Phần nội dung
Phần I: Những vấn đề chung về Chỉ số giá tiêu ding
I. Khái niệm, định nghĩa
1.1. Khái niệm, định nghĩa Giá tiêu dùng
1.2. Khái niệm, định nghĩa Chỉ số giá tiêu dùng
II. Phương pháp điều tra và tính chỉ số giá tiêu dùng ở nước ta
2.1. Cấu trúc của Chỉ số giá tiêu dùng
2.2. Danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện chuẩn cho thời kỳ 2006- 2010
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Lý do xác định danh mục mặt hàng, dịch vụ đại điện
2.2.3. Yêu cầu khi xây dựng danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện
2.3. Tổ chức mạng lưới điều tra
2.3.1. Khu vực điều tra
2.3.2. Điểm điều tra
2.4. Quy định thời gian điều tra giá
2.5. Xây dựng quyền số
2.6. Công thức tinh Chỉ số giá tiêu dùng
2.7. Tính Chỉ số giá tiêu dùng cho các Vùng và cả nước
2.7.1. Tính chỉ số giá tiêu dùng các vùng kinh tế
2.7.2. Tính Chỉ số giá tiêu dùng cả nước.
III. Nội dung & phương pháp tính Chỉ số giá tiêu dùng thành phố Hà nội
3.1. Xây dựng danh mục mặt hàng đại diện của Hà nội
3.2. Lập bảng giá kỳ gốc năm 2005
3.3. Tổ chức mạng lưới và quy định thời gian điều tra
3.3.1.Chọn khu vực điều tra.
3.3.2. Chọn điểm điều tra
3.3.3. Thời điểm điều tra
3.4. Tính chỉ số giá tiêu dùng
3.4.1. Tính Giá Bình quân cho từng mặt hàng trong tháng báo cáo
3.4.2. Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng (riêng cho từng khu vực nông thôn và thành thị) theo các trình tự sau:
3.4.3. Tính chỉ số giá toàn tỉnh, thành phố
3.5. Biện pháp xử lý một số trường hợp đặc biệt thường gặp phải trong điều tra Giá.
3.5.1. Trường hợp kỳ Điều tra vào những ngày lễ tết
3.5.2. Trường hợp mức giá của 1 mặt hàng náo đó tăng quá cao hoặc giảm quá thấp so với kỳ trước nhưng trong phiếu không có ghi chú.
3.5.3. Mặt hàng không xuất hiện tạm thời
3.5.4. Mặt hàng biến mất hẳn
3.5.5. Giá của 1 mặt hàng hay dịch vụ giảm do người sản xuất chủ động hạ giá.
3.5.6. Người bán chủ động giảm giá cho một số khách hàng đặc biệt theo các hình thức như khuyến mại cho người mua nhiều, phát thẻ ưu tiên giảm giá cho khách hàng thân thuộc.
3.5.7. Đối với một số mặt hàng có giá trị lớn, có nhiều phu kiệm bán kèm theo.
3.5.8. Giá điện
3.5.9. Giá nước máy (nước sạch)
Phần II: Phân tích và đánh giá tình hình biến động Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 và quý I năm 2007.
I. Tình hình biến động giá tiêu dùng năm 2006 và quýI năm 2007
1.1. Tình hình biến động Giá tiêu dùng quý 1 năm 2006
1.2. Tình hình biến động giá tiêu dùng quý 2 năm 2006
1.3 Tình hình biến động Giá tiêu dùng quý 3 năm 2006
1.4. Tình hình biến động Giá tiêu dùng quý 4 năm 2006
1.5 Tình hình biến động giá tiêu dùng qúy 1 năm 2007
II. Dùng phương phápBiến động thời vụ để phân tích biến động Giá tiêu dùng
III. Dùng phương pháp Hồi quy tương quan phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và Chỉ số giá tiêu dùng
IV. Một số nhận xét
60 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá tình hình biến động Chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hà nội sau Quyết định số 258/QĐ-TCTK ngày 3/3/2006 của Tổng cục trưởng TCTK về phương án điều tra và Báo cáo Giá tiêu dùng giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại diện tháng báo cáo so với kỳ gốc (năm 2005)
Công thức tính như sau: = *
Trong đó:
: chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo t so với kỳ gốc
: Chỉ số cá thể mặt hàng i tháng trước tháng báo cáo t-1 so với kỳ gốc
: Chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với tháng trước t-1
Cụ thể là: Lấy chỉ số giá cá thể của các mặt hàng đại diện đã tính ở trên nhân với Chỉ số cá thể của chúng trong tháng trước so với kỳ gốc năm 2005.
