoạt như: Ti vi, xe máy, máy sát, mở dịch vụ Điển hình nhiều hộ ở các xã Lục Hồn, Húc Động, Hoành Mô, thị trấn Bình Liêu, bên cạnh đó một số xã, việc bình xét hộ thoát nghèo còn lúng túng,bị sức ép, nên việc bình xét còn để kéo dài.
* Phân loại hộ nghèo theo tiêu chí
- Thiếu đất sản xuất là 660 hộ,(bằng 25,96% hộ nghèo)
- Hộ thuộc diện chính sách có công là 42 hộ (bằng 1,6% hộ nghèo)
- Hộ thuộc diện chính sách xã hội là 53 hộ (bằng 2% hộ nghèo)
- Hộ có người ốm đau tàn tật là 150 hộ (bằng 5,9% hộ nghèo)
- Hộ nhà ở, tường gạch đất hoặc trình là : 2.503 hộ ( bằng 98,47% hộ nghèo)
- Hộ sử dụng hố phân sầu là: 2.508 hộ, chiếm 98,72% hộ nghèo .
* Phân loại theo khu vực:
Tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là thị trấn, chiếm 14,12% ; cao nhất là xã Húc Động 68,85% , Vô ngại , Tình Húc trên 61% ; các xã còn lại tỷ lệ hộ nghèo giao động trong khoảng từ trên 45% đến dưới 56% . theo thôn bản, trong số 97 thôn bản, khu phố có 5 thôn bản 100% hộ nghèo ( chủ yếu vùng cao, vùng dân tộc người dao) 13 thôn bản tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 80%.
* Phân loại theo thu nhập:
+ Mức thu mhập bình quân dưới 120.000đ,/người/tháng là 1.063 hộ (41,82%). Các xã có tỷ lệ cao là hục hồn 286 hộ (71,85%); Vô ngại có 259 hộ (60,37%); Húc động 193 hộ (65,64%).
+ Mức thu nhập bình quân từ trên 120.000đ/người/tháng là 1.497 hộ bằng 58,18% hộ nghèo, chủ yếu ở các xã như Thị trấn, Đồng Văn, Hoành Mô,Tình Húc, Đồng tâm; mức thu nhập từ 170.000đ/ người/ tháng chiếm tỷ lệ cao hơn .
Cụ thể hơn và xác định rõ nguyên nhân cơ bản tác động trực tiếp đến đời sống của các hộ nghèo, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khaỏ sát.Qua khảo sát sơ bộ bước đầu 349 hộ đã đăng ký thoát nghèo được đưa vào diện căn xem xét giúp đỡ để có cơ hội thoát nghèo 2006, qua đó đã xác định và phân tích để tìm ra những nguyên nhân chính.
*Phân loại theo nguyên nhân nghèo
- Do thiếu vốn là: 212 hộ (bằng 60,74%)
- Do thiếu kinh nghiệm làm ăn là: 186 hộ (bằng 53,3%)
- Do thiếu lao động là: 28 hộ (bằng 8,02%)
- Do thiếu đất canh tác là:20 hộ (bằng 5,7%)
- Do có người tàn tật là: 03 hộ (bằng 0,08%)
Trong số này, có một số hộ có từ 1-3 nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Các hộ thiếu đất, thiếu kinh nghiệm làm ăn chủ yếu ở các thôn bản vùng cao, thiếu vốn chủ yếu ở các thôn bản vùng thấp, không có hộ lười lao động, không có người mắc tệ nạn xã hội hoặc bị rủi ro.
Số nhân khẩu bình quân là 5 người/hộ, một số thôn bản vùng cao có tỷ lệ cao hơn như Ngàn Chuồng thuộc xã Lục Hồn, Ngàn Vàng trên Đồng Tâmlực lượng lao động rất dồi dào (chiếm hơn 55% tổng số khẩu toàn huyện). Đây là cơ sở quan trọng để triển khai các biện pháp trợ giúp dựa trên nguồn lực lao động sẵn có của gia đình các hộ đăng ký thoát nghèo.
Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh có tất cả 7 xã và 1 thị trấn trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn được Tỉnh phân công các các ban ngành, Đoàn thể, Doanh nghiệp và địa phương giúp đỡ, tập trung các nguồn lực và lồng ghép với các chương trình mục tiêu ; xây dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ cho quá trình sản xuất , nâng cao đời sống và dân trí cho các xã nghèo.
