Đề tài Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán thu-chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại kho bạc nhà nước Na Hang

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KBNN NA HANG -TUYÊN QUANG VÀ ĐỀ TÀI THỰC HIỆN 4

1.1. VÀI NÉT VỀ KBNN NA HANG 4

1.1.1 Lịch sử ra đời, chức năng và quyền hạn của KBNN 4

1.1.2. Vài nét cơ bản về KBNN huyện Na Hang 13

1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI THỰC HIỆN 18

1.2.1. Lý do chọn đề tài 18

1.2.2 Mục tiêu của đề tài 19

CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NSNN, KẾ TOÁN THU – CHI NSNN VÀ PHÁT TRIỂN HTTT KẾ TOÁN 20

A. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 20

1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 20

1.1 Khái niệm 20

1.2. Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp 20

2. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NSNN, KẾ TOÁN THU – CHI NSNN BẰNG TIỀN MẶT VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ KBNN 30

2.1. Khái niệm 30

2.2. Quy định chung về Kế toán NSNN 30

2.3. Chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt (Ban hành theo quyết định số 24/2006/QĐ – BTC ngày 06/04/2006 của Bộ Tài chính) 33

2.4. Tài khoản kế toán liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt 40

2.5. Một số loại sổ kế toán liên quan đến Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt 48

B. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 52

1. Khái niệm 52

2. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một HTTT 54

3. Các giai đoạn phát triển HTTT 55

3.1.Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu 55

3.2. Giai đoạn: Phân tích chi tiết 56

3.3.Giai đoạn 3: Thiết kế lô gíc 57

3.4.Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp 57

3.5. Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài 58

3.6. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống 58

3.7. Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác 59

4. Công cụ thực hiện 60

4.1. Các phương pháp thu thập thông tin 60

4.2. Công cụ mô hình hóa 62

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT 65

3.1. KHẢO SÁT THỰC TẾ 65

3.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán 65

3.1.2.Những quy định chung về tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN và chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN 65

3.1.3. Quy trình kế toán thu – chi NSNN 72

3.1.4. Phương pháp hạch toán 76

3.1.5. Yêu cầu của bài toán 82

3.2. Phân tích chi tiết HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt 83

3.2.1 Sơ đồ chức năng (BFD) của hệ thống 83

83

3.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) của hệ thống 84

3.2.3. Sơ đồ luồng thông tin (IFD) của hệ thống 90

3.3. Thiết kế logic HTTT kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt 93

3.3.1. Thiết kế CSDL lôgíc 93

3.3.2. Các giải thuật trong chương trình 103

3.4. Thiết kế giao diện chính của HTTT Kế toán Thu – chi NSNN bằng tiền mặt 108

3.4.1Thiết kế menu chương trình 108

3.4.2 Màn hình giao diện đăng nhập chương trình 109

3.4.3.Màn hình giao diện chính của chương trình 110

3.4.4 Màn hình giao diện nhập tài khoản 111

3.4.5 Giao diện nhập chứng từ thu NS 112

3.4.6 Giao diện nhập chứng từ chi NS 113

KẾT LUẬN 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

 

 

