Tàisản ngắnhạnnăm 2008tăng nhẹ 9.878 triệuvớitỷlệtăng 0,31%.
Trong đó, tiền và các khoảntương đương tiềntăng đột biến, tăng 220.826 triệuvới
tỷlệ là 187,428%, chủyếu là do công ty bán các khoản tài chính ngắnhạncủa
mình. Việc làm này làhợp lýbởi thị trường chứng khoán thời điểm này không
mấy sángsủa. Việctănglượng tiềncũngsẽ giúptăng khảnăng thanh toáncủa
VNM cho các khoảnnợ đếnhạn, lượng tiền nhànrỗi nhiềusẽ giúp làmtăngtốc độ
quay vòngvốncủa công ty.Lượng hàngtồn khocũngtăng 100.178vớitỷlệtăng
là 5.98%, trong đó hàngtồn khotăng 6.1% vàdự phòng giảm giátăng 23%.Một
phần nguyên nhân là do những khó khăn trong việc tiêu thụsản phẩmcủa công ty
trongnăm. Điều này cho thấy ở thời điểm cuốinăm, khảnăng thanh toán nhanh đã
đượctăng lên, DN có điều kiện thuậnlợi để thực hiện các giaodịchcần tiền. Tuy
nhiêndự trữ tiền quá nhiều và lâu dài thì chưahẳn đãtốt. Các khoản thu giảm
(8.335 triệu đồngvớitỷlệ giảm là 1,27%)dẫn đếntỷ trọng các khoản phải thu
năm 2007 là 20.6% trongtổng TSLĐ và ĐTNH, đếnnăm 2008 còn 20.28%.
Khoản phải thu ngắnhạn tuy có giảm , nhưng chủyếu do công ty tíchcực thu các
khoản phải thu khác, trong khi thu khách hàngtăng thêm 24.960 triệu đồng,tăng
4.49%. Điều này thể hiện công ty đã tíchcực thuhồi các khoảnnợ phải thu, giảm
bớt hiệntượng ứ đọngvốn trong khâu thanh toán,hạn chế việc chiếmdụngvốn,
nhưng do những khó khăn trong việc tiêu thụsản phẩm nên phải thu khách hàng
vẫntăng sovới 2007.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7603 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty VINAMILK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đến năm 2008 còn 20.28%.
Khoản phải thu ngắn hạn tuy có giảm , nhưng chủ yếu do công ty tích cực thu các
khoản phải thu khác, trong khi thu khách hàng tăng thêm 24.960 triệu đồng, tăng
4.49%. Điều này thể hiện công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm
bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc chiếm dụng vốn,
nhưng do những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nên phải thu khách hàng
vẫn tăng so với 2007.
Kết luận: Như vậy việc phân bổ vốn ở VNM năm 2008 có sự cải thiện rõ rệt:
tăng các loại tài sản cân thiết để mở rộng quy mô, tăng năng suất lao động, giảm
các loại tài sản không cần thiết, tạo điều kiện sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
27
TCDN 14 – K33
cũng cần chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn, hạn
chế rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa phải đủ
và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh và thực hiện các giao dịch cần tiền,
tăng tốc độ luân chuyển vốn.
3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn ( bảng cân
đối kế toán ).
- Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao
gồm TSLĐ và TSCĐ. Để hình thành 2 loại tải sản này phải có các nguồn vốn tài
trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của
nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh
lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn
được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
Theo bảng số liệu ta thấy nguồn vốn dài hạn của công ty là 5.564.990 triệu
đồng lớn hơn so với tài sản cố định là 2.779.354 triệu đồng, TSLĐ của công ty là
3.187.605 triệu lớn hơn so với nguồn vốn ngắn hạn là 972.502 triệu. Do đó VLĐ
thường xuyên > 0, điều này cho thấy nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào
TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn
hạn do đó khả năng thanh toán của công ty tốt.
Ngoài việc phân tích VLĐ thường xuyên, khi phân tích tình hình đảm bảo
nguồn vốn cho hợp đồng sản xuất ta cần phân tích thêm chỉ tiêu nhu cầu VLĐ
thường xuyên.
