CHưƠNG 1. TỔNG QUAN. 3
Tóm tắt tài liệu. 3
Mục tiêu. . 4
Phạm vi. 5
CHưƠNG 2. TỔNG QUAN UML. 6
1.2. Tổng quát về UML. 6
1.3. Các khái niệm cơ bản của phương pháp hướng đối tượng trong UML. 13
1.4. Các mối quan hệ giữa các lớp. 15
1.5. Các gói. 18
1.6. Các qui tắc ràng buộc và suy diễn. 19
1.7. Rational Rose và quá trình phát triển phần mềm thống nhất. 20
CHưƠNG 3. PHÂN TÍCH CHI TIẾT. 22
Thông tin và chuẩn hóa thông tin. 22
Qui trình nghiệp vụ tổng quát. 23
Qui trình nghiệp vụ chi tiết. 24
Mô hình thực thể. 29
Mô hình chức năng. 30
Chính sách bảo mật. . 33
Yêu cầu truyền dữ liệu. 35
CHưƠNG 4. THIẾT KẾ. 37
Tổng quan về Cms. 37
Thiết kế kiến trúc hệ thống. 38
Thiết kế chức năng. 44
Thiết kế cơ sở dữ liệu. 69
CHưƠNG 5. MỘT SỐ MÀN HÌNH DEMO. 79
CHưƠNG 6. KẾT LUẬN. 85
3.1. HẠN CHẾ. 85
3.2. HưỚNG PHÁT TRIỂN. 8
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý nội dung (CMS - Content Management System), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang chủ và đăng nhập
Cá nhân hóa
Biên tập, xuất bản thông
tin
Tìm kiếm thông tin
Quản trị hệ thống
Quản lý người dùng
Quản lý nhóm
Quản lý kênh
Quản lý liên kết website
Quản lý biểu trưng
Sơ đồ phân rã chức năng
Sơ đồ trên là mô hình phân rã chức năng mức tổng quan của CMS , các chức năng được phân rã
đến mức kênh thông tin/ứng dụng (xin xem trong phần giải thích thuật ngữ), trong mỗi kênh này sẽ gồm
nhiều chức năng nhỏ để hoàn tất các tác vụ do kênh đó quản lý (có thể hiểu mỗi kênh như một ứng dụng
nhỏ đóng gói các chức năng của riêng nó như: các chức năng quản lý, nhập/xuất thông tin, dữ liệu, trình
diễn thông tin; các chức năng về người dùng, bảo mật và phân quyền sẽ do Cms cung cấp). Các phần
dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết tập trung chủ yếu vào phần Quản lý, tra cứu và trình diễn thông tin .
1.7.8. Quản lý, tra cứu và trình diễn thông tin
Phân hệ Quản lý, tra cứu và trình diễn thông tin gồm tập các kênh cho phép cung cấp các thông
tin tổng hợp về các chủ .
Trang chủ và đăng nhập: Trang chủ đóng vai trò quan trọng trong tổ chức của CMS. Từ đây
chúng ta có thể thấy được các chức năng chính cũng như khả năng và tổ chức trình diễn trên
CMS. Truy nhập CMS theo đúng địa chỉ sẽ xuất hiện trang chủ với những thông tin cơ bản
chung nhất như cấu trúc trang chủ cùng sự bố trí các kênh thông tin trên đó. Phần này gồm
ba chức năng chính:
Trình diễn trang chủ.
Đăng nhập một cửa (Single Sign On).
Đăng xuất.
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 31
Website :
Quản lý và xuất bản thông tin: Cung cấp các chức năng cho phép quản lý, lưu trữ và kết
xuất thông tin dạng tin tức, sự kiện có tính cập nhật thường xuyên. Ứng dụng cung cấp các
chức năng hỗ trợ và đảm bảo qui trình biên tập và xuất bản thông tin qua các bước Nhập-
Kiểm duyệt-Xuất bản-Hiển thị, cung cấp đầy đủ các chức năng quản lý chủ đề, quản lý tin bài,
quản lý việc kết xuất và hiển thị thông tin, kiểm soát quyền truy nhập để luôn đảm bảo thông
tin được bảo mật, tránh bị xâm phạm một cách bất hợp pháp. Các chức năng tiêu biểu gồm:
Cập nhật tin bài.