Ví dụ: Tính chỉ số giá cá thể tháng 2/2006 so với tháng trước và năm gốc 2005 các mặt hàng trong nhóm “thịt lợn” như sau:
Mặt hàng đại diện
Mã số
Đơn vị
Chỉ số cá thể
T2/2006 so với T1/2006
T1/2006 so với năm gốc (%)
T2/2006 so với năm gốc (%)
A
B
C
1
2
3=1*2
4/ Thịt lợn
0120101
Thịt lợn mông sấn
01201011
đ/kg
1.0044
100.62
101.06
Thịt lợn nạc thăn
01201012
đ/kg
1.0147
100.85
102.33
Thịt lợn ba chỉ
01201013
đ/kg
1.0179
100.91
102.72
c. Tính Chỉ số Giá của các nhóm hàng cấp 4 tháng báo cáo so với kỳ gốc 2005
Chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm cấp 4 của từng khu vực Thành thị và nông thôn được tính theo Công thức Tổng quát sau đây:
=
Trong đó:
: Là Chỉ số Giá nhóm cấp IV
: là Chỉ số giá cá thể của các mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện trong nhóm cấp IV cần tính.
Y: Số mặt hàng đại diện tham gia tính chỉ số nhóm cấp 4
Cụ thể là: lấy Chỉ số giá cá thể của các mặt hàng đại diện đã tính ở trên (cột 3) để tính Chỉ số giá nhóm cấp 4 theo phương pháp bình quân số học giản đơn.
Ví dụ: Tính Chỉ số giá nhóm mặt hàng “Thịt lợn” tháng 2 năm 2006 (tháng báo cáo) so với kỳ gốc khu vực thành thị của Thành phố Hà nội như sau:
= = 102.04 %
d. Tính chỉ số giá từ nhóm cấp 3 trở lên đến cấp 1 và Chỉ số chung tháng báo cáo so với kỳ gốc.
=
Trong đó:
: là chỉ số giá kỳ báo cáo t so với kỳ gốc của nhóm cần tính
: là quyền số cố định của nhóm x
Cụ thể cách tính Chỉ số giá nhóm cấp 3
Lấy Chỉ số giá nhóm cấp 4 đã tính ở mục 3.4.2.c để tính chỉ số giá nhóm cấp 3 theo công thức trên.
Ví dụ: Tính Chỉ số giá nhóm “ Thịt gia súc tươi sống” tháng 2/2006 (tháng báo cáo) so với năm gốc 2005 của Khu vực thành thị Thành phố Hà nội.
Nhóm hàng và dịch vụ
Mã số
Quyền số (%)
Chỉ số tháng 2/2006 so với năm gốc 2005(%)
A
B
1
2
4/ Thịt tươi sống
01201
6.53
102.34
Thịt lợn
0120101
4.60
102.04
Thịt bò
0120102
1.93
103.05
= = 102.34 (%)
Cách tính tương tự cho nhóm cấp 2, cấp1 và Chỉ số chung
Tính chỉ số giá nhóm cấp 2
Lấy chỉ số giá nhóm cấp 3 đã tính ở trên và quyền số cố định tương ứng trong từng nhóm để tính Chỉ số nhóm cấp 2 theo phương pháp bình quân gia quyền theo công thức đã nêu trong mục này.
Ví dụ: Tính Chỉ số gía nhóm cấp 2- Lương thực tháng 2/2006 (tháng báo cáo) so với kỳ gốc Khu vực thành thị của tỉnh Q như sau:
Nhóm hàng, dịch vụ
Mã số
Quyền số
Chỉ số giá tháng 2/2006 so với năm gốc 2005 (%)
A
B
1
2
1. Lương thực
011
10.00
103.81
1.1. Thóc gạo
01101
7.98
103.61
1.2 Bột mì & ngũ cốc
01102
0.15
105.05
1.3. Lương thực chế biến
01103
1.87
104.54
Cột 1 là Quyền số cố định- tỷ trọng tiêu dùng các nhóm trên Tổng chi của Hộ gia đình
Cột 2 là Chỉ số giá của các nhóm hàng tháng 2/2006 so với kỳ gốc năm 2005
Chỉ số giá nhóm Lương thực được tính như sau:
= = 103.89 (%)
Tính Chỉ số giá nhóm cấp 1
Chỉ số giá nhóm cấp 1 được tính từ Chỉ số giá nhóm cấp 2 đã tính ở trên với quyền số tương ứng cũng theo công thức nêu trên.
