Đề tài Phân tích việc sử dụng công nghệ rfid trong quản trị chuỗi cung ứng

Bằng việc kết hợp với việc theo dõi bưu phẩm rộng hoặc kết hợp các với việc theo dõi container cấp cao hơn, do vậy có thể thu thập được nhiều thông tin thời gian thực tin cậy hơn về khối lượng tải trọng trên mạng lưới bưu chính. Loại thông tin này nằm ở trung tâm những nỗ lực thực hiện chia chọn bưu phẩm và hỗ trợ mạng lưới vận tải trở nên năng động hơn. Cần phải thực tế hơn để điều chỉnh các tuyến chuyển hàng tới mức chi phí vận tải thấp hơn và thúc đẩy tốc độ bưu phẩm hiệu quả hơn thông qua mạng lưới. Các thông tin tương tự cũng có thể được sử dụng để tận dụng hiệu quả hơn lực lượng lao động. Bằng cách gộp cả những khả năng hiện có và bắt buộc trong lao động bưu chính, luồng bưu phẩm có thể được tối ưu hóa.

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích việc sử dụng công nghệ rfid trong quản trị chuỗi cung ứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mã vạch. Đối với RFID, chỉ cần các thẻ nằm trong tầm nhận biết của anten là anten có thể đọc được ngay nội dung của thẻ. Do vậy bên cạnh những tính năng tương tự với mã vạch, RFID còn có một số lợi thế sau: - Các thẻ có thể được đọc gần như đồng thời với khối lượng lớn. Các đối tượng được gắn thẻ có thể nằm trong kho chứa hoặc thùng chứa hàng. - Thẻ RFID bền hơn mã vạch. Chúng có được chế tạo từ các hợp chất đặc biệt để chống lại sự phá hủy của hóa chất và nhiệt độ. - Thẻ RFID không những có thể đọc mà còn có thể ghi thông tin. Mã vạch chỉ chứa vthông tin cố định, không thay đổi được. - Thẻ RFID có thể chứa được một lượng thông tin lớn hơn nhiều so với mã vạch. - Việc đọc mã vạch yêu cầu tác động của con người, thẻ RFID thì không. So với mã vạch, RFID có ưu thế vượt trội trong nhiều ứng dụng định vị, nhận dạng đối tượng và thu thập dữ liệu tự động. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế mà RFID mang lại, chúng ta phải chịu một chi phí cao hơn so với sử dụng mã vạch. Do vậy khi ứng dụng RFID, cần cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí đầu tư để có thể đem lại hiệu quả đầu tư tốt nhất. Chúng ta sẽ xem xét 2 ví dụ để thấy lợi ích của RFID VD1: trong một nhà kho, các thùng hàng lên tới hàng ngàn, muốn kiểm tra chính xác lương hàng tồn kho, thông tin chính xác của các nhóm hàng. Hãy tưởng tượng cần bao nhiêu nhân công để kiểm kê, ghi số liệu, tra dữ liệu trên máy tính, chắt lọc thông tin,tìm đúng nhóm hàng.... Theo bạn, cần bao nhiêu thời gian, chi phí, nhân sự để thực hiện từng ấy công việc? Hãy tiếp tục tưởng tượng: một nhân viên cầm một đầu đọc đi dọc theo các kệ hàng(đã được xắp sếp cho tiện lợi), các thông tin từ thẻ RFID trong thùng hàng được lưu trữ trong đầu đọc, sau đó, anh ta nối đầu đọc vào PC, các thông tin được tải vào một chương trình(vd: access) hiển thị các thông tin của tất cả các sản phẩm, và mọi người có nhu cầu chỉ cần truy cập. Như vậy RFID có thể giúp kiểm soát hàng hóa. VD2: hãy nhìn một dây chuyền may mặc(áo sơmi chẳng hạn), nếu trên áo có một thẻ RFID, tại các khu vực trong khu sản xuất có gắn các đầu đọc. Phòng điều khiển có thể giúp nắm thông tin số lượng sản phẩm mỗi ngày,dây chuyền đang bị ngừng trệ tại khu vực đóng gói hay đã sãn sàng xuất kho? những lô hàng nào đã được chuyển đi cho nhà phân phối nào? thời