Ta thấy các khoản tồn kho và các khoản phải thu của VNM là 2.421.727 triệu
đồng so với nợ ngắn hạn là 972.502 triệu đồng. Nên công ty có nhu cầu VLĐ > 0,
điều đó có nghĩa là hàng tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Tại đây các
tài sản ngắn hạn của VNM lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà VNM có được từ
bên ngoài. Do đó, công ty phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào các phần
chênh lệch. Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn
kho và giảm các khoản phải thu của khách hàng.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
28
TCDN 14 – K33
Nhu cầu vốn lưu chuyển của VNM năm 2008 tăng 52.698 tỷ đồng, tương
đương tăng 3.77% trong khi vốn lưu chuyển của công ty lại giảm 43.931 tỷ đồng,
tương đương giảm 1.99%. Trong năm tới, công ty cần có những chính sách huy
động vốn hợp lý để tránh đưa hiện tượng này thành xu hướng.
Năm Thay đổi
2007(triệu)
2008(triệu) Tuyệt đối
(triệu)
Tương đối
(%)
Vốn lưu chuyển 2,208,420 2,164,489 -43,931 -1.99%
Nhu cầu vốn lưu
chuyển
1,396,527 1,449,225 52,698 3.77%
Mặc dù vậy thì trong năm 2009, tình hình nguồn vốn vẫn rất tốt, các dự án lớn
của VNM cần 1208 tỷ đồng (Nghị quyết đại hội cổ đông ngày 31/3/2009), trong
khi khả năng tự huy động vốn của công ty vẫn cao hơn nhiều (1868 tỷ), lượng vốn
dư ra là 660 tỷ đồng.
II. Phân tích bảng báo cáo KQHDKD
2007 2008 Chênh lệch Phần trăm
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
6.675.244 8.380.563 1.705.319 25,55%
các khoản giảm trừ doanh thu (137.280) (171.581) (34.301) 24,99%
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
6.537.964 8.208.982 1.671.018 25,56%
Giá vốn hàng bán (4.836.283) (5.610.969) (774.686) 16,02%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1.701.681 2.598.013 896.332 52,67%
Doanh thu hoạt động tài chính 257.865 264.810 6.945 2,69%
Chi phí bán hàng (864.363) (1.052.308) (187.945) 21,74%
Chi phí quản lý doanh nghiệp (204.192) (297.804) (93.612) 45,85%
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
865.129 1.351.090 485.961 56,17%
Thu nhập khác 120.790 130.173 9.383 7,77%
Phần lỗ trong liên doanh 30.538 73.950 43.412 142,16%
tổng lợi nhuận trước thuế 955.381 1.371.313 415.932 43,54%
Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 161.874 161.874
Chi phí thuế TNDN hoãn lại 8.017 39.259 31.242 389,70%
Lợi ích của cổ đông thiểu số 50 1.422 1.372 2744,00%
Lợi nhuận sau thuế TNDN 963.448 1.250.120 286.672 29,75%
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
29
TCDN 14 – K33
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5.607 7.132 1.525 27,20%
Từ bảng phân tích cho ta thấy
- Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 286.672 trd tương đương 29,75% so với
năm 2007. Đối với một năm đầy những biến động và khó khăn như năm 2008
trong khi có rât nhiều công ty cùng ngành nói riêng cũng như các công ty nói
chung công bố lỗ; thì con số này quả là ấn tượng. Cho thấy công ty đã có một năm
hoạt động hiệu quả. Đạt dược kết quả này là do khả năng quản lí chi phí tốt và tập
trung vào những sản phẩm có giá trị gia tăng.
Cụ thể:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng 485.961
tương đương 56,17%
Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 415.932 trd tương đương 43,54%.
- Về các chỉ tiêu doanh thu và chi phí
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.705.319 trd tương đương
25,55%. Doanh thu thuần tăng 1.671.018 trd tương đương 25,56%. Sự tăng trong
doanh thu chủ yếu là do sự tăng trưởng của nhóm sữa bột- bột dinh dưỡng, sữa
chua, sữa nước với tốc dộ tăng trưởng bình quân của mỗi nhóm là trên 30%. Bên
cạnh đó thì mạng lưới phân phối nội địa rộng khắp, hệ thống tủ đông, tủ mát, xe
lạnh hiện đại cũng góp phần làm gia tăng doanh thu thông qua việc gia tăng chất
lượng sản phẩm.