Biên tập tin bài.
Kiểm duyệt, xuất bản tin bài.
Hủy xuất bản tin bài.
Tìm kiếm tin bài.
Các chức năng quản lý (thêm, xóa, sắp xếp tin bài).
Các chức năng quản lý các chủ đề (thêm, xóa, chỉnh sửa chủ đề, gán quyền, v.v).
Cá nhân hoá: Là một đặc trưng rất quan trọng của CMS, cho phép mỗi người sử dụng có tài
khoản tự tạo giao diện riêng cho mình với các nguồn cung cấp tài nguyên từ hệ thống. Giao
diện của CMS được chia thành các trang có tiêu đề riêng (gọi là các tab). Mỗi tab được chia
thành các cột để bố trí, hiển thị các kênh và trên mỗi cột có thể có nhiều kênh do người sử
dụng tự đưa vào. Tất cả các tab, các cột trong giao diện đều có thể do người dùng tự định
nghĩa, thêm bớt. Đây chính là công cụ cho phép người sử có tài khoản sử dụng được các tính
năng trên.
Tìm kiếm thông tin: Cung cấp cho người dùng công cụ để tra cứu tìm kiếm nhanh các thông
tin trên CMS. Đặc biệt cho phép người dùng tra cứu toàn văn tiếng Việt theo chuẩn Unicode
trên toàn hệ thống CMS một cách đơn giản và nhanh chóng, chỉ yêu cầu người dùng nhập từ
khóa hoặc chuỗi từ khóa để thực hiện tìm kiếm.
1.7.9. Quản trị hệ thống
Khối chức năng quản trị hệ thống bao gồm tập các công cụ cho phép người quản trị duy trì hoạt
động và quản lý CMS ĐH. Hệ thống quản trị bao gồm các công cụ sau:
Quản lý ngƣời dùng: Cung cấp công cụ để theo dõi danh sách các tài khoản người dùng
của hệ thống, cho phép thay đổi thông tin của các tài khoản này như tên người sử dụng, mật
khẩu,… hoặc cũng có thể loại bỏ tài khoản ra khỏi hệ thống.
Quản lý nhóm: Cung cấp công cụ giúp người quản trị hệ thống tổ chức, phân loại người
dùng và phân loại các kênh thông tin, ứng dụng. Đối với việc phân loại người dùng thành các
nhóm kết hợp với việc thiếp lập các quyền khác nhau cho các nhóm khác nhau, người quản
trị hệ thống có thể tự định nghĩa ra các vai trò (role) cho hệ thống. Công cụ quản lý nhóm có
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 32
Website :
các chức năng chính liên quan đến quản lý nhóm kênh và quản lý nhóm người dùng, hệ thống
Cms coi hai nhóm kênh và người dùng là như nhau về mặt quản lý.
Quản trị kênh: Cung cấp công cụ xuất bản kênh – tạo thêm nguồn nội dung, dịch vụ cho hệ
thống và là công cụ để quản lý danh sách các kênh đã xuất bản. Ngoài ra nó còn cho phép
thiết lập quyền sử dụng kênh, phân loại kênh, sửa đổi các thông số của kênh,v.v. Khi một
kênh được xuất bản (còn gọi là được đăng ký vào hệ thống), kênh đó có thể sẵn sàng cho
người sử dụng truy cập bằng cách đưa kênh đó vào giao diện của riêng mình thông qua chức
năng Cá nhân hóa.
Chính sách bảo mật
CMS ĐH cần được thiết kế và thiết lập bảo mật trên nhiều mức khác nhau:
Mức 1: Lớp mạng.
Mức 2: Lớp hệ điều hành.
Mức 3: Lớp Web Server.
Mức 4: Lớp Database Server.
Mức 5: Lớp ứng dụng.
