Đề tài Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Matexim

Tiền lương và đời sống của người lao động là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính chất thời sự. Chế độ và chính sách phân phối tiền lương theo lao động của nhà nước có tác dụng rộng rãi tới toàn bộ hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, đồng thời chạm đến đời sống của các tầng lớp dân cư một cách trực tiếp. Giải quyết tốt việc trả lương, phân phối trả lương theo lao động tức là giải quyết một loạt vấn đề như:

- Đảm bảo nguồn nhân lực cho sản xuất, hình thành và sử dụng khả năng lao động của các cá nhân, tập thể một cách tốt nhất làm cho xã hội ngày càng phát triển.

- Việc tính trả lương cho người lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo sự công bằng, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, thu nhập của người lao động phải đúng với sức lao động mà họ bỏ ra.

- Để làm tốt vấn đề này, ngoài sự tính toán, điều chỉnh, cải tiến của doanh nghiệp về từng ngành nghề thì nhà nước phải có những chính sách mới về tiền lương cho phù hợp với sự phát triển của xã hội và phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Việc trả lương, thưởng hợp lý là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Nó tác động trực tiếp tới năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Matexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công của họ. Do dó kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân. Mặt khác do phân phối tiền công chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khoẻ, thái độ lao động, nên chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. d) Lương sản phẩm luỹ tiến: Hình thức trả lương này áp dụng ở những “Khâu yếu” trong sản xuất góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. Nguồn tiền để trả thêm cho hình thức trả lương này dựa vào tiền tiết kiệm do chi phí sản xuất gián tiếp cố định. Trong hình thức trả công loại dùng 2 loại đơn giá: Cố định và luỹ tiến. Đơn giá cố định dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành. Cách tính đơn giá này giống như trong chế độ trả công sản phẩm trực tiếp cá nhân. Đơn giá luỹ tiến dùng dể tính cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm. Đơn giá này dựa vào đơn giá cố định và có tính đến tỷ lệ tăng đơn giá. Người ta chỉ dùng một phần số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định (thường là 50%) để tăng đơn giá, phần còn lại để hạ giá thành. Công thức tính: Lsp luỹ tiến = [ĐG x K x (Q1 – Q0)] Trong đó: Lsp luỹ tiến: Số tiền lương của CN hưởng theo SP luỹ tiến ĐG: Đơn giá lương. Q0: mức khởi điểm. Q1: Sản lượng thực tế. K: Hệ số tăng đơn giá. C x (H – 1) K = L x h L: Là hệ số lương trong giá thành đơn vị sản phẩm. H: Hệ số sản lượng. C: Hệ số chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm. e)- Lương khoán: Trả lương khoán là một chế độ trả lương ngay từ đầu nhận khoán, người nhận khoán đã biết trước được toàn bộ số tiền thu nhập được khi hoàn thành xong công viẹc theo đúng thời gian và chất lượng quy định. Hình thức trả công khoán áp dụng cho những công việc giao từng chi tiết, bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. Khi áp dụng hình thức trả lương này cần chú ý 2 điều kiện cơ bản sau: - Tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc. - Thực hiện nghiêm túc chế độ khuyến khích lợi ích vật chất (thưởng phạt nghiêm minh). Một trong những chế độ lương khoán được sử dụng rộng rãi nhất là hình thức khoán sản phẩm. Theo đó mỗi cá nhân sẽ được trả một mức lương cố định cho một sản phẩm đã làm xong. Công thức tính như sau: Lsp khoán = N x Lp. Trong đó: Lsp khoán: Tiền lươngđược hưởng. N: Số sản phẩm đã làm xong. Lp: mức lưông trên sản phẩm. Ngoài ra có 1 cách khác hệ thống lương khoán là chế độ giờ chuẩn thay vì chế độ khoán sản phẩm, chế độ giờ chuẩn có ưu điểm quyết định