gian? nếu lô hàng bị hỏng, hệ thống FRID giúp tìm ra những mặt hang nào cần thu hồi. Nếu một hệ thống bán lẻ cũng được nối mạng internet và RFID, thì việc kiểm tra sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, hệ thống sẽ cho biết hàng nào cần thu hồi. Như vậy hệ thống RFID giúp có được thông tin chính xác, nhanh chóng mà không cần quá nhiều nhân lực tham gia.  1.3 Mô tả hệ thống của RFID và sự hoạt động của RFID 1.3.1 Các thành phần của hệ thống RFID Thành phần của một hệ thống RFID toàn diện bao gồm bốn thành phần: -Thẻ RFID được lập trình điện tử với thông tin duy nhất. -Các reader hoặc sensor (cái cảm biến) để truy vấn các thẻ. -Anten -Server 1.3.2 Sự hoạt động của RFID Propagation Coupling Transceiver Tag Reader antenna RFID Tag IC or microprocessor antenna Hình 1.2 : Mô hình truyền phát sóng của hệ thống RFID Một hệ thống RFID có ba thành phần cơ bản: thẻ, đầu đọc, và một host computer. Thẻ RFID gồm chip bán dẫn nhỏ và anten được thu nhỏ trong một số hình thức đóng gói. Vài thẻ RFID giống như những nhãn giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp và đóng gói. Một số khác được sáp nhập thành các vách của các thùng chứa plastic được đúc. Còn một số khác được xây dựng thành miếng da bao cổ tay. Mỗi thẻ được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng hoặc con người đang gắn thẻ đó. Bởi vì các chip được sử dụng trong thẻ RFID có thể giữ một số lượng lớn dữ liệu, chúng có thể chứa thông tin như chuỗi số, thời dấu, hướng dẫn cấu hình, dữ liệu kỹ thuật, sổ sách y học, và lịch trình. Cũng như phát sóng tivi hay radio, hệ thống RFID cũng sử dụng bốn băng thông tần số chính: tần số thấp (LF), tần số cao (HF), siêu cao tần (UHF) hoặc sóng cực ngắn (viba). Các hệ thống trong siêu thị ngày nay hoạt động ở băng thông UHF, trong khi các hệ thống RFID cũ sử dụng băng thông LF và HF. Băng thông viba đang được để dành cho các ứng dụng trong tương lai. Các thẻ RFID có thể được cấp nguồn bởi một bộ pin thu nhỏ trong thẻ (các thẻ active) hoặc bởi một RFID reader mà nó “wake up” thẻ để yêu cầu trả lời khi thẻ đang trong phạm vi (thẻ passive). Thẻ active RFID có thể được đọc xa 100 feet từ RFID reader và có thể là thẻ “thông minh” (với bộ nhớ được viết lên và xóa như một ổ cứng máy tính) hoặc là thẻ chỉ đọc. Thẻ passive RFID có thể được đọc xa RFID reader 20 feet và có nói chung là bộ nhớ chỉ đọc. Kích thước thẻ và giá cả, dải đọc, độ chính xác đọc/ghi, tốc độ dữ liệu và chức năng hệ thống thay đổi theo đặc điểm nêu ra trong thiết kế và dải tần hệ thống RFID sử dụng. RFID reader gồm một anten liên lạc với thẻ RFID và một đơn vị đo điện tử học đã được nối mạng với host computer. Đơn vị đo tiếp sóng giữa host computer và tất cả các thẻ trong phạm vi đọc của anten, cho phép một đầu đọc liên lạc với hàng trăm thẻ đồng thời. Nó cũng thực thi các chức năng bảo mật như mã hóa/ giải mã và xác thực người dùng. Đầu đọc RFID có thể phát hiện thẻ ngay cả khi không nhìn thấy chúng. Hầu hết các mạng RFID gồm nhiều thẻ và nhiều đầu đọc được nối mạng với nhau bởi một máy tính trung tâm, hầu như thường là một trạm làm việc gọn để bàn. Host xử lý dữ liệu mà các đầu đọc thu thập từ các thẻ và dịch nó giữa mạng RFID và các hệ thống kỹ thuật thông tin lớn hơn, mà nơi đó quản lý dây chuyền hoặc cơ sở dữ liệu