Do trang thông tin điện tử điều hành tác nghiệp cho phép truy xuất tới nhiều ứng dụng và cơ sở
dữ liệu khác nhau, vì vậy nó cần phải được thiết lập một cơ chế bảo mật chặt chẽ. Hiện nay, hầu hết các
hệ thống tương tự đều sử dụng việc kết hợp nhiều kỹ thuật bảo mật:
Quản lý định danh và sử dụng dịch vụ “Single Sign On”, làm giảm rủi ro về để lộ các mật
khẩu. Dễ quản trị, giảm thời gian hỗ trợ, và tăng tính dễ sử dụng cho hệ thống.
Sử dụng các dịch vụ thư mục như Active Directory hay LDAP, để đảm bảo tính nhất quán cho
việc kiểm soát quyền và các thông tin cá nhân.
Phân quyền truy nhập tới từng vùng thông tin.
Định nghĩa ra các luật để kiểm soát các vùng tin (về thời gian truy cập, thời lượng truy cập…)
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 33
Các lỗi tiêu biểu về bảo mật thƣờng gặp trong các ứng dụng Web
Các thông số không hợp
lệ
Thông tin từ các yêu cầu Web thường không được xác nhận tính hợp
lệ trước khi được một ứng dụng web sử dụng. Những kẻ tấn công có
thế sử dụng những kẽ hở này để tấn công vào các thành phầ
n
backside thông qua ứng dụng web. Việc kiểm soát truy cập bị Những hạn chế mà ười sử dụng hợp pháp phải tuân theo thường
Website :
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 34
bẻ gẫy không có hiệu lực một cách hoàn toàn. Những kẻ tấn công có thể tận
dụng những kẽ hở này để truy cập vào tài khoản của người khác, xem
các file nhạy cảm, hoặc sử dụng những chức năng không được phép.
Bẻ gẫy việc quản lý tài
khoản và phiên làm việc
Giấy ủy nhiệm tài khoản và các mã thông báo không được bảo vệ một
cách tuyệt đối. Những kẻ tấn công có thể lấy password, các cookie
hoặc các mã thông báo khác, loại bỏ những hạn chế xác nhận và giả
danh danh tính của người dùng
Cross-site scripting Ứng dụng web có thể được sử dụng như một cơ chế để truyền một sự
tấn công tới trình duyệt của người sử dụng. Một cuộc tấn công thành
công có thể lấy được mã làm việc của người sử dụng, tấn công vào
máy cục bộ, hoặc nhại lại các nội dung để đánh lừa người sử dụng.
Tràn bộ nhớ đệm Các thành phần của ứng dụng web trong một số ngôn ngữ mà không
xác nhận tính hợp lệ của dữ liệu vào thì có thể bị xâm nhập, và trong
một số trường hợp được sử dụng để điều khiển một tiến trình. Các
thành phần này có thể bao gồm CGI, các thư viện, các driver, và các
thành phần máy chủ ứng dụng web.
Các vấn đề về kiểm soát
lỗi
Các lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường không được kiểm
soát một cách tuyệt đối. Nếu một hacker có thể gây ra các lỗi mà ứng
dụng web không thể kiểm soát được thì chúng có thể lấy được các
thông tin hệ thống một cách chi tiết, từ chối dịch vụ, và là nguyên nhân
dẫn đến cơ chế bảo mật bị hỏng hoặc thâm nhập vào server
Sử dụng không an toàn
việc mã hóa
Các ứng dụng web thường xuyên sử dụng các hàm mã hóa để bảo vệ
thông tin và credentials, những hàm và đoạn mã để tích hợp chúng đã
được chứng minh là khó để mã hóa một cách tuyệt đối và thường
xuyên nên dẫn đến việc bảo mật kém.