về mặt quản lý là thay đổi mức lương giờ của công nhân không đòi hỏi phải có những thay đổi khác, trong khi nếu sử dụng lương khoán sản phẩm thì phải thay đổi giá trên sản phẩm. Lgiờkhoán = H x Lgiờ Trong đó: H: Số giờ chuẩn của công việc đã làm xong. Lgiờ: mức trả lương cho 1 giờ. Tiền công sẽ được trả theo số lương mà công nhân hoàn thành: Trong phiếu giao khoán. Những ưu điểm thường gắn với hình thức lương khoán là nó đảm bảo một động cơ thúc đẩy mạnh bằng tiền và là một biện pháp để duy trì năng suất cao, nó khen thưởng những cá nhân có nỗ lực và thành tích vượt mức, giảm mức độ giám sát cần thiết và tạo ra một cơ sở tiện lợi để kiểm tra chi phí. Tuy nhiên chế độ trả công này khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỷ mỉ để xây dựng dơn giá trả công chính xác cho công nhân làm khoán. f) Lương sản phẩm có thưởng: Chế độ trả công này, về thực chất là các chế độ trả lương sản phẩm kể trên kết hợp với các hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng hình thức trả lương này toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu số lượng của chế độ tiền lương quy định. Tiền công trả theo sản phẩm có thưởng tính theo công thức: L(m x h) Lth = 100 Trong đó: Lth: Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng. L: Tiền lương trả với đơn giá cố định. m: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu. h: % hoàn thành vượt mức chi tiền thưởng. Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là phải quy định đúng đắn các chỉ tiêu điều kiện thưởng và tỷ lệ thưởng bình quân. 4- Tiền thưởng: * Thực chất tiền thưởng là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho người lao động và ở một chừng mực nào đó tiền thưởng là một trong các biện pháp khuyến khích và có hiệu quả nhất đối với người lao động cả về mặt vật chất cũng như mặt tinh thần. Tiền thưởng đã làm cho người lao động quan tâm hơn đến việc tiết kiệm lao động sống cũng như lao động vật hoá, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và khẩn trương hoàn thành công việc với thời gian ngắn nhất. * Công tác tiền thưởng gồm 3 nội dung sau: - Chỉ tiêu thưởng gồm cả chỉ tiêu về số lượng và chất lượng. Yêu cầu các chỉ tiêu xét thưởng này phải xác định chính xác và cụ thể. - Điều kiện thưởng: Nhằm xác định tiền đề để thực hiện chỉ tiêu xét thưởng. - Nguồn và mức thưởng: + Mức thưởng là giá trị bằng tiền đề thưởng cho cá nhân hay tập thể khi hoàn thành chỉ tiêu xét thưởng. + Mức thưởng cao hay thấp là tuỳ thuộc vào nguồn tiền thưởng và các mục tiêu cần khuyến khích. Nói chung, nguồn tiền thưởng có thể lấy từ 3 nguồn sau: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và giá trị làm lợi do kết quả mang lại. * Tuỳ mục đích và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp cú thể dùng một hoặc một số hình thức sau: - Thưởng hoàn thành vượt mức và hoàn thành kế hoạch. - Thưởng phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật. - Thưởng khuyến khích làm hàng xuất khẩu. - Thưởng làm đêm, thêm giờ, nâng cao năng suất lao động. Đối với người lao động tham gia lao động tạp thể, khen thưởng bằng vật chất có tác dụng kích thích to lớn. Điều quan trọng cũng là khó khăn là phải xác định đúng người, đúng việc cần thưởng. Phải xây dựng được hệ thống khen thưởng chỉ nên là tiền lãi, tiền tiết kiệm được. Đối với công nhân thưởng cần kịp thời, đúng lúc, thưởng cho họ khi họ chủ động, tích cực sáng tạo trong lao động, hoàn thành khối lượng lao động cao hơn so với người khác, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng. Mức tiền thưởng nên quy định ổn định theo phần trăm hoặc giá trị tăng thêm, giá trị tiết kiệm phần tổn thất được loại trừ. Phần trăm tiền thưởng phải đủ lớn để kích thích người lao động. Điều quan trọng và khó khăn là làm sao tính toán đúng giá trị tăng thêm, tiết kiệm thuần tuý và làm sao xác định chính xác những người tham gia, mức độ tham gia của từng thành viên. Các quy định của Nhà nước về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp: Mọi sản phẩm, dịch vụ phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương. Những sản phẩm trọng yếu, sản phẩm đặc thù, sản phẩm do Nhà nước định giá trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn giá tiền lương do quy định nhà nước. Các sản phẩm còn lại đơn giá tiền lương do doanh nghiệp quyết định nhưng phải theo hướng dẫn thống nhất và đăng ký với cơ quan nhà nước. Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở định mức lao động và tiền lương của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng không tính vào đơn giá tiền lương. Khi có sự thay đổi về định mức lao động tiền lương thì đơn giá tiền lương được xác định lại. Nhà nước không hỗ trợ ngân sách cho các doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương mới. Việc trả lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với nhà nước không được thấp hơn mức quy định hiện hành (kể cả thuế lợi tức) nộp bảo hiểm xã hội theo quy định. Đơn giá tiền lương hàng năm của doanh nghiệp phải xây dựng và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt vào quý I năm kế hoạch. Những đơn vị doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chưa xây dựng định mức lao động, chưa thực hiện chỉ được quyết toán theo tổng số lao động thực tế sử dụng với hệ số mức lương bình quân do cơ quan quản lý quyết định theo mức lương tối thiểu 290.000 đ/ tháng. Căn cứ vào đơn giá tiền lương được duyệt giám đốc doanh nghiệp giao đơn giá cho các doanh nghiệp thành viên. Các Cục quản lý ngành căn cứ vào phân cấp của Bộ sau khi tổng hợp được giá tiền lương của các đơn vị trình Bộ thẩm định giao cho các đơn vị trực thuộc và báo cáo kết quả về Bộ. Từ đó các doanh nghiệp căn cứ vào đơn giá tiền lương được duyệt xây dựng quy chế trả lương, quy chế phân phối thu nhập. Quy chế này phải được thông qua tổ chức công đoàn để tham gia và phổ biến tới từng người lao động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền giao đơn giá tiền lương. Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động phải phản ánh đầy đủ vào sổ lương của doanh nghiệp. Phần II : Phân tích tình hình tiền lương ở Công ty matexim I. giới thiệu tổng quan về xí nghiệp: 1. Lịch sử hình thành và phát triển: 1.1. Giới thiệu Công ty: Tên giao dịch trong nước: Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Tên giao dịch quốc tế: Material and Complete Equipment Export – Import Corporation Địa chỉ: Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – Hà Nội Điện thoại: 04-8361691 Fax: 04-7564416 E-mail: matexim@hn.vnn.vn Website: Lịch sử hình thành Công ty vật tư thiết bị toàn bộ được thành lập theo quyết định số 14 cklktc2 ngày 17/9/1969 của Bộ cơ khí luyện kim (cũ). Công ty được thành lập bao gồm các thành viên sau: Tổng kho I (Hà Nội) Tổng kho II (Hải Phòng) Tổng kho III (Bắc Thái) Xí nghiệp vận tải (Vĩnh Phú) Xí nghiệp vật liệu I (Vĩnh Phú) Xí nghiệp vật liệu toàn bộ (Hà Nội) Ban tiếp nhận I (Hà Nội) Trạm sữa chữa xe máy ( Vĩnh Phú) Xưởng cơ khí (Hà Nội) Đến năm 1978, XN vật tư Hà Nội được quyết định tách Công ty, tổ chức thành Công ty thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim; XN vật liệu I (Vĩnh Phú) được Bộ cơ khí luyện kim chuyển giao cho Sở Công nghiệp Hà Nội để thành lập XN vật tư Hà Nội. Ngày 12/01/1979, Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính Phủ) ra quyết định 14- CP hợp nhất Công ty Vật tư và Công ty Thiết bị làm một, lấy tên là Công ty vật tư thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim (Và tên Công ty vật tư thiết bị toàn bộ được gọi chính thức từ đây trở về sau). Cũng trong năm 1979 Bộ cơ khí luyện kim quyết định thành lập Tổng kho IV trực thuộc công ty (Đóng ở Phú Xuyên – Hà Tây). Đến đầu những năm 1980 Bộ cơ khí