Ví dụ: Tính Chỉ số giá nhóm cấp 1 “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” tháng 2/2006 so với kỳ gốc năm 2005 Khu vực thành thị của Thành phố Hà nội
Nhóm hàng và dịch vụ
Mã số
Quyền số (%)
Chỉ số giá tháng 2/2006 so với năm gốc 2005(%)
A
B
1
2
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
01
47.73
105.45
1.1. Lương thực
011
10.00
103.81
1.2. Thực phẩm
012
29.91
105.65
1.3. Ăn uống ngoài gia đình
013
7.82
106.80
Chỉ số giá nhóm “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” tháng 2/2006 so với năm gốc 2005 Khu vực thành thị Thành phố Hà nội được tính như sau:
= = 105.45(%)
Tính chỉ số chung
Sau khi tính Chỉ số các nhóm mặt hàng và dịch vụ cấp dưới chúng ta tiến hành tính Chỉ số gía chung. Đây là Chỉ số cuối cùng mà chúng ta quan tâm, nó thường được công bố hàng tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhóm hàng, dịch vụ
Mã số
Quyền số (%)
Chỉ số giá tháng 2/2006 so với năm gốc 2005
A
B
1
2
Chỉ số chung
100
105.85
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
01
40.73
105.45
II. Đồ uống và thuốc lá
02
3.53
107.52
..
IV. Đồ dùng và dịch vụ khác
10
4.40
106.65
Chỉ số giá tiêu dùng Khu vực thành thị của Thành phố Hà nội được tính như sau:
= = 105.85(%)
Như vậy, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2006 so với năm gốc 2005 là 105.85% Tức là so với năm gốc 2005 Giá tiêu dùng tháng 2/2006 tăng 5.85%.
Tương tự chúng ta tính được Chỉ số giá tiêu dùng cho khu vực nông thôn.
3.4.3. Tính chỉ số giá toàn tỉnh, thành phố
- Chỉ số giá của toàn tỉnh/thành phố được tính từ Chỉ số giá của các nhóm hàng tương ứng 2 khu vực thành thị và khu vực nông thôn trong tỉnh/thành thị.
- Quyền số ngang được sử dụng để tính Chỉ số giá cả tỉnh/thành phố theo các nhóm hàng từ câp 4 đến cấp 1 và chỉ số chung.
Đối với thành phố Hà nội quyền số ngang được dùng giai đoạn 2006 -2010 như sau:
Nhóm hàng và dịch vụ
Chung
Thành thị
Nông thôn
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
10000
8327
1673
1. Lương thực
10000
8499
1501
2. Thực phẩm
10000
8111
1889
II. Đồ uống và thuốc lá
10000
8255
1745
III.May mặc, mũ nón và giày dép
10000
8683
1317
IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng
10000
8157
1843
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình
10000
7843
2157
VI. Dược phẩm, y tế
10000
8364
1636
VII. Phương tiện đi lại
10000
8400
1600
Trong đó: Bưu chính viễn thông
10000
8739
1261
VIII. Giáo dục
10000
8293
1707
IX. Văn hóa, thể thao và giải trí
10000
8422
1578
X. Đồ dùng và dịch vụ khác
10000
8694
1306
3.5. Biện pháp xử lý một số trường hợp đặc biệt thường gặp phải trong điều tra Giá.
3.5.1. Trường hợp kỳ Điều tra vào những ngày lễ tết
Những dịp này thường hay xảy ra trường hợp giá cả một số mặt hàng tăng cao đột biến ở một thời điểm sau đó có thể hạ bớt ngay. Trong trường hợp này theo quy định Điều tra viên phải kết hợp quan sát thị trường, lấy thêm giá ở một thời điểm hoặc giá ngày trước đó để tham khảo và đưa ra mức giá trung bình trong những ngày đó.
Hỏi lại Điều tra viên về thời điểm lấy giá đồng thời hỏi giá của một số thời điểm khác hoặc mấy ngày trước đó. Kết hợp kinh nghiệm và nhận xét của bản thân mức giá trung bình trong những ngày đó và ghi vào phiếu (số điều chỉnh cần ghi bằng bút mực đỏ, ghi bên cạnh không đè lên số cũ). Khi nhập tin sẽ nhập theo số ghi bút đỏ.
3.5.2. Trường hợp mức giá của 1 mặt hàng náo đó tăng quá cao hoặc giảm quá thấp so với kỳ trước nhưng trong phiếu không có ghi chú.
Khi đó, cách xử lý là hỏi lại Điều tra viên một số câu hỏi sau đây:
1/ Thời điểm lấy giá trong ngày có giống như kỳ trước hay không?
2/ Có lấy giá tại cùng Điểm điều tra hay không?
3/ Chất lượng mặt hàng có thay đổi gì không?