Những kẽ hở của việc
quản trị từ xa
Nhiều ứng dụng web cho phép người quản trị truy cập site bằng cách
sử dụng một giao diện web. Nếu các chức năng quản trị này không
được bảo mật một cách cẩn thận thì một hacker có thể có được sự truy
cập đầy đủ vào tất cả các bộ phận của site
Cấu hình không phù hợp
giữa web và máy chủ ứng
dụng
Có một chuẩn cấu hình của một server mạnh là tiêu chuẩn cho một ứng
dụng web an toàn. Những server này có nhiểu lựa chọn về cấu hình và
những lựa chọn này ảnh hưởng đến việc bảo mật và không an toàn ở
bên ngoài
Các mã không cần thiết
và nguy hiểm
Các mã không cần thiết có thể là nguyên nhân của tất cả các vấn đ
ề
trong quá trình bảo dưỡng và cập nhật. Những mã nguy hiểm được các
hacker chèn vào sẽ hoạt động với đầy đủ các đặc quyền của ứng dụng
web. Bẻ gãy tính an toàn của
các thread
Các ứng dụng web có tính đồng nhất cao (highly concurrent) và các
vấn đề về sự an toàn của thread có thể dẫn đến những vấn đề bảo mật
Website :
Yêu cầu truyền dữ liệu
Hệ thống đường truyền phải đảm bảo :
Hệ thống mạng
Hệ thống server
Đường truyền …
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 35
quan trọng. Việc lập trình đồng nhất là một trong những vấn đề khó
khăn nhất của việc phát triển các ứng dụng web an toàn
Từ chối dịch vụ Nhiều ứng dụng web dễ bị ảnh hưởng bởi một cuộc tấn công từ chối
dịch vụ đơn giản, như là các yêu cầu được lặp lại đối với một URL.
Việc khóa những cuộc tấn công này được thực hiện trong rất ít các ứng
dụng web.
Lạm dụng những thói
quen cá nhân
Việc thu thập thông tin cá nhân người dùng mà không được người
dùng biết đến thường xảy ra trong nhiều website. Có nhiều thói quen
tốt, quy định và các quy chế có thể ảnh hưởng đến việc những thông
tin này phải được nắm giữ như thế nào
Thói quen đăng nhập
không tốt
Nhiều log của ứng dụng web bao gồm những thông tin nhậy cảm như
password, session id, và các mã khác. Một thiết kế đăng nhập tốt là
chìa khóa cho một ứng dụng web an toàn
Sự sai lệch dữ liệu Việc bảo vệ khỏi sự sai lệch dữ liệu là một vấn đề phức tạp bao gồm
chữ ký số, kiểm tra tổng, và các đặc quyền. Bảo vệ khỏi sai lệch là một
mối quan tâm chung cho các trang về chăm sóc sức khỏe và tài chính
Caching, pooling, and
reuse errors (các lỗi lưu
trữ, pool, và sử dụng lại)
Nhiều ứng dụng web sử dụng caching, pooling và sử dụng lại các đối
tượng để tăng hiệu suất. Những sai sót trong việc sử dụng những cơ
chế này có thể dẫn đến việc vi phạm bảo mật một cách không cố ý.
Số lượng các luật có ảnh hưởng đến ứng dụng web đang lớn mạnh
nhanh chóng. Mã của bạn có thể cần phải tuân theo HIPAA, GLBA,
COPPA…
Chất lượng mã Khâu bảo mật có liên quan trực tiếp với sự phức tạp. Các ứng dụng
web an toàn sẽ có các thành phần bảo mật phải hoàn hảo,
nonbypassable, và có thể kiểm tra được. Mã phải có cấu trúc tốt, được
chú giải và dễ dàng kiểm tra
Các chính sách đặc trưng Nhiều site có các chính sách riêng của chúng mà phải có hiệu lực với
ứng dụng web. Những chính sách tùy biến này nên được sưu liệu cẩn
thận và phải được thực hiện khi viết mã.
Website :
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 36
Website :
CHƢƠNG 4. THIẾT KẾ
Tổng quan về Cms
1.7.10. Khái niệm Cms
Một cách chung nhất, có thể tạm định nghĩa Cms như sau: Cms là một phần mềm ứng dụng web
(web-based application) cung cấp hệ thống thông tin điện tử cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị cần để
quảng bá, cung cấp thông tin và dịch vụ thông tin.
1.7.11. Các đặc điểm chính của Cms
Dưới đây là những đặc điểm chính của Cms, và chính những đặc điểm này đã tạo nên sự khác
biệt lớn giữa công nghệ Cms với các công nghệ website truyền thống.