luyện kim có quyết định: Thành lập trung tâm dịch vụ vật tư kỹ thuật cơ khí ( Đắc Lắc). Đổi tên Tổng kho II (Hải Phòng) thành XN giao nhận vật tư. Năm 1993 thực hiện quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà Nước- ban hành kèm theo Nghị Định số 338-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Matexim được thành lập lại theo quyết định số 214QĐ-TCNSĐT ngày 5/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, bao gồm các đơn vị thành viên sau: Tổng kho I (Hà Nội) Chi nhánh Vật tư Thái Nguyên (Tổng kho III cũ) Chi nhánh Vật tư Hải Phòng (XN giao nhận vật tư cũ) Xí nghiệp Vật tư vận tải (XN vận tải cũ) Chi nhánh Vật tư Miền Trung Xí nghiệp Vật tư Hà Nội Chi nhánh Vật tư Miền Nam Chi nhánh Vật tư Tây Nguyên (Trung tâm dịch vụ vật tư kĩ thuật cơ khí cũ) Đến năm 1996, Bộ Công nghiệp quyết định chuyển Công ty vào là thành viên của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM). Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với cơ chế thị trường Công ty đã sắp xếp tổ chức mạng lưới các thành viên như sau: Chi nhánh Vật tư Miền Nam (TP.HCM) Chi nhánh Vật tư Tây Nguyên (TP.Buôn Matexim Thuột) Chi nhánh Vật tư thiết bị Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng) Chi nhánh Vật tư Nam Hà Nội (Hà Tây) Chi nhánh Vật tư Hải Phòng (TP. Hải Phòng) Chi nhánh Vật tư Thái Nguyên (Thái Nguyên) Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ (Hà Nội). Xí nghiệp kinh doanh xe và phụ tùng (Trước đây là cửa hàng bán xe và dịch vụ do HonDa Việt Nam uỷ nhiệm) Nhiệm vụ chính của các thành viên là kinh doanh các mặt hàng Công ty được phép làm.Và tuỳ tình hình thực tế, ở mỗi đơn vị có đặc thù riêng mà Công ty giao thêm nhiệm vụ khác cho phù hợp. Quá trình phát triển Lúc mới thành lập vào năm 1969, Công ty vật tư thiết bị toàn bộ là một đơn vị hậu cần của Bộ cơ khí và luyện kim, có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận hàng hoá và cấp phát hàng theo lệnh của cấp trên; tổ chức thu mua, gia công chế biến và vận chuyển hàng đến đơn vị phục vụ sản xuất trong nghành. Khi đất nước thống nhất vào năm 1975 Công ty có thêm hai thành viên trực thuộc: Chi nhánh vật tư Miền Nam (TP.HCM) Ban tiếp nhận III (Đà Nẵng) Như vậy các đơn vị trực thuộc của Công ty đã có mặt ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Đến năm 1979, Công ty được Bộ cơ khí luyện kim giao thêm trọng trách tổ chức thu mua tiếp nhận, gia công, khai thác, chế biến, vận tải phục vụ các đơn vị của Bộ; cung cấp thiết bị toàn bộ, các loại vật tư chuyên dùng-chuyên nghành và thông dụng; tổ chức tiêu thụ các sản phẩm, kể cả các thiết bị toàn bộ do các đơn vị của Bộ sản xuất, các thiết bị tồn kho và các vật tư chậm luân chuyển. Năm 1991, Công ty được Bộ Công nghiệp nặng giao thêm nhiệm vụ Xuất Nhập khẩu trực tiếp với các Hãng, Doanh nghiệp nước ngoài (Tên giao dịch quốc tế: Material and Complete Equipment export-Import Corporation. Tên viết tắt: Matexim). Và cùng với những thắng lợi thành tựu to lớn của đất nước khi vào giai đoạn đổi mới, Matexim ngày càng phát triển vững chắc. Matexim hướng tới chiến lược phát triển đa lĩnh vực: Xuất Nhập khẩu, sản xuất, vận tải, đại lý, dịch vụ trên cơ sở củng cố và phát triển mặt hàng kinh doanh chính là vật tư thiết bị, dây chuyền sản xuất. Cụ thể: - Kinh doanh Xuất Nhập khẩu: Vật liệu, thiết bị Công nghiệp, thiết bị xây dựng, trang thiết bị nội thất, thiết bị máy móc văn phòng, hàng tiêu dùng, các sản phẩm công nghiệp... - Sản xuất: Gang đúc, thép cán, thép thỏi, gạch nung, các sản phẩm tiêu dùng, bao bì nhựa, bao bì giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ Xuất khẩu; sản xuất nan chiếu trúc, mành trúc cho thị trường trong nước và Xuất khẩu. - Vận tải hàng hoá đường thuỷ và đường bộ - Đại lý mua bán, ký gửi, kinh doanh xăng dầu - Dịch vụ: Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, vận