Giá vốn hàng bán về số tuyệt đối gia tăng từ 4.836.283 trd năm 2007 lên
5.610.969trd năm 2008 tương đương tăng 16,02%.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 9.945 tương đương 2,69%.Tăng nhẹ so với
năm 2007.Doanh thu tài chính tăng do khoản cổ tức và lợi nhuận được chia tăng từ
10 lên 30 tỷ đồng và chenh lệch tỷ giá tăng từ 9 tỷ đồng lên 46 tỷ đồng trong cùng
giai đoạn.
Chi phí tài chính tăng mạnh từ 25.826 trd năm 2007 lên 187.621 trd năm 2008 do
khoản 123 tỷ đồng đề phòng giảm giá đầu tư chứng khoán và lỗ chênh lệch tỷ giá
tăng 32 tỷ đồng từ 15 tỷ đồng lên 47 tỷ đồng.
Chi phí bàn hàng trong năm 2008 đạt 1,052 tỷ đồng tương đương tăng 21,57%
so với năm 2007, mức tăng này vẫn thấp hơn tốc dộ tăng doanh thu. Do đó, để thu
100 đồng doanh thu năm 2008 bỏ ra ít chi phí bán hàng hơn. Nói cách khác doanh
nghiệp đã tiết kiệm được chi phí đã kinh doanh hiệu quả hơn.
Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 93.612 trd tương đương 45,85%, tăng cả số
tuyệt đối lẫn số tỷ lệ so với doanh thu. Như vậy để thu dược 100 đồng lợi nhuận ở
năm 2008 cần bỏ ra nhiều chi phí quản lí hơn so với năm 2007. Nói cách khác
hiệu quả chi phí quản lí của công ty là tốt lắm. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng cao.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
30
TCDN 14 – K33
III. Phân tích tỷ số tài chính:
Bảng tóm tắt các tỷ số tài chính công ty Vinamilk
2007 2008 Ngành
Khả năng thanh toán
Tỷ số thanh toán hiện hành 3,4 3,28
Tỷ số thanh toán nhanh 1,61 1,45
Vòng quay các khoản phải thu 9.7 12.7
Vòng quay hàng tồn kho 3,67 3.24
Cấu trúc vốn và khả năng trả nợ
Tỷ số nợ trên vốn CP 24%
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn CP 3,8%
Tỷ số nợ trên tài sản 19,78% 19,35%
Tỷ số tồng tài sản trên vốn cổ phần 125,31%
Khả năng thanh toán lãi vay 51,84
Tỷ suất đầu tư
Tỷ số sinh lợi trên doanh thu 14,7% 15,23%
Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 18% 21%
Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) 22,3% 26,25%
Hiệu quả hoạt động
Lợi nhuận gộp biên tế 26,03% 31,65%
Lợi nhuận hoạt động biên tế 13,23% 16,02%
Lợi nhuận trước thuế biên tế 14,61% 16,7%
Lợi nhuận ròng biên tế 14,74% 15,23%
Hiệu suất sử dụng tài sản
Vòng quay tài sản cố định 3,98 4,328
Vòng quay tổng tài sản 1,205 1,38
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 1,51 1,72
Tỷ số giá trên thị trường
Thu nhập mỗi cổ phần(EPS) 5,607 7,132
Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) 29,25 11,64
Tỷ suất thu nhập(1/(P/E)) 3,4% 8,6%
Tỷ suất cổ tức 3,5%
Tỷ lệ chi trả cồ tức 29%
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
31
TCDN 14 – K33
Tỷ số thanh toán hiện hành
= Tài sản lưu động / Nợ
phải trả ngắn hạn = 3,28
nghĩa là năm 2008 VNM
có 3,28 đồng tài sản lưu
động đảm bảo cho 1 đồng
nợ đến hạn trả.