Có bốn trường hợp có thể xảy ra ứng với từng trường hợp chúng ta có cách xử lý riêng. Cụ thể các trường hợp có thể xảy ra như sau:
a. Nếu câu trả lời của Điều tra viên cho câu hỏi 1 và 2 là “có”, câu hỏi là “không” có nghĩa là mức gía ghi trong phiếu Điều tra là đúng, phản ánh sự gia tăng hoặc giảm thuần túy không chịu tác động của các yếu tố khác.
b. Nếu câu trả lời của Điều tra viên cho câu hỏi 1 là “không”, có nghĩa là thời điểm lấy giá trong ngày giữa 2 kỳ điều tra có thể đã khác nhau
Ví dụ: kỳ trước lấy buổi sáng, lúc chợ đông; kỳ sau lấy giá buổi chiều lúc chợ tàn. Khi đó cần hỏi lại giá của mặt hàng đó tại cùng thời điểm điều tra như kỳ trước. Ví dụ này là buổi sáng.
c. Nếu điều tra viên trả lời câu hỏi 2 là “không” có nghĩa là có thể xảy ra những vấn đề liên quan tới Điểm điều tra như cửa hàng, quầy hàng đóng cửa tạm thời, vĩnh viễn hoặc chuyển địa điểm khi đó cần tham khảo cách xử lý nêu trong trường hợp 3 sẽ được nêu sau đây.
d. Nếu điều tra viên trả lời câu hỏi 3 là “có” có nghĩa chất lượng hàng hóa đã thay đổi. Khi đó cần tham khảo cách xử lý nêu trong trường hợp 5 dưới đây.
3.5.3. Mặt hàng không xuất hiện tạm thời
Một số mặt hàng thuộc danh mục điều tra có thể tạm thời không xuất hiện trong 1 khoảng thời gian nào đó vì các lý do sau:
- Hết mùa vụ. Ví dụ áo Jacket chỉ có vào mùa đông, mùa hè không xuất hiện trên thị trường
- Tại thời điểm điều tra cửa hàng đóng cửa tạm thời hoặc hàng chưa về kịp
- Không có mặt hàng đó do dịch bệnh. Chẳng hạn dịch cúm gia cầm H5N1 làm cho mặt hàng thịt gà không có tại thời điểm điều tra.
- Tạm ngừng sản xuất hoặc do mất điện (Đối với hoạt động dịch vụ)
- Giá cao hoặc thấp tạm thời do thời điểm điều tra trùng với thời diểm đầu vụ hoặc cuối vụ
Biện pháp xử lý trong trường hợp này là sử dụng phương pháp ‘gán giá”. Nội dung của phương pháp “gán giá” như sau: Trước hết tính chỉ số giá tháng báo cáo với tháng trước của nhóm cấp 4 (nhưng không có sự tham gia của mặt hàng đó). Lấy mức giá của mặt hàng đó tháng trước nhân với Chỉ số giá nhóm cấp 4 vừa tính. Dùng kết quả tính được để gán cho mức giá của mặt hàng đó trong kỳ điều tra ( Điền mức giá mới vào phiếu điều tra- ghi bằng bút mực đỏ, ghi bên cạnh- không đè lên số củ). Gía mới ghi bằng bút mực đỏ sẽ được nhập tin để tính Chỉ số.
Công thức tổng quát như sau: Pit = pit-1 *
Trong đó
Pit : giá mặt hàng i kỳ báo cáo t
Pit-1 : giá mặt hàng i kỳ trước t-1
: Chỉ số cá thể các mặt hàng j trong nhóm cấp 4
Nhóm mặt hàng, dịch vụ
Mã số
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá cá thể
Tháng 4
Tháng 5
Bắp cải, su hào
0121001
Bắp cải
01210011
2050
1968
Su hào
01210012
2500
2400
0.96
Giả sử nhóm hàng có mã số 0121001 chỉ có 2 mặt hàng là bắp cải và su hào. Đến tháng 5 bắp cải không còn bán trên thị trường, áp dụng công thức trên để xác dịnh gái bắp cải tháng 5 như sau:
Pbắp cải5/2006 = Pbắp cải4/2006 *
= 2050 * = 1968
3.5.4. Mặt hàng biến mất hẳn
Trong kỳ điều tra một số mặt hàng thuộc danh mục diều tra có thể biến mất ( hay không tồn tại vĩnh viễn) vì các lý do sau:
- Người sản xuất ngừng sản xuất hoặc đổi mẫu mã, điều chỉnh quy cách, phẩm cấp, đưa ra sản phẩm mới
- Cửa hàng (Điểm điều tra) ngừng kinh doanh hoặc chuyển mặt hàng kinh doanh do nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đó quá giảm sút..
Trong trường hợp này cần tiến hành thay thế mặt hàng của Danh mục điều tra bằng một mặt hàng mới. Cách chọn mặt hàng thay thế như sau:
+ Chọn mặt hàng cùng nhóm cấp 4 có đặc tính, quy cách, phẩm cấp tương đối giống mặt hàng củ.
+ Có khả năng tồn tại lâu dài trên thị trường tiêu dùng
+ Có xu hướng tiêu thụ mạnh và phổ biến trên thị trường địa phương.
Phưong pháp tính và đưa ra mức giá của mặt hàng thay thế vào tính Chỉ số giá như sau:
Trường hợp a : Mặt hàng cũ và mặt hàng mới có một khoảng thời gian cùng xuất hiện trên thị trường.