chuyển giao nhận hàng hoá. - Thu mua sắt thép phế liệu Bắt đầu hoạt động Xuất Nhập khẩu chỉ với 3 thị trường nước ngoài vào năm 1991 là Nga, Trung Quốc và Thái Lan. Đến năm 2001, tức sau 10 năm trưởng thành, Matexim đã mở rộng thị trường tới 19 nước ngoài ở Châu á, Châu Âu, cả Nam Mỹ và Châu úc. Và thị trường trọng điểm, truyền thống là Châu á. Ngày 27/8/1991 Công ty nhận được tổng số vốn là 17.874.000.000 đồng (làm tròn). Sau 10 năm hoạt động sản xuất - Kinh doanh, tính đến 31/12/2001 tổng số vốn của Matexim đã lên đến 239.387.000.000 đồng (làm tròn), tăng gấp 13 lần so với năm 1991. Là thành viên của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) - Bộ Công nghiệp, Công ty đã phát triển liên doanh liên kết với các đơn vị thành viên khác trên nguyên tắc hợp tác, hỗ trợ và cùng có lợi trong các hoạt động như tiêu thụ, thu mua, thanh toán trả chậm. Có quy mô khá lớn với 10 đơn vị trực thuộc, Công ty nhiều khi còn cung cấp nhiều hàng hoá cho các Công ty nhỏ khác. Hơn nữa, với một lượng vốn lớn nên Công ty có thể cho phép một số đối tác có thể trả chậm trong một thời gian thoả thuận nên hiện nay Công ty đang có một vị thế và uy tín khá lớn trên thị trường, có nhiều Doanh nghiệp hợp tác làm ăn. Do có khả năng Xuất khẩu trực tiếp và có điều kiện tổ chức thực hiện Xuất Nhập khẩu, Công ty đã thực hiện dịch vụ uỷ thác trong kinh doanh theo yêu cầu của các Doanh nghiệp trong nước có hiệu quả, từ quan hệ liên kết kinh doanh hay uỷ thác mà Công ty đã mở rộng được nguồn cung ứng cũng như thị trường tiêu thụ. Bên cạnh việc cung ứng vật tư Matexim còn hợp tác với VEAM trong việc tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất. Ngoài những cửa hàng và điểm bán hàng đã có, năm 2001 Công ty đã đầu tư xây dựng một Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm của VEAM tại Buôn Mê Thuột và một cửa hàng tại thị xã Ninh Bình mới đưa vào hoạt động. Ngoài ra Công ty còn đầu tư một đội xe ôtô Hyundai Matexim chất lượng phục vụ cho việc vận chuyển sản phẩm của VEAM từ các nhà máy đến cửa hàng. Công ty còn tham gia liên doanh liên kết với các Công ty cổ phần hoạt động ở các lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán. Hiện nay, Công ty là: - Hội viên của phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Thành viên sáng lập Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO (Công ty này hiện đang đặt văn phòng tại Matexim) - Thành viên sáng lập Công ty TNHH chứng khoán Việt – Nhật - Thành viên hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS). 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty: * Chức năng: - Là Công ty thuộc Bộ Công nghiệp có nhiệm vụ Xuất, nhập khẩu nên hoạt động chính của Công ty là Xuất khẩu. - Mặt hàng Xuất khẩu bao gồm: Thiếc và các loại khoáng sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, cao su thiên nhiên SVR-3L, mì ăn liền, dầu chiên AS10, thực phẩm chế biến, gạo, hạt tiêu đen, dầu shortning. - Mặt hàng nhập khẩu bao gồm: - Vật tư, phụ tùng, máy móc, dây chuyền đồng bộ cho ngành công nghiệp, ngành xây dựng, giao thông vận tải. - Thép Bilet để sản xuất thép - Gang thỏi - Các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ, thép chế tạo, thép tấm, thép cuộn, các loại thép chuyên dùng khác; kim loại màu: nhôm, đồng, chì, kẽm. - Fero các loại: Fe-Si, Fe-Mn, Fe-Cr - Than điện cực, gạch chịu lửa. - Các loại vòng bi, dây curoa. - Thiết bị phụ tùng chiếu sáng. - Thiết bị văn phòng, trang trí nội thất. Là thành viên của Tổng Công ty máyđộng lực và máy nông nghiệp ( VEAM)- Bộ Công nghiệp, Matexim đảm nhận nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất thông qua các chi nhánh, cửa hàng, đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của VEAM tại các tỉnh thành phố - đó là các sản phẩm máy động lực, máy nông nghiệp. Matexim còn là đại lý tại Việt Nam của những mặt hàng sau: - Đại lý độc quyền cho tập đoàn SUDMO của Cộng hoà liên bang Đức về thiết bị phụ tùng và dây chuyền công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, sữa, chế biến hoa quả. - Đại lý bán các loại xe của hãng Logitrans - Đan Mạch - Đại lý bán và vận chuyển xe máy cho Công ty Honda – Việt Nam. * Nhiệm vụ : Nghiên cứu, xác định nhu cầu của thị trường về sản phẩm,trên cơ sở đó tính toán với khả năng của Công ty, tinh hình hoạt động của các Công ty cạnh tranh để xây dựng nhiệm vụ kế hoạch và tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả, từ đó thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng, tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế, quản lý Xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. 2. Qui trình sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý: 2.1. Qui trình sản xuất kinh doanh: * Hoạt động Xuất khẩu: Hiện tại Công ty đang sử dụng phương thức Xuất khẩu trực tiếp và Xuất khẩu uỷ thác. * Hoạt động Nhập khẩu: - Là thế mạnh, là hoạt động chính trong kinh doanh của Công ty. Các phương thức Công ty sử dụng trong Nhập khẩu là trực tiếp, uỷ thác và Nhập khẩu tái xuất. - Nếu có hợp đồng hoặc nhu cầu sử dụng hàng hoá, máy móc từ các nước khác Công ty thực hiện các qui trình sau: Mở L/C Xin giấy phép NK Nhận hàng Kiểm tra hàng Khiếu nại(nếu có) Thuê phương tiện vận chuyển Mua Bảo hiểm Làm thủ tục Hải Quan Thanh toán 2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty: Sơ đồ 1: Cơ cấu sản xuất kinh doanh cuả Công ty. Công ty Lĩnh vực Nhập khẩu Kinh doanh dịch vụ Lĩnh vực Xuất khẩu Lĩnh vực sản xuất Các chi nhánh Vật tư CNVT Thái Nguyên XN VT Vận tải Văn phòng Công ty P. kỹ thuật Kho-Vận tải P. kinh doanh XNK P. kinh doanh Thiết bị 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Công ty Matexim là Công ty của Nhà nước nên bộ máy quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ. Với cơ chế quản lý một thủ trưởng theo mô hình trực tuyến. Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của Công ty Ban Giám đốc Ban kiểm toán nội bộ Văn phòng Công ty Phòng tổ chức lao động Phòng kỹ thuật kho và vận tải Phòng kinh doanh thiết bị Phòng kinh doanh XNK Tổng kho Hà Nội * Giám đốc: Là người quản lý cao nhất, toàn quyền quyết định mọi hoạt động Công ty trên cơ sở chỉ tiêu Kế hoạch của Công ty và cấp trên. Giám đốc đại diện cho Công ty trong các hoạt động sản xuất – kinh doanh. * Phó Giám đốc: Matexim có 1 P.GĐ có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành công tác theo phân công uỷ quyền của GĐ, chịu trách nhiệm trước GĐ về công việc. - Song song với Ban Giám đốc là văn phòng Đảng uỷ và Công đoàn Công ty thay mặt cho việc chỉ đạo và định hướng Kinh doanh của Nhà Nước và là tiếng nói của Cán Bộ Công nhân viên toàn Công ty. Các phòng ban chức năng: Phòng Kinh doanh Xuất Nhập khẩu và kinh doanh thiết bị - Xây dựng các chỉ tiêu Kế hoạch phương án Kinh doanh cung ứng vật tư thiết bị sản xuất, xây dựng cơ bảngiúp Giám Đốc Công ty điều hành thực hiện. - Ký kết hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước. - Quản lý vật tư hàng hoá trong quá trình Kinh doanh. - Khảo sát nghiên cứu thị trường, đặc biệt thị trường sản phẩm nghành Công nghiệp. - Tổng hợp phân tích các chỉ tiêu yếu tố sản xuất kinh doanh theo quý, năm giúp Giám đốc chỉ đạo kịp thời hoạt động Công ty. - Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ, năng lực quản lý cho đội ngũ làm công tác kinh doanh Xuất Nhập khẩu từ Công ty đến các đơn vị thành viên. Phòng tài chính kế toán - Đơn vị nghiệp vụ giúp Giám đốc thống nhất quản lý công tác tài chính, giá cả, kế toán thống kê của Công ty. - Lập Kế hoạch tài chính đi đôi với Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tổng hợp dự toán thu chi ngân sách của Công ty, làm thủ tục về vốn, kinh phí theo mức duyệt cho các đơn vị trực thuộc Công ty; bảo đảm