Tỷ số thanh toán nhanh =
(Tiền mặt+Các khoản
tương đương tiền+Chứng
khoán tiền mặt+Khoản
phải thu)/Nợ ngắn hạn
= 1,452, nghĩa là năm
2008 VNM có 1,452 đồng
thực sự có tính thanh
khoản để đảm bảo cho một
đồng nợ đến hạn
Kỳ thu tiền bình quân =
Khoản phải thu bình
quân/(Doanh thu/360) = 28
ngày nghĩa là thời gian cần
Khả năng thanh toán:
Năm
2007
Năm
2008
Dutch
Lady
Tỷ số thanh toán hiện hành Rc 3.4 3.28 1,73
Tỷ số thanh toán nhanh Rq 1.61 1.45 1.15
Vòng quay các khoản phải thu 9.7 12.7 6,71
Vòng quay hàng tồn kho 3,67 3.24 7.38
So với năm 2007 là 3,4 tỷ số này có giảm nhưng không
đáng kể, tuy nhiên vẫn ở mức tốt. Sự sụt giảm này là do
tỷ lệ tăng tài sản lưu động nhỏ hơn lượng tăng nợ phải
trả ngắn hạn.
+ Đặc biệt trong tài sản lưu động, tiền và các khoản
tương đương tiền tăng đột biến từ 117.819trđ lên đến
338.654trđ (hơn 187%), các khoản đầu tư ngắn hạn
giảm mạnh (gần 43%). Các khoản này thay đổi là do
Công ty bán các Khoản tài chính ngắn hạn của mình với
trị giá 110.443 triệu đồng. Việc làm này là hợp lý bởi thị
trường chứng khoán trong năm này không mấy sáng
sủa.
+ Lượng hàng tồn kho của công ty năm 2008 tăng lên
1.675.160 triệu đồng (so với năm 2007 là 1.175.345
triệu đồng). Một phần lượng hàng tồn kho lăng lên đáng
kể là do những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm
của công ty nói riêng và của cả ngành nói chung.
Do hàng tồn kho có tính thanh khoản kém nên ta cần
sử dụng một tỷ số khác loại trừ được hàng tồn kho và
thể hiện tốt khả năng thanh toán này, đó là tỷ số thanh
toán tức thì hay tỷ số thanh toán nhanh (Rq) ta thấy chỉ
số này vẫn ở mức độ cao tuy có giảm chút ít so với năm
2007. Vì vậy, công ty đủ khả năng thanh toán nhanh để
chi trả mà không cần thanh lý hàng tồn kho.
Tỷ số này được cải thiện hơn so với năm 2007 (36
ngày) chứng tỏ công ty đã quản trị tốt được việc bán
chịu cho các đối tác, rút ngắn thời gian thu tiền về, giúp
đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, hạn chế rủi ro trong
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
32
TCDN 14 – K33
thiết để chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền
là 28 ngày.
Số ngày tồn kho bình quân
= Hàng tồn kho bình
quân/(Giá vốn hàng
bán/360) = 111 ngày,
nghĩa là thời gian lưu kho
của hàng hóa kể từ lúc
hàng nhập kho cho đến khi
hàng xuất kho là 111 ngày
( thời gian cần thiết để
chuyển đổi hàng tồn kho
thành tiền là 111 ngày).
các khoản phải thu, đây cũng là lý do khiến số dư tiền
mặt khá cao trên bảng cân đối kế toán. Qua phân tích ta
thấy kì thu tiền bình quân của Dutch Lady là 54 ngày
qua đó ta thấy chính sách quản lý nợ phải thu của VNM
chặt chẽ hơn, tuy nhiên Công ty cần xem xét kĩ chính
sách này trong dài hạn vì có thể làm giảm khả năng
cạnh tranh của Công ty.
Đều này dẫn đến vòng quay hàng tồn kho của năm 2008
là 3.24, so với năm 2007 là 3.67. Chỉ số này cũng cho
thấy được tốc độ tiêu thụ hàng hóa của cty. Số ngày tồn
kho so với năm 2007 là có sụt giảm nhẹ. Nhưng so với
bình quân ngành là 238 thì tỷ số này là tương đối tốt. Vì
trong thời điểm này độ co giãn của cầu theo giá thấp, và
lạm phát tăng cao, dẫn đến việc doanh nghiệp tăng được
doanh số từ việc tăng giá sản phẩm. Tuy nhiên cũng do
giá cả tăng cao, với việc thị trường thực phẩm đồ uống
biến động phức tạp với liên tiếp các vụ scandal về
nhiễm độc đồ uống đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu
dùng. Điều này thể hiện bởi xu thế giảm vòng quay
hàng tồn kho đối với hầu hết các doanh nghiệp kể cả các
doanh nghiệp có hệ thống phân phối mạnh và VNM
cũng không là ngoại lệ.