Giả sử nhóm hàng Y có 3 mặt hàng đại diện A,B,C được thu thập giá thường xuyên. Đến tháng 3/2006 mặt hàng A biến mất trên thị trường tiêu dùng do mẫu mã không thích hợp với thị hiếu tiêu dùng của dân cư. Thay vào đó mặt hàng D xuất hiện. Để xử lý trường hợp này chúng ta dùng phương pháp “gối đầu”.
Mã số
Nhóm mặt hàng, dịch vụ
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước
Tháng1
Tháng2
Tháng3
Tháng 2
Tháng 3
0520101
Nhóm Y
05201011
Mặt hàngA
7.00
8.00
114.29
-
05201012
Mặt hàng B
3.00
5.00
5.00
133.33
125.00
05201013
Mặt hàng C
8.00
9.00
10.00
112.50
111.11
05201014
Mặt hàngD
10.50
11.00
-
104.76
Tính chỉ số của A- C
120.04
Tính chỉ số của B- D
113.62
Khi thay thế mặt hàng A bằng mặt hàng D trong tháng 3/2006 cần phải thu thập giá của mặt hàng D trong cả hai tháng: tháng 2 và tháng 3 năm 2006. Giả sử mức giá tháng 2 và 3/2006 của mặt hàng D là 10.5 và 11.0. Chỉ số giá tháng 3/2006 nhóm Y (gồm 3 mặt hàng B-D) sẽ tính như sau:
IP = = 113.62%
Khi thay thế mặt hàng mới phải chú ý rằng không sử dụng mã số của mặt hàng cũ mà phải đạt mã số mới cho mặt hàng mới.
Trường hợp b: trường hợp mặt hàng cũ và mặt hàng mới không có 1 khoảng thời gian nào cùng xuất hiện trên thị trường.
Chúng ta cũng có thể lấy ví dụ vừa rồi nhưng tháng 3/2006 trên thị trường chỉ có mặt hàng D mới xuất hiện, mặt hàng A biến mất hoàn toàn.
Mã số
Nhóm mặt hàng, dịch vụ
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước
Tháng1
Tháng2
Tháng3
Tháng 2
Tháng 3
0520101
Nhóm Y
05201011
Mặt hàngA
7.00
8.00
114.29
-
05201012
Mặt hàng B
3.00
5.00
5.00
133.33
125.00
05201013
Mặt hàng C
8.00
9.00
10.00
112.50
111.11
05201014
Mặt hàngD
9.32
11.00
-
-
Tính chỉ số của A- C
120.04
Tính chỉ số của B- D
118.06
Xử lý trường hợp này thực chất chúng ta sử dụng phương pháp “gán giá” để gán giá cho mặt hàng D. Trước hết cần tính lại giá của mặt hàng D tháng 2/2006 theo các bước sau:
Bước1 : Tính Chỉ số giá tháng 3/2006 so với tháng 2/2006 của nhóm Y từ 2 mặt hàng B và C như sau:
IP = = 118.06 %
Bước 2 : Tinh giá mặt hàng D tháng 2/2006
P2/2006 = 11.0/118.06*100 = 9.32
Sau khi tính giá mặt hàng D tháng 2/2006 , Chỉ số Giá nhóm Y sẽ được tính bình thường từ mặt hàng B – D
3.5.5. Giá của 1 mặt hàng hay dịch vụ giảm do người sản xuất chủ động hạ giá.
Có thể xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp a : Hàng hóa vẫn còn nguyên chất lượng (không phải hàng hóa đã kém phẩm cấp, hư hỏng,..) nhưng người bán chủ động hạ giá chung cho mọi người mua hàng nhân dịp lễ Tết hoặc do cuối năm cửa hàng muốn đẩy mạnh tiêu thụ hoăc do chiến thuật kinh doanh ( đợt khuyến mãi), Sau thời gian đó sản phẩm có thể được bán trở lại giá bình thường hoặc không trở lại bán giá bình thường.
Trường hợp b : Người bán hàng hạ giá do hàng bị hư hỏng, kém chất lượng hoặc lỗi mốt,(thực chất trường hợp này có thể coi là một mặt hàng khác)
Đôí với hai trường hợp trên cách xử lý của Điều tra viên là như nhau, cụ thể là lấy giá thực tế tại thời điểm điều tra của mặt hàng đó để điền vào phiếu điều tra. Đồng thời trong cột ghi chú ghi rõ lý do chẳng hạn “Hàng nguyên chất lượng nhưng do người bán hạ giá”, hoặc “ hạ giá do tháng khuyến mại” Tuy nhiên cách xử lý của Cán bộ thống kê giá để đưa vào tính chỉ số giá lại khác nhau đối với hai trường hợp trên.
Trường hợp a. Sử dụng ngay giá đã thu thập được để đưa vào tính Chỉ số
Trường hợp b. Không sử dụng giá đã thu thập mà phải dùng phương pháp “gán giá”. Kỳ sau lựa chọn mặt hàng thay thế.