docx137 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3034 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán thu-chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại kho bạc nhà nước Na Hang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán chi NSNN. Phương pháp và trách nhiệm ghi chép: Phương pháp và trách nhiệm ghi chép trên Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) được thực hiện tương tự như Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiến mặt (mẫu số C2 -04/NS). Luân chuyển chứng từ: - Chủ đầu tư dự án lập 03 liên Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) gửi đến KBNN nơi giao dịch. - Sau khi chi tiền cho đơn vị thủ quỹ ghi ngày, tháng, năm vào dòng “KBNN ghi sổ và trả tiền ngày…”, đóng dấu “ĐÃ CHI TIỀN”. - Kế toán sử dụng 01 liên chứng từ để hạch toán và lưu, 01 liên trả lại đơn vị, 01 liên gửi bộ phận nghiệp vụ để theo dõi. 2.3.6. Phiếu nhập dự toán ngân sách Mục đích: Phiếu nhập dự toán ngân sách là chứng từ kế toán do kế toán KBNN lập để hạch toán và theo dõi dự toán ngân sách của các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (kể cả ngân sách cấp xã); làm căn cứ kiểm soát, thanh toán chi ngân sách cho đơn vị sử dụng ngân sách. Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng trong trường hợp hạch toán kế toán dự toán thường xuyên hoặc dự toán kinh phí ủy quyền có tính chất thường xuyên. Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng chung cho trường hợp nhập dự toán ban đầu, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh. Phương pháp ghi chép và trách nhiệm: Kế toán căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của cấp có thẩm quyền cho đơn vị sử dụng ngân sách để lập Phiếu nhập dự toán ngân sách. Kế toán ghi đầy đủ các yếu tố trên chứng từ như: cấp ngân sách, niên độ ngân sách, loại kinh phí (kinh phí thường xuyên, kinh phí ủy quyền), tên, mã số đơn vị sử dụng ngân sách, loại dự toán (dự toán ban đầu, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh), mã tính chất nguồn kinh phí, cơ cấu phân bổ ngân sách (chương, loại, khoản, nhóm mục), số tiền, ngày hạch toán…;sau đó ký xác nhận trên chứng từ theo chức danh quy định. Luân chuyển chứng từ: Phiếu nhập dự toán ngân sách được lập 02 liên: 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự toán kinh phí, 01 liên sử dụng để hạch toán và lưu cùng với chứng từ 2.4. Tài khoản kế toán liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt Khái niệm: Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liện tục, có hệ thống tình hình vận động của các đối tượng kế toán do KBNN quản lý. Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt. Tất cả các tài khoản được sử dụng trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN gọi là Hệ thống tài khoản kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN do Bộ Tài chính quy định gồm có: loại tài khoản, số hiệu tài khoản, nội dung và phương pháp ghi chép của từng tài khoản Một số tài khoản kế toán liên quan đến Kế toán thu – chi NSNN b tiền mặt: Loại TK bậc I TÊN TÀI KHOẢN III Chi từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác 30 Chi ngân sách trung ương 31 Chi ngân sách cấp tỉnh 32 Chi ngân sách cấp huyện 33 Chi ngân sách cấp xã 34 Cấp phát vốn đầu tư thuộc NSNN 35 Cấp phát vốn Chương trình mục tiêu V Vốn bằng tiền 50 Tiền mặt VII Thu ngân sách nhà nước 70 Thu ngân sách trung ương 71 Thu ngân sách cấp tỉnh 72 Thu ngân sách cấp huyện 73 Thu ngân sách cấp xã 74 Điều tiết thu NSNN 2.4.1. Tài khoản loại III – Chi từ nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư và chi chương trình mục tiêu của NSNN các cấp. Ngoài ra, nhóm các tài khoản loại này còn sử dụng để theo dõi tình hình cấp phát vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác không thuộc NSNN. Hạch toán trên các tài khoản loại III phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư; Mọi khoản chi về ngân sách và thanh toán vốn đầu tư phải có nguồn tài chính bảo đảm (dự toán kinh phí thường xuyên, nguồn vốn đầu tư, dự toán kinh phí đầu tư…). Các tài khoản chi NSNN và thanh toán vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN có các tài khoản chi tiết bậc II chi tiết theo cấp ngân sách (trung