Xoá đói giảm nghèo mang tính kinh tế- xã hội sâu sắc, đòi hỏi phải có sự quan gia đồng bộ của các cấp, các ngành . Nhận thức được tầm quan trọng đó Huyện uỷ- HĐND- UBND huyện Bình liêu đã có chủ trương chỉ đạo Phòng Nội vụ - Lao động- TBXH , Phòng thống kê huyện điêu tra khảo sát mức sống của nhân dân trong toàn huyện và ra nghị quyết về công tác xoá đói giảm nghèo. Thực hiện Nghị quyết đó xoá đói giảm nghèo đã trở thành chương trình hành động của mỗi cấp uỷ,chính quyền 7 xã và một thị trấn và các ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng huy động nhiều nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo tạo nhiều mô hình về xoá đói giảm nghèo có sức thuyết phục trong toàn huyện, công tác xoá đói giảm nghèo trở thành một chương trình thật sự liên tục qua các năm chương trình đạt được những những thắng lợi đang kể, được nhân dân cả huyện đồng tình ửng hộ đã và đang đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
3. Đánh giá kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo trong những năm qua
* Đánh giá chung:
Qua hơn 5 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo , được sự đầu tư của trung ương và của tỉnh , với sự cố gắng của các tổ chức chính trị- xã hội , huyện Bình Liêu đã thu hút được những kết quả quan trọng . Các chỉ tiêu về phát triển và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ổn định, Quản lý và sử dụng các nguồn vồn đầu tư cho xóa đói giảm nghèo đúng mục đích, đúng đối tượng, hợp lòng dân ít thất thoát và có hiệu quả . trình độ dân trí và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên , bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,81% năm 2001, xuống còn 9,23% năm 2005 ( bình quân mỗi năm giảm trên 3%) . Số hộ nghèo giảm từ 1.054hộ xuống còn 428 hộ năm 2005 ( theo tiêu trí cũ) , đạt chỉ tiêu của giảm hộ nghèo tỉnh giao. Cơ sở thiết yếu phụ vụ sản xuất và đời sông dân sinh ngày càng được cải thiện , 100% số xã có đường ô tô được rải nhựa và điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, 5/7 xã có chợ , 57,7% số hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt , 56,4% số hộ dân sử dụng điện quốc gia , trên 30% các hộ dân dùng thủy điện nhỏ ; 28,8% số phòng học đạt chuẩn , 4/7 xã có trạm xã cao tầng ; hệ thống kênh mương thủy lợi phụ vụ sản xuất được kiên cố hóa và phát huy tác dụng .Hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo ở huyện đã góp phần vào sự tích cực và sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ổn định, đồng bào các dân tộc vùng cao, biên giới ngày càng tin tưởng vào chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước.
Trong những năm qua các đơn vị được phân công trợ giúp xã nghèo đã triển khai các hoạt động trợ giúp với tổng kinh phí: 1.426,3 triệu đồng, trong đó: Tiền mặt: 1.094, hiện vật: 332,3 triệu đồng, cụ thể:
* Năm 2001:Tổng kinh phí hỗ trợ là: 598,5 triệu đồng (tiền mặt :504 triệu đồng, hiện vật: 94,5 triệu đồng).
Số kinh đã được các xã sử dụng như sau:- Xây 07 phòng ở cho học sinh và giáo viên (6 phòng ở học sinh,1 phòng GV)
- Xây bể nước cho hộ nghèo: 2 bể ; hỗ trợ tu sửa nhà ở cho hộ nghèo :17 hộ
- Xây nhà văn hóa xã: 03 nhà văn hóa, hiện vật khác như: Bàn ghế, màn tuyn, quần áo 700 bộ, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.
* Năm 2002: Tổng kinh phí hỗ trợ là: 272 triệu đồng (tiền mặt: 95 triệu, hiện vật: 177 triệu).
Số kinh phí trên đã được sử dụng vào mục đích sau:
Hỗ trợ hộ nghèo tu sửa nhà ở: 17 hộ.
Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn không lấy lãi: 47 hộ.
Xây 01 phòng học cho trường nội trú trung tâm xã khoảng 60m2 và 03 phòng học cho học sinh bán trú.
* Năm 2003: Tổng kinh phí hỗ trợ: 276,7 triệu đồng (tiền mặt : 266,5 triệu, hiện vật: 10,1 triệu)
Số kinh phí trên đã sử dụng như sau:
Xây phòng ở cho hoc sinh bổ túc nội trú: 10 phòng.
Hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho hoc sinh.
Hỗ trợ quần áo cho học sinh nghèo.
Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: 15 hộ.