vốn kịp thời phục vụ kinh doanh Xuất Nhập khẩu, sản xuất –dịch vụ và các hoạt động khác (lương, thưởng, hoạt động văn phòng) của Công ty. - Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện tài chính, nghĩa vụ thu nộp của các đơn vị; đề xuất Giám đốc Công ty các biện pháp hoàn vốn giữa các đơn vị theo chế độ quy định của Công ty. - Tổng hợp hoạt động tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế trong kinh doanh giúp Giám đốc chỉ đạo kịp thời; thực hiện chế độ báo cáo tài chính. Phòng tổ chức lao động - Đơn vị nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý Cán bộ Công nhân viên theo chế độ, chính sách; xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Công ty. - Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy từ cơ quan Công ty đến các đơn vị trực thuộc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã xác định; xây dựng mối quan hệ công tác-biên chế phù hợp; giúp Giám đốc quyết định hoặc trình cấp trên quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, chuyển giao các cơ cấu tổ chức phù hợp. - Sắp xếp, đề bạt bổ nhiệm, đào tạo nhân lực; nâng bậc lương, bố trí sử dụng, điều động, khen thưởng, kỉ luật; giải quyết chế độ hưu trí, về hưu mất sức, bảo hiểm cho Cán bộ Công nhân viên toàn Công ty. - Bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của cấp trên. - Xây dựng Kế hoạch lao động tiền lương cho từng loại công việc (Kinh doanh,sản xuất, dịch vụ); quản lý các chỉ tiêu về lao động, tiền lương, tiền thưởng, bậc lương của Công ty và các đơn vị. Phòng kỹ thuật - kho - vận tải - Quản lý số lượng, thông số kỹ thuật phương tiện vận chuyển, bốc xếp trong Công ty để có Kế hoạch điều động, sữa chữa. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy trình, quy phạm kỹ thuật về vận hành, an toàn kỹ thuật xe máy. - Quản lý các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế sữa chữa theo đúng chế độ và phân cấp quản lý. - Căn cứ Kế hoạch sản xuất kinh doanh sắp xếp việc sử dụng kho bãi; cho thuê kho bãi, nhà xưởng. - Lập Kế hoạch xây dựng cơ bản và sữa chữa lớn kho tàng. - Trực tiếp chỉ đạo một số phương tiện vận tải làm dịch vụ vận chuyển xe máy cho Công ty HonDa Việt Nam. Văn phòng Công ty - Theo chỉ đạo của Giám đốc dự kiến chương trình, bố trí lịch công tác. Mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng I. Kim khí (tấn) Thép 2053.26 1098 38737.12 8104 26780 Nhôm-kẽm-gang 1007.76 408 1800.96 804 1672.8 Dây kim loại 84.84 101 1004.04 2231.2 430.44 Các kim khí khác 55.92 116.5 1759.59 1323 2,66 II. Thiết bị (Bộ, cái) 0 Lò điện trung tần 51 685.5 29 345 46 Xe vận tải 93 781 279 1818 126 Máy công cụ 145 758 402 1258 60 Thiết bị sản xuất 27 1471 28 628 67 Thiết bị khác 593 898.5 III. Mặt hàng khác 348.5 831 Cộng: 6361 18214 - Quản lý công tác pháp chế, văn thư, lưu trữ, thông tin, liên lạc - Quản lý chế độ làm việc; bảo vệ an ninh trật tự cơ quan, tài sản, phương tiện làm việc, xe cộ. - Quản lý công tác lễ tân: Tổ chức các hội nghị Công ty, chuẩn bị cho cán bộ phòng ban đi công tác, tổ chức tham quan, thường trực giải quyết các yêu cầu đột xuất của Công ty. 2.4. Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các mặt hàng: Bảng 1: Kết quả tiêu thụ một số mặt hàng của Công ty năm 2000, 2001, 2002 (Nguồn: phòng tài chính công ty) Mọi khía cạnh phân tích đều liên quan đến nhà quản lí Công ty, quyết định đến sự hình thành vốn kinh doanh ban đầu cũng như nguồn vốn huy động. 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính là nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Tình hình tài chính tốt hay xấu có tác động thúc đẩy hay kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể nói mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính và giúp cho nhà quản lí ra quyết định, lựa chọn phương án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0060.doc
Tài liệu liên quan