ương, tỉnh, huyện) 2.4.1.1 Tài khoản 30 - Chi ngân sách trung ương Tài khoản này phản ánh các khoản chi của NSTW gồm các khoản thực chi và tạm ứng theo các phương thức chi: Dự toán kinh phí thường xuyên, vốn chương trình mục tiêu, dự toán kinh phí đầu tư và bằng lệnh chi tiền. * Bên Nợ: + Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi NSTW. + Phục hồi chi ngân sách năm trước (chi phát sinh ở KBNN và KBNN tỉnh). * Bên Có: + Hạch toán giảm tạm ứng chi NSTW do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi. + Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi ngân sách. + Kết chuyển chi NSTW về KBNN cấp trên (phát sinh ở KBNN tỉnh và KBNN huyện). + Quyết toán chi NSTW (chỉ phát sinh ở KBNN). * Số dư Nợ: Phản ánh số chi NSTW chưa quyết toán. 2.4.1.2 Tài khoản 31 - Chi ngân sách cấp tỉnh Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi của ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh), gồm các khoản chi theo dự toán kinh phí thường xuyên, vốn chương trình mục tiêu, dự toán kinh phí đầu tư và lệnh chi tiền. * Bên Nợ: + Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi NS cấp tỉnh. + Phục hồi chi NS cấp tỉnh năm trước (chỉ phát sinh ở KBNN tỉnh). * Bên Có: + Hạch toán giảm tạm ứng chi NS cấp tỉnh do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi. + Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi NS. + Kết chuyển chi ngân sách cấp tỉnh về KBNN cấp trên (chỉ phát sinh ở KBNN huyện và văn phòng KBNN tỉnh). + Quyết toán chi NS cấp tỉnh (chỉ phát sinh ở KBNN tỉnh) * Số dư Nợ: Phản ánh số chi ngân sách cấp tỉnh chưa quyết toán. 2.4.1.3 Tài khoản 32 - Chi ngân sách cấp huyện Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản chi theo dự toán kinh phí thường xuyên, vốn chưong trình mục tiêu, dự toán kinh phí đầu tư và các khoản chi theo lệnh chi tiền do Phòng Tài chính trực tiếp cấp phát thuộc ngân sách cấp huyện. * Bên Nợ: Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi từ ngân sách cấp huyện. * Bên Có: + Hạch toán giảm tạm ứng do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi. + Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi. + Quyết toán chi ngân sách cấp huyện (chỉ phát sinh ở KBNN huyện). * Số dư Nợ: Phản ánh số chi ngân sách cấp huyện chưa quyết toán. 2.4.1.4 Tài khoản 33 - Chi ngân sách cẫp xã Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản chi thuộc ngân sách cấp xã. * Bên Nợ: Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi từ ngân sách cấp xã. * Bên Có: + Hạch toán giảm tạm ứng do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi. + Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi. + Quyết toán chi ngân sách cấp xã. * Số dư Nợ: Phản ánh số chi ngân sách cấp xã chưa quyết toán. 2.4.1.5 - Cấp phát vốn đầu tư thuộc NSNN Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng và thực chi vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư từ nguồn vốn NSNN cho các dự án đầu tư. Theo đề nghị của chủ đầu tư, vốn đã cấp tạm ứng được chuyển thành thanh toán khi có đủ các điều kiện kiểm soát chi theo quy định. * Bên Nợ: Số vốn đầu tư tạm ứng, thực chi cho các công trình, dự án. * Bên Có: + Chuyển số vốn tạm ứng đầu tư sang thực chi. + Số vốn tạm ứng hoặc thực chi về đầu tư được thu hồi. + Kết chuyển vốn đã cấp phát khi quyết toán công trình được phê duyệt. * Số dư Nợ: Số vốn đầu tư đã tạm ứng, thực chi chưa quyết toán. 2.4.1.6. Tài khoản 35 - Cấp phát vốn chương trình mục tiêu Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng và thực chi vốn các chương trình mục tiêu từ nguồn vốn NSNN. * Bên Nợ: Số tạm ứng và thực chi vốn chương trình mục tiêu cho các công trình dự án. * Bên Có: + Số tạm ứng vốn chương trình mục tiêu cho các công trình, dự án được chuyển sang thực chi. + Số vốn đã cấp tạm ứng hoặc thực chi được thu hồi. + Kết chuyển vốn đã cấp phát khi quyết toán dự án, CTMT. * Số dư Nợ: Số vốn CTMT đã tạm ứng, thực chi chưa được quyết toán. 2.4.2.Tài khoản loại V – Vốn bằng tiền Loại tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các loại vốn bằng tiền tại KBNN như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ, kim loại quý… Tài khoản 50 – Tiền mặt bằng đồng Việt Nam Tài khoản này dùng để