Biến động vòng quay hàng tồn kho
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính – VincomSC
1,81 1,84 1,921,7
1,4 1,51
0
0,5
1
1,5
2
2,5
Q1 Q2 Q3
2007
2008
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
33
TCDN 14 – K33
Tỳ số nợ trên vốn CP =
Tổng nợ phải trả/Vốn cổ
phần = 24% nghĩa là cứ 1
đồng tài trợ bằng vốn cổ
phần thì có 0,24 đồng tài
trợ bởi các nhà tín dụng.
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn
CP = Nợ dài hạn/Vốn cổ
phần = 3,8% nghĩa là cứ 1
đồng tài trợ bằng vốn cổ
phần thì có 0,038 đồng tài
trợ bằng tín dụng dài hạn.
Tỷ số nợ trên tài sản =
Tổng nợ/Tổng tài sản
Tỷ số tồng tài sản trên vốn
cổ phần = Tổng tài
sản/Vốn cổ phần
Khả năng thanh toán lãi
vay = (Thu nhập trước
thuế+Lãi vay)/Lãi vay.
Cấu trúc vốn và khả năng trả nợ (Đòn bẩy tài chính)
Và tỷ số bình quân ngành là 105.7%. Như vậy trong
cơ cấu nguồn vốn của VNM 2008, đóng góp từ các nhà
cổ đông nhiều hơn từ các nhà cho vay. Tỷ số này giảm
so với năm 2007 càng cho thấy tỷ lệ vay mượn từ những
nhà tín dụng thấp.
Như vậy khả năng thanh toán được các khoản nợ dài
hạn này là rất cao. Tuy rằng so với năm 2007 thì tỷ số
này có tăng nhưng mức tăng là không đáng kể và cả hai
tỷ số trên vẫn ở mức thấp.
Tỷ số nợ trên tài sản = 19,35% nghĩa là trong năm
2008 19,35% tài sản của VNM đựoc tài trợ bởi vốn vay,
tỷ số này giảm so với 2007 là 19,78%.
Tỷ số tồng tài sản trên vốn cổ phần = 125,31% nghĩa
là trong năm 2008 VNM có tổng tài sản lớn gấp 1,2532
lần vốn cổ phần.
Khả năng thanh toán lãi vay = 51,84 nghĩa là năm
2008 VNM có 51,84 đồng sẵn sàng dùng để trả cho một
đồng lãi vay. Trong tình trạng kinh tế hiện nay, tuy khả
năng thanh toán này có giảm so với 2007 là 82,89
nhưng vẫn ở mức cao, bỏ xa các đối thủ khác, đặc biệt
là HNM - công ty này đã hoàn toàn mất khả năng thanh
toán lãi vay(tỷ số này âm).
Nhìn vào cấu trúc vốn của công ty ta thấy được
khả năng tài chính lành mạnh của công ty, mức độ rủi ro
không trả được nợ là rất thấp bởi khỏan tài trợ bằng tín
dụng chiếm tỷ lệ rất thấp trong cấu trúc vốn. Mặt khác,
qua những tính toán trên cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn trên
vốn cổ phần thì nhỏ, như vậy phần lớn nợ của công ty là
nợ ngắn hạn. Mà nợ ngắn hạn đã được đảm bảo bởi
nguồn vốn lưu động. Điều này được thể hiện thông qua
các tỷ số thanh toán cao. Nói cách khác tỷ lệ nợ dài hạn
của công ty là thấp, khả năng thanh toán nợ vay của
công ty cao. Từ đó ta thấy được tình hình độc lập tài
chính và khả năng thu hút vốn đầu tư cao của công ty.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
34
TCDN 14 – K33
Tỷ số sinh lợi trên doanh
thu = Lợi nhuận
ròng/Doanh thu.