quản lý có thể thực thi. “Middleware” phần mềm nối hệ thống RFID với một hệ thống IT (Information Technology) quản lý luồng dữ liệu. 1.4 Tác dụng của RFID Giảm các chi phí thông tin Hiện nay, thông tin doanh nghiệp thường được truyền tải nhờ sự kết hợp giữa các mã vạch và trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) giữa các máy tính. Tuy nhiên, sự kết hợp này cho thấy một số hạn chế: các mã vạch thông thường được đầu đọc quét qua nó và phải được đọc liên tục; các mã vạch không thể thay đổi một khi đã được in ra và dễ bị dính bụi và dễ bị trầy xước. Ngược lại, các thẻ RFID không cần phải quét qua nó mà vẫn đọc được, các thẻ này được đọc từ xa. Trên thẻ RFID có thể lưu bằng điện tử một khối lượng lớn các thông tin, mà các thông tin đó có thể được thay đổi và cập nhật. Thường các thông tin đó sẽ được tự gắn vào đồ vật, do vậy nó luôn hiện hữu tại điểm sử dụng. Tăng độ chính xác Sử dụng RFID làm tăng sự chính xác của thông tin, bằng cách cho phép thông tin được lưu lại một cách tức thời, bất cứ đâu thuận tiện nhất, RFID giúp cho việc đảm bảo thông tin một cách chính xác gần như tuyệt đối. Cập nhật thông tin trạng thái Thẻ RFID có thể được kết hợp với các bộ cảm biến trên một con chip, để có thể thu thập các dữ liệu về các trạng thái mà chúng đã trải qua. Ngoài ra, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ RFID đã và đang được thực hiện bởi các chuyên gia trên thế giới, cho nên RFID không chỉ có một số ứng dụng trên mà còn nhiều ứng dụng khác nữa. 2. Một số ứng dụng của công nghệ RFID 2.1 Ứng dụng trong bưu chính( Postal Logistics): Mô hình mẫu được đề xuất trong việc ứng dụng kỹ thuật RFID trong môi trường Logistics bưu chính Môi trường hoạt động chính là: Mail Office( Bưu điện) Mail Collection & Distribution Center( Trung tâm thu thập và phân phối bưu phẩm) Delivery Office( Phòng giao nhận) Monitoring Center( Màn hình trung tâm) Hình 2.1: Mô hình ứng dụng RFID trong POSTAL LOGISTICS Mail Office( Bưu điện) Bưu điện quản lý việc đăng ký bưu kiện thông qua việc cấp một thẻ RFID và nhãn thông tin về bưu kiện như mã bưu kiện và địa chỉ một cách tự động sử dụng bộ đọc RFID kết nối Internet với hệ thống postal logistics thông qua hệ thống máy tính. Bưu điện cũng có thể nhận biết như quá trình vận chuyển bưu phẩm và thông tin bưu phẩm từ hệ thống máy tính sau khi bưu kiện đã được đăng ký được gửi vế trung tâm bưu điện. Mail Collection & Distribution Center( Trung tâm thu thập và phân phối bưu phẩm) Trung tâm bưu chính quản lý việc nhận biết thể RFID và phân loại một cách tự động thông qua một cái máy sẽ tự động sắp xếp, quá trình gửi, điểm dến của bưu kiện và thông tin(mã bưu kiện) về kiện hàng và bưu phẩm được nhận biết bằng máy đọc thẻ RFID được kết nối Internet với hệ thống postal logistics thông qua máy vi tính. Trung tâm bưu chính cũng có thể nhận biết như quá trình vận chuyển bưu phẩm và thông tin bưu phẩm từ hệ thống máy tính sau khi bưu kiện đã được đăng ký được gửi vế trung tâm bưu điện. Delivery Office( Phòng giao nhận) Phòng giao nhận có thể quản lý việc nhận biết thẻ RFID trong việc giao nhận những kiện hàng và dữ liệu thẻ được thiết lập lại để sử dụng cho việc chuẩn bị nhận biết thông tin bưu phẩm và kiện hàng ví dụ như mã giao nhận, ID của người giao nhận, chuyển giao dữ liệu một cách tự động bằng cách sử dụng máy đọc thẻ RFID cầm tay thông qua mạng LAN và CDMA nhằm kết nối với hệ thống postal logistics thông qua hệ thống máy tính. Phòng giao nhận cũng có thể nhận dữ liệu về việc bưu kiện đã đăng ký và dữ liệu sắp xếp từ hệ thống máy tính sau khi hàng hóa đã phân loại được vận chuyển tới phòng giao nhận. Monitoring Center Màn hình trung tâm có thể cho biết chính xác thời gian và địa điểm của quá trình quản lý bưu phẩm và kiện hàng thông qua hệ thống máy tính và hệ thống postal logistics Bên cạnh đó màn hình trung tâm cũng có thể kiểm soát được số lượng những bưu phẩm đã được đăng ký chính xác vào thời gian nào, có bao nhiêu kiện hàng đã được di dời giữa các trung tâm bưu chính, và bao nhiêu kiện trống được lưu trữ trong mỗi trung tâm. Đây cũng là một phần quan trọng trong việc quản lý bưu kiện có hiệu quả, dịch vụ khách hàng được nâng cao và kinh nghiệm xử lý mỗi khi việc quản lý của trung tâm có sự cố. Receive Pallet & Parcels by Truck Post Office 1 Mail Center 2 Send Pallets & Boxes with Registered Mails& Parcels by Truck Delivery Office 3 Local Server & Platform Pallet Tag Issuer Sort of the Registered Mails, and Takeover Boxes & Pallets Parcel Auto-Sort System, And Takeover of the sorted Parcels & Pallets Receive Pallets & Parcels by Truck Parcels to be deliveried with RFID PDA Link Pallet & Parcel, & Takeover Send Pallet & arcels by Truck Tag Issue & Label Print for Parcel Real Time Monitoring of Parcels & Pallet on Center Hình 2.1 Mô hình ứng dụng công nghệ RFID vào trong lĩnh vực bưu chính Bưu chính là ngành có khả năng ứng dụng RFID lớn thứ hai sau ngành bán lẻ. Các dịch vụ bưu chính và vận tải có thể sử dụng RFID để quản lý việc tiếp cận của mọi người tới phương tiện và bưu phẩm, sắp xếp bưu phẩm tới địa chỉ, giám sát bưu phẩm quá cảnh để ngăn chặn sự can thiệp, và thậm chí giám sát cả sự thay đổi nhiệt độ. Ngày nay, các hoạt động bưu chính đã triển khai RFID trên hệ thống khép kín khác nhau để đo kiểm, giám sát và nâng cao hoạt động Bưu chính. Ví dụ, RFID được sử dụng để giám sát dịch vụ bưu phẩm quốc tế giữa các trung tâm Bưu chính lớn. Cứ bưu phẩm nào có gắn nhãn được đưa vào khay chia chọn, thời gian chuyển phát có thể được tính toán. Điều này cho phép các vấn đề dịch vụ được xác định và được giải quyết tin cậy và tiết kiệm. Các hoạt động bưu chính khác là theo dõi container bưu phẩm để đánh giá việc sử dụng người theo dõi và để theo dõi các vị trí container. Các hệ thống theo dõi container bằng tay có xu hướng ít dần khi khối lượng tăng và có thời hạn chót để đáp ứng các thời điểm khởi hành. Bằng cách cho phép thông tin được lưu tự động, RFID đảm bảo và thậm chí hoạt động trong những điều kiện căng thẳng. Các giám đốc bưu chính có thể dựa trên thông tin để quyết định nâng các chi phí vận tải và xác định lại các container khi cần. Các túi bưu phẩm được theo dõi bằng RFID sẽ thông báo tình trạng phát đã được dành cho các dịch vụ bưu phẩm ưu tiên. Các túi bưu phẩm được gắn thẻ sẽ tự động được đọc ở một số điểm cụ thể trên mạng để cung cấp khả năng định vị và theo dõi được tự động hóa. Một số nước ứng dụng thành công thẻ RFID trong lĩnh vực bưu chính Quốc gia Mục đích chính Mỹ Gắn trên bưu kiện nhằm tăng tuổi thọ của những chiếc túi bưu kiện và giảm khả năng đọc không thành công của mã vạch và bị hỏng theo thời gian. Gắn vào những chiếc xe tải bưu chính để giám sát hoạt động của phương tiện một cách tiết kiệm khi bưu phẩm được chất lên và rỡ xuống ở các địa điểm khác nhau Thụy Điển & Đức Sử dụng RFID cho dịch vụ bưu kiện để giảm tối đa việc ăn trộm các bưu phẩm có giá trị và các bưu phẩm mật như điện thoại di động, máy tính và các văn bản của chính phủ. Tức là những bưu phẩm được làm bằng bìa các tông sẽ được gán chiếc thẻ RFID do hãng Cypak của Thụy Điển thiết kế, có một con chip siêu nhỏ và các mạch RFID có thể lưu thông tin về nguồn gốc, nội dung và hành trình của bưu phẩm. Sau đó, sử dụng các đầu đọc RFID để nhập dữ liệu vào bưu kiện trước khi được gửi đi, tiếp theo là dữ liệu được đọc khi bưu kiện đến địa chỉ để kiểm tra bất cứ sự nghi ngờ nào. Các bộ cảm biến sẽ kiểm tra bưu phẩm nào đã bị mở cho phép việc tìm kiếm lại trong toàn bộ chuỗi dữ liệu cung cấp để xem chỗ bưu phẩm bị bóc ra ở đâu. Trên con chip cũng có chiếc tem thời gian để kiểm tra xem bưu phẩm có bị mở hoặc bị cắt bằng dao hay không. Điều này đã tạo thuận lợi cho những kiểm soát viên kiểm tra lại hành trình hậu cần và kiểm tra xem bưu phẩm ở đâu vào một thời điểm cụ thể nào đó. RFID đã giảm thời gian điều tra hậu cần bưu phẩm từ 2 tuần xuống còn vài giờ. Các hệ mã hóa trong con chip của bưu kiện cũng giúp cho việc thông tin về bưu phẩm không bị xâm phạm và các bộ cảm biến không bị điều chỉnh lại Italia Gắn những chiếc thẻ RFID thụ động và tích cực cho những túi bưu chính để theo dõi hành trình đi của chúng. Công nghệ RFID có thể được ứng dụng để thực hiện các công việc sau: Theo dõi và dò tìm Phần lớn các dịch vụ bưu chính đều cho phép một mức hạn chế theo dõi và dò tìm, đặc biệt là đối với các dịch vụ phát bảo đảm. Hiện nay, theo dõi là sử dụng các mã vạch. Chuyển sang các thẻ RFID có thể làm giảm sức lao động theo dõi bằng cách chấm dứt công việc xử lý bưu phẩm bằng tay. Nó cũng có thể cho phép nhiều điểm kiểm tra trên mạng lưới bưu chính được kiểm soát dễ dàng hơn. Hình thức ứng dụng này đang được sử dụng phổ biến ở Đức, Mĩ, Italia, Hà Lan, Nhật Bản,… Lợi ích của công nghệ RFID mang lại cho cá dịch vụ bưu gửi  là tăng hiệu quả và năng suất của quy trình nhận, gửi bưu gửi, cho phép cung cấp nhiều loại hình dịch vụ giá trị gia tăng có chất lượng cho khách hàng, nâng cao độ an toàn của sản phẩm. Cụ thể như sau: Tăng hiệu quả và năng suất của quy trình gửi và nhận bưu kiện: Hiện nay, bưu chính nhiều nước vẫn đang sử dụng hệ thống mã vạch trong quá trình gửi và nhận bưu kiện. Hệ thống mã vạch đòi hỏi nhiều lao động thủ công do các giao dịch viên phải sử dụng máy quét để quét từng bưu kiện. Các thao tác này thường mất khá nhiều thời gian trong khi đó số lượng bưu kiện được gửi nhận lại quá lớn. Vấn đề này sẽ được RFID đáp ứng. Tại mỗi bộ phận tiếp nhận bưu kiện, một bộ phận đọc RFID sẽ được cài đặt, bộ phận này sẽ tự động đọc tín hiệu truyền từ các thẻ được gắn trên bưu kiện và truyền các thông tin này vào hệ thống lưu trữ thông tin trung tâm. Tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng: Với việc áp dụng công nghệ RFID, khách hàng hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng của bưu kiện mà họ gửi (bưu kiện đó đang ở tại vị trí nào, trạng thái bưu kiện ra sao….). Lập kế hoạch tải trọng và vận chuyển Bằng việc kết hợp với việc theo dõi bưu phẩm rộng hoặc kết hợp các với việc theo dõi container cấp cao hơn, do vậy có thể thu thập được nhiều thông tin thời gian thực tin cậy hơn về khối lượng tải trọng trên mạng lưới bưu chính. Loại thông tin này nằm ở trung tâm những nỗ lực thực hiện chia chọn bưu phẩm và hỗ trợ mạng lưới vận tải trở nên năng động hơn. Cần phải thực tế hơn để điều chỉnh các tuyến chuyển hàng tới mức chi phí vận tải thấp hơn và thúc đẩy tốc độ bưu phẩm hiệu quả hơn thông qua mạng lưới. Các thông tin tương tự cũng có thể được sử dụng để tận dụng hiệu quả hơn lực lượng lao động. Bằng cách gộp cả những khả năng hiện có và bắt buộc trong lao động bưu chính, luồng bưu phẩm có thể được tối ưu hóa. Quản lý tài sản RFID cũng có thể được sử dụng để theo dõi những đồ vật ngoài bưu phẩm: xe cộ, xe vận chuyển bưu phẩm và các container khác nhau. Đây là những tài sản giá trị với những đầu tư vốn lớn trên mạng và tính sẵn sàng thường ảnh hưởng đến công suất mạng lưới. Việc theo dõi rộng rãi và tin cậy những tài sản sử dụng RFID làm cho những tài sản này được biết đến ở đâu và cho phép việc quyết định tốt hơn để cân bằng các nguồn lực. An toàn bưu phẩm RFID đóng một vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ cung cấp các mức an toàn bưu phẩm cao hơn. Bằng cách cho phép giám sát sự tiếp cận, các điều kiện môi trường và các yếu tố khác thường xuyên, RFID đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bưu phẩm. Tính an toàn sẽ được tăng lên nhờ sử dụng khả năng của RFID để nhận thực bưu phẩm và lưu giữ nhiều thông tin hơn về người gửi và người nhận.  Cách thức hoạt động của hệ thống công nghệ này trong bưu chính Hệ thống ứng dụng công nghệ RFID bao gồm các thành phần sau đây: Hình 2.2: Mô hình kỹ thuật của hệ thống ứng dụng công nghệ RFID Thẻ RFID gắn ở bưu gửi, thẻ này thường có khối lượng nhỏ hơn 12 mg, thông thường được thiết kế với vòng đời 5 năm đối với các tác động của các kỹ thuật chia chọn. Anten nhận biết để truyền thông tin về bưu phẩm (được đặt tại mỗi địa điểm triển khai công nghệ này). Bộ phận đọc để tổng hợp thông tin tại hệ thống tổng hợp thông tin cục bộ và truyền những thông tin này đến hệ thống quản lý thông tin trung tâm. Hệ thống quản lý thông tin trung tâm, bao gồm máy chủ dữ liệu tập trung và các dịch vụ xử lý, thống kê dữ liệu, cho phép các hệ thống tổng hợp thông tin cục bộ kết nối tới. Các điểm trong quy trình khai thác bưu gửi có triển khai hệ thống RFID được gọi là “Monitoring Gate” (cổng giám sát), mỗi Monitoring Gate bao gồm các thành phần sau:  - Anten: Thường có hình dạng một hình chữ nhật được gắn phía trên cửa vào của băng chuyền. Anten này có nhiệm vụ tạo ra một dải từ trường dạng sóng có tần số là 125 KHz. Dải từ trường này sẽ kích hoạt con chíp bên trong của thẻ RFID và làm cho con chíp này gửi tín hiệu UHF với tần số 433.92 MHz. Sau khi con chíp hoàn thành nhiệm vụ gửi tín hiệu, nó sẽ tự động tắt và chỉ được kích hoạt trở lại khi đi qua dải từ trường của một anten khác. Cách làm này có 2 ưu điểm: giúp có thể sử dụng thẻ trên các phương tiện vận chuyển hàng không, và tiết kiệm năng lượng pin của thẻ (có thể có thời gian sử dụng đến 5 năm).  - Đầu đọc: một hộp nhỏ được gắn vào tường (hoặc một vị trí cố định nào đó) trong chu vi 10m tính từ anten. Đầu đọc này sẽ tổng hợp tín hiệu UHF từ con chíp của thẻ RFID, bổ sung thêm các thông số như thời gian và địa điểm đồng thời truyền tất cả các thông tin này về hệ thống dữ liệu trung tâm (có thể truyền trực tiếp hoặc trung chuyển qua một hệ thống dữ liệu cục bộ). Mỗi cổng có thể có từ 4 hoặc 5 ăng ten với 1 đầu đọc. Khoảng cách lý tưởng giữa ăng ten và con chip là 2.5m.  Các bưu gửi được gắn thẻ RFID khi đi qua Monitoring Gate sẽ được bộ đọc RFID đọc thông tin có trong thẻ và chuyển đến hệ thống thông tin trung tâm như mô hình sau: Anten Anten Bộ phận đọc Lưu trữ thông tin được truyền Máy chủ Chức năng Thông tin về bưu phẩm Các hệ thống cộng tác Quan hệ thẻ/bưu phẩm Bộ phận quản lý thiết bị đọc Bưu phẩm với thẻ RFID Ghi thông tin vào thẻ RFID 3 RF 2 4 EDI/ XML 6 1 1 7 5 1 Internet Internet 8 9 1 Hình 2.3 : Mô hình khai thác thông tin đối với thẻ RFID Kiến trúc phần mềm sử dụng trong công nghệ RFID  Hệ thống phần mềm là thành phần quan trọng nhất trong các ứng dụng của công nghệ RFID. Nó làm nhiệm vụ thu thập các dữ liệu từ thiết bị đọc RFID, thực hiện các xử lý cần thiết và truyền dữ liệu về hệ thống thông tin tập trung. Kiến trúc phần mềm hiện đang được lựa chọn để phát triển các hệ thống ứng dụng RFID trong các dịch vụ bưu chính (gọi tắt là PostRFID). Kiến trúc hệ thống PostRFID bao gồm 5 tầng như sau: Hình 3: Kiến trúc hệ thống PostRFID Tầng 0: Tầng giao tiếp thiết bị, bao gồm các giao diện phần cứng phục vụ giao tiếp với các thiết bị đọc RFID, thiết bị đọc mã vạch, giao tiếp 802.1x cho mạng không dây cục bộ, và các thiết bị có liên quan khác cho việc mở rộng hệ thống.  Tầng 1: Tầng hệ điều hành, bao gồm các dịch vụ hệ điều hành, mạng, thành phần quản lý các thiết bị trong tầng giao tiếp thiết bị và các dịch vụ phục vụ hệ thống phân tán. Tầng 2: Tầng quản lý dữ liệu, thực hiện nhiệm vụ đáp ứng và quản lý các sự kiện sinh ra bởi tầng giao tiếp thiết bị, đồng thời cập nhật và lưu trữ các dữ liệu liên quan tới các bưu phẩm, thẻ RFID,… Các cấu hình hệ thống mạng, trao đổi dữ liệu tự động giữa các trạm làm việc được thực hiện ở tầng này.  Tầng 3: Tầng dịch vụ, cung cấp các giao diện lập trình (API) và các dịch vụ Web phục vụ cho các ứng dụng ở tầng trên. Chẳng hạn, dịch vụ tra cứu thông tin bưu phẩm có thể được cung cấp dưới dạng Web service để lấy các thông tin từ tầng quản lý dữ liệu. Rất nhiều quy trình nghiệp vụ khác như phân tích dữ liệu, truy vấn, báo cáo về các dịch vụ bưu chính… đều được thực hiện ở tầng này.  Tầng 4: Tầng ứng dụng, bao gồm các ứng dụng giao tiếp với người sử dụng. Nó sử dụng các API và dịch vụ Web do tầng dịch vụ cung cấp để đáp ứng các quy trình nghiệp vụ theo quy định của ngành Bưu chính. Một số hướng ứng dụng công nghệ RFID cho các dịch vụ bưu chính Việt Nam  Quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính  Hiện tại việc theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ bưu gửi tại nhiều Bưu điện Tỉnh/Thành phố được thực hiện bằng cách gửi một số lượng nhất định các thư kiểm tra tới các địa chỉ xác định. Căn cứ trên thời gian toàn trình và số lượng thư nhận được các Bưu điện Tỉnh/Thành phố có thể đưa ra một đánh giá tương đối về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên cách này có nhược điểm là không theo dõi được thời gian xử lý dịch vụ tại từng điểm khai thác, trong trường hợp mất thư thì cũng không xác định được thư đó mất ở khâu nào. Các nhược điểm này sẽ được khắc phục nếu sử dụng công nghệ RFID với giải pháp đề xuất như sau:   - Các thư kiểm tra sẽ được gắn vào 1 thẻ RFID (Các thẻ RFID có thể được sử dụng lại nhiều lần).  - Tại các trung tâm khai thác chia chọn hoặc các bưu cục giao dịch cần theo dõi trạng thái thư  sẽ thiết lập một cổng giám sát “Monitoring Gate”.   - Tất cả các túi, gói được giao nhận giữa đội vận chuyển và các bưu cục phải được đưa qua cổng giám sát, có thể sử dụng băng chuyền hoặc xe đẩy.  - Xây dựng một hệ thống phần mềm cho phép phân tích, xử lý thông tin về các lá thư kiểm tra thu thập được. Phần mềm này sẽ được triển khai phân tán tại các điểm có đặt cổng giám sát, có nhiệm vụ xử lý thông tin đọc được thông qua cổng giám sát, bổ sung thêm các thông tin về thời gian và địa điểm nhận rồi chuyển các thông tin này về CSDL tập trung.  Hỗ trợ nghiệp vụ khai thác, quản lý và định vị bưu gửi  Một trong những nội dung công việc yêu cầu nhiều thời gian và nhân lực nhất trong quy trình cung cấp các dịch vụ bưu gửi là việc nhập thông tin về các loại bưu phẩm, bưu kiện để có thể tiến hành khai thác, theo dõi, định vị và phục vụ công tác quản lý. Đặc biệt là tại các Trung tâm đầu mối Bưu chính. Nguyên nhân là hiện tại Bưu chính Việt Nam chưa hỗ trợ các hệ thống phần mềm cung cấp các dịch vụ bưu gửi theo một quy trình khép kín, việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị còn ít, hoặc thông tin trao đổi đầy đủ do hạ tầng mạng còn yếu kém. Vì chưa vậy tại hầu hết các đơn vị đều thực hiện thao tác nhập dữ liệu đầu vào trước rồi mới có thể tiến hành các nghiệp vụ khai thác, định vị hay báo cáo thống kê. Với việc ứng dụng công nghệ RFID, Bưu chính Việt Nam có thể giảm thiểu thời gian và nhân lực trong các khâu nhập dữ liệu đầu vào mà không phụ thuộc vào thông tin trao đổi với đơn vị khác, cụ thể đề xuất giải pháp như sau:  - Thông tin về bưu gửi cần quản lý, theo dõi được nhập tại các điểm cung cấp dịch vụ và ghi vào thẻ RFID (loại đọc ghi).  - Mỗi bưu gửi cần quản lý thông tin sẽ được gắn với 1 thẻ RFID  - Xây dựng một mạng lưới các cổng giám sát (Monitoring Gate) tại các đầu mối khai thác bưu gửi để thu thập thông tin. Tất cả các túi, gói được giao nhận giữa đội vận chuyển và các bưu cục phải được đưa qua cổng giám sát, có thể sử dụng băng chuyền hoặc xe đẩy.  - Phát triển phần mềm giao tiếp hoặc truy nhập trực tiếp nguồn thông tin thu được để thực hiện các nghiệp vụ khai thác bưu chính và các công tác quản lý trong phạm vi đơn vị.  - Để có thể hỗ trợ công tác định vị bưu gửi thì cần tổ chức một trung tâm lưu trữ dữ liệu tập trung liên quan đến toàn trình cung cấp các dịch vụ bưu gửi và có sự cập nhật thông tin từ các điểm có triển khai công nghệ RFID, cụ thể là những điểm có đặt cổng giám sát. 2.2 Ứng dụng trong quản trị kho hàng Ví dụ: Công ty Michelin đã thực hiện việc đưa RFID vào sản phẩm của mình , việc này giúp các hàng hóa của Michelin được nhận diện về kích cỡ, trọng lượng, giá thành,... chỉ thông qua thiết bị thu, đọc sóng radio. Việc này giúp Michelin nhận d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docứng dụng công nghệ RFID trong quản trị chuỗi cung ứng.doc
Tài liệu liên quan