Cá nhân hóa giao diện của người sử dụng (Personalization): Đây là một trong những
thuộc tính quan trọng của Cms. Một Cms dứt khoát phải cung cấp cho người sử dụng một
giao diện nhất quán và giao diện này phải do chính người sử dụng lựa chọn.
Tổ chức phân loại thông tin (Category): Để giảm thiểu tình trạng quá tải thông tin của
người sử dụng, thông tin được quản lý bởi Cms phải được phân loại và sắp xếp các theo các
chủ đề (topic) sao cho người sử dụng có thể nhanh chóng tìm thấy thông tin mà mình cần.
Các chủ đề thường được xây dựng theo cấu trúc hình cây, có nghĩa là mỗi chủ đề (topic) có
thể có nhiều chủ đề nhỏ hơn phía dưới (sub topic), và cứ như vậy tiếp tục triển khai xuống
các mức thấp hơn.
Hỗ trợ khả năng tìm kiếm nhanh thông tin (Search): Một thuộc tính khác cũng có vai trò rất
quan trọng để giảm thiểu tình trạng quá tải thông tin là dịch vụ tìm kiếm thông tin nhanh. Dịch
vụ này thực hiện tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của người sử dụng, thông qua mô tả thông
tin cần tìm dưới dạng các từ khoá hoặc tổ hợp các từ khoá.
Thông tin được tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau (Multi system intergration): Thông tin
hiển thị trên Cms phải được tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau, mà các nguồn tin này nằm
rải rác trên mạng toàn cầu Internet. Nguồn thông tin có thể là các cơ sở dữ liệu dạng quan hệ,
các văn bản phi cấu trúc, các dữ liệu hình ảnh, âm thanh, .v.v...
Hỗ trợ mô hình làm việc cộng tác (Collaboration or virtual community): Cms phải bao gồm
các cộng cụ (tools) để tăng cường khả năng liên lạc, trao đổi thông tin, và năng suất xử lý
công việc của các nhóm làm việc hoặc của một cộng đồng. Thư điện tử (Email), diễn đàn thảo
luận (Forum), hỏi đáp (Q&A), .v.v… là những công cụ tiêu biểu để hỗ trợ các nhóm làm việc.
Hỗ trợ mô hình tự động xử lý công việc theo qui trình đã xác định từ trước (workflow): Cho
phép tích hợp trên Cms các phần mềm áp dụng của mạng nội bộ Intranet, mà các áp dụng
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 37
Website :
này sẽ thiết lập một qui trình tự động để hoàn thành xử lý một công việc theo một qui trình đã
xác định từ trước.
Đăng nhập hệ thống một lần duy nhất (Single Sign-On): Thuộc tính này cho phép người
dùng chỉ thực hiện đăng nhập hệ thống một lần duy nhất trước khi sử dụng tất cả các tài
nguyên (thông tin, dịch vụ, phần mềm áp dụng, ...) được cung cấp hoặc được tích hợp trên
Cms.
Thiết kế kiến trúc hệ thống
1.7.12. Mô hình khái niệm
Mô hình sau đây sẽ thể hiện cấu trúc logic cũng như diễn tả chức năng tổng quát của CMS
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 38
Website :
Các nguồn khác:
Đài, báo, file ….
CSDL CSDL CSDL
Biên tập, tích hợp, liên kết
VCMS
Thong tin Hinh anh
Công cụ, tiện ích
(diễn đàn, hỏi đáp,
Liên kết , tích hợp
danh bạ, …)
Xác thực ngƣời dùng
LAN/WAN/
LAN/WAN
Ngƣời dùng Ngƣời dùng
INTERNET
Ngƣời dùng Ngƣời dùng
Giải thích mô hình
1.7.13. Kiến trúc của hệ thống
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 39
E
M
A
IL
S
E
R
V
E
R
L
D
A
P
S
E
R
V
E
R
CSDL VPortal CSDL chuyên
Website :
Ngƣời dùng
Ngƣời biên tập
Ngƣời quản trị
WEB SERVER
Trang TTĐT điều hành tác nghiệp BCA
Quản lý các công cụ
trao đổi thông tin
Tìm kiếm thông tin
Quản lý và xác thực
ngƣời dùng
Xuất bản thông tin
Quản lý nội dung
thông tin
Tích hợp ứng dụng
Các dịch vụ Web
ngành CSDL tác nghiệp
Mô hình kiến trúc trang TTĐT ĐH tác nghiệp của Bộ Công an
Giải thích mô hình:
Mô hình kiến trúc CMS được xây dựng trên framework CMS bao gồm 3 tầng: tầng trình diễn, tầng
ứng dụng và tầng cơ sở dữ liệu. Các phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết vai trò và các thành phần của mỗi
tầng.