Bởi vì, hàng hóa đã bị hư hỏng, kém chất lượngCó nghĩa là hàng hóa đó đã không đảm bảo quy cách, phẩm cấp như Danh mục quy định nên không so sánh được với mặt hàng cũ. Hơn nữa, người tiêu dùng sẽ mua rất ít. Hàng lỗi mốt cũng có thể coi là một trường hợp đặc biệt của loại này, vì mặc dù chất lượng còn nguyên nhưng người tiêu dùng không còn ưu chuộng đã chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác.
3.5.6. Người bán chủ động giảm giá cho một số khách hàng đặc biệt theo các hình thức như khuyến mại cho người mua nhiều, phát thẻ ưu tiên giảm giá cho khách hàng thân thuộc.
Cách xử lý trong trường hợp này là không lấy giá bán cho những đối tượng đặc biệt kể trên mà vẫn lây giá bán phổ biến, bình thường của sản phẩm đó.
3.5.7. Đối với một số mặt hàng có giá trị lớn, có nhiều phu kiệm bán kèm theo.
Thị trường tiêu dùng có một số mặt hàng có giá trị lớn như ôtô, máy tính khi bán thường kèm theo một số phụ kiện tùy theo yêu cầu của khách hàng. Vì thế giá mỗi người mua phải trả cho sản phẩm sẽ khác nhau. Ngoài tra, những mặt hàng này mặc dù báo giá hoặc niêm yết nhưng người mua vẫn mặc cả được.
Trong trường hợp này, cán bộ Thống kê cần hướng dẫn và kiểm tra kỹ mức giá do Điều tra viên đã thu thập, nhằm đảm bảo đó là giá của “sản phẩm chuẩn” (Không tính những phụ kiện do khách hàng lựa chọn thêm hoặc phần khuyến mãi của cửa hàng.
3.5.8. Giá điện
Điện là một mặt hàng quan trọng phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên giá bán lẻ điện phục vụ tiêu dùng có những điểm đặc biẹt, không giống như hàng hóa tiêu dùng khác. Đó là giá bán lẻ điện do Nhà nước quản lý và chia theo nhiều mức khác nhau.
Cụ thể, hiện nay giá bán lẻ điện ở khu vực thành thị được quy định như sau: Tính theo công tơ điện: Giá 100 kwh đầu tiên Hộ gia đình phải trả là 550đ/kwh, 101 kwh đến 150 kwh phải trả theo giá 900 kwh. 1515 kwh đế 200 kwh phải rả theo g ía 1210đ/kwh, từ 201 kwh trở lên phải trả theo g ía 1400 đ/kwh. Vì vậy giá thực tế trả cho 1kwh điện tiệu thụ của người dân hàng tháng có khác nhau tùy theo lượng tiêu thụ thực tế nhiều hay ít.
Khu vực nông thôn, điện tiêu dùng cũng được bán theo một số hình thức khác nhau. Một số nơi hình thức bán được áp dụng như khu vực thành thị, một số nơi khác điện lại bán qua hợp tác xã.
Vì vậy việc tính giá điện được quy định như sau:
- Ở khu vực thành thị. Hàng tháng Điều tra viên phải đến Sở điện lực (hoặc chi nhánh) để thu thập số liệu về cơ cấu tiêu dùng điện của dân cư. Sau đó tính bình quân gia quyền giữa giá và lượng tiêu thụ của từng mức. Nói cách khác giá tiêu dùng điện thực tế háng tháng của người dân ở khu vực thành thị được tính bằng cách lấy Doanh thu bán điện cho tiêu dùng hàng tháng chia cho Tổng số Kwh điện đã bán ra cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong tháng đó.
- Khu vực nông thôn. Nếu nơi nào hình thức bán điẹn như khu vực thành thị thì hình thức tính như thành thị. Nơi nào điện bán qua Hợp tác xã thì Điều tra viên thu thập giá bán thực tế tại hợp tác xã được chọn làm Điểm điều tra.
3.5.9. Giá nước máy (nước sạch)
Đây là mặt hàng chỉ có ở khu vực thành thị. Phương pháp bán nước máy cho tiêu dùng của người dân ở thành thị cũng tương tự như phương thức bán điện. Vì vậy, cách tính giá tiêu dùng thực tế bình quân của một m3 nước/tháng cũng tương tự như tính giá điện. Cụ thể là: Giá bán nước máy được tính bằng cách chia Doanh thu bán nước máy phục vụ nhu câu tiêu dùng của Dân cư cho Tổng khối lượng tiêu thụ nước máy cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong tháng đó.