* Năm 2004: Tổng kinh phí hỗ trợ là: 167,7 triệu đồng ( tiền mặt: 143 triệu,hiện vật 24,7 triệu).
Số kinh phí trên đã được sử dụng:
Hỗ trợ tu sửa nhà ở cho hộ nghèo: 25 hộ.
Hỗ trợ xây 01 lớp học nội trú .
Hỗ trợ sách vở cho học sinh, quà trung thu.
Hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.
Hỗ trợ 01 ti vi cho học sinh bổ túc nội trú.
* Năm 2005: Tổng kinh phí hỗ trợ là: 111,5 triệu đồng ( tiền mặt: 85,5 triệu,hiện vật: 26 triệu)
Số kinh phí trên đã được sử dụng vào mục đích sau:
Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: 8 nhà.
Hỗ trợ bàn ghế học sinh .
Hỗ trợ phích nước.
Hỗ trợ màn tuyn.
Hỗ trợ quần áo cũ.
Hỗ trợ sách vở cho học sinh.
Hỗ trợ quà trung thu, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.
Kết quả về trợ giúp xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đã xây dựng mới 20 phòng học cấp 4 với tổng diện tích khoảng 665 m2, 01 lớp học nội trú và 01 nhà bán trú cho học sinh ở xa ; xây mới 02 bể nước sinh hoạt cho các hộ nghèo. Hỗ trợ cho 82 hộ nghèo cải thiện nhà ở, giúp họ yên tâm ổn định sản xuất .
Ngoài ra các xã khó khăn còn được các đơn vị trên địa bàn giúp đỡ được hơn 31 ngàn ngày công để giúp hộ nghèo cải thiện nhà ở, hội chữ thập đỏ phường bạch đằng – TP Hạ Long năm 2004 đã tặng cho mỗi xã hơn 200 bộ quần áo, chăm, mànđể trợ giúp các gia đình khó khăn; hỗ trợ sách vở, quà tặng trung thu, quà tết cho các em học sinh nghèo, cấp học bổng nhằm động viên khuyến khích các em trong học tập
Trong quá trình triển khai thực hiện, do xác định được nhu cầu trợ giúp của các hộ đăng ký thoát nghèo,các ban ngành, đoàn thể, đã vào cuộc giúp đỡ trực tiếp đến từng hộ gia đình về hướng dẫn kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, chăn nuôi: lợn nái, dê, bòđưa giống mới vào sản xuất, tăng năng xuất cây trồng, tăng thu nhập; ngoài ra còn hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ dân tại các thôn khe bản. Tập huấn nghiệp vụ xóa đói giảm nghèo cho cán bộ là trưởng thôn, biết cách triển khai, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn .
* Những kết quả đạt được:
Công tác xóa đói giảm nghèo của huyện những năm qua đã được quan tâm đúng mức và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ .Tỷ lệ hộ nghèo giảm theo hướng năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 không còn hộ đói. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ngày càng có nhiều tiến bộ và hiệu quả. Huyện đã thành lập được các ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ huyện đến cơ sở chuyên sâu công tác chỉ đạo các hoạt động nhằm phát triển, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, đã và đang trở thành một phong trào thi đua rộng khắp trong các cấp, các ngành,các đoàn thể trên địa bàn, một số cơ sở coi đây là trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Kết quả từ công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua còn góp phần làm thay đổi nhận thức đơn giản của một số Cấp ủy, chính quyền cơ sở về vấn đề xóa đói giảm nghèo, từ đó tạo sự chuyển biến trong tư tưởng và hành động chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo ở cơ sở mình phụ trách; tích cực chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo ở cơ sở tranh thủ phối hợp với các lực lượng, sự giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài huyện để thực hiện nhiệm vụ. Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2006 đã có những chuyển biến quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Kết quả đó không những ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2000-2005) đề ra, mà còn tạo tiền đề, cơ sở và động lực cho việc thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo của huyện nững năm sau này.
Đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ từ phía Đảng và nhà nước, yếu tố chính là do lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ huyện, sự tích cực của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, Mặt trận và các đoàn thể huyện, sự ủng hộ của đại đa số các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Thông qua nhiều hoạt động chỉ đạo thiết thực có tác dụng đẩy nhanh tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo như quyết định thành lập Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các cấp; tranh thủ và thực hiện tốt các chương trình mục tiêu; vay vốn, tạo việc làm; mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật; xây dựng các đề án trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình; chuyển đổi mùa vụ; chuyển đổi giống cây trồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3563.doc