Tầng trình diễn
Tầng trình diễn chịu trách nhiệm về cung cấp giao diện cho nhiều loại người dùng khác nhau, có
nhiệm vụ tiếp nhận các yêu cầu, dữ liệu từ người dùng, có thể định dạng nó theo những qui tắc đơn giản
(dùng các ngôn ngữ Script) và gọi các component thích hợp từ tầng Business Logic để xử lý các yêu cầu.
Kết quả sau xử lý được trả lại cho người dùng.
Tầng ứng dụng và Web server
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 40
Website :
Là môi trường hoạt động của CMS , là nơi chứa phần mềm trang thông tin điện tử điều hành tác
nghiệp. Là đầu mối tiếp nhận và xử lý yêu cầu của người dùng đầu cuối, phân tích, tiền xử lý yêu cầu và
chuyển yêu cầu đã xử lý cho phần ứng dụng tương ứng xử lý. Tầng này bao gồm 2 thành phần chính:
Web server: bao bên ngoài phần mềm CMS ĐH (framework CMS), đảm nhận nhiệm vụ đón
các yêu cầu từ tầng trình diễn (yêu cầu phía client), đóng gói kết quả trả về cho phía client.
Web server đồng thời có nhiệm vụ thực thi các thành phần điều khiển trình diễn của ứng dụng
chủ cũng như thực thi các modules giao tiếp với các Server khác (E-mail server, LDAP
server). Ngoài ra, Web server cũng là lớp bao bọc, ngăn chặn sự tấn công trái phép vào các
ứng dụng hoạt động bên trong nó, bao gồm CMS ĐH.
CMS : được xây dựng trên framework CMS, bao gồm các thành phần cơ bản được gắn kết
chặt chẽ với nhau phục vụ cho việc tích hợp đa chiều các nguồn thông tin và dịch vụ, cho
phép quản lý điều phối các nguồn thông tin, dịch vụ này nhằm mục đích đưa được thông tin,
dịch vụ hữu ích nhất cho người sử dụng, đúng theo nhu cầu và đặc điểm của người sử dụng
đó, cung cấp các ứng dụng, thực hiện các quy trình xử lý nghiệp vụ và điều khiển. CMS bao
gồm thành phần chính sau:
Khối quản lý và xác thực người dùng. Khối này bao gồm các các chức năng cơ bản liên
quan đến việc đăng ký, quản lý tài khoản (tạo mới, sửa đổi, xóa, ...) của người sử dụng
hoặc nhóm người sử dụng. Với quan điểm thông tin và dịch vụ chỉ được truy nhập bởi
người dùng hợp lệ, CMS ĐH của cần thiết duy trì hệ thống kiểm tra và xác thực người
dùng truy cập. Thêm nữa để tránh cho người dùng phải nhớ quá nhiều tên và mật khẩu
khi truy nhập tài nguyên của mình, CMS ĐH của cũng cài đặt khả năng xác thực một cửa
theo đó người sử dụng (đã được đăng ký và có tài khoản) chỉ cần đăng nhập một lần,
nhưng có thể truy cập tới thông tin và dịch vụ (theo quyền truy cập) có trên CMS ĐH.
Khối quản lý nội dung thông tin. Để giảm thiểu tình trạng quá tải thông tin của người sử
dụng, thông tin cần được quản lý bởi CMS ĐH của phải được phân loại và sắp xếp theo
các chủ đề (topics, subtopics, ...) sao cho người dùng có thể nhanh chóng tìm thấy thông
tin mà mình cần. Trong mục quản lý nội dung còn có các chức năng xuất bản thông tin
bao gồm các bước tạo, phê duyệt và xuất bản thông tin, nhưng do vai trò quan trọng của
khối này nên đã tách riêng.