Tỷ số sinh lợi trên tổng tài
sản (ROA) = [Lợi nhuận
ròng+Lãi vay(1-Thuế
TNDN)]/Tổng tài sản bình
quân.
Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ
phần (ROE) = Lợi nhuận
ròng/Vốn cổ phần bình
quân.
Tỷ suất sinh lợi trên đầu tư:
Tỷ số sinh lợi trên doanh thu là 15.23%, nghĩa là cứ
100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 15,23 đồng lãi
ròng, cao hơn năm 2007 là 14,7%.
Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là 21%, nghĩa là
cứ 100 đồng tài sản thì có khả năng sinh lời là 21 đồng,
cao hơn 2007 là 18%.
Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) là 26,25%,
nghĩa là cứ 100 đồng vốn cổ phần thì có khả năng sinh
lợi 26,25 đồng, cao hơn năm 2007 là 22,3%.
+ Ta thấy, ROA tăng 3% và cũng cao hơn rất nhiều
so với các công ty cùng ngành khác (ROA ngành =
8,06%).
Trong tình hình kinh tế năm 2008, với những biến
động vĩ mô lớn và không thể lường trước được như lạm
phát phi mã, thị trường tín dụng đóng băng, suy thoái
kinh tế… rất nhiều doanh nghiệp bao gồm cả các doanh
nghiệp họat động trong lĩnh vực đồ uống thực phẩm đã
phải gánh chịu sự sụt giảm lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên
kết quả kinh doanh năm 2008 của Vinamilk cho thấy,
khả năng sinh lợi của công ty được cải thiện hết sức ấn
tượng so với cùng kì năm trước. Điều này cho thấy việc
khẳng định trong chất lượng sản phẩm, uy tín, đã giúp
Vinamilk gia tăng vị thế cạnh tranh, chiếm thị phần lớn
hơn của các công ty cùng ngành khác.
ROE tăng 3,7% cao hơn so với ngành là 14,09%
nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng soanh thu thuần,
sự cải thiện trong tỷ suất lợi nhuận và không có sự kiện
nào trong năm gây ra hiện tượng pha lõang cổ phiếu. Tỷ
số này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần sau – phân tích
Dupont.
Bên cạnh đó ROE > ROA cho thấy công ty cũng đã sử
dụng hiệu quả nguồn vốn vay.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
35
TCDN 14 – K33
Các tỷ số ROA, ROE của một số công ty cùng ngành
thực phẩm đồ uống.
Hiệu quả hoạt động:
Nhìn chung các tỷ số này đều tăng so với năm
2007 cho thấy cty đã có được sự nỗ lực rất đáng khen
ngợi vì trong tình hình khủng hoảng kinh tế 2008, nhiều
công ty cả lớn và nhỏ đã phải công bố lỗ nên việc
Vinamilk có tổng doanh thu tăng trưởng 25,5% và lợi
nhuận trước thuế tăng 43,5% so với 2007 đã thể hiện
được sức mạnh nội tại của cty.
2007 2008
Lợi nhuận gộp biên tế 26,03% 31,65%
Lợi nhuận hoạt động biên tế 13,23% 16,02%
Lợi nhuận trước thuế biên tế 14,61% 16,7%
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
36
TCDN 14 – K33
Lợi nhuận gộp biên tế =
(Doanh thu-Giá vốn hàng
bán)/Doanh thu
Lợi nhuận hoạt động biên
tế = Lợi nhuận từ hoạt
động/Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế biên
tế = Lợi nhuận trước
thuế/Doanh thu
Lợi nhuận ròng biên tế =
Lợi nhuận ròng/Doanh thu
Nhìn chung lợi nhuận gộp biên tế của VNM là
31.65%, điều này có nghĩa là có 31.65 đồng trong 100
đồng doanh thu là phần dùng để trang trải cho chi phí cố
định và có lãi.
Doanh thu tăng 25.56%, lợi nhuận trước thuế tăng
43.54% nguyên nhân là do tỷ trọng giá vốn hàng bán
trên doanh thu giảm 5.6% so với 2007, đẩy tỷ suất lợi
nhuận gộp biên tế tăng cao. Có thể nói đây là thuận lợi
nằm ngoài dự kiến của các doanh nghiệp sữa.