Tóm lại chúng ta cần ghi nhớ những quy định cơ bản sau đay:
- Giá cần thu thập phải là giá thực tế mà người mua phải trả người bán cho một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ mua (bao gồm cả thuế VAT)
- Giá của các loại hàng hóa hoặc dịch vụ được thu thập là giá thực tế tại thời điểm điều tra (trừ một số trường hợp như đã nêu trong phần trên đã kèm theo những biện pháp xử ly cụ thể)
- Kiểm tra kỹ các phiếu điều tra và xử lý đúng quy định cho từng nguyên nhân biến động giá cả là nhiệm vụ rất quan trọng của Cục Thống kê trước khi tính Chỉ số giá tiêu dùng
Phân II: Phân tích và đánh giá tình hình biến động Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 và quý 1 năm 2007.
I. Tình hình biến động Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 và quý I năm 2007
1.1. Tình hình biến động giá tiêu dùng quý I năm 2006
Bảng 1.1: Chỉ số giá tiêu dùng quý 1năm 2006 ( tháng trước=100)
Đơn vị: %
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Quý 1
A
1
2
3
4
Chỉ số giá tiêu dùng
101.83
102.21
98.96
102.998
I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
103.16
103.50
98.23
104.881
1- Lương thực
104.53
101.74
100.48
106.859
2- Thực phẩm
102.72
104.14
98.08
104.919
II- Đồ uống và thuốc lá
101.66
101.45
98.39
101.474
III- May mặc, mũ nón, giày dép
100.32
100.94
100.15
101.415
IV- Nhà ở và vật liệu xây dựng
100.37
100.90
99.67
100.939
V- Thiết bị và đồ dùng gia đình
100.34
100.12
100.07
100.531
VI- Dược phẩm, y tế
100.00
100.41
100.25
100.661
VII- Phương tiện đi lại, bưu điện
100.23
100.35
99.15
99.726
VIII- Giáo dục
100.00
100.00
100.00
100.000
IX- Văn hóa, thể thao, giải trí
100.87
101.35
100.49
102.733
X- Đồ dùng và dịch vụ khác
100.89
100.66
99.80
101.353
Nguồn: Báo cáo tháng của phòng Thống kê Thương mại
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 so với tháng 12/2005 của Thành phố là 101.83% tăng 1.83%. Đây là mức tăng giá tương đối cao. Sở dĩ chúng ta biết như vậy là bởi vì nếu bình quân tháng nào cũng tăng 1.83% như tháng này thì Chỉ số giá cả năm tăng 21.96% tức là Chỉ số giá tiêu dùng 121.96%. Đây là mức tăng giá đáng kể, lạm phát trở thành Lạm phát hai con số. Trong nhóm 3 mặt hàng và dịch vụ có Tỷ trọng chi tiêu lớn đó là “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống”, “Nhà ở và vật liệu xây dựng”, “ Bưu điện, phương tiện đi lại” chiếm tới 67.08%. Chỉ số giá tiêu dùng của các mặt hàng nay lần lượt là 103.16; 100.37 và 100.23%. Đáng chú ý là mặt hàng “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” là 103.16% tăng 3.16%. Mức tăng 3.16% của mặt hàng này so với mức tăng của Chỉ số chung 101.83% là lớn hơn rất nhiều. Mà mặt hàng này chiếm tới 45.55% tiêu dùng của dân cư. Do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến Chỉ số giá tiêu dùng chung. Trong tháng 1/2006 mặt hàng “Đồ uống và thuốc lá” cũng tăng 1.66% đây là một trong hai mặt hàng co mức tăng tương đối nhưng nó chỉ chiếm 3.75% tỷ trọng tiêu dùng của dân cư nên ảnh hưởng nhìn chung là không lớn lắm. Còn các mặt hàng còn lại đều có Chỉ số giá dưới 101% tức có mức tăng dưới 1%. Có hai mặt hàng có thể xem là không tăng giá là “ Dược phẩm, y tế”, “Giáo dục”.
Chỉ số giá tháng 2/2006 so với tháng 1/2006 là 102.21% tăng 2.21% lớn hơn mức tăng của tháng 1/2006 (1.83%). Trong tháng hai có 3 mặt hàng có mức tăng đáng kể đó là “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống”, “Đồ uống và thuốc lá”, “Văn hóa thể thao và giải trí” chỉ số tương ứng là 103.74%,101.45% và 101.35%. Trong đó mặt hàng “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” chiếm tỷ trọng 45.55% tiêu dùng của dân cư tăng tới 3.74% đã làm cho Chỉ số giá sau một tháng tăng tới 2.21% như trên. Các mặt hàng còn lại chỉ tăng dưới 1% riêng mặt hàng “Giáo dục” sau hai tháng Chỉ số giá vẫn không tăng. Nhìn chung hai tháng đầu năm nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do Giá Lương thực và thực phẩm tăng cao.