phản ánh tính hình nhập, xuất và tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại KBNN. Tài khoản này có các tài khoản bậc II được mở theo hiện trạng và yêu cầu quản lý của từng tiền mặt. Tài khoản 50 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất và tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại KBNN. * Bên Nợ: Các khoản tiền mặt nhập quỹ, kho. * Bên Có: Các khoản tiền mặt xuất kho, quỹ. * Số dư Nợ: Số tiền mặt còn tại quỹ, kho. 2.4.3.Tài khoản loại VII – Thu NSNN Loại tài khoản này dùng để phản ánh số thu của NSNN và số điều tiết cho NS các cấp. Việc phản ánh trên tài khoản loại này cần phải tuyệt đối chấp hành chế độ tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. Kế toán chi tiết thu NSNN theo các tiêu thức sau: Cấp ngân sách: trung ương, tỉnh, huyện, xã Niên độ ngân sách: năm nay, năm trước, năm sau Theo tính chất khoản thu: trong cân đối, tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách Theo mục lục NSNN, mã số đối tượng nộp thuế, mã nguồn ngân sách (nếu có). 2.4.3.1 Tài khoản 70 - Thu ngân sách trung ương Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu NSNN đã được điều tiết cho NSTW * Bên Nợ: + Các khoản thoái thu NSTW. + Kết chuyển thu NSTW năm trước về KBNN cấp trên theo Lệnh tất toán tài khoản. + Kết chuyển thu ngân sách trung ương khi quyết toán năm trước được duyệt. * Bên Có: + Các khoản thu NSTW. + Phục hồi thu NSTW năm trước (chỉ phát sinh ở KBNN và các KBNN tỉnh, thành phố) * Số dư Có: Phản ánh số thu ngân sách trung ương chưa quyết toán. 2.4.3.2 Tài khoản 71 - Thu ngân sách cấp tỉnh Tài khoản này được mở tại các KBNN tỉnh, huyện để phản ánh các khoản thu NSNN đã được điểu tiết cho ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ngân sách cấp tỉnh). * Bên Nợ: + Các khoản thoái thu thuộc NS cấp tỉnh. + Kết chuyển số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước về KBNN tỉnh. + Kết chuyển số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước khi quyết toán năm được duyệt. * Bên Có: + Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh. + Phục hồi số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước (chỉ phát sinh ở KBNN tỉnh * Số dư Có: Phản ánh số thu ngân sách cấp tỉnh chưa quyết toán. 2.4.3.3 Tài khoản 72 - Thu ngân sách cấp huyện Tài khoản này được mở tại KBNN tỉnh, huyện để phản ánh các khoản thu ngân sách đã điều tiết cho ngân sách quận, huyện, thị xã (ngân sách cấp huyện). * Bên Nợ: + Các khoản thoái thu thuộc ngân sách cấp huyện. + Kết chuyển số thu của ngân sách cấp huyện năm trước khi quyết toán năm được duyệt. * Bên Có: Các khoản thu của ngân sách cấp huyện. * Số dư Có: Số thu của ngân sách huyện chưa quyết toán. 2.4.3.4 Tài khoản 73 - Thu ngân sách cấp xã Nội dung, kết cấu của Tài khoản 73 tương tự như Tài khoản 70, 71, 72 nhưng hạch toán các khoản thu ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (ngân sách cấp xã). 2.4.3.5 Tài khoản 74 - Điều tiết thu NSNN Tài khoản này dùng để điểu tiết các khoản thu của NSNN cho các cấp ngân sách. * Bên Nợ: + Số điều tiết cho ngân sách các cấp. + Điều chỉnh số thoái thu NSNN. * Bên Có: + Số thu NSNN. + Điều chỉnh số thoái thu NSNN. * Tài khoản này không có số dư. 2.5. Một số loại sổ kế toán liên quan đến Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt Khái niệm: Số kế toán là tài liệu kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Sổ kế toán bao gồm Sổ cái và các Sổ chi tiết. Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và cả niên độ kế toán theo nội dung nghiệp vụ (theo tài khoản kế toán áp dụng trong hệ thống KBNN). Số liệu trên Sổ cái phản ánh tổng hợp tình hình thu – chi ngân sách, tình hình tài sản, nguồn vốn, quá trình hoạt động nghiệp vụ của một đơn vị KBNN. Sổ chi tiết: dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần thiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, quá trình hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN. 2.5.1 Sổ cái tài khoản trong bảng (Mẫu số S1-01/KB) Mục đích Sổ cái tài khoản trong bảng dùng để ghi chép tổng hợp nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định trong hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra, giám sát sự biến động của các loại