Lợi nhuận hoạt động biên tế: chỉ tiêu này cho ta biết
trong 100 đồng doanh thu có 16.02 đồng lợi nhuận từ
họat động kinh doanh.
Lợi nhuận trước thuế biên tế: tỷ suất này cho ta biết
trong 100 đồng daonh thu thuần có 14.7 đồng lợi nhuận
trước thuế.
Lợi nhuận ròng biên tế: tỷ suất này cho ta biết 100
đồng doanh thu tạo ra được 15.23 đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng trong
năm 2008 đều tăng lần lượt là 2.09% và 0.49%. Như
vậy ngay khi không còn được ưu đãi miễn 100% thuế
TNDN như năm 2007, tỷ suất lợi nhuận ròng vẫn đạt
mức cao. Nguyên nhân là do VNM đã quản lý và hạn
chế chi phí hết sức hiệu quả trong năm 2008. Bằng
chứng là, tỷ suất giá vốn hàng bán, tỷ suất chi phí bán
hàng và chi phí quản lý trên doanh thu đã giảm đáng kể
. Đây là những biến động rất tích cực khi đặt trong bối
cảnh chung của toàn ngành. Thể hiện bằng việc hợp tác
với nông dân nuôi bò sữa làm tăng tỷ lệ nguyên vật liệu
mua tại việt nam do đó tránh được thiệt hại do biến
động giá nguyên vật liệu nhập khẩu. Điều đó đã làm
tăng tỷ số lãi gộp biên tế. Mặt khác, giá cả các sản phẩm
của VNM trong năm 2008 cũng tăng lên đáng kể.
Mặt dù giá nguyên liệu đầu vào biến động tăng rất mạnh
trong năm 2007, và ở mức cao trong năm 2008, tuy
nhiên VNM vẫn duy trì được mức tăng lợi nhuận biên.
Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí cũng như
điều tiết giá bán của VNM rất tốt, ta nhận thấy rằng
người tiêu dùng vẫn không quay lưng lại với những mặt
Lợi nhuận ròng biên tế 14,74% 15,23%
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
37
TCDN 14 – K33
Vòng quay tài sản cố định
= Doanh thu/Tài sản cố
định bình quân.
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu/Tổng tài sản
bình quân.
Hiệu suất sử dụng vốn cổ
phần = Doanh thu/Vốn cổ
phần
Thu nhập mỗi cổ
phần(EPS) = Thu nhập
ròng của cổ đông
thường/Số lượng cổ phần
thường
Tỷ số giá trên thu nhập
(P/E) = Giá thị trường một
cổ phần/Thu nhập mỗi cổ
phần
hàng chất lượng cao và có giá bán hợp lý như VNM,
mặc dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản:
Vòng quay tài sản cố định = 4,238 nghĩa là trong một
đồng tài sản cố định tạo ra được 4,238đ doanh thu, cao
hơn 2007 là 3,98 điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tài
sản cố định trong năm 2008 là cao hơn
Vòng quay tổng tài sản = 1,38 nghĩa là 1đ tài sản tạo
ra được 1,38đ doanh thu, cao hơn 2007 là 1,205. điều
này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của VNM là cao
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần là 1,72 nghĩa là năm
2008 VNM có doanh thu thuần lớn hơn vốn cổ phần là
1,72 lần, cao hơn 2007 là 1,51 lần. Điều này cho thấy
hiệu suất sử dụng vốn cổ phần cao và cao hơn hiệu suất
sử dụng tổng tài sản.
Trong năm 2008 tài sản cố định của VNM tăng so với
2007 điều này thể hiện ở việc cty đã đầu tư sửa chữa,
mua mới một số máy móc công nghệ, trang thiết bị hiện
đại; hệ thống tủ đông tủ mát, xe lạnh được đầu tư mở
rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nhóm hàng
sữa chua. Đó là lý do đã làm tăng doanh thu của VNM
trong 2008. Đặt trong bối cảnh hiện nay kết hợp với khả
năng sinh lợi của cty, những tỷ số hiệu suất sử dụng tài
sản của VNM là tương đối cao. Theo một thống kê 2008
thì cty đã đạt được hiệu suất là 70%.