Sau hai tháng Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức cao bước sang tháng 3 Chỉ số đột ngột giảm tương ứng là 98.96% tức giảm 1.04%. Đây là tháng sau tết Cổ truyền của nước ta, sau tết mức tiêu dùng của Dân cư một phần đã giảm. Giải thích nguyên nhân này thì chúng ta thấy rằng có thể tháng 2 Mức chi tiêu của người dân cho Tết cổ truyền đã đẩy giá lên cao. Sau cơn sốt tiêu dùng Giá lại giảm trở lại mức trước tết. Trong các mặt hàng Chỉ số giá giảm thì đáng kể là “ Thực phẩm”, Chỉ số giá của mặt hàng này là 98.08% giảm 1.92%. Là mặt hàng giảm mạnh nhất trong nhóm mặt hàng tiêu dùng của dân cư. Cũng có 4 nhóm mặt hàng có Chỉ số giá tăng đó là “May mặc, mũ nón, giầy dép”, “ Thiết bị và đồ dùng gia đình”, “ Dược phẩm, y tế”, “ Văn hóa, thể thao, giải trí”. Tuy nhiên các mặt hàng này cũng chỉ tăng nhẹ dưới 1%. Mặt hàng “ Giáo dục” vẫn không tăng. Một điều đáng lưu ý đó là trong khi mặt hàng “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” giảm thì “Lương thực” lại tăng nhẹ. Cũng dễ hiểu “ Lương thực” là mặt hàng cấu thành của nhóm mặt hàng này nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tiêu dùng. Nó chỉ chiếm tỷ trọng 7.13% trong khi thành phần còn lại chiếm tới 24.48%. Mặt hàng “Lương thực” là mặt hàng giảm mạnh nhất trong tháng hai vừa qua. Nhìn chung ba mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng đều giảm trong đó “ May mặc, mũ nón, giầy dép” giảm 1.41%, “ Phương tiện đi lại, bưu điện” giảm 0.85%. Có thể nói đây là nguyên nhân chính làm Chỉ số giá tháng ba giảm.
Kết thúc quý I năm 2006 Chỉ số giá tiêu dùng là 102.998% tăng 2.998%. Mặc dù tháng ba Chỉ số giá tiêu dùng nhưng do hai tháng đầu năm là tháng 1 và tháng 2 tăng thương đối cao nên Chỉ số giá cả quý vẩn tăng ở mức cao. Hai mặt hàng có mức tăng tương đối cao có thể nói là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến biến động Chỉ số giá quý 1 là “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” và “ Văn hóa, thể thao, giải trí”. Chỉ số giá tương ứng của hai mặt hàng này là 104.881% và 102.733 % tương ứng tăng là 4.881% và 2.733%. Chỉ có mặt hàng duy nhất có Chỉ số giá giảm là mặt hàng “Phương tiện đi lại, bưu điện” Chỉ số giá là 99.726% giảm 0.274%. Mặt hàng này hai tháng đầu năm tăng ở mức nhẹ nên bước sang tháng ba giảm đã làm cho cả quý giảm. Các mặt hàng còn lại đều có Chỉ số giá thấp hơn mức Chỉ số chung dưới 2%.
1.2. Tình hình biến động giá tiêu dùng quý II năm 2006
Bảng 1.2. Chỉ số giá tiêu dùng quý 2 năm 2006
Đơn vị: %
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Quý II
A
1
2
3
4
Chỉ số giá tiêu dùng
100.24
100.70
100.43
104.415
I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
100.31
100.39
100.21
105.838
1- Lương thực
100.17
100.36
96.67
103.849
2- Thực phẩm
100.41
100.57
100.39
106.363
II- Đồ uống và thuốc lá
100.00
100.40
101.05
102.949
III- May mặc, mũ nón, giày dép
100.71
100.00
100.25
102.390
IV- Nhà ở và vật liệu xây dựng
99.90
100.61
101.47
102.945
V- Thiết bị và đồ dùng gia đình
100.20
100.26
100.50
101.499
VI- Dược phẩm, y tế
100.03
100.36
100.99
102.054
VII- Phương tiện đi lại, bưu điện
100.07
103.54
99.58
102.894
100.00
97.52
VIII- Giáo dục
100.66
100.09
101.05
101.808
IX- Văn hóa, thể thao, giải trí
100.24
100.16
100.79
103.959
X- Đồ dùng và dịch vụ khác
100.00
100.99
100.71
103.083
Nguồn: Báo cáo tháng của phòng Thống kê Thương mại
Sau tháng ba chỉ số giá tiêu dùng giảm bước sang tháng tư chỉ tăng 0.24%. Có ba mặt hàng giảm hoặc gần như không tăng đó là “Đồ uống và thuốc là”, “Đồ dùng và dịch vụ khác” và “ Nhà ở và vật liệu xây dựng”. Các mặt hàng còn lại chỉ tăng nhẹ. Chỉ có ba mặt hàng có tỷ trọng tiêu dùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5529.doc