Khối quản lý các công cụ trao đổi thông tin. Khối này cung cấp và thực hiện quản lý các
phần mềm công cụ (được cung cấp đi kèm với CMS) nhằm tăng cường khả năng trao đổi
thông tin 2 chiều giữa lãnh đạo và chuyên viên trong quá trình xử lý công việc.
Khối xuất bản thông tin. Khối này cung cấp các chức năng cơ bản thể hiện qui trình xuất
bản thông tin với sự tham gia của các bộ phận khác nhau như: tạo lập, biên tập nội dung
bằng một hệ soạn thảo văn bản, và phê duyệt xuất bản.
Khối tích hợp ứng dụng. Cung cấp các giao thức chuẩn, mà thông qua đó các ứng dụng
được tích hợp vào CMS ĐH của , hoặc tạo lập các mối liên kết (links) với các CMS khác.
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 41
Website :
Khối tìm kiếm thông tin. Với việc cài đặt một công cụ tìm kiếm nhanh thông tin trên CMS
ĐH của , người dùng có khả năng tìm kiếm nhanh thông tin thông qua việc mô tả thông tin
mà họ cần tìm dưới dạng các từ khoá hoặc tổ hợp các từ khoá.
Khối dịch vụ Web. Khối này bao gồm một số dịch vụ web (Web Services) nhằm tạo ra các
tiện ích hay thực hiện một số chức năng của CMS ĐH.
Tầng cơ sở dữ liệu
Bao gồm các hệ thống CSDL lưu trữ dữ liệu chính của CMS, CSDL chuyên ngành và CSDL tích
hợp sẵn sàng phục vụ cho các hoạt động truy cập, xử lý, kết xuất và trình diễn thông tin ở các tầng trên.
Cụ thể:
CSDL CMS: gồm hệ thống CSDL chính của CMS phục vụ lưu trữ các thông tin dữ
liệu về cấu hình, các tham số của hệ thống, dữ liệu người dùng, dữ liệu bản tin, các thông
tin, dữ liệu phục vụ điều hành tác nghiệp,… Các CSDL này được liên thông với nhau và tạo
thành một hệ thống phục vụ điều hành, tác nghiệp theo hướng QLHCNN.
CSDL chuyên ngành: là hệ thống các CSDL phục vụ quản lý một lĩnh vực hoặc đối
tượng đặc thù của Đơn vị. Đây cũng chính là hệ thống CSDL Quốc gia phục vụ một ngành
dọc liên quan đến Đơn vị. Khi có yêu cầu, hệ thống sẵn sàng cho việc kết xuất và tổng hợp
thông tin để cung cấp cho CMS ĐH.
CSDL tích hợp: đây là hệ CSDL của CMS ĐH và các hệ thống khác cần liên thông
dữ liệu với nhau. Hệ CSDL hoạt động theo cơ chế LDAP, cho phép tích hợp thông tin hệ
thống của các hệ CSDL nền khác nhau.
1.7.14. Công nghệ nền tảng
Giải pháp CMS được phát triển trên các công nghệ tiên tiến, các công cụ và ngôn ngữ lập trình
mạnh, phần dưới đây tóm lược các công nghệ, ngôn ngữ lập trình, môi trường phát triển CMS và mô hình
tổng quan trên nền kiến trúc J2EE:
Framework mã nguồn mở: uCms.
Công nghệ và ngôn ngữ lập trình: Java, XML/XSL, J2EE, Web services,…
Hệ điều hành : Windows family, Unix, Linux.
Java Virtual Machine: Jdk 1.3+
Java Servlet Container: Tomcat, Jetty, Resin, iPlanet, WebSphere, Weblogic.
Webserver: Apache.
Hệ quản trị CSDL: PostgreSQL, MySQL, MS SQL Server, Oracle, …
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 42
Website :
Directory server: OpenLDAP, iPlanet, Netscape Directory Server.
Trình duyệt web: MS Internet Explorer 6, Nescape 5 trở lên.