Tỷ số giá trên thị trường
Thu nhập mỗi cổ phần(EPS)= 7,132, tăng 1,525 so
với năm 2007 cho thấy trong năm 2008 cứ mỗi cổ phần
nắm giữ, cổ đông của Vinamilk sẽ thu được 7.132 đồng.
Cổ tức mỗi cổ phần (DIV) là 2900đ, không đổi so với
năm 2007.
Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)= 11,64 điều này có
nghĩa là giá cổ phần của công ty dược bán gấp 11,64 lần
so với thu nhập hiện hành của nó. So với năm 2007 là
29,25 thì tỷ số này giảm hơn 50%.
Tóm lại, năm 2008 EPS có tăng nhưng mức tăng
không đáng kể so với sự sụt giảm của giá thị
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
38
TCDN 14 – K33
Tỷ suất thu nhập[1/(P/E)]
= Thu nhập mỗi cổ
phần/Giá thị trường một
cổ phần.
Tỷ suất cổ tức = Cổ tức
mỗi cổ phần/Giá thị
trường một cổ phần.
Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ
tức chi trả mỗi cổ
phần/Thu nhập mỗi cổ
phần
trường.2008 là một năm mà nền kinh tế có nhiếu biến
động, nền kinh tế khủng hoảng, thị trường chứng khoán
không mấy sáng sủa, ngành thực phẩm và đồ uống gặp
nhiều vụ tai tiếng điển hình như vụ melanin… khiến các
nhà đầu tư e ngại, làm giá thị trường sụt giảm dẫn đến
P/E giảm.Tuy nhiên tỷ số này vẫn ở mức cao so với mặt
bằng giá thị trường năm 2008.Do đó, dựa trên triển
vọng phát triển của doanh nghiệp sức tăng trưởng của
ngành sữa Việt Nam và khả năng hồi phục của thị
trường chứng khoán Việt Nam về mặt dài hạn, thì cổ
phiếu VNM đang và sẽ mang những cơ hội mới cho nhà
đầu tư.
Tỷ suất thu nhập(1/(P/E)) năm 2007 và 2008 lần lượt
là 3,4% và 8,6%. Có nghĩa là năm 2008 thu nhập của cổ
đông chiếm 8,6% so với giá thị trường của cổ phần và
đã tăng so với 2007 là 5,2%.
Tỷ suất cổ tức= 3,5% tăng 1,73% so với năm 2007,
cho ta thấy rằng cổ tức của công ty trong năm 2008
chiếm 3.5% so với giá thị trường của cổ phần. Tuy là
trong 2 năm 2007, 2008 cổ tức chi trả trên cổ phần là
không đổi nhưng do tác dộng của việc sụt giảm giá thị
trường của cổ phần làm tăng tỷ suất này.
Tỷ lệ chi trả cổ tức là 29%,2007 cho thấy trong năm
2008 trong công ty có sự giảm tỷ lệ chi trả cổ tức cho
cổ đông, tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư với hi
vọng tăng trưởng nhanh trong cổ tức cũng như đẩy giá
thị trường lên cao thu hút thêm đầu tư bằng sự chênh
lệch giá.
IV. Phân tích Dupont:
Việc phân tích các tỷ số tài chính không chỉ đơn thuần là việc đánh giá
riêng lẻ từng tỷ số một. Chính vì thế, phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi xin đề cập
đến phương pháp phân tích Dupont để liên kết các tỷ số này lại, cùng đưa ra
những đánh giá tốt hơn cho tình hình tài chính của công ty Vinamilk.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
39
TCDN 14 – K33
Sơ đồ phân tích Dupont củaVNM
Chia Chia
Nhân
Tài sản dài hạn khác
243.810
TSCĐ
1.936.923
TS không lưu động
2.779.354
Khoản phải thu dài hạn
457
Khoản đầu tư tài chính dài hạn
598.164
Dthu thuần
8.208.982
Vòng quay TS
1.38
TSSL/ doanh thu
15,23%
TSSL / VCP (ROE)
26,25%
Thu nhập ròng
1.250.120
1- Tổng nợ / TS
80,65%
TSSL/ TS (ROA)
21%
Dthu thuần
8.208.982
Tổng do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty VINAMILK.pdf