tài sản, nguồn vốn và quá trình hoạt động nghiệp vụ KBNN. Số liệu trên sổ cái tài khoản trong bảng được đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán chi tiết các tài khoản trong bảng và được sử dụng để lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác. Căn cứ lập Căn cứ để lập sổ cái này là chứng từ, chứng từ ghi sổ hoặc các sổ chi tiết tài khoản. Kết cấu và phương pháp ghi chép Cột 1: Ghi ngày phát sinh; Cột 2: Phản ánh số phát sinh bên Nợ của tài khoản; Cột 3: Phản ánh số phát sinh bên Có của tài khoản; Cột 4,5: Phản ánh số dư của tài khoản (bên Nợ hoặc bên Có); Sổ được mở cho các tài khoản bậc I, II và III. 2.5.2 Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt (Mẫu số S2-01/KB) Mục đích Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt dùng để ghi chép và theo dõi chi tiết số hiện có và tình hình biến động của tiền mặt được quản lý tại KBNN. Sổ được mở chi tiết của từng loại tiền: Tiền mặt tại kho bạc, tiền mặt đang chuyển, tiền mặt thu theo túi niêm phong. Căn cứ lập Căn cứ để lập sổ là các chứng từ thu, chi tiền mặt. Kết cấu và phương pháp ghi chép Dòng đầu tiên của sổ phản ánh số dư đầu kỳ tại cột phát sinh Nợ (cột 8) Cột 1: Ghi số thứ tự; Cột 2: Ngày ghi sổ; Cột 3: Ghi sổ chứng từ; Cột 4: Ghi sổ bút toán; Cột 5: Diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ trên chứng từ; Cột 6: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng; Cột 7: Ghi ký hiệu thông kê của nghiệp vụ; Cột 8: Phản ánh số tiền mặt đã thu; Cột 9: Phản ánh số tiền mặt đã chi; Dòng cuối cùng của sổ phản ánh số dư cuối kỳ tại cột phát sinh Nợ cột 8. Hàng ngày, sau khi kiểm quỹ, Kế toán và Thủ quỹ thực hiện đối chiếu số liệu trên Sổ quỹ với Sổ kế toán và thực hiện ký theo chức danh quy định 2.5.3 Sổ chi tiết thu NSNN (Mẫu số S2-05/KB) Mục đích: Sổ chi tiết thu NSNN dùng để ghi chép các khoản thu NSNN bằng đồng Việt Nam chi tiết theo mục lục NSNN, theo mã đối tượng nộp thuế, mã nguồn, và số phân chia cho các cấp ngân sách. Sổ này dùng để đối chiếu số liệu với các cơ quan liên quan. Căn cứ lập Căn cứ để lập sổ là các chứng từ thu NSNN bằng đồng Việt Nam. Kết cấu và phương pháp ghi chép Cột 1: Ghi số thứ tự; Cột 2: Ngày ghi sổ; Cột 3: Ghi sổ chứng từ; Cột 4: Ghi số bút toán; Cột 5: Nội dung các khoản nộp NSNN; Cột 6: Ghi mã số đối tượng nộp thuế; Cột 7: Ghi mã nguồn ngân sách; Cột 8: Ghi mục lục NSNN; Cột 9: Ghi mã điều tiết; Cột 10: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng; Cột 11: Ghi số tiền thu ngân sách theo chứng từ; Cột 12: Ghi số tiền thoái thu ngân sách theo chứng từ; Từ cột 13 đến cột 16: Ghi số tiền phân chia cho các cấp ngân sách được hưởng; Các chỉ tiêu số dư đầu kỳ phát sinh trong kỳ, luỹ kế năm, số dư cuối kỳ được phản ánh ở các cột 11, 12, 13, 14, 15, 16. 2.5.4 Sổ chi tiết chi NSNN bằng tiền mặt (Mẫu số S2-07/KB) Mục đích: Sổ chi tiết chi NSNN dùng để ghi chép các khoản phát sinh về chi ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, chi tiết theo từng khoản, đơn vị sử dụg ngân sách, tính chất nguồn kinh phí, mã nguồn ngân sách, mục lục NSNN; Dùng sổ này để đối chiếu số liệu với đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan Tài chính. Căn cứ lập: Căn cứ để lập số là các chứng từ chi NSNN bằng đồng Việt Nam. Kết cấu và phương pháp ghi chép: Cột 1: Ghi số thứ tự; Cột 2: Ngày ghi sổ; Cột 3: Ghi số chứng từ; Cột 4: Ghi số bút toán; Cột 5: Ghi nội dung các khoản phát sinh về chi NSNN; Cột 6: Ghi mục lục NS của các khoản chi; Cột 7: Ghi mã nguồn của các khoản chi (nếu có); Cột 8: Ghi mã tính chất nguồn kinh phí của các khoản chi; Cột 9: Tài khoản đối ứng; Cột 10: Số tiền phát sinh bên Nợ của tài khoản; Cột 11: Số tiền phát sinh bên Có của tài khoản; Các dòng “Số dư đầu kỳ” và “Số dư cuối kỳ” được ghi vào cột 10; Các dòng “Tổng phát sinh” và “Luỹ kế năm” được ghi vào cả 2 cột 10 và 11 B. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1. Khái niệm Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu…thực hiện hoạt động thu thập, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường. Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào của hệ thống được lấy vào từ các nguồn và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý được chuyển đến các đích hoặc cập nhật vào kho dữ liệu. Hình minh hoạ sau đây cho thấy mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: Bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra (xem hình 1) Nguồn Kho dữ liệu Thu thập Xử lý và lưu giữ Phân phát Đích Hình 1: Mô hình hệ thống thông tin Một hệ thống thông tin kế toán được hiểu là một tập hợp các nguồn lực như con người, thiết bị máy móc được thiết kế nhắm biến đổi dữ liệu tài chính và các dữ liệu khác thành thông tin. Dữ liệu kế toán (chứng từ, sổ sách) Phần cứng Các thủ tục Cơ sở dữ liệu Phần mềm Con người Thông tin kế toán (Báo cáo tài chính NSNN, báo cáo kế toán quản trị) Hình 2: Mô hình hệ thống thông tin kế toán tự động hóa. Như vậy, hệ thống thông tin kế toán NSNN có thể được hiểu là một hệ thống thông tin có sự ứng dụng công nghệ thông tin, dưới quyền chủ động của con người để thực hiện các chức năng ghi nhận, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin về tình hình thu, chi NSNN, các loại tài sản mà KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. Nó cho phép ghi chép, theo dõi mọi biến động về NSNN và quá trình hoạt động của KBNN. Báo cáo tài chính có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhà nước cần thiết cho các cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước các cấp; Cung cấp những số liệu để kiểm tra tình hình thực hiện NSNN, thực hiện chế độ kế toán, chấp hành các chế độ, chính sách của nhà nước và của ngành. Báo cáo tài chính còn cung cấp các số liệu chủ yếu làm cơ sở phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của NSNN các cấp, của từng đơn vị Kho bạc và của toàn bộ hệ thống NSNN và KBNN giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động NSNN và hoạt động KBNN có hiệu quả. Báo cáo kế toán quản trị trong hệ thống KBNN là loại báo cáo phục vụ cho việc điều hành kịp thời NSNN các cấp và điều hành hoạt động nghiệp vụ của KBNN trên phạm vi từng đơn vị và toàn hệ thống. Báo cáo kế toán quản trị có thể được lập trên cơ sở số liệu sổ kế toán hoặc từ số liệu trên điện báo được tổng hợp trong hệ thống KBNN Mô hình xử lý hệ thống thông tin kế toán NSNN có: Phương pháp xử lý thông tin: Thủ công hoặc tự động với sự trợ giúp của máy tính. Phương pháp kế toán: chứng từ, đối ứng tài khoản, tổng hợp và cân đối. Mục đích: cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng là lãnh đạo KBNN, cơ quan tài chính các cấp, các đơn vị sử dụng NSNN. 2. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một HTTT Phát triển một HTTT bao gồm việc phân tích hệ thống đang tồn tại, thiết kế HTTT mới, thực hiện và tiến hành cài đặt nó. Phân tích hệ thống bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu và chỉnh đốn chúng để đưa ra được chuẩn đoán về tình hình thực tế. Thiết kế là nhằm xác định các bộ phận của một hệ thống mới có khả năng cải thiện tình trạng hiện tại và xây dựng các mô hình logic và mô hình vật lý ngoài của hệ thống. Thực hiện HTTT liên quan đến xây dựng mô hình vật lý trong của hệ thống mới và chuyển mô hình đó sang ngôn ngữ tin học. Cài đặt hệ thống là tích hợp nó vào hoạt động của tổ chức. Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển HTTT: Những vấn đề về quản lý. Những yêu cầu mới của nhà quản lý. Sự thay đổi của công nghệ. Thay đổi sách lược chính trị. 3. Các giai đoạn phát triển HTTT 3.1.Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu Mục đích: Cung cấp cho lãnh đạo tổ chức những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống. Vị trí: Đánh giá đúng yêu cầu là quan trọng cho việc thành công của một dự án. Một sai lầm phạm phải trong giai đoạn này sẽ rất có thể làm lùi bước trên toàn bộ dự án, kéo theo những chi phí lớn cho tổ chức. Đánh giá đúng yêu cầu gồm việc nêu vấn đề, ước đoán độ lớn của dự án và những thay đổi có thể, đánh giá tác động của những thay đổi đó, đánh giá tính khả thi của dự án và đưa ra những gợi ý cho người chịu trách nhiệm ra quyết định. Giai đoạn này phải được tiến hành trong thời gian tương đối ngắn để không kéo theo nhiều chi phí và thời giờ. Các công đoạn của giai đoạn đánh giá yêu cầu: Lập kế hoạch Làm rõ yêu cầu Đánh giá khả thi Chuẩn bị và trình bày báo cáo về đánh giá yêu cầu 3.2. Giai đoạn: Phân tích chi tiết Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Mục đích: Hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề đó, xác định những đòi hỏi và những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới cần đạt tới. Để làm được điều này phân tích viên phải có một hiểu biết sâu sắc về môi trường trong đó hệ thống phát triển và hiểu thấu đáo hoạt động của chính hệ thống. Vị trí: Đánh giá về tầm quan trọng của giai đoạn này James Mckeen đã nhận xét: “Những người có thành công nhất, nghĩa là những tôn trọng nhất các ràng buộc về tài chính, về thời gian và được người sử dụng hài lòng nhất, cũng là những người đã dành nhiều thời gian nhất cho những hoạt động phân tích chi tiết và thiết kế lô gíc”. Giai đoạn phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau: Lập kế hoạch phân tích chi tiết. Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại. Nghiên cứu hệ thống thực tại. Đưa ra chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp. Đánh giá lại tính khả thi. Thay đổi đề xuất của dự án. Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết. 3.3.Giai đoạn 3: Thiết kế lô gíc Mục đích: Nhằm xác định tất cả các thành phần lô gíc của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình lô gíc của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra, nội dung của cơ sở dữ liệu, các xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện và các dữ liệu sẽ được nhập vào. Thiết kế lô gíc bao gồm những công đoạn sau: Thiết kế cơ sở dữ liệu. Thiết kế xử lý. Thiết kế các luồng dữ liệu vào. Chỉnh sửa tài liệu cho mức lôgíc. Hợp thức hoá mô hình dữ liệu. 3.4.Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp Mục đích: Thiết lập các phác hoạ cho mô hình vật lý, đánh giá chi phí và lợi ích cho các phác hoạ, xác định khả năng đạt các mục tiêu cũng như sự tác động của chúng vào lĩnh vực tổ chức và nhân sự đang làm việc tại hệ thống và đưa ra những khuyến nghị cho lãnh đạo những phương án hứa hẹn nhất. Giai đoạn này gồm các công đoạn: Xác định các ràng buộc về tin học và tổ chức. Xây dựng các phương án của giải pháp. Đánh giá các phương án của giải pháp. Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án của giải pháp. 3.5. Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải pháp được lựa chọn. Mục đích: Mô tả chi tiết phương án của giải pháp đã được chọn ở giai đoạn trước đây. Vị trí: Đây là giai đoạn rất quan trọng vì những mô tả chính xác ở đây có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công việc thường ngày của những người sử dụng Thiết kế vật lý bao gồm hai tài liệu kết quả cần có: Một tài liệu bao chứa tất cả các đăch trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; và tiếp đó là tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài là: Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài. Thiết kế chi tiết các giao diện (vào/ra). Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá. Thiết kế các thủ tục thủ công. Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài. 3.6. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống Giai đoạn này có nhiệm vụ đưa ra các quyết định có liên quan tới việc lựa chọn công cụ phát triển hệ thống, tổ chức vật lý của cơ sở dữ liệu, các thức truy nhập tới các bản ghi của các tệp và những chương trình máy tính khác nhau cấu thành nên hệ thống thông tin. Việc viết các chương trình máy tính, thử nghiệm các chương trình, các mô đun và toàn bộ hệ thống, hoàn thiện mọi tài liệu hệ thống và tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng, cho thao tác viên cũng được thực hiện trong giai đoạn này. Mục đích: Xây dựng một hệ thống hoạt động tốt. Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn này là phần tin học hoá của hệ thống thông tin – đó chính là phần mềm. Những công đoạn chính của giai đoạn triển khai bao gồm: Lập kế hoạch triển khai. Thiết kế vật lý trong. Lập trình. Thử nghiệm. Hoàn thiện hệ thống các tài liệu. Đào tạo người sử dụng. 3.7. Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác Cài đặt là quá trình chuyển đổi từ hệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Kế toán thu - chi Ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại Kho bạc nhà nước Na Hang.docx