Presentation Layer
IE, Nescape – browsers PDA browser WAP browser
`
Business Logic Layer
Application Server /Web
Server
Tomcat , Apache server on Linux or Windows LDAP/Kerberos Server
JSP
Servlet
Java
XML XSLT
Data Access layer
RDBMS Layer
Database Server
Database
MS SQL Server
MySQL
PostgreSQL
Oracle
Hypersonic
Mô hình kiến trúc phân tầng của CMS trên nền J2EE
Với việc áp dụng framework và các nền tảng công nghệ tiên tiến nêu trên, giải pháp CMS cho
phép vận hành độc lập trên các hệ điều hành khác nhau và tương thích với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu
khác nhau. Cung cấp một giải pháp phần mềm khung với độ ổn định và tính mở cao, luôn sẵn sàng cho
việc nâng cấp, phát triển và tích hợp các ứng dụng, dịch vụ trong tương lai mà không mất công chỉnh sửa
hay xây dựng lại hệ thống.
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 43
Website :
Thiết kế chức năng
Trong phần phân tích, tài liệu đã trình bày sơ đồ phân rã chức năng cùng với mô tả tổng quan về
các phân hệ chức năng của CMS, cụ thể là 5 phân hệ chức năng chính: Phân hệ Quản lý, tra cứu và trình
diễn thông tin thông tin; Phân hệ Quản trị các loại lịch; Phân hệ Trao đổi cộng tác; Phân hệ Tích hợp, trao
đổi thông tin và ứng dụng; và Phân hệ Quản trị hệ thống. Trong phần này, tài liệu sẽ trình bày tóm tắt một
số chức năng thông dụng mà thôi..
VCMS
Quản lý, tra cứu và trình
diễn thông tin
Trang chủ và đang nhập
Cá nhân hóa
Quản trị hệ thống
Quản lý người dùng
Quản lý nhóm
Biên tập, xuất bản thông
tin
Tìm kiếm thông tin
Sơ đồ phân rã chức năng
Các đối tƣợng tham gia hệ thống (Actors)
Các đối tượng tham gia hệ thống bao gồm: người dùng, người dùng là thành viên, khách vẵng lai,
người quản trị hệ thống, người biên tập, người kiểm duyệt và người xuất bản. Sơ đồ dưới đây thể
hiện mối quan hệ giữa các đối tượng này.
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 44
Website :
Mô tả Actors
Hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System) 45
Actor Mô tả chi tiết
Ngƣời dùng Là người sử dụng bất kỳ, có thể truy cập Cms để khai thác, tìm
kiếm thông tin và sử dụng các dịch vụ được tích hợp. Một
người dùng bất kì nếu không có tài khoản đăng kí tại Cms, chỉ
có thể khai khác và sử dụng các thông tin, dịch vụ được kết
xuất trên trang chủ của Cms. Đối với các dịch vụ khác, người
dùng muốn sử dụng thì phải đăng kí là thành viên của Cms qua
mẫu đăng kí người dùng, và việc đăng kí này phải được sự xác
nhận của người quản trị Cms. Sau khi người quản trị xác thực,
người dùng sẽ truy nhập vào Cms qua tên và mật khẩu đã
đăng kí.
Khách vãng lai Người dùng bình thường không đăng nhập vào hệ thống hoặc
không có tài khoản đăng nhập vào hệ thống Cms.
Ngƣời dùng là thành viên Là người dùng sau khi đăng kí vào Cms và được người quản
trị hệ thống xác thực. Người dùng đã xác thực thuộc về một
nhóm người dùng của hệ thống.
Ngƣời quản trị Người dùng có quyền quản trị người dùng hệ thống, nhóm
người dùng hệ thống, quản trị các nhóm tài nguyên, quản trị
các nền trình diễn, kiểu trình diễn cho từng nhóm người dùng.
Ngƣời kiểm duyệt Là một thành viên của CMS có chức năng kiểm duyệt nội dung
Website :
1.7.15. Quản lý, tra cứu và trình diễn thông tin
Phân hệ Quản lý, tra cứu và trình diễn thông t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan-tich-va-thiet-ke-mot-he-thong-quan-